You are on page 1of 23

SỐT TRẺ EM

1. Chịu trách nhiệm điều hòa nhiệt độ sinh lý của cơ thể là chức năng của :
A. Võ não
B. Hạ khâu não
C. Trung tâm điều nhiệt
D. Vùng đồi thị
E. Toàn bộ da của cơ thể
2. Chất gây sốt nội sinh :
A. Có trọng lượng phân tử 85.000 dalt
B. Do tế bào lymphocytes tiết ra
C. Sản sinh từ các bạch cầu đa nhân, đại thực bào
D. tiết ra từ hạ bộ thị khâu não
E. Phụ thuộc các kháng sinh điều trị
3. Giai đoạn sốt tăng trẻ có các biểu hiện sau ngoại trừ :
A. Co mạch ngoại biên
B. Da nhợt nhạt
C. Lạnh, rét run
D. Vã mồ hôi
E. nổi da gà
4. Chỉ một biểu hiện không phải là hậu quả xấu của sốt:
A. Co giật
B. Mất nước và điện giải
C. Gây kiềm hô hấp
D. Gây vỡ hồng cầu
E. gây vàng da
5. Khi sốt nhiệt độ cơ thể không thể tăng lên mãi vì :
A. chất gây sốt nội sinh có giới hạn
B. tác nhân gây sốt ngoại lai bị loại bỏ ngay
C. Điểm ngưỡng thân nhiệt có giới hạn
D. cơ thể tạo ra chất có tác dụng hạ sốt khi có sốt
E. Bác sỹ cho thuốc hạ sốt ngay khi có sốt
6. Theo IMCI, một trẻ không có một phân loại nào trong ô màu hồng có chỉ định
chuyển đi bệnh viện khi trẻ có sốt trên………3…..ngày.
7. Kiểu sốt trên lâm sàng của bệnh sốt rét là:
A. Sốt cao liên tục
B. Sốt cao giao động
C. Sốt từng cơn
D. Sốt hồi quy
E. Sốt làn sóng
8. Các bệnh lý nhiễm khuẩn nào sau đây không gây sốt cao:
A. Lỵ trực trùng
B. Viêm phổi do tụ cầu
C. Bệnh bạch hầu
D. Bệnh tả
E. Nhiễm trùng đường tiểu do E. coli

207
9. Bệnh lý virus nào sau đây không gây sốt cao :
A. Rotavirus
B. Coxakie A, B
C. Quai bị
D. Virus cúm
E. Virus HIV
10. Bệnh lý nào sau đây không gây sốt kéo dài :
A. bệnh Hodgkin
B. Cytomegalovirus trên bệnh nhân suy miễn dịch
C. bệnh thương hàn
D. Sốt xuất huyết Dengue
E. Bệnh lao
11. Theo IMCI phân loại nào sau đây cần chuyển bệnh viện:
A. Sởi biến chứng mắt
B. Sốt rét
C. Bệnh rất nặng có sốt
D. Viêm phổi
E. nghi ngờ sốt Dengue.
12. Theo IMCI phân loại nào sau đây là giữ bệnh nhân điều trị tại tuyến y tế cơ sở:
A. Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng
B. Sởi biến chứng nặng
C. Viêm xương chủm
D. Thiếu máu nặng
E. Sốt giống sốt rét
13. Một trẻ 8 tháng tuổi, khám lại 2 ngày sau vì viêm phổi, trẻ vẫn còn sốt dấu hiệu
nào sau đây khiến bạn chuyển viện:
A. tần số thở 51 lần /phút
B. mẹ khai trẻ nôn 3 lần ngày qua, sau mỗi lần ho
C. mẹ khai trẻ có xuất hiện ỉa chảy và bạn đánh giá trẻ có mất nước
D. Bạn phát hiện trẻ có dấu thóp phồng
E. trẻ có đi cầu phân máu, bạn đánh giá và phân loại là lỵ không mất nước
14. Một trẻ 3 tuổi, có sốt 390C, được phân loại sốt giống sốt rét và nhẹ cận, chỉ định
nào sau đây của bạn là không phù hợp :
A. cho 1 liều paracetamol tại phòng khám.
B. cho một liều kháng sinh theo đường uống tại phòng khám
C. đánh giá chế độ nuôi dưỡng và tham vấn cho bà mẹ
D. cho thuốc sốt rét thích hợp
E. hẹn khám lại sau 2 ngày
15. Một trẻ 2 tuổi, có sốt 390C, được phân loại lỵ, không mất nước, sốt không có nguy
cơ sốt rét, viêm tai cấp, không thiếu máu và nhẹ cận, chỉ định nào sau đây của bạn
là không phù hợp :
A. cho 1 liều kháng sinh tiêm bắp và chuyển đi bệnh viện
B. cho 1 liều paracetamol tại phòng khám.
C. cho kháng sinh thích hợp đối với lỵ
D. làm khô tai bằng bấc sâu kèn
E. dặn bà mẹ uống nhiều nước

208
16. Theo IMCI, trẻ có dấu hiệu li bì khó đánh thức là dấu nguy hiểm toàn thân cần
chuyển viện gấp, tình huống nào sau đây bạn có thể giữ lại điều trị:
A. khi trẻ có ho và được phân loại là viêm phổi
B. khi trẻ không có sốt và bạn đánh gía không có cổ cứng hoặc thóp phồng
C. khi trẻ không có sốt và không có xuất huyết
D. trẻ mất nước nặng mà không kèm theo một phân loại nào trong ô màu hồng.
E. trẻ có đau tai và được phân loại là viêm tai mãn.
17. Theo IMCI, bạn có tối đa bao nhiêu phân loại trong phân loại vấn đề sốt của trẻ?
trả lời :……phân loại
18. Một trẻ có sốt, thăm khám lâm sàng bạn nghi ngờ nhiễm trùng nặng, tuy vậy bạn
chưa phát hiện một tiêu điểm nhiễm trùng nào, xét nghiệm nào sau đây bạn ưu tiên
chọn thì đầu :
A. CTM, tiểu cầu, Hct, SGOT, SGPT
B. CTM, VSS, CRP, cấy máu .
C. CTM, VSS, x quang phổi, ASLO, ECG, siêu âm tim.
D. CTM, KSTSR, huyết đồ, chọc tủy sống sinh hóa và tế bào vi trùng.
E. CTM, CRP, tỷ lệ prothrombin, Điện giải đồ, khí máu, ure máu, creatinin máu
19. Một trẻ có sốt kèm co giật, thăm khám lâm sàng bạn nghi ngờ nhiễm trùng, đồng
thời bạn phát hiện có dấu màng não, xét nghiệm nào sau đây bạn ưu tiên chọn thì
đầu :
A. CTM, CRP, Cấy máu, X quang phổi
B. CTM, Vss, SGPT, SGOT, chọc tủy sống
C. CTM, CRP, đường máu, ĐGĐ, chọc tủy sống sinh hóa, tế bào vi trùng.
D. CTM, protid máu, ure máu, creatinin máu, nước não tủy sinh hóa, tế bào
E. CTM, tỷ prothrombin, cấy máu, chụp phim sọ não thẳng nghiên.
20. Một trẻ 3 tháng, sốt nhẹ, co giật, trên da có nhiều vết chảy máu do chích lể, bạn
khám thấy có thóp phồng, xanh xao, thiếu máu, bạn nghi ngờ bệnh lý gì sau đây
A. Viêm màng nảo mủ
B. Viêm não virus
C. xuất huyết giảm tiểu cầu
D. Xuất huyết não màng não
E. Xuất huyết giảm tỷ prothrombin
21. Một trẻ 4,5 tuổi, sốt cao đã 3 hôm, xuất huyết trên da, chảy máu lợi răng, nôn ra
máu, bạn thăm khám thấy huyết động bình thường, gan 2 cm, không thiếu máu,
các cơ quan khác bình thường, bạn nghi ngờ bệnh lý gì sau đây:
A. xuất huyết giảm tiểu cầu
B. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu
C. Bệnh bạch cầu cấp
D. lỵ trực trùng
E. Sốt xuất huyết Dengue
22. Một trẻ 8 tháng tuổi, sốt cao và co giật, thăm khám trẻ không bú được, mắt nhìn
ngước, da xanh tái, thóp phồng, trẻ đang co giật lại khi thăm khám, bạn nghi ngờ
bệnh lý gì sau đây:
A. Xuất huyết não màng não
B. Viêm não virus
C. Viêm màng não virus

209
D. Viêm màng não mủ
E. Động kinh
23. Một trẻ 9 tháng tuổi, nghi ngờ có khối tụ mủ trong hộp sọ, bạn ưu tiên chọn xết
nghiệm nào sau đây để phát hiện:
A. đo vòng đầu và áp lực nội sọ
B. soi đáy mắt
C. siêu âm qua thóp
D. CT scan sọ não
E. MRI sọ não
24. Bạn nghi ngờ một apxe của cơ quan trong ổ bụng, bạn ưu tiên chọn xét nghiệm
nào thì đầu sau đây để phát hiện:
A. chọc dò màng bụng
B. nước tiểu sinh hóa và tế bào vi trùng
C. nội soi tiêu hóa trên
D. siêu âm bụng
E. CT Scan ổ bụng
25. Một trẻ 6 tuổi sốt đã 10 ngày, thăm khám bạn phát hiện một hội chứng nhiễm
trùng, gan lớn 3cm, ấn đau toàn bụng, bụng sình, trẻ tiếp xúc được, không phát
hiện dấu chứng gì thêm, bạn háy cho xét nghiệm bổ sung thì đầu :
A. CTM, VSS. IDR, X quang phổi
B. CTM, tiểu cầu, Hct , siêu âm bụng
C. CTM , KSTSR, đường máu, nước não tủy sinh hóa, tế bào vi trùng
D. CTM CRP, KSTRS, siêu âm bụng, nước tiểu sinh hóa, tế bào vi trùng.
E. CTM, KSTRS, cấy máu, Widal, siêu âm bụng
26.Một trẻ 10 Kg, sốt 390C , liều paracetamol bạn chọn lựa là 1 viên (100mg)/1 lần
uống.
A.Đúng
B. Sai.
27. Paracetamol có thể gây suy gan, liều paracetamol nào sau đây được xem là quá
liều và gây triệu chứng lâm sàng có thể đưa đến hoại tử tế bào gan không hồi phục:
A. 20 mg/Kg/1 lần
B. 50 mg/Kg/1 lần
C. 60mg/ Kg/ ngày
D. 100 mg/Kg/1 lần
E. 150 mg/Kg/1 lần
28. Một trẻ sốt, ngoài cho thuốc hạ sốt, bạn nên xoa cồn 70 0 toàn thân trẻ .
A. Đúng
B. Sai
29. ột trẻ sốt cao không uống được hoặc nôn, bạn nên ưu tiên chọn lựa thuốc hạ sốt
bằng đường tiêm tĩnh mạch.
A. Đúng
B. Sai
30. Sốt là một dấu hiệu bệnh lý xấu cần cho thuốc hạ sốt ngay.
A. Đúng
B. Sai

210
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ
XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM

1. Trong tổng số trẻ vào điều trị tại các cơ sở cấp cứu thì ngộ độc cấp chiếm :
A. < 0.5%
B. 2 – 5%.
C. 10 – 15 %.
D. 15 - 20%.
E. Tất cả đều sai.
2. Ở trẻ em, tuổi thường bị ngộ độc cấp nhất là :
A. Tuổi dậy thì.
B. Trên 5 tuổi.
C. 1,5 – 3 tuổi.
D. Dưới 1 tuổi.
E. Tuỳ khu vực
3. Ở trẻ em , đa số ngộ độc là xảy ra tại trường học vì đây là nơi trẻ có cơ hội tiếp xúc
với nhiều chất có khả năng gây ngộ độc mà lại thiếu sự giám sát của bố mẹ ).Ý
kiến này đúng hay sai :
A. Đúng.
B. Sai
4. Lứa tuổi hay tự tử nhất là lứa tuổi ...................11-19....................................
5. Ngộ độc cấp là một vấn đề quan trọng trong Nhi khoa , không phải vì :
A. Ngộ độc cấp là một tình huống cấp cứu khá thường gặp.
B. Tỷ lệ tử vong của ngộ độc cấp còn rất cao.
C. Nếu được chẩn đoán và xử trí tốt thì ta có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và
tàn tật.
D. Tần suất mắc mới ngày càng tăng.
E. Ngộ độc cấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
6. Tác nhân gây ngộ độc cấp thường gặp nhất ở trẻ tuổi dậy thì sống ở nông thôn
nước ta là................................ngộ độc thực phảm.....................................
7. Chúng ta cần hết sức lưu ý đến vấn đề chẩn đoán sớm và xử trí tốt các ngộ độc cấp
vì :
A. Thường đây là những trường hợp có liên quan đến pháp luật
B. Thường đây là những trường hợp tương đối dễ chẩn đoán.
C. Ngộ độc cấp tương đối dễ xử trí.
D. Đây là những rối loạn chức năng cấp tính nên nếu được chẩn đoán và xử trí tốt
thì ta có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tàn tật.
E. Tất cả các lý do nêu trên
8. Thứ tự tần suất từ cao đến thấp các tác nhân gây ngộ độc cho trẻ em dưới 5 tuổi
là:
A. Thức ăn ; thuốc ; các hoá chất.
B. Thuốc ; các hoá chất ; thức ăn .
C. Thuốc ; thức ăn ; các hoá chất độc.
D . Các hoá chất ; thuốc ; thức ăn.

211
E. Thức ăn ; các hoá chất ; thuốc .

9. Lý do chính khiến ngộ độc cấp ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi là :
A. Trẻ chưa cầm nắm vững .
B. Trẻ chưa biết phán đoán.
C. Trẻ chưa biết bò.
D. Trẻ chưa tự đi lại được.
E. Trẻ ít có cơ hội tự tiếp xúc với các chất gây độc
10. Ngộ độc thuốc ở trẻ em dưới 5 tuổi thường không phải do :
A. Bố mẹ cho trẻ uống lầm thuốc về liều lượng và chủng loại thuốc.
B. Do tính trẻ tò mò.
C. Do trẻ đã cầm nắm vững nhưng chưa có trí phán đoán.
D. Do trẻ em tự tử.
E. Do trẻ hiếu động .
11. Cần nghi ngờ đến ngộ độc cấp trong những tình huống nào sau đây, ngoại trừ :
A. Mọi trạng thái hôn mê yên tĩnh.
B. Mọi rối loạn chức năng cấp xảy ra ở một người mà trước đó khoẻ mạnh .
C. Mọi rối loạn chức năng xảy ra ở một người đang mắc 1 bệnh mãn tính.
D. Mọi tình trạng suy tim cấp hay suy hô hấp cấp khó cắt nghĩa.
E. Mọi bệnh nhân sốt cao.
12. Khi khai thác bệnh sử ở một trẻ bị nghi ngờ ngộ độc cấp, cần lưu ý kỹ đến những
yếu tố nào sau đây, ngoại trừ :
A. Nghề nghiệp.
B. Hoàn cảnh phát hiện và diễn biến của các triệu chứng .
C. Các yếu tố xung đột về tâm lý - tình cảm trước đó
D. Trong gia đình đang có nhiều người có cùng triệu chứng tương tự hay
không.
E. Tiền sử mắc bệnh mãn tính đặc biệt là suy thận, suy tim .
13. Việc chẩn đoán xác định chắc chắn ngộ độc cấp là dựa vào :
A. Bệnh sử và triệu -chứng lâm- sàng
B. Xét nghiệm độc chất học .
C. Tiền sử có uống thuốc hay chất lạ
D. Đáp ứng của lâm sàng với điều trị thử.
E. Phải hội đủ cả 4 yếu tố nêu trên.
14. Hãy xếp theo thứ tự , diễn biến sinh lý bệnh chung của mọi trường hợp ngộ độc
cấp: (a = Chất độc ở ngoài cơ thể ; b = Chất độc được hấp thu vào máu ; c = Chất
độc theo máu đến các cơ quan ; d = Chất độc gây rối loạn chức năng các cơ quan ;
e = Chất độc vào cơ thể hay tiếp xúc với cơ thể nhưng chưa vào máu ).
A. a , b , c , d , e.
B. a , c , d , e , b.
C. a , b , d , e , c.
D. a , e , c , d , b.
E. a , e , b , c , d .
15. Ưu tiên hàng đầu trong thăm khám một bệnh nhân nghi ngờ bị ngộ độc cấp là :
A. Đánh giá chức năng gan mật
B. Đánh giá chức năng thận

212
C. Đánh giá chức năng hô hấp.
D. Đánh giá chức năng tuần hoàn.
E. Đánh giá chức năng thần kinh
16. Khi thăm khám một bệnh nhân nghi ngờ bị ngộ độc cấp , ta phải luôn luôn tuân
theo thứ tự các bước đã được tóm tắt bằng chìa khoá mã sau :
A. A , B , C , D .
B. VIP – PS.
C. J CUT A DIIP VEIN.
D. J SPOUT A VEIN.
E. A, B , C , D , E.
17. Trong việc thăm khám một bệnh nhân bị ngộ độc cấp, ta phải thăm khám chức
năng thận đầu tiên :
A. Vì thận là 1 cơ quan đào thải chất độc nên chức năng thận luôn luôn ít nhiều bị
tác động bởi độc chất.
B. Vì thận là chức năng hay bị rối loạn nhất trong các trường hợp ngộ độc.
C. Vì rối loạn chức năng thận sẽ dẫn đến rối loạn nước điện giải và thăng bằng
toan kiềm rất nguy hiểm.
D. Cả 3 ý trên đều đúng, vì vậy thận là chức năng cần ưu tiên đánh giá đầu tiên.
E. Ý kiến này chưa xác đáng vì thận không phải là chức năng cần ưu tiên đánh giá
đầu tiên.
18. Bước xử trí quan trọng nhất để cứu sống nạn nhân trong hầu hết trường hợp ngộ
độc cấp là :
A. Xử trí kháng độc đặc hiệu.
B. Xử trí thải độc.
C. Xử trí tống độc.
D. Xử trí triệu chứng.
E. Kết hợp cả 4 biện pháp xử trí trên.
19. Kháng độc đặc hiệu là biện pháp xử trí :
A. Đem lại kết quả tốt nhất trong điều trị ngộ độc cấp.
B. Cần được ưu tiên tiến hành đầu tiên khi điều trị ngộ độc cấp.
C. Tốn kém nhất trong điều trị ngộ độc cấp.
D. Khó khăn nhất trong điều trị ngộ độc cấp.
E. Thường được trông đợi nhất nhưng không phải khi nào cũng có thể thực hiện
được trong điều trị ngộ độc cấp.
20. Thứ tự ưu tiên của 4 bước xử trí ngộ độc cấp là :
1/Xử trí................…………….......... 2/ Xử trí tống độc

3/Xử trí thải độc.....……………....và 4/ Xử trí kháng độc đặc hiệu……………....


21. Mục đích của điều trị triệu chứng trong xử trí ngộ độc cấp là:
A. Thực hiện tốt các bước ABCD của hồi sức
B. Ổn định các chức năng sống tối thiết.
C. Bảo đảm đường thở thông và thông khí phổi thích đáng
D. Bảo đảm một tuần hoàn tối ưu
E. Tất cả đều đúng .
22. Biện pháp nào sau đây là không phải là biện pháp điều trị triệu chứng trong xử trí
ngộ độc cấp :

213
A. Nằm ngửa cổ.
B. Hút sạch chất tiết mũi hầu họng nếu có.
C. Súc rửa dạ dày.
D. Thở máy .
E. Chuyền dịch phục hồi thể tích tuần hoàn.
23. Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp điều trị triệu chứng trong xử trí
ngộ độc cấp :
A. Nằm ngửa cổ.
B. Hút sạch chất tiết mũi hầu họng nếu có.
C. Chuyền dịch để gây lợi niệu cưỡng bức.
D. Thở máy .
E. Chuyền dịch phục hồi thể tích tuần hoàn.
24. Trong các biện pháp điều trị triệu chứng khi xử trí ngộ độc cấp thì biện pháp cần
tiến hành ưu tiên hàng đầu là :
A. Chống sốc nếu có.
B. Chống hạ đường máu nếu có.
C. Chống toan máu nếu có.
D. Chống co giật nếu có.
E. Giữ thông đường thở.
25. Các bước điều trị triệu chứng trong xử trí ngộ độc cấp có thể được tóm tắt bằng
chìa khoá mã sau :
A. A , B , C , D .
B. O ! BE CALM.
C. J CUT A DIIP VEIN.
D. J SPOUT A VEIN.
E. A, B , C , D , E.
26. Mục đích của điều trị tống độc trong xử trí ngộ độc cấp là :
A. Đưa ra khỏi cơ thể chất độc nào đã vào máu.
B. Ổn định các chức năng sống tối thiết.
C. Làm bất hoạt chất độc.
D. Tách rời chất độc với người bệnh (ví dụ: Cạo sạch tóc bị thấm hoá chất độc)
E. Đưa ra khỏi cơ thể chất độc nào đã tiếp xúc với cơ thể hoặc đã vào trong cơ thể
nhưng chưa vào máu.
27. Biện pháp nào sau đây là không phải là biện pháp điều trị tống độc :
A. Cho thuốc lợi tiểu .
B. Gây nôn .
C. Rữa dạ dày.
D. Rửa các vùng da niêm mạc bị vấy chất độc bằng nước sạch .
E. Cởi bỏ áo quần vấy chất độc .
28. Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp điều trị tống độc :
A. Gây ỉa chảy.
B. Chuyền dịch gây lợi niệu.
C. Rữa dạ dày.
D. Rửa các vùng da niêm mạc bị vấy chất độc bằng nước sạch .
E. Cởi bỏ áo quần vấy chất độc .
29. Những tai biến nào có thể xảy ra khi gây nôn, ngoại trừ :

214
A. Sặc chất nôn vào đường thở .
B. Nhiễm toan máu do nôn nhiều .
C. Phản xạ phế vị gây ngừng thở ngừng tim .
D. Rách thực quản gây xuất huyết.
E. Tổn thương thực quản bị nặng thêm.
30. Ở một bệnh nhân bị ngộ độc cấp, biện pháp gây nôn bị chống chỉ định khi :
A. Bệnh nhân đang khó thở.
B. Bệnh nhân đang bị mất nước .
C. Bệnh nhân ngộ độc dầu xăng, dầu hoả hay các chất ăn mòn.
D. Bệnh nhân hôn mê mà cơ sở có điều kiện đặt nội khí quản.
E. Tất cả các tình huống trên.
31. Biện pháp gây nôn có thể chọn lựa là:
A. Kích thích thành sau họng
B. Cho uống Siro d’Ipeca với liều là 1ml/kg/ lần
C. Cho uống bột d’Ipeca với liều là 30 -50 mg/kg/lần
D. Tiêm Apomorphin với liều 0,04 -0,06 mg/kg/ dưới da/lần
E. Tất cả các biện pháp trên
32. Điều kiện cần có để biện pháp gây nôn đạt kết quả là:
A. Bệnh nhân thật sự có ngộ độc qua đường tiêu hoá
B. Trương lực cơ thành bụng đủ mạnh
C. Trương lực cơ dạ dày đủ mạnh
D. Dạ dày có chất chứa để bóp
E. Tất cả các điều kiện trên đều đúng
33. Tai biến nào sau đây không phải là tai biến có thể gặp khi rửa dạ dày.
A. Hạ thân nhiệt
B. Ngộ độc nước do tăng tiết ADH
C. Sặc chất rửa vào khí quản
D. Thủng thực quản
E. Phản xạ phế vị gây ngừng tim ngừng thở khi cố đặt sonde dạ dày cỡ quá to ở
một trẻ đang bị thiếu oxy.
34. Để cho bệnh nhân khỏi bị nôn trong khi mỗi dạ dày thì số lượng nước rửa đưa vào
dạ dày mổi lần không nên vượt quá :
A. 5 ml/kg
B. 10 ml/kg
C. 15 ml/kg
D. 20 ml/kg
E. 30 ml/kg
35. Số lượng nước nên đưa vào dạ dày cho mỗi lần rữa dạ dày là 5 –10 ml/kg.Điều đó
đúng hay sai :
A. Đúng.
B. Sai.
36. Hôn mệ là chống chỉ định tuyệt đối của rữa dạ dày . Nói như vậy có hoàn toàn
đúng không ?
A. Đúng.
B. Sai.

215
37. Nước rữa dạ dày nên là nước sạch bình thường có nhiệt độ 37 – 38 độ C và có pha
thêm :
A. 1 – 2 gram muối ăn/lít.
B. 2 – 4 gram muối ăn/lít.
C. 4 – 6 gram muối ăn/lít.
D. 8 – 10 gram muối ăn/lít.
E. 10 – 12 gram muối ăn/lít.
38. Nguy cơ do tẩy ruột bằng loại thuốc xổ có tác dụng thẩm thấu là :
A. Gây tiêu chảy.
B. Gây nôn.
C. Gây chướng bụng.
D. Gