You are on page 1of 8

#Sharing02 - Công trình thanh niên “Sharing and Learning” - Y2019

GIẢI PHẪU XOANG

I. XOANG LÀ GÌ?
● Là các hốc rỗng trong xương.
● Hốc trong xương hàm → xoang hàm.
● Hốc trong xương trán → xoang trán.
● Hốc trong xương bướm → xoang bướm.
● Hốc trong mê đạo sàng → xoang sàng.

II. CẤU TẠO CÁC XOANG


1. Xoang trán
● Nằm ở đầu trong - trên cung mày.
● Có 2 xoang, thường không đối xứng và được cách nhau bởi 1 vách xương mỏng.
● Cấu tạo gồm 3 thành và 1 đáy:
○ Thành trước dày, tương ứng với vùng lông mày.
○ Thành sau mỏng hơn liên quan tới não và màng não. Từ đó tổn thương xoang trán
có thể gây tổn thương tới não - màng não. Ví dụ: viêm xoang trán → viêm não -
màng não.
○ Thành trong là vách gian - xoang.
● Thông với ngách mũi giữa qua ống mũi trán.

1
Hình 1: Thiết đồ đứng dọc các xoang cạnh mũi.
2. Xoang hàm
● Là xoang lớn nhất.
● Xoang hàm nằm trong thân của xương hàm trên.
● Cấu tạo như hình tháp gồm:
○ Đỉnh: mỏm gò má xương hàm trên → vị trí ấn đau ở viêm xoang hàm.
○ Thành trên: mặt ổ mắt xương hàm trên.
○ Thành dưới: tạo nên thành trên miệng (mỏm huyệt răng) → liên quan các răng
hàm trên.
○ Thành trong: là thành ngoài mũi trong, có lỗ đổ xoang hàm vào ngách mũi giữa.
○ Thành sau là mặt dưới thái dương xương hàm trên.

2
Hình 2: Thiết đồ đứng ngang các xoang cạnh mũi.

3. Xoang sàng
- Nằm ở khoảng giữa các ổ mắt và phần trên ổ mũi.
- Gồm các tế bào sàng.
- Chia làm 3 phần: xoang sàng trước, giữa (đều có lỗ đổ vào ngách mũi giữa), sau
(có lỗ đổ vào ngách mũi trên).
- Cấu tạo:
● Trên là trần xoang sàng ứng với não và màng não.
● Thành ngoài phẳng và mỏng như tờ giấy (xương giấy), cấu tạo nên một
phần của thành trong ổ mắt nên được gọi là mảnh ổ mắt.
● Thành trong là thành ngoài của hốc mũi.

3
Hình 3: Thiết đồ ngang các xoang cạnh mũi.

4. Xoang bướm
● Gồm hai xoang nằm trong thân xương bướm được cách nhau bởi vách xoang bướm.
● Cấu trúc gồm 6 thành:
○ Thành trên lõm tạo thành hố yên → Phẫu thuật tiếp cận tuyến yên bằng nội soi
thông qua xoang bướm.
○ Thành trước liên quan giao thoa thị giác, có lỗ thông xoang bướm vào ngách
bướm sàng hoặc ngách mũi trên.
○ Thành ngoài liên quan xoang tĩnh mạch hang (động mạch cảnh trong (hình 5),
thần kinh III, IV, V1, V2, VI).
○ Thành dưới tạo nên phần trần của mũi trong.
○ Thành sau tương ứng với tầng sau của đáy sọ qua đó liên quan với xoang tĩnh
mạch chẩm ngang và các cơ quan dưới nhện.
→ Ứng dụng: cẩn thận trong phẫu thuật liên quan đến xoang bướm tránh đụng
phải các cấu trúc quan trọng: thần kinh thị giác (ảnh hưởng thị lực, thậm chí
mù lòa), xoang tĩnh mạch hang, tuyến yên ...

4
Hình 4: Thiết đồ mô tả cấu trúc liên quan xoang bướm.

III.LƯU Ý
● Xoang trán, xoang sàng trước, xoang hàm tạo thành hệ thống xoang trước. Hệ thống
xoang trước đều đổ về ngách mũi giữa.
● Xoang sàng sau và xoang bướm tạo thành hệ thống xoang sau. Hệ thống xoang sau
đều có lỗ đổ vào ngách mũi trên.

