You are on page 1of 97

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC


BỘ MÔN MÔ PHÔI

GIÁO TRÌNH MÔ PHÔI RĂNG


DÀNH CHO SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT
(NHA KHOA HÌNH THÁI 2)

HUẾ, 2007
MỤC LỤC
Bài Trang
Giai đoạn đầu của sự phát triển mầm .................................................................. 1-4
Mầm răng ở giai đoạn chuông răng ..................................................................... 5-9
Sự tạo men răng .............................................................................................. 10-17
Sự sinh ngà răng ............................................................................................. 18-23
Sự kiến tạo chân răng ...................................................................................... 24-30
Men răng......................................................................................................... 31-39
Ngà răng ......................................................................................................... 40-52
Cement răng.................................................................................................... 53-60
Xương ổ răng .................................................................................................. 61-68
Tủy răng ......................................................................................................... 69-73
Dây chằng nha chu .......................................................................................... 74-82
Nứu ................................................................................................................. 83-88
Biểu mô bám dính ........................................................................................... 89-95
GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
NHỮNG MẦM RĂNG
Giống như tất cả các cơ quan khác, răng được hình thành từ những nhú của phôi.
Sự tạo răng được gọi là sự sinh răng, hiện tượng này gồm những nhóm thay đổi
của tế bào và mô, là một chuỗi các giai đoạn. Khởi đầu tạo mầm răng gồm:
1. Sự di cư của những tế bào đến vị trí sẽ là tương lai của cung răng.
2. Các giai đoạn nhân lên của các tế bào.
3. Sự sắp xếp lại ngoại trung bì - biểu mô khởi đầu do một quá trình biệt hoá tạo
mầm răng.

A. CẤU TẠO TỔNG QUÁT

Ở người, vào khoảng tuần thứ 5 của thời kỳ phôi, xoang miệng đã biệt hoá và
hình thành. Xoang miệng được phủ bởi một lớp tế bào biểu mô có nguồn gốc từ
ngoại bì da. Biểu mô nằm bên trên màng đáy, bên dưới màng đáy là lớp trung mô
hay thường gọi là mô liên kết, có nguồn gốc từ ngoại bì.

1. Biểu mô:
Gồm 2 lớp tế bào:
- Lớp căn bản hay lớp mầm:
Gồm một hàng tế bào biểu mô vuông đơn nằm trên màng đáy, có nhiệm vụ phân
chia tạo thành những tế bào bên trên.
- Lớp trên:
Là một biểu mô gồm 2 - 3 hàng tế bào có hình khối vuông, về sau hàng trên cùng
dẹt.

1.1. Lớp căn bản:


Tế bào hình khối vuông, nhân nằm ở giữa, bào tương chứa nhiều hạt Glycogene,
các bào quan rất phát triển, thường phân bố quanh nhân. Lưới nội sinh chất có hạt
phong phú và thường tạo thành những túi lớn. Ngoài ra, bào tương còn có chứa
nhiều Ribosome tự do. Ty thể nhỏ nhưng màng trong gấp thành nhiều nhú. Bộ
Golgi phát triển và thường nằm cạnh nhân.

1.2. Lớp trên:


Hàng tế bào trên cùng theo thời gian thường biến thành tế bào lát (dẹt) tạo thành
biểu mô lát tầng không sừng hoá. Những tế bào của lớp này có cơ quan nội bào kém
phát triển hơn tế bào ở lớp căn bản, chúng thường được gắn với nhau bởi các thể
liên kết hoặc liên kết khe.

2. Lớp trung mô: Là một lớp mô liên kết, các tế bào thường đứng tách nhau bởi
chất căn bản liên kết.

1
2.1. Tế bào trung mô (tế bào liên kết):
Là những tế bào kém biệt hoá, thường có hình thoi hoặc hình sao. Nhân hình cầu
hay hình trứng nằm giữa tế bào. Các bào quan khá phát triển và thường nằm quanh
nhân.

2.2. Chất căn bản:


Nằm quanh tế bào mô liên kết, thường ở dạng nhờn (gel) do thành phần
Glycoprotein và các sợi Collagene mảnh. Cùng với sự phát triển của phôi, lớp trung
mô bắt đầu xuất hiện các mạch máu. Quanh các mạch máu, tế bào trung mô bắt đầu
biệt hoá để tạo thành sụn, xương, tiền nguyên ngà bào, cơ...

3. Màng đáy:
Ngăn cách lớp biểu mô bên trên và lớp trung mô ở bên dưới, giữ nhiệm vụ chính
là kiểm soát sự trao đổi chất giữa biểu mô và trung mô. Màng đáy tồn tại trong suốt
quá trình tạo mô răng.
Những tế bào biểu mô ở lớp căn bản gắn với màng đáy bằng thể bán liên kết và
gắn với trung mô bằng các sợi keo.
Màng đáy gồm 2 lớp:
- Bản sáng sát biểu mô dày chừng 20 - 40 nm.
- Bản đặc dày chừng 30 - 50 nm.
Sợi keo xuất phát từ bản đặc và gắn vào chất gian bào của trung mô. Sợi keo là 1
sợi mảnh bản chất là Collagene type IV.
Thành phần của màng đáy gồm:
- Collagene type IV.
- Glycoprotein cấu trúc: Laminine, Fibronectine.
- Glycosaminoglycans: Chondroitine sulfate, Chondroitine 6 sulfate, Heparan
sulfate.
Biểu mô tạo ra Collagene type IV, Laminine, Fibronectine; trung mô tạo ra
Collagene, Fibronectine và các Glycosaminoglycans hoà tan.

B. SỰ TẠO THÀNH CÁC NGOẠI TRUNG MÔ SINH RĂNG

Vào tuần thứ 5 - 6 của thời kỳ phôi, khi lớp tế bào ngoại trung bì
(L'étomésenchyme) của mào hạch thần kinh bọc quanh dây thần kinh tam thoa
(Letrijumeau, dây thần kinh sọ số V) đã di cư, lúc đó những tế bào trung mô nơi mà
sau này sẽ sinh cung răng tụ tập lại thành một đám, về mặt hình thái không có gì
khác biệt với những tế bào trung mô chưa biệt hoá. Tuy nhiên, hoạt động chuyển
hoá của những tế bào này sẽ gia tăng một cách mạnh mẽ và chỉ số phân bào cũng
tăng nhiều so với lớp tế bào đáy. Sự gia tăng phân bào này tạo thành một đám tế
bào dày đặc được gọi là vùng trung mô sinh răng (hay ngoại trung mô). Diễn biến
tạo vùng trung mô sinh răng bắt đầu xảy ra ở vùng sau này sẽ sinh răng cửa, tiếp

2
theo là ở vùng sau này sẽ sinh răng cối. Diễn biến này xảy ra sớm hơn ở xương hàm
dưới so với xương hàm trên trong chốc lát.
Trong giai đoạn khởi đầu sinh mầm răng, vùng ngoại trung mô sinh răng sẽ đóng
vai trò cảm ứng, sự cảm ứng này sẽ kích thích lớp biểu mô bên trên màng đáy để
biểu mô này dày lên và lõm sâu xuống. Sự dày lên là do sự gia tăng số lượng của tế
bào biểu mô, tạo thành một tấm biểu mô hơi lõm xuống tạo thành nụ răng, về sau
tấm này lõm xuống kéo theo màng đáy đi xuống tạo thành lá biểu mô kéo dài (lá
răng). Lá răng biểu mô hình thành lá răng nguyên thuỷ, lá răng nguyên thuỷ là
nguồn gốc của cơ quan tạo men răng.

Biểu mô miệng
Lá răng

Cơ quan men

Nhú ngoại trung


Bao răng

Sơ đồ mầm răng ổ giai đoạn chuông răng

3
Biểu mô men ngoài
Lớp lưới

Lớp trung gian


Biểu mô men trong

Vùng ngoại vi nhú ngoại trung mô

Vùng trung tâm


Bao răng
Vùng tương phản

Giai đoạn chuông răng

C. SỰ BIỆT HOÁ CÁC MẦM RĂNG

Cùng với sự phát triển của phôi, dần dần lớp trung mô hình thành những trục
mạch máu, các mạch máu này bao quanh vùng trung mô đang biệt hoá. Ở vùng tạo
răng xuất hiện các mao mạch có nguồn gốc từ động mạch hàm trên và hàm dưới.
Quanh các mao mạch vừa được tân tạo, vùng trung mô tạo răng bị phân tán thành
những đám tế bào độc lập, những đám tế bào này sẽ hình thành nhú trung mô (nhú
răng tương lai), một số tế bào này về sau sẽ biệt hoá để trở thành tiền nguyên ngà
bào, nguyên ngà bào, ngà bào. Các nhú trung bì này sẽ phát triển theo hướng từ
vùng trước ra vùng sau. Sự tạo ngà răng đều giống nhau về quá trình biệt hoá của
tất cả các loại răng (răng cửa, răng vĩnh viễn), chỉ khác nhau về thời gian.
Trong khi nhú trung mô (nhú răng) được biệt hoá thì lá răng, có nguồn gốc từ
ngoại bì da sẽ phân theo 2 hướng:
- Hướng lan ra mặt ngoài tạo lá tiền đình.
- Hướng lan vào mặt trong đối diện với nhú trung mô của răng để hình thành lá
răng.
Tiền đình cùng lớp trung mô bên dưới về sau sẽ phát triển thành nướu răng (lợi).
Nụ răng sẽ phát triển và biệt hoá thành lá răng, chỏm răng (mủ răng) và chuông
răng.
Ở giai đoạn mủ răng, những tế bào bắt đầu biệt hoá để tạo thành mô răng và mô
quanh răng.

4
MẦM RĂNG Ở GIAI ĐOẠN CHUÔNG RĂNG

Đặc trưng của những giai đoạn đầu của quá trình tạo mầm răng là gia tăng sự
phân chia tế bào ở biểu mô và ngoại trung mô, ở vùng cung răng tương lai. Sự nhân
lên của tế bào là sự khởi đầu cho sự hình thành mỗi răng tương lai.
Sự phân chia này xảy ra chủ yếu ở hai nơi:
- Nụ biểu mô.
- Nhú ngoại trung mô.
Ở giai đoạn tạo mủ được khơi mào bằng sự sắp xếp lại, sự phân bố các tế bào
trong giai đoạn này mầm răng chuẩn bị đi vào giai đoạn tạo chuông răng. Giai đoạn
này gồm:
a. Sự tạo cơ quan sinh men răng, xuất phát từ nụ tận cùng của lá biểu mô (ngoại bì
da miệng).
b. Sự tạo ngoại nhú trung mô: khởi đầu bằng sự biệt hoá các tế bào đã di cư từ
mào hạch thần kinh của dây thần kinh tam thoa để hình thành tiền nguyên bào ngà,
rồi nguyên bào ngà, tạo tiền đề cho sự tạo ngà răng và nhú răng.
c. Sự tạo thành bao răng: là một mô liên kết giàu sợi Collagene bao quanh cơ
quan sinh men và nhú ngoại trung mô. Các tế bào của bao này sẽ biệt hoá để tạo
thành tế bào sinh Cément, ổ xương xốp và dây chằng nha chu.

A. CƠ QUAN MEN RĂNG

Cơ quan men răng có nguồn gốc từ lá răng. Trong quá trình phát triển, lá răng đi
xuống hoặc đi lên (hàm trên) lún sâu vào lớp trung biểu mô, sự đi xuống này kéo
theo màng đáy và phần tận cùng của lá răng tế bào biệt hoá, nhân lên tạo thành nhú
răng rồi chuông răng, dần dần phát triển và phân thành 4 lớp tế bào:
- Lớp biểu mô men ngoài.
- Lớp tế bào lưới.
- Lớp trung gian.
- Lớp biểu mô men trong.
Tất cả những tế bào của cơ quan sinh men được gắn với nhau bằng thể liên kết.
Toàn bộ cơ quan sinh men bị ngăn cách với cấu trúc chung quanh (nhú ngoại trung
mô, bao răng) bằng màng đáy.
Những tế bào lớp căn bản (lớp đáy, lớp sinh sản) của biểu mô men trong và men
ngoài gắn với màng đáy bằng thể bán liên kết. Màng đáy đóng vai trò kiểm soát sự
trao đổi chuyển hoá và tương tác giữa biểu mô và trung mô, ngoại trung mô. Sự
tăng trưởng của các cơ quan sinh men ban đầu xảy ra ở phần rìa chuông răng, nơi
biểu mô men ngoài và biểu mô men trong tiếp xúc trực tiếp với nhau tạo vùng
tương phản. Bản chất của vùng này chỉ có 2 lớp tế bào: một biểu mô men trong và
một biểu mô men ngoài.

5
Cơ quan tạo men còn giữ sự liên hệ với biểu mô miệng bằng lá răng trong suốt
quá trình hình thành chuông răng, sau đó lá răng bắt đầu thoái hoá, bị phân cắt
thành từng mảnh, và cuối cùng biến mất.
Cũng cần nhắc lại rằng trong quá trình hình thành chuông răng ở những mầm răng
sữa, trước đó không lâu một tế bào lá răng đã tách thêm một lá phụ đi vào sau trong
ở phần trung mô bên dưới, để tạo thành mầm răng vĩnh viễn.
Riêng với ba răng cối vĩnh viễn chỉ có một mầm tạo chuông răng duy nhất.
Đôi khi trong quá trình tiêu biến lá răng, các lá răng không bị tiêu hết, tạo thành
các tiểu đảo biểu bì và được gọi là hạt trai Serres.

* BIỂU MÔ MEN RĂNG NGOÀI:


Biểu mô men ngoài ban đầu tiếp xúc với các lá răng ở phần đỉnh của các cơ quan
sinh men.
Biểu mô men ngoài là một biểu mô vuông đơn hoặc lát đơn, nhân lớn, tròn nằm
giữa tế bào. Bào quan thường phân bố quanh nhân, bào tương chứa nhiều hạt
Glycogene. Hình ảnh phân chia tế bào chỉ quan sát được ở vùng tương phản ở đáy
của chuông. Ở những vùng khác tế bào không phát triển thì tế bào không phân chia.
Lớp biểu mô men ngoài được cung cấp máu bởi những mao mạch xuất phát từ
bao răng, những mao mạch này nằm sát màng đáy của biểu mô men ngoài, chúng
có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng, vitamine, hormone rất cần thiết cho sự phát
triển cơ quan men. Dĩ nhiên sự cung ứng các chất này được kiểm soát chặt chẽ bởi
màng đáy biểu mô men ngoài.

* LỚP TẾ BÀO LƯỚI:


Lớp tế bào lưới chiếm phần trung tâm cơ quan tạo men. Các tế bào này hình sao,
các nhánh bào tương của chúng liên kết với nhau bằng thể liên kết, nhân nằm giữa
tế bào, bào quan khá phát triển quanh nhân, bộ Golgi rất phát triển, ở đây tụ đặc các
Glycosaminoglycans, các chất này sẽ chứa trong các túi nhỏ và sau đó được đưa
vào khoảng gian bào theo cơ chế xuất bào. Glycosaminoglycans là thành phần cơ
bản của chất nền ở lớp này, đồng thời chúng là một cơ chất ưa nước làm gia tăng sự
thấm các thành phần dinh dưỡng cần thiết từ các mao mạch bên ngoài vào trong
chất tạo men.

* LỚP TRUNG GIAN:


Lớp trung gian nằm giữa lớp tế bào lưới và lớp biểu mô men trong, gồm 3 - 5
hàng tế bào hình trụ, những tế bào này thường được gắn với nhau ở mặt bên trên và
mặt bên dưới bởi các thể liên kết. Về sau những tế bào này bắt đầu dẹp lại, bào
tương của tế bào trong giai đoạn hoạt động chứa rất nhiều hạt có enzyme hoạt hoá.

* LỚP BIỂU MÔ MEN TRONG:


Là một hàng biểu mô đứng trên màng đáy, gắn chặt với màng đáy bằng thể bán
liên kết, ngăn cách với nhú ngoại trung mô ở bên dưới. Trong giai đoạn chuông,
hàng biểu mô men trong hơi cao hơn biểu mô men ngoài, tuy nhiên hàng biểu mô

6
trong về sau rất phát triển, nhất là những tế bào ở trung tâm của chuông răng, từ đó
chúng biệt hoá thành biểu mô trụ và có khuynh hướng lan ra ngoài - đây là dấu hiệu
đầu tiên của quá trình tạo men răng.

Lá răng

Mầm răng cối III


Mầm răng cối I

Mầm răng cối II

Sơ đồ răng cối vĩnh viễn

Mầm răng ở giai đoạn chuông răng

7
* VÙNG TƯƠNG PHẢN:
Vùng tương phản là nơi tiếp giáp giữa biểu mô trong và biểu mô ngoài. Ở đây
không có lớp tế bào lưới cũng như lớp trung gian. Đối diện với vùng tương phản là
nơi tụ đặc các đám tế bào ngoại trung mô, những đám tế bào này kích thích quá
trình gián phân của các tế bào vùng tương phản.
Sự phát triển của cơ quan tạo men sẽ được khởi đầu bằng sự nhân lên của các tế
bào vùng tương phản. Ở giai đoạn này các tế bào còn non không biệt hoá, đối lập
với hiện tượng biệt hoá của các tế bào lớp men trong ở trung tâm chuông, sau đó
các tế bào lớp trong của vùng tương phản mới biệt hoá để sinh men răng. Sau cùng
chúng tham gia vào quá trình biệt hoá để tạo thành một lớp gồm 2 hàng tế bào, hai
hàng tế bào này sẽ đi xuống để nằm giữa lớp trung biểu mô và bao răng, về sau
chúng sẽ biệt hoá để tạo chân răng.

B. NHÚ NGOẠI TRUNG MÔ:

Đó là một đám tế bào hình cầu, tập trung dày đặc, nằm sát phần trung tâm của
chuông răng, chúng có hình thái khác với tế bào trung mô nằm chung quanh nhú
ngoại trung mô được bao bọc bởi bao răng.
Những tế bào của sợi là những nguyên bào sợi, cấu trúc giống như những nguyên
bào sợi khác của mô liên kết: có dạng hình thoi hoặc hình sao, nhân nằm ở giữa, các
nhánh bào tương trải rộng, bào quan phát triển mạnh cho thấy tế bào rất hoạt động,
những tế bào này chế tiết chất căn bản và các sợi Collagene. Nhú ngoại trung mô
sớm được xâm nhập bởi các mao mạch, các mao mạch này đi từ dưới lên. Ở giai
đoạn mủ răng các mao mạch đã xâm nhập mạnh mẽ, đến giai đoạn chuông răng
chúng càng phát triển.
Trong quá trình phát triển, nhú ngoại trung mô dần dần hình thành 2 vùng phân
biệt:
- Vùng trung tâm: nằm ngay dưới chuông răng.
- Vùng ngoại vi: nằm ở vùng rìa, sát với lớp biểu mô tạo men trong. Đặc trưng
của vùng ngoại vi là tập trung nhiều tế bào; sự hiện diện của các cung mao mạch tận
cùng. Sự hiện diện của các cấu trúc sợi mảnh đó là các sợi Retterer, và những sợi
Von Korff - những sợi này đề kháng với Pronase, Collagene và chúng được xem là
cơ bản chất Glycoprotein. Cuối cùng thì những tế bào bên trong của nhú ngoại
trung mô sẽ biệt hoá để thành tiền nguyên bào ngà rồi nguyên bào ngà để sinh ngà,
sự sinh ngà xảy ra sát với lớp men răng ở trên.

8
Nhú ngoại trung mô

Sơ đồ cấu tạo chuông răng

C. BAO RĂNG:
Bao răng này là túi nang bao quanh cơ quan tạo men và nhú ngoại trung mô. Bao
này không liên tục ở giai đoạn đang còn lá răng. Ở phần nhú ngoại trung mô bao bị
xuyên thủng bởi các trục của mạch máu.
Ở giai đoạn mủ răng, nhiều tế bào trung mô quanh răng chủ yếu là nguyên bào
sợi, chiếm phần lớn bao răng. Ở giai đoạn chuông răng, những nguyên bào sợi tổng
hợp cho bao quanh răng các bó sợi Collagene, các sợi này ban đầu mảnh, về sau dày
đặc bao quanh răng tương lai, với nhiều mạch máu tân tạo. Trong giai đoạn đầu bao
răng đóng vai trò:
1. Bảo vệ mầm răng trong các giai đoạn phát triển của nó.
2. Bảo đảm cung cấp thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự tạo men răng bằng
các mạch máu của nó.
Cuối cùng, trong quá trình tạo chân răng, bao răng là môi trường cung cấp tế bào,
các sợi Collagene, và đây là nơi xảy ra quá trình tạo mô quanh răng hay còn gọi là
mô nâng đỡ răng: xương ổ răng, tế bào sinh Cément, dây chằng ổ răng.

9
SỰ TẠO MEN RĂNG (AMÉLOGENÈSE)

Quá trình tạo men răng bao gồm một loạt các hiện tượng xảy ra tuần tự:
1. Sự biệt hoá những tế bào chế tiết những chất tiền men và gian bào.
2. Sự khoáng hoá men răng ở gian bào sinh men răng.
3. Sự trưởng thành của mô men răng.

Ở người, sự chế tiết và tổng hợp men răng bị giới hạn trong một khoảng thời gian

nhất định, điều này khác với một số loài gặm nhấm có quá trình chế tiết và tổng hợp

men răng xảy ra liên tục.

Men răng được tổng hợp và chế tiết trước khi răng mọc.
Giai đoạn khởi đầu men răng xảy ra ở vùng trung tâm của lớp biểu mô men trong,
sau đó lan ra hai bên rìa, nơi sẽ tạo cổ răng tương lai.
Trong quá trình này, biểu mô men trong trải qua một loạt các tiến trình và điều
chỉnh để biến thành tế bào sinh men biệt hoá. Người ta phân biệt các giai đoạn sau:
- Giai đoạn tiền chế tiết (tổng hợp chất sinh men trong tế bào sinh men).
- Giai đoạn chế tiết hay giai đoạn tạo men răng.
- Giai đoạn sau chế tiết hay giai đoạn trưởng thành.

Có thể mô hình hoá các quá trình này bằng bảng sau:
Giai đoạn tiền chế tiết Giai đoạn chế tiết Giai đoạn trưởng thành

Tiền nguyên bào Nguyên bào men răng Nguyên bào men răng
men răng chế tiết sau chế tiết

* GIAI ĐOẠN TIỀN CHẾ TIẾT: Sự biệt hoá nguyên bào men.

