You are on page 1of 46

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI BÁC SĨ NỘI TRÚ

MÔN GIẢI PHẪU HỌC

STT NỘI DUNG


1 Mô tả xương hàm dưới
2 Mô tả nền sọ trong
3 Mô tả các tam giác cổ
4 Mô tả các môi trường trong suốt của nhãn cầu
5 Mô tả hình thể ngoài thân não
6 Mô tả mặt trên ngoài đoan não
7 Mô tả hình thể trong thanh quản
8 Mô tả dây thần kinh vận nhãn
9 Mô tả dây thần kinh sinh ba
10 Mô tả dây thần kinh mặt
11 Mô tả xương vai
12 Mô tả cấu tạo, nhánh tận của đám rối thần kinh cánh tay
13 Mô tả các cơ vùng cánh tay trước
14 Mô tả xương đùi
15 Mô tả xương chày
16 Mô tả hình thể ngoài và liên quan của tim
17 Mô tả hình thể ngoài của phổi
18 Mô tả giới hạn và phân khu của trung thất, kể tên các thành phần được chứa
đựng trong trung thất tương ứng
19 Mô tả hình thể ngoài và liên quan của dạ dày
20 Mô tả hình thể ngoài và liên quan của gan.
21 Mô tả hình dạng, vị trí và liên quan của manh tràng và ruột thừa
22 Mô tả hình thể ngoài, kích thước và liên quan của thận
23 Mô tả buồng trứng
24 Mô tả tử cung: hướng, tư thế, hình thể ngoài và liên quan
25 Mô tả âm đạo

Mia’s 1
Câu 1: Xương hàm dưới
Xương hàm dưới là một xương đơn hình móng ngựa, có một thân và hai ngành hàm, ngành hàm
tiếp khớp với xương thái dương bằng một khớp động là khớp thái dương - hàm dưới.
1. Thân xương: có hai mặt.
(1) Mặt ngoài: Ở giữa nhô ra thành lồi cằm, hai bên lồi cằm có lỗ cằm và đường chéo.
(2) Mặt trong (hay mặt sau): Ở giữa có bốn mấu nhỏ gọi là gai cằm, hai bên gai cằm là đường
hàm móng để cơ hàm móng bám. Trên đường hàm móng là hố dưới lưỡi để tuyến nước bọt
dưới lưỡi nằm; dưới đường hàm móng là hố dưới hàm để cho tuyến nước bọt dưới hàm nằm.
(3) Bờ trên: có 16 huyệt răng.
(4) Bờ dưới: có hố cơ hai thân.
2. Ngành hàm: Hướng lên trên và ra sau, tận cùng bằng hai mỏm. Ở trước là mỏm vẹt; sau là mỏm
lồi cầu. Mỏm lồi cầu gồm có hai phần: chỏm hàm dưới và cổ hàm dưới. Giữa mỏm lồi cầu và mỏm
vẹt là khuyết hàm dưới. Ngành hàm có hai mặt và bốn bờ:
(1) Mặt ngoài: Có nhiều gờ để cơ cắn bám.
(2) Mặt trong: Có lỗ hàm dưới để cho mạch máu và thần kinh huyệt răng dưới đi qua, lỗ này
được che phủ bởi một mảnh xương gọi là lưỡi hàm dưới, đây là một mốc giải phẫu quan
trọng để gây tê trong nhổ răng.
(3) Ngành hàm và thân xương hàm dưới gặp nhau ở góc hàm, một mốc giải phẫu quan trọng
trong giải phẫu và nhân chủng học

Xương hàm dưới


A. Thân xương hàm dưới
B. Ngành hàm
1. Chỏm hàm dưới 9. Răng
2. Cổ hàm dưới 10.Đường hàm móng
3. Khuyết hàm dưới 11.Lồi cằm
4. Mỏm vẹt 13.Góc hàm
6. Lưỡi hàm dưới 14.Đường chéo
7. Lỗ hàm dưới 15.Lỗ cằm

Mia’s 2
Câu 2: Nền sọ trong
Nền sọ trong gồm ba hố sọ từ trước ra sau như hình bậc thang:
1. Hố sọ trước: Nâng đỡ thùy trán của đại não, cấu tạo bởi: phần ổ mắt của xương trán,
mảnh sàng, cánh nhỏ và phần trước của thân xương bướm. Có các chi tiết sau:
(1) Ở giữa có: mào trán, lỗ tịt, mào gà, rãnh giao thoa thị giác, mà hai đầu rãnh là hai lỗ
ống thị giác, ống này có dây thần kinh thị giác (II) và động mạch mắt đi qua.
(2) Hai bên có các lỗ sàng để cho các sợi của dây thần kinh khứu giác (I) đi qua.
(3) Giới hạn giữa hố sọ trước và hố sọ giữa là bờ sau cánh nhỏ xương bướm và rãnh
giao thoa thị giác. Ở đây có khe ổ mắt trên do cánh nhỏ và cánh lớn xương bướm tạo
nên, qua khe ổ mắt trên có các dây thần kinh III, IV, VI và nhánh mắt của dây thần
kinh sinh ba (V) đi qua.
2. Hố sọ giữa: Nâng đỡ thùy thái dương của đại não. Cấu tạo bởi phần giữa của thân xương
bướm, cánh lớn xương bướm và mặt trước phần đá xương thái dương. Gồm có các chi tiết
sau:
(1) Hố tuyến yên và các mỏm yên bướm trước và mỏm yên bướm sau.
(2) Khe ổ mắt trên có các dây thần kinh III, IV, VI và nhánh mắt của dây thần kinh sinh
ba (V), các tĩnh mạch mắt đi qua.
(3) Lỗ tròn: có nhánh thần kinh hàm trên của dây thần kinh sinh ba đi qua.
(4) Lỗ bầu dục: có nhánh thần kinh hàm dưới của dây thần kinh sinh ba đi qua.
(5) Lỗ gai: có động mạch màng não giữa đi từ ngoài vào trong sọ.
(6) Lỗ rách: có một màng xơ sụn che phủ và dây thần kinh ống chân bướm đi.
(7) Vết ấn của dây thần kinh sinh ba có hạch sinh ba nằm.
3. Hố sọ sau: Nâng đỡ tiểu não và thân não. Cấu tạo bởi lưng yên, mặt sau phần đá xương
thái dương, một phần của xương chẩm. Gồm có các chi tiết sau:
(1) Lỗ lớn có hành não đi qua.
(2) Lỗ ống tai trong có các dây thần kinh số VII, VIII đi qua.
(3) Lỗ tĩnh mạch cảnh có các dây thần kinh số IX, X, XI và tĩnh mạch cảnh trong đi qua.
(4) Ông thần kinh hạ thiệt có dây thần kinh hạ thiệt đi qua.
(5) Ông lồi cầu có tĩnh mạch liên lạc đi qua.
(6) Ngoài ra còn có rãnh của các xoang tĩnh mạch như xoang tĩnh mạch ngang, xoang
tĩnh mạch sigma...
(7) Ranh giới giữa hai hố sọ giữa và sau là bờ trên phần đá xương thái dương, ở bờ này
có lều tiểu não bám, lều tiểu não có khuyết lều tiễu não họp với giới hạn trước của
lưng yên tạo thành một lỗ để cho thân não đi qua. Lỗ này hay xảy ra thoát vị thuỳ thái
dương của não gọi là thoát vị khuyết lều tiểu não

Mia’s 3
Nền sọ trong
1. Lỗ tịt
2. Mào gà 14. Mào chẩm trong
3. Mảnh sàng 15. Ụ chẩm trong
4. Diện yên 16. Cánh nhỏ xương bướm
5. Rãnh giao thoa thi giác 17. Khe ổ mắt trên
6. Ống thị giác 18. Lỗ tròn
7. Mỏm yên bướm trước 19. Lỗ bầu dục
8. Yên bướm 20. Lỗ gai
9. Mỏm yên bướm sau 21. Rãnh TK đá bé
10. Lưng yên 22. Lỗ rách
11. Phần nền xương chẩm 23. Lỗ ống tai trong
12. Ống hạ thiệt 24. Lỗ cảnh
13. Lỗ lớn 25. Rãnh xoang tĩnh mạch sigma

Mia’s 4
Câu 3: Các tam giác cổ
Người ta thường chia vùng cổ trước thành hai tam giác dựa vào mốc giải phẫu là cơ ức đòn
chũm đó là: tam giác cổ trước và tam giác cổ sau.
1. Tam giác cổ trước: Các cạnh: bên ngoài là cơ ức đòn chũm, phía trên là xương hàm
dưới, phía trước là đường giữa cổ. Tam giác cổ trước thường được chia thành ba tam giác
nhỏ:
(1) Tam giác dưới hàm: Các cạnh là xương hàm dưới, bụng trước và bụng sau cơ hai
thân, tam giác dưới hàm chứa tuyến nước bọt dưới hàm, động mạch mặt, tĩnh mạch
mặt và các nốt bạch huyết.
(2) Tam giác cảnh: Được giới hạn phía trên bởi bụng sau cơ hai thân, phía sau là cơ ức
đòn chũm, phía dưới là bụng trên cơ vai móng. Tam giác cảnh chứa xoang cảnh, đoạn
trên của bao cảnh, thân giao cảm cổ.
(3) Tam giác cơ: Được giới hạn phía trên bởi bụng trên cơ vai móng, cơ ức đòn chũm ở
phía sau, ở trước là đường giữa cổ. Tam giác này chứa tuyến giáp, khí quản, thực
quản, động mạch tuyến giáp và thần kinh thanh quản quặt ngược.

Vùng cổ trước
1. Cơ hai thân 5. Tam giác dưới hàm
2. Xương móng 6. Vùng dưới cằm
3. Cơ ức móng 7. Tam giác cảnh
4. Cơ ức đòn chủm 8. Tam giác cơ

Mia’s 5
2. Tam giác cổ sau: Các cạnh: phía trước là cơ ức đòn chum, phía sau là cơ thang, dưới
là xương đòn. Bụng dưới cơ vai móng chia tam giác này thành hai tam giác nhỏ:
(1) Tam giác chẩm: Nằm phía trên chứa dây thần kinh phụ, đám rối thần kinh cổ, đám
rối thần kinh cánh tay, các nốt bạch huyết cổ.
(2) Tam giác vai đòn: Nằm phía dưới tương ứng với hố trên đòn, có chứa các nốt bạch
huyết.

