You are on page 1of 30

MÔ XƯƠNG

THS. BS. NGUYỄN VIẾT SƠN


NỘI DUNG
1. Tổng quan mô xương
2. Chất nền xương
3. Tế bào xương
4. Phân loại mô xương
5. Sự tạo xương
TỔNG QUAN MÔ XƯƠNG
• Xương là một mô liên kết chuyên biệt có
chất nền ngoại bào bị vôi hóa, bao lấy các
tế bào tiết ra nó.
• Là mô cứng nhất nhưng có đặc tính
“động”, khi chịu lực nén sẽ dẫn đến hủy
xương, chịu lực kéo sẽ kích thích tạo
xương mới.
• Xương là khung cấu trúc chính để hỗ trợ
và bảo vệ các cơ quan của cơ thể, bao
gồm não và tủy sống và các cấu trúc trong
khoang ngực, như phổi và tim.
TỔNG QUAN MÔ XƯƠNG
• Là đòn bẩy cho các cơ gắn vào, do
đó nhân lên lực của các cơ để đạt
được chuyển động.
• Là nơi chứa một số khoáng chất của
cơ thể; ví dụ, nó dự trữ khoảng 99%
lượng canxi của cơ thể.
• Xương chứa một khoang trung tâm,
khoang tủy, nơi chứa tủy xương, một
cơ quan tạo máu.
CHẤT NỀN XƯƠNG
• Gồm hai thành phần hữu cơ
(organic) và vô cơ (inorganic)
• Phần hữu cơ chiếm khoảng 35% trọng
lượng khô của xương, hầu hết chỉ là
collagen loại I, tạo những bó lớn từ 50-70
nm, có tính liên kết cao khó tách rời, một số
ít aggrecan.
• Phần vô cơ chiếm khoảng 65% trọng lượng
khô của xương. Chủ yếu là canxi và phốt
pho cùng với các thành phần khác, bao gồm
bicarbonate, citrate, magie, natri và kali.
Canxi và phốt pho tồn tại chủ yếu ở dạng
tinh thể hydroxyapatit
CHẤT NỀN XƯƠNG
• Sự cứng chắc của xương là do mối liên
kết giữa các sợi collagen và
hydroxyapatite.
• Nếu loại bỏ phần vô cơ -> dẻo như cao
su.
• Nếu loại bỏ phần hữu cơ -> giữ được
hình dáng nhưng rất giòn, dễ vỡ.
CÁC LOẠI TẾ BÀO XƯƠNG
• Gồm: nguyên bào tạo xương , tạo cốt
bào, cốt bào và hủy cốt bào.
• Nguyên bào tạo xương
(Osteoprogenitor cells)
• Có nguồn gốc từ trung mô, nằm
dưới màng xương ngoài
(peristeum) hoặc màng trong
xương (endosteum).
• Biệt hóa thành tạo cốt bào
(osteoblast)
CÁC LOẠI TẾ BÀO XƯƠNG
• Tạo cốt bào (osteoblast)
• Có nguồn gốc từ nguyên bào tạo xương và
phát triển dưới ảnh hưởng của họ protein hình
thái xương (BMP) và yếu tố tăng trưởng biến
đổi-β.
• Chịu trách nhiệm tổng hợp các thành phần
hữu cơ của chất nền xương, bao gồm
collagen loại I, proteoglycans, và glycoprotein
• Tạo protein không collagen như: RANKL
(thụ thể kích hoạt yếu tố nhân kappa B),
osteocalcin (để khoáng hóa xương),
osteopontin, osteonectin, sialoprotein của
xương và yếu tố kích thích dòng đại thực bào
(M-CSF)
CÁC LOẠI TẾ BÀO XƯƠNG
• Cốt bào (osteocyte)
• Là các tế bào xương trưởng
thành, có nguồn gốc từ tạo cốt
bào, nằm trong các hốc (lacunae)
bên trong chất nền xương đã
được vôi hóa.
• Có khoảng 20.000 đến 30.000 tế
bào xương trên mỗi mm³ xương.
CÁC LOẠI TẾ BÀO XƯƠNG
• Cốt bào (osteocyte)
• Các nhánh bào tương của cốt
bào tỏa ra nhiều phía theo tiểu
quản xương (canaliculi) tạo liên
kết khe với cốt bào lân cận ->
trao đổi ion và phân tử nhỏ.
• Tiểu quản xương cũng chứa dịch
ngoại bào cung cấp dinh dưỡng
cho cốt bào
CÁC LOẠI TẾ BÀO XƯƠNG
• Hủy cốt bào (osteoclast - Ocl)
• Xuất nguồn từ dòng mono bào
tủy xương.
• Có kích thước lớn, 100 µm
• Điều hòa bởi tạo cốt bào thông
qua yếu tố kích thích dòng đại
thực bào (M-CSF), osteoblast
signaling molecule (RANKL),
OPG.
CÁC LOẠI TẾ BÀO XƯƠNG
• Hủy cốt bào (osteoclast - Ocl) có 4 vùng chính
• Vùng đáy (basal zone) chứa nhân và các
bào quan.
• Viền khoang (ruffled boder - B) phần tế bào
liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu xương,
màng bào tương tạo nhiều nhánh như lông
tơ tiếp xúc với chất nền xương.
• Vùng sáng (clear zone- Cz) kế bên viền
khoang, chứa nhiều siêu sợi actin.
• Vùng túi (vesicular zone) gồm nhiều túi
nhập bào và xuất bào có nhiệm vụ vận
chuyển các enzym lysosome và
metalloproteinase vào khoang hủy xương và
các sản phẩm thoái hóa của xương vào lại
tế bào
CÁC LOẠI TẾ BÀO XƯƠNG
• Hủy cốt bào (osteoclast - Ocl)
• Trong tế bào hủy cốt bào, enzyme
carbonic anhydrase xúc tác tạo axit
carbonic (H2CO3) từ carbon dioxide và
nước. Axit cacbonic phân ly trong tế bào
thành ion H + và ion bicacbonat, HCO3-.
• Các ion HCO3-, kèm các ion Na +, đi
qua màng TB vào các mao mạch gần
đó.
• Bơm proton màng Tb vận chuyển ion H
+ xuyên qua viền khoang vào khoang
hủy xương, làm giảm độ pH của vi môi
trường
• Thành phần vô cơ của chất nền bị hòa
tan giải phóng đi vào hủy cốt bào -> các
mao mạch gần đó.
CÁC LOẠI TẾ BÀO XƯƠNG
• Hủy cốt bào (osteoclast - Ocl)
• Các lysosomes do HCB tạo ra chứa
hydrolase và metalloproteinase (cụ thể
là collagenase và gelatinase).
• Các chất trên tiết vào khoang hủy
xương để phân hủy các thành phần
hữu cơ của chất nền xương.
• Các sản phẩm thoái hóa được đưa vào
HCB bằn các túi nhập bào (endocytic
vesicle), tiếp tục bị phân tách thành các
axit amin, monosaccharide và
disaccharide, sau đó được giải phóng
vào các mao mạch gần đó.
PHÂN LOẠI XƯƠNG
• Phân loại theo hình dạng bên ngoài:
• Xương dài: xương đùi, xương cánh tay
• Xương ngắn: xương ở cổ tay
• Xương dẹt: xương sọ
PHÂN LOẠI XƯƠNG
• Phân loại theo mặt cắt đại thể:
• Xương đặc
• Xương xốp tạo các phân nhánh và các
gai nhô liên kết xương đặc vào khoang
tủy
PHÂN LOẠI XƯƠNG
• Phân loại theo cấu trúc vi thể:
• Xương nguyên phát (Primary bone)
hình thành trong bào thai và khi liền
xương. Nó có nhiều tế bào xương và
các bó collagen không đều, sau này
được thay thế và tổ chức lại trong
xương thứ phát ngoại trừ ở một số vùng
nhất định. Hàm lượng chất khoáng ít
hơn nhiều so với xương thứ cấp.
• Xương thứ phát (secondary bone) gồm
các bè xương (lamellae) dày 3-7 µm
xếp song song hoặc đồng tâm, cốt bào
nằm trong các hốc (lacunae) liên kết với
nhau qua tiểu quản xương (canaliculli).
HỆ THỐNG BÈ CỦA XƯƠNG ĐẶC
• Gồm 4 nhóm:
• Bè vòng tròn bên ngoài (outer
circumferential lamellae),
• Bè vòng tròn bên trong (inner
circumferential lamellae),
• Hệ thống kênh Havers (osteons -
haversian canal systems) và
• Bè vùng kẽ (interstitial lamellae) nằm
giữa các osteon.
HỆ THỐNG BÈ CỦA XƯƠNG ĐẶC
• Bè vòng tròn bên ngoài (outer
circumferential lamellae: nằm dưới màng
xương, tạo thành vùng ngoài cùng của thân
xương và chứa các sợi Sharpey gắn màng
xương vào xương.
• Bè vòng tròn bên trong (inner
circumferential lamellae) cấu trúc tương tự
bè trong nhưng mỏng hơn, bao bọc khoang
tủy, các bè xương xốp làm gián đoạn màng
xương trong.
HỆ THỐNG BÈ CỦA XƯƠNG ĐẶC
• Hệ thống kênh Havers (osteons - haversian
canal systems)
• Phần lớn xương đặc bao gồm rất nhiều
hệ thống kênh Havers (osteon); mỗi hệ
thống bao gồm các bè hình trụ xếp đồng
tâm xung quanh một khoang mạch máu
được gọi là kênh Haver (haversian
canal).
• Mỗi kênh Haver được lót bởi một lớp tạo
cốt bào và nguyên bào tạo xương, chứa
một bó mạch thần kinh với mô liên kết có
liên quan của nó
• Đường kính của kênh Haver thay đổi từ
khoảng 20-100 μm
HỆ THỐNG BÈ CỦA XƯƠNG ĐẶC
• Hệ thống kênh Havers (osteons - haversian
canal systems)
• Các kênh Haver của các bè xương liền
kề được kết nối với nhau bằng các kênh
Volkmann
• Vì giới hạn của việc khuếch tán dinh
dưỡng từ mạch máu nên chỉ tạo 4-20 bè.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH XƯƠNG
• Chia làm hai kiểu tạo xương:
• Tạo xương từ màng xương
(intramembranous) và
• Tạo xương từ sụn (endochondral).
TẠO XƯƠNG TỪ MÀNG XƯƠNG
• Tạo các xương dẹt như xương vòm sọ, gồm 2
lớp xương đặc kẹp giữa 1 lớp xương xốp
mỏng, bao bọc bởi màng xương.
• Tạo cốt bào được biệt hóa trực tiếp từ tế bào
trung mô của mô liên kết, sau đó tạo chất nền
xương.
• Vùng tạo xương ban đầu gọi là trung tâm cốt
hóa nguyên phát (primary ossification center).
• Các sợi collagen không có định hướng rõ ràng
tại xương nguyên phát (hay xương tiền lá)
• Ion Ca++ thấm nhập vào -> hóa vôi bao quanh
các cốt bào -> tiểu quản xương -> hệ mạch
TẠO XƯƠNG TỪ MÀNG XƯƠNG
• Xương nguyên phát sau khi được tái cấu trúc
lại các sợi collagen, các trung tâm cốt hóa tập
hợp lại -> tạo hệ Havers (osteon) -> xương
thứ phát (xương lá).
• Các bè xương tiếp tục đắp thêm, lấp đầy các
khoảng trống giữa các bè xương -> xương
đặc.
• Nơi bè xương không được đắp thêm -> mô
xương xốp, mô liên kết trong các hốc trở thành
tủy xương.
TẠO XƯƠNG TỪ SỤN
• Là sự chuyển đổi mô sụn dạng xương
thành mô xương.
• Tạo xương chi, xương đốt sống, xương
chậu.
• Gồm 3 quá trình:
• Mô hình sụn trong (hyaline cartilage
model).
• Quá trình trung tâm cốt hóa nguyên
phát
• Qua trình trung tâm cốt hóa thứ phát
TẠO XƯƠNG TỪ SỤN
• Mô hình sụn trong (hyaline cartilage
model)
• Xảy ra trong phôi thai, tại vị trí
hình thành xương của mô sụn.
• Tế bào sụn ở vùng trung tâm
miếng sụn tăng sinh, phì đại; chế
tiết yếu tố tạo mạch (VEGF) kích
thích tạo hệ mạch đi vào từ màng
sụn.
TẠO XƯƠNG TỪ SỤN
• Quá trình tạo trung tâm cốt hóa
nguyên phát
• Tế bào sụn phì đại, làm dãn rộng
các ổ sụn, phá vỡ các vách ngăn
sụn -> dễ ngấm canxi -> trung tâm
cốt hóa nguyên phát. (tế bào sụn
sau đó chết đi)
• Màng sụn bị thay thế bởi màng
xương có nguyên bào xương, tạo
cốt bào, tạo mô xương tiền lá
ngay dưới màng xương (tương tự
tạo xương từ màng xương)
TẠO XƯƠNG TỪ SỤN
• Quá trình tạo trung tâm cốt hóa
nguyên phát
• Khi mô xương phát triển dày hơn,
tiến về phía hai đầu xương, các
hủy cốt bào tiêu hóa chất nền
canxi sụn – xương tạo vùng tủy
xương.
• Việc hủy xương dừng ở vùng đĩa
sụn tiếp hợp.
TẠO XƯƠNG TỪ SỤN
• Quá trình tạo trung tâm cốt hóa thứ
phát
• Xảy ra sau sinh, tại vị trí đầu
xương.
• Hầu hết mô sụn đầu xương tạo
thành mô xương xốp, trừ tại sụn
tiếp hợp
SỰ DÀI RA CỦA XƯƠNG
• Do phát triển của sụn tiếp hợp.
• Các tế bào sụn được thay thế bằng tế bào
xương tại bề mặt của tấm sụn tiếp hợp (tế bào
sụn “chạy đi”, hủy cốt bào “đuổi theo”), lần lượt
tại 5 phần:
• Vùng sụn nghỉ: chứa tế bào sụn trong điển
hình.
• Vùng sụn tăng sinh: TB sụn phân bào và
sắp xếp theo trục dọc.
• Vùng sụn phì đại: tế bào sụn chết theo lập
trình
• Vùng sụn canxi hóa
• Vùng sụn hóa xương

You might also like