Sự biệt hoá nguyên bào men xảy ra ở lớp biểu mô sinh men răng trong, đó là quá
trình biệt hoá tế bào để tổng hợp men răng. Quá trình này xảy ra do kết quả tương
tác giữa tế bào biểu mô men trong và những nguyên bào sợi nằm ở bên dưới (nhú
ngoại trung mô).

- Giai đoạn khởi đầu:

10
Sự cảm ứng của lớp tế bào ngoại trung mô sẽ kích thích lớp tế bào biểu mô men
trong biệt hoá. Khởi đầu từ lớp sinh men răng nguyên thuỷ, quá trình này xảy ra
muộn hơn một chút so với quá trình tạo ngà răng vào giai đoạn chuông răng. Tế bào
biểu mô trong gồm một hàng tế bào hình khối vuông (5-7), nhân nằm ở giữa.
Những tế bào này bắt đầu nhân lên và hoạt hoá, hình thái tế bào dần dần thay đổi.
Sự thay đổi bắt đầu ở phần trung tâm của lá sinh men trong, lan ra ngoại vi trong
khi các tế bào ở vùng tương phản vẫn chưa biệt hoá. Những tế bào ở phần trung tâm
là men biểu bì trong bắt đầu dài ra, đạt đến độ cao từ 25-30. Sự lớn lên của tế bào
đồng thời kéo theo sự phân cực tế bào: nhân ban đầu nằm ở phần trung tâm bắt đầu
đi về một cực của tế bào, cực của lớp trung gian, người ta gọi đây là quá trình phân
cực của nhân. Bộ Golgi nằm trên nhân trong lúc các bào quan khác tái phối trí nằm
ở vùng giữa nhân, và màng đáy đối diện với nhú ngoại trung mô ở lớp bên dưới,
cực này về sau biến thành cực chế tiết.
Bào tương chứa nhiều Riboxome tự do, hệ thống lưới nội bào phát triển, tuy nhiên
chúng vẫn chưa ở dạng túi, ty thể phân bố đều khắp bào tương.
Bào tương chứa nhiều túi, trong túi chứa nhiều tơ trương lực, các túi này tập trung
vào cực ngọn sát màng đáy. Các tế bào này liên kết với lớp trung gian bằng các thể
liên kết, với màng đáy bằng các thể bán liên kết.
Trong giai đoạn biệt hoá tế bào người ta còn quan sát được ở lớp này những tế
bào gián phân.

Biểu mô niêm mạc miệng

Lá răng

Chuông răng

Bao răng

Nhú ngoại trung mô

Sự hình thành chuông răng

11
Chuông răng

+ Tiền nguyên bào men:


Các tế bào lớp sinh men trong bắt đầu biệt hoá để biến thành tiền nguyên bào
men. Về phía cực đáy của biểu mô và ngoại trung mô người ta thấy:
- Màng đáy bắt đầu gãy từng đoạn và dần dần tiêu biến.
- Những tế bào ngoại trung mô xếp đối diện với tế bào biểu mô (biểu mô men
trong). Hiện tượng này khơi mào do sự sinh ngà răng, ở chất căn bản, gian bào xuất
hiện nhiều sợi tơ nằm giữa lớp biểu mô và trung mô (ngoại trung mô).
- Cực ngọn của những tế bào tiền nguyên bào men và tế bào ngoại trung mô bắt
đầu xuất hiện nhiều vi nhung mao và sự trải rộng màng tế bào. Hai tế bào này tiếp
xúc với nhau bằng những vi nhung mao đó.
Sự khởi phát các biến cố này được khơi mào và kiểm soát bởi lớp biểu mô men
trong cho đến giai đoạn cuối của quá trình biệt hoá tạo tiền nguyên bào men. Sau đó
là quá trình phân ly giữa cơ quan sinh men và trung mô, quá trình này xảy ra ngay
sau quá trình biệt hoá tạo nguyên bào ngà của tế bào sinh ngà.

- Sự biệt hoá của tế bào sinh men:


Khi có sự xuất hiện chất gian bào của tiền nguyên bào men, tiền nguyên bào men
bắt đầu quá trình biệt hoá để tạo thành nguyên bào men. Sự biệt hoá này xảy ra do
sự cảm ứng của lớp ngà răng được sinh ra từ nguyên bào ngà, nguyên bào men răng
tiếp tục phát triển và tiết ra men răng, sau đó tế bào chậm phát triển dần.

12
+ Cấu trúc của nguyên bào men:
Hoạt động của quá trình biệt hoá tiền nguyên bào men sang nguyên bào men được
đánh dấu bằng các hiện tượng:
- Ngừng sự phân bào.
- Kéo dài tế bào (70).
- Phát triển cực chế tiết.
Nguyên bào men là một tế bào hình lăng trụ, nhân nằm ở cực trên, là thành phần
lớn nhất của tế bào. Bộ máy bào quan phát triển thành những lá của bộ Golgi, lưới
nội bào có hạt, các hạt chế tiết.
Song song với quá trình thoái hoá học của Amélogénine được kiểm soát bởi
nguyên bào men.
Sự khoáng hoá cần có Énaméline, acide amine chính là Leucine, Glutamique,
Glycine và Serine, một phần các acide này được Phosphor hoá và Calci hoá tạo
thành một thể vô định hình.
Nhưng với sự hiện diện của Calci và Phosphor, các tinh thể Hydroxy Apatic bắt
đầu được hình thành, tạo nên thành phần khoáng cơ bản của men răng.
Sự khoáng hoá thực sự đã xảy ra trong thời kỳ hình thành nhú Tomes.

Sơ đồ phát triển và thoái hóa biểu mô men trong

13
Giai đoạn thoái triển

Giai đoạn sau chế tiết

Giai đoạn chế tiết

Sơ đồ tiến triển cơ quan men

Sự tương tác giữa nguyên bào men và nguyên bào ngà


1. Biểu mô men trong 2. Màng đáy 3. Tế bào ngoại trung mô

14
Tiêu bản chuông răng ở giai đoạn nguyên bào men chế tiết

Biểu mô men ngoài

Lớp lưới

Lớp trung gian


Biểu mô men trong

Vùng ngoại vi nhú ngoại trung mô

Vùng trung tâm


Bao răng
Vùng tương phản

Giai đoạn chuông răng

15
Bảng tóm tắt quá trình hoạt động của tế bào Tomes

Giai đoạn biệt hóa tế bào Giai đoạn chế tiết nguyên bào Giai đoạn trưởng thành
men chế tiết

Tiền nguyên Nguyên bào Nguyên bào men


bào men men chế tiết sau chế tiết
Khởi đầu chế tiết Ngừng tạo men

Lớp men không trụ Tái hấp thụ


Men của đường nối men -ngà Trụ men gian trụ

Quá trình tiến triển của tế bào Tomes

* GIAI ĐOẠN NGỪNG CHẾ TIẾT: Sự trưởng thành của men răng.

Men răng dần dần được bù đắp, sát bên dưới là ngà răng tạo nên bề mặt của răng
và thân răng.
Nguyên bào men thấp dần, tế bào nằm hơi nghiêng so với men răng, bào quan
giảm dần và thoái hoá.
Nhú Tomes bắt đầu thoái hoá, phần đầu xếp nếp và bắt đầu lõm vào, trong bào
tương chứa nhiều túi hấp thu, màng bào tương chứa nhiều hình ảnh thực bào.
Tuy nhiên hình ảnh vẫn còn ngay khi nhú Tomes đi vào quá trình thoái triển, quá
trình này tạo những men không trụ nằm ở mặt ngoài men răng.
Trong quá trình ngừng chế tiết của nguyên bào men, nồng độ chất căn bản men
răng bị tái hấp thụ 17% so với 2% được tái hấp thụ trong giai đoạn men trưởng
thành.
Tiếp theo biểu mô trong tiếp tục thoái hoá, quá trình này kéo theo sự thoái hoá tổ
chức men răng.
Đến khi răng mọc vào xoang miệng, vòng quanh mủ răng còn bao bọc bởi một
lớp biểu mô dẹt, biểu mô này không còn hoạt động nữa.

16
Tái hấp thụ Chế tiết

Phá trùng hợp

Khuôn men bị
ép bởi tinh thể

Sự hình thành tinh thể dọc theo khuôn men

Gia tăng mức độ


khoáng hóa

Men

Sơ đồ chế tiết tái hấp thụ của tế bào Tomes

17
SỰ SINH NGÀ RĂNG

1. Đại cương:
Sự sinh ngà là một loạt các hiện tượng bắt đầu bằng quá trình khoáng hoá ở vùng
bên trên nhú trung mô, khi ngà được hình thành phần trung tâm của nhú trung mô
vẫn không bị khoáng hoá và được gọi là tuỷ răng.
Khác với quá trình sinh men, sự sinh ngà hầu như xảy ra trong suốt quá trình răng
phát triển và tồn tại. Tế bào ngà là những tế bào sống trong suốt quá trình tồn tại và
phát triển của răng.
Sự phát triển của ngà làm tuỷ răng dần dần bị hẹp lại.
Tiền nguyên bào ngà có nguồn gốc từ ngoại trung mô.

2. Sự khởi đầu tạo ngà răng:


Sự biệt hoá những nguyên bào ngà:
Những nguyên bào sợi ở nhú trung mô nằm sát vùng tiếp giáp men ngà bắt đầu
biệt hoá. Nguyên bào ngà biệt hoá đầu tiên ở vùng ngoại vi nhú trung mô. Khi lớp
tế bào biểu mô men trong biệt hoá đến giai đoạn tiền nguyên bào men, những
nguyên bào sợi ở vùng dưới bắt đầu xếp sát nhau thành một lớp nằm sát màng đáy,
màng đáy ngày càng mỏng và biến mất. Sự biệt hoá nguyên bào sợi thành nguyên
bào ngà là do sự cảm ứng của tiền nguyên bào men, cơ chế cảm ứng hiện nay còn
chưa rõ.
Người ta cho rằng vai trò của thành phần ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong
quá trình cảm ứng màng (màng đáy, chất gian bào). Mặt khác màng tế bào ở lớp
này có tiềm năng nhận biết những thông tin cảm ứng.
Sự biệt hoá nguyên bào sợi thành nguyên bào ngà bắt đầu bằng những hiện tượng:
+ Ngừng sự phân bào.
+ Tế bào dài ra, gia tăng thể tích tế bào.
+ Tế bào phân cực, phát triển các bào quan nội bào.
Sự ngừng nhân lên tế bào chỉ là một chỉ điểm khởi đầu của quá trình biệt hoá, tuy
nhiên tế bào phải trải qua những quá trình thay đổi để đạt đến mức độ trưởng thành.
Sự ngừng nhân lên của tế bào được xem là rất cần thiết cho sự biệt hoá.
Nguyên bào sợi ban đầu dài ra, sau đó biến thành hình trứng, khoảng gian bào
xung quanh chúng xuất hiện ít sợi collagene và các hạt. Cực ngọn gấp thành nhiều
nếp, bào tương giãn rộng, cực ngọn bắt đầu có những nhánh bào tương tiếp xúc với
tiền nguyên bào men. Nhân di chuyển về cực đáy, các bào quan tái phối trí quanh
nhân và cực ngọn (cực chế tiết tương lai). Nhiều enzyme hoạt hoá xuất hiện trong
bào tương: alkaline phosphotase, ATPase, lactate deshydrogenase.
Đến giai đoạn chế tiết, các nguyên bào ngà chế xuất vào chất gian bào nhiều sợi
collagene. Quá trình này xảy ra bắt đầu ở vùng cổ răng, sau đó là chân răng. Ở vùng
chân răng, quá trình này được cảm ứng bởi bao Hertwig.

18
Nguyên bào ngà

Men
Đường nối men - ngà

Đuôi ngà
Ngà

Tiền ngà
Tế bào ngà
Tủy răng

Sơ đồ tạo ngà

19
3. Vùng dưới nguyên bào ngà:
Sự biệt hoá nguyên bào ngà dẫn đến sự phát triển những cấu trúc mạch máu,
những sợi nằm ở vùng dưới nguyên bào ngà.

3.1. Sự tăng sinh mạch máu:


Trong giai đoạn đầu của quá trình sinh ngà răng, những chùm mạch máu xuất phát
từ động mạch hàm trên và hàm dưới đã hình thành. Những chùm mạch máu này toả
ra và bao quanh nhú trung mô. Ở giai đoạn chuông răng, những mao mạch đã xuất
hiện ở vùng ngoại vi sát với lớp sinh men. Đến giai đoạn biệt hoá nguyên bào ngà,
các bó mao mạch càng phát triển. Các mao mạch nằm giữa các nguyên bào ngà rất
cần thiết trong suốt quá trình tạo ngà răng.

3.2. Sợi Von Korff:


Trong quá trình biệt hoá nguyên bào ngà, người ta thấy giữa các nguyên bào ngà
xuất hiện các phần tử sợi, những sợi này bao quanh nguyên bào ngà và được gọi là
sợi Von Korff. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về cấu tạo của sợi Von Korff, một số
tác giả cho rằng chúng được cấu tạo từ sợi collagene, nhưng dưới kính hiển vi điện
tử người ta thấy chúng không xuất hiện dưới dạng băng sáng và băng tối có chu kỳ
như sợi collagene; một số ý kiến khác cho rằng bản chất của sợi là collagene nhưng
được bọc quanh bởi glycoprotein làm cho sợi có tính chất của một sợi ưa bạc
(phương pháp nhuộm ngấm bạc). Về nguồn gốc người ta cũng có nhiều ý kiến khác
nhau, một số tác giả cho rằng chúng có nguồn gốc từ nguyên bào ngà, một số khác
lại cho rằng chúng có nguồn gốc từ tế bào nhú trung mô.

4. Cấu tạo nguyên bào ngà chế tiết:

4.1. Thân tế bào:


Nguyên bào ngà là một tế bào chế tiết gồm thân tế bào lớn, chứa nhân. Từ thân tế
bào toả ra những nhánh bào tương chạy lên trên vùng men răng hoặc vùng ximăng
răng khi chân răng được hình thành.
Thân các nguyên bào ngà xếp sát nhau tạo thành một hàng tế bào, chúng liên kết
với nhau bằng các thể nối và liên kết khe. Nhân hình trứng và thường nằm ở đáy tế
bào, nhân chứa nhiều hạt nhiễm sắc, quanh màng nhân là một vùng sẫm màu. Bào
tương của thân nguyên bào ngà chứa một hệ thống bào quan rất phát triển, chúng
thường phân bố ở cực trên của tế bào. Bộ Golgi rất phát triển vào giai đoạn chế tiết
của tế bào, chúng được hình thành từ 4 - 5 túi dạng đĩa xếp chồng lên nhau. Trong
giai đoạn này lưới nội bào có hạt và ty thể cũng rất phát triển - điều này chứng tỏ
nguyên bào ngà là một tế bào rất hoạt động để tổng hợp và chế tiết chất căn bản
ngà.

4.2. Các đuôi nguyên bào ngà:

20
Các đuôi nguyên bào ngà có thể dài 30-50m, đó là các nhánh bào tương dài, bên
trong chứa các hạt, vi ống, vi sợi, các túi da hình thái. Người ta cho rằng các đuôi
nguyên bào ngà sẽ chế tiết chất căn bản ngà vào môi trường gian bào. Trước đây
người ta thường gọi chúng là sợi Tomes, do sự trải rộng bào tương của nguyên bào
ngà, các nhánh bào tương càng ở xa càng ít chứa các bào quan, bào tương của các
nhánh này bị bao bọc bởi chất căn bản ngà do tự nó tiết ra nên được gọi là chất tiền
ngà.
Ở phần tiền ngà, bào tương đuôi nguyên bào ngà ngày càng ít bào quan trong khi
các vi ống và vi sợi nhiều hơn các cấu trúc dạng túi.
Phần kéo dài của đuôi nguyên bào ngà cũng được liên kết bằng các thể nối và các
liên kết khe.

5. Sự sinh tổng hợp và tiết các tiền chất của chất căn bản ngà:
Nguyên bào ngà tổng hợp và chế tiết chất căn bản ngà, thành phần gồm protein
(collagene, protein không phải là collagene) và proteoglycan.

5.1. Collagene:
Sợi collagene chiếm 80-85% chất căn bản ngà, tiền sợi  được tổng hợp từ lưới
nội bào có hạt của nguyên bào ngà, ba tiền sợi  sẽ xoắn với nhau tạo thành phân tử
tropocollagene ba sợi  ( Triple Helice). Sau đó phân tử tropocollagene sẽ được
đưa vào bộ Golgi và theo các túi để vào các khoảng gian bào theo cơ chế xuất bào,
ở khoảng gian bào các tiền sợi  của tropocollagene bị cắt bớt ở đoạn peptid xa ở
hai đầu, ở đây chúng đã trùng hợp để biến thành sợi collagene. Để dễ hiểu có thể
mô tả quá trình đa trùng hợp này như sau: các phân tử tropocollagene trên cùng một
hàng xếp thẳng hàng và các phân tử này cách nhau một khoảng d = 0,6D (D =
67nm), hai hàng phân tử cách nhau một khoảng 0,4D, chiều dài của mỗi phân tử
chừng 4,4D. Chính sự sắp xếp này làm sợi collagene có hình ảnh băng sáng băng tối
xen kẻ với chu kỳ 64nm. Collagene của chất căn bản ngà là collagene type I
(1(I)22(I)).

5.2. Protein không collagene:


Gồm phosphoprotein,  glutamate protein. Những protein này đóng vai trò chính
trong quá trình khoáng hoá chất căn bản ngà một lượng protein nhỏ là sialo-protein,
phospho-lipoprotein.

5.3. Proteoglycan:
Tổng hợp và chế tiết từ bộ Golgi, những proteoglycan thường kết hợp với
glycosaminoglycan. Glycosaminoglycan chiếm 50-90% trọng lượng của
proteoglycan.
Thành phần cơ bản của glycosaminoglycan là chondroitin 4 và 6 sulfate.
Proteoglycan đóng vai trò chính trong quá trình trùng hợp sợi collagene trong chất
căn bản, quá trình hình thành tiền chất căn bản ngà đồng thời với quá trình kéo dài

21
các tua nguyên bào ngà. Tuy nhiên quá trình này đi liền với quá trình tái hấp thu, 2
quá trình này điều hoà quá trình tạo ngà.
6. Quá trình trưởng thành chất căn bản tiền ngà:
Tiền ngà là một sản phẩm được chế tiết từ nguyên bào ngà, bao quanh các nhánh
bào tương của nguyên bào ngà.
Trong lúc tiền chất gian bào ngà được chế tiết, sự khoáng hoá tiền ngà bị chậm đi
một thời gian, quá trình chậm đi này cần cho sự tái cấu trúc thành phần sinh hoá của
tiền ngà. Sự chậm trễ này cho phép quan sát được vùng tiền ngà dày chừng 20m,
nằm giữa thân nguyên bào ngà và vùng ranh giới ngà đã khoáng hoá.
Sự chậm trưởng thành ngà răng cần cho tái cấu trúc sợi collagene và những
proteoglycan.
Khi phosphoprotein được tiết trực tiếp vào vùng ngà khoáng, nó không ngăn cản
quá trình trưởng thành của tiền ngà. Ở vùng tiền ngà vừa mới được chế tiết cho
phản ứng nhuộm dị sắc với bleu de toluidine và cho phản ứng dương tính với bleu
alcian. Phản ứng này cho phép kết luận có sự hiện diện của proteoglycan nằm giữa
các sợi. Vùng này được gọi là vùng ưa màu, ở vùng này sợi collagene mảnh và chạy
theo nhiều hướng.
Ở vùng tiền ngà được tạo từ trước phản ứng nhuộm glycosaminoglycan (GAG)
biến mất, ngược lại phản ứng PAS (Periodic Acid Shiff) dương tính - đây là đặc
tính của mô giàu glycoprotein.
Do quá trình phá trùng hợp proteoglycan với diễn biến tiêu huỷ đặc tính của GAG
làm cho chúng có thể kết hợp với các gốc cation đặc biệt là với Ca++, Ca++ sẽ khởi
đầu quá trình khoáng hoá.
Trong diễn biến trưởng thành tiền ngà đồng thời có sự tụ đặc các sợi collagene
bằng cách gia tăng các nối giữa và bên trong phân tử sợi collagene, tạo thành các
sợi bao quanh đuôi nguyên bào ngà.

7. Sự khoáng hoá ngà răng:


Sự khoáng hoá ngà răng là kết quả của sự tẩm nhuận muối calci và phosphate
dưới dạng tinh thể Hydroxyapatite vào chất căn bản ngà. Calci được huy động từ
các mạch máu nằm dưới nguyên bào ngà, một phần khác được huy động từ ti thể
của nguyên bào ngà.
Phosphore được lấy từ phosphoprotein. Nhiều thuyết khác nhau giải thích sự khởi
phát quá trình khoáng hoá, tức là quá trình biến từ pha ion qua pha tinh thể, có
nhiều yếu tố tham gia quá trình này.
+Sự phá trùng hợp GAG và sự phóng thích ion calcium.
+Sự tham gia của các men ATPase, AMPase, Alcaline phosphatase, đem lại năng
lượng và cung cấp phosphore.
+Pyrophosphatase phá trùng hợp pyrophosphate, pyrophosphate ức chế sự khoáng
hoá.
+Vai trò của phospholipid của màng các túi chế tiết, chúng cung cấp phosphore
cho quá trình tạo tinh thể.

22
+Những túi tiết hay, túi tiền ngà có đường kính 30-200nm được bao quanh bởi
một màng gồm 3 lớp. Các chất tiền ngà này là điểm khởi đầu cho sự khoáng hoá.
Dần dần các tinh thể hình kim dài 30-60nm được hình thành quanh túi chứa tiền
ngà, tinh thể lớn dần dọc theo các sợi collagene, tiếp theo sự khoáng hoá tẩm nhuận
lên sợi collagene.
Những tinh thể khoáng tập hợp thành dạng hình cầu, sự gia tăng mật độ khoáng
hoá khởi mào cho sự tạo các cầu calci, đó là những khối hình cầu đường kính 1-
7m. Mỗi cầu calci bao quanh từ 5-12 đuôi ngà, có thể đo kích thước của các cầu
calci khi phân huỷ chất hữu cơ bằng ure. Cầu calci có dạng cầu hoặc nhiều khối
cầu.

23
SỰ KIẾN TẠO CHÂN RĂNG

1. ĐẠI CƯƠNG

Sự kiến tạo chân răng bao gồm:


- Kiến tạo ngà chân răng.
- Khởi đầu biệt hoá từ bao răng, tạo mô quanh chân răng, tạo ximăng, dây chằng
nha chu, xương ổ răng.
Sự kiến tạo chân răng tiếp liền quá trình sinh men và thành lập ngà cổ răng. Kết
quả của quá trình biệt hoá tế bào tiếp theo là sự biệt hoá mô tạo điều kiện cho sự lan
rộng cơ quan men: hình thành bao biểu mô Hertwig-Von Brunn.

2. BAO RĂNG

Bao răng được hình thành sớm: chỉ sau một chút của giai đoạn mủ răng ở giai
đoạn chuông răng. Bao răng bọc toàn bộ cơ quan men và nhú trung mô, tuy nhiên ở
phần đáy của nhú trung mô bao bị đứt đoạn bởi các trục mạch máu xâm nhập vào
nhú trung mô.
Bao răng là một mô liên kết giàu sợi collagene, những sợi này dày đặc ở trung mô
quanh răng và nhú răng, chúng có những xoang đệm, những tế bào trung mô kém
biệt hoá, những nguyên bào sợi chạy dọc theo các bó sợi collagene, mạch máu rất
phát triển, đặt biệt ở biểu mô men ngoài. Trong quá trình kiến tạo chân răng, những
tế bào biểu mô men sát với ngà răng tiêu biến, lớp nguyên bào sợi ở phía trong bao
răng sẽ biệt hoá thành nguyên bào cement, tạo khuôn hữu cơ bị khoáng hoá: cement
răng.
Tế bào lớp ngoài của bao răng biệt hoá thành tạo cốt bào, những tế bào này tổng
hợp và tiết chất căn bản tạo xương ổ răng.
Lớp trung gian tạo dây chằng nha chu. Dây chằng nha chu sẽ gắn một đầu vào lớp
ximăng, đầu kia gắn vào xương ổ răng. Những sợi này sẽ đạt được đến sự định
hướng sinh lý phù hợp cho quá trình mọc răng.
Trên một răng đang hoạt động, những tế bào dự trữ từ trung mô của bao răng (tạo
cốt bào, nguyên bào ximăng, nguyên bào sợi) được bảo tồn những tiềm năng chế
tiết theo một phương cách để phần nha chu tự đáp ứng được thường xuyên với
những lực kéo, nén sinh lý hoặc phản ứng mà một răng phải chịu sự tác động đó.
Đặc tính tự đáp ứng cho phép bảo tồn sự toàn vẹn nha chu một cách sinh lý hoặc
bù trừ trong trường hợp có sự thay đổi cân bằng giữa ổ răng - răng hoặc trong răng.

3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ CẤU TRÚC BAO BIỂU MÔ HERTWIG - VON


BRUNN

Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển mầm răng, tiếp theo là sự tạo men
răng, sự tăng trưởng của cơ quan men tiến đến sự hình thành vùng tương phản, nơi

24
mà biểu mô men trong tiếp xúc gần như trực tiếp với biểu mô men ngoài, ngăn cách
bởi hai màng đáy tiếp xúc trực tiếp với nhau. Ở vùng này tế bào phân chia rất mạnh
mẽ.

Men
Ngà
Cơ quan men
Bao răng

Nguyên bào ngà

Tiền nguyên
bào ngà
Bao biểu

Hertwig
von Brinn

Sự hình thành chân răng

25
Vào cuối kỳ sinh men răng, sự phân bào tiếp tục xảy ra ở vùng tương phản, theo
cách này sẽ phủ quanh nhú trung mô, tạo thành hai lớp tế bào: lớp ở ngoài sẽ tạo
thành biểu mô ngà răng ngoài, lớp bên trong tạo thành biểu mô ngà răng trong. Tất
cả gọi là bao biểu mô Hertwig-Von Brunn.
- Lớp tế bào biểu mô ngoài hơi dẹt trong khi lớp tế bào bên trong có hình vuông.
- Ở vùng đáy nhú trung mô, bao Hertwig gấp ngang tạo hoành biểu mô.
- Bao biểu mô Hertwig phân thành hai vùng: vùng ngà tuỷ ở trong và vùng nha
chu ở ngoài.
Bao biểu mô Hertwig tiếp tục phát triển cho đến khi vùng tương phản chấm dứt
sự tạo men, ở đây về sau sẽ là vùng cổ răng. Bao biểu mô phát triển về phía chỏm
răng để tạo chân răng.
Ngược với quá trình xảy ra ở vùng quanh cổ răng, lớp tế bào biểu mô trong không
biệt hoá để tạo nguyên bào men, mà chúng cảm ứng những nguyên bào sợi quanh
nhú trung mô biệt hoá thành nguyên bào ngà, tổng hợp và chế tiết ngà, điều này tạo
nên ngà chân răng.

Men

Ngà Men
Cement Ngà
Xương ổ
Nguyên bào ngà Bao răng
Biểu mô Hertwig
Bao răng

Bao răng
Nguyên bào ngà Nguyên bào ngà
Hoành biểu mô Biểu mô Hertwig

Nguyên bào ngà


Xương nền hàm đang biệt hóa
Hoành biểu mô

Sự hình thành cement răng Tủy phụ

26
4. SỰ HÌNH THÀNH NGÀ CHÂN RĂNG
Chân răng được thành lập dần theo sự phát triển của bao Hertwig, bao này
phát triển về đỉnh chỏm hàng tế bào mặt trong của biểu mô, kích thích nguyên bào
sợi của nhú trung mô biệt hoá thành nguyên bào ngà và ngà chân răng được thành
lập.
Người ta nhận thấy:
- Các nguyên bào ngà xếp thành lớp áp sát vào nhau.
- Tế bào dài ra, có nhiều nhánh bào tương, nhân dồn về phía đáy, bào tương chứa
nhiều bào quan mang tính chất chế tiết (bộ Golgi, lưới nội bào có hạt, ty thể).
- Tế bào ngừng gián phân.
- Có sự gia tăng thể tích tế bào.
- Phát triển phân cực và gia tăng số lượng bào quan và nguyên bào ngà hoạt động
tạo chất căn bản ngà.
- Ngà răng dần dần đắp theo hướng hướng tâm, càng chế tiết nguyên thân nguyên
bào ngà càng rút sâu vào phần tuỷ răng, chỉ để lại các nhánh bào tương nằm sâu
trong các tiểu quản ngà ở bên ngoài.
Trong quá trình phát triển có một vài vùng của chân răng biểu mô Hertwig bị
khiếm khuyết, sự khiếm khuyết này dẫn đến việc không tạo được ngà chân răng,
hậu quả là tạo các đường khuyết bên, gọi là tuỷ phụ. Trong quá trình điều trị sự bịt
các đường khuyết bên này rất khó thực hiện, tuy nhiên trong phần lớn trường hợp
sau khi bịt lỗ chân răng chính, tế bào trung mô của tuỷ phụ bị thoái hoá và tự
khoáng hoá.
Song song với quá trình phát triển ngà chân răng, theo hướng từ cổ đến đỉnh chỏm
chân răng dài ra và sự dài ra được định hướng và cảm ứng của bao biểu mô Hertwig
lúc này gọi là màng hoành biểu mô.
Sự đóng chóp đỉnh xảy ra một năm sau khi răng mọc, do đó cần cẩn thận khi
quyết định điều trị ngà răng khi răng chưa trưởng thành, tức là sự phát triển chân
răng chưa chấm dứt.
Trường hợp răng có nhiều chân thì ngà răng được phát triển dựa trên bao biểu mô
Hertwig, kết quả là với sự cảm ứng tạo nguyên bào ngà sẽ tạo ra hai hay nhiều chân
răng.

27
Sự kiến tạo chân răng

Nguyên bào ngà

Ngà tủy

Sợi Sharpey
Ngà
Nguyên bào
cement Tế bào cement

Chất căn bản


cement

28
Sợi Sharpey Cement Ngà Tế bào ngà

Hoành biểu

Sơ đồ kiến tạo chân răng

5. TIẾN TRIỂN CỦA BAO HERTWIG

Bao biểu mô Hertwig phát triển và tạo màng hoành biểu mô về phía lỗ đỉnh. Ở vùng cổ răng
thường xảy ra hiện tượng thoái hoá tế bào: những tế bào biểu mô Hertwig thoái triển, nhân tiêu,
bào tương hình thành những hốc, bao biểu răng trưởng thành ở dây chằng nha chu.mô bị đứt
quãng, những khối tế bào biểu mô còn bám vào ngà răng phân rã. Người ta thường thấy trên
Ở một số nơi không có sự thoái triển của bao Hertwig, những vùng này không
được ximăng hoá, làm lộ ngà răng, thường xảy ra ở vùng cổ răng. Hiện tượng này
gây cảm giác đau buốt do kích thích thần kinh nằm trong tiểu quản ngà.

6. SỰ HÌNH THÀNH XIMĂNG

Sự sinh ximăng được hình thành từ biểu mô ngoài của bao Hertwig, bắt đầu từ cổ
răng đến chân răng. Cùng với sự tan rã của bao biểu mô Hertwig, các nguyên bào
sợi của bao răng biệt hoá thành nguyên bào ximăng. Trong giai đoạn đầu nguyên
bào sợi áp sát và dọc theo lớp ngà chân răng, gia tăng thể tích tế bào, nhân lệch tâm,
bộ máy bào quan phát triển mang tính chất chế tiết, màng tế bào ở phần ngà chân
răng gấp lại thành nhiều nếp. Nguyên bào ximăng có cấu trúc tương tự tạo cốt bào,
chúng tổng hợp và chế tiết chất căn bản ximăng gồm:

29
- Collagene (80%), phosphoprotein, glycosaminoglycan, proteoglycan,
glycoprotein.
- Chất căn bản ximăng được khoáng hoá ngay khi được chế tiết, nguyên bào
ximăng dần dần rút ra khỏi lớp ximăng mà chúng bồi đắp.
- Lớp ximăng chạy song song với trục chân răng, vùi trong chất căn bản ximăng là
các sợi ngoại sinh (sợi Sharpey) về sau biến thành dây chằng nha chu.

7. SỰ HÌNH THÀNH RĂNG Ổ

Khi quá trình hình thành ximăng bắt đầu, ở vùng cổ răng, ở vùng trong của bao
răng có sự hình thành răng ổ. Ở vùng ngoài bao các nguyên bào sợi biệt hoá để tạo
thành các tạo cốt bào, tổng hợp và tiết chất căn bản xương. Những tạo cốt bào chế
tiết có những đặc tính:
-Tăng thể tích tế bào.
-Nhân lệch tâm.
-Bào quan phát triển và phân bố quanh nhân.
-Phần chế tiết nằm ở cực đối diện nhân.
Những tạo cốt bào xếp thành hàng để chất chế tiết chất gian bào tạo thành từng
lớp.
Sau khi tế bào trưởng thành, sự khoáng hoá chất căn bản xương bắt đầu kiến tạo
xương có dạng phôi, tạo thành những phiến xương có dạng bè bọc quanh tổ chức
liên kết mạnh (tuỷ xương). Xương cấu tạo dạng phôi được tái cấu trúc lại dưới các
lực của môi trường quanh răng ảnh hưởng của sự tái tạo chân răng và quá trình mọc
răng lên sự hình thành xương ổ là yếu tố quan trọng làm xương ổ hình thành các lá
xương dạng Have, các lá xương này bao quanh đỉnh răng và cổ răng cuối cùng
xương ổ sẽ kết nối với tấm của xương hàm.
Ở mặt ngoài của xương ổ dày và đặc, sự phát triển của xương chịu ảnh hưởng của
màng xương bao bọc ở phía ngoài tạo xương bằng cách đắp dần thành trong của
xương, hình thành các bè xương, cuối cùng thì các mào xương được nối ximăng
răng với mào xương ổ.

8. SỰ TẠO THÀNH NHA CHU

Dây nha chu là những dây chằng nối răng với xương ổ bằng những sợi collagene.
Những sợi này có vai trò neo răng vào ổ răng và luôn luôn được tái cấu trúc trong
quá trình phát triển của răng và mào xương ổ.
Nha chu thành lập cuối cùng là ở phần đỉnh chỏm chân răng, ở phần này trong
quá trình tái cấu trúc răng chưa được hình thành, ở thời kỳ đầu chúng hình thành
những sợi ngang gọi là dây chằng Hamac. Dây chằng này chỉ có tính chất tạm thời
về sau chân răng nối với xương ổ răng bằng những sợi hình rẻ quạt.
MEN RĂNG

30
1. ĐẠI CƯƠNG

Men răng bao quanh vùng cổ răng, là tổ chức cứng nhất cơ thể do sự khoáng hoá
cao độ.
Kết quả của sự khoáng hoá chất căn bản men được chế tiết từ nguyên bào men.

2. THÀNH PHẦN CỦA MEN RĂNG

2.1. Chất căn bản hữu cơ:


Chất căn bản hữu cơ của men răng chiếm 2% trọng lượng men răng ở người lớn.
- Thành phần protein chiếm 58%, lipid 40%, nước 2%. Thành phần protein gồm
protein cấu tạo men răng chiếm một lượng lớn acide amine: glycine, glutamique,
serine và aspartique; phosphoproteine.
- Thành phần lipide: thành phần chính là phospholipide và phospholipoprotein, là
thành phần chính của nhú Tomes kéo dài, bị vùi trong chất men trong.
- Những phức hợp proteines-saccharides chiếm một lượng rất nhỏ 0,4-0,5%.
Chất căn bản men do nguyên bào men chế tiết ở giai đoạn trưởng thành, sau đó
phần lớn bị tái hấp thụ bởi tế bào này khi quá trình khoáng hoá chất căn bản xảy ra.

2.2. Pha khoáng hoá:


Thành phần khoáng chiếm 96-98% khối lượng men, 2% nước. Pha khoáng hoá là
quá trình hình thành tinh thể hydroxyapatite (Ca₁₀(PO₄)₆(OH)₂). Mỗi tinh thể
hydroxyapatite là một thành phần cơ bản gồm 18 ion, hình lục giác dẹp cạnh
0,942nm tạo góc 120º và 60º, chiều cao (trục c) thẳng góc với cạnh a, b cao
0,688nm, các đơn vị này kết hợp tạo thành khối tinh thể. Ở men răng tinh thể
hydroxyapatite kết hợp thành dải, chứa nhiều chất hữu cơ bị thoái hoá và các khối
hình cầu của chất này. Một vài nơi sự khoáng hoá bị khiếm khuyết tạo thành những
đường khuyết.
Ở men răng tỷ lệ Ca/P chừng 2,08 (2,15 ở vùng men thuần nhất). Trong quá trình
khoáng hoá, một số ion được tích hợp vào men răng, do đó có thể có các ion khác
nằm trong men răng:
- Carbonate chiếm 1,5-2% của tinh thể. Lượng carbonate giảm dần trong quá trình
trưởng thành của men và thường được thay thế bởi magnésium.
- Fluor có thể kết hợp vào tinh thể bằng cách thế gốc OH hoặc kết hợp với gốc
OH tạo nối OH-F.
- Những ion khác: K, Cl, Si, Fe, Zn, S chiếm một lượng nhỏ (1%).
- Một số vi lượng: Ag, Sr, Br, Cr...
Ở bề mặt của men, sau khi răng mọc thì bề mặt men chịu ảnh hưởng của các chất
trong môi trường xoang miệng, có sự trao đổi chất ở men, tuỳ theo thành phần thức
ăn và nước bọt. Có một sự tập trung Ca, Zn, Si, Fe, Pb cao ở mặt men so với vùng
trung gian, ngược lại ở vùng bên trong lớp men lượng carbonate, Mg, Zn, Na, nước
thường cao hơn vùng bên ngoài.

31
Lượng PO₄ và K đồng nhất suốt lớp men. Sự trao đổi ion thường xảy ra ở lớp bề
mặt men trong lúc lớp giữa các tinh thể men tương đối ổn định.
* Mật độ men trung bình là 2,9. Ở vùng ngoài cao hơn 2,98 ứng với trong 2,86,
điều này phản ánh sự tăng trưởng khác nhau của mỗi vùng và thành phần hữu cơ
của vùng nối men ngà so với bề mặt của men.
* Đường tăng trưởng: do quá trình tiết và tái hấp thụ của nhú Tomes của nguyên
bào men tạo ra các đợt sóng tiết và tái hấp thụ, hình thành các tinh thể
hydroxyapatite.
Tâm của trụ men thường song song với nhau, trục c của trụ men song song với
trục dài nhất.
Ở vùng ngoại vi trụ men tinh thể thường chạy xiên.
Đuôi của trụ men hướng một góc 40º so với trục thẳng đứng của tâm trụ men.
Giữa các trụ men là chất hữu cơ gọi là bao trụ.

3. ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA MEN RĂNG

Đặc tính vật lý của men răng có được là nhờ các thành phần khoáng.
- Độ cứng: theo thang điểm của Moss: 7º.
- Rất dễ vỡ.
- Rất cản quang (tia X).
- Đồng nhất.
- Dễ bị acid làm thương tổn.
- Ít bị bám bởi các chất hữu cơ ngoại sinh.
- Bóng, sáng.

4. CẤU TRÚC MÔ HỌC

4.1. Cấu trúc trụ men:


Men được hình thành bởi các trụ men xếp sát vào nhau. Những trụ là những dải bị
khoáng hoá chạy khắp vùng men, bắt đầu từ vùng nối ngà đến bề mặt của men.
Phần khoáng hoá dày đặc của trung tâm gọi là tâm trụ, phần kéo dài mỏng tạo thành
đuôi trụ. Trụ men này xếp gối lên trụ men kia, ở người khoảng cách gian trụ rất hẹp.
Đường kính tâm trụ chừng 7m, ở trung tâm trụ các tinh thể men xếp song song
với nhau, trục c của tinh thể song song với trục của trụ, ở đuôi trụ tinh thể chạy theo
hướng đuôi.
Bao quanh tâm trụ và đuôi trụ là chất căn bản gian trụ: bao trụ.
Khi men được khoáng hoá các trụ men chiếm phần kéo dài của nhú Tomes, giữa
là chất gian trụ. Quá trình tinh thể hoá đẩy chất gian trụ ra vùng ngoại biên, phần
lớn chất gian trụ được tái hấp thụ khi quá trình tạo men chấm dứt (bởi nguyên bào
men giai đoạn sau chế tiết).
Bao trụ chứa chất hữu cơ còn lại trong quá trình tái hấp thụ.
Trên tiêu bản cắt dọc, trụ men có cấu tạo:
+ Có những vùng dãn ra và hẹp lại.

32
+ Những đường chạy ngang đường kính 5-7m.
Điều này phản ánh nhịp độ của sự phát triển của men gồm:
+ Sự biến dưỡng của tế bào.
+ Sự đắp thành từng lớp men trụ.
+ Sự rút lui từng đợt của nguyên bào men.
Những hình ảnh lượn sóng bởi những xoang ở 2/3 lớp men trong, những xoang
nằm giữa 5-7 trụ, giữa các bó trụ men các trụ xếp song song, kết quả là các bó trụ
phát triển theo nhóm. Ở tiêu bản men phần trung tâm người ta thấy có sự thay đổi,
có những bó trụ bị cắt ngang và những bó trụ bị cắt dọc, tạo băng Hunter Schreger.
Ở tiêu bản mài dải Hunter Schreger cho hình ảnh những băng sáng và băng tối, điều
này do quá trình khoáng hoá các trụ men, tuỳ thuộc vào trụ bị mài ngang hoặc dọc.
Ở phía ngoài men răng, phần lớn các trụ men chạy thành từng lớp song song và
thẳng góc với bề mặt của men ngoài. (Băng tối: mài dọc. Băng sáng: mài ngang)

Tâm trụ
Đuôi trụ

Hình ảnh Trụ men cắt ngang

33
Hình ảnh trụ men cắt dọc (chú ý những vạch ngang)

Hình ảnh trụ men qua kính hiển vi điện tử tia quét, bao trụ màu trắng

34
Búi men ở đường nối men ngà

Đường nối men ngà (mũi tên)

35
4.2. Những đường tăng trưởng:
Ngoài những vạch có chu kỳ của trụ men phản ánh nhịp độ sinh men. Sự đắp
thêm dần các lớp men phản ánh đường tăng trưởng: đường Retzius. Đường Retzius
chạy quanh răng ngay khi men bắt đầu hình thành, chúng chạy đến bề mặt của răng,
dày chừng 30m, các đường xếp song song tạo đường tăng trưởng. Ở bề mặt của
men răng những đường này có hình ảnh tấm lợp gọi là perikymatie, những đường
gồ ghề perikymatie thường bị bào mòn trong quá trình nhai.

Đường tăng trưởng Retzius

4.3. Đường nối men ngà:


Sự thành lập men răng đầu tiên được thực hiện trực tiếp lên lớp ngà đã được
khoáng hoá sớm hơn một chút.
Đường nối men ngà bao quanh ngà, trừ phần cổ răng.
- Trong giai đoạn này nhú Tomes chưa hoàn toàn phát triển, do đó vùng này chưa
có trụ men, có độ dày 30-50m, gọi là đường nối men ngà.
- Ở trên lớp này trụ men bắt đầu hình thành, tuy nhiên ở người trưởng thành lớp
men ở trong sát với đường nối men ngà vẫn còn tồn tại, chất căn bản không bị hấp
thụ hết tạo nên hình ảnh những búi men.
Búi men thường kéo dài thường được chiếm bởi các chất hữu cơ, lá búi men đôi
lúc tiến tới bề mặt của men, lớp này thường nhiễm các protein có nguồn gốc từ
nước bọt. Búi men không phải là một trạng thái bệnh lý, cũng không phải là nơi xảy
ra sâu răng.

36
Ở đường nối men ngà có sự xâm nhập của các sợi ngà gọi là bó sợi men.

4.4. Men bề mặt:


Vào giai đoạn cuối quá trình tạo men, nguyên bào men mất khả năng chế tiết và
nhú Tomes thoái triển, nhưng sự ngừng chế tiết không xảy ra đồng thời. Một vài lớp
tế bào nhú Tomes vẫn còn hoạt động, điều này dẫn đến sự tạo thành lớp men không
trụ ở bề mặt, lớp men không trụ không đồng nhất, tạo thành hình ảnh lồi lõm trên bề
mặt men. Những vết lõm phản ánh dấu ấn của những nguyên bào men trên bề mặt.

