You are on page 1of 15

Introduction

Kỹ thuật y sinh nói chung và kỹ thuật tái tạo mô nói riêng hiện đang là lĩnh vực hấp dẫn, thu
hút nhiều sự chú ý của các nhà khoa học. Sự phát triển của lĩnh vực này đã giải quyết được
một số vấn đề về cấy ghép, như hạn chế trong cấy ghép những bộ phận được hiến tặng có thể
gây phản ứng thải ghép, hoặc thay thế các bộ phận giả cứng nhắc, không tương thích sinh
học, không có khả năng tự phân hủy có thể gây viêm nhiễm tại vùng cấy ghép. Hơn thế, kỹ
thuật tạo mô xương còn làm giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân, chẳng hạn như thay vì lấy mô
xương của chính bệnh nhân để cấy ghép cho phần mô xương khác bị khuyết tật, tổn thương
thì ta có thể tổng hợp vật liệu tái tạo xương ở môi trường in vitro rồi sau đó mới đưa vào cấy
ghép trong cơ thể. Ngoài ra, kỹ thuật này còn cho phép chủ động điều chỉnh hình dạng, kích
thước cùng với các thông số khác như kích thước lỗ, độ xốp để phù hợp, tương thích với
vùng có khiếm khuyết cần cấy ghép.
Với sự sở hữu rất nhiều ưu điểm như vậy, kỹ thuật tạo mô xương đã trở thành phương
pháp điều trị vàng thay thế cho cấy ghép thông thường.
1) Tổng quan về BTE
1.1. Cấu trúc xương tự nhiên
Xương là một cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể con người, đóng vai trò là bộ khung cấu
trúc bên trong giúp nâng đỡ cơ thể, có thể phát triển và thay đổi hình dạng và kích thước cho
phù hợp với những thay đổi về áp lực của khối lượng cơ thể cũng như khả năng chịu lực cơ
học. Ngoài ra, xương cũng là nguồn cung cấp các ion vô cơ chính và tích cực tham gia duy trì
cân bằng các chất điện giải canxi/phốt phát trong cơ thể, tham gia vào một chu kỳ tái hấp thu
liên tục, trải qua trao đổi hóa học liên tục và tái hình thành cấu trúc.
Xương là một hệ composite tự nhiên bao gồm thành phần khoáng chất, các tinh thể
hydroxyapatite hình tấm, phân tán trong một chất nền hữu cơ, được hình thành chủ yếu từ
collagen định hướng, các protein khác như proteoglican và một lượng nhỏ lipit. Cấu trúc này
mang lại cho xương sự cân bằng về độ cứng, độ dẻo dai và các đặc tính giảm chấn động
(Fyhrie và Kimura, 1999). Nó cũng cho phép mô xương linh hoạt và thích ứng cao in vivo.
Trong cơ thể, xương hoạt động tốt trong một phạm vi rộng Vật liệu tổng hợp tự nhiên 5 của
các ứng dụng, chỉ với những thay đổi cấu trúc nhỏ được yêu cầu để điều chỉnh các đặc tính
của nó để đối phó với nhiều hình dạng tải khác nhau.
Thành phần khoáng chất của xương là một chất tương tự của khoáng chất hydroxyapatite
(HA) có trong tự nhiên. Công thức hóa học của nó là Ca 10(PO4)6(OH)2. Tuy nhiên, khoáng
xương được chiết xuất cho thấy tỷ lệ mol Ca: P nằm trong khoảng từ 1,3: 1 đến 1,9: 1. Mặc
dù điều này một phần là do sự đóng góp của photphat hữu cơ trong chất nền xương, nó cũng
là do thành phần của chính khoáng chất xương. Đối với HA tự nhiên (địa chất), khoáng chất
của xương là một loại apatit thiếu hydroxyl và canxi.
Giai đoạn ma trận cao phân tử của xương được hình thành từ protein collagen. Các chuỗi đại
phân tử của collagen được sắp xếp theo cấu trúc xoắn ba của tropocollagen, được ổn định
bằng liên kết hydro giữa NH của glycine với CO trên amino acid ở 2 chuỗi còn lại. Bước
sóng của xoắn α tropocollagen là ca.10 nm và đường kính của nó là ca.1,3 nm. Cấu trúc xoắn
của tropocollagen ngăn chặn các chuỗi polyamit sụp đổ thành một cấu trúc cuộn ngẫu nhiên
và do đó tạo điều kiện cho sự định hướng của collagen trong các mô sinh học như xương, dây
chằng và gân.
Xương là mô sống, liên tục tự tái tạo cấu trúc. Đơn vị cấu trúc của xương là các osteo - hệ
thống các vi bản hình trụ bao quanh các dây thần kinh và máu. Các osteo nằm sát nhau tạo ra
các lớp xương, làm cho xương trở nên dày đặc đồng thời tạo các nan nối các ô ngăn cách
thành khoang chứa chất xốp. Tế bào xương gồm hai loại đó là osteoblast (tế bào tạo cốt bào)
và osteoclast (tế bào hủy cốt bào). Quá trình hình thành xương phụ thuộc vào hoạt động của
tế bào tạo cốt bào. Các tế bào tạo cốt bào đảm nhiệm chức năng hình thành, cấu trúc nên nền
ngoại bào và thành phần khoáng của xương còn quá trình giải phóng canxi khỏi nền ngoại
bào lại phụ thuộc vào hoạt động của tế bào hủy cốt bào.
Tế bào tạo cốt bào có nguồn gốc từ các tế bào trung mô gốc có khả năng phát triển mạnh và
biệt hóa thành các tế bào mô liên kết. Những tế bào trung mô đa năng này khi biệt hóa có thể
tạo thành các tế bào hủy cốt bào, nguyên bào sụn (chondroblasts), tế bào tủy xương (bone
marrow stromal cell), tế bào sợi (fibroblasts), tế bào cơ (muscle cells), hoặc tế bào tạo mỡ
(adipocytes), v.v. tùy thuộc vào bản chất của các tác nhân kích thích tự nhiên trong môi
trường vi mô. Các tế bào tế bào tạo cốt bào thường tìm thấy ở 3 bề mặt xương, tại các vị trí
xương mới hình thành khi phát triển hoặc sửa chữa các vết nứt của xương. Các tế bào tạo cốt
bào có trách nhiệm sản xuất các chất có trong thành phần nền hữu cơ của xương như collagen
và các loại protein, đồng thời tham gia quá trình tạo khoáng và lắng đọng canxi, phốt phát.
Tế bào hủy cốt bào: có nguồn gốc từ tế bào gốc tạo máu, là tế bào tiêu hủy xương và hủy sụn
nhiễm canxi với cường độ cao, đóng vai trò quyết định trong việc chữa lành xương. Tế bào
hủy cốt bào tham gia vào việc duy trì hàm lượng bình thường của canxi và phốt pho trong
huyết tương. Hoạt động hủy cốt bào chịu sự kiểm soát của hormon tuyến giáp và cận giáp.
Xương có khả năng tái sinh tự nhiên, liên tục tái cấu trúc, nhờ vào khả năng tự tái sinh đó mà
những thương tổn của xương như gãy, nứt có thể khỏi bằng cách điều trị thông thường. Tuy
nhiên, trong trường hợp khuyết tật và dị tật ở xương lớn, việc ghép xương hoặc thay thế
xương là thật sự cần thiết.
1.2. Các phương pháp điều trị tổn thương xương

