You are on page 1of 3

nxd

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH (3)


Câu 1 : 1) a) Viết công thức cấu tạo của S2O ; S2 O32-; NSF; NSF3; NS2+ ; S2 N2.
b) NS2+ có thể cộng với nitrile RCN để thu được cation rất bền. Vẽ cấu tạo của cation
và giải thích tính bền của nó.
c) Sắp xếp các chất sau theo thứ tự tang dần tính acid: H2SO4; HSO3F; HSO3NH2;
HSO4-; H2SO3.
2) Hợp chất NF3 đã được tìm thấy là hợp chất khá bền nhưng NCl3 thì lại rất kém bền
(được tổng hợp đầu tiên bởi P.L.Dulong vào 1811, người mất 3 ngón tay khi tìm hiểu
tính chất của nó) Còn NI3 và NBr3 thì chưa được tìm thấy. Giải thích độ bền của các
hợp chất nitrogen halide để chứng minh sự tồn tại của chúng ?
Câu 2 : Hiện nay, xăng sinh học đang được sử dụng ở nước ta để thay thế một phần
xăng truyền thống. Xăng sinh học được coi là hỗn hợp của ethanol và hỗn hợp các
đồng phân octane, phổ biến nhất là 2,2,4-trimethylpentane. Khi cháy, lượng khí
carbonic sinh ra từ ethanol được sử dụng lại trong quá trình sinh tổng hợp, để rồi lại
thu được ethanol, nên khí carbonic thải ra từ quá trình đốt cháy xăng sinh học chỉ tính
lượng khí carbonic sinh ra do các đồng phân của octane. Ban đầu, người ta đề xuất
xăng E5 (chứa 5% thể tích ethanol), tuy nhiên gần đây người ta khuyến khích sử dụng
xăng E10 (chứa 10% thể tích ethanol).
Biết khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol các đồng phân của octane tỏa ra lượng nhiệt klà
5144kJ; 1 mol ethanol tỏa ra lượng nhiệt là 1276kJ; khối lượng riêng của ethanol và
octane lần lượt là 0,789 g/mL và 0,703 g/mL.
a) Xác định lượng nhiệt (kJ) tỏa ra khí đốt cháy 1 lít xăng E5 hoặc E10.
b) Tính tỉ lệ nhiệt tỏa ra khi đốt xăng E10 so với xăng E5 . Tính tỉ lệ khí CO2 sinh ra
do các đồng phân octane khi đốt xăng E10 và xăng E5 . Nhận xét dung loại xăng
nào thì bảo vệ môi trường tốt hơn ?

Câu 3:
1) Người ta đưa 3,6 gam một hidrocarbon X (khí) cùng một lượng dư oxygen vào một
bom nhiệt kế ban đầu chứa 600 gam nước tại 20 oC. Sau phản ứng xong nhiệt độ của
nhiệt lượng kế lên tới 28 oC, thấy có 11 gam CO2 (khí) và 5,4 gam H2O (lỏng) tạo
thành.
Cho biết: - Nhiệt sinh chuẩn của CO2 (khí) là -393,51 kJ/mol; của H2O (lỏng) là
285,83 kJ/mol.
- Nhiệt dung riêng của nước là 4,184 J/g.K
- Biến thiên nội năng của phản ứng trên là -2070 kJ/mol
a) Xác định công thức phân tử của X và tính nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế.
b) Xác định nhiệt sinh chuẩn của X.
nxd

2) Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm acetylene, vinylacetylene và H2 được trộn theo
tỉ lệ mol 1:1:2 và một ít bột Ni (thể tích không đáng kể). Nung nóng bình ở nhiệt độ
cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,032 lít hỗn hợp Y (đktc) gồm 7
hidrocarbon. Dẫn hỗn hợp Y đi qua bình đựng một lượng dư dung dịch AgNO3 trong
môi trường NH3 thu được 16,77 gam kết tủa vàng nhạt và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc)
có tỉ khối hơi với H2 là 22,6 thoát ra khỏi bình. Tính thể tích dung dịch Br2 1M tối đa
mà Z có thể tác dụng với ?
Câu 4: Khi bảo quản trong phòng thí nghiệm, NaOH rắn thường bị hút ẩm và hấp thụ
khí CO2 trong khí quyển. Cân 0,94 gam mẫu NaOH đã hút ẩm rồi pha vào nước thành
1,0 lít dung dịch X. Để dung dịch X vừa pha trong bình kín. Để xác định nồng độ của
các chất có trong dung dịch X, tiến hành thí nghiệm như sau:
TN1: Chuẩn độ 10,0 mL dung dịch X bằng dung dịch HCl 0,01 M đến khi đổi màu chỉ
thị phenolphtalein (pH = 8,0) thì hết 25,09 mL.
TN2: Mặt khác, chuẩn độ 10,0 ml dung dịch X bằng dung dịch HCl 0,01 M đến khi
đổi màu chỉ thị metyl da cam (pH = 4,0) thì hết 30,27 mL.
a) Giải thích tại sao cần để dung dịch X trong bình kín.
b) Lập luận để cho biết thành phần định tính của dung dịch X. Tính nồng độ mol/l của
các thành phần đó. Từ đó tính phần trăm khối lượng NaOH trong mẫu NaOH ban đầu.
c) Nhỏ từ từ HCl 0,10 M vào 10,00 mL dung dịch X đến pH = 6,35, thu được dung
dịch Y. Nhỏ 10,00 mL dung dịch CaCl2 x (M) vào Y thì thấy vẩn đục xuất hiện, tính
giá trị tối thiểu của x.
Cho biết: (CO2 (aq) + H2O) có pKa 1 = 6,35; pKa 2 = 10,33; Kw =10 -14 ; KH(CO2) = 30,2
atm.M-1; CaCO3 có pKs = 8,35
Câu 5:

Câu 6: 1) Cho các hợp chất sau:

a) Sắp xếp các chất A, B, C, D theo thứ tự tăng dần của tính acid, giải thích ?
b) Trong chất E nguyên tử N nào có tính base cao nhất. Giải thích ?
nxd

c) Trong khi nhóm p – OH làm giảm đáng kể tính acid cảu benzoic acid thì nhóm m –
OH (pKa = 4,08) lại làm tăng nhẹ, còn nhóm o – OH lại làm tăng đáng kể (pKa =
2,98)
2) Hợp chất C1 (C10H18 O) phản ứng với CH3MgBr, tạo khí methane; phản ứng với PCC,
tạo thành xeton; phản ứng với KMnO4 loãng, lạnh tạo thành chất C10H20O3. Acetyl hóa C1
bằng CH3COCl, sau đó ozon phân/khử hóa, thu được C2 (C12H20 O4 ). Oxi hóa C2 bằng
nước brom, thu được C3 (C12H20O5). Chất C3 tham gia chuyển vị Baeyer Villiger với m-
CPBA (tỷ lệ mol 1:1) thu được nhiều đồng phân trong đó có C4 (C12H20O6 ). Thủy phân C4
với H2SO4/H2O, thu được adipic acid HOOC[CH2]4COOH, butan-1,3-oiol và acetic acid.
Xác định cấu tạo các chất C1, C2, C3 và C4.
3) Hoàn thành các bài sau:
a) F là hợp chất trung gian trong tổng hợp toàn phần ankaloid strychnin. Vẽ công thức
cấu tạo của các hợp chất từ A đến F trong sơ đồ sau:

b) Vẽ công thức cấu tạo của các chất từ A đến E trong dãy chuyển hóa sau. Biết rằng
chất đầu (X) hỗ biến trước khi phản ứng chuyển thành A.

c) Vẽ công thức cấu tạo của các hợp chất từ A đến C trong sơ đồ tổng hợp sau:

d) Vẽ công thức cấu tạo của các chất từ A đến D trong sơ đồ chuyển hóa sau:

You might also like