Các tam giác cổ (nhìn bên)


6. Cơ ức đòn chủm
7. Tam giác cảnh
8. Tam giác dưới hàm
13. Tam giác chẩm
14. Tam giác vai đòn

Mia’s 6
Câu 4: Các môi trường trong suốt của nhãn cầu
Từ sau ra trước có: thể thủy tinh, thấu kính và thuỷ dịch
1. Thể thuỷ tinh
(1) Thể thuỷ tinh là một khối chất keo gồm một lớp vỏ là bao khối thủy tinh, bên trong là
chất thể thủy tinh, trong suốt, chứa đầy 4/5 sau thể tích nhãn cầu, dính với miệng thắt
võng mạc.
(2) Trục của thể thuỷ tinh có một ống, gọi là ống thuỷ tinh, đi từ đĩa thần kinh thị đến thấu
kính, có đường kính 1mm, tương đương với vị trí của động mạch đến cung cấp máu
cho thấu kính lúc phôi thai.
2. Thấu kính
(1) Thấu kính là một đĩa hình thấu kính hai mặt lồi trong suốt, đàn hồi nằm ở giữa mống
mắt và thể thuỷ tinh. Tuổi càng cao thì độ trong suốt và độ đàn hồi càng giảm.
(2) Mặt sau thấu kính lồi hơn mặt trước. Nơi hai mặt gặp nhau gọi là xích đạo của thấu
kính. Điểm trung tâm của mặt trước và mặt sau gọi là cực trước và cực sau. Đường
nối liền hai cực gọi là trục thấu kính.
(3) Thấu kính được cấu tạo ở ngoài bởi một bao mềm, đàn hồi, trong chứa các chất thấu
kính. Phần ngoại biên của chất thấu kính thì mềm gọi là vỏ, còn trung tâm thì rắn hơn
gọi là nhân thấu kính.
(4) Thấu kính được treo vào thể mi và võng mạc nhờ dây treo thấu kính, còn gọi là vòng
mi.
3. Thuỷ dịch
(1) Thuỷ dịch là chất dịch không màu, trong suốt, chứa trong khoảng giữa giác mạc và
thấu kính. Mống mắt chia khoảng này thành 2 phần: tiền phòng ở trước mống mắt và
hậu phòng ở giữa mống mắt, thể mi và thấu kính.
(2) Thành phần của thuỷ dịch gần giống huyết tương nhưng không có protein. Thuỷ dịch
được tiết ra từ mỏm mi, đổ vào hậu phòng, qua con ngươi sang tiền phòng rồi chảy
đến góc mống mắt - giác mạc để được hấp thụ vào xoang tĩnh mạch củng mạc, đổ về
các tĩnh mạch mi. Nếu bị tắc nghẽn lưu thông này, thì gây nên bệnh tăng nhãn áp.

Mia’s 7
Mia’s 8
Câu 5: Hình thể ngoài thân não
1. Hành não
(1) Hành não là một phần rất quan trọng của hệ thần kinh, ở dưới liên tục với tuỷ gai, ở
trên liên tục với cầu não. Về chức phận, hành não là trung ương của hô hấp tim mạch,
chế tiết, chuyển hoá. Ngoài ra hành não lại dẫn truyền các luồng thần kinh cảm giác,
vận động. Về phương diện cấu trúc, hành não là nơi rất phức tạp vì là nơi tụ họp và
liên lạc của các thành phần của tuỷ gai, tiểu não, đại não và một số thần kinh sọ.
(2) Ống trung tâm: của tuỷ gai liên tục qua nữa dưới của hành não, ở nữa trên toác rộng
tạo thành não thất IV.
(3) Các khe, rãnh: liên tục từ tuỷ gai lên.
- Khe giữa ở trước bị mờ ở đoạn dưới vì có bắt chéo tháp.
- Rãnh giữa ở sau.
- Rãnh bên trước có các rễ thần kinh sọ XII.
- Từ thừng bên có các rễ thần kinh sọ IX, X, XI.
(4) Tháp hành: là một chỗ lồi ở trước và ở hai bên đường giữa, nằm giữa khe giữa về rãnh
bên trước, dường như liên tục với thừng trước tuỷ gai. Nó chứa chủ yếu các sợi vận
động từ vỏ não đi xuống, khoảng 2/3 các sợi này đi chéo qua đường giữa tạo nên bắt
chéo tháp và trở thành bó tháp bên của tuỷ gai. 1/3 các sợi tiếp tục đi thẳng xuống tạo
thành bó tháp trước.
(5) Trám hành: là một khối hình thuẩn dài khoảng 1,25 cm, tương ứng với thừng bên của
tuỷ gai. Nó nằm giữa các rễ của thần kinh sọ XII ở trước và các rễ của thần kinh sọ
IX, X, XI ở sau.
(6) Mặt sau của hành não có sự khác biệt giữa nữa dưới và nữa trên.
- Nửa dưới giống như là sự liên tục của thừng sau tuỷ gai (còn gọi là phần hành não
đóng) nằm giữa rãnh bên sau và rãnh giữa. Bó thon và bó chêm đến đây phình to
tạo thành củ nhân thon và củ nhân chêm.
- Ở nửa trên, hai cột sau hành não tách xa nhau (nên gọi là phần hành não mở), tạo
thành ranh giới của hố trám (sàn não thất IV), chúng chứa hai cuống tiểu não dưới
nối kết tuỷ gai, hành não và tiểu não.
2. Cầu não
(1) Là phần tiếp theo của hành não, ngăn cách với hành não bởi rãnh hành cầu rõ rệt. Phía
trên cầu não ngăn cách với cuống đại não bởi rãnh cầu cuống.
(2) Đặc trưng nổi bật nhất của cầu não là các sợi chạy theo hướng ngang ở mặt trước, từ
đó sang hai bên và ra sau, các sợi này tập trung thành hai bó nối với tiểu não gọi là hai
cuống tiểu não giữa.
(3) Cầu não rộng khoảng 3-3,6cm; cao 2,5-3cm.
(4) Mặt trước cầu não ở ngay giữa lõm thành một rãnh dọc nông gọi là rãnh nền, ở trong
có chứa động mạch nền. Rãnh hành cầu là nơi xuất phát rễ các thần kinh sọ VI, VII,
VIII. Thần kinh sọ V xuất phát ở mặt bên cầu não, giữa rãnh hành cầu và rãnh cầu
cuống.
3. Trung não: nối tiếp giữa cầu não ở giữa và gian não ở trên, gồm có hai phần: phần bụng
hay cuống đại não và phần lưng hay mái trung não:

Mia’s 9
(1) Cuống đại não: Là hai bó sợi chạy toả ra hai bên hình chữ V, còn gọi là trụ đại não.
Giữa hai cuống là hố gian cuống chứa chất thủng sau và ranh giới trước trên là hai thể
vú. Ở bờ trong của hai cuống đại não là nơi xuất phát của thần kinh sọ III.
(2) Mái trung não: Gồm bốn lồi não hay bốn củ não sinh tư. Bốn lồi não gồm có hai lồi
não trên và hai lồi não dưới, ngăn cách nhau bởi một rãnh hình chữ thập. Ở phía ngoài,
hai lồi não trên nối với thể gối ngoài qua hai cánh tay lồi não trên, là trung khu nhìn
dưới vỏ; còn hai lồi não dưới nối với thể gối trong qua hai cánh tay lỗi não dưới, là
trung khu nghe dưới vỏ
(3) Phía dưới hai lồi não dưới trên đường giữa xuất phát ra thần kinh sọ IV, là dây thần
kinh sọ duy nhất tách ra từ mặt sau thân não
(4) Trung não nối vào tiểu não bởi hai cuống tiểu não trên. Căng giữa hai cuống tiểu não
trên là màn tuỷ trên. Màn tuỷ trên lại dính vào rãnh dọc giữa các lồi não bởi hãm màn
tuỷ trên.
(5) Bên trong trung não có cống não làm thông não thất III và não thất IV.

Giao thoa thị giác


Phễu tuyến yên
Thể tùng
Dải thị giác
Thể vú Lồi não trên
Thể gối ngoài
Cuống đại não
Lồi não dưới

Cầu não IV
V

Cuống tiểu não


giữa

Tháp hành
Trám hành
Hố trám

Bắt chéo tháp

Rãnh bên trước XI


Khe giữa Rễ bụng của thần
kinh gai sống cổ 1

Hình thể ngoài thân não

Mia’s 10
Câu 6: Mặt trên ngoài của đoan não.
• Đoan não phát sinh từ não trước, đây là phần não phát triển nhất vùi lấp phần gian não
vào bên trong nó. Đoan não gồm hai bán cầu đại não. Trên bề mặt của mỗi bán cầu có
nhiều khe và rãnh chia não làm nhiều thuỳ, mỗi thuỳ lại được chia thành nhiều hồi. Mỗi
bán cầu có ba bờ: trên, dưới, trong và ba mặt: mặt trên ngoài, mặt trong và mặt dưới.
• Mặt trên ngoài: lồi, áp sát vào vòm sọ, có các rãnh sau:
(1) Rãnh trung tâm: đi từ 1/3 giữa bờ trên bán cầu, chạy chếch xuống dưới và ra trước.
(2) Rãnh bên: đi từ bờ dưới bán cầu, nơi nối giữa 1/4 trước và 3/4 sau, chạy chếch lên
trên và ra sau.
(3) Rãnh đỉnh chẩm: ở 1/3 sau bờ trên bán cầu.
(4) Các rãnh trên: chia mặt trên ngoài của bán cầu thành thuỳ trán, thuỳ thái dương, thuỳ
đỉnh, thuỷ chẩm.
(5) Ngoài ra, rãnh bên sâu như một thung lũng vùi lấp một thuỳ não gọi là thuỳ đảo.
(6) Thuỳ trán: nằm trước rãnh trung tâm và trên rãnh bên, có đầu trước gọi là cực trán.
Rãnh trước trung tâm, rãnh trán trên và rãnh trán dưới chia thuỳ ra làm các hồi: hồi
trước trung tâm, hồi trán trên, hồi trán giữa và hồi trán dưới.
(7) Thuỳ thái dương: Nằm dưới rãnh bên, có đầu trước gọi là cực thái dương. Rãnh thái
dương trên và dưới chia thuỳ ra làm ba hồi: thái dương trên, thái dương giữa và thái
dương dưới. Ngoài ra, ở mặt trên của thuỳ (sâu trong rãnh bên) có các rãnh thái dương
ngang giới hạn nên các hồi thái dương ngang.
(8) Thuỳ chẩm: Có đầu sau gọi là cực chẩm. Ở bờ dưới phía trước cực chẩm khoảng 4
cm có một chỗ khuyết được gọi là khuyết trước chẩm. Giới hạn trước của thuỳ là một
đường vẽ từ rãnh đỉnh chẩm đến khuyết trước chẩm. Rãnh chẩm ngang chia thuỳ thành
các hồi chẩm trên và dưới.
(9) Thuỳ đỉnh: nằm sau rãnh trung tâm, ôm lấy đầu sau của rãnh bên và rãnh thái dương
trên. Rãnh sau trung tâm và rãnh gian đỉnh chia thuỳ thành hồi sau trung tâm, tiểu thuỳ
đỉnh trên và tiểu thuỳ đỉnh dưới. Ngoài ra, ở dưới tiểu thuỳ đỉnh dưới có hồi trên viền
ôm lấy đầu sau rãnh bên và hồi góc vòng quanh đầu sau rãnh thái dương trên.
(10) Thuỳ đảo: bị lấp trong thung lũng của rãnh bên. Có rãnh vòng đảo ngăn cách thuỳ đảo
với các thuỳ xung quanh. Thuỳ đảo có hình tam giác với đỉnh ở dưới, có rãnh trung
tâm đảo chạy từ đỉnh chếch lên trên và ra sau chia thuỳ thành các hồi đảo ngắn ở trước
và một hồi đảo dài ở sau.