Tế bào Tomes thoái triển

Tinh thể men Trụ men hình lỗ khóa

Mũi tên chỉ vùng dễ bị acid ăn mòn

37
4.5. Mô sinh lý học men răng:
Sau sinh men, cơ quan sinh men thoái triển., cơ quan men thoái biến khi răng
mọc. Theo cách đó men răng có một cấu trúc không có tế bào, không có sự tái cấu
trúc mô. Tuy nhiên có một số thay đổi nhỏ trong sự tạo men sau khi răng mọc.
- Tất cả những thay đổi này phản ánh những thương tổn:
+ Có thể bắt đầu bằng một sang chấn.
+ Độc chất ngoại sinh hoặc trị liệu.
+ Một nhiễm trùng tại chỗ (bệnh lý tuỷ răng trong quá trình tạo men răng sữa, kéo
theo thương tổn vĩnh viễn) hay phổ thông hơn là nhiễm virus.
Yếu tố bệnh lý di truyền (không hoàn thiện tạo men) thường rất khó phát hiện.
Thật vậy nguyên nhân cảm ứng gây ra sự thay đổi cấu trúc men thường rất khó xác
định và những thay đổi cấu trúc men hiếm khi đặc hiệu, thường phụ thuộc vào giai
đoạn mà những cảm ứng đó kích thích lên men.
Mặc dù không có cấu trúc tế bào, men cũng tồn tại một vài thay đổi mang tính
trưởng thành sau khi răng mọc, sự trưởng thành làm thay đổi cấu trúc hữu cơ mà
bản chất men răng sau khi mọc vẫn còn tồn tại.
Bề mặt của men luôn luôn phản ứng tương hỗ với môi trường của xoang miệng.
Sự phản ánh này làm thay đổi cấu trúc bề mặt của men:
* Những tái cấu trúc sau sang chấn: sự bào mòn các vết tích do dấu ấn của nguyên
bào men lên bề mặt men và đường lợp perikymatie, những vạch do đánh răng hoặc
thức ăn quá dai làm mòn bề mặt men, dẫn đến dự thay đổi cấu tạo bên trong.
* Sự thay đổi thành phần hoá học bề mặt do sự trao đổi với các chất trong xoang
miệng: các nhóm glycoprotein của nước bọt thường hấp phụ vào tinh thể
hydroxyapatite và thay đổi thành phần hữu cơ men răng; những ion khoáng có
nguồn gốc ngoại sinh, pH của nước bọt, sự thay đổi pH trong quá trình điều trị.
Sự hoà tan các trụ men do acid trước hết tiêu huỷ các trung tâm của các tinh thể
hydroxyapatite, các tinh thể này thường thẳng góc với trục c của trụ men trong lúc
chất gian trụ vẫn còn tồn tại. Quá trình này thường được dùng để áp dụng điều trị
những thương tổn men, acid bào mòn và làm sạch các chất khoáng của sâu răng, tạo
những lỗ nhỏ cho phép gắn Resin vào răng.
Trong trường hợp sâu răng, sự tấn công của các tác nhân acid do sự lên men vi
khuẩn, ở giai đoạn đầu thường bị ức chế bởi nước bọt (tạo môi trường đệm). Như
vậy nước bọt là một môi trường bảo vệ tốt cho men răng. Các tinh thể
Hydroxyapatite bị acid hoà tan sẽ được môi trường đệm của nước bọt tủa và trám
thương tổn. Tuy nhiên sự hiện diện thường trực của các vi khuẩn và các thức ăn có
đường là tác nhân chính gây thương tổn dọc theo đường Retzius, tạo thương tổn tiền
lâm sàng, về lâu dài các thương tổn này làm sụp men răng bề mặt.chính danh tạo ra
hốc sâu răng.

38
Bề mặt men phản ảnh dấu ấn của tế bào men thoái triển

Sau khi răng mọc, bề mặt men mang những vết xước do san chấn và ảnh hưởng
của môi trường nước bọt (trao đổi ion)

39
NGÀ RĂNG
1.ĐẠI CƯƠNG
Ngà răng là một mô bị calci hoá, chiếm khối lượng lớn nhất của răng. Ngà răng
bao phủ toàn bộ tuỷ răng trừ phần lỗ chân răng.
Ngà răng hình thành đầu tiên ở ngoại vi nhú trung mô. Sự khoáng hoá xảy ra ở
chất căn bản ngà do nguyên bào ngà tổng hợp và chế tiết. Sự đắp thêm ngà răng xảy
ra suốt đời, khi răng còn tồn tại, sự đắp dần theo hướng hướng tâm và phụ thuộc thể
tích của tuỷ răng.
Ngà răng được bao bọc bởi men răng ở phần cổ răng và ở chân răng bằng ximăng
răng, nơi bám của các dây chằng nha chu.

2. CẤU TRÚC MÔ HỌC


Toàn bộ ngà răng phủ quanh tuỷ răng, tuy nhiên ở phần cổ răng ngà ngoại vi được
gọi là ngà vỏ.

2.1. Ngà quanh cổ răng (ngà vỏ):


Ngà vỏ nằm ngay dưới đường men-ngà là lớp ngà đầu tiên được thành lập, dày
chừng 80-100m. Tuy nhiên ở người lớp này mỏng hơn. Có một vài khác biệt so
với ngà quanh tuỷ:
-Lớp ngà này không ống, vì là nơi được tạo ra đầu tiên nên các nhánh bào tương
của nguyên bào ngà chưa phát triển nhiều.
-Khung hữu cơ gồm những phức hợp protein: phần tan rã của màng đáy, những
sợi Von korff, phần lớn tác giả cho rằng chúng có nguồn gốc từ nguyên bào ngà.
Nhuộm hoá mô cho thấy vùng này giàu proteoglycan.
-Những nghiên cứu về lâm sàng và mô bệnh học cho thấy ngà vỏ là nơi dễ bị sâu
răng nhất.

2.2. Đường tiếp giáp men-ngà:


Đường tiếp giáp men-ngà là đường bao bọc trên phần ngà vỏ. Là nơi mà phần
men răng áp vào ở trên và phần ngà răng áp vào ở dưới.
Ở tiêu bản mài, phần tiếp giáp men-ngà có những nhánh bào tương của nguyên
bào ngà xâm nhập và được gọi là chùm men, xâm nhập sâu 3-7m.

2.3. Đường nối ximăng-ngà:


Ở chân răng, đường nối ximăng-ngà là một cấu trúc khó xác định: bị khoáng hoá,
không có cầu calci, ở phần này chất căn bản không đồng nhất, vùng này được gọi là
lớp hạt Tomes.

2.4. Ngà quanh tuỷ(Dentine circum pulpaire):

40
Đặc tính của ngà tuỷ là có những vi quản ngà chạy từ vùng nối men ngà xuống
tuỷ răng. Các vi quản ngà bao quanh nhánh bào tương của nguyên bào ngà. Vi quản
ngà chứa chất căn bản quanh nhánh bào tương của nguyên bào ngà, tạo thành một
đơn vị đóng vai trò nuôi dưỡng các nhánh bào tương này. Giữa hai vi quản ngà là
ngà gian ống.

2.4.1. Tiểu quản ngà:


Các tiểu quản ngà chạy song song, ở vùng cổ răng chúng tạo thành những đường
hình chữ S. Ở chân răng là những ống chạy song song thẳng góc với chân răng,
những tiểu quản ngà nối với nhau bằng các tiểu quản thứ cấp, số lượng các tiểu
quản thứ cấp khoảng 20.000-65.000/mm2 , đường kính 0,5-2,5. Ở vùng tiếp giáp
men ngà chúng tận cùng bằng 2 hoặc 3 nhánh.
Thành của tiểu quản ngà càng xa vùng tuỷ thường bị khoáng hoá bên trong, tạo
các tiểu quản bị xơ hoá, điều này làm tính thấm của vùng càng xa tuỷ càng giảm.

2.4.2. Sự kéo dài của nguyên bào ngà:


Những nhánh bào tương của nguyên bào ngà chạy trong tiểu quản ngà.
Ở phần tận cùng của nhánh bào tương thường chứa ít bào quan, chỉ một ít ty thể
nhưng nhiều vi ống và vi sợi, túi xuất bào.
Cùng với sự khoáng hoá của ngà răng, bộ máy bào quan và ty thể càng giảm,
màng bào tương của những nhánh thường gấp nếp.

2.4.3. Khoảng quanh bào tương của nguyên bào ngà:


Được lấp đầy bởi các nhóm polysaccharid và các protein không collagene, một
vài sợi collagene mảnh bao quanh nhánh bào tương nguyên bào ngà.
Chất căn bản quanh ống được xem như là con đường liên lạc bảo đảm quá trình
biến dưỡng các nhánh bào tương và là nơi dự trữ chất căn bản cho quá trình khoáng
hoá ngà gian ống. Ở 1/3 trong của chất căn bản quanh ống ngà chứa những sợi thần
kinh cảm giác không myeline, những sợi này bao quanh nhánh bào tương của
nguyên bào ngà.

2.4.4. Ngà quanh ống:


Ngà quanh ống là vùng ngà bao quanh các ống ngà, thấy rõ cách vùng khoáng hoá
chừng 100m, độ dày càng tăng khi chúng càng ở xa vùng tiếp giáp men ngà.
Sự khoáng hoá ngà quanh ống diễn ra trên chất căn bản .. chất căn bản này gồm:
-Protein không collagene (phosphoprotein, sialoprotein) và glycoprotein kết hợp
với saccharid mà thành phần chính là chondroitin 4 và 6 sulfate.
-Tinh thể hdroxyapatite nhỏ hơn nhiều so với tinh thể của ngà gian ống.
Khảo sát bằng tia X cho thấy ngà quanh ống có một độ khoáng cao hơn ngà gian
ống và rất nhạy cảm với acid.

41
Độ dày của ngà quanh ống gia tăng ở vùng sát với đường giáp men ngà, kết quả là
giảm đường kính của ống ngà, sự đắp thêm ngà quanh ống dẫn đến bít hoàn toàn
ống ngà (xơ trong ống ngà).

Tiền ngà

Sợi Von Korff

Nguyên bào ngà

Đám nối Retterer

Sự tân tạo mạch máu


dưới nguyên bào ngà

Sơ đồ vùng tạo ngà trong giai đoạn đầu

Nguyên bào ngà Nhánh bào tương của nguyên bào ngà

42
2.4.5. Ngà gian ống:
Ngà gian ống nằm giữa hai ống ngà là kết quả khoáng hoá chất căn bản ngà,
khung hữu cơ của ngà gian ống gồm:
-Collagene type I (90%) gồm những sợi chạy theo nhiều hướng.
-Protein không collagene: phosphoprotein, sialoprotein.
-Phức hợp protein-polysaccharid kết hợp với sợi hoặc nằm giữa các sợi.
-Muối citrate, phospholipid.
-Nước (9%).
Ở pha khoáng hoá tinh thể hydroxyapatite, được thành lập là những trụ lục giác
100nm x 2 đến 3,5nm chiều dày.
-Các thành phần vi lượng: Mg, Ca, Cl, Fe...Tổng lượng khoáng của ngà gian ống
chừng 70% (18% thành phần hữu cơ, 12% nước). Mật độ 2,14.
Trong quá trình khoáng hoá các tinh thể hydroxyapatite hình thành dọc theo sợi
collagene, tinh thể dần dần lấp đầy khoảng gian bào nằm giữa các sợi collagene.
Các tinh thể hydroxyapatite hình cầu kết hợp với nhau thành khối lớn hơn gọi là cầu
calci, cầu calci vùi các ống ngà, mỗi cầu calci vùi từ 5-12 ống ngà (hình 7,8).
Ở vùng ngoài của ngà vỏ thường không có cầu calci, đó là do sự khiếm khuyết
của quá trình khoáng hoá tạo vùng czermack, vùng này chứa nhiều proteoglycan
không khoáng hoá.
Ở sát vùng tiếp nối men ngà tốc độ khoáng hoá và đắp vào lớp ngà đạt 5m trong
24 giờ. Nhịp độ khoáng hoá tạo ra các đường tăng trưởng, đường Owen và Von
Ebner chạy vòng quanh răng.

Hình ảnh ngà cắt ngang

43
Đường nối men ngà
Vi quản ngà
Ngà quanh ống

Ngà gian ống

Ống ngà thứ cấp

Gian bào quanh vi ống


Bào tương kéo dài của tế bào
Giới
ngà hạn vùng khoáng hóa
Tiền ngà

Thân tế bào ngà

Sơ đồ 1 đơn vị ngà

Cầu calci của ngà nhuộm Toluidine

44
Cầu calci của ngà dưới kính hiển vi điện tử tia quét

Trụ men qua kính hiển vi điện tử tia quét (tâm trụ bị khử calci)

45
Men

Ngà vỏ
Tiểu quản ngà thứ cấp
Ngà quanh tủy
Tiểu quản ngà

Tủy răng
Lớp hạt Tomes
Cement

Sơ đồ ngà răng

Phần ngà không khoáng hóa Czermack (mũi tên chỉ vào)

46
Ngà bị thương tổn do vi khuẩn

Hình ảnh ngà vỏ

47
Ngà

Lớp hạt Tomes

Cement
Hình ảnh ngà chân răng

Gia tăng ion khoáng hóa

Ca ++ lấy từ mạch máu từ ty thể phân


hủy từ glycosamino glycans
Giai đoạn ion

Giai đoạn calcium-


phosphate vô định hình
Gia tăng ức chế
Nhân tinh thể Túi gian bào
Màng lipoprotein
của túi gian bào

Gia tăng Hình thành tinh thể


tinh thể
Tăng cầu calci

Cầu calci

48
3. MÔ SINH LÝ HỌC NGÀ RĂNG
3.1. Sự tái cấu trúc ngà răng:
Ngược với men răng, ngà răng tái cấu trúc liên tục trong suốt quá trình tuỷ răng
tồn tại. Sự tái cấu trúc gồm những hiện tượng:
- Ở vùng quanh tuỷ, tế bào ngà luôn luôn tổng hợp, chế tiết chất căn bản ngà và
khoáng hoá, điều này làm tuỷ răng càng ngày càng hẹp lại.
- Ở vùng sát tuỷ răng luôn luôn có một lớp nguyên bào ngà dự trữ cho quá trình
tái cấu trúc.
- Ở ngà cũng có quá trình tái cấu trúc ngà quanh ống.
- Sự tái cấu trúc ngà răng là kết quả của quá trình đắp vào hoặc tái hấp thụ ngà.
Hiện tượng tái cấu trúc có thể là do điều kiện sinh lý hoặc “phản ứng” đáp ứng
kích thích san chấn do bệnh lý hoặc điều trị. Ngoài ra cần phân biệt với quá trình tái
tạo xương, tái cấu trúc ngà phụ thuộc vào độ dày của ngà hoặc vùng quanh ngà, độc
lập với quá trình biến dưỡng Calciphosphate.

Ngà bị tiêu biến do sâu răng

49
Sơ đồ các cơ chế kích thích ngà khác nhau
A: Kích thích trực tiếp sợi thần kinh trong vi quản ngà
B: Sự thay đổi thủy động học lên dịch quanh tiểu quản ngà, kích thích thứ cấp lên
sợi thần kinh
C: Kích thích tế bào ngà, truyền trực tiếp lên sợi thần kinh tận cùng quanh tế bào
ngà

3.2. Sự đắp ngà quanh tuỷ sinh lý:


Sự đắp ngà quanh tuỷ sinh lý là kết quả của quá trình khoáng hoá chất căn bản
ngà do nguyên bào ngà tổng hợp và chế tiết.
Quá trình này xảy ra trong suốt quá trình phát triển của răng sữa dẫn đến đóng lỗ
chóp.
Ở răng vĩnh viễn, quá trình này xảy ra liên tục tạo ngà quanh tuỷ. Quá trình này
làm hẹp tuỷ răng, quá trình đắp vào giống như răng sữa, tuy nhiên do giảm thể tích
không gian (hẹp tuỷ) đường ngà thường không đều.

3.3. Sự đắp ngà trong ống sinh lý:


Do sự đắp ngà quanh ống tiến triển và phụ thuộc vào khoảng gian bào quanh
nhánh bào tương của nguyên bào ngà mà đường kính của ống ngà bị giảm dần.
-Theo đà phát triển của ngà, sự đắp vào ngà gian ống thường bắt đầu ở vùng cách
đường men ngà khoảng 100m.
-Với sự gia tăng tuổi vùng đắp vào trong ống tăng dần từ vùng cổ đến vùng chân
răng.
-Sự đắp thêm ngà quanh ống có thể khởi đầu cho sự khoáng hoá hoàn toàn hoặc
không hoàn toàn- đó là quá trình xơ hoá ngà.
Sự khoáng hoá ngà quanh ống khi quan sát trên tiêu bản xương mài sẽ không thấy
ống ngà: vùng ngà đồng nhất, còn gọi là ngà trong suốt.

50
3.4. Sự đắp ngà phản ứng quanh vùng tuỷ răng:
Tất cả các tác nhân ảnh hưởng đến răng sẽ được lan truyền và ảnh hưởng đến sự
biến dưỡng của tế bào tuỷ răng (nguyên bào ngà, tế bào dự trữ) tạo nên sự đắp ngà
phản ứng. Tuỳ cường độ và thời gian mà các tác nhân “phản ứng” không vượt quá
ngưỡng mà tế bào chịu đựng, bằng không sẽ xảy ra phản ứng đắp ngà. Những tác
nhân gây ra có thể là:
-San chấn và những san chấn đa vi thể: các vết đường trong thức ăn đọng lại (đồ
ngọt).
-Thói quen áp lên răng những lực: ngậm bút, tẩu thuốc...
-Nguyên nhân bệnh lý: sâu răng tiến triển chậm, tật nghiến răng.
-Nguyên nhân điều trị: bịt răng, trám răng.
Giới hạn của sự đắp ngà phản ứng và sinh lý được đánh giá bằng sự hiện diện của
đường calci san chấn.
-Đắp ngà phản ứng có thể chế tiết bởi các nguyên bào ngà, tạo những ống ngà
không đều đặn, sắp xếp lộn xộn hoặc do các nguyên bào ngà dự trữ, trong trường
hợp lớp nguyên bào ngà bị thương tổn. Trong trường hợp này, ngà phản ứng tạo
một hàng rào calci, thường không có ngà ống nằm giữa ngà và tuỷ. Ngoài vùng ngà
không ống có thể có dạng ngà tuỷ với những ống ngà ít nhiều đều đặn chạy song
song ở vùng ngà sát dưới nối men ngà, có thể thấy những “xác” do sự thoái biến của
đuôi ngà, với những ống rỗng. Trên tiêu bản răng mài xuất hiện những vết đen là
những đường ngà chết.

3.5. Đắp ngà phản ứng trong ống ngà:


Đắp ngà phản ứng trong ống ngà là quá trình khoáng hoá trong ống ngà hoặc xơ
hoá trong ống, biểu hiện bằng:
-Xảy ra ở vùng đa thương tổn vi thể.
-Ở vùng sâu răng tiến triển chậm.
-Dưới vùng trám răng.
Xơ hoá ngà trong ống tạo nên sự kết tủa những tinh thể whitlockite.

3.6. Sự tái hấp thụ ngà sinh lý ngà quanh tuỷ:


Sự tái hấp thụ ngà sinh lý ngà quanh tuỷ là quá trình cần thiết để tiêu chân răng
sữa, cần cho quá trình phát triển răng vĩnh viễn.
Quá trình này tương tự quá trình tái hấp thụ xương, kết quả là hình thành những
rảnh khuyết giống như khoảng Howship của xương.

3.7. Sự tái hấp thụ ngà phản ứng quanh tuỷ:


Sự tái hấp thụ ngà phản ứng quanh tuỷ là hậu quả của quá trình ly giải mô có
nguồn gốc từ tế bào, gồm:
-Do phản ứng viêm mãn tuỷ răng.
-Sự ly giải do mô phản ứng tạo huỷ cốt bào thường xảy ra ở vùng chân răng (do
san chấn).

51
-Nhiễm trùng tuỷ răng gây tái hấp thụ vùng quanh lỗ tuỷ chân răng.

3.8. Sự tái hấp thụ ngà quanh ống:


Là quá trình tái hấp thụ ngà quanh ống làm khử khoáng vùng này, hậu quả là gia
tăng đường kính ống ngà. Hiện tượng này xảy ra thường do nguyên nhân sâu răng
bởi các vi khuẩn sinh acid hoặc do các men của vi khuẩn tạo nên. Ống ngà phì đại
tạo nên các vi xoang.

4. SỰ NHẠY CẢM CỦA NGÀ


Khi ngà răng không được men bảo vệ thường bị kích thích gây đau buốt. Nguyên
nhân kích thích có thể là các nguyên nhân sau:
-Nhiệt độ (nóng, lạnh).
-Dung dịch acid, đường, nhược trương, ưu trương.
-Áp lực lên răng hoặc áp lực do viêm tuỷ răng.
-Kích thích điện (test đánh giá sự sống của tuỷ răng).
Phản ứng đau của ngà là do những sợi thần kinh không có myelin bao quanh các
khoảng quanh ống ngà ở 1/3 trong, cứ 200-2000 tiểu quản ngà tận cùng bằng một
đầu thần kinh trần, điều này giải thích ngưỡng đau của mỗi người mỗi khác.
Người ta nhận thấy các chất trung gian hoạt dịch gây đau như: acétylcholine,
bradikinine, histamine, chlorure de pxotassium thường không gây đau, do đó người
ta nghĩ rằng cơ chế kích thích thần kinh ngà răng gây đau khác với những nơi khác.
Các tác nhân acid, vật lý (ép) sẽ bộc phát sự thay đổi thuỷ động học dịch gian bào
ống ngà, hoặc kích thích đám rối quanh tế bào ngà tạo ra đau.
Người ta cũng cho rằng kích thích từ đuôi nguyên bào ngà sẽ lan truyền đến thân
nguyên bào ngà đóng vai trò của một cơ quan tiếp thụ dẫn truyền kích thích đau qua
đám rối thần kinh nằm dưới thân nguyên bào ngà.

52
XIMĂNG RĂNG (CÉMENT)

1. ĐẠI CƯƠNG
Ximăng là một mô bị khoáng hóa bao quanh mặt ngoài của ngà chân răng, mặt
ngoài lớp ximăng được phân phối bởi các sợi tạo thành dây chằng nha chu – đó là
những dây chằng nối xương ổ và lớp ximăng.
Sự tạo ximăng bắt đầu ở vùng cổ răng, ở vùng ngà ngoại vi của chân răng. Người
ta nhận thấy:
- Khởi đầu là sự ngừng tiến triển của bao biểu mô Hertwig von Brunn.
- Tiếp đến là sự biệt hoá các nguyên bào sợi của bao răng thành nguyên bào
ximăng.
Những nguyên bào ximăng tổng hợp và chế tiết những tiền chất hữu cơ tạo thành
chất căn bản của lớp ximăng. Chất căn bản ngoại bào hay mô dạng ximăng trải qua
quá trình khoáng hoá để tạo ximăng.
Những sợi collagene của bao răng sẽ được gắn vào lớp ximăng trong quá trình
khoáng hoá tạo thành những sợi neo đầu tiên của dây chằng nha chu. Trong quá
trình tiến triển ximăng hoá, một vài nơi lớp ximăng có khuynh hướng dày lên (vùng
lỗ chóp). Quá trình sinh ximăng đi liền với sự cốt hóa mào xương ổ; dây chằng nha
chu hình thành và liên kết 2 tổ chức này lại.
Khi răng mọc, có sự tái cấu trúc răng và dây chằng nha chu. Sự tái cấu trúc này
xảy ra suốt đời của một răng để đáp ứng lại những thay đổi về sinh lý, điều trị hoặc
bệnh lý.

