You are on page 1of 53

GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG

XOANG HÀM

1
Danh sách thành viên
MSSV HỌ VÀ TÊN PHÂN CÔNG
1955010007 PHÙ VĨNH QUỲNH CHÂU Phần II.4.2
1955010012 HOÀNG THỊ HẢI HUÊ Phần I + IV
1955010024 TẤT PHƯƠNG PHƯƠNG Tổng hợp PowerPoint
1955010036 NGÔ NGUYỄN THANH TRÀ Phần III
1955010047 BÙI THỊ BẢO Phần II.2
1955010051 NGUYỄN THỊ MINH CHÂU Phần II.4.1
1955010052 LƯƠNG CHÍNH ĐẠI Tổng hợp Word
1955010060 PHẠM NGUYỄN HIỀN HÒA Phần III
1955010063 NGUYỄN VĨNH KHIÊM Phần II.3
1955010064 TRẦN XUÂN KHUÊ Tổng hợp PowerPoint
1955010067 NGUYỄN NGỌC Phần II.1
1955010076 TRẦN THỊ MINH THƯ Phần II.1

2
NỘI DUNG
Giới thiệu Xoang hàm
I II
Biến chứng thủng xoang Kết luận
III 3
I
V

3
Giới thiệu
I
4

4
Giới thiệu
Xoang hàm trên (Maxillary sinus hay antrum of Highmore) lần đầu tiên
được mô tả bởi Nathaniel Highmore (1613-1685), một bác sĩ và nhà
giải phẫu học người Anh.

"Maxillary sinus is the pneumatic space that is lodged inside the body of
maxilla and that communicates with the environment by5 way of the middle
meatus and nasal vestibule.“ (by Highmore, 1651)

5
Xoang hàm
II
6

6
II/ Xoang hàm

1. Hình thái xoang hàm

• Là xoang lớn nhất trong các xoang cận mũi, thể


tích trung bình: 15-20 cm3
• Khối tháp 4 mặt: đáy liên quan thành ngoài hốc
7

mũi, đỉnh nằm trong mỏm gò má xương hàm


trên

7
II/ Xoang hàm

1. Hình thái xoang hàm

• Trần xoang tương ứng sàn ổ mắt


• Đặc điểm: phẳng, khá mỏng, hơi lồi phía trước và
ngoài. 8

• Lỗ đổ của xoang hàm rất gần với trần xoang →


rất khó cho việc dẫn lưu xoang
• Nhiều trường hợp ống thần kinh dưới ổ mắt nhô
vào trong (thành có thể mất xương) → lí do viêm
xoang có triệu chứng ở răng

8
II/ Xoang hàm

1. Hình thái xoang hàm

• Sàn xoang hàm, hay thành dưới tương ứng xương


ổ răng, liên quan nhiều đến các răng cối lớn và
cối nhỏ​ 9

• Dạng phẳng trong trường hợp xương ổ răng dày,


đôi khi có những vách xương với chiều cao khác
nhau nhô vào lòng xoang (hình nón)

9
II/ Xoang hàm

1. Hình thái xoang hàm

• Thành sau xoang hàm liên quan đến hố dưới thái


dương và hố chân bướm hàm, nơi chứa nhiều cấu
trúc mạch máu và thân kinh quan trọng. 10

• Đây là vị trí kẹp động mạch hàm trong trường


hợp chảy máu.​

10
II/ Xoang hàm

1. Hình thái xoang hàm

• Đáy xoang hàm hay thành trong hàm ngăn cách


xoang với hốc mũi và hơi lồi vào lòng xoang. ​
• Thành trước lõm do hố nanh ở mặt trước xương
11

hàm trên. Độ sâu của hố nanh và kích thước


xoang hàm tỉ lệ nghịch với nhau.​

11
II/ Xoang hàm

1. Hình thái xoang hàm

• Đỉnh xoang hàm tương ứng với xương gò má và


thường ăn sâu vào phía gò má. Đây là vị trí đặt
implant gò má trong trường hợp xương hàm trên
12

tiêu xương nhiều, không sử dụng phương pháp


ghép xương xoang hàm được.