Mia’s 11
Mặt ngoài bán cầu đại não

1. Hồi trán trên 15. Hồi thái dương giữa 26. Rãnh trước trung tâm
2. Hồi trán giữa 16. Hồi thái dương dưới 27. Cực trán
3, 6, 7, 8. Hồi trán dưới 17. Bán cầu đại não phải 28. Trẻ trước
4. Hồi trước trung tâm 18. Rãnh trung tâm 29. Trẽ lên
5. Hồi sau trung tâm 19. Khe não dọc 30. Rãnh bên
9. Hồi trên viền 20. Rãnh sau trung tâm 31. Rãnh thái dương trên
10. Hồi góc 21. Trẻ sau 32. Rãnh thái dương dưới
11. Hồi đỉnh trên 22. Rãnh chẩm ngang 33. Cầu não
12. Hồi đỉnh dưới 23. Cực chẩm 4. Thuỳ đảo
13. Hồi chẩm 24. Tiểu não 35. Nắp trán đỉnh
14. Hồi thái dương 25. Hành não 36. Nắp thái dương

Mia’s 12
Câu 7: Hình thể trong thanh quản
Lòng thanh quản tương đối hẹp và không tương xứng với hình thể ngoài, bị các nếp tiền đình
và nếp thanh âm chia ra làm 3 phần:
1. Tiền đình thanh quản:
(1) Là phần trên hai nếp tiền đình, có hình phễu:
(2) Trên thông với hầu, tạo nên cửa vào thanh quản.
(3) Dưới là khe tiền đình ở giữa hai nếp tiền đình.
(4) Trước là sụn nắp, sụn giáp. Sau là cơ phễu ngang.
(5) Hai bên là màng tứ giác, các sụn chêm, sụn sừng và mặt trong sụn phễu.
2. Thanh thất:
(1) Là khoảng giữa hai nếp tiền đình ở trên và hai nếp thanh âm ở dưới.
(2) Hơi phình ra, có hai ngách bên là túi thanh quản, chứa nhiều tuyến nhầy.
(3) 2 dây chằng thanh âm tạo nên 2 nếp thanh âm, giới hạn ở giữa là khe thanh môn có
hai phần:
- Phần gian màng: nằm giữa hai nếp thanh âm, ở phía trước.
- Phần gian sụn: nằm giữa hai sụn phễu, ở phía sau.
(4) Nếp thanh âm có bờ mỏng, nằm gần đường giữa hơn nếp tiền đình. Chỉ có nếp thanh
âm mới tham gia vào sự phát âm.
3. Ổ dưới thanh môn
(1) Ở phía dưới khe thanh môn
(2) Có dạng hình nón, do nón đàn hồi và sụn nhẫn tạo nên.
(3) Tổ chức dưới niêm mạc lỏng lẻo, nên phù thanh quản dể xuất hiện ở đây

Hình thể trong thanh quản


A. Tiền đình thanh quản
B. Ổ dưới thanh môn
1.Sụn nắp thanh môn 12. Sụn nhẫn
2. Xương móng 13. Tuyến giáp
3. Cơ giáp móng 14. Màng giáp móng
4. Cơ phễu nắp 15. Màng tứ giác
5. Sụn giáp 16. Tiền đình thanh quản
6. Cơ thanh âm 17. Dây chằng tiền đình
7. Cơ khít hầu dưới 18. Khe tiền đình
8. Cơ nhẫn phễu bên 19. Dây chằng thanh âm
9. Bó mạch giáp trên 20. Khe thanh môn
10. Cơ nhẫn giáp 21. Nón đàn hồi
11. Cơ ức giáp 22. Dây chằng vòng

Mia’s 13
Câu 8: Dây thần kinh vận nhãn
1. Nguyên ủy thật: Là các nhân thần kinh vận nhãn, gồm có nhân chính và nhân phụ thuộc
hệ tự chủ. Các nhân này nằm ngay trước chất xám trung tâm của trung não ngang mức lồi
não trên.
2. Nguyên ủy hư: Rãnh trong cuống đại não
3. Đường đi và phân nhánh:
(1) Từ các nhân thần kinh vận nhãn, các sợi của DTK số III thoát ra khỏi thân não. Ở rãnh
trong cuống đại não, chạy ra trước chui vào thành ngoài của xoang tĩnh mạch hang
đến khe ổ mắt trên. Tại đây dây thần kinh chia ra hai nhánh tận chui qua vòng gân
chung vào ổ mắt:
- Nhánh trên đi trên TK thị giác đến vận động cơ thẳng trên và cơ nâng mi trên.
- Nhánh dưới lớn hơn, đi dưới TK thị giác đến vận động ba cơ: thẳng dưới, thẳng
trong và chéo dưới.
(2) Các sợi thuộc hệ thần kinh tự động đến dừng chân tại hạch mi, sợi sau hạch đi đến cơ
thắt đồng tử, khi kích thích làm đồng tử co
(3) Hạch mi: một hạch tận cùng thuộc phần đối giao cảm, nằm ở phần sau ổ mắt, trên
đường đi của dây thần kinh vận nhãn

Các dây thần kinh của ổ mắt


1. Tuyến lệ 7. Cơ chéo trên 15. Nhánh dưới của DTK số III.
2. DTK lệ 8. DTK thị giác và ĐM mắt 16. DTK gò má
3. DTK trán 9. Cơ thẳng trong 17. Hạch mi
4. Cơ thẳng trên 12. Cơ thẳng ngoài 18. Cơ thẳng dưới
5. Cơ nâng mi trên 13. Nhánh gò má thái dương 19. DTK dưới ổ mắt
6. DTK ròng rọc 14. Nhánh gò má mặt 20. Cơ chéo dưới

Mia’s 14
Câu 9: Dây thần kinh sinh ba
Dây thần kinh số V gồm có:
1. Phần cảm giác: nguyên ủy thật của phần cảm giác là hạch sinh ba, nằm ở mặt trước phần
đá xương thái dương. Từ hạch sinh ba tập hợp sợi trục của hạch này tạo nên rễ cảm giác của
dây thần kinh sinh ba đi qua mặt trước bên của cầu não để vào trong thân não, đến cột nhân
cảm giác của dây thần kinh sinh ba kéo dài từ trung não đến phần trên của tủy gai. Từ cột
nhân này có những đường dẫn truyền lên đồi thị và tận cùng hồi sau trung tâm của thùy đỉnh
(vùng vỏ não cảm giác cơ thể). Tập hợp đuôi gai của tế bào hạch sinh ba tạo nên ba nhánh:
dây thần kinh mắt, dây thần kinh hàm trên và dây thần kinh hàm dưới để chi phối cảm giác
cho nửa trước vùng đầu mặt, màng não ...
2. Phần vận động: nguyên uỷ thật phần vận động là nhân vận động của dây thần kinh sinh
ba nằm ở cầu não, các sợi trục ra khỏi cầu não tạo nên rễ vận động của dây thần kinh sinh
ba (góp phần tạo nên dây thần kinh hàm dưới).
3. Dây thần kinh mắt
(1) Dây TK mắt là nhánh đầu tiên của dây thần kinh số V, từ hạch thần kinh sinh ba, chạy
ra trước vào thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, qua khe ổ mắt trên để vào ổ mắt.
(2) Dây thần kinh mắt cho ra nhiều nhánh bên chi phối cảm giác cho ổ mắt, nhãn cầu,
xoang trán, xoang bướm, một phần xoang sàng, một phần màng cứng não, da của lưng
mũi, da trán.
4. Dây thần kinh hàm trên
(1) Dây thần kinh hàm trên từ hạch sinh ba chạy qua lỗ tròn, đến hố chân bướm - khẩu cái
cho ra các nhánh bên, nhánh tận của dây thần kinh hàm trên là nhánh dưới ổ mắt, qua
khe ổ mắt dưới để vào ổ mắt, chạy ở rãnh dưới ổ mắt và cuối cùng qua ống dưới ổ mắt
ra da vùng mặt.
(2) Dây thần kinh hàm trên chi phối cảm giác của da vùng giữa của mặt, hố mũi, khẩu cái,
lợi và răng hàm trên, xoang hàm, một phần xoang sàng và màng cứng.
5. Dây thần kinh hàm dưới
(1) Từ hạch sinh ba, dây thần kinh hàm dưới đi qua lỗ bầu dục đến hố dưới thái dương
chia thành nhiều nhánh, trong đó có các nhánh lớn là nhánh lưỡi và nhánh thần kinh
huyệt răng dưới, nhánh thần kinh huyệt răng dưới chạy qua lỗ hàm dưới, sau đó chạy
trong xương hàm dưới, qua lỗ cằm để ra da vùng cằm
(2) Dây thần kinh hàm dưới chi phối vận động cho các cơ nhai, cơ hàm móng và bụng
trước cơ hai thân, cảm giác da vùng thái dương, má, môi, cằm, lợi và răng hàm dưới,
một phần màng cứng và 2/3 trước của lưỡi.

