You are on page 1of 3

1. GIẢI PHẪU VÙNG Ổ MẮT.

1.1. Cấu trúc xương ổ mắt.


Ổ mắt là một hốc xương hình quả lê được cấu tạo nên bởi 7 xương: Xương hàm trên, xương
gò má (XGM), xương trán, xương lệ, xương vòm miệng, xương sàng và xương bướm. Ổ mắt
có kích thước như sau: Thể tích ổ mắt là 3 cm3, chiều cao bờ ổ mắt là 40 mm, chiều rộng bờ
ổ mắt là 35mm, chiều sâu ổ mắt là 40 – 50mm. Khoảng cách từ sau nhãn cầu đến lỗ thị giác
là 25mm.
* Trần ổ mắt (thành trên): Được tạo thành bởi xương trán và cánh nhỏ xương bướm, có hố
tuyến lệ ở bên ngoài tham gia cấu trúc một phần của nền sọ trước.
* Thành ngoài ổ mắt: được tạo bởi mỏm trán của xương gò má, xương trán và cánh lớn
xương bướm, có củ ổ mắt (Whinall) là chỗ bám của dây chằng ổ mắt. Thành này có khớp
trán – gò má rất rễ bị gẫy rời khi GXTGM.
* Thành trong ổ mắt: Do mỏm lên xương hàm trên (XHT), xương giấy và thân xương bướm
cấu tạo thành, nằm cạnh các xoang sàng, xoang bướm và các khoang mũi. Phần trong của
thành ổ mắt rất dễ gẫy, ống lệ dễ bị tổn thương.
* Sàn ổ mắt (thành dưới): Tạo bởi XHT, XGM và xương khẩu cái, có rãnh và ngách dưới ổ
mắt. Sàn ổ mắt mỏng, là mặt trên xoang hàm. Trong GXTGM thành này dễ bị gẫy sập và tổ
chức phần mềm dưới và hai bên nhãn cầu dễ bị rơi thụt xuống xoang hàm làm lệch trục
nhãn cầu, hoặc thụt nhãn cầu xuống dưới ra sau.
* Các khe và lỗ:

– Khe ổ mắt trên: Là phần cách cánh bướm lớn và cách bướm nhỏ, có dây III, IV, VI và nhánh
thứ nhất (nhánh mắt) của dây V và các sợi giao cảm đi qua.

– Khe ổ mắt dưới: Được giới hạn bởi xương bướm, XHT, xương khẩu cái và nằm giữa thành
ngoài và sàn ổ mắt. Khe này có nhánh thứ hai (nhánh hàm trên) của dây V, dây thần kinh gò
má. Dây thần kinh dưới ổ mắt (nhánh của dây hàm trên) đi vào rãnh dưới ổ mắt và ống dưới
ổ mắt chi phối cảm giác mi dưới, má, môi trên và răng hàm trên.

Gẫy vỡ 1/3 trong sàn ổ mắt thường kèm theo rối loạn cảm giác ở vùng chi phối của dây ổ
mắt.

– Ngách lệ mũi: Đi từ hố tuyến lệ xuống đến ngách mũi dưới.

– Ống thị giác: Ống thị giác dài từ 8 – 10mm, nằm trong cánh nhỏ xương bướm, được ngăn
cách với khe ổ mắt trên bởi thành xương. Dây thần kinh thị giác, động mạch mắt, các dây thị
giác đều đi qua ống thị giác. Đầu ống ở phía ổ mắt gọi là lỗ thị giác. Khi chấn thương
GXTGM, vỡ sập nún ra sau của thành ổ mắt, ống thị giác có thể bị sập, mảnh xương rời,
máu tụ, phụ nề quanh vùng này dễ bị chèn ép hoặc đứt giây thần kinh thị giác ảnh hưởng
đến thị lực ở mức dộ khác nhau.

1.2. Các thành phần mô mềm trong ổ mắt.


* Thần kinh thị giác trong ổ mắt: Đoạn thần kinh thị giác trong ổ mắt được tính từ lỗ thị giác
đến cực sau nhãn cầu, dài 25 – 30mm, hơi trùng và uốn cong chữ S để có thể di chuyển vận
động theo nhãn cầu.

* Vòng Zinn: là vòng xơ sợi được tạo bởi nguyên uỷ chung của các cơ trục. Vòng Zinn bao
quanh lỗ thị giác và phần giữa của khe ổ mắt trên. Lỗ tạo bởi vòng Zinn gọi là lỗ vận nhãn,
có các dây III, VII, IV và nhánh mắt của dây V đi qua.

* Các cơ vận nhãn: Các cơ vận nhãn tạo nên sự vận động của nhãn cầu và mi mắt: 4 cơ trục
xuất phát từ vòng Zinn, cơ nâng mi xuất phát từ trên vòng Zinn ở cánh nhỏ xương bướm,
hai cơ chéo lớn và chéo bé ở phía trên và phía dưới ổ mắt có tác dụng kéo nhãn cầu lên và
xuống. Khi chấn thương gẫy xương ổ mắt hệ thống cơ này có thể bị liệt, bị kẹt vào khe giữa
hai mảnh xương gây ra lác hay hạn chế vận nhãn về một phía nào đó.

* Tuyến lệ: Nằm trong hố xương trán ở phía trên ngoài ổ mắt, gồm một thuỳ lớn ở hốc mắt
và một thuỳ nhỏ ở mi mắt. Các ống tuyến từ hai thuỳ mi và đổ vào kết mạc cùng đồ trên
phía ngoài.

* Mỡ ổ mắt: là tổ chức đóng vai trò đệm bảo vệ nhãn cầu và mi mắt. Các khối mỡ nằm sau
vách ổ mắt và trước cơ vòng mi.

1.3. Mi mắt.
* Da mi: Đây là phần da mỏng mảnh nhất cơ thể và không có lớp mỡ dưới da. Lớp tổ chức
đệm dưới da rất lỏng lẻo giúp cho nhãn cầu vận động thường xuyên một cách rễ dàng. Nếp
gấp mi trên cách bờ mi tự do khoảng 8 – 11mm (tuỳ theo chủng tộc). Nếp gấp này tương
ứng với chỗ cân cơ nâng mi bám vào các bó cơ vòng mi và cũng nằm gần hoặc ngang bờ
trên sụn mi. Ở mi dưới cũng có nếp gấp mi nhưng không rõ ràng, có khi chỉ là một ghờ nhỏ
tạo nên danh giới phân biệt da sụn mi và da mi.

Mỗi da mi trên và da mi dưới là một đơn vị thẩm mỹ của mi mắt. Khi làm phẫu thuật tạo
hình mi cần chú ý tôn trọng nếp gấp mi và đơn vị thẩm mỹ mi mắt.

* Các cơ vận động mi mắt.

– Các cơ nhắm mi: Cơ vòng cung mi là cơ nhắm mắt chính của mi, khi cơ co làm chi khe mi
hẹp lại. Cơ vòng mi đượcchia thành 3 phần: Phần trước sụn, trước ổ mắt và phần trước vách.
Các phần trước sụn và trước vách tham gia vào động tác tự động của mi, phần trước ổ mắt 
tham gia chủ yếu vào các động tác tự động của mi, phần trước ổ mắt tham gia chủ yếu và
động tác chủ động là nhắm mắt.

– Các cơ nâng mi: Gồm cơ nâng mi và cơ sụn trên (cơ Muller). Cơ nâng mi bắt nguồn từ
đỉnh ổ mắt ngay trên vòng Zinn, đi toả từ trên xuống đến bờ sụn mi. Cơ Muller nằm sau cân
cơ nâng mi, đi xuống phía dưới và bánm dọc theo bờ trên sụn mi trên. Cơ Muller co sẽ nâng
mi trên được 2mm, nếu liệt sẽ dẫn tới sụp mi nhẹ (Hội chứng Horner).
* Sụn mi: Là tấm mô liên kết đóng vai trò như bộ khung của mi mắt, nó bám vào màng
xương ở phía trong và phía ngoài. Sụn mi trên rộng hơn sụn mi dưới, chỗ rộng nhất sụn mi
trên là 10 – 12mm, còn sụn mi dướichỉ có 4mm. Sụnmi dầy 1mm và thon về hai đầu.

* Kết mạc: Là lớp biểu mô gai không sừng hoá, có hai phần kết mạc là kết mạc mi và kết
mạc nhãn cầu. Góc tạo bởi hai phần két mạc tạo thành cùng đồ.
1.4. Mạch máu, thần kinh ổ mắt.
* Hệ thống mạch máu:

– Nguồn cung cấp chủ yếu cho ổ mắt là động mạch mắt (nhánh của động mạch cảnh
trong), một phần từ động mạch hàm trong và động mạch mặt (nhánh của động mạch cảnh
ngoài). Động mạch mắt có nhiều vòng nối với động mạch cảnh ngoài qua vòng quanh ổ
mắt.

– Tĩnh mạch mắt trên là tĩnh mạch dẫn lưu chính của ổ mắt, nó xuất phát từ phần trên hốc
mắt, đi về phía sau khe ổ mắt trên, đổ vào xoang hang.

* Thần kinh:

– Cảm giác cho vùng quanh ổ mắt là nhánh mắt và nhánh hàm trên của dây V.

– Các cơ vòng mi, cơ tháp mũi, cơ nhăn mày, cơ trán do các nhánh dây VII chi phối.

– Thần kinh giao cảm và đối giao cảm chi phối co giãn đồng tử, tiết nước mắt, vận động cơ
bám da, co giãn mạch máu của mi mắt.

1.5. Dây chằng góc mắt.


Hình dạng của khe mi được duy trì bởi dây chừng góc mắt trong và dây chằng góc mắt
ngoài. Dây chằng góc mắt trong bám vào  mào lệ trước và mào lệ sau, khi đến phía ngoài
túi lệ nhập vào làm một, sau đó tách ra thành nhánh trên và nhánh dưới để bám vào sụn mi
trên và sụn mi dưới. Dây chằng góc mắt ngoài bám vào củ ổ mắt ngoài ở mặt trong của bờ
ổ mắt, phân ra hai nhánh vào sụn mi trên và sụn mi dưới. Trong chấn thương vết thương
quanh ổ mắt, nhất là những vết thương ở hai góc mắt. Khi tiến hành phẫu thuật ở vùng góc
mắt cũng cần chú ý tránh gây tổn thương dây chằng, nếu bắt buộc phải can thiệp thì tiến
hành khâu tái tạo dây chằng góc mắt để duy trì hình thể khe mi cân đoói của hai mắt.

You might also like