12
II/ Xoang hàm

1. Hình thái xoang hàm

• Đỉnh xoang hàm tương ứng với xương gò má và


thường ăn sâu vào phía gò má. Đây là vị trí đặt
implant gò má trong trường hợp xương hàm trên
13

tiêu xương nhiều, không sử dụng phương pháp


ghép xương xoang hàm được.

13
II/ Xoang hàm

2. Niêm mạc xoang hàm

2.1. Cấu trúc

Niêm mạc xoang hàm còn gọi là màng


Schneider, có cấu trúc giống niêm mạc
đường hô hấp, với dạng trụ tầng có lông
14
chuyển, xen kẽ có tế bào đài tiết nhầy

14
II/ Xoang hàm

2. Niêm mạc xoang hàm

2.1. Cấu trúc


Tế bào tiết nhầy sắp xếp thành 2 lớp, khác biệt như bảng bên dưới:

15

Lông chuyển: xuyên qua lớp thanh dịch, quét lớp dịch nhầy về phía lỗ xoang hàm với tốc độ 3-25mm
mỗi phút
15
II/ Xoang hàm

2. Niêm mạc xoang hàm

2.1. Cấu trúc


• Bề dày niêm mạc xoang từ 0,2 - 1,8 mm và có thể thấy được trên phim CT
• Phân độ độ dày niêm mạc xoang hàm làm 3 độ:
⚬ Mỏng: 0,2-0,8mm
⚬ Trung bình: 0,8-1,5mm 16

⚬ Dày: >1,5mm
• Độ dày xoang liên quan đến tai biến thủng xoang, xoang có độ dày > 1,5mm có tai biến thủng
xoang thấp hơn 19,6% so với màng xoang mỏng

16
II/ Xoang hàm

2. Niêm mạc xoang hàm

2.2. Chức năng


Hướng di chuyển của dịch nhầy trong xoang
hàm: dịch nhầy trong xoang hàm di chuyển
theo một hướng cố định, bắt đầu từ sàn
xoang qua thành bên lên thành trên và qua lỗ 17

xoang hàm mở vào phễu sàng.

17
II/ Xoang hàm

2. Niêm mạc xoang hàm

2.2. Chức năng


• Viêm xoang là tình trạng sưng đau tấy đỏ và nóng, biểu hiện ở lớp niêm mạc trong xoang phì đại
lên.
• Khi bị viêm xoang, chức năng đẩy dịch nhầy sẽ bị suy giảm.
• Trước đây lớp niêm mạc xoang được loại bỏ khi viêm xoang, còn hiện nay lớp niêm mạc này luôn
18

được điều trị bảo tồn.

18
II/ Xoang hàm

2. Niêm mạc xoang hàm

2.2. Chức năng


Hình: Sự khác biệt của niêm mạc xoang hàm khi
bình thường và khi viêm
(A) Màng khỏe mạnh (nguồn Rodella LF, Đại học
Brescia, Ý) 19

(B) Viêm dưới biểu mô (nguồn của Bệnh viện


Valduce, Como, Ý)
(C) Màng phì đại có tính chất sền sệt do viêm

19
II/ Xoang hàm

3. Mạch máu và thần kinh

3.1. Mạch máu


• Chủ yếu là từ nhánh của động mạch hàm qua hai nguồn gồm động mạch dưới ổ mắt và động
mạch xương ổ răng trên sau.
• Ngoài ra còn có:
⚬ Nhánh bên của động mạch bướm khẩu cái
20

⚬ Động mạch khẩu cái lớn


⚬ Động mạch mũi bên sau
⚬ Động mạch xương ổ răng trên trước, trên giữa và trên sau cấp máu cho sàn xoang.

20
II/ Xoang hàm

• 1.Động mạch mắt

3. Mạch máu và thần kinh • 2.Động mạch dưới ổ mắt


• 3.Động mạch thái dương sâu
• 4.Động mạch xương ổ răng trên sau

3.1. Mạch máu • 5.Động mạch xương ổ trăng trên giữa


• 6.Động mạch xương ổ răng trên trước
• 7.Động mạch má
• 8.Động mạch xương ổ răng dưới
• 9.Động mạch màng não giữa

21
• 10.Động mạch hàm
• 11.Động mạch thái dương nông
• 12.Động mạch cảnh ngoài
• 13.Nhánh cằm của động mạch xương ổ răng dưới
• 14.Động mạch mặt

21
II/ Xoang hàm

3. Mạch máu và thần kinh

3.1. Mạch máu


• Động mạch xương ổ răng trên sau chạy từ sau ra trước ở vị
trí cách bờ xương ổ răng khoảng 19 - 20mm.
• Động mạch dưới ổ mắt cùng với động mạch xương ổ răng
trên sau và trên trước có thể thông nối với nhau theo đường
22

trong xoang hay ngoài xoang.


⚬ Nếu có thông nối, vị trí thông nối cách bờ xương ổ răng
khoảng 23 - 26mm → Và đây là yếu tố nguy cơ làm
chảy máu trong phẫu thuật ghép xương xoang hàm

22
II/ Xoang hàm

3. Mạch máu và thần kinh

3.1. Mạch máu


• Tĩnh mạch được dẫn lưu:
⚬ Từ phía trước vào tĩnh mạch mặt
⚬ Từ phía sau vào tĩnh mạch hàm trên.
• Sau đó đổ vào thân chung tĩnh mạch mặt →
23

tĩnh mạch sau hàm và tĩnh mạch lưỡi → đổ


vào tĩnh mạch cảnh trong.

Hình: Các động tĩnh mạch đầu mặt cổ

23
II/ Xoang hàm

3. Mạch máu và thần kinh

3.2. Thần kinh


• Thần kinh chi phối xoang hàm
gồm: Thần kinh cảm giác và thần
kinh tự chủ.
24

Hình: Các nhánh của thần kinh sinh ba

24
II/ Xoang hàm

3. Mạch máu và thần kinh

3.2. Thần kinh


• Thần kinh cảm giác của xoang hàm trên:
⚬ Xuất phát từ nhánh hàm trên của thần kinh sinh ba (V.2) và các nhánh của nó như
■ Thần kinh dưới ổ mắt
■ Thần kinh khẩu cái lớn 25

■ Thần kinh xương ổ răng trên trước, trên giữa và trên sau.
⚬ Thần kinh dưới ổ mắt cùng thần kinh xương ổ răng trên trước và trên giữa đi qua mặt trước
xương hàm trên, do đó những chấn thương vỡ mặt trước xoang hàm có thể dẫn đến tê mặt, ê
răng hay nhạy cảm răng.

25
II/ Xoang hàm

3. Mạch máu và thần kinh

3.2. Thần kinh


• Thần kinh tự chủ của xoang hàm trên:
⚬ Chi phối tiết niêm mạc xoang qua nhánh bướm khẩu
⚬ Dây thần kinh xương ổ răng trên giữa góp phần chi phối lớp niêm mạc thứ cấp.
⚬ Lỗ đổ xoang hàm chi phối bởi thần kinh khẩu cái lớn và phễu sàng được chi phối bởi nhánh sàng trước
26

của V.1.
⚬ Lớp màng nhầy chi phối bởi sợi giao cảm hậu hạch từ dây thần kinh đál ớn (một nhánh của dây thần
kinh mặt) để tiết chất nhầy.
⚬ Các sợi vận động tiết bắt nguồn từ dây thần kinh trung gian Wrisberg, synapse ở hạch chân bướm khẩu
cái và được đem đến niêm mạc xoang cùng với các nhánh cảm giác của V.2.
⚬ Các nhánh co mạch bắt nguồn từ đám rối giao cảm cảnh.
26
II/ Xoang hàm

4. Biến chứng xoang hàm

4.1. Kích thước và hình dạng xoang hàm


Kích thước và hình dạng xoang hàm thường thay
đổi đáng kể.

27

Sự phát triển của các xoang hàm theo đổi theo tuổi. Cho đến 12 tuổi, sự phát triển của xoang hàm
trên chủ yếu theo hướng bên về phía gò má tạo nên hõm gò má (mũi tên trắng hình b) và thấp
hơn mức của khẩu cái cứng. Sau đó, xoang mở rộng xuống phía dưới so với sàn mũi (mũi tên
trắng hình c, d)

27
II/ Xoang hàm

4. Biến chứng xoang hàm

4.1. Kích thước và hình dạng xoang hàm


Khi xoang hàm quá phát về phía dưới, xoang
hàm lan vào phần xương ổ giữa các chân răng và
có trường hợp sàn xoang bị thủng và chân răng
28
nhô vào lòng xoang

Chân răng lõm vào lòng xoang, chỉ có một lớp xương rất mỏng bao quanh, nguy cơ cao

bị thủng sau nhổ.