Mia’s 15
DTK mắt và DTK hàm trên
1. Hạch sinh ba 11. DTK huệt răng trước trên
2. Nhánh TK màng não 12. Nhánh TK môi trên
3. DTK mắt 13. DTK hàm trên
4. Hạch mi 14. DTK hàm dưới
5. Các DTK mi ngắn 16. Hạch chân bướm khẩu cái
6. DTK trán 17. Các DTK khẩu cái lớn và bé
7. DTK lệ 18 . DTK huyệt răng sau trên
8. Tuyến lệ 19. DTK huyệt răng giữa trên
9. DTK gò má 20. Đám rối răng
10. DTK dưới ổ mắt

Mia’s 16
Câu 10: Dây thần kinh mặt
Dây thần kinh mặt gồm có các phần:
(1) Vận động cơ vân
(2) Đối giao cảm
(3) Cảm giác vị giác
1. Nguyên ủy thật
(1) Phần vận động: nguyên uỷ thật của phần vận động là nhân của dây TK mặt nằm ở
cầu não. Các sợi TK chạy ra sau vòng lấy nhân dây thần kinh số VI, tạo nên lồi mặt
của sàn não thất IV, sau đó chạy ra trước để đến nguyên ủy hư ở rãnh hành cầu.
(2) Phần bài tiết: nguyên ủy thật của phần bài tiết là nhân nuớc bọt trên, các sợi TK chạy
cùng với các sợi vận động ở trong cầu não, để cuối cùng ra khỏi não ở rãnh hành cầu.
(3) Phần cảm giác: nguyên ủy thật của phần cảm giác là hạch gối, nằm ở gối dây TK mặt.
Đường hướng tâm của tế bào thần kinh của hạch gối đi qua rãnh hành cầu và tận cùng
ở nhân bó đơn độc của hành não, đường ly tâm tạo nên một phần của thừng nhĩ.
2. Đường đi và phân nhánh
(1) Từ rãnh hành cầu, dây thần kinh mặt chạy qua ống tai trong cùng với dây thần kinh
tiền đình ốc tai. Từ đây cho ra nhiều nhánh: dây thần kinh đá lớn, thừng nhĩ...
- Dây thần kinh đá lớn: là đường bài tiết nước mắt, tuyến nhày của mũi, miệng
chạy trong ống thần kinh đá lớn để vào lại trong xoang sọ, sau đó ra khỏi xoang
sọ qua lỗ rách, phối hợp với dây thần kinh đá sâu là nhánh của đám rối giao cảm
cảnh trong, tạo thành dây thần kinh ống chân bướm, đi qua ống chân bướm để tận
cùng ở hạch chân bướm - khẩu cái. Từ hạch chân bướm khẩu cái cho các sợi sau
hạch đến các tuyến nhày của miệng, mũi và tuyến lệ để chi phối bài tiết.
- Thừng nhĩ: từ bên trong phần đá xương thái dương, tách khỏi dây thần kinh mặt,
đi ra khỏi xương sọ bằng khe đá trai, phối hợp với nhánh lưỡi của dây thần kinh
hàm dưới tạo thành dây thần kinh lưỡi. Thừng nhĩ cho các nhánh đến chi phối bài
tiết cho các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi.
(2) Sau khi cho ra thừng nhĩ, dây thần kinh mặt chạy ra khỏi xương đá bằng lỗ trâm –
chũm, xuyên qua tuyến nước bọt mang tai và chia thành 5 nhánh tận: nhánh thái
dương, nhánh gò má, nhánh má, nhánh bờ hàm dưới và nhánh cổ. Dây thần kinh mặt
vận động cho các cơ mặt, cơ bám da cổ, bụng sau cơ hai thân và cơ trâm móng.

Mia’s 17
Sơ đồ DTK mặt
1. Tuyến lệ 18. Rễ vận động DTK mặt
2. DTK mắt 19. Hạch tai
3. Hạch sinh ba 20. DTK đá bé
4. DTK sinh ba 21. Đám rối nhĩ
5. DTK gò má thái dương 22. DTK cơ bàn đạp
6. DTK hàm trên 23. Lưỡi
7. DTK hàm dưới 24. Hạch dưới lưỡi
8. DTK đá lớn 25. Tuyến nước bọt dưới lưỡi
10. Rễ cảm giác của DTK mặt 26. Hạch dưới hàm
11. Nhân DTK VI 27. Tuyến nước bọt dưới hàm
12. Nhân nước bọt trên 28. Thừng nhĩ
13. Nhân vận động DTK mặt 29. DTK nhĩ
14. Nhân bó đơn độc 30. DTK thiệt hầu
15. DTK lưỡi 31. Đoạn ngoài xg thái dương của DTK mặt.
16. Đám rối cảnh trong
17. Hạch gối

Mia’s 18
Câu 11: Xương vai
1. Định hướng
(1) Gai vai ra sau
(2) Góc có diện khớp hình soan lên trên và ra ngoài.
2. Mô tả
• Xương vai là xương dẹt, có hai mặt, ba bờ và ba góc.
• Các mặt:
(1) Mặt sườn: Lõm, gọi là hố dưới vai, trong hố có nhiều gờ chạy chếch từ trên xuống
dưới vào trong.
(2) Mặt lưng:
- Có gai vai chia mặt này thành hai phần không đều nhau: phần trên nhỏ gọi là hố
trên gai, phần dưới lớn gọi là hố dưới gai.
- Gai vai là một mảnh xương hình tam giác chạy chếch lên trên và ra ngoài. Gai vai
có ba bờ:
+ Bờ trước dính vào thân xương
+ Bờ sau nằm ngay dưới da sờ thấy dễ dàng
+ Bờ ngoài họp với ổ chảo thành một khuyết gọi là khuyết gai-ổ chảo, nối thông
hố trên gai và hố dưới gai.
- Ở phía ngoài gai vai dẹt lại tạo nên mỏm cùng vai, ở đây có diện khớp mỏm cùng
vai để khớp với đầu cùng vai của xương đòn.
• Các bờ
(1) Bờ trên: Trong mỏng, ngoài dày, hai phần ngăn cách nhau bởi khuyết vai hay khuyết
quạ. Phần ngoài có mỏm quạ là một mỏm xương chạy chếch lên trên rồi gập góc ra
trước và ra ngoài, có thể sờ thấy được trên người sống.
(2) Bờ ngoài: Phần dưới mỏng, phần trên dày tạo thành một trụ để nâng đỡ mặt khớp ở
góc ngoài
(3) Bờ trong: Mỏng và sắc, thẳng ở 3/4 dưới và chếch ra ngoài ở 1/4 trên tạo nên 1 góc,
góc này là nơi bắt đầu của gai vai.
• Các góc
(1) Góc trên: hơi vuông, nối giữa bờ trên và bờ trong
(2) Góc dưới: Hơi tròn, nối giữa bờ trong và bờ ngoài. Trong tư thế giải phẫu, góc dưới
nằm ngang mức đốt sống ngực VII
(3) Góc ngoài: Có một diện khớp hình soan, hơi lõm gọi là ổ chảo. Ổ chảo dính vào thân
xương bởi một chỗ thắt gọi là cổ xương vai. Phía trên và dưới ổ chảo có hai củ: củ
trên ổ chảo và củ dưới ổ chảo.

Mia’s 19
Xương vai
A. Mặt sườn B. Mặt lưng
1. Mỏm quạ 6. Hố dưới gai
2. Khuyết vai 7. Góc dưới
3. Hố trên gai 8. Hố dưới vai
4. Gai vai 9. Mỏm cùng vai
5. Ổ chảo

Mia’s 20
Câu 12: Đám rối thần kinh cánh tay
Thần kinh đến chi trên xuất phát từ đám rối cánh tay, một cấu trúc rất quan trọng nằm một
phần ở cổ, một phần ở nách. Cấu tạo:
(1) Đám rối cánh tay được tạo bởi sự kết hợp của các nhánh trước của các thần kinh gai
sống cổ 5, 6, 7, 8 và ngực 1.
- Nhánh trước của thần kinh cổ 5, 6 có thể nối với một nhánh nhỏ của thần kinh cổ
4 để tạo thành thân trên.
- Nhánh trước của TK cổ 7 tạo thành thân giữa
- Nhánh trước của TK cổ 8 và ngực 1 tạo thành thân dưới.
(2) Một thân chia thành 2 ngành: trước và sau
- Ba ngành sau tạo thành bó sau
- Ngành trước thân trên cùng ngành trước thân giữa tạo thành bó ngoài.
- Ngành trước thân dưới tạo thành bó trong
(3) Đám rối cho các nhánh bên tách ra từ các thân hoặc các bó để vận động cho các cơ
của hố nách.
(4) Các nhánh cùng
- Bó ngoài tách ra hai nhánh cùng:
+ Dây thần kinh cơ bì
+ Rễ ngoài dây thần kinh giữa
- Bó trong tách ra bốn nhánh cùng:
+ Rễ trong dây thần kinh giữa
+ Dây thần kinh trụ
+ Dây thần kinh bì cẳng tay trong
+ Dây thần kinh bì cánh tay trong
- Bó sau tách ra hai nhánh cùng:
+ Dây thần kinh nách
+ Dây thần kinh quay

Cấu tạo của đám rối thần kinh cánh tay


A. Bó sau B. Bó ngoài C. Bó trong
1. TK cơ bì 2. TK nách 3. TK quay 4. TK giữa 5. TK trụ

Mia’s 21
Câu 13: Cơ vùng cánh tay trước
Gồm cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay và cơ cánh tay, cả 3 cơ do TK cơ bì điều khiển
1. Cơ nhị đầu cánh tay
- Nguyên ủy: phát xuất từ xương vai bởi 2 đầu.
+ Đầu dài: từ củ trên ổ chảo xương vai.
+ Đầu ngắn: từ mỏm quạ, cùng 1 gân chung với cơ quạ cánh tay.
- Bám tận: bởi 1 gân gắn vào phần sau của lồi củ quay và 1 trẽ cân đi xuống dưới, vào
trong và hòa lẫn vào mạc cẳng tay.
- Động tác: gấp cẳng tay, góp phần làm ngữa cẳng tay.
2. Cơ quạ cánh tay
- Nguyên ủy: mỏm quạ.
- Bám tận: chỗ nối giữa 1/3 trên và 1/3 giữa mặt trước trong xương cánh tay.
- Động tác: khép cánh tay.
3. Cơ cánh tay
- Nguyên ủy: bám vào 1/3 dưới mặt trước ngoài và mặt trước trong xương cánh tay
cùng 2 vách gian cơ trong và ngoài.
- Bám tận: mặt trước mỏm vẹt xương trụ.
- Động tác: gấp cẳng tay.