2. CẤU TRÚC MÔ HỌC

2.1. Thành phấn cấu tạo của ximăng:


Ximăng gồm một khuôn hữu cơ chiếm tỷ lệ 25%, 65% khoáng và nước 10%.

2.1.1. Khuôn hữu cơ:


Gồm collagene type I kết hợp với phức hợp glycoprotein và mucopolysaccharid.
Thành phần collagene gồm những sợi mảnh chạy theo nhiều hướng, được tổng
hợp và chế tiết từ nguyên bào ximăng được gọi là những sợi nội sinh, những sợi này
về sau sẽ bị vùi vào chất căn bản ximăng khi quá trình khoáng hoá xảy ra.
Những bó sợi collagene được tổng hợp từ nguyên bào sợi của bao quanh răng
trong quá trình tạo chân răng được gọi là những sợi ngoại sinh, những sợi này dần
bị vùi trong lớp ximăng. Sự khoáng hoá những sợi này không hoàn toàn, chạy sâu
vào ngay lớp ximăng và thẳng góc với trục của chân răng. Hướng của chúng phản
ánh quá trình chuyển dịch của răng.

53
Quá trình tạo cement răng
A: Sự tồn tại bao biểu mô Hertwig
B: Sự tan rã bao biểu mô Hertwig
C: Sự biệt hóa tế bào cement
D: Sự lắng cement và hình thành dây chằng nha chu

54
Ngà
Lớp hạt Tomes
Cement không tế bào
Nguyên bào cement

Sợi nội sinh


Mô Cement
Sợi ngoại sinh

Sơ đồ ximăng không tế bào

Men

Ngà
Cement

Sơ đồ mối quan hệ giữa cement và men:


A: Gối đầu B: Không khớp C: Phủ

55
Sợi Sharpey

Cement

Biểu mô sót lại malasser

Nguyên bào cement

Biểu mô sót lại Malasser

2.1.2. Giai đoạn khoáng hoá:


Giai đoạn khoáng hoá là sự kết tụ của muối calcium và phosphate để hình thành
những tinh thể hydroxyapatite nhỏ chứa 1 lượng lớn fluor và một lượng magnésium
tương đương với xương (0,70%).
Sự khoáng hoá gia tăng theo tuổi, ngoài ra theo tuổi già cùng với sự long chân
răng, mặt ngoài của lớp ximăng bị tiếp xúc với môi trường của xoang miệng,
ximăng răng bị tẩm nhuận các ion ngoại sinh nhỏ: Ca, P, Mg, F thường do tính chất
của nước bọt quyết định.

2.1.3. Những tế bào ximăng:


* Nguyên bào ximăng: là những tế bào đáp ứng tạo ximăng. Người ta phân biệt:

56
- Trong quá trình tạo chân răng, những nguyên bào sợi của bao răng tiếp xúc và bị
lớp ngà chân răng cảm ứng.
- Ngay sau khi mọc răng, những nguyên bào sợi nằm sát với lớp ximăng dưới ảnh
hưởng của ngà răng sẽ bị biệt hoá, ban đầu chúng có hình trứng, về sau chúng có
cấu tạo như nguyên bào xương, nhân lệch tâm, bờ tự do hay bờ chế tiết màng tế bào
gấp lại thành nhiều nếp, bào quan rất phát triển, nằm quanh nhân và cực chế tiết,
chất tiền chế tiết được đổ vào gian bào ở cực ngọn theo cơ chế xuất bào.
Cuối cùng nguyên bào ximăng bị vùi trong chất gian bào và biến thành tế bào
ximăng. Sự khoáng hoá ximăng diễn ra như quá trình khoáng hoá tế bào xương.
* Tế bào ximăng: có hình sao và bị vùi trong chất căn bản ximăng, liên lạc với
nhau bởi các tiểu quản, bên trong tiểu quản là các nhánh bào tương của tế bào
ximăng. Quanh các tiểu quản ximăng là chất căn bản chứa nhiều
glycosaminoglycan, những sợi collagène.
Bộ máy bào quan trong tế bào ximăng phản ánh hoạt động của tế bào, những tế
bào ximăng lớp ngoài cùng thường có 1 hệ thống bào quan phát triển phong phú,
trong lúc lớp tế bào trong cùng có bộ máy này kém phát triển, bộ golgi thoái triển,
ty thể giảm số lượng chỉ còn lại 1 ít túi tiêu thể.
Ở vùng sát ngà răng, tiểu quản ximăng và ngay cả tế bào ximăng dần dần biến
mất và thường được lấp đầy bằng một chất vô định hình.
Ở vùng ximăng bị tái hấp thu người ta thấy nhiều vi quản, những mảnh khoáng
rỗng kết hợp với những tế bào đa nhân có cấu trúc như một huỷ cốt bào.

2.2. Cấu trúc của ximăng:

2.2.1. Ximăng không tế bào (ximăng sợi):


Ximăng không tế bào hiện diện nhiều vùng ở sát ngà răng, được tạo nên ở vùng
sát ngà ngoại vi của chân răng, vùi trong đó là các sợi collagene, các sợi này có thể
là nội sinh hoặc ngoại sinh, sợi ngoại sinh tạo ra các bó sợi Sharpey nối với mào
xương ổ.

2.2.2. Ximăng có tế bào:


Ximăng có tế bào bao quanh ximăng không có tế bào tạo thành một tấm bọc
quanh mặt ngà răng.
Ximăng có tế bào có cấu trúc thay đổi theo thời gian và không gian, phản ánh
những kích thích mang tính chức năng. Trước tiên ximăng có tế bào phát triển ở
vùng chóp chân răng, chân răng và cổ răng dày dần theo tuổi. Ở vùng chóp, lớp này
có thể dày từ 200-6000μm.
Đặc tính của ximăng có tế bào là tế bào ximăng bị vùi trong chất căn bản ximăng.
Các tế bào nối với nhau bằng các nhánh bào tương nằm trong tiểu quản ximăng.
Do đặc tính về nguồn gốc ximăng có thể tự tái cấu trúc dọc theo đường mà chúng
đắp vào, ớ lớp sâu của ximăng có tế bào, tế bào ximăng thường thoái triển theo thời
gian, hoạt động chuyển hoá của tế bào chậm lại hoặc không còn nữa, ngược lại lớp
tế bào ximăng ở ngoài rất hoạt động, sự hoạt động này phản ánh tình trạng gia tăng

57
mức độ tạo ximăng ở ngoài rất hoạt động và đồng thời là quá trình cấu trúc lại vùng
ngoại vi.
Lớp ximăng có tế bào thỉnh thoảng chứa các hạt vùi đặc biệt, đó là các hạt do sự
thoái hoá của bao biểu mô Hertwig, sự thoái hoá này tạo ra những tấm tròn thường
nằm gần vùng đã ngà hoá.
Những sợi collagene nằm trong lớp ximăng không tế bào tiếp túc hiện diện trong
lớp ximăng có tế bào. Chúng chí được khoáng hoá 1 phần và bị vùi trong các tiểu
quản, những tiểu quản này chạy ngang qua lớp ximăng trong suốt quá trình đắp dày
lớp ximăng. Đường chạy của chúng là đường thẳng góc với lớp ximăng so với trục
của chân răng, phản ánh quá trình định hướng của dây chằng nha chu trong quá
trình chuyển dịch chậm chạp của răng đang phát triển.
Những sợi collagene có nguồn gốc từ những nguyên bào sợi của dây chằng nha
chu khác những sợi có nguồn gốc từ nguyên bào ximăng, thường bị khoáng hoá và
chạy song song với chân răng.
Trên bề mặt của lớp ximăng đang hoạt động người ta nhận thấy:
- Vùng sinh ximăng, sát cạnh bên những nguyên bào ximăng đang hoạt động, giữa
những tế bào là vùng khoáng hoá, 1 lớp ximăng dày chừng 10μm. lớp ximăng này
là vùng ban đầu do các nguyên bào ximăng tiết ra các thành phần hữu cơ của nó vào
khoảng gian bào, sau đó bị khoáng hoá, nguyên bào ximăng bị nhốt trong các ổ
ximăng và các tiểu quản ximăng, biến thành tế bào ximăng. Ở trong vùng này người
ta cũng quan sát được những sợi collagene tạo thành từng bó có nguồn gốc từ
nguyên bào sợi của dây chằng nha chu cắm sâu vào, những sợi này chạy ra ngoài và
cắm vào mào xương ổ.
- Vùng không hoạt động chứa nhiều tế bào sợi, vùng này có cấu trúc ximăng hầu
như đồng nhất.
- Vùng tái hấp thụ: chất căn bản ximăng bị tái hấp thụ bởi các tế bào có cấu tạo
như huỷ cốt bào, chúng có nhiều nhân, tạo nên những rảnh gọi là khoang Howship.

2.2.3. Ximăng không sợi không tế bào:


Cấu trúc này thường có ở vùng giáp men- ximăng, bao quanh một phần nhỏ vùng
phủ men răng ở cổ răng.
Ở người lớp này thường không có cấu tạo tế bào.

2.2.4. Vùng giáp men- ximăng:


Ở cổ răng, vùng giáp men- ximăng có cấu trúc hơi khác nhau ngay trên 1 răng:
- 30% trường hợp men răng và ximăng tiếp xúc “đầu gối đầu” giữa men và
ximăng.
- 5% trường hợp men răng và ximăng không tiếp xúc với nhau, ở vùng cổ không
tạo được ximăng răng do hậu quả thiếu tiêu biến biểu mô Hertwig và không có sự
biệt hoá tạo nguyên bào ximăng. Sự bộc lộ vùng ngà răng thường gây ra cảm giác
đau và chính vùng này răng rất dễ bị thương tổn (sâu răng).
- 65% trường hợp ximăng phủ lên một vùng nhỏ men răng, thường là ximăng
không tế bào không sợi. Trong trường hợp này men răng thường mất tính chất đồng

58
nhất sáng bóng và sần sùi dưới dạng mảng. Ở vùng này lớp ximăng thường dày 0,5-
1mm.

3. MÔ SINH LÝ HỌC XIMĂNG RĂNG

Khác với mô xương, ximăng không có mạch máu, không tham gia vào quá trình
điều hoà hằng định calci máu.
Sự tái cấu trúc của ximăng răng là quá trình đắp thêm hoặc tái hấp thulà một đáp
ứng mang tính chất vận động tại chỗ, có nguồn gốc kích thích từ ngà răng hoặc nha
chu. Sự tái cấu trúc ximăng răng bị cảm ứng bởi:
- Lực tác động lên các dây chằng nha chu.
- Quá trình viêm nha chu.

3.1. Sự đắp thêm ximăng răng:

3.1.1. Sự đắp thêm ximăng răng sinh lý:


Cung răng tồn tại trong một thời gian rất dài, điều này làm cho tủy răng tồn tại và
theo thời gian lớp ximăng này ngày càng dày hơn, nhưng sự đắp thêm ximăng răng
không xảy ra trên toàn bộ bề mặt chân răng: sự đắp thêm rất ít ở vùng cổ, thường
xảy ra sự đắp thêm ximăng răng theo thời gian ở lỗ chóp.
Ở chóp răng, sự sinh ximăng răng bị kích thích do quá trình tiêu mòn của răng, sự
tạo ximăng được hình thành bằng các đường tăng trưởng đồng tâm, phản ứng này là
do cùng tuỷ răng kích thích nhưng đồng thời cũng do phản ứng của hệ thống nha
chu và vùng khớp răng. Điều có lợi là tăng cường sự vững chắc của khớp răng ổ
răng nhưng đồng thời là quá trình đóng chóp lỗ đỉnh- điều này có nghĩa là tuỷ răng
sẽ không còn được cung cấp máu.

3.1.2. Sự đắp thêm ximăng phản ứng:


Sự đắp thêm ximăng phản ứng xảy ra khi:
- Có sự bịt lỗ chân răng, hậu quả là tạo sự khoáng hoá ở vùng lỗ chóp, làm thành
một sẹo calci hoá đóng lỗ chóp chân răng.
- Khi xảy ra tình trạng bệnh lý quanh chóp hoặc viêm nha chu mãn tính gây quá
sản hoặc thiếu sản sinh ximăng, cũng có thể là một đáp ứng của quá trình tái hấp thụ
xương ở vùng kế cận dưới chân răng- khi đó sự sinh ximăng răng quanh vùng nha
chu làm thay đổi quanh vùng chóp.
- Trong trường hợp thiểu năng và sự bắt đầu thoái hoá răng dẫn đến hậu quả là sự
đắp thêm ximăng răng kém hiệu quả, làm sự tạo ximăng không bình thường hoặc vô
tổ chức.
Phản ứng tạo ximăng răng là phản ứng của tế bào sinh ximăng, những đường tăng
trưởng chạy vòng cung được đắp thành từng lớp song song với nhau, nhưng trong
trường hợp này chúng mất đi những tính chất đó, tạo thành những đường không thứ
tự làm biến dạng chân răng.

59
Sự quá sản ximăng thường kèm theo những khối ximăng không tế bào bị khoáng
hoá dán sát vào chân răng, đôi khi người ta thấy những khối ximăng không tế bào
nằm tự do trong vùng nha chu.

3.2. Sự tái hấp thụ ximăng:

3.2.1. Sự tái hấp thụ ximăng sinh lý:


Trong quá trình tự tiêu của chân răng sữa, những rãnh liên tục bị đào sâu bởi các
huỷ cốt bào. Sự tái hấp thụ chân răng sữa làm bộc phát các phản ứng viêm ở mô
dưới chân răng. Phản ứng tiêu mòn chân răng sữa làm thay đổi lớp cấu trúc lớp
ximăng đắp ngoài chân răng, cuối cùng chân răng sữa bị mất đi. Sự tiêu mòn chân
răng thường xảy ra ở ngoài vùng quanh chân răng.

3.2.2. Sự tái hấp thụ ximăng bệnh lý hay phản ứng:


Sự tái hấp thu ximăng bệnh lý hay phản ứng thường xảy ra do:
- Quá trình bệnh lý nha chu
- Ở những nơi mà răng quá sản tạo những khối bịt gây nên những vi san chấn lặp
đi lặp lại.
- Những lực ép một cách thái quá và lâu dài: răng bị bịt, trồng răng hoặc trám
răng.
Sự tái hấp thụ khởi đầu bằng sự rối loạn sắp xếp các bó sợi dây chằng nha chu và
sự dịch chuyển của răng khi nguyên nhân bệnh lý kéo dài hoặc gia tăng. Sự tạo
ximăng bổ sung sẽ bị ức chế do môi trường xung quanh bị viêm hoặc nhiễm trùng
trong quá trình chuyển dịch răng sinh lý hoặc gây ra trong quá trình chỉnh nha.
Sự sửa chữa chức năng của hệ thống nha chu được bảo đảm nhờ vào một phần sự
đáp ứng của mào ổ răng và một phần của ximăng. Khi trạng thái cân bằng giữa răng
và ổ răng được thực hiện, khi áp lực đè nén được phân phối một cách hợp lí và tôn
trọng thích hợp với biến dưỡng của tế bào thì sự bù đắp và tái hấp thụ xương răng
và ximăng răng sẽ xảy ra theo một quá trình thuận lợi và các dây chằng nha chu sẽ
được duy trì trong một tình trạng gần như bình thường.

60
XƯƠNG Ổ RĂNG

Xương ổ răng là phần xương hàm bao quanh chân răng.


Không có giới hạn về giải phẫu hoặc mô học giữa thân xương hàm (xương nền)
và xương ổ răng. Chức năng đặc biệt của xương cho phép phân biệt xương ổ răng.
Xương ổ răng là một phần tất yếu của hệ thống quanh răng, là phức hợp neo giữ
chân răng, gồm xương - nha chu - cement.
Sự hình thành, cấu trúc và sự sửa chữa xương ổ gắn liền với răng mà nó nâng đỡ.
- Xương ổ hình thành song song với quá trình kiến tạo cement - ngà của chân
răng. Sự đắp dần xương dẫn đến hình thành xương ổ, cùng với sự phát triển của
xương ổ thì sẽ nối liền xương ổ với xương nền đã hình thành từ trước.
- Cấu trúc mô học và quá trình sửa chữa xương của xương ổ phản ánh quá trình
hoạt động sinh lý lâu dài hoặc quá trình bệnh lý của răng.
- Sự mất một hoặc nhiều răng dẫn đến sự thoái triển và tái hấp thụ xương ổ có liên
quan.

1. CẤU TRÚC ĐẠI THỂ


Xương ổ gồm:
+ Xương vỏ hay thành ngoài: người ta phân biệt xương vỏ ngoài hay tiền đình và
xương vỏ trong (ở phần lưỡi xương hàm dưới hoặc khẩu cái của xương hàm trên).
+ Xương ổ chính danh: là phần xương đối diện với chân răng.
+ Xương xốp: là phần xương nằm giữa hai xương ổ chính danh hoặc giữa xương
ổ chính danh và xương vỏ.
+ Mào xương ổ.

1.1. Xương vỏ:


Xương vỏ tạo nên vỏ ngoài của xương ổ răng, bao bọc bởi nướu dính, tiếp liền
với xương vỏ của xương nền hàm.
Mặt ngoài của xương vỏ ngoài có những đường dợn sóng phản ánh phần chân
răng ở bên trong. Độ dày của xương vỏ thay đổi theo vùng giải phẫu, một cách tổng
quát thì độ dày tăng dần từ trước ra sau, vùng sườn dốc xương vỏ ngoài mỏng hơn
so với vùng sườn dốc xương vỏ trong.

1.2. Xương ổ chính danh:


Xương ổ chính danh bao quanh chân răng, cho nên hình dáng của nó thay đổi tuỳ
theo cấu trúc giải phẫu của răng và chân răng mà nó bao quanh.
Nền (đáy) của xương ổ chính danh gần tương quan với:
- Những hố mũi (những răng trước) và những xoang (răng phía sau) của xương
hàm trên.
- Rãnh răng dưới (những răng phía sau) xương hàm dưới.

61
Xương ổ chính danh là nơi bám dính của dây chằng nha chu. Xương ổ có những
lỗ thủng là nơi các mạch máu thần kinh đi qua, vì có nhiều lỗ thủng nên xương ổ
chính danh còn có tên là lá sàn. Danh từ "lá cứng" thường được các nhà X-quang sử
dụng. Tuy cản quang nhưng lá cứng không phản ánh mật độ khoáng hoá của nó.
Thực sự hình ảnh cản quang là do trên phim trước - sau tia X tiếp tuyến với toàn bộ
bề dày của xương.
1.3. Xương xốp:
Xương xốp lấp đầy khoảng trống giữa xương vỏ và xương ổ chính danh, thường
có dạng tháp đỉnh cầu. Đỉnh hình cầu thường rất hẹp ở răng cửa - nanh, rộng dần
theo hướng các răng hàm phía sau.

Dây chằng Nứu tự do


nha chu:
sợi xương
Xương ổ
Sợi nha chu Dính nứu
Sợi neo nứu dính Thành xương ổ

Vỏ

Nha chu

7 Tủy

Sơ đồ xương ổ răng, sự liên hệ với các cấu trúc chung quanh

62
Sơ đồ xương ổ răng: 1. Vách xương ổ giữa 2 răng; 2. Thành xương ổ

Sơ đồ xương vỏ của xương ổ chính danh


1. Nứu 2. Xương vỏ 3. Vách xương ổ răng 4. Thành xương ổ

63
Sợi Sharpey

Tạo cốt bào

Vùng đắp thêm

Tế bào không hoạt động

Vùng nghỉ

Hủy cốt bào

Vùng tái hấp thu


Khuyết Howship

Các vùng khác biệt của thành xương ổ răng

64
2. CẤU TRÚC MÔ HỌC

2.1. Những tế bào:


- Nguyên bào xương: nguyên bào xương có nguồn gốc từ trung mô. Nguyên bào
xương tổng hợp và chế tiết những tiền chất của chất căn bản xương. Nguyên bào
xương hiện diện ở những vùng sinh xương:
+ Ở mặt trong của màng xương phủ xương vỏ.
+ Ở bề mặt của bè xương xốp.
+ Dọc theo xương ổ chính danh ở vùng xảy ra sự đắp xương.
Nguyên bào xương có hình tròn, nhân lệch. Hệ bào quan phát triển đáp ứng nhu
cầu tổng hợp protein, các bào quan này phân bố đều giữa nhân và cực chế tiết. Ty
thể nhiều nhú, bào tương chứa nhiều vi sợi, vi ống, nhiều túi. Bộ Golgi chứa các
hạt, sợi và các enzym hoạt tính: phosphatase, phosphorylase, esterase. Ở cực chế
tiết, màng bào tương trải rộng gắn liền với chất dạng xương đang khoáng hoá trong
quá trình hoạt động. Cực chế tiết của nguyên bào xương có thể giảm dần, nguyên
bào xương biến thành tế bào xương bị vùi trong chất căn bản mà nó chế tiết.
- Tế bào xương: tế bào xương có nguồn gốc từ nguyên bào xương đầu tiên bị vùi
trong chất căn bản dạng xương, dần dần chất căn bản dạng xương bị khoáng hoá, tế
bào xương bị vùi trong chất căn bản xương.
Tế bào xương phân bố theo phiến xương được đắp dần. Tế bào xương nằm trong
hốc xương với các nhánh bào tương nối với nhau và nằm trong tiểu quản xương.
- Huỷ cốt bào: huỷ cốt bào có nhiệm vụ tái hấp thụ xương, được hình thành từ tiền
cốt bào có nguồn gốc từ tế bào mono.
Huỷ cốt bào là những tế bào lớn, phân thuỳ, di động, nhiều nhân. Bào tương chứa
nhiều bào quan phát triển, bộ Golgi tạo nhiều túi chứa các men phân giải protein
vào gian bào (chất căn bản xương) theo cơ chế xuất bào.
Ở mặt trong xương bị tái hấp thụ, huỷ cốt bào bám vào bằng các bờ bàn chải.
Hoạt động của huỷ cốt bào để lại những khuyết xương gọi là khuyết Howship.

2.2. Mô xương:
Thành phần của mô xương: chất căn bản xương gồm khung hữu cơ (21%),
khoáng chất (70%) và nước (9%).

* Khung hữu cơ:


+ Collagene type I chiếm 90% thành phần protein. Tiền sợi collagene được tổng
hợp từ tạo cốt bào và đổ vào môi trường ngoại bào. Tiền sợi collagene với nhau để
tạo thành sợi collagene. Sự sắp xếp của các sợi này sẽ định hướng cho các tinh thể
khoáng hoá.
+ Osteocalcine: giàu acid  carboxyglutamique (1-2%), tham gia vào quá trình
liên kết calcium - protein.
+ Phức hợp phosphoprotein và phospholipoprotein.
+ Osteonectine: có nhiều ở phôi.

65
+ Những glycosaminoglycans: chondroitine sulphate và kerantane sulphate.
+ Glycoprotein, sialo-protein.

* Khoáng chất:
Khoáng chất là những tinh thể calci phosphate, phần lớn ở dạng hydroxy apatite,
một lượng nhỏ calci phosphate ở dạng vô định hình hoặc ở dạng tinh thể khác, đăch
biệt là tinh thể phosphate tricalcique, điều này phản ánh tình trạng thường xuyên
huy động calci trong quá trình biến dưỡng calci - phosphate bảo đảm cho sự điều
hoà calci máu.
Ngoài calcium và phosphate, ở xương đã khoáng hoá còn chứa calcium carbonate,
magnesium phosphate và các thành phần vi lượng: sắt, kẽm.

2.3. Cấu tạo mô học:


Cấu tạo của xương ổ răng thay đổi tuỳ thuộc chức năng của những vùng có liên
quan.
* Ở xương vỏ: bề mặt của ổ xương vỏ bao phủ bởi màng xương liên tục với màng
xương của thân xương hàm.
Sự phát triển của xương vỏ được thực hiện bằng cách đắp dần do sự biệt hoá của
màng xương ở bề mặt có những sợi collagene đến gắn với nướu dính.
Xương vỏ là những phiến xương dày chừng 5-7, phản ánh quá trình tăng trưởng
bằng cách đắp dần, các tế bào xương phân bố dọc theo phiến xương.
Ở mặt ngoài xương vỏ, các phiến xương xếp song song với nhau. Ở mặt trong là
xương Have đặc, phản ánh quá trình giữa sinh xương và huỷ xương (hệ thống Have
hoàn toàn và không hoàn toàn).
* Ở xương xốp: hình thành bởi các bè xương, ở giữa là các tuỷ tạo huyết. Bờ bè
xương thường được đắp dần bởi các dãy tạo cốt bào. Các bè xương chịu sự tác động
của hoạt động chuyển hoá calci-phosphate một phần và một phần khác của tác động
chuyển dịch các mô quanh răng.
Tuỷ tạo huyết là một khối mô giàu mao mạch bạch huyết và thần kinh.
* Ở xương sàn: xương ổ chính danh là nơi neo bám các dây chằng nha chu.
Được lập bởi những tế bào xương mà cấu trúc thay đổi tuỳ theo chức năng của từng
vùng (vùng nghỉ, vùng hoạt động chức năng của các huỷ hoặc các tạo cốt bào).
Xương ổ chính danh là nơi thường xuyên xảy ra sự sửa đổi mô xương, thay đổi
cấu trúc mô học và kết quả là tạo ra những vùng không đồng nhất, đó là:
+ Ở những vùng đắp xương: thành xương ổ được phủ bởi mô dạng xương đang
trong quá trình khoáng hoá, chất dạng xương được tổng hợp và chế tiết bởi những
nguyên bào xương, những tế bào này thường được xếp thành một hàng trên bề mặt
chất căn bản xương mà chúng đang chế tiết.
Giữa những tạo cốt bào là những bó sợi collagene của dây chằng nha chu, những
sợi này được gọi là sợi ngoại sinh, về sau hợp nhất trong quá trình khoáng hoá mô
xương, tạo thành những bó sợi Sharpey. Sợi Sharpey dày hơn ở xương ổ chính danh
so với các sợi Sharpey ở ximăng răng.

66
* Ở vùng nghỉ: phủ ngoài xương là lớp tế bào thuộc nhóm nguyên bào sợi, ở
vùng này cấu trúc xương đồng nhất, thành xương đều đặn. Giai đoạn nghỉ là thời kỳ
xen giữa chu kỳ đắp thêm và huỷ xương của quá trình sửa sang xương ổ.
* Ở vùng tái hấp thụ: bề mặt không đều, hiện diện nhiều khuyết Howship, đó là
những rãnh tạo nên do các huỷ cốt bào. Tuy nhiên bên cạnh vùng tái hấp thụ, luôn
luôn có những vùng xương đang được đắp vào vùng nghỉ. Trên bề mặt của xương ổ
chính danh tồn tại đồng thời các đặc điểm sau:
+ Những điểm tái hấp thụ hoạt động: với những khuyết Howship với bờ là các
huỷ cốt bào. Chất căn bản xương bị phá huỷ, các sợi Sharpey bị phân tán lộn xộn.
+ Vùng những tế bào kém biệt hoá.
+ Vùng đắp xương tối thiểu, bờ được lợp bởi một ít các tạo cốt bào bù trừ một
phần quá trình tái hấp thụ.
+ Vùng bề mặt không hoạt động: nơi chấm dứt quá trình: tái hấp thụ - đảo ngược -
hình thành xương.
2.4. Mô sinh lý học:
Xương ổ răng là nơi thường xuyên xảy ra sự thay đổi và tái cấu trúc cải biên cấu
trúc mô học. Quá trình này gắn liền với:
- Quá trình hằng định calci-phosphate máu.
- Chức năng chịu đựng thường trực các lực tác động lên răng - nha chu.

Ngà
Tiền ngà
Nguyên bào ngà
Sợi tận cùng không Myelin nằm
quanh và dưới nguyên bào ngà

Bao Myelin
Sợi Myelin hóa

Lỗ đỉnh

Hạch Gasser

Sơ đồ phân bố thần kinh ở tủy răng

67
Có thể tóm tắt quá trình tái cấu trúc và sửa đổi xương ổ răng ở bảng dưới đây:

Sự đắp thêm Tái hấp thụ


Ca⁺⁺ máu tăng Ca⁺⁺ máu giảm
↓ ↓
Calcitocine tăng Parahormone tăng
↓ ↓
Tạo cốt bào Huỷ cốt bào
↓ ↓
Đắp xương Tái hấp thụ xương
↓ ↓
Thu calci Giải phóng Ca
↓ ↓
Calci máu giảm Calci máu tăng

Bảng 1: Sự thay đổi mô xương theo sự biến động biến dưỡng calci-phosphate.

Sự đắp thêm Tái hấp thụ


Sự kéo Đè ép
↓ ↓
Tạo cốt bào Huỷ cốt bào
↓ ↓
Đắp xương Hấp thụ
1. Sinh lý: 1. Sinh lý:
- Di lệch trục. - Di lệch trục.
- Mọc răng thụ động.
2. Phản ứng: 2. Phản ứng:
- Thiểu năng. - Cường năng.
- Mất răng đối diện hoặc - Viêm, nhiễm trùng.
nghiêng do thiếu cân
bằng giữa các răng. 3. Trị liệu:
3. Trị liệu: - Chuyển răng.
- Chuyển răng.

Bảng 2: Sự thay đổi cấu trúc do tác động từ răng - nha chu.

68
TUỶ RĂNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Tuỷ răng chiếm phần trung tâm của phức hợp tuỷ-ngà. Là một mô liên kết với
thành phần cơ bản là các tế bào liên kết, mạch máu, thần kinh bảo đảm cho quá
trình phát triển và tồn tại của răng.
Tuỷ răng được bao bọc ở cổ răng, chân răng bằng ngà đã khoáng hoá, liên hệ với
cấu trúc quanh răng ở lỗ chân răng.

2. CẤU TRÚC MÔ HỌC


Những thành phần hữu hình của tuỷ răng phân bố trong chất căn bản liên kết.

2.1. Chất căn bản liên kết:


Chất căn bản liên kết tuỷ răng là môi trường chính đóng vai trò trao đổi chất của
ngà răng và máu. Đối với một răng trưởng thành đây là môi trường duy nhất qua đó
quá trình biến dưỡng, đào thải những sản phẩm của các tế bào sống của răng được
thực hiện.
Chất căn bản là một môi trường ở dạng keo do các phức hợp protein-
polysaccharid tạo thành. Những nhóm proteoglycan hình thành mạng lưới, qua đó
chất điện giải, các phân tử có trọng lượng nhỏ có thể lưu thông.
Các nhóm glycosaminoglycan chiếm 50-90% cấu tạo của proteoglycan, phần lớn
là chondroitine 4 sulfat và chondroitine 6 sulfat.
Chất căn bản có thể từ dạng keo biến thành dạng lỏng, tuỳ thuộc vào quá trình đa
trùng hợp của các proteoglycan, quá trình này làm trọng lượng phân tử của
proteoglycan có thể biến thiên từ 50.000 đến vài triệu Daltons.
Trong chất căn bản ngoài các sợi collagene xếp bó còn có sự phân bố của các
protein không collagene: các sợi fibronectine, protein của huyết tương,
phosphoprotein, carboxy-glutamic protein, glycoprotein.
Glycoprotein của chất căn bản là những chuỗi polypeptid kết hợp với các nhóm đa
đường, sự kết hợp này phụ thuộc vào quá trình trùng hợp của proteoglycan.

2.2. Những thành phần hữu hình:


2.2.1. Những thành phần hữu hình:
Theo hình thái và sự biến dưỡng tế bào mà người ta chia làm 3 nhóm tế bào liên
kết:
-Những tế bào căn bản của tuỷ răng.
-Những tế bào sinh ngà răng.
-Những tế bào có chức năng miễn dịch.
2.2.2. Những tế bào căn bản:
* Nguyên bào sợi: là những tế bào đa hình, có thể dạng sợi, hình sao với các
nhánh bào tương kéo dài, có thể dài tới 20m. Nhân nằm giữa tế bào, bào quan rất

69
phát triển và thường phân bố đều quanh nhân (lưới nội bào có hạt, bộ Golgi, ty thể,
vi ống, vi sợi, vi túi).
Nguyên bào sợi là tế bào chính tạo sợi collagene cho chất căn bản. Khi tế bào
thoái triển và kém hoạt động, chúng biến thành những tế bào sợi.
Về hình thái khó phân biệt được nguyên bào sợi của tuỷ răng với những nguyên
bào sợi của những mô liên kết khác, nhưng cần nhớ rằng những nguyên bào sợi của
tuỷ răng có nguồn gốc từ ngoại trung mô, do đó hoạt động của chúng cũng khác,
chúng mang tiềm năng tổng hợp và chế tiết chất căn bản, mà chất căn bản này có
thể bị khoáng hoá tuỳ điều kiện sinh lý (calci hoá tuỷ) hoặc do phản ứng (tạo chất
giả ngà-pseudodentin).
* Nguyên bào ngà: là những tế bào xếp sát nhau có nhiệm vụ tạo ngà vỏ và ngà
chân răng (xem bài ngà răng).
* Những tế bào ngà dự trữ: nằm dưới lớp nguyên bào ngà, có tên là tế bào Hohl,
tế bào Weil, được phân biệt với nguyên bào sợi do hình của chúng tròn hay bầu dục.
Hoạt động của chúng phụ thuộc vào điều kiện phản ứng (san chấn hoặc do điều trị).
Trong trường hợp lớp nguyên bào ngà bị thương tổn, những nguyên bào ngà dự
trữ, tổng hợp và chế tiết chất căn bản có thể bị khoáng hoá. Trong trường hợp này
sẽ tạo ngà phản ứng: ngà không ống (ngà xơ) hoặc tạo những đám tế bào tân sinh
mạch (xương-ngà). Trong trường hợp này sẽ tạo ngà ống với những vi ống chạy lộn
xộn. Sự tạo ngà phản ứng là một quá trình ngà hoá thứ cấp quanh các nhánh bào
tương của tế bào ngà dự trữ.
2.2.3. Những tế bào có chức năng miễn dịch:
Được xem là những tế bào bảo vệ tuỷ răng trong phản ứng viêm, chống nhiễm
trùng.
-Tương bào: là những tế bào tròn, nhân lệch, chất nhiễm sắc phân bố đều làm
nhân có hình ảnh mặt đồng hồ. Tương bào do tế bào lympho B biệt hoá để tạo
kháng thể thể dịch.
-Dưỡng bào: là những tế bào hình tròn hoặc hình trứng. Bào tương chứa nhiều hạt
cho phản ứng nhuộm dị sắc, những hạt này phân bố đều trong bào tương, chứa
serotonine, histamine, heparine.
-Đại thực bào: là những tế bào lớn, đa hình, bào tương trải rộng dạng amibe. Chức
năng của nó là thực bào các sản phẩm thoái hoá do quá trình viêm.
-Mô bào: là những đại thực bào cố định, chức năng thực bào.
-Những tế bào lympho, bạch cầu hạt (xem bài cơ quan tạo máu-miễn dịch).
-Chu bào: thực sự đây không phải là tế bào của mô liên kết. Tuy nhiên 1 số tác giả
xếp nó trong thành phần tế bào của mô liên kết tuỷ răng, còn gọi là tế bào Rouget,
là những tế bào có khả năng co rút, bao quanh các mao mạch. Nhiệm vụ của chu
bào là điều hoà huyết lưu mao mạch.

2.3. Những phần tử sợi:


Sợi collagene: phần lớn là collagene type I và III (xem bài mô liên kết-sợi tạo
keo).
Sợi võng (xem bài mô liên kết).

70
Sợi Oxytalan: được xem như sợi có cấu trúc từ tropocollagene. Sự sắp xếp của
những đại phân tử làm cho chúng không mang những băng sáng tối có chu kỳ, sợi
này bắt màu nâu đen khi nhuộm ngấm bạc sau khi oxyt hoá bằng acid perfomic.

3. MẠCH MÁU
Hệ thống mạch máu của tuỷ răng rất phong phú. Tiểu động mạch chính xâm nhập
vào tuỷ răng qua lỗ chóp, quanh vùng lỗ chóp hệ thống mạch máu của tuỷ răng nối
với hệ mạch quanh chân răng. Động mạch sau khi qua lỗ chóp sẽ phân nhánh tạo
thành những mao mạch nằm sát lớp nguyên bào ngà.
Tiểu động mạch thường có đường kính dưới 100m gồm 3 lớp áo:
-Áo trong: lợp bởi một hàng tế bào nội mô nằm trên màng đáy.
-Áo giữa: gồm 2-3 hàng tế bào cơ trơn.
-Áo ngoài; là mô liên kết mỏng, khó xác định.
Tiểu động mạch sẽ đi vào các tiểu động mạch cận mao mạch, là một đoạn ngắn,
chứa các lớp tế bào cơ trơn mỏng chạy vòng hình thành cơ vòng tiền mao mạch,
nhiệm vụ của chúng là kiểm soát tuần hoàn mao mạch.
Mao mạch tuỷ răng là mao mạch có lỗ thủng (mao mạch không liên tục), đường
kính 5-30m.
Tĩnh mạch là những tiểu tĩnh mạch, gồm 3 lớp áo.
Tiểu động mạch và tĩnh mạch thường nối tắt, có thể hình dung tuần hoàn tuỷ răng
bằng sơ đồ 1.
* Hệ thống bạch mạch: là những ống cụt, kiểu xoang, có nhiệm vụ dẫn bạch dịch
về các hạch bạch huyết dưới hàm trên và hàm dưới, từ đó đến các hạch bạch huyết
vùng cổ.
* Sự phân bố thần kinh:
Tuỷ răng nhận những sợi thần kinh cảm giác và sợi vận mạch.
-Những sợi cảm giác vào lỗ chóp, dưới dạng những sợi thần kinh có myeline,
chạy song song với chân răng theo các bó mạch, tạo những nhánh hình rẻ quạt ở
vùng dưới ngà vỏ. Ở vùng ngà vỏ chúng tạo thành đám rối Rashkow, từ đó phân
nhánh chạy quanh nguyên bào ngà, chạy vào các tiểu quản ngà bằng các sợi không
myeline.
Phần lớn sợi thần kinh của tuỷ răng là những sợi delta A (80%) có đường kính 2-
20m, trụ trục của chúng cho những sợi mảnh với đường kính chừng 15nm, bao
myeline dày chừng 0,5-1m, bao này bị đứt đoạn bởi nút Ranvier.
1 tế bào schawnn thường tạo bao myeline cho 1-10 trụ trục delta A, những phần
tận cùng của trụ trục không có bao myeline gọi là sợi C. Sự xâm nhập các sợi C vào
tiểu quản ngà xảy ra chậm chạp sau khi răng mọc (nhiều năm).
Cùng với tuổi già, các đám rối thần kinh giảm dần.
-Sợi thần kinh vận mạch thuộc hệ trực giao cảm tận cùng ở lớp cơ động và tiểu
tĩnh mạch, được bao quanh bởi tế bào schawnn nhưng không có bao myeline.
Sợi Adrenaline đáp ứng co mạch và sợi Acétylcholine đáp ứng giãn mạch.
* Sự calci hoá tuỷ răng:

71
Ở tuỷ răng xảy ra quá trình calci hóa không điển hình, sự calci hoá có thể gắn với
thành của ngà tuỷ hoặc cô lập trong trung mô tuỷ răng tạo thành calci hoá lan toả
hoặc những khối calci hoá, kích thước rất thay đổi gọi là sỏi tuỷ.
Sự khoáng hoá tuỷ răng có thể xảy ra không do quá trình bệnh lý, người ta có thể
thấy sự khoáng hoá xảy ra ở răng chưa mọc hoặc răng vừa mới mọc, thường không
tạo một triệu chứng lâm sàng nào, phát hiện tình cờ khi chụp X quang.
Số lượng sỏi tuỷ gia tăng theo tuổi, có thể do quá trình vi san chấn hoặc do viêm
mãn. Sỏi phân tán thường do sự kết tủa vô tổ chức của những tinh thể
octophosphate calci dọc theo thành các mạch máu, hoặc các tinh thể hydroxyapatite
dọc theo các bó sợi collagene, những tinh thể này thường kết hợp thành những vi
nốt tròn, thường phát hiện tình cờ khi xem phim chụp X quang.
Sự hiện diện của sỏi lan toả là một dấu hiệu của quá trình thoái hoá tuỷ (thoái hoá
sợi, hội chứng viêm tuỷ mãn).
Kích thước của sỏi tuỷ rất thay đổi, có thể đạt tới vài mm. Sỏi tuỷ có thể đính vào
ngà tuỷ nằm trong buồng tuỷ hoặc lỗ chỏm.
Quá trình calci hoá tuỷ không đồng nhất, người ta thấy có các dạng calci hoá sau:
+ Calci hoá hướng tâm hay lá đồng tâm.
+ Calci hoá dạng tia.
+ Calci hoá giả ngà răng, với các vi ống chạy vô hướng.

4. MÔ SINH LÝ HỌC TUỶ RĂNG


Mô sinh lý học tuỷ răng gồm những hoạt động của tế bào sinh ngà, huyết động
học và sự nhạy cảm của ngà-tuỷ. Những yếu tố này tạo điều kiện cho răng thích ứng
và tồn tại.

4.1. Hoạt động của tế bào sinh ngà:


Hoạt động này gồm tổng hợp và chế tiết ngà chính danh và sửa sang ngà tuỷ, tức
là khả năng tạo mô sẹo hoặc mô phản ứng của những tế bào tuỷ. Tất cả những tế
bào này có nguồn gốc từ mào hạch thần kinh của dây thần kinh tam thoa, nói một
cách khác những tế bào sinh ngà mang tiềm năng thông tin di truyền cho phép sinh
tổng hợp chất căn bản, một mô có khả năng khoáng hoá. Tiềm năng thông tin này
có thể diễn tả bằng:
-Sự tương tác giữa trung mô với nguyên bào sợi, giữa trung biểu mô với lớp men
trong ở cổ răng, bao biểu mô Hertwig ở chân răng, kết quả là sự biệt hoá nguyên
bào sợi thành nguyên bào ngà chế tiết ngà sơ cấp hoặc thứ cấp.
-Trong trường hợp có hiện tượng viêm, có thể kích thích nguyên bào ngà, kết quả
là đắp thêm ngà phản ứng. Hiện tượng viêm cũng kích thích những tế bào nằm dưới
lớp nguyên bào ngà tạo ngà xơ.
Những tế bào này cũng có thể tự biệt hoá thứ phát bằng cách tân sinh nguyên bào
ngà, sự biệt hoá thứ phát này hình như bị cảm ứng bởi chất tiết của tế bào dự trữ.
Ngược lại, quá trình viêm mãn có thể làm bộc phát quá trình tái hấp thụ dưới ảnh
hưởng của các huỷ cốt bào. Hơn nữa các yếu tố san chấn đều dẫn đến sự xâm nhập

72
tế bào viêm vào tuỷ răng, những sản phẩm của quá trình viêm sẽ làm thay đổi sự
biến dưỡng của tế bào tuỷ răng.

4.2. Mô sinh lý mạch:


Mạch máu của tuỷ răng được xem như một đơn vị vi tuần hoàn tự trị. Tạo điều
kiện cho sự tồn tại và phát triển của phức hợp ngà-tuỷ bằng cách đem lại những chất
cần thiết cho quá trình biến dưỡng.
Sự điều tiết huyết lưu được bảo đảm bằng cơ chế tự điều hoà và phản xạ co dãn
cơ thành mạch. Tất cả sự thay đổi huyết lưu bằng cách gia tăng áp suất động mạch
hoặc co thắt tĩnh mạch đều làm dãn hệ mao mạch (bảng 4). Tế bào nội mô của mao
mạch tuỷ răng rất dễ vỡ, do áp suất cao trong lòng mạch, tạo những vùng vi xuất
huyết, làm phù chất căn bản. Do tính chất cứng của mô ngà, sự phù sẽ ép lòng mao
mạch, làm ngừng chảy máu, mặt khác hệ nối tắt động tĩnh mạch cũng góp phần
ngừng chảy máu trong tuỷ răng. Ngược lại khi sự chảy máu gia tăng, kéo dài và
trầm trọng sẽ dẫn đến thương tổn không hồi phục của tuỷ răng.