Các phương pháp phẫu thuật sử dụng để điều trị các tổn thương hoặc khiếm khuyết xương
lớn bao gồm Ilizarov hay còn gọi là chuyển xương và cấy ghép xương. Kỹ thuật Ilizarov sẽ
tận dụng lợi thế tự tái tạo của xương [16], mặc dù tránh được các vấn đề liên quan đến cấy
ghép nhưng lại khá bất tiện cho bệnh nhân, đòi hỏi thời gian Tế bào tạo cốt bào Tế bào hủy
cốt bào 4 phục hồi tương đối dài, tỷ lệ biến chứng cao [9, 51]. Phương pháp cấy ghép bao
gồm ghép tự thân (auto-), ghép ngoại thân (allo-) và ghép ngoại lai (xeno-) và sử dụng các
loại vật liệu sinh học khác nhau để cấy ghép [31].
- Ghép tự thân sẽ sử dụng mô xương ở một bộ phận nào đó từ chính cơ thể bệnh nhân (như
đỉnh xương chậu ở hông) để cấy vào chỗ xương bị khiếm khuyết. Phương pháp phẫu thuật
này bị hạn chế do nguồn cung cấp mô xương khan hiếm, hơn nữa phải phẫu thuật hai lần, gây
đau đớn cho bệnh nhân, có thể gây biến chứng sau khi phẫu thuật cũng như quá trình hồi
phục [8].
- Ghép ngoại thân và ngoại lai: Do hạn chế về nguồn cung cấp mô xương cấy ghép, việc sử
dụng các mô xương được lấy từ cơ thể người khác hoặc từ các loại động vật khác có thể xem
như một biện pháp để thay thế [9]. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như mảnh ghép tương
đối lớn, nhiều hình dạng, có thể ghép ở các vị trí khác nhau, ít biến chứng ở vùng lấy xương,
cung cấp nguyên liệu cho quá trình tái tạo xương. Tuy nhiên, nhược điểm là chỉ cung cấp
nguyên liệu chứ không tham gia vào quá trình tái tạo xương, phụ thuộc vào thiết bị, kỹ thuật,
có nguy cơ truyền bệnh, có khả năng nhiễm trùng do các phản ứng đào thải của cơ thể.
- Ghép xương nhân tạo: Các vật liệu tổng hợp thay thế xương tự nhiên hầu hết là gốm canxi
phốt phát, thủy tinh hoặc kim loại nhưng chúng không có tính dẫn xương nên hạn chế sử
dụng. Hơn nữa, những vật liệu này không phát triển, không thay đổi hình thái để đáp ứng
được các yêu cầu về tải trọng tại vùng cấy ghép, không tương thích theo thời gian.
1.3. Kỹ thuật tạo mô xương