Cơ vùng cánh tay trước


1. Cơ trên gai
2. Cơ dưới vai
3. Cơ tròn lớn
4. Cơ tam đầu cánh tay
5. Cơ đen ta
6. Cơ quạ cánh tay
7. Cơ nhị đầu cánh tay
8. Cơ cánh tay
9. Trẽ cân cơ nhị đầu

Mia’s 22
Câu 14: Xươn g đùi
Xương đùi là một xương dài gồm có thân và hai đầu.
1. Định hướng: Đặt xương đứng thẳng:
(1) Đầu có chỏm tròn lên trên.
(2) Chỏm tròn vào trong.
(3) Bờ của thân xương sắc và rõ ra sau.
2. Mô tả
a. Thân xương
(1) Hình lăng trụ tam giác gồm ba mặt: trước, trong, ngoài; ba bờ: trong, ngoài và sau. Bờ sau lồi và sắc gọi
đường ráp có nhiều cơ bám.
(2) Đường ráp gồm 2 mép: mép ngoài và mép trong mà ở đầu trên và đầu dưới hai mép được tiếp tục như
sau:
- Ở đầu trên của thân xương:
+ Mép ngoài chạy về phía mấu chuyển lớn và ngừng lại ở lồi củ cơ mông là nơi bám của cơ mông
lớn.
+ Mép trong chạy vòng quanh mấu chuyển bé và liên tục với đường gian mấu.
+ Ngoài ra còn có một đường chạy về mấu chuyển bé gọi là đường lược để cho cơ lược bám.
- Ở đầu dưới hai mép chạy về hai mỏm trên lồi cầu xương đùi tương ứng; hai mép giới hạn một tam
giác gọi là diện kheo.
b. Đầu trên: Gồm có: chỏm đùi, cổ đùi, mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé.
• Chỏm đùi: hình 2/3 khối cầu, hướng lên trên vào trong và ra trước. Có hõm chỏm đùi để dây chằng
chỏm đùi bám.
• Cổ đùi:
- Nối chỏm với hai mấu chuyển, nghiêng lên trên và vào trong. Trục của cổ họp với trục thân một góc
1300 gọi góc nghiêng, giúp cho xương đùi vận động dễ dàng, về mặt lý thuyết góc nghiêng giữa cổ
và thân sẽ không vững khi chịu lực, do đó cổ xương đùi sẽ có cấu tạo đặc biệt để bù đắp khuyết điểm
trên là:
(1) Lớp xương đặc ở mặt trong thân xương sẽ kéo dài lên đến cổ khớp.
(2) Ở mặt ngoài thân xương dù xương đặc chỉ dừng lại ngang mấu chuyển lớn, nhưng ở mặt trên cổ
đùi có tăng cường một lớp vỏ xương đặc.
(3) Ở chỏm, xương sắp xếp thành từng bè hình nan quạt tụ lại tại vùng xương đặc của cổ, đây là hệ
thống quạt chân đế.
(4) Giữa cổ và thân có hệ thống cung nhọn mà chân của cung tựa vào vỏ xương đặc của thân xương.
Riêng cung ngoài các thớ chạy đến tận chỏm đùi.
(5) Giữa hai hệ thống này có một điểm yếu chỗ hay xảy ra gãy xương, nhất là người già.
- Ngoài góc nghiêng giữa cổ và thân; cổ xương đùi còn có góc ngã trước khoảng 150. Góc này là góc
họp giữa trục của cổ và đường thẳng nối hai lồi cầu.
• Mấu chuyển lớn: Là nơi bám của khối cơ xoay đùi, có thể sờ và định vị được trên người sống. Mặt trong
mấu chuyển lớn, có hố mấu chuyển là nơi bám của cơ bịt ngoài.
• Mấu chuyển bé: Ở mặt sau và trong xương đùi.
• Hai mấu chuyển nối nhau phía trước bằng đường gian mấu và nối nhau phía sau bởi mào gian mấu.
c. Đầu dưới: gồm có:
(1) Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài.
(2) Phía trước hai lồi cầu liên tục nhau, có diện bánh chè ở giữa tiếp khớp với xương bánh chè.
(3) Ở phía sau hai lồi cầu cách nhau bằng hố gian lồi cầu.
(4) Mặt ngoài lồi cầu ngoài có mỏm trên lồi cầu ngoài; mặt trong lồi cầu trong có mỏm trên lồi cầu trong
và củ cơ khép.

Mia’s 23
Xương đùi
A. Mặt trước B. Mặt sau
1. Xương chậu.
2. Mấu chuyển lớn.
3. Đường gian mấu.
4. Mặt trước.
5. Xương mác.
6. Mấu chuyển nhỏ.
7. Xương bánh chè.
8. Xương chày.
9. Chỏm đùi.
10. Cổ đùi.
11. Mấu chuyển nhỏ.
12. Mặt trong.
13. Mỏm trên LC trong.
14. Lồi cầu trong.
15. Mào gian mấu.
16. Mặt ngoài.
17. Đường ráp.
18. Mỏm trên LC ngoài.
19. Lồi cầu ngoài.
20. Hố gian lồi cầu.

Mia’s 24
Câu 15: Xương chày
Là xương chính của cẳng chân, chịu gần toàn bộ sức nặng cơ thể từ trên dồn xuống.
1. Định hướng
(1) Đầu nhỏ xuống dưới.
(2) Mấu của đầu nhỏ phía trong.
(3) Bờ sắc và rõ ra trước.
2. Mô tả: Xương chày là một xương dài có một thân và hai đầu.
a. Thân xương: Hình lăng trụ tam giác hơi cong lồi ra trước. Có ba mặt và ba bờ:
(1) Mặt trong: phẳng, sát da.
(2) Mặt ngoài: lõm, hơi uốn vặn nên ở đầu dưới xương thì mặt ngoài trở thành mặt trước.
(3) Mặt sau: có đường cơ dép chạy chếch từ ngoài vào trong xuống dưới để cho cơ dép
bám.
(4) Bờ trước sắc, sát da. Bờ này cũng như mặt trong nằm sát da nên xương chày khi bị gãy
dễ đâm ra da gây gãy hở, đồng thời xương khó lành khi tổn thương.
(5) Bờ gian cốt, ở ngoài, ở dưới bờ này tách ra hai trẻ để ôm lấy khuyết mác.
(6) Bờ trong: không rõ ràng.
b. Đầu trên: Loe rộng để đỡ lấy xương đùi, gồm có:
(1) Lồi cầu trong
(2) Lồi cầu ngoài, lồi hơn lồi cầu trong, phía dưới và sau có diện khớp mác để tiếp khớp đầu
trên xương mác.
(3) Mặt trên mỗi lồi cầu có một diện khớp trên tương ứng để tiếp khớp lồi cầu xương đùi,
diện khớp trong lõm hơn diện khớp ngoài.
(4) Hai diện khớp trên cách nhau bằng vùng gian lồi cầu trước, vùng gian lồi cầu sau và gò
gian lồi cầu. Gò gian lồi cầu có hai củ gian lồi cầu trong và ngoài. Ở vùng gian lồi cầu
trước và sau có chỗ bám của dây chằng chéo của khớp gối.
(5) Mặt trước của hai lồi cầu có củ nằm ngay dưới da là lồi củ chày, nơi bám của dây chằng
bánh chè.
c. Đầu dưới: nhỏ hơn đầu trên, gồm có:
(1) Mắt cá trong: do phần trong đầu dưới xuống thấp tạo thành, sờ được dưới da. Mặt ngoài
mắt cá trong có diện khớp mắt cá trong tiếp với diện mắt cá trong của ròng rọc xương
sên.
(2) Diện khớp dưới: tiếp khớp diện trên của ròng rọc xương sên.
(3) Khuyết mác: ở mặt ngoài tiếp khớp đầu dưới xương mác.

Mia’s 25
A. Xương mác
B. Xương chày
1. Lồi cầu ngoài.
2. Chỏm mác.
3. Cổ xương mác.
4. Bờ gian cốt.
5. Mặt ngoài.
6. Bờ trước.
7. Mặt trong.
8. Mắt cá ngoài.
9. Lồi cầu trong.
10. Lồi củ chày.
11. Mắt cá trong

Mia’s 26
Câu 16: Hình thể ngoài và liên quan của tim
Tim có hình tháp 3 mặt, một đáy và một đỉnh. Đáy ở trên, quay ra sau, sang phải. Đỉnh ở
trước, lệch trái.
1. Đáy tim
(1) Đáy tim ứng với mặt sau hai tâm nhĩ. Ở giữa có rãnh gian nhĩ chạy dọc, ngăn cách
tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái.
(2) Bên phải là tâm nhĩ phải, liên quan với màng phổi phải và thần kinh hoành phải, phía
trên có tĩnh mạch chủ trên và phía dưới có tĩnh mạch chủ dưới đổ vào có một rãnh nối
bờ phải của hai tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới là rãnh tận cùng.
(3) Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái, có bốn tĩnh mạch phổi đổ vào. Tâm nhĩ trái liên
quan với thực quản ở phía sau, nên khi tâm nhĩ trái lớn sẽ đè vào thực quản gây khó
nuốt.
2. Mặt ức sườn (còn gọi là mặt trước)
(1) Có rãnh vành chạy ngang phía trên, ngăn cách phần tâm nhĩ ở trên và tâm thất ở dưới.
(2) Phần tâm nhĩ bị thân động mạch phổi và động mạch chủ lên che lấp. Hai bên có hai
tiểu nhĩ phải và trái.
(3) Phần tâm thất có rãnh gian thất trước chạy dọc từ sau ra trước, đến bên phải đỉnh tim,
phân chia tâm thất phải và tâm thất trái. Tâm thất phải chiếm phần lớn diện tích mặt
này.
(4) Mặt ức sườn nằm sau xương ức và các sụn sườn 3, 4, 5, 6 bên trái. Chiếu lên thành
ngực, mặt ức sườn ứng với một tứ giác, mà :
- Góc trên phải và trên trái ở ngang mức khoang gian sườn II cạnh bờ phải và bờ
trái xương ức.
- Góc dưới phải ở khoảng gian sườn V, cạnh bờ phải xương ức.
- Góc dưới trái ở khoảng gian sườn V, trên đường giữa xương đòn trái.
3. Mặt hoành (hay mặt dưới)
(1) Là mặt của tim đè lên cơ hoành và qua cơ hoành liên quan với thùy trái của gan và
đáy vị dạ dày.
(2) Rãnh vành ở mặt ức sườn chạy tiếp xuống mặt hoành, chia tim ra hai phần:
- Phần sau là tâm nhĩ, hẹp.
- Phần trước là tâm thất, rộng hơn, có rãnh gian thất sau, chạy từ sau ra trước và nối
với rãnh gian thất trước ở bên phải đỉnh tim, tạo nên khuyết đỉnh tim.
4. Mặt phổi (hay mặt trái): mặt phổi hẹp, lquan với phổi và màng phổi trái, TK hoành trái.
5. Đỉnh tim (còn gọi là mỏm tim)
(1) Đỉnh tim nằm chếch sang trái; ngay sau thành ngực tương ứng khoảng gian sườn V
trên đường giữa xương đòn trái.
(2) Bên phải đỉnh tim là khuyết đỉnh tim, nơi hai rãnh gian thất gặp nhau.

Mia’s 27
Tim (nhìn phía sau)
1. Cung ĐM chủ
2. TM chủ trên
3. ĐM phổi phải
4. Rãnh gian nhĩ
5. Rãnh tận cùng
6. TM chủ dưới
7. Xoang TM vành
8. TM tim nhỏ
9. TM tim giữa
10. TM sau của tâm thất trái
11. TM tim lớn
12. TM chếch của tâm nhĩ trái
13. Các TM phổi
14. Động mạch phổi trái

Mặt ức sườn của tim


(mũi tên chỉ xoang ngang ngoại tâm mạc)
1. Dây chằng ĐM
2. ĐM phổi trái
3. Thân ĐM phổi
4. ĐM vành trái
5. Nhánh mũ
6. Nhánh gian thất trước
7. Khuyết đỉnh tim
8. ĐM vành phải
9. Tâm nhĩ phải
10. Màng ngoài tim
11. ĐM phổi phải

Mia’s 28
Câu 17: Hình thể ngoài của phổi
Phổi có dạng một nửa hình nón, được treo trong khoang màng phổi bởi cuống phổi và dây chằng
phổi. Phổi có hai mặt, một đỉnh, một đáy và hai bờ:
(1) Mặt sườn lồi, áp vào thành ngực
(2) Mặt trong là giới hạn hai bên của trung thất
(3) Đáy phổi còn gọi là mặt dưới, áp vào cơ hoành.
1. Đáy phổi: Nằm áp sát lên vòm hoành và qua vòm hoành liên quan với các tạng của ổ bụng, đặc
biệt là với gan.
2. Đỉnh phổi
(1) Nhô lên khỏi lỗ trên của lồng ngực.
(2) Phía sau, đỉnh phổi ngang mức đầu xương sườn I.
(3) Phía trước, đỉnh phổi cao hơn phần trong xương đòn khoảng 3cm.
3. Mặt sườn
a. Đặc điểm chung của hai phổi:
(1) Áp sát mặt trong lồng ngực, có vết ấn của các xương sườn.
(2) Có khe chếch chạy từ ngang mức gian sườn 3 ở phía sau xuống đáy phổi, chia phổi ra thành các
thùy phổi.
(3) Mặt các thùy phổi áp vào nhau gọi là mặt gian thùy.
(4) Trên bề mặt phổi có các diện hình đa giác to, nhỏ khác nhau; đó là đáy của các tiểu thuỳ phổi là
đơn vị cơ sở của phổi.
b. Đặc điểm riêng của từng phổi
(1) Phổi phải có thêm khe ngang, tách từ khe chếch, ngang mức gian sườn 4, nên phổi phải có ba
thuỳ: trên, giữa và dưới.
(2) Phổi trái chỉ có khe chếch, nên phổi trái chỉ có hai thuỳ: trên và dưới. Ở phía trước dưới thuỳ
trên, có một mẫu phổi lồi ra goi là lưỡi của phổi trái, ứng với phần thuỳ giữa của phổi phải.
4. Mặt trong: hơi lõm, gồm hai phần:
(1) Phần sau liên quan với cột sống gọi là phần cột sống.
(2) Phần trước quây lấy các tạng trong trung thất, gọi là phần trung thất. Ở phổi phải, có một
chỗ lõm gọi là ấn tim; còn phổi trái, có một hố sâu gọi là hố tim.
(3) Giữa mặt trong của hai phổi, có rốn phổi hình vợt, cán vợt quay xuống dưới. Trong rốn phổi
có các thành phần của cuống phổi đi qua như: phế quản chính, động mạch phổi, hai tĩnh
mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản, các dây thần kinh và hạch bạch huyết.
(4) Ở rốn phổi phải, động mạch phổi nằm trước phế quản chính; còn ở phổi trái động mạch nằm
trên phế quản chính. Hai tĩnh mạch phổi nằm trước và dưới phế quản chính.
(5) Phía sau rốn phổi có rãnh tĩnh mạch đơn và ấn thực quản ở phổi phải và rãnh động mạch chủ
ở phổi trái.
(6) Phía trên rốn phổi có rãnh động mạch dưới đòn và rãnh thân tĩnh mạch cánh tay đầu.
5. Các bờ
(1) Bờ trước: Là ranh giới giữa mặt sườn và mặt hoành. Bờ trước nằm gần đường giữa, kéo dài từ
đỉnh phổi đến đầu trong sụn sườn VI ở phổi phải, ở phổi trái có khuyết tim nên bờ trước kéo dài
từ đỉnh phổi đến đầu trong sụn sườn số IV thì vòng ra ngoài đến đầu ngoài sụn sườn VI.
(2) Bờ dưới: Gồm hai đoạn:
- Đoạn cong là ranh giới giữa mặt sườn và mặt hoành. Đoạn này lách sâu vào ngách sườn
hoành.
- Đoạn thẳng là ranh giới giữa mặt trong và mặt hoành.

Mia’s 29
Mặt sườn của phổi
A. Phổi phải B. Phổi trái
1. Đỉnh phổi 4. Khe ngang 7. Khe chếch
2. Thùy trên 5. Khuyết tim 8. Thùy dưới
3. Bờ trước 6. Thùy giữa 9. Bờ dưới

Mia’s 30
Câu 18: Giới hạn và phân chia trung thất, kể tên các thành phần trong các trung thất
tương ứng
1. Giới hạn: Trung thất được giới như sau:
(1) Phía trước: là mặt sau xương ức và các sụn sườn.
(2) Phía sau: là mặt trước cột sống ngực.
o
(3) Phía trên: là lỗ trên của lồng ngực, nghiêng một góc 45 so với mặt phẳng ngang, nơi
trung thất thông với nền cổ.
(4) Phía dưới: là mặt trên cơ hoành.
(5) Hai bên: là màng phổi trung thất.
2. Phân chia trung thất: Có nhiều cách phân chia trung thất, trong đó có 2 quan điểm chính:
• Quan niệm cổ điển: trung thất được chia thành hai phần: trung thất trước và trung thất
sau bởi một mặt phẳng đứng ngang đi qua khí quản và hai phế quản chính.
• Quan niệm theo T.A: Hội nghị quốc tế về giải phẫu nhất trí phân chia trung thất thành 2
là trung thất trên và dưới bởi mặt phẳng ngang đi qua góc ức (đốt sống ngực 4), trung thất
dưới được chia thành 3 trung thất gọi là trung thất trước, trung thất giữa và trung thất sau.
(1) Trung thất trước: Là phần trung thất hẹp nằm ngay sau xg ức, trước màng ngoài tim.
(2) Trung thất giữa: Là phần trung thất chứa tim và màng ngoài tim.
(3) Trung thất sau: Là trung thất nằm sau màng ngoài tim
3. Thành phần chứa đựng trong các trung thất
(1) Trung thất trên: Trung thất trên chức tuyến ức, khí quản, thực quản, các mạch máu
lớn của tim như cung động mạch chủ và các nhánh bên của nó, thân động mạch phổi,
tĩnh mạch chủ trên, thần kinh lang thang và thần kinh hoành.
(2) Trung thất trước: Chỉ chứa tổ chức liên kết và một số nốt bạch huyết.
(3) Trung thất giữa: Chứa tim và màng ngoài tim
(4) Trung thất sau: Trung thất sau là khoang dài, hẹp chứa nhiều thành phần quan trọng
nối liền ba phần cổ, ngực, bụng như thực quản, động mạch chủ ngực, hệ tĩnh mạch
đơn, ống ngực, thần kinh lang thang và chuỗi hạch giao cảm ngực.

Mia’s 31
Các trung thất theo quan điểm hiện đại.

Mia’s 32
Câu 19: Hình thể ngoài và liên quan của dạ dày
Dạ dày gồm có 2 thành trước và sau, 2 bờ cong vị lớn và nhỏ và 2 đầu: tâm vị ở trên, môn vị ở
dưới, kể từ trên xuống dạ dày gồm có:
1. Tâm vị: Tâm vị là một vùng rộng khoảng từ 3-4 cm2, nằm gần thực quản có lỗ tâm vị. Lỗ này
thông thực quản với dạ dày, không có van đóng kín mà chỉ có nếp niêm mạc. Ở người sống, lỗ tâm
vị nằm sau sụn sườn 7 trái, trước thân đốt sống ngực X và lệch bên trái đường giữa khoảng 2,5cm.
2. Đáy vị: Đáy vị là phần phình to hình chỏm cầu, ở bên trái lỗ tâm vị, ngăn cách với thực quản
bụng bởi một khuyết gọi là khuyết tâm vị. Đáy vị thường chứa không khí, nên dễ nhìn thấy trên
phim X quang.
3. Thân vị: Nối tiếp phía dưới đáy, hình ống, có 2 thành và 2 bờ. Giới hạn trên là mặt phẳng ngang
qua lỗ tâm vị và dưới là mặt phẳng xiên qua khuyết góc của bờ cong vị nhỏ.
4. Phần môn vị:
• Gồm có 2 phần.
(1) Hang môn vị: tiếp nối với thân vị chạy sang phải và hơi ra sau.
(2) Ống môn vị: thu hẹp lại trông giống cái phễu và đổ vào môn vị.
• Môn vị
(1) Mặt ngoài của môn vị có tĩnh mạch trước môn vị. Sờ bằng tay bao giờ cũng sẽ nhận biết
được môn vị hơn là nhìn bằng mắt.
(2) Ở giữa môn vị là lỗ môn vị thông giữa dạ dày với hành tá tràng. Lỗ nằm ở bên phải đốt sống
thắt lưng 1.
5. Liên quan của dạ dày
(1) Thành trước: Liên quan với thành ngực ở trên và thành bụng ở dưới.
- Phần thành ngực: Dạ dày liên quan với các cơ quan trong lồng ngực qua vòm cơ hoành
trái như phổi và màng phổi trái, tim và màng ngoài tim. Một phần thùy gan trái nằm ở
mặt trước dạ dày
- Phần thành bụng: Dạ dày nằm sát dưới thành bụng trước, trong một tam giác giới hạn
bởi bờ dưới gan, cung sườn trái và mặt trên kết tràng ngang.
(2) Thành sau
- Phần đáy tâm vị: Nằm trên trụ trái cơ hoành, có dây chằng vị hoành gắn vào nên ít di
động.
- Phần thân vị: Là thành trước của hậu cung mạc nối và qua đó dạ dày có liên quan với:
+ Đuôi tụy và các mạch máu của rốn lách.
+ Thận và thượng thận trái.
(3) Phần ống môn vị: Nằm tựa lên mặt trên mạc treo kết tràng ngang, qua đó có liên quan với
góc tá hỗng tràng và các quai tiểu tràng.
(4) Bờ cong vị nhỏ: Có mạc nối nhỏ bám vào, bên trong chứa vòng động mạch bờ cong vị nhỏ
và chuổi nốt bạch huyết. Qua hậu cung mạc nối, bờ cong này có liên quan với động mạch
chủ bụng, động mạch thân tạng và đám rối tạng.
(5) Bờ cong vị lớn: Bờ cong lớn chia làm 3 đoạn:
- Đoạn đáy vị: áp sát vòm hoành trái và liên quan với lách.
- Đoạn có dây chằng hay mạc nối vị lách chứa các động mạch vị ngắn.
- Đoạn có mạc nối lớn chứa vòng động mạch bờ cong vị lớn.
Tóm lại, tuy dạ dày di động, nhưng được treo tại chỗ nhờ các mạc của phúc mạc như mạc nối nhỏ,
mạc nối lớn, các dây chằng vị hoành, vị lách và vị kết tràng. Ba dây chằng này là thành phần của
mạc nối lớn.

Mia’s 33
Hình thể ngoài Dạ dày
1. Khuyết tâm vị
2. Phần đáy vị
3. Phần tâm vị
4. Bờ cong vị lớn
5. Bờ cong vị bé
6. Khuyết góc
7. Phần thân vị
8. Hang môn vị
9. Ống môn vị
10. Môn vị
11. Tá tràng

Mia’s 34
Câu 20: Hình thể ngoài và liên quan của gan
Gan có hình dạng quả dưa hấu cắt chếch từ trái sang phải theo một bình diện nhìn lên trên
ra trước và sang phải. Gan có 2 mặt: mặt hoành lồi áp sát vào cơ hoành và mặt tạng, gan chỉ
có duy nhất một bờ là bờ dưới.
1. Mặt hoành: Gồm có 4 phần:
(1) Phần trên: Lồi, trơn láng, nằm dưới cơ hoành phải, có dấu ấn của tim, qua cơ hoành
liên quan với đáy phổi phải, màng tim và đáy phổi trái.
(2) Phần trước: Tiếp xúc với cơ hoành và thành bụng trước. Phần trên và phần trước
được chia đôi bởi dây chằng liềm.
(3) Phần phải: Liên tiếp với phần trên và phần trước của mặt hoành là vùng đối diện với
các cung sườn thứ VII đến XI bên phải.
(4) Phần sau: Hình tam giác, có vùng trần là vùng gan không có phúc mạc che phủ, có
thùy đuôi. Bên phải của thùy đuôi có rãnh tĩnh mạch chủ dưới, bên trái có khe dây
chằng tĩnh mạch.
(5) Mặt hoành của gan qua cơ hoành liên quan với phổi, màng phổi, tim, màng tim, do
đó một áp xe gan khi vỡ có thể lan lên phổi, màng tim.
2. Mặt tạng: Là mặt gan nhìn xuống dưới và sau.
(1) Mặt tạng không đều do các vết của các tạng trong ổ bụng ấn vào. Có 2 rãnh dọc và 1
rãnh ngang có hình chữ H chia mặt tạng và phần sau của mặt hoành thành 4 thùy:
Thùy phải, thùy trái, thùy vuông và thùy đuôi.
(2) Rãnh dọc phải tạo bởi phía trước là hố túi mật, phía sau là rãnh tĩnh mạch chủ dưới,
giữa hai rãnh có mõm đuôi của thùy đuôi.
(3) Rãnh dọc trái hẹp và sâu, cách rãnh phải 6cm, phía trước là khe dây chằng tròn, dây
chằng tròn là di tích của tĩnh mạch rốn bị tắc. Phía sau là khe dây chằng tĩnh mạch,
dây chằng tĩnh mạch là di tích của ống tĩnh mạch, nối tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch chủ
dưới lúc phôi thai.
(4) Rãnh ngang là cửa gan dài khoảng 6cm chạy từ phải sang trái. Mạch máu, thần kinh
và ống dẫn mật từ ngoài chạy vào hay từ trong chạy ra đều qua cửa gan.
(5) Mặt tạng của thùy phải có 3 ấn: ấn kết tràng ở trước, ấn thận phải ở phía sau và ấn tá
tràng ở phía trong.
(6) Mặt tạng ở thùy trái có một lõm lớn và ấn dạ dày.
(7) Mặt tạng ở thùy vuông úp lên dạ dày, môn vị và tá tràng.
(8) Thùy đuôi ở sau có một phần thuộc về phần sau của mặt hoành.
3. Bờ
(1) Gan chỉ có một bờ là bờ dưới, bờ này rõ và sắc chạy từ phải sang trái, giữa phần trước
của mặt hoành và mặt tạng.
(2) Bờ dưới có 2 khuyết: khuyết dây chằng tròn và khuyết túi mật

Mia’s 35
Mặt hoành của gan
1. Cơ hoành 6. Dây chằng tròn gan
2. Dây chằng tam giác phải 7. Thùy trái
3. Thùy phải 8. Dây chằng liềm
4. Bờ dưới 9. Dây chằng tam giác trái
5. Túi mật 10. Dây chằng vành

Mặt tạng của gan


1. Dây chằng tam giác trái 7. Thuỳ đuôi
2. Ấn dạ dày 8. Lá dưới dây chằng vành
3. Dây chằng liềm 9. Vùng trần
4. Dây chằng tròn 10. Dây chằng tam giác phải
5. Thuỳ vuông 11. Ấn thận
6. Túi mật

Mia’s 36
Câu 21: Mô tả hình dạng, vị trí và liên quan của manh tràng và ruột thừa
1. Hình dạng:
(1) Manh tràng có hình túi cùng nằm ở phía dưới van hồi manh tràng (van Bauhin).
Có 4 mặt: trước, sau, trong, ngoài; đáy tròn ở phía dưới, phía trên liên tiếp với kết
tràng lên.
(2) Ruột thừa hình ống hay hình con giun dài khoảng 8cm, thông với manh tràng qua
1 lỗ được đậy 1 van gọi là van ruột thừa (Gerlach). Ruột thừa do phần đầu của manh
tràng thoái hoá tạo thành.
2. Vị trí
(1) Manh tràng: bình thường nằm ở hố chậu phải, manh tràng có thể ở cao hay thấp
trong chậu hông do sự quay bất thường của ruột lúc phôi thai.
(2) Ruột thừa: Gốc dính vào mặt sau trong của manh tràng, dưới góc hồi manh tràng
từ 2 - 3cm, nơi tụ lại của 3 dãi cơ dọc. Đầu và thân của ruột thừa có thể thay đổi
theo từng vị trí: trong chậu hông sau manh tràng, sau kết tràng hay dưới gan.
3. Liên quan
(1) Manh tràng và ruột thừa là một khối liên quan chặt chẽ với nhau. Manh tràng nằm
trước thành bụng sau, trước cơ thắt lưng chậu, phía trong có hồi tràng.
(2) Ruột thừa tuy có gốc dính vào mặt sau manh tràng nhưng vị trí thường thay đổi so
với manh tràng: ruột thừa bình thường nằm ở phía trong manh tràng, ngoài các quai
ruột non trước thành bụng sau. Gốc của ruột thừa đối chiếu lên thành bụng vùng hố
chậu nằm ở điểm giữa đường nối từ rốn đến gai chậu trước trên, điểm này gọi là điểm
Mac Burney.

Mia’s 37
Mia’s 38
Câu 22: Hình thể ngoài, kích thước và liên quan của thận
1. Hình thể ngoài
(1) Thận nằm sau phúc mạc, trong góc xương sườn XI và cột sống thắt lưng, ngay trước
cơ thắt lưng, trên mặt phẳng phân giác của của góc tạo bởi mặt phẳng đứng dọc giữa
và mặt phẳng đứng ngang. Thận phải thấp hơn thận trái khoảng 2 cm.
(2) Thận có hình hạt đậu, màu nâu đỏ, bề mặt trơn láng, được bọc trong một bao xơ.
(3) Thận có hai mặt: mặt trước lồi, nhìn ra trước và ra ngoài; mặt sau phẳng nhìn ra sau
và vào trong.
(4) Thận có hai bờ: bờ ngoài lồi; bờ trong lồi ở phần trên và dưới, lõm ở giữa gọi là rốn
thận là nơi động mạch tĩnh mạch, niệu quản đi qua.
(5) Thận có hai đầu: đầu trên và đầu dưới. Trục lớn là đường nối hai đầu, chếch từ trên
xuống dưới, ra ngoài và ra sau.
(6) Mỗi thận nặng 150 gram, cao 12 cm, rộng 6 cm, dày 3 cm. Trên phim X quang, mỗi
thận cao bằng 3 thân đốt sống.
2. Liên quan
a. Phía trước
• Thận phải:
(1) Ở sau phúc mạc, gần như nằm trên rễ mạc treo kết tràng ngang.
(2) Đầu trên và phần trên bờ trong: liên quan với tuyến thượng thận phải.
(3) Bờ trong và cuống thận: liên quan phần xuống của tá tràng.
(4) Mặt trước: liên quan phần lớn với vùng gan ngoài phúc mạc.
(5) Phần còn lại liên quan với góc kết tràng phải và ruột non.
• Thận trái
(1) Ở phía sau phúc mạc có rễ mạc treo kết tràng ngang bắt chéo phía trước.
(2) Đầu trên và phần trên bờ trong: liên quan với tuyến thượng thận trái.
(3) Phần dưới: liên quan với dạ dày qua túi mạc nối, tụy tạng và lách, góc kết tràng
trái, phần trên kết tràng trái và ruột non.
b. Phía sau
(1) Xương sườn XII nằm chắn ngang ở phía sau chia liên quan sau của thận thành hai tầng:
ngực và thắt lưng.
(2) Tầng ngực: liên quan với xương sườn XI, XII, cơ hoành, ngách sườn hoành của màng
phổi.
(3) Tầng thắt lưng: từ trong ra ngoài liên quan với cơ thắt lưng, cơ vuông thắt lưng và cơ
ngang bụng.