28
II/ Xoang hàm

4. Biến chứng xoang hàm

4.1. Kích thước và hình dạng xoang hàm


Xoang hàm hai bên xương hàm trên thường
không cân xứng nhau. Nhiều trường hợp, một
bên xoang hàm quá phát trong khi đó bên kia lại
29
thu hẹp đáng kể hoặc đôi khi xoang hàm một bên
hoàn toàn không phát triển, gọi là xoang câm.

Xoang hàm hai bên phát triển thường không cân xứng nhau

29
II/ Xoang hàm

4. Biến chứng xoang hàm

4.1. Kích thước và hình dạng xoang hàm


Khi mất răng hàm trên, xoang hàm thường phát
triển vào phần xương ổ không còn răng. Xoang
hàm có thể lan xuống gần toàn bộ phần xương ổ
30
rằng giữa các răng còn lại. Tại những vị trí này,
xương sẽ rất mỏng so với các vị trí khác của sàn
xoang.
Khi một răng hàm trên phía sau bị mất, xoang hàm bắt đầu mở rộng vào phần xương

còn lại và làm giảm chiều cao xương sẵn có.

30
II/ Xoang hàm

4. Biến chứng xoang hàm

4.1. Kích thước và hình dạng xoang hàm


Sàn xoang hàm mỏng là một yếu tố không thuận
lợi khi mất răng vùng răng sau điều trị bằng giải
pháp cấy ghép implant. Trong trường hợp này
phải ghép xương xoang hàm mới có thể cấy ghép 31

implant được.
Ghép xương xoang hàm và cấy ghép implant.

31
II/ Xoang hàm

4. Biến chứng xoang hàm

4.2. Vách xoang hàm


•Vách xoang hàm → chia xoang thành nhiều buồng
•Chủ yếu ở sàn xoang, thỉnh thoảng xuất phát từ thành trong xoang.
•Hình thành bởi các giai đoạn khác nhau trong quá trình khí hóa. Gia tăng khí hóa
xoang sau mất răng → hình thành vách ở sàn xoang do tiêu xương từ niêm mạc
32
xoang.
•Vách xoang được mô tả lần đầu vào năm 1910 bởi Underwood, một nhà giải phẫu
học: dạng cung gothic ngược, xuất phát từ thành dưới và thành ngoài xoang hàm.
Ảnh chụp conebeam CT cho thấy một vách ngăn toàn bộ ở
•Nghiên cứu sau này: có nhiều loại hình thái vách khác nhau: công trình của Al-
vùng sau của xoang hàm bên phải.
Faraje (2011), phân chia vách xoang làm 6 loại

32
II/ Xoang hàm

4. Biến chứng xoang hàm

4.2. Vách xoang hàm


•Vách xoang chiếm tỉ lệ 24% - 33% tuỳ theo nghiên cứu.
•Vách xoang đa số xuất phát từ phần ba giữa sàn xoang, cũng có thể xuất phát ở
phần ba trước hay phần ba sau.
•Nghiên cứu của Pommer và cộng sự: 8923 xoang hàm (2012): 54,6% ở phần ba
33

giữa, 24,4% ở phần ba trước và 21% ở phần ba sau. Vách chủ yếu ở sàn xoang
Chế độ xem giống như toàn cảnh (Panoramic-like) của hình
theo hướng ngang (87,6%) so với hướng trước sau 11,1%; còn vách từ thành
conebeam CT cho thấy vách ngăn một phần ở xoang hàm hai bên
trong chỉ 1,3%. Hầu hết các vách là vách một phần (partial septa), chiếm 99,7%
so với vách toàn bộ (complete septa) chỉ 0,3%.