4.3. Sự nhạy cảm của ngà tuỷ:


Tất cả những kích thích ngà tuỷ có thể gây đau. Sự kích thích có thể do tác nhân
vật lý (đè ép, nhiệt độ, sự quá tải), hoá học (acid), điện (test đánh giá sự sống của
tuỷ răng).
Sự kích thích và dẫn truyền cảm giác đau có thể tiếp nhận trực tiếp từ những đầu
thần kinh cảm giác tận cùng ở tuỷ răng hoặc bao quanh ống ngà hoặc gián tiếp bởi
sự thay đổi môi trường xung quanh.
Kích thích gián tiếp thường xảy ra trên vùng ngà ngoại vi tạo nên sự thay đổi áp
suất thẩm thấu lên ống ngà, làm biến dạng cấu trúc nguyên bào ngà truyền đến đám
rối thần kinh ở lớp dưới.
Những hiện tượng thuỷ động học làm chuyển dịch gian bào ngà là những kích
thích gián tiếp.
Những chuyển dịch gian bào do sản phẩm của các phản ứng viêm cũng bộc phát
phản ứng đau.

4.4. Lão hoá tuỷ răng:


Cùng với quá trình lão hoá, mô tuỷ răng trải qua nhiều thay đổi dẫn đến làm giảm
quá trình tiến triển hoặc biến dạng những cấu trúc của nó (bảng 5).
Thể tích tuỷ răng giảm dần khi ngà răng dày lên theo tuổi.
Tế bào sợi dần dần thay thế nguyên bào sợi.
Nguyên bào ngà ngừng phát triển và thoái hoá.
Mật độ sợi collagene tăng.
Sự tưới máu của tuỷ răng giảm do dày thành mạch hoặc do co hẹp.
Cấu trúc thần kinh giảm có lẽ là do thoái hoá vì khoáng hoá.

73
DÂY CHẰNG NHA CHU
1. ĐẠI CƯƠNG
Dây chằng nha chu hay dây chằng răng-xương ổ nối liền răng và xương hàm bằng
các sợi Sharpey.Sợi Shapey một đầu gắn chặt vào lớp xi măng răng, một đầu gắn
vào ổ xương.
Sự cố định nguyên phát của răng vào ổ xương xảy ra đồng thời trong quá trình
kiến tạo chân răng bằng cách gắn dần dần các bó sợi collagene từ bao quanh răng
vào lớp ximăng và vào xương ổ răng.
- Sự gắn nguyên phát này luôn luôn tự điều chỉnh và tự đáp ứng theo sự phát triển
của chân răng và tiếp tục thay đổi theo quá trình chuyển dịch của răng dẫn đến sự
mọc răng.
- Cuối cùng, khi răng bắt đầu đảm nhận chức năng, dây chằng nha chu vẫn luôn
luôn tái cấu trúc, sự tái cấu trúc này bảo đảm cho sự cân bằng về cấu trúc mô học,
sinh lí học của phức hợp răng-ổ răng.

2. CẤU TẠO Ổ RĂNG


Dây chằng nha chu là một lớp mô liên kết giàu sợi collagene, bao quanh chân
răng ở vùng cổ răng. Dây chằng nha chu nối cổ răng với nướu răng.
Độ dày nha chu trung bình từ 1mm-1,5mm

2.1. Chất căn bản:


Thành phần chất căn bản gồm các glycosaminoglycans, các protein của mô liên
kết.Chất căn bản chứa những tế bào, những phần tử sợi, mạch máu, dây thần kinh,
bạch mạch.Chất căn bản thường ở trạng thái nửa sol nửa gel, giúp cho các chất
dinh dưỡng có thể lưu thông dễ dàng và giữ được cấu trúc của mô.
Chất căn bản đóng vai trò như một chất đệm làm giảm áp lực do tác động của lực
nhai.

2.2. Những tế bào:


Những tế bào nha chu gồm:
- Những tế bào thuộc nhóm dự trữ sinh tế bào sợi:nguyên bào sợi, tế bào sợi có
nhiệm vụ đáp ứng sinh tổng hợp sợi collagene và các thành phần cho chất căn bản
(protein, glycoprotein, glycosaminoglycans).
- Những tế bào xương và tế bào sinh ximăng:biệt hoá từ những tế bào gốc dưới
ảnh hưởng của những cảm ứng có tính chất hệ thống hoặc kích thích tại chổ.
Những tế bào này có nhiệm vụ tái cấu trúc(đắp thêm, tái hấp thụ) xương và ximăng.
- Những tế bào chịu trách nhiệm viêm và kiểm soát miễn dịch: bạch cầu, tương

bào, dưỡng bào, đại thực bào, tế bào lympho.

74
2.2.1.Nguyên bào sợi:
Nguyên bào sợi là tế bào căn bản của mô liên kết, phân bố đều ở vùng trung tâm
nha chu, thường kết hợp chặt chẽ với sợi collagene.Mật độ tế bào và số lượng
nguyên bào sợi giảm dần theo tuổi và ở những vùng giảm chức năng.
Nguyên bào sợi là những tế bào đa hình (hình dạng biến đổi), nhân nằm giữa , bào
tương chia nhánh hình sao nhiều hoặc ít tuỳ theo hoạt động của tế bào. Hệ thống
bào quan của nguyên bào sợi rất phát triển, thường phân bố quanh nhân, màng tế
bào thường gấp thành nhiều nếp, trong các nếp gấp người ta thường thấy các
tropocollagene vừa được chế tiết.

2.2.2. Tế bào sợi:


Tế bào sợi thường có hình thoi, nhân nằm ở giữa, nhân kém phát triển.Tế bào sợi
là một kém hoạt động về mặt chuyển hoá.

2.2.3 Tế bào xương và tế bào ximăng:


Tế bào xương và tế bào ximăng được xem như là những tế bào được biệt hoá từ
nguyên bào sợi. Sự biệt hoá tế bào xương và tế bào ximăng bị kích thích bởi răng và
nha chu.
Sự biệt hoá huỷ cốt bào hoặc huỷ ximăng bào phụ thuộc vào môi trường viêm, ở
đó tạo nên một vùng chịu áp lực nén.

2.2.4. Những tế bào bảo vệ:


Những tế bào thuộc hệ miễn dịch xuất hiện nhiều ở mô nha chu trong trường hợp
sau chấn thương hoặc nhiễm trùng.
Ngay cả khi không xảy ra quá trình bệnh lí, theo chức năng phần nha chu thường
chịu nhiều lực : lực nhai, lực cọ xát, trong những trường hợp này những tế bào bảo
vệ vẫn xuất hiện với số lượng lớn ở vùng nha chu và vùng nướu răng.

2.2.5. Những tế bào biểu mô:


Sự sót lại của các tế bào biểu mô càon gọi là biểu mô sót lại Malassez-là những
thành phần còn lại của bao Hertwig, thường nằm ở gần lớp ximăng. Những tế bào
này thường có hình tròn, bao quanh bởi một màng đáy. Biến dưỡng tế bào xảy ra
chậm chạp, hầu như không còn. Lớp biểu mô còn sót lại này thường nằm trong lớp
ximăng, trong trường hợp này chúng thoái triển tạo trong lớp ximăng những khuyết
nhỏ hình tròn.

75
Những biểu mô sót lại không có chức năng gì quan trọng,tuy nhiên trong một vài
trường hợp, sự hoạt động của tế bào biểu mô sót lại có thể dẫn tới sự thành lập các u
bệnh lí, tạo các nang quang chân răng, nang bọc quanh đám biểu mô Malassez.

2.2.6. Những phần tử sợi:


Sợi là thành phần chính của nha chu, chúng liên kết răng và xương ổ răng.
Dây chằng được tạo bởi sự kết hợp của các bó sợi collagene, collagene được tổng
hợp từ nguyên bào sợi.
Sợi ngoại sinh chính là các sợi Sharpey nối ximăng với ổ răng, sợi phân bố khắp
nơi quanh chân răng.
Trên thành xương ổ răng, những sợi này thường dày và phân bố theo hình rẻ quạt
ở nha chu trên thành lớp ximăng, sợi biến thành những sợi cực mảnh và phân bố
dày đặc trong lớp ximăng.
Khi gắn vào xương hoặc ximăng, các sợi Sharpey dần dần bị khoáng hoá và
thường được gọi là những sợi ngoại sinh của xương đặc hoặc ximăng để phân biệt
với các sợi nội dinh thường được tạo ra bởi các tạo cốt bào hoặc nguyên bào
ximăng, những sợi ngoại sinh không bao giờ tự khoáng hoá hoàn toàn.
Toàn bộ dây chằng nha chu chịu sự tác động của răng trong suốt quá trình răng
tồn tại trên cung răng.Dây chằng tự tái cấu trúc và thay đổi vị trí cho phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của răng. Hoạt động của tế bào đảm bảo cho quá trình đổi
mới sợi collagene.Các sợi collagene liên tục được bổ sung vào chất căn bản nha
chu, chúng có thể kết hợp với các bó dây chằng nha chu, ngược lại sự thoái hóa các
phân tử collagene sẽ dẫn tới sự thoái hóa mô.
Sự tái cấu trúc dây chằng nha chu tự điều chỉnh ở phần trung tâm của nha chu, tức
ở phức hợp trung gian, 1 phần khác xảy ra ở phần dọc theo thành xương ổ và lớp
ximăng-theo hướng chạy mang tính chất chức năng của dây chằng nha chu, người ta
chia chúng ra thành 5 nhóm chính:
* Những sợi ngang: nằm ở vùng cổ răng, nối ximăng và mào xương ổ hoặc nối 2
lớp ximăng giữa 2 răng kế cận.
* Những sợi vòng: nằm ở vùng cổ răng, vuông góc với sợi ngang, có những sợi
bao quanh 1 răng, những sợi khác bao quanh từ 2 đến 8 răng (hình 3)
* Những sợi xiên: phần lớn nằm ở phần trên ngoài chân răng. Những sợi xiên
thường bị xuyên qua bởi mạch máu và dây thần kinh thông qua các lỗ thủng.
* Sợi đỉnh: có phần tia rẻ quạt bao quanh phần tận cùng của rễ răng.
* Những sợi nối các răng nhiều chân: đó là những sợi nối xương ổ răng với
ximăng của răng nhiều chân.

76
Dây chằng nha chu
Nứu
Xương ổ
Cement

Sơ đồ dây chằng nha chu

Sợi vòng
Sợi ngang
Sợi xiên

Sợi giữa chân răng

Sợi rẽ quạt

Sơ đồ tổng quát dây chằng nha chu

77
Sợi cement – nứu
Sợi vòng
Sợi cement xương ổ
răng
Sợi xương ổ nứu

Sơ đồ phân bố sợi ở chân bì nứu

Sợi nối cement -


cement
Sợi vòng
Sợi xương ổ nứu
Sợi xương ổ vách
giữa răng
Xương ổ
Sơ đồ phân bố sợi ở chân bì nứu

3. SỰ PHÂN PHỐI MÁU

78
3.1. Mạch máu:
Nha chu được cấo máu bởi hệ thống mạch bao quanh chân răng. Những hệ thống
mạch này xuất phát từ những nhánh của thân động mạch hàm trên và hàm dưới
Sự cấp máu xảy ra rất sớm, khi bao răng mới hình thành ở giai đoạn chuông răng,
những động mạch của hàm trên và hàm dưới phân nhánh và cấp máu cho từng răng.
Những mạch máu phân nhánh để cấp máu cho tủy răng và 1 phần nha chu.
Những mạch máu chính của nha chu phần lớn chạy song song với chân răng, giữa
các tấm sợi là những nhánh thứ cấp, sau đó tỏa ra thành chùm bao quanh chân răng .
Hệ thống mao mạch quanh thành xương ổ bao giờ cũng phong phú hơn quanh bao
ximăng răng. Mạch ở vùng nha chu thường có khe nối tắc hẹp.
*Ở đỉnh chân răng: các nhánh đi qua vách xương ổ răng vào sâu trong ổ xương,
có những nhánh xuyên qua lỗ đỉnh của tủy xương, những nhánh khác tái phân phối
cho vùng nha chu quanh đỉnh chân răng.
*Ở vùng giữa: nối với mạch máu nha chu tức là nối với những mạch máu của bờ
nướu tự do.
Sự liên lạc giữa các mạch máu của tủy răng nha chu, xương ổ và nướu hiện tại
người ta không thể xác định một cách chính xác về mặt giải phẩu cũng như mô sinh
lí học, từ đó dẫn đến quan điểm cho rằng mỗi răng có một đơn vị tuần hoàn gồm
một vùng cung cấp máu cho từng răng, một vùng cho nướu, một vùng cho xương ổ
răng.

3.2. Bạch mạch:


Bạch nạch thường chạy song song vói các mao mạch.Tế bào nội mô mao bạch
mạch bắt đầu bởi 1 đầu cụt, ở các bạch hạch lớn trong long có valve bạch mạch , là
hệ thống đưa trở lại máu cho các protein có trọng lượng phân tử lớn, và sự quay trở
lại vòng tuần hoàn của tế bào miễn dịch ;bạch mạch dẫn bạch huyết đến các hạch
hàm trên, hàm duới và hạch cổ .

4. SỰ PHÂN BỐ THẦN KINH


Sự phân bố thần kinh cho vùng nha chu được phân bố bởi các chùm thần kinh
chạy theo mạch máu.
Giống như mạch, người ta phân vùng thần kinh phân bố cho đỉnh chop, vùng
quanh chân răng, vùng cổ, vùng đỉnh chỏm giàu thần kinh nhất.
Những sợi thần kinh này xuất phát từ dây thần kinh số 5, phân thành nhánh trên
và nhánh dưới cho xương hàm trên và hàm dưới.

79
Các sợi thần kinh chính chạy song song với các trục của chân răng, các sợi này có
bao myelin, chúng phân nhánh và giao thoa với các sợi đến từ thành xương ổ và
nướu.
Phần tận cùng của thần kinh gồm có :
*Tận cùng thần kinh cảm giác (chạm, đau, đè, ép): xuất phát từ hạch bạch huyết,
đó là những sợi có myelin, sau đó khi đến phần tận cùng chúng mất myelin biến
thành những sợi trần hoặc được bọc trong các bao liên kết (tiểu thể Ruffini).
*Tận cùng thần kinh cảm giác vận động: cho những tín hiệu cần cho sự vận động,
cần cho tác động đóng, mở hàm, động tác nhai. Những nhân vận động nằm ở não
trung gian những sợi thần kinh này lớn, có myelin và thường có vỏ bọc (bao liên
kết).
-Thần kinh cận mạch : điều tiết lưu lượng máu lưu thông ở răng.

5. MÔ SINH LÝ HỌC
Chức năng của nha chu:
-Liên kết răng vào ổ răng.
-Kiểm soát vi chuyển động của răng.
-Kiểm soát sự dẫn truyền những tín hiệu liên quan đến cảm giác kích thích ngoại
lai và vận động.
-Kéo răng trong thời kì răng mọc.

5.1. Chức năng gắn răng vào ổ răng:


Được thực hiện bởi các bó sợi collagene giữa men răng và xương ổ. Bó sợi
collagene có những xoang, nhò vậy sự neo giữ răng vào ổ răng có tính đàn hồi, hơn
nữa ở phần trung tâm những sợi thường không liên tục, phần này được gọi là phức
hợp trung gian, có thể quan sát được trong quá trình tái cấu trúc chân răng hoặc thời
kỳ răng mọc.
Phức hợp trung gian cho phép tái phân bố vị trí của dây chằng nha chu. Ở giai
đoạn này các sợi collagene không còn nối với nhau.
Sự định hướng khác nhau của các bó sợi collagene đối nghịch với lực ép, kéo
hoặc xoắn vặn tác động lên răng.

5.2. Kiểm soát vi chuyển động của răng:


Sự kiểm soát vi chuyển động của răng và sự duy trì toàn vẹn của nha chu được
đảm bảo bởi :

80
-Phương cách tái phối trí xương và xi măng : những pha đắp vào và tái hấp thụ
xen kẽ cho phép tái phân bố dây chăng nha chu một cách hợp vói chức năng khác
nhau tùy giai đoạn mà một răng phải chịu đựng.
-Bằng cách đổi mới liên tục sợi collagene: sự đổi mới này thực hiện đựoc là nhờ
quá trình suy thoái và tái tạo nguyên bào sợi diễn ra liên tục trong suốt đời của 1
răng. Quá trình đổi mới liên tục sợi collagene sẽ làm sợi Sharpey tái cấu trúc vị trí
trong khi răng thay đổi vị trí. Khi lực kéo hoặc ép phát sinh trong quá trình di
chuyển sinh lí hoặc phản ứng với thời gian và cường độ có thể chịu đựng được đối
với quá trình chuyển hoá của tế bào thì cấu trúc của nha chu được bảo tồn. Khi thời
gian và cường độ của lực vượt quá khả năng chịu đựng của tế bào sẽ đưa đến hậu
quả “trong suốt hoá” 1 vùng nha chu: đó là những khoảng trống không có tế bào, tế
bào bị huỷ hoại, phản ứng thứ cấp là sự xâm nhập các tế bào viêm, các đại thực bào
sẽ thực bào các xác tế bào bị huỷ hoại, sự kiện này dẫn đến sự tân sinh các mạch
máu và tái tạo mô trong trường hợp nguợc lại, vùng hoại tử có thể xuất hiện dẫn đến
1 vùng bệnh lí không hồi phục .
Sự gia tăng (hay sự khuyếch đại) những vi chuyển động của răng ngoài sự thích
nghi cho phép răng sẽ làm dung dịch ngoại bào ( chất căn bản – máu ) chảy vào nha
chu, điều này cũng làm giảm khả năng đệm của mô
nha chu đối với các lực ép nén .Sụ thay đổi lí hoá của chất căn bản cũng gây 1 phản
ứng dội lên sự biến dưỡng tế bào và lên các sợi collagene. Điều này làm thay đổi
lực nén, kéo. Sự ép lên răng sẽ làm co mạch, nguợc lại sự làm giảm áp lực nén sẽ
làm giãn mạch.
Sự thay đổi áp suất thẩm thấu, pH của máu cũng ảnh hưởng đến biến dưỡng tế
bào.

5.3. Sự dẫn truyền những kích thích ngoại lai và nội tại:
Sự dẫn truyền này theo dây thần kinh số V, một kích thích nhẹ có thể khởi phát
phản xạ há miệng: ví dụ sự hiện diện một vật nhỏ trong miệng mà bệnh nhân không
biết trước hoặc 1 vật rất nhỏ nằm giữa kẻ răng ngay khi vật đó chỉ vài m.
Tất cả những kích thích trực tiếp lên đầu tận cùng thần kinh nha chu đều bộc phát
đáp ứng đau, ngay cả những kích thích gián tiếp, bịt răng, trám răng, làm răng giả,
sang chấn răng.
Cuối cùng sự nhận biết về sự cứng, mềm của thức ăn một phần được nhận biết bởi
đầu thần kinh tận cùng của nha chu - điều này làm hàm có thể tự điều hoà được lực
nhai .

5.4. Góp phần của nha chu vào sự mọc răng:

81
Mọc răng là một quá trình bao gồm toàn bộ những sự kiện hướng răng mọc theo
trục chân răng .
-Pha tiền mọc răng gồm quá trình di chuyển mầm răng đến cung nướu, sự di
chuyển này được dánh giá bằng các diễn biến:
*Quá trình sinh ngà, khi mầm răng cùng với sự tăng trưởng của xương hàm trên
và xương hàm dưới, hình thành cung răng.
*Quá trình cấu trúc chân răng được hướng dẫn bởi mầm răng đến biểu mô miệng.
-Pha mọc răng tích cực liên quan đến sự chọc thủng của răng vào xoang miệng .
-Pha thụ động duy trì sự lấp đầy khoảng hở giữa các răng và mặt phẳng dọc đứng
.
Toàn bộ cơ chế mọc răng được xem là quá trình tái cấu trúc tế bào, mô và
mạch.Quá trình mọc răng được thực hiện một phần do lực kéo, một phần do lực ép.
Nhịp độ mọc răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
+Dự gia tăng cấu trúc mô chân răng và vùng quanh răng .
+Áp lực máu .
+Áp lực của dịch mô quanh răng .
+Vai trò của các sợi nha chu .
+Khoảng trống ở trên .
+Sức cản cơ học .
Người ta cho rằng lực kéo của sợi collagene của dây chằng nha chu là quan trọng,
trong quá trình mọc răng, chiều dài của sợi collagene răng nướu giảm 10%.

82
NƯỚU
Nướu là phần niêm mạc miệng bao phủ xương ổ răng và bọc quanh cổ răng.

* CẤU TRÚC ĐẠI THỂ


Nướu có màu hồng ,thường đậm màu hơn biểu mô miệng , màu sắc này khác
nhau ở từng người , ở từng vùng của nướu do sự phân bố các sắc tố khác nhau , ở
độ dày của lớp biểu mô và mức độ sừng hóa của biểu mô, sự phân bố mao mạch ở
lớp biểu mô liên kết ở bên dưới.
Bề mặt nướu lồi lên thành những hạt như da cam, lấm tấm da cam đặc trưng của
nướu bình thường .
Tùy vào vị trí và chức năng của nướu, người ta chia : nướu dính, nướu tự do hay
nướu viền (bờ) và nướu nhú.

+ NƯỚU DÍNH:
Nướu dính bao quanh vùng chân răng, dính với xương vỏ ngoài của xương ổ răng.
Nướu dính được phân biệt với niêm mạc miệng bởi đường niêm mạc nướu, khác
với nướu dính, niêm mạc miệng tách rời với cấu trúc bên dưới. Tuy nhiên ở khẩu
cái vì niêm mạc miệng dính liền với xương ở phía trên, nên không có giải phẫu giữa
nướu dính và niêm mạc miệng ở mặt trong hàm trên.

+ NƯỚU BỜ (VIỀN) HAY NƯỚU TỰ DO:


Nướu bờ hay nướu tự do được phân cách với răng bằng khe răng nướu hay khe
nướu, sâu chừng 1-1,5mm, ở đáy khe, sự liên kết của nướu và răng được thực hiện
bởi biểu mô bám dính.
Bờ cổ của nướu tự do có tên là bờ viền chạy quanh cổ răng.

+ NƯỚU NHÚ:
Nướu nhú là phần nướu ở giữa 2 răng, ở phần này nhú có hình tháp đỉnh nhọn ở
các răng phía trước, ở những răng phía sau đỉnh tháp lõm, sườn nướu nhú về mặt
khẩu cái thường ngắn hơn phía trước.

* CẤU TẠO MÔ HỌC


Nướu được cấu tạo bởi biểu mô liên kết sợi, phủ bên ngoài là biểu mô lát tầng
kiểu Malpighy. Biểu mô và mô liên kết ngăn cách nhau bởi một màng đáy đảm bảo
sự kết nối và trao đổi phân tử giữa 2 loại mô này.

+ MÀNG ĐÁY:
Màng đáy tạo bởi protein dạng sợi (collagene type IV, fibronectine, laminine) vùi
trong chất căn bản đa đường . Dưới kính hiển vi điện tử, màng đáy gồm 1 bản sáng
nằm sát lớp biểu mô và bản đặc nằm tiếp liền với mô liên kết. Bản sáng có những
sợi mảnh tỏa ra theo hình quạt chạy đến gắn với chất căn bản liên kết, mặt khác

83
những sợi neo xuất phát từ chất căn bản liên kết chạy đến gắn với bản đặc. Bản sáng
gắn với biểu mô nhờ các tơ trương lực đi từ thể bán liên kết.
Màng đáy chạy theo đường lượn sóng, tạo nhú chân bì ở mô liên kết và mào biểu
mô ở biểu mô. Đường này phẳng ở phần rãnh biểu mô kết dính, ở phần này không
có nhú chân bì.
Tất cả những thương tổn bệnh lý tại chỗ (bệnh lý nướu, bệnh lý nha chu ) hoặc
toàn thân (các bệnh về máu, tiểu đường ) đều có thể làm thay đổi cấu trúc màng đáy
và cấu trúc đường lượn sóng của màng đáy, làm đường này không còn lượn sóng
đều đặn.

+ BIỂU BÌ NƯỚU:
Biểu bì nướu là 1 biểu mô lát tầng kiểu Malpighy, luôn luôn được đổi mới. Từ
màng đáy trở lên có:

-Lớp mầm: gồm một hàng hình khối vuông hay trụ, có nhiều hình ảnh gián phân
tạo nên những tế bào lớp trên.
Sự đổi mới tế bào biểu mô ở nướu cao hơn ở niêm mạc miệng, tùy theo từng vùng
của nướu và tốc độ đổi mới của nướu có thể khác nhau:
 Từ 4-9 ngày ở khe nướu và nướu tự do.
 Từ 8-15 ngày ở nướu dính.
Càng già thì tốc độ đổi mới càng chậm.
Trong lớp mầm còn có những tế bào khác: tế bào langerhans, tế bào Merkel, hắc
tố bào, số lượng các tế bào này thay đổi tùy theo chủng tộc,do đó màu sắc của nướu
có thể là sáng, xanh hoặc nâu.

-Lớp gai: nằm trên lớp mầm, gồm nhiều tế bào hình đa diện, những lớp phía trên
dẹp dần so với lớp tế bào mầm. Những tế bào lớp gai có đặc tính:
 Thể tích tế bào lớn hơn .
 Lượng ty thể giảm.
 Nhiều vi sợi.
 Thể liên kết nhiều hơn.
 Khoảng gian bào rộng hơn.
 Bào tương dần dần tích lũy các hạt đậm đặc với dòng điện tử.
Những tế bào trên cùng của lớp gai thay đổi tùy theo quá trình sừng hóa hay
không.
Sự sừng hóa là một quá trình sinh lý sinh hóa thay đổi cấu tạo bào tương của lớp
biểu mô trên cùng. Hiện tượng này xét về hình thái thì tế bào biểu mô dẹt dần, nhân
thường nằm sát màng tế bào, bào tương chứa nhiều sợi trương lực, xuất hiện nhiều
hạt. Hạt odland là hạt có dạng lá dưới kính hiển vi điện tử, nó được tạo bởi những
tấm có bản chất là lipide và phospholipide, những hạt này tiến sát màng tế bào và
đổ chất bên trong vào gian bào theo kiểu xuất bào. Một số hạt có hình cầu, hoặc có

84
nhiều thùy chứa kératohyaline, tiền chất của kératine – là 1 protein hình sợi giàu
cystein.
Những tế bào lớp trên tiến triển theo 3 cách:
 Không sừng hóa.
 Á sừng hóa.
 Sừng hóa.

* Biểu mô không sừng hóa: Biểu mô không sừng hóa thường hiện diện ở những
nơi ít xảy ra sự tiếp xúc cọ xát (mặt trong khe nướu ). Sự sừng hóa là một đáp ứng
nhằm gia tăng sức đề kháng của biểu mô bị cọ xát.
Trong biểu mô không sừng hóa, lớp tế bào trên cùng dẹp, nhân hình trứng cực dài
song song với chiều dài của tế bào, màng nhân có vài nếp gấp, lượng bào quan giảm
nhưng không bao giờ biến mất, thể liên kết ít, khoảng gian bào chứa chất vô định
hình hoặc dạng sợi.

* Biểu mô sừng hóa: Sự sừng hóa biểu hiện bằng bào tương của tế bào chứa nhiều
thể Odland, nhiều hạt kératohyaline, nhiều vi sợi, lượng ty thể giảm, chỉ có
ribosome quanh các hạt kératohyaline, thể liên kết ít sợi trương lực, nhiều nhất là
liên kết khe, khoảng gian bào hẹp. Những hạt trong bào tương làm cho tế bào có
dạng hạt, 2-4 lớp tế bào tạo lớp hạt. Lớp hạt sẽ biến thành lớp bong vảy theo 2 cách:
 Tạo lớp sừng chính thức: gồm những tế bào dẹp, bào quan và nhân thoái hóa,
tơ trương lực chiếm hầu hết tế bào. Thể liên kết bị tách rời do các bản đặc trong bào
tương bị vỡ, tế bào bong ra từng nhóm.
 Lớp á sừng: tế bào rất dẹp nhưng còn nhân,ở lớp trên nhân tiến sá gần màng
tế bào, bào tương chứa nhiều sợi kératine, tế bào bong từng nhóm do thoái triển thể
liên kết.
Quá trình sừng hóa là do biểu mô bị chà xát bởi lực nhai hay phát âm. Tại những
nơi không bị chà xát như ở khe nướu thì biểu mô không bị sừng hóa.

-Chân bì nướu: Chân bì nướu là 1 mô liên kết sợi, ở nướu viền, chân bì nướu
nằm trên dây chằng nha chu và tạo nên những sợi nối các răng và sợi nối nướu-
xương ổ- răng.
Tại vùng quanh chân răng, chân bì nướu nằm trên xương vỏ của xương ổ răng, tạo
sự kết nối chặt chẽ giữa xương và nướu của nướu dính.
Tại vùng cổ răng không có giới hạn giữa chân bì nướu và dây chằng nha chu.
Thành phần mô học của chân bì nướu gồm những tế bào như nha chu, sợi chính là
sợi collagene, và thường chia làm các nhóm:

* Sợi xương ổ - nướu: một đầu gắn vào mào xương ổ và xương vỏ, đầu kia phân
chia theo hình rẽ quạt gắn vào nướu, những sợi này đảm bảo cho nướu gắn chặt vào
xương.

85
* Sợi ximăng - nướu: một đầu gắn với lớp ximăng vùng cổ răng, phân tán và chéo
với sợi xương ổ - nướu, chạy trên mào xương ổ và đến bám vào nướu dính.

* Sợi ximăng - ximăng: nối 2 lớp ximăng của hai răng kế nhau bảo đảm sự kết nối
giữa hai răng.

* Sợi ximăng - ximăng: nối ximăng ở cổ răng và mào xương ổ, tương ứng với
phần trên của dây chằng nha chu chạy ngang.

* Sợi vòng: bao quanh cổ răng, tạo vòng bao quanh các răng kế cận.

* Sợi Elastine: là những sợi chia nhánh, đường kính trung bình 0,5-0,9µ, ít những
vạch có chu kỳ. Trung tâm của sợi là 1 vùng sáng dưới kính hiển vi điện tử, ngoại vi
được bao bọc bởi những vi sợi đường kính 10-14nm. Bản chất sợi là các protein gọi
là Elastine giàu analine, valine, leucine, nghèo hydroproline.

Sơ đồ nứu (mặt ttiền đình)


1. Nơi bám cơ 2. Nứu tự do (nứu bờ) 3. Nứu dính 4. Nhú giữa
các răng
5. Đường bám màng môi 6. Đường niêm mạc 7. Niêm mạc nứu 8. Khe
nứu

86
Khe nứu Men
Bờ nứu tự do
Niêm mạc miệng
Biểu mô bám dính Nứu bờ (tự do)
Chân bờ nứu
Nhú biểu bì Ngà
Mào xương ổ
Màng đáy
Nhú trung mô

Nứu dính Cement


Xương ổ
Thành xương ổ

Sơ đồ nứu (mặt tiền đình – lưỡi)

Lớp trên

Lớp dưới

Lớp gai

Lớp sinh sản

87
Sừng hóa hoàn toàn Sừng hóa một phần
nhưng còn nhân
Lớp dưới

Sừng hóa Á sừng hóa


Lớp dưới

Sừng hóa

Lớp dưới

Biểu mô không sừng hóa


Lớp hạt

* SỰ PHÂN BỐ MẠCH MÁU


Cung cấp máu cho nướu có 3 nhóm chính:
+ Những nhánh xuất phát từ mào xương ổ và xương ổ giữa các răng.
+ Những nhánh nha chu vùng cổ răng.
+ Những nhánh từ xương vỏ tưới máu cho nướu dính.

* SỰ PHÂN BỐ THẦN KINH


Thần kinh phân bố cho nướu gồm:
+ Những sợi cảm giác: có nguồn gốc từ nha chu hay xương ổ và những sợi có
myeline chạy song song với mạch máu. Những nhánh tận cùng đến nhú chân bì
nướu và kết thúc dưới dạng sợi trần hay tận cùng đặc hiệu.
Sợi trần là những sợi thần kinh mất myeline và đến tận cùng bằng đầu tự do sát
màng đáy.
Tận cùng đặc hiệu tạo các tiểu thể xúc giác như tiểu thể Meissner, krause.
+ Những sợi vận động: là những sợi không myeline có nguồn gốc giao cảm hoặc
đối giao cảm, kiểm soát sự vận mạch của nướu.

88
BIỂU MÔ BÁM DÍNH

Bao biểu mô bọc quanh cổ răng liên kết giữa nướu và răng gọi là biểu mô bám
dính. Rãnh biểu mô là phần kéo dài của biểu mô bám dính, chiều dài thay đổi từ
0,25-1,35mm. Vùng liên kết chính danh còn gọi là biểu mô bám dính, là tổng thể
sinh học phân cách môi trường bên trong và xoang miệng, là hang rào vật lí và sinh
lí tạo điều kiện kết dính bảo đảm tính thống nhất cho mô nha chu bên dưới.

1. MÔ SINH HỌC
- Biểu mô bám dính nguyên phát: ở giai đoạn cuối của quá trình tạo men,nguyên
bào men sau khi chế tiết sẽ đi vào pha cuối cùng của sự hoạt động,giai đoạn này
được gọi là giai đoạn trưởng thành. chức năng chính của tế bào biểu mổ trong thời
kì này là tái hấp thụ hết các chất thừa của chất căn bản hữu cơ của men, giai đoạn
này được ghi nhận bằng những thay đổi hình thái của tế bào tạo men: thể tích
nguyên bào men giảm, nhú tomes thoái triển, màng bào tương ở nơi này có nhiều
nếp gấp và lõm vào trong, giữa bề mặt màng tế bào và bề mặt men có một khoảng
dày chừng 40 – 80nm, chứa các chất dạng sợi hạt mảnh.
Tiếp theo, nguyên bào men đi vào giai đoạn nghỉ, dồng thời những lớp khác của
cơ quan men cũng mất đặc trưng của về cấu trúc và hình thái của chúng: những tế
bào trở nên dẹp cùng với nguyên bào men, cơ quan men thoái triển.
Toàn bộ biểu mô phủ quanh men trong giai đoạn trước mọc răng được bao quanh
bởi một màng đáy, ngăn cách biểu mô với mô liên kết ở chung quanh.
- Nguyên bào men thoái triển hình vuông nằm trên màng đáy trong (biểu mô men
trong),cách với lớp men bởi một lớp màng mỏng không thoái hoá, đồng nhất hay
lớp sợi hạt, đó là biểu bì nguyên phát.
Ở vùng cổ răng, cơ quan tạo men thoái triển biến thành một lớp mỏng.
Toàn bộ gồm: màng đáy trong, cơ quan men thoái triển và màng đáy ngoài, tạo
nên biểu mô bám dính nguyên phát.
 Sự biến đổi biểu mô bám dính nguyên phát thành biểu mô bám dính thứ phát:
Khi răng bắt đầu mọc váo xoang miệng, lớp biểu mô miệng ở trên dày lên bằng
cách gia tăng gián phân ở lớp tế bào mầm, đồng thời lớp biểu mô men ngoài tăng
sinh, cơ quan tạo men thoái triển. Mặt khác, nguyên bào men thoái triển không phân
chia, dần dần biến thành một hang tế bào dẹp, những tế bào này vẫn còn gắn với lớp
men bởi thể bán liên kết và màng đáy.
Khi răng bộc phát mọc, lúc này lớp biểu mô niêm mạc miệng và biểu mô men
ngoài của cơ quan tạo men tiếp xúc, biểu mô miệng trượt trên biểu mô men ngoài.
Ở giai đoạn này, toàn bộ biểu mô của cơ quan tạo men là biểu mô men ngoài, tế bào
dạng lưới, lớp trung gian có tế bào lát(biểu mô lát tầng). Suốt quá trình mọc răng,
nguyên bào men vẫn không phân chia và biến đổi thành biểu mô lát đơn. Lớp tế bào
này dần dần mất đi khi vòng quanh răng nhú vào xoang miệng. Trong thời gian này,
biểu mô men ngoài tiếp tục phân chia tạo biểu mô lát tầng.

89
Sau mọc răng, ở phần biểu mô nối giữa biểu mô miệng và biểu mô men hầu như
giống nhau về hình thái và rất khó phân biệt. Tuy nhiên, biểu mô men gần như biến
mất dần dần và được thay thế bởi biểu mô có nguồn gốc từ miệng.

2. SỰ HÌNH THÀNH KHE NƯỚU


Cùng với quá trình răng mọc, một rãnh hẹp được hình thành giữa bề mặt men và
nướu, khe này được tạo nên do sự tan rã, tiêu biến của biểu mô kết nối (biểu mô
niêm mạc miệng, biểu mô men).
Vì cùng với sự mọc răng, môi trường viêm chung quanh chứa nhiều bạch cầu
trong biểu mô ở chỗ răng mọc làm tan rã tế bào biểu mô, những tế bào còn lại dính
vào men răng và từ từ bong vảy, tạo khe nướu. Khe nướu bọc quanh vòng răng sâu
1-1.5mm. Thành khe nướu gồm:
- Mặt của răng có thể dính với khe ở dưới đáy bằng 2-3 hàng tế bào, những tế bào
này và phần sót lại của biểu mô nối nguyên phát.
- Một biểu mô lát tầng không sừng hoá tiếp nối với biểu mô nướu ở trên. Đáy của
khe bị bịt kín bởi biểu mô bám dính.

3. CẤU TẠO MÔ HỌC


Người ta goi chung danh từ “biểu mô bám dính” cho toàn bộ cấu trúc nối kết giữa
nướu và răng.
Từ răng đến mô liên kết của nướu, theo thứ tự biểu mô kết dính gồm:
+Biểu bì răng.
+Màng đáy trong.
+Thể bán liên kết.
+Biểu mô nối.
+Màng đáy ngoài.
Ở bề mặt của men răng, đôi lúc có thể còn có:
+Lớp cement không sợi.
+1 đường nối.

Cement không sợi hiện diện dưới dạng những cực hoặc đảo khoáng hoá bám vào
bề mặt cổ răng, một dải không quá 2mm. Cement không sợi được tạo nên khi răng
tiếp xúc trực tiêp với mô liên kết do sự thoái hoá cục bộ của biểu mô men thoái
triển, ở nơi này sự bộc lộ men răng kích thích mô liên kết (bao răng) hoạt hoá
nguyên bào cement tạo các đảo cement.
Sự khoáng hoá chất căn bản cement ở đây không có sợi collagene. Đây là một loại
cement không tế bào đắp song song với mặt cổ răng.

Đường nối hay bờ nối là một đường mảnh đậm đặc dưới kính hiển vi điện tử.
Đường này có khi có có khi không. Ở mức vành cổ, nằm giữa men răng và màng
đáy trong hoặc giữa cement không sợi không tế bào và màng đáy trong. Đường nối
dày chừng 12-20nm, được hình thành do sự tụ đặc các thành phần protein có nguôn
gốc từ dịch nướu. Khi biểu bì răng được thành lập, đường này trở nên khó phân

90
biệt. Ở chân răng ngoại mức nối men-cement, không bao giờ quan sát được đường
này ở cement sợi.
Biểu bì răng khởi đầu dưới dạng một lớp mỏng đậm đặc đối với dòng điện tử,
nằm giữa men răng và nguyên bào men thoái hoá, được chế tiết bởi nguyên bào
men khi chúng biến thành biểu mô lát. Dần dần, lớp màng dày lên đậm đặc và đồng
nhất, dày chừng 4-5, ít nhiều đều đặn, không bao giờ lớp này bị khoáng hoá. Lớp
này nằm giữa men răng và cement không sợi và biểu mô bám dính, hình thành do
quá trình tích luỹ các sản phẩm chế tiết của tế bào biểu mô.
Biểu bì răng có thành phần chủ yếu là protein nghèo glycoprotein và phức hợp đa
đường. Nó đóng vai trò chủ động cần thiết, không can thiệp vào hiện tượng thẩm
thấu, vận chuyển hoặc dính.
Biểu bì răng cũng có thể có một ít lipid, đường protein của máu hậu hoá của
nhiễm ngoại sinh (từ máu).

Màng đáy trong là một điển hình hiếm của cấu trúc nối 2 biểu mô có nguồn gốc
ngoại bì (men và biểu mô kết nối). Màng đáy trong có cấu trúc và thành phần hoá
học giống với màng đáy của biểu mô và mô liên kết chính thức, dày chừng
60±20nm, có nhiều tơ trương lực. Ở màng đáy trong, thể bán liên kết nhỏ hơn và ít
hơn lớp trung gian(5). Cùng với sự thoái hoá của tế bào, màng đáy trong dần biến
mất. Màng tế bào có nhiều nếp gấp tế bào dạng nón, khoảng gian bào rộng.

Màng đáy ngoài ngăn cách biểu mô kết dính với mô liên kết, dày chừng 100nm.
Màng đáy ngoài gồm 1 bản đặc dày 50nm và 1 bản sáng dày 50nm.

Sự hình thành biểu mô bám dính

91
Sự hình thành biểu mô bám dính
1. Men 2. Màng đáy biểu mô men ngoài 3. Biểu mô
bám dính
4.Màng đáy biểu mô men trong 5. Biểu bì răng 6.
Đường viền
7.Cement không sợi 8. Cement có sợi

Vùng cổ răng

Sợi cement nứu


Sợi vòng
Sợi cement-
cement
Nứu: Nhú nứu giữa các răng

Vùng cổ răng

92
Vùng quanh cổ răng

Vùng cổ răng

2. Ngà 3. Men 4. Màng đáy trong

5. Biểu mô thoái triển 6. Màng đáy ngoài 7. Mô liên kết răng

Khe nứu
Vùng cổ

Biểu mô bám dính Vùng trung gian

Vùng đáy
Bề mặt răng

Sơ đồ nứu và sự liên quan của nứu với chung quanh

93
Khe nứu

Biểu mô bám dính


Bề mặt răng
Màng đáy trong

Màng đáy ngoài

Biểu bì

Sơ đồ biểu mô bám dính

 Mô sinh lý học:
-Sự kết dính: Sự kết dính răng nướu được bảo đảm một phần bởi sự áp sát và
tương quan của các cấu trúc hình thành biểu mô kết dính. Mặt kkhác, do hiện tượng
lý hoá, sặ kết dính giữa biểu mô bám dính và bề mặt của răng được thực hiện ở lớp
sang dưới của màng đáy trong, lớp này tạo lực tĩnh điện (lực Van der Waals) giữa
hai cấu trúc biểu mô bám dính và răng có điện tích âm, các ion Ca++ điện tích dương
tạo nên sự hút đẩy hỗ tương của hai lớp này, bản chất của lá biểu bì đóng vai trò
như 1 loại keo sinh học.
Từ răng đến biểu mô kết dính theo thứ tự màng có 3 lớp:
+Lớp sáng ở dưới, dày chừng 9,5nm, phân biệt rõ nhờ màng biểu bì đậm
đặc ở dưới. Lớp sáng ở dưới có vai trò lực tĩnh điện.
+Lớp đậm đặc, dày 40nm, đậm đặc với tia electron, thành phần gồm phức
hợp glycoprotein kết hợp với collagen type IV.
+Bản sáng dày 15nm.

94
Màng đáy trong là sản phẩm của nguyên bào men thoái triển, dần dần được thay
bởi sản phẩm của biểu mô kết dính. Ở vùng gần cổ biểu mô bám dính, tế bào thoái
triển và bong vảy, theo phương thức này ở đây không còn màng trong.
-Thể bán liên kết nối màng đáy và màng bào tương của biểu mô bám dính. Bên
trong bào tương của biểu mô bám dính, có những bản đặc với dòng điện tử, từ đây
xuất hiện các sợi trương lực xuyên màng tế bào đến gắn với màng dấy trong.
-Biểu mô kết nối là biểu mô lát tầng không sừng hoá bao quanh cổ răng. Khi mới
hình thành gồm 4-5 lớp tế bào, dày lên theo tuổi (20-30 lớp tế bào), những tế bào
nối với nhau bằng những thể liên kết hay những liên kết khe, thể tích tế bào chiếm
80%, 20% là thể tích gian bào, gian bào thưòng có mono bào và bạch cầu.
Người ta phân biệt biểu mô kết nối thành 3 vùng:
+Vùng đáy: hình thành bởi những tế bào hình khối vuông hoặc bầu dục,
nhân lớn. Bộ máy nội bào phát triển, đặc biệt là bộ Golgi, chỉ số gián phân cao.
+Vùng trung gian: ở vùng này thể bán liên kết ở màng đáy trong phát triển,
ít thể liên kết, tế bào hẹp dần từ dưới lên trên, bào tương nhiều tiêu thể và không
bào, khoảng gian bào rộng, giữa những tế bào biểu mô đôi khi có sự hiện diện của
những bạch cầu.
+Vùng cổ răng: tế bào biểu mô kết nối dẹt hơn, bộ máy nội bào phát triển
và chứa ít hạt lipid, các tơ trương lực của thể bán liên kết làm gia tăng thêm khả
năng nối kết.
-Sự đổi mới biểu mô bám dính: những tế bào biểu mô bám dính tự đổi mới bắng
sự gián phân của những tế bào lớp căn bản nằm trên màng đáy ngoài. Sự đổi mới
của biểu mô kết dính xảy ra nhanh hơn so với sự đổi mới biểu mô miệng, sự đổi
mới diễn ra từ 5-10 ngày.

95

You might also like