Mia’s 39
Thận và tuyến thượng thận
1. Cực dưới
2. Bờ ngoài
3. Cực trên
4. Tuyến thượng thận
5. Động mạch thận
6. Tĩnh mạch thận
7. Niệu quản

Liên quan trước của thận


1. Tuyến thượng thận phải
2. Tá tràng
3. Thận phải
4. TM chủ dưới
5. Tuyến thượng thận trái
6. Đuôi tụy
7. TM cửa

Liên quan của mặt sau thận


1. Tĩnh mạch chủ dưới
2. Động mạch chủ bụng
3. Tầng ngực
4. Cơ ngang bụng
5. Cơ vuông thắt lưng
6. Cơ thắt lưng
7. Niệu quản

Mia’s 40
Câu 23: Buồng trứng
Buồng trứng là một tuyến vừa ngoại tiết vừa nội tiết. Có hai buồng trứng, một bên phải và
một trái nằm áp vào thành bên của chậu hông, sau dây chằng rộng, có màu hồng nhạt trên
người sống và màu xám nhạt trên xác. Bề mặt buồng trứng thường nhẵn nhụi cho tới lúc
dậy thì, sau đó càng ngày càng sần sùi vì hàng tháng một trứng tiết ra từ một nang trứng
làm rách vỏ buồng trứng và tạo thành những vết sẹo.
1. Hình thể ngoài và liên quan
(1) Buồng trứng có hình một hạt đậu dẹt, kích thước khoảng lcm bề dày, 2cm bề rộng,
và 3cm bề cao
(2) Buồng trứng có hai mặt: mặt trong và mặt ngoài .
- Mặt trong lồi, tiếp xúc với các tua của phễu vòi từ cung và các quai ruột.
- Mặt ngoài nằm áp vào phúc mạc của thành bên chậu hông trong một hố lõm gọi
là hố buồng trứng.
(3) Hố buồng trứng được giới hạn do các thành phần nằm ngoài phúc mạc đội lên.
- Phía trước dưới là dây chằng rộng.
- Phía trên là ĐM chậu ngoài, phía sau là ĐM chậu trong và niệu quản.
- Ở đáy hố là động mạch rốn và bó mạch và thần kinh bịt.
(4) Ở người đẻ nhiều lần, buồng trứng có thể sa xuống thấp hơn.
(5) Mặt ngoài buồng trứng có một vết lõm gọi là rốn buồng trứng, là nơi mạch và thần
kinh đi vào buồng trứng.
(6) Buồng trứng có hai bờ: bờ tự do và bờ mạc treo buồng trứng.
- Bờ tự do quay ra phía sau và liên quan với các quai ruột.
- Còn bờ mạc treo thì có mạc treo buồng trứng, treo buồng trứng vào mặt sau dây
chằng rộng.
(7) Buồng trứng có hai đầu: đầu vòi và đầu tử cung.
- Đầu vòi, tròn hướng lên trên và là nơi bám của dây chằng treo buồng trứng.
- Còn đầu từ cung nhỏ hơn, quay xuống dưới, hướng về phía tử cung và là nơi bám
của dây chằng riêng buồng trứng.
2. Phương tiện giữ buông trứng và các dây chằng buồng trứng: buồng trứng được treo
lơ lửng trong ổ phúc mạc nhờ một hệ thống dây chằng. Ngoài mạc treo buồng trứng, còn
có dây chằng treo buồng trứng và đây chằng riêng buồng trứng
a. Dây chằng treo buồng trứng:
(1) Dây chằng treo buồng trứng bám từ đầu vòi của buồng trứng đi giữa hai lá đây chằng
rộng tới thành chậu hông.
(2) Dây chằng này có thần kinh và mạch buồng trứng đi vào hoặc đi ra khỏi buồng trứng.
(3) Dây chằng này có thể lan lên phía trên ở vùng thắt lưng và đội phúc mạc lên thành một
nếp.
b. Dây chằng riêng buồng trứng:
(1) Dây chằng riêng buồng trứng cũng là một dải mô liên kết nằm giữa hai lá dây chằng rộng
bám từ đầu từ cung của buồng trứng tới góc bên của từ cung
(2) Ngoài ra có thể có một dây chằng rất ngắn gọi là dây chằng vòi - buồng trứng bám từ
đầu vòi của buồng trứng tới mặt ngoài của phễu vòi tử cung.

Mia’s 41
3. Mạch và thần kinh buồng trứng
(1) Động mạch chủ yếu là động mạch buồng trứng tách ra từ đông mạch chủ bụng ở
vùng thắt lưng đi trong đây chằng treo buồng trứng để vào buồng trứng ở đầu vòi.
Ngoài ra còn có nhánh buồng trứng của động mạch từ cung
(2) Tĩnh mạch đi theo động mạch và tạo thành một đám rối tĩnh mạch hình dây leo ở
gần rốn buồng trứng.
(3) Bạch huyết theo các mạch và đồ vào các hạch bạch huyết Ở vùng thắt lưng.
(4) Thần kinh tách từ đám rối buồng trứng đi theo động mạch buồng trứng để vào buồng
trứng.

Buồng trứng và tử cung (nhìn từ sau)


1. Dây chằng rộng
2. Buồng trứng
3. Tử cung
4. Vòi tử cung
5. Tua vòi
6. Dây chằng riêng buồng trứng
7. Niệu quản

Mia’s 42
Câu 24: Mô tả tử cung: hướng, tư thế, hình thể ngoài và liên quan
• Tử cung là nơi làm tổ của trứng đã thụ tinh và chữa thai là một xoang cơ rỗng, khẩu kính
6x4x2cm, hình nón cụt, đáy trên đỉnh dưới, có 2 phần: thân và cổ tử cung.
• Tư thế bình thường của cổ tử cung là tư thế gập ra trước (trục của thân và trục của cổ
tạo một góc 1200 mở ra trước) và ngã ra trước (trục của cổ tạo với trục âm đạo một góc
900 mở ra trước)
• Hình thể ngoài và liên quan:
1. Thân tử cung
(1) Mặt trước dưới còn gọi là mặt bàng quang, áp vào mặt trên của bàng quang, ở đây
có phúc mạc phủ đến tận eo tử cung rồi quặt ngược ra trước che phủ mặt trên bàng
quang, tạo nên túi cùng bàng quang tử cung.
(2) Mặt sau trên được đặt tên là mặt ruột, vì liên quan với ruột non và đại tràng sigma,
ở đây phúc mạc che phủ đến tận phần trên âm đạo, rồi quặt ngược ra sau che phủ
trực tràng, tạo nên túi cùng tử cung trực tràng.
(3) Hai mặt của tử cung liên tiếp phía trên bởi đáy tử cung và gặp nhau ở hai bên và tạo
nên bờ phải và bờ trái, đây là chổ bám của dây chằng rộng.
(4) Động mạch tử cung chạy song song với bờ tử cung trong hai lá của dây chằng rộng.
(5) Bờ và đáy tử cung gặp nhau ở góc bên, đây là nơi nối tiếp với vòi tử cung và là nơi
bám của dây chằng tròn tử cung và dây chằng riêng buồng trứng.
2. Cổ tử cung: Có âm đạo bám vào theo một mặt phẳng từ trên xuống dưới ra trước chia
cổ làm hai phần:
(1) Phần trên âm đạo: Liên quan với mặt sau bàng quang ở trước dưới và trực tràng ở
phía sau. Đối với bàng quang, cổ tử cung chỉ ngăn cách bằng tổ chức lỏng lẻo, còn
với trực tràng có túi cùng tử cung trực tràng xen vào.
(2) Phần âm đạo nhìn như một mỏm cá mè. Ở đỉnh mỏm là lỗ tử cung, lỗ được giới hạn
phía trước, phía sau bằng mép trước và mép sau.
(3) Âm đạo bám cổ tử cung tạo thành vòm âm đạo, là một túi bịt gồm 4 phần: trước, sau,
phải và trái, trong đó túi bịt sau là sâu nhất liên quan túi cùng trực tràng tử cung nên
thường được sử dụng để thăm khám.
3. Eo tử cung: Là phần nối liền cổ và thân, bình thường không rõ, nhưng khi có thai thì eo
phát triển nhanh và tạo thành đoạn dưới của tử cung.

Mia’s 43
Mia’s 44
Câu 25: Âm đạo
Âm đạo là một ống cơ mạc rất đàn hồi dài trung bình khoảng 8cm bám từ cổ tử cung tới
tiền định âm hộ. âm đạo nằm sau bàng quang và trước trực tràng, chạy chếch ra trước và
xuống dưới theo trục chậu hông nên trục âm đạo hợp với mặt ngang một góc 700 quay ra
phía sau. Hai thành trước và sau âm đạo áp sát vào nhau và thành sau dài hơn thành trước
khoảng 1 hoặc 2cm.
1. Liên quan: Âm đạo có hai thành, hai bờ và hai đầu.
(1) Thành trước: Ở trên liên quan với bàng quang và niệu quản, ở dưới với niệu đạo.
Giữa âm đạo và các cơ quan này ngăn cách nhau bằng một vách mô liên kết. Có thể
bị dò bàng quang âm đạo trong các trường hợp đẻ khó gây rách thành trước âm đạo.
(2) Thành sau
- Liên quan từ trên xuống dưới với túi cùng trực tràng tử cung, rồi với mặt trước
trực tràng cho tới tận các lớp mạc đáy chậu.
- Ở phía trên lớp mạc cơ đáy chậu, khi âm đạo tiếp tục đi chếch ra trước thì ống
hậu môn bẻ gập ra phía sau tạo thành khoảng tam giác âm đạo trực tràng, nơi có
trung tâm gân của đáy chậu.
- Âm đạo cũng ngăn cách với trực tràng bởi một vách mô liên kết xơ. Có thể bị dò
âm đạo - trực tràng trong trường hợp đẻ khó như dò bàng quang - âm đạo.
(3) Bờ bên âm đạo.
- Ở 2/3 trên bờ nằm trong chậu hông và liên quan với niệu quản và các nhánh của
mạch và thần kinh âm đạo cũng như lớp mô tế bào liên kết trong khoang chậu
hông dưới phúc mạc.
- Ở 1/3 dưới âm đạo bờ liên quan với lớp cân cơ đáy chậu, cụ thể là bờ trong cơ
nâng hậu môn và lớp mạc cơ đáy chậu.
(4) Đầu trên dính xung quanh cổ tử cung thành vòm âm đạo
(5) Đầu dưới âm đạo mở vào tiền đình âm hộ. Lỗ dưới âm đạo có các thớ cơ hành hang
bao quanh như là một cơ thắt âm đạo. Ở trinh nữ, lỗ dưới âm đạo này được đậy bởi
một nếp niêm mạc thủng ở giữa gọi là mảng trinh.
2. Hình thể trong
(1) Ở mặt trong âm đạo có những nếp ngang do niêm mạc dầy lên gọi lả các gờ âm đạo.
(2) Ở mặt trước và mặt sau lại có một lồi dọc gọi là cột âm đạo. Cột trước thường phát
triển hơn cột sau.
(3) Về cấu tạo:
- Âm đạo gồm 2 lớp: lớp cơ gồm 2 tầng: tầng dọc ở ngoài, tầng vòng ở trong vả
lớp niêm mạc, thường không có tuyến.
- Các chất nhày ở âm đạo là do các tuyến của cổ tử cung tiết ra. Tấm dưới niêm
mạc có nhiêu mạch máu giống như một tạng cương.
3. Mạch và thần kinh
(1) Động mạch cho âm đạo tách từ động mạch từ động mạch tử cung hoặc từ động mạch
trực tràng giữa hoặc trực tiếp từ động mạch chậu trong.
(2) Tĩnh mạch tạo thành một đám rối nối với đám rối tĩnh mạch tử cung ở trên, đám rối
tĩnh mạch bàng quang ở trước và sau cùng đổ vào tĩnh mạch chậu trong.
(3) Bạch huyết đổ vào chuỗi động mạch tử cung hoặc động mạch âm đạo rồi vào các
hạch chậu.
(4) Thần kinh tách từ đám rối hạ vị.

Mia’s 45
Mia’s 46

You might also like