5
SINH LÝ XOANG

I. THỜI ĐIỂM HÌNH THÀNH và HOÀN THIỆN CÁC XOANG CẠNH MŨI

Tên xoang Thời điểm hình thành - hoàn thiện xoang

Xoang hàm và xoang sàng - Hình thành từ tháng 3-4 trong bào thai.
- Hoàn thiện cấu trúc và chức năng khi
mới sinh.

Xoang bướm - Hình thành từ tháng 7-8 trong bào thai.


- Hoàn thiện cấu trúc và chức năng khi
lên 5 tuổi.

Xoang trán - Hình thành ở độ tuổi 7-8.


- Hoàn thiện cấu trúc và chức năng ở
cuối tuổi vị thành niên.

II. NIÊM MẠC MŨI XOANG

Hình 5: Mô tả cấu tạo niêm mạc mũi xoang.

6
● Các xoang được lót bên trong bởi lớp niêm mạc biểu mô trụ giả tầng có lông
chuyển. Lớp này liên tục với niêm mạc hốc mũi và cả đường hô hấp. Biểu mô lót
trong xoang mỏng hơn biểu mô lót trong hốc mũi.
● Năm 1978, trong một công trình nghiên cứu kỹ thuật điều trị ngoại khoa mổ nội soi
xoang của Giáo sư Walter Messerklinger, ông quan sát sự chuyển động sinh lý của
dịch nhầy trong niêm mạc xoang còn duy trì trong xác người mới chết trong vòng 24
giờ và thấy được rằng: Các tế bào lông trong mỗi xoang chuyển động theo một
hướng nhất định, qua đó dịch nhầy tiết ra từ niêm mạc xoang sẽ được các tế bào
lông này chuyển tải đến các lỗ xoang tự nhiên, rồi từ lỗ xoang ra khoang mũi,
xuống hầu và được nuốt xuống dạ dày.
● Như vậy, dịch nhầy chỉ đi theo một hướng đến lỗ thông xoang, ngay cả khi nó phải
vận chuyển vòng quanh hốc xoang, chống lại lực hút của trọng trường để đến lỗ
xoang tự nhiên. Đây là lý do thất bại khi ta muốn tạo một lỗ thoát khác để dẫn lưu
dịch xoang ra ngoài hốc mũi theo nguyên tắc vật lý. Lớp lông chuyển trong xoang
vẫn chỉ dịch chuyển ra ngoài theo hướng riêng của nó qua lỗ xoang sinh lý, lỗ xoang
vật lý mới tạo ra chỉ đưa vi khuẩn từ bên ngoài chui vào xoang.

III. CHỨC NĂNG


● 3 yếu tố chính giúp điều hòa sinh lý xoang cạnh mũi hoạt động một cách bình thường:
○ Sự thông thương giữa các lỗ đổ của các xoang.
○ Chức năng của lông chuyển trong xoang.
○ Chất lượng của dịch tiết - dịch nhầy.

● Chức năng của xoang bình thường:


○ Tham gia điều áp mũi. (Làm sạch, làm ấm, làm ẩm)
○ Giảm trọng lượng hộp sọ.
○ Cộng hưởng âm thanh.
○ Hấp thụ chấn động (Làm giảm tổn thương cấu trúc kế cận).
○ Nhà máy sản xuất khí NO (Diệt vi nấm, vi khuẩn, virus và tăng hoạt động lông
chuyển).

7
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Q. Bài giảng Giải Phẫu Học Tập 1. [TP.Hồ Chí Minh]: Nhà xuất bản Y học;
2013:409-411.
2. Phạm D. Giản yếu Giải Phẫu người. [TP.Hồ Chí Minh]: Nhà xuất bản Y học;
2015:375-378.
3. Netter F. Atlas Of Human Anatomy. 7th ed. Health Sciences Division; 2018.
4. Ml_ler T, Reif E. Pocket Atlas Of Sectional Anatomy, Vol. I: Head And Neck. 3rd ed.
Thieme Medical; 2013.
5. Thuy Tran. The Physiology of ear, nose, paranasal sinuses, larynx. Lecture presented at:
VNUHCM School of Medicine; September 30, 2021; Thu Duc, Ho Chi Minh.
6. Thuy Tran. Rhinosinusitis. Lecture presented at: VNUHCM School of Medicine;
September 30, 2021; Thu Duc, Ho Chi Minh.
7. Messerklinger W. Endoscopy of the Nose. [Baltimore, MD]: Urban and Schwarzenberg,
1978.

You might also like