You are on page 1of 48

CẤU TRÚC VÀ

CHỨC NĂNG CỦA


LÔNG TÓC MÓNG
Mục tiêu học tập

1. Trình bày được cấu trúc và chức năng của lông tóc.

2. Trình bày được chu trình phát triển của lông tóc.

3. Trình bày được cấu trúc và chức năng của móng.

4. Giải thích một số biểu hiện bất thường liên quan đến
rối loạn cấu trúc lông tóc móng.
Mục lục
1. Phân loại lông tóc
2. Chu trình phát triển lông tóc
3. Cấu tạo lông tóc
4. Chức năng của lông tóc
5. Một số biểu hiện bất thường liên quan đến rối loạn cấu trúc lông tóc
6. Cấu tạo móng
7. Chức năng của móng
8. Một số biểu hiện bất thường liên quan đến rối loạn cấu trúc móng
PHÂN LOẠI LÔNG TÓC
Có 2 loại chính
• Lông tận >60 µm, có 1 lõi tủy ở trung tâm, có thể dài
>100 cm, có màu. Hành lông của lông tận trong anagen
nằm ở hạ bì. Bao gồm tóc, lông mày, lông mi.
• Lông tơ <30 µm, không lõi tủy, chiều dài <2 cm, không
màu. Hành lông của lông tơ trong anagen nằm ở bì
lưới. Khi dậy thì lông tơ ở vùng sinh dục, thân, nách,
quai hàm chuyển thành lông tận.
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN TÓC

Có 3 giai đoạn

• Anagen (phát triển): quyết định chiều dài của tóc nên khác nhau tùy vị trí cơ
thể, từ 2-8 năm, 90-93% tóc ở giai đoạn này, tốc độ phát triển 1cm/tháng.

• Catagen (chuyển tiếp): thường kéo dài 2 tuần, 3% tóc ở giai đoạn này.

• Telogen (nghỉ): thường kéo dài 3 tháng, khoảng 1% tóc ở giai đoạn
này→rụng 50-100 sợi/ngày.
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
CẤU TẠO LÔNG TÓC
❖ Tóc có 2 cấu trúc chính:
• Thân (hair shaft)
• Nang (hair follicle)

❖ Nang tóc gồm 2 phần:


• Phần trên cố định: gồm phễu
(infundibulum ) và eo (isthmus).
• Phần dưới tái tạo theo mỗi chu kì.
CẤU TẠO LÔNG TÓC
➢ Hành tóc (hair bulb) chứa tế bào gốc phân chia mỗi 23-72h.

➢ Cấu tạo từ ngoài vào trong, gồm:

1. Vỏ mô liên kết (connective tissue sheath)

2. Bao rễ ngoài (outer root sheath-ORS)

3. Bao rễ trong (inner root sheath-IRS)

4. Biểu bì tóc (cuticle)

5. Vỏ thân (hair shaft cortex)

6. Tủy thân (hair shaft medulla)


Bao rễ ngoài (ORS)
• Liên tục với thượng bì ở vùng phễu, và kéo dài đến hành tóc.

• Tế bào của ORS thay đổi đáng kể xuyên suốt nang tóc, ở phễu giống thượng bì và
tạo thành 1 lớp hạt suốt quá trình keratin hóa, ở eo tế bào sừng thiếu 1 lớp hạt.

• Đi từ trên xuống ORS lớn dần và chứa nhiều glycogen ở phần dưới của nang tóc.

• Ở hành tóc ORS chỉ bao gồm 1 lớp đơn tế bào phẳng dẹt.
Bao rễ trong (IRS)
➢ Kéo dài từ đáy của hành tóc đến vùng eo

➢ Gồm 4 phần từ ngoài vào trong là

• Lớp companion

• Lớp Henle

• Lớp Huxley

• Biểu bì vỏ trong
Thân sợi tóc (hair shaft)
➢ Phát triển từ sự biệt hóa tế bào tạo sừng ở hành tóc.

➢ Cấu tạo từ trong ra ngoài:

1. Biểu bì: bao phủ toàn bộ sợi tóc trừ vùng ngọn, tính toàn
vẹn và thuộc tính của nó phản ánh bề mặt của sợi tóc, bên
trong có hành tóc và melanin.

2. Vỏ: được sắp xếp ở dạng những cấu trúc giống sợi cáp lớn.

3. Tủy
Màu tóc

• Tạo ra từ quá trình tổng hợp và chuyển melanin từ


mầm tóc.

• Tạo ra trong anagen, ngừng lại trong catagen và


telogen.

• 2 màu: nâu-đen và vàng.

• Nhiều phân tử tín hiệu, protein cấu trúc, enzym…


kiểm soát màu tóc.
CHỨC NĂNG LÔNG TÓC

• Điều hòa thân nhiệt

• Bảo vệ

• Cảm giác

• Lông mày, lông mi: bảo vệ mắt, giao tiếp


BẤT THƯỜNG LÔNG TÓC LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN
CẤU TRÚC VÀ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN

• Rối loạn chu trình lông tóc: rụng tóc telogen, rụng tóc từng vùng, rụng tóc androgen,
sau hóa trị.

• Chuyển đổi nang lông không theo mong muốn: rụng tóc androgen, rậm lông…

• Khiếm khuyết tái tạo nang tóc (tổn thương tế bào gốc): rụng tóc có sẹo trong lichen
phẳng, do tia xạ, lupus mạn, do lực kéo.

• Khiếm khuyết cấu trúc thân tóc: tóc hạt cườm (monilethrix).
Rụng tóc androgen kiểu nam/nữ
Rụng tóc telogen
Rụng tóc từng vùng
Rụng tóc có sẹo/lupus mạn
Rậm lông
Rụng tóc do kéo
Monilethrix
CẤU TRÚC MÓNG
Đặc điểm chung

• Thành phần: protein (keratin), lipid, nước và yếu tố vi lượng (sắt, kẽm ,Ca).

• Keratin của móng sắp xếp theo hướng ngang.

• Nước chiếm 18% đĩa móng, tỉ lệ này thay đổi rất nhiều vì móng xốp cho phép
giữ hay mất nước nhanh chóng

• Lipid chiếm <5%, chủ yếu là cholesterol.

• Đĩa móng cứng, khỏe và dẻo.


Sự phát triển của móng

• Phát triển suốt đời, 3mm/tháng với móng tay và 1mm/tháng với móng chân.

• Tỉ lệ phát triển do mầm móng quyết định, bị ảnh hưởng bởi 1 số tình trạng
sinh lý và bệnh lý.

• Phát triển chậm: bệnh hệ thống, rối loạn dinh dưỡng, bệnh mạch máu và
thần kinh ngoại biên, thuốc ức chế phân bào.

• Phát triển nhanh: thai kì, vảy nến, chấn thương móng, sử dụng retinoid hay
itraconazole.
CẤU TRÚC MÓNG
Nếp móng gần Liềm
móng Đĩa móng
Mầm móng Biểu bì trên
móng Giường móng
Biểu bì dưới móng
Đĩa móng (nail plate)

• Cấu trúc keratin hóa hoàn toàn, tái tạo mới suốt đời, được tạo ra từ mầm móng
(nail matrix) thượng bì.

• Gắn chặt với giường móng, đầu tận cùng phân tách với mô bên dưới ở biểu bì
dưới móng (hyponychium).

• Hình chữ nhật, trong mờ, cong theo chiều dọc và ngang.

• Bề mặt trơn láng, nhưng thường có những sọc dọc nhẹ.

• Màu hồng đồng nhất, ngoại trừ ở bờ tự do thì màu trắng.


Đĩa móng

• Trên 90% móng tay có 1 dãi ngang mỏng màu trắng 1.0-1.5mm ở phần xa, bất
thường vùng này dẫn đến ly móng.

• Phần gần của móng tay có 1 vùng màu hơi trắng, mờ, hình bán nguyệt, gọi là
liềm móng (lunula).

• Đĩa móng dày dần từ bờ gần đến bờ xa, độ dày tăng dần theo tuổi, phụ thuộc
vào chiều dài của mầm móng và giường móng.
Nếp móng gần (proximal nail fold)

• Là 1 nếp da, gồm phần lưng (dorsal) và phần dưới (ventral).

• Phần lưng có cấu tạo giống da phần lưng ngón nhưng mỏng hơn và không có đơn vị
nang lông tuyến bã.

• Phần dưới không thể nhìn thấy từ bên ngoài.

• Lớp bì của nếp móng gần có rất nhiều mao mạch máu chạy song song với bề mặt da,
biến đổi trong các bệnh mô liên kết.
Mầm móng (nail matrix)

• Cấu trúc thượng bì đặc biệt nằm trên phần giữa của đốt ngón xa, gồm phần
gần và phần xa.

• Keratinocyte phân chia ở lớp đáy và không có lớp hạt, quá trình trưởng thành
và biệt hóa theo hướng xiên, có khả năng tổng hợp cả keratin dạng mềm (skin
type) và cứng (hair type).

• Hắc tố bào thường không hoạt động nên không phát hiện được trên mô bệnh
học, nhưng có thể tái hoạt tạo ra sắc tố dạng dãi hay khuếch tán.
Giường móng (nail bed)

• Kéo dài từ bờ xa của liềm móng đến vùng tự do đầu xa và có thể được nhìn
thấy hoàn toàn qua đĩa móng.

• Thượng bì mỏng, gồm 2-5 lớp tế bào, gắn với đĩa móng rất chặt.

• Giường móng tạo ra khoảng 1/5 đĩa móng.


Biểu bì dưới móng (Hyponychium)

Khoảng giữa giường móng và rãnh xa, nơi đĩa móng tách ra khỏi lưng đốt ngón
Vùng màng đáy

Cấu trúc kháng nguyên của vùng màng đáy móng giống với thượng bì và thành phần
kháng nguyên của màng đáy không khác so với những phần khác của móng.
Lớp bì

• Không có nang lông tuyến bã.

• Dưới mầm móng gần là mô liên kết đặc, cấu trúc giống dây chằng gắn mầm
móng với màng xương của đốt ngón gần.

• Dưới mầm móng xa là mô liên kết lỏng lẻo chứa nhiều mạch máu.

• Lớp bì của giường móng có những rãnh và sọc dọc.

• Sự định hướng theo chiều dọc của mao mạch máu trong rãnh giường móng→
sự xuất huyết giường móng dạng đường.
Mạch máu và thần kinh

• Móng có rất nhiều mạch máu nuôi dưỡng từ


động mạch ngón bên.

• Mach máu chạy dọc 2 bên ngón, phần nhánh


nuôi dưỡng mầm móng và nếp móng gần, phần
cung nuôi dưỡng mầm móng và giường móng.

• Thần kinh cảm giác chạy dọc mạch máu.


CHỨC NĂNG MÓNG

• Bảo vệ phần xa của chi

• Nâng cao xúc giác và khả năng cầm nắm vật thể nhỏ

• Thẩm mỹ
BẤT THƯỜNG MÓNG LIÊN QUAN ĐẾN
RỐI LOẠN CẤU TRÚC

Mầm móng gần Đường Beau


Móng rỗ
Sọc dọc
Rãnh dọc
Mầm móng xa Móng trắng thật sự

Mầm móng gần và xa Bờ xa lõm


Gãy móng gần
Móng sắc tố
Giường móng Móng đỏ dọc
Ly móng
Xuất huyết dạng đường
Móng trắng thoáng qua
Giường móng và biểu bì dưới móng Dày sừng dưới móng
Nếp móng gần Viêm quanh móng
Hồng ban và xuất huyết quanh móng
Móng rỗ
Rãnh dọc
Đường Beau
Móng trắng thật sự
Dày sừng dưới móng
Móng sắc tố
Viêm quanh móng
Sọc dọc
Ly móng
KẾT LUẬN
1) Lông tóc là cấu trúc phức tạp, phát triển theo chu kì, có chức năng bảo vệ, thẩm
mỹ, cảm giác.
2) Bất thường các thành phần cấu trúc lông tóc dẫn đến nhiều rối loạn, đặc biệt là các
dạng rụng tóc.
3) Móng là cấu trúc keratin hóa tái tạo mới suốt đời, có chức năng cảm giác, thẫm mỹ,
bảo vệ.
4) Bất thường thành phần cấu trúc móng tạo ra những biểu hiện lâm sàng khác nhau
gặp trong nhiều bệnh lý.
Tài liệu tham khảo

• Klaus Wolff, Lowell A.Doldsmith,… “Biology of hair follicles”, Fitzpatrick’s Dermatology in general medicine
2007, 739-49.

• Klaus Wolff, Lowell A.Doldsmith,…. “Biology of nails and nail disorders”, Fitzpatrick’s Dermatology in
general medicine 2007, 778-93.

• Tony Burns, Stephen Breathnach,…Rook’s Textbook of Dermatology, eighth edition, chaper 65 (Disorders of
nails).

• Tony Burns, Stephen Breathnach,…Rook’s Textbook of Dermatology, eighth edition, chaper 66 ( Disorders
of hair ).

You might also like