33
II/ Xoang hàm

4. Biến chứng xoang hàm

4.2. Vách xoang hàm


Al-Faraje (2011) phân chia vách xoang làm 6 loại:
• Loại I (Vách đơn thấp): Vách xuất phát từ sàn xoang, có chiều cao khá thấp (<1 cm).
• Loại II (Vách đa thấp): Ít nhất 2 vách xuất phát từ sàn xoang, có chiều cao khá thấp (<1 cm).
34

• Loại III (Vách đơn cao): Vách xuất phát từ sàn xoang, có chiều cao >1 cm.
• Loại IV (Vách đa cao): Ít nhất 2 vách xuất phát từ sàn xoang, có chiều cao >1 cm.
• Loại V (Vách ngang): Vách xuất phát từ thành trong.
• Loại VI (Vách toàn bộ): Vách phân chia xoang thành hai buồng riêng biệt.

34
II/ Xoang hàm

4. Biến chứng xoang hàm

4.2. Vách xoang hàm

35

35
II/ Xoang hàm

4. Biến chứng xoang hàm

4.2. Vách xoang hàm


Lưu ý lâm sàng:
• Vách xoang có thể phát hiện qua phim toàn cảnh.

• Để đánh giá chi tiết hình thái vách, cần chụp phim CT hoặc
36

conebeam CT → phẫu thuật viên cần có kế hoạch xử lý

vách xoang theo từng loại.


•Vách xoang loại IV: 2 vách một phần (partial septa) dài và vuông
• Với loại III và loại IV, cần hết sức cẩn thận nhằm tránh
góc (mũi tên) không giới hạn ở đáy xoang trong hình ảnh cắt ngang
rách hay thủng màng xoang trong quá trình phẫu thuật. CBCT (A) và ba chiều (B).

36
Biến chứng thủng xoang
III
37

37
Nguyên nhân
01 Đặc điểm giải phẫu

• Xoang hàm nằm ở hàm trên, tương ứng với chóp chân răng
cối nhỏ thứ hai đến răng cối lớn thứ hai, đôi khi cả chóp chân
răng nanh và răng cối nhỏ thứ nhất.
• Thành xoang hàm tương ứng chóp răng đôi khi rất mỏng,
nhất là ở người lớn tuổi. Có trường hợp chóp chân răng nằm
38

trong xoang hàm, nhất là chân trong răng cối lớn thứ nhất.
Những đặc điểm giải phẫu góp phần gây nguy cơ thủng
xoang hàm khi nhổ răng vùng này nhất là răng cối lớn thứ
nhất hàm trên.

38
Nguyên nhân
02 Nguyên nhân khác
• Vùng xương giữa xương hàm và chóp chân răng bị suy yếu có thể do:
Xoang bị viêm do răng hoặc không do răng.
Các răng tương ứng với xoang hàm có thể bị chết tủy hoặc viêm nha
chu gây tổn thương quanh chóp, phá hủy các khung tương ứng với xoang hàm.
• Một số phẫu thuật dễ gây thủng xoang hàm như lấy nang do răng hoặc phải
39
nạo u hát hoặc lấy bao nang sau nhổ răng..
• Động tác lấy chóp chân răng bị gãy sát xoang không thích hợp có thể đẩy
chóp chân răng lọt vào hàm xoang.
• Chấn thương có thế nào làm vỡ xương hàm trên và thủng xoang hàm.

39
Chẩn đoán
1. Phản ứng xuôi 2. Nghiệm pháp ngược
Bệnh nhân ngậm miệng, không bịt mũi đồng thời dồn
Lệnh nhân mở miệng, bịt mũi đồng
hơi gây áp lực vào trong miệng, sau giây lát thấy máu
thời nén hơi gây áp lực lên mũi. Từ đó
áp lực ép vào trong xoang, thấy bọt chảy ra ở mũi, đây là nghiệm pháp khó thực hiện nên chủ
màu hồng từ ổ răng yếu chẩn đoán bằng nghiệm pháp xuôi.

40

3. Mủ chảy ra 4. Qua phim tia X


Sau khi nhổ răng tương ứng vùng Quan sát trên phim tia X theo nhiều
xoang, đôi khi quan sát thất mủ từ trong tư thế chụp để xác định thông
xoang hàm viêm có mủ chảy ra ổ răng xoang. Hiệu quả hơn nếu sử dụng
kết hợp với nghiệm pháp xuôi để xác chụp cắt lớp có hỗ trợ của máy tính
định thông xoang. (CT scan).

40
Phòng ngừa
Để phòng ngừa biến chứng thông
xoang, bác sĩ phải xem xét cẩn thận trên
X quang trước phẫu thuật, đánh giá mối
liên hệ giữa chân răng và xoang hàm bất
cứ khi nào nhổ răng liên quan vùng này
nhất là răng cối lớn hàm trên. Nếu sàn
xoang rất gần với chân răng và chân
răng rất phân kỳ, nên chia chân răng 41

trước khi nhố. Tránh dùng lực quá mạnh


khi nhổ các răng cối lớn trên hàm này
nhất là lực ở đây về phía chóp.

41
Xử trí
1. Xoang lành mạnh
Nếu lỗ thông xoang nhỏ (không quá 2mm)

Không cần điều trị phẫu thuật bổ sung, chỉ cần duy trì cục máu đông trong ổ răng và hướng dẫn
cho bệnh nhân các biện pháp phòng ngừa tránh làm bật cục máu đông.
• Đề nghị bệnh nhân không xì mũi, không ngậm ống hút, không hút thuốc lá.
• Bác sĩ không được sử dụng dụng cụ như cây nạo ổ, hay nạy tí hon để thăm dò xoang
• qua ổ răng. Vì có thế xương ở đây có thể bị lấy đi nhưng không làm rách màng
42

• xoang.
• Hẹn bệnh nhân tái khám sau 1 tuần, thường lỗ thủng tự liền lại. Nếu lỗ thủng có viêm
không lành thì phải điều trị hết viêm và đóng kín bằng vạt.

42
Xử trí
1. Xoang lành mạnh
Nếu lỗ thông xoang vừa phải (từ 2 mm đến 6 mm):
• Cần thực hiện thêm các biện pháp bổ sung
• Để duy trì cục máu đông trong ổ răng, sử dụng mũi khâu chữ X trên ổ răng. Thực hiện biện pháp
phòng ngừa tránh làm bật cục máu đông.
• Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để cho toa thuốc.

43

43
Xử trí
1. Xoang lành mạnh
Nếu lỗ thông xoang lớn (7mm hoặc lớn hơn):

• Cần đóng lỗ thông xoang bằng vạt


• Phần lớn các trường hợp điều trị thông xoang sẽ lành không có biến cố. Tuy nhiên, bệnh nhân cần
được theo dõi cẩn thận trong vài tuần để đảm bảo lành thương tốt, ngay cả đối với bệnh nhân có
một lỗ thông xoang nhỏ 44

• Nếu lỗ thông xoang vẫn tồn tại sau hơn 2 tuần, cần phải đóng kín bằng vạt. Nếu không sẽ dẫn đến
viêm xoang mạn tính.

44
Xử trí

2. Xoang viêm có mủ 3. Chân răng hay chóp răng lọt vào xương hàm
Bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm • Thường gặp khi cố gắng nhổ những chân rằng khó gần xoang
xoang mạn tính cần phối hợp với nhất là chân răng trong răng cối lớn hàm trên
bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để 45
• Trong trường hợp chân răng biến mất, trước hết cần xem xét
điều trị hết viêm xoang và khâu
kỹ lưỡng có thể chân răng đã rơi ra ngoài hoặc bị bệnh nhân
đóng bằng vạt.
nuốt
• Nếu xác định chân răng lọt vào xoang hàm, cần chụp phim X-
quang theo nhiều tư thế hoặc tốt nhất chụp CT scan để xác
định vị trí chân răng.

45
Xử trí
• Khi chân răng đã lọt vào trong xoang, phải tìm cách lấy ra càng sớm càng tốt
• Trường hợp chân răng chưa lọt hẳn vào xoang, còn ở sát đáy ổ răng, có thể dùng dụng cụ nhỏ (như nạy tí hon)
hay trâm nội nha vặn chặt vào lỗ tủy của chân răng rồi kéo nhẹ ra, đây là động tác dễ đẩy chân răng lọt hẳn vào
xoang. Có thể dùng mũi khoan trụ nhỏ khoan, phần chung quanh răng (2/3 chu vi chân răng) rồi dùng kẹp gặp
chân răng hay chóp chân răng ra.
• Trường hợp chân răng đã lọt vào xoang: phẫu thuật mở xoang theo ngách hành lang ở vùng hố nanh. Cũng có
thể lấy chân răng ra theo phía lỗ thông ở ổ răng bằng cách đưa gạc vào trong xoang hàm rồi xoay nhiều vòng để
cho chân răng bị cuộn vào trong gạc, rồi kéo ra từ từ và hy vọng kéo theo chân răng.
46

• Cuối cùng, sau khi đã lấy được chân răng và bơm rửa sạch xoang, đóng kín lỗ thông xoang. Chú ý cần tham
khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để cho toa thuốc, tránh dẫn đến viêm xoang mạn.

46
1. Vạt trượt từ ngách hành lang
(còn gọi là vạt trượt ngoài trong)

• Vạt được tạo theo hình vợt ở


ngách hành lang bên cạnh ổ răng
đã nhổ. Sau khi bóc tách lật vạt,
vạt trượt lên ổ răng và khâu cố
định vào bờ mép niêm mạc phía
47
khẩu cái.

47
2 . Vạt xoay từ phía khẩu cái

• Sau khi bóc tách, xoay vạt từ


trong ra ngoài, khâu đóng kín lỗ
thông xoang. Tạo vạt toàn bộ
chiều dày niêm mạc - màng
xương, có đáy phía sau, và động
mạch khẩu cái nên nằm trong vạt 48

này.

48
3. Tạo vạt có sử dụng màng ghép
• Vạt được lật về phía ngoài và về phía khẩu cái.
• Đường rạch kéo dài trong khe nướu về phía trước
và phía sau một hoặc hai răng cho phép đóng kín
vạt trên thiếu hổng. Bờ xương được bộc lộ toàn
bộ xung quanh thiếu hổng cho phép đặt màng
ghép (lá kim loại mỏng như lá vàng hoặc titan
hoặc màng collagen tự tiêu) bên dưới màng
xương. 49

• Màng xoang thường lành thương và đóng kín


xoang, sau đó màng ghép được lấy ra hoặc tiêu đi
tạo điều kiện cho lành thương niêm mạc.

49
Kết luận
I
V 50

50
Kết luận
•Xoang hàm gần với hốc mắt, sống hàm, răng hàm trên, các bệnh liên quan đến các cấu trúc này có thể gây
ra các biến chứng phức tạp. .
•Mối quan hệ giải phẫu giữa sàn xoang hàm và răng sau hàm trên là rất quan trọng đối với lập kế hoạch
điều trị trước phẫu thuật và phòng ngừa sự gãy vật liệu nha khoa, mảnh chân răng hay cấpghép vào xoang.
•Sự hiện diện của các hốc xoang và vách ngăn xoang được xem xét trong lĩnh vực nha khoa cấyghép
không ngừng mở rộng, đặc biệt là kết hợp với các thủ thuật nâng sàn xoang.
Do đó, thông tin chính xác về giải phẫu và sinh lý xoang hàm là điều rất cần thiết.
51

51
Tài liệu tham khảo
1. Trần Ngọc Quảng Phi (2019). Giải phẫu miệng – hàm mặt ứng dụng. Nhà xuất bản Y học.
2. PGS.TS Lê Đức Lánh . Phẫu thuật miệng – Tập 2. Nhà xuất bản Y học
3. BS CKII Nguyễn Quang Việt. Bài giảng Xử trí tai biến thủng xoang.
4. Abesi F, Motaharinia S, Moudi E, Haghanifar S, Khafri S. Prevalence and anatomical variations of
maxillary sinus septa: A cone-beam computed tomography analysis. J Clin Exp Dent. 2022;e689-93.
5. Khalighi Sigaroudi A, Dalili Kjan Z, Rastgar S, Neshandar Asli H. Frequency of different maxillary
sinus septal patterns found on cone-beam computed tomography and predicting the associated risk of
sinus membrane perforation during sinus lifting. Imaging Sci Dent. 2017;47(4):261.
52

52
CẢM ƠN ĐÃ THEO DÕI!!!

53

You might also like