Kỹ thuật tạo mô xương là một kỹ thuật mới sử dụng một loại vật liệu nhân tạo có tính tương
thích sinh học, có khả năng dẫn tạo xương và tự phân hủy sinh học sau khi xương mới tạo
thành mà không phải áp dụng những phương pháp trên. Xương mới tái tạo đòi hỏi phải tương
thích với xương chủ xung quanh, quan trọng hơn là thực hiện được đầy đủ chức năng của
xương tự nhiên.
Kỹ thuật mô xương sử dụng vật liệu khung định dạng làm khuôn mẫu cho các tương tác tế
bào, hình thành ma trận ngoại bào bằng cách cung cấp cũng như hỗ trợ cấu trúc cho mô mới
được hình thành. Ở đây khung định dạng được tạo ra sẽ được nuôi cấy tế bào trước, sau đó
thực hiện các thí nghiệm in vitro với các thiết bị sinh học mô phỏng môi trường sống trong cơ
thể con người, nếu có các kết quả khả quan sẽ tiếp tục được thử nghiệm in vivo trên cơ thể
động vật hoặc con người.
2) Yêu cầu scaffolds
Một khung định dạng sinh học phản ứng một cách có kiểm soát với môi trường cấy ghép để
kích thích các phản ứng sinh học cụ thể tại vị trí cấy ghép. Sự phát triển của khung định dạng
sẽ thúc đẩy sự phát triển của tế bào bên trong chúng, đây cũng là mục tiêu cơ bản của kỹ
thuật mô xương. Các quá trình sinh học diễn ra khi tái tạo xương vô cùng phức tạp, chính vì
thế khung định dạng ứng dụng trong kỹ thuật mô xương cũng cần phải có thiết kế đa dạng,
phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu cụ thể đối với các ứng dụng khác nhau [21]. Một số đặc
điểm cần phải có của khung định dạng ứng dụng cho kỹ thuật mô xương được liệt kê sau đây.
2.1. Chức năng sinh học
Khung định dạng cần phải có khả năng đáp ứng được những yêu cầu về mặt sinh học, thực
hiện chức năng của mô cần thay thế, chữa trị hoặc thúc đẩy sự phát triển, tái tạo và khôi phục
chức năng của mô [22, 45]. Khung định dạng đóng vai trò tương tự như ma trận ngoại bào tự
nhiên, cho phép tế bào bám đính, phân chia và phát triển.
2.2. Khả năng tương thích sinh học
Khung định dạng cần có khả năng hỗ trợ các hoạt động bình thường của tế bào mà không
gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng đến cơ thể. Các phản ứng phụ không mong muốn khi cấy
ghép như gây độc tính tế bào, gây độc tính gen, gây đột biến, gây các phản ứng miễn dịch,
tăng sinh khối và các phản ứng sưng, viêm cần phải được loại bỏ, giảm thiểu, hạn chế hoặc
kiểm soát vì nó có thể làm giảm tốc độ tái cấu trúc của mô [30, 45].
2.3. Khả năng phân hủy sinh học
Khi hình thành ma trận ngoại bào mới, các mô mới được hình thành thì khung định dạng phải
phân hủy, tạo không gian cho mô phát triển. Lý tưởng nhất là tốc độ phân hủy của khung
định dạng ngang bằng với tốc độ phát triển của xương mới. Nếu như vật liệu phân hủy quá
nhanh, các mô đang mọc và tái cấu trúc sẽ phải chịu áp lực vật lý quá sớm và quá khả năng,
có thể sẽ dẫn đến hỏng mô. Mặt khác, nếu vật liệu phân hủy quá chậm mà có độ cứng cơ học
cao sẽ chắn các mô tái sinh, đè nén lên những mô mới, ngăn cản sự phát triển và hoàn thiện
cấu trúc, chức năng của xương non. Ngoài ra, các sản phẩm của quá trình phân hủy không
được gây độc cho tế bào, và có thể chuyển hóa, loại bỏ bởi cơ thể [34, 45].
2.4. Tính chất cơ học
Khung định dạng cần có các tính chất cơ học đặc trưng như mô đun đàn hồi, độ bền nén, độ
bền kéo tương tự như mô cần thay thế (khả năng tương thích cơ học) để ngăn ngừa tổn
thương xương, loãng xương hoặc hiệu ứng che chắn “stress sheilding”. Khung định dạng phải
có đủ sức mạnh cơ học để giữ nguyên cấu trúc và thực hiện vai trò chức 7 năng cơ học của
mô cấy ghép, có thể chịu lực tương tự như mô tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành
xương mới, khung định dạng sẽ bị phân hủy, độ bền cơ của vật liệu cũng sẽ thay đổi phù hợp
với quá trình tái tạo xương [21, 22, 30].
2.5. Độ xốp và kích thước lỗ
Thiết kế ba chiều của khung định dạng ảnh hưởng đến sự phân bố không gian và vị trí của
các tế bào, chất dinh dưỡng và oxy, do đó nó sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của mô mới hình
thành. Khung định dạng có cấu trúc xốp có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển và
tăng sinh tế bào, cung cấp môi trường thích hợp để tế bào phát triển, biệt hóa và chuyên hóa
chức năng. Ngoài ra, hệ thống lỗ rỗng liên kết với nhau cũng cho phép vận chuyển chất dinh
dưỡng, oxy và tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất diễn ra. Nhờ vào cấu trúc xốp và kích
thước lỗ rỗng, khung định dạng sẽ có diễn tích bề mặt cao hơn, điều này thuận lợi cho sự kết
dính và tăng sinh tế bào. Đồng thời, các lỗ rỗng cũng cần thiết để chứa và phân phối số lượng
tế bào cần thiết cho quá trình chữa trị và tái sinh mô mới. Quá trình di chuyển của tế bào và
các chất sẽ bị ức chế nếu các lỗ xốp của khung định dạng không liên kết với nhau. Tuy nhiên,
khi kích thước lỗ rỗng và độ xốp tăng thì lại ảnh hưởng đến độ bền cơ học của khung định
dạng, làm giảm khả năng chịu nén của vật liệu [22, 30, 45].
3) Các loại vật liệu y sinh trong BTE
3.1. Vật liệu vô cơ sinh học
Vật liệu kim loại là một trong những vật liệu sinh học được phát hiện sớm nhất và sử dụng
rộng rãi để chế tạo các bộ phận giả, khớp nhân tạo cũng như các dụng cụ y tế khác. Vật liệu
kim loại có độ bền cơ học cao, xử lý và gia công dễ dàng, một số loại kim loại cũng có độ
dẻo dai đáng kể. Chính vì thế, vật liệu kim loại vẫn đóng một vai trò quan trọng và thường
được sử dụng trong các quá trình tái tạo, chữa trị các tổn thương về xương, răng hoặc các bộ
phận khác yêu cầu yêu chịu được tải trọng cao [5]. Hiện nay, các vật liệu kim loại được sử
dụng phổ biến nhất là thép không gỉ, hợp kim gốc coban và hợp kim titan. Tuy nhiên, nhược
điểm chính của vật liệu kim loại hay hợp kim là nó có thể tạo ra các ion kim loại do quá trình
ăn mòn trong môi trường sinh lý, lan truyền đến các mô xung quanh, gây độc tính và các hiệu
ứng không mong muốn, đồng thời các vật liệu kim loại cũng thiếu khả năng phân hủy sinh
học, không phù hợp với mục tiêu của kỹ thuật mô xương là thay thế và phục hồi cấu trúc của
xương tự nhiên. Ngoài ra, sự khác biệt giữa Young mô đun ở xương người và vật liệu cấy
ghép có thể xuất hiện hiệu ứng “chắn bảo vệ” (stress shielding), gây ức chế, ngăn chặn các
tác động vật lý tới các mô xương [29]. Vùng nào càng chịu nhiều lực, vùng đó càng có hiệu
ứng chắn cao, làm chậm quá trình phát triển của xương. Theo định luật Wolff, xương người
có khả năng tự tái cấu trúc để đáp ứng được tải trọng tác động lên vị trí đó, vì thế khi hiệu
ứng chắn càng cao, sự che chắn càng lớn, xương càng chịu ít lực tác động, mật độ xương cũng
vì thế mà giảm đi, khiến xương xốp và yếu hơn do không có đủ kích thích để quá trình liên
tục tái cấu trúc của xương diễn ra. Để cải thiện những vấn đề này, vật liệu kim loại cần phải
sử dụng nhiều kỹ thuật để biến tinh bề mặt vật liệu, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Các loại vật liệu gốm sinh học (bioactivity ceramic) như hydroxyapatit (HAp), tricanxi phốt
phát, có thành phần tương tự như pha khoáng trong xương đã được chế tạo thành các khung
định dạng 3D để chữa trị, phục hồi tổn thương xương. Các loại vật liệu này có khả năng phản
ứng với dịch sinh lý trong cơ thể người thông qua các hoạt động của tế bào để hình thành liên
kết bền vững với các mô cứng (trong một số trường hợp có thể là mô mềm) [11]. Lợi thế của
gốm sinh học là tính dẫn xương và khả năng tạo khoáng và tính tương thích sinh học cao.
Tuy nhiên, những loại vật liệu này thì giòn, dễ gãy và có độ bền cơ học thấp khi chế tạo thành
các mẫu vật có lỗ rỗng, gây bất lợi cho việc phát triển khung định dạng 3D, do đó làm hạn
chế các ứng dụng của chúng [26].
Vật liệu thủy tinh sinh học (bioactivity glass) ra đời dựa trên sự phát triển từ thủy tinh
Na2O-CaO-SiO2-P2O5. Sau khi cấy ghép, thủy tinh sinh học có khả năng tạo ra một lớp
hydroxyapatit sinh học trên bề mặt của thủy tinh có thể tương tác với các sợi collagen trong
xương chủ để tạo ra liên kết bền [12]. Trên thực tế, liên kết hình thành với xương rất mạnh
nên thủy tinh sinh học thường khó bị loại bỏ. Các sản phẩm hòa tan như ion canxi và silica
của thủy tinh sinh học cũng được cho là có thể kích thích các tế bào chủ để tạo ra ma trận
xương [13, 48]. Trong xương, thủy tinh sinh học có thể hoạt động như vật liệu dẫn truyền
xương, trong khi khả năng tăng trưởng xương thì khá hạn chế [2, 52]. Cấu trúc xốp với sự
liên thông các lỗ xốp của thủy tinh sinh học tương tự như xương tự nhiên, có thể cung cấp vị
trí tạm thời để các tế bào có thể tái tạo mô mới [18].
Ưu điểm của một số vật liệu vô cơ sinh học thường được sử dụng:
- Hydroxy apatit: Dễ tạo ra cách tinh thể có kích thước nano, kích thước nhỏ hơn 10μm có
khả năng tái hấp thu sinh học.
- Tricanxi phốt phát: Có hoạt tính sinh học, khả năng tái hấp thu. Ngoài ra, khả năng phân
hủy nhanh hơn HAp
- Vật liệu pha trộn giữa hydroxylapatit và β-tricanxi photphat: Có cấu trúc vô định hình, hoạt
tính sinh học, thường được dùng để cố định phần cứng với mô mềm. Có hoạt tính sinh học
hơn HAp nhưng không có khả năng tái hấp thu.
BAGs là các silicat có chứa SiO2, Na2O, CaO, và P2O5 làm thành phần chính. BAGs tương
tác với xương qua lớp HAp trên bề mặt. Nó đóng vai trò quan trọng trong BTE do khả năng
hỗ trợ hoạt động của enzyme, sinh mạch máu, kết dính nguyên bào xương, tăng trưởng, biệt
hóa và tạo ra sự biệt hóa của tế bào trung mô gốc thành nguyên bào xương. Sản phẩm hòa tan
của BAGs giúp điều hòa biểu hiện gene liên quan đến quá trình tạo xương và tăng trưởng các
yếu tố sản xuất. Hơn nữa, bề mặt BAGs có thể giải phóng nồng độ tới hạn của các ion Si, Ca,
P và Na hòa tan mà gây ra các phản ứng nội bào và ngoại bào. BAGs cũng được chứng minh
là làm tăng tiết VEGF in vitro và để tăng cường sự lưu thông mạch in vitro. Từ một số nghiên
cứu cho thấy sillicon thúc đẩy kích hoạt gen và khoáng hóa xương. Nhiều nghiên cứu sử
dụng BAGs cho scaffolds lớp phủ, chất độn xương đang đc nghiên cứu sâu. BAGs có độ dẻo
dai và độ bề cơ học thấp.

3.2. Vật liệu polymer sinh học


Các loại vật liệu polyme sinh học với khối lượng phân tử đa dạng đã được sử dụng rộng rãi
trong lĩnh vực y sinh để chế tạo các cơ quan, mô, khớp và làm chất mang thuốc. Dựa theo
nguồn gốc, vật liệu polyme sinh học có thể chia làm hai loại: polyme tự nhiên và polyme
tổng hợp [26].
Các loại polyme tổng hợp có các đặc tính vật lý, hóa học và khả năng phân hủy sinh học có
thể dự đoán và biến đổi để đáp ứng những yêu cầu cụ thể với các ứng dụng khác nhau của kỹ
thuật mô xương. Ngoài ra, những polyme này có thể xử lý, chế tạo thành các hình dạng và
kích thước như mong muốn [31]. Các vật liệu chế tạo từ polyme tổng hợp có thể có kích
thước lỗ xốp phù hợp, độ xốp, tỉ lệ phân hủy cũng như độ bền cơ học có thể điều chỉnh theo
mong muốn [14, 31, 39, 54]. Tuy nhiên, polyme tổng hợp thường kị nước và thiếu các tín
hiệu nhận biết tế bào, khả năng ứng dụng còn giới hạn nếu không thực hiện các biến đổi để
cải thiện khả năng tương thích sinh học [45, 50]. Các vật liệu polyme này không cung cấp
một bề mặt thuận lợi cho sự gắn kết và gia tăng tế bào vì chỉ tương thích sinh học thuần túy
mà không có các tín hiệu nhận biết tế bào cụ thể [26]. Các polyme tổng hợp đã được nghiên
cứu ứng dụng trong kỹ thuật mô xương bao gồm: poly(lactic axit) (PLA), poly(glycolic axit)
(PGA), poly(caprolactone) (PCL), poly(ethylene glycol) (PEG) va co-polyme poly(lactic-co-
glycolic axit) (PLGA), v.v [48].
Những năm gần đây, sử dụng polyme tự nhiên để tổng hợp khung định dạng ứng dụng trong
kỹ thuật mô xương đang nhận được sự chú ý của các nhà khoa học nhằm thực hiện thay thế
các sản phẩm polyme của ngành công nghiệp hóa dầu bằng những polyme sinh học, có khả
năng tái tạo sinh học và nguồn cung cấp dồi dào trong tự nhiên [23], góp phần giải quyết vấn
đề kinh tế và môi trường. Polyme tự nhiên có những ưu điểm nổi bật như có độ dẻo tốt, khả
năng tương thích sinh học cao, ít gây độc tính và có thể phân hủy sinh học. Ngoài ra trên bề
mặt của các loại polyme tự nhiên thường có các phân tử sinh học có thể hỗ trợ cho sự bám
dính, liên kết và biệt hóa của tế bào [19, 40, 48]. Các loại polyme tự nhiên có những tín hiệu
sinh học phù hợp với các phản ứng của tế bào với vật liệu, thúc đẩy sự tái cấu trúc và hình
thành mô mới. Một số polyme tự nhiên đã được nghiên cứu, ứng dụng trong kỹ thuật mô
xương và cho thấy hiệu quả cao như collagen, silk fibroin, alginat, chitosan, cellulo,
hyaluronic axit, v.v.
- Collagen là một loại protein dạng sợi được tìm thấy trong ma trận ngoại bào của các sinh
vật sống, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính toàn vẹn của cấu trúc và chức năng
sinh học của các mô khác nhau [36]. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong 12 y học do các
chức năng sinh lý của nó trong da, xương, giác mạc, gân và các mô khác. Một số nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng, collagen có khả năng tương thích sinh học tốt, không gây kích ứng hoặc độc
tính khi cấy ghép trong cơ thể người. Nó tăng cường sự bám dính, tăng sinh và biệt hóa của tế
bào, có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương. Hơn nữa, collagen
cũng có khả năng phân hủy sinh học, các sản phẩm phân hủy cũng không gây độc với cơ thể,
không gây những tác dụng phụ không mong muốn [19, 31, 40]. Các nghiên cứu đã chứng
minh rằng, collagen có khả năng tăng cường sự bám dính và tăng trưởng tế bào, hình thành
mô mới, thúc đẩy quá trình tạo xương thông qua sự phát triển, biệt hóa tế bào osteoblast [38,
44].
Mặc dù có tính linh hoạt cao nhưng collagen bị hạn chế một phần trong các ứng dụng y sinh
học, do độ bền cơ học thấp và thời gian phân hủy nhanh chóng, làm giảm độ bền cơ học của
vật liệu [3]. Để khắc phục những điểm yếu đó người ta đã kết hợp collagen với các loại vật
liệu khác để cải thiện tính chất vật liệu. Collagen đã được kết hợp với chitosan tạo ra một môi
trường vi mô sinh học phù hợp thuận lợi cho việc tái tạo mô. Kết quả đã cho thấy vật liệu
được tạo ra khi thử nghiệm trên chuột không gây độc hại, không gây các phản ứng khác lạ,
khi nuôi cấy tế bào cho thấy tế bào tăng sinh và phát triển tốt, số tế bào sống tăng dần theo
thời gian [23].
- Silk fibroin là một loại protein sợi điển hình được hình thành trong các sợi tơ tằm tự nhiên,
nó sở hữu những đặc tính hóa học, vật lý, sinh học rất đặc biệt. Các sợi tơ thô bao gồm hai sợi
fibroin song song được kết dính với nhau bởi một lớp secirin bao phủ trên bề mặt. Các sợi tơ
thô bao gồm 70-80% fibroin, secirin chiếm 20-30%, còn lại tạp chất chiếm khoảng 1-2%. Các
nghiên cứu đã chứng minh các sợi fibroin thu được có độ dẻo dai tốt, tính tương thích sinh
học cao, có khả năng phân hủy sinh học cũng như sự ổn định về cấu trúc ở các nhiệt độ khác
nhau. Trong nhiều thập kỉ qua, sợi tơ tằm đã được sử dụng như một loại chỉ khâu trong các
ứng dụng y sinh học [49] và những năm gần đây, silk fibroin được chú ý như một loại vật liệu
tiềm năng cho các ứng dụng trong kỹ thuật mô xương. Vật liệu tổng hợp từ fibroin đã cho
thấy khả năng hỗ trợ tăng trưởng tế bào của người, bao gồm cả các tế bào xương, làm tăng
khả năng tái tạo và hình thành xương [7, 20]. Chúng có khả năng tương tác tốt với các mô
hoặc tế bào mà không gây ra bất kì phản ứng miễn dịch bất lợi nào, thể hiện khả năng tương
thích sinh học với các tế bào khác thông qua sự bám dính, tăng sinh, và phát triển tế bào [21,
24].
3.3. Vật liệu composite
Cả hai loại vật liệu vô cơ sinh học và vật liệu polyme sinh học đều có những ưu điểm, nhược
điểm riêng, nhằm tận dụng triệt để những ưu điểm đó cũng như hạn chế tối đa được các
nhược điểm, người ta tìm cách kết hợp hai loại vật liệu này với nhau tạo nên một loại vật liệu
mới – vật liệu composit. Composit vô cơ - hữu cơ này sẽ “bắt chước” cấu trúc của xương tự
nhiên, đồng thời cải thiện cả về độ bền cơ học cũng như khả năng tương thích sinh học của
vật liệu cấy ghép.
Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện và chỉ ra rằng các loại composit có những đặc tính
tốt về cả tính chất cơ học lẫn đặc tính sinh học:
- J. A. Sowjanya và cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp khung định dạng trên cơ sở
chitosan/alginate/nSiO2 có các đặc tính cơ học tương đối tốt, thích hợp sử dụng tại các vị trí
chịu lực với áp suất nén là 0.59±0.405 MPa. Ngoài ra, chỉ sau 1 giờ thử hấp phụ protein, sự
bám dính của protein trên bề mặt vật liệu đã tăng lên rõ rệt. Sau khi tiếp tục tăng thời gian lên
4 giờ, 8 giờ, xu hướng hấp phụ protein gia tăng một cách đáng kể. Sự hấp phụ ban đầu này là
vô cùng cần thiết cho sự gắn kết của các tế bào lên các khung định dạng, tiếp theo kích hoạt
các tín hiệu cho các tế bào khác nhau, thúc đẩy sự lan truyền và tăng sinh tế bào, tạo nên các
mô xương mới. Hơn thế nữa, vật liệu sau khi nuôi cấy chỉ sau 7 ngày đã hình thành apatit và
sau 21 ngày thì sự tăng trưởng này thể hiện một cách rõ rệt với một lớp apatit phủ rộng hơn,
dày hơn rất nhiều [43].
- Hydroxyapatit/chitosan phốt phát nanocomposit được nghiên cứu bởi Nabakumar Pramanik
và cộng sự đã cho thấy khả năng tương hợp tốt với tế bào, đồng thời là một vật liệu sinh học
thích hợp để tăng trưởng tế bào tạo xương chỉ sau 7 ngày. Sự hình thành các tế bào tạo xương
trên vật liệu này cho thấy sự phát triển thành nhiều lớp. Khi tăng hàm lượng HAp trong vật
liệu, độ bền và khả năng dài ra của xương cũng tăng lên, đồng thời sự kết hợp của HAp với
polyme cũng khiến khả năng tạo xương của vật liệu tăng lên [33].
Các loại composit kết hợp giữa polyme sinh học và vật liệu vô cơ sinh học đã cho thấy ưu
điểm vượt trội khi cải thiện được cả về những tính chất cơ lý và khả năng tương thích sinh
học của vật liệu. Những nghiên cứu trên đã cho thấy tiềm năng hứa hẹn trong tương lai của
vật liệu composit khi ứng dụng vào lĩnh vực tạo mô xương.
Polymer Ưu điểm Nhược điểm
Collagen Tính kháng nguyên thấp và khả Độ cứng cơ học thấp và phân hủy
năng liên kết tế bào tốt sinh học nhanh. Độc tính của một
số tác nhân tạo liên kết ngang.
Silk fibroin Khả năng phân hủy chậm, linh hoạt Cần thanh lọc, sự ô nhiễm từ
trong xử lý, độ bền cơ học và độ ổn sericin còn xót lại có thể ảnh
định nhiệt là đáng kể. Thành phần hưởng đến khả năng tương thích
và trình tự có thể thay đổi được về sinh học.
mặt di truyền.
Alginates Liên kết ngang dễ dàng, có thể tiêm Độ bền cơ học kém, khó khử trùng
gel hạn chế việc phẫu thuật mở. và xử lý. Các tạp chất ảnh hưởng
đến tính chất vật liệu.
Chitosan Bề mặt ưa nước thúc đẩy sự kết Độ bền cơ học kém và không ổn
dính, tăng sinh và biệt hóa tế bào. định.
Khả năng tương thích sinh học tốt Không có khả năng duy trì hình
và phản ứng trong cơ thể có thể dạng ban đầu.
chấp nhận được. Các tạp chất ảnh hưởng đến tính
chất vật liệu.
Cellulose Độ tinh khiết cao, cấu trúc dạng sợi Kích thước lỗ nhỏ.
nano, độ bền kéo cao và khả năng
tương thích sinh học tốt.
Có hoạt tính kháng khuẩn
Hyaluronic Không có đặc tính sinh miễn dịch, Khả năng hòa tan trong nước kém,
acid dễ dàng điều khiển kích thước bề mặt anion của nó không thúc
chuỗi, tương tác với các thụ thể trên đẩy quá trình gắn kết tế bào và
bề mặt tế bào. Sản xuất thông qua hình thành mô về mặt nhiệt động
quá trình lên men vi sinh quy mô học.
lớn.

4) Phương pháp tổng hợp scaffold

Dung môi rửa hạt:

Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách hòa tan polyme trong một dung môi thích hợp sau đó
đổ hỗn hợp vào khuôn có chứa sẵn các hạt để tạo lỗ, các hạt này có thể là muối vô cơ như
natriclorua, tinh thể saccharid, gelatin, paraffin v.v. với đường kính cụ thể. Trộn đều dung
dịch với các hạt này, kích thước của các hạt tạo lỗ và polyme sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kích
thước lỗ và độ xốp của cấu trúc cuối cùng của vật liệu. Sau đó dung môi sẽ được làm bay hơi
và để lại composit gồm nền polyme và các hạt bám khắp bề mặt mạng polyme. Cấu trúc
trong khuôn sẽ được ngâm vào một loại dung môi thích hợp để hòa tan các hạt, rửa sạch các
hạt tạo lỗ ra khỏi mạng polyme, khi đó cấu trúc lỗ sẽ được tạo thành.

Ưu điểm của phương pháp này là điều kiện thực hiện đơn giản, dễ làm. Khung định dạng tạo
ra có độ xốp tương đối lớn, thường hơn 80%, các lỗ đều nhau, có thể thay đổi kích thước lỗ
qua kích thước hạt và kiểm soát một cách độc lập giữa độ xốp và kích thước lỗ xốp, có thể sử
dụng khuôn tùy ý để tạo hình vật liệu.

Phương pháp này cần loại bỏ hết các hạt ở trong nền polyme nên chỉ sử dụng để sản xuất
màng mỏng hoặc mẫu 3D với độ dày không quá 2 mm. Ngoài ra, còn gặp phải khó khăn để
ngăn ngừa sự kết tụ của các hạt, đảm bảo sự phân bố các hạt đồng đều trong mạng polyme.
Khi sử dụng dung môi hữu cơ cần loại bỏ triệt để tránh ảnh hưởng đến tế bào nuôi cấy,
protein và các phân tử khác kết hợp với khung định dạng.

Kéo sợi ướt:

Dung dịch polymer được đẩy trực tiếp vào bể đông tụ thông qua đầu mũi tiêm của pitton và
phía dưới bể đông tụ được bố trí bàn quay hoặc sử dụng con khuấy từ để tạo ra scaffold dạng
sợi. Sau khi kéo sợi, mẫu này được để lại trong bể đông tụ qua đêm ở nhiệt độ thấp; sau đó
đông lạnh ở nhiệt độ dưới 0°C và đông khô. Scaffold tạo ra có cấu trúc xốp hình thành từ
dạng sợi liên tục.

Ưu điểm của phương pháp này là độ xốp và liên thông giữa các lỗ xốp tốt, từ đó tạo điều kiện
cho sự bám dính tế bào và trao đổi chất tế bào. Tuy nhiên, nhược điểm là sự khó khăn trong
kiểm soát cấu trúc vi mô và vĩ mô, có thể gây độc nếu không loại bỏ hoàn toàn dung môi.

Electron spinning:

Electrospinning là một kỹ thuật kéo sợi từ polyme dung dịch hoặc polyme nóng chảy bằng
cách sử dụng lực tĩnh điện (điện trường). Sợi electrospun có đường kính rất nhỏ (từ nanomet
đến micromet) so với quá trình kéo sợi bằng lực cơ học thông thường (kéo sợi nóng chảy, kéo
sợi dung dịch).

- Phương pháp này cần thiết bị cung cấp điện thế cao, một ống mao mạch có kim hoặc pipet
đường kính nhỏ chứa dung dịch polyme và một ống tụ kim loại. Dung dịch polyme này gồm
một polyme được hòa tan với dung môi hữu cơ dễ bay hơi như chloroform, methanol,
acetone, v.v. Với một loại polyme xác định nếu thay đổi dung môi hòa tan thì sẽ tạo ra các
sợi có đường kính khác nhau.

- Khi bật nguồn điện lên, một điện trường được tạo ra giữa mũi kim và đĩa kim loại thu sợi.
Khi dung dịch polyme được đẩy qua ống tiêm, một giọt nhỏ polyme được hình thành ở đầu
mũi kim và trạng thái này sẽ chuyển thành dạng hình nón khi tăng điện thế và tạo ra lực đẩy
tĩnh điện lên giọt polyme.

Cấu trúc hình nón được gọi là hình nón Taylor tăng dần theo thời gian. Khi cấu trúc này tăng
lên và dung môi hữu cơ bay hơi, hình nón Taylor chia thành các tia sợi nano. Các sợi này
được thu lại liên tục trên đĩa kim loại được nối đất. Sản phẩm cuối cùng là một tấm sợi được
tạo thành từ các sợi nano.

Tính năng quan trọng nhất của mạng lưới sợi là có cấu trúc xốp liên kết cao, diện tích bề mặt
lớn cho phép tế bào bám dính và nhanh chóng khuếch tán chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, lại có
khó khăn trong việc kiểm soát cấu trúc vi mô và vĩ mô, dung môi sẽ gây hại nếu không được
loại bỏ hết.

Trong các phương pháp tạo khung định dạng, phương pháp electrospinning là phương pháp
có các đặc điểm như đơn giản và dễ dàng tạo được cấu trúc xốp, có thể điều chỉnh linh hoạt
và điều chỉnh tốt các thông số ảnh hưởng đến khối khung định dạng, có khả năng kết hợp với
polyme khác để tạo nhiều chức năng.

Gần đây, phương pháp quay điện được áp dụng để điều chế khung định dạng phân hủy sinh
học và tương thích sinh học. Kỹ thuật này có tính kinh tế, đơn giản để sản xuất khung định
dạng vi xốp, tạo một loạt polyme phân hủy sinh học có thể bắt chước cấu trúc và chức năng
sinh học của môi trường ngoại bào tự nhiên.

Tách pha:

Theo công nghệ tách pha, nhiệt động học được thiết lập trong dung dịch polyme đa thành
phần đồng nhất, dưới những điều kiện nhất định sẽ có xu hướng tách thành nhiều hơn một
pha. Dung dịch sẽ được tách thành hai pha, một pha giàu polyme và một pha ít polyme. Pha
giàu polyme được giữ lại, còn pha ít polyme bị loại bỏ, để lại mạng polyme có độ xốp cao.

Hiện nay, phương pháp dễ khai thác nhất là phương pháp tách pha gia nhiệt. Phương pháp
này làm lạnh nhanh dung dịch ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn của dung dịch, hoặc làm
nóng nhanh ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn của dung dịch. Khi đó, dung dịch không ổn
định và nhanh chóng tách thành một pha giàu polyme và một pha giàu dung môi. Cấu trúc vi
mô và vĩ mô được kiểm soát bằng cách thay đổi các thông số điều chế như tành phần polyme,
nhiệt độ và tốc độ gia nhiệt. Nếu dung môi không được loại bỏ hoàn toàn, đặc biệt ở cấu trúc
dày, tính tương thích sinh học sẽ giảm. Bằng phương pháp này, có thể đạt được cấu trúc xốp
liên kết tốt, nhưng lại khó kiểm soát được cấu trúc vi mô và vĩ mô của khung định dạng.
Ranh giới cân bằng nhiệt động lực học được đại diện bởi binodal và đường cong spinodal. Ở
nhiệt độ cao (trên đường cong binodal), dung dịch polymer nằm trong vùng một pha và dung
dịch đồng nhất. Khi giảm nhiệt độ, dung dịch đạt đến đường cong binodal và khử trộn vào
một pha giàu polymer và một pha polymer-lean xảy ra. Khu vực giữa đường cong binodal và
spinodal là khu vực metastable, nơi diễn ra một cơ chế (khá chậm) của hạt nhân và tăng
trưởng, dẫn đến (tương đối) lỗ chân lông lớn. Ngược lại, cơ chế tách diễn ra ở vùng spinodal,
được gọi là phân hủy spinodal, rất nhanh và thường dẫn đến sự hình thành của một mạng lưới
các lỗ chân lông nhỏ liên kết với nhau.

Tạo bọt khí:

Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách kích thích tạo ra các bọt khí bên trong dung dịch
polyme, từ đó tạo ra các lỗ xốp cho vật liệu. Có hai cách tạo ra bọt khí theo con đường vật lý
hoặc dựa vào các phản ứng hóa học. Trong đó, phương pháp vật lý thường được ưu tiên hơn
do không cần sử dụng hóa chất, không gây ảnh hưởng xấu đến việc cấy ghép sau này. Trong
đó, công nghệ sử dụng CO2 siêu tới hạn rất phổ biến bởi những đặc tính như độc tính thấp,
không gây cháy nổ, ổn định cũng như những điều kiện để tạo ra CO 2 siêu tới hạn như nhiệt
độ và áp suất cũng dễ dàng đạt được.

Ban đầu, dung dịch polyme được khuấy trộn với CO2 siêu tới hạn ở nhiệt độ phòng, áp suất
cao (1-6 MPa) tạo thành dung dịch polyme - khí đơn pha. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được đưa ra
môi trường có áp suất thường, sự giảm nhanh của áp suất sẽ kích thích CO2 trong hỗn hợp
tách ra khỏi polyme nhưng vẫn ở lại trong vật liệu mà không thoát ra ngoài nhờ độ nhớt cao
của gel polyme, từ đó hình thành nên các bong bóng khí trong khắp vật liệu. Phương pháp
này có thể tạo ra kích thước lỗ lên tới 500 μm.

Ưu điểm của phương pháp này là không cần sử dụng dung môi hữu cơ, không ảnh hưởng đến
tính tương thích sinh học của khung định dạng. Tuy nhiên, vật liệu tạo ra có cấu trúc xốp
không kiên kết rộng, bề mặt ngoài không xốp, ảnh hưởng đến tế bào gieo cấy.
Đúc khuôn nóng chảy:

Đúc nóng chảy liên quan đến việc lấp đầy khuôn bằng thành phần bột polymer và hạt tạo lỗ;
sau đó làm nóng khuôn trên nhiệt độ chuyển tiếp tinh thể của polymer trong khi tạo áp suất
cho hỗn hợp. Điều này làm cho các hạt polymer liên kết với nhau. Một khi khuôn bị loại bỏ,
porogen bị rửa trôi và scaffold sau đó được làm khô.

Lợi ích của phương pháp lọc hạt đúc nóng chảy bao gồm việc không sử dụng dung môi hoà
tan và sự kiểm soát độc lập về hình thái học của scaffold. Hạn chế được thể hiện ở nhu cầu
phải xử lý ở nhiệt độ cao cho polymer vô định hình và khả năng tồn dư porogen nếu không
rửa sạch.

Kỹ thuật đông khô:

Hòa tan hoàn toàn polymer và dung môi. Sau đó làm lạnh đến nhiệt độ mà tại đó các tinh thể
băng của dung môi được hình thành, các phân tử polymer không bị đóng băng sẽ tập hợp lại
với nhau vào các khoảng không gian xen kẽ. Trong giai đoạn thứ hai, lỗ chứa tinh thể băng
được loại bỏ bằng cách áp dụng một áp suất thấp hơn áp suất hơi cân bằng của dung môi
đông đặc. Nghĩa là trong khi một số dung môi chưa đóng băng ở lớp khô có thể được khử hấp
thụ. Khi dung môi đông đặc hoàn toàn thăng hoa, quá trình tiếp tục bằng cách làm ấm nhẹ
mẫu cho đến khi khô hoàn toàn. Sự thăng hoa của các tinh thể băng tạo ra cấu trúc có độ xốp
cao, kích thước lỗ xốp tương đối đồng đều.

Vật liệu được tổng hợp theo phương pháp đông khô có cấu trúc và kích thước lỗ phụ thuộc
vào các điều kiện tổng hợp như pH, tốc độ đông, áp suất riêng phần và nhờ những yếu tố này
mà người ta có thể điều khiển được kích thước lỗ và độ xốp của vật liệu, đặc biệt là qua tốc
độ đông. Nếu tốc độ đông lạnh nhanh sẽ tạo ra lỗ nhỏ với kích thước khác nhau, từ rất nhỏ
đến rất lớn, khung định dạng sẽ không đồng nhất về hình thái và ngược lại. Ngoài ra độ xốp
của vật liệu cũng phụ thuộc vào tỷ lệ thành phần giữa dung môi và polyme, lượng dung môi
càng lớn độ xốp sẽ càng cao, kích thước lỗ cũng lớn hơn.

Những ưu điểm dễ thấy của vật liệu tổng hợp theo phương pháp đông khô là kích thước lỗ
đồng đều, độ xốp khá cao, khả năng liên thông giữa các lỗ xốp rất tốt, tuy nhiên thao tác thiết
bị tương đối phức tạp và tính lặp lại trong tổng hợp không cao.
5) Một số tìm hiểu về poly lactic acid và HAp phục vụ cho NCKH
a) HAp
Trong tự nhiên, apatit là tên chung của một nhóm khoáng chất, chủ yếu chứa canxi florua
phốt phát Ca5F(PO4)3 và một lượng nhỏ các khoáng khác, trong đó F- được thay thế một phần
hay hoàn toàn bởi Cl- , Br- hoặc OH- . Canxi hydroxyapatit (hay còn 26 được gọi là
Hydroxyapatit, viết tắt là HAp) là một dạng apatit trong đó chứa nhóm OH - với công thức
Ca5(PO4)3OH nhưng thường được viết là Ca10(PO4)6(OH)2 để thể hiện ở dạng tinh thể HAp
tồn tại với 2 phân tử liên kết. Hydroxyapatit tồn tại ở trong cơ thể người và động vật, là thành
phần chính trong xương (chiếm đến 65 – 70 % khối lượng) và răng (chiếm 96% khối lượng).
Ngoài ra, HAp cũng được tìm thấy ở vỏ của một số loại động vật biển như ốc, sò, hay trong
san hô, vỏ trứng.
- Tính chất vật lý:

• Khối lượng phân tử: 1004.62 g/mol


• Nhiệt độ nóng chảy: 1760°C
• Nhiệt độ sôi: 2850°C
• Khối lượng riêng: 3.156g/cm3
• Tích số tan: 2.12×10-118
• Độ cứng theo thang Mod: 5
Hydroxyapatit có cấu trúc mạng tinh thể lưỡng tháp lục phương (P6/m) thuộc hệ tinh thể lục
phương.
- Tính chất hóa học:
Về mặt công thức hóa học, HAp có cấu trúc gồm 3 vòng canxi phốt phát Ca2(PO4)2 liên kết
với nhau thông qua cầu canxi, hai nhóm OH- nằm ở hai đầu mạch và liên kết trực tiếp với
nguyên tử P. Một số tính chất hóa học của khác của HAp như sau:
• HAp không phản ứng với kiềm nhưng phản ứng với các axit tạo thành muối canxi và nước:
Ca10(PO4)6(OH)2 + 2HCl → Ca3(PO4)2 + CaCl + 2H2O
• HAp tương đối bền nhiệt, bị phân huỷ chậm trong khoảng nhiệt độ từ 800oC đến 1200oC
tạo thành oxy-hydroxyapatit theo phản ứng:
Ca10(PO4)6(OH)2 → Ca10(PO4)6(OH)2-2xOx (0<x<1)
• Ở nhiệt độ lớn hơn 1200oC, HAp bị phân huỷ thành β-Ca3(PO4)2 và Ca4P2O9 hoặc CaO:
Ca10(PO4)6(OH)2 → 2 Ca3(PO4)2 + Ca4P2O9 + H2O
Ca10(PO4)6(OH)2 → 3 Ca3(PO4)2 + CaO + H2O
- Đặc tính sinh học:
Do có cùng bản chất hoá học và cấu trúc, HAp là dạng canxi phốt phát có tỷ lệ Ca/P tương tự
như tỷ lệ Ca/P tự nhiên trong xương và răng, các lỗ xốp liên thông với nhau làm cho các mô
sợi, mạch máu dễ dàng xâm nhập. Vì vậy, HAp có các đặc tính như: có hoạt tính và độ tương
thích sinh học cao với các tế bào và các mô, tạo liên kết trực tiếp với xương non dẫn đến sự
tái sinh xương nhanh mà không bị cơ thể đào thải. Ở dạng bột mịn kích thước nano, HAp
được cơ thể người hấp thụ rất nhanh qua niêm mạc lưỡi và thực quản…
Ngoài ra, HAp là hợp chất không gây độc, không gây dị ứng cho cơ thể người và có tính sát
khuẩn cao. Hợp chất HAp cũng tương đối bền với dịch men tiêu hoá, ít chịu ảnh hưởng của
dung dịch axit trong dạ dày. Mặt khác, do khá trơ về mặt hóa học, lại có tính hấp phụ khá tốt
nên HAp có thể tạo liên kết và lưu giữ các loại hợp chất hữu cơ mà không làm biến tính
chúng. Các tính chất trên của hydroxyapatit ảnh hưởng rất lớn tới các ứng dụng của chúng
trong thực tế.
b) Poly lactic acid
PLA là chất tạo màng sinh học đa năng, có thể phân hủy sinh học và thể hiện đặc tính nhiệt
dẻo. Trong khi PLA có các ứng dụng công nghiệp hiện đại, bao gồm dệt và đóng gói, nó đã
nổi lên như một vật liệu thích hợp cho kỹ thuật sinh học. Các ứng dụng y tế liên quan có thể
khác nhau, từ kỹ thuật mô trong y học tái tạo đến sử dụng chỉnh hình, tim và nha khoa. Các
đặc tính bẩm sinh của PLA cho phép tạo mẫu nhanh và sản xuất hiệu quả trong các cấu trúc
in 3D.
PLA bao gồm các monomer acid lactic tạo thành khung xương sống cao phân tử của nó. Một
số ưu điểm của vật liệu này là: thân thiện với môi trường, dễ sử dụng, có thể tái chế, có thể
phân hủy, tương thích sinh học và ít hoặc không có tác dụng gây ung thư. PLA có thể được
lấy từ các nguồn tài nguyên tái tạo như CO 2, lúa mì, ngô và gạo. Các sản phẩm suy thoái của
PLA cũng không độc hại với con người và môi trường. Sự dễ dàng trong sản xuất PLA là do
nguồn nghiên liệu rẻ tiền và có sẵn rộng rãi. PLA đã được FDA chấp thuận cho phép tiếp xúc
trực tiếp với chất lỏng sinh học.
Tính chất cơ học
Thay đổi tùy theo trọng lượng phân tử của polymer và mức độ kết tinh. Monomer lactide là
bất đối xứng, các tính chất cơ học có thể được điều chỉnh thông qua quá trình ion hóa
polymer. Trọng lượng của các mắt xích cũng có thể thay đổi thông qua việc bổ sung các
nhóm chức vào khung. Do đó, người ta có thể thay đổi cấu hình đường trục polymer PLA để
đạt được các đặc tính mong muốn.
PLA tinh thể thể hiện các đặc tính sau: modun kéo gần đúng 3 GPa, độ bền kéo khoảng 50-70
MPa, modun uốn 5 GPa và độ bền uốn 100 MPa. PLA là một chất tạo màng sinh học có lợi
thế với độ bền tương đối cao và modun cao.
PLA thể hiện sự gia tăng giữa modun kéo và trọng lượng phân tử. Tuy nhiên, PLA có độ bền
kém dẫn đến vật liệu khá giòn hiển thị dưới 10%, kéo dài trước khi đứt. Với các chỉ số độ bền
này, độ dẻo dai của PLA có thể dẫn đến hỏng hóc ở mức độ căng thẳng cao gây ra sự hình
thành nhựa. Điều này có thể hạn chế sử dụng PLA chỉnh hình trong các tấm cố định và ốc vít.
Tính chất vật lý
PLA thể hiện các đặc điểm vật lý và khả năng xử lý của một chất dẻo nhiệt. Polymer nhựa
nhiệt dẻo có thể được đun nóng hoặc hâm nóng và làm lạnh để thay đổi hình thái mong
muốn. Ngược lại, polymer nhiệt rắn có khả năng chịu nhiệt tăng lên và không thể thay đổi
được khi đông cứng. PLA là một polyme bán tinh thể có nhiệt độ nhiệt độ chuyển tiếp thủy
tinh (Tg) là 55 ° C và có điểm nóng chảy (Tm) ở 165 ° C.
Các đặc tính vật lý sau đây phải được xem xét để điều chỉnh khả năng phân hủy PLA. Tốc độ
phân hủy sẽ tăng lên khi vật liệu ưa nước có nếp gấp, do đó, PLLA có tốc độ phân hủy chậm
hơn PDLLA do các vùng kết tinh.
Hình dạng của scaffold cấy ghép hoặc scaffold có nguồn gốc từ PLA sẽ ảnh hưởng đến tốc
độ phân hủy sinh học vì nó liên quan trực tiếp đến diện tích bề mặt giải pháp của vật liệu rời.
Tỷ lệ phân hủy tiếp tục giảm với sự gia tăng trọng lượng phân tử, do đó, hàm lượng trung tâm
các nhóm cuối cacboxyl thấp hơn. PLA bán tinh thể ít bị suy thoái hơn so với cấu hình vô
định hình vì PLA tinh thể là ít bị phân hủy. Tốc độ phân hủy có thể tăng lên nếu thêm các
hợp chất có tính acid. Các phân tử cơ bản có thể trung hòa nhóm cuối cacboxyl và tăng cường
sự suy thoái thông qua xúc tác base.
Tốc độ phân hủy là một đặc tính chính của PLA quyết định hiệu suất của nó trong nhiều ứng
dụng khác nhau. Điều đầu tiên và trên hết, điều quan trọng cần đề cập là PLA sở hữu khả
năng phân hủy tự nhiên tại chỗ, có lợi cho hoạt động y tế vì các lý do chung, chẳng hạn như
hạn chế can thiệp phẫu thuật. Kéo dài tốc độ phân hủy cũng có thể đạt được cho mục đích
kiểm soát sự nhả thuốc. Tốc độ phân hủy phụ thuộc vào một số yếu tố: thành phần polymer,
pH, hình dạng scaffold, trọng lượng phân tử, độ kết tinh, bổ sung thuốc và/ hoặc phụ gia, khử
trùng, lực căng cơ học, và gia công chế tạo.
Tính hòa tan của PLA ảnh hưởng đến các đặc tính sản xuất và chế biến. PLA được ghi nhận
là có thể hòa tan trong dioxan, axetonitril, cloroform, metylene clorua, 1,1,2-trichloroethan và
axit dichloroacetic. PLA tạo ra khả năng hòa tan một phần khi đun nóng đến nhiệt độ sôi
trong etyl benzen, toluen, axeton và tetrahydrofuran. PLA không hòa tan trong nước, rượu,
etyl axetat, hoặc hydrocacbon mạch thẳng.
Tính chất hóa học
Đơn phân cấu thành của PLA là phân tử hoạt động quang học, axit lactic (CH 3-
CHOHCOOH). PLA có 2 đồng phân lập thể bất đối xứng là axit L-lactic và axit D-lactic.
Đồng phân lập thể cung cấp sự biến đổi trong các loại PLA. PLA có thể phân hủy, theo đó sự phân
hủy xảy ra thông qua thủy phân chuỗi polymer. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào trọng lượng phân
tử, độ kết tinh, hình thái và tốc độ khuếch tán nước. Cơ chể tự phân giải thể hiện bởi các
nhóm acid cacboxylic đầu cuối. Do tốc độ phân hủy tương đối chậm, PLA có thể tồn tại trong
cơ thể sống 3-5 năm. Tốc độ phân hủy tăng khi nhiệt độ tăng cũng như độ chua tăng cao.
Trọng lượng phân tử cũng được báo cáo ảnh hưởng đến sự phân hủy PLA. Protein và tế bào
thể hiện sự tương tác bề mặt hạn chế với PLA do tính kị nước của nó. Điều này có thể làm
giảm tiềm năng của scaffold PLA để thúc đẩy sự xâm nhập của tế bào. Bản chất kỵ nước của
PLA cũng có thể gây ra phản ứng viêm cục bộ của mô. Hơn nữa, bản chất hóa học tương đối
trơ của PLA khiến việc bổ sung chuỗi bên, nhóm chức khối lượng lớn, và các thao tác bề mặt
rất khó đạt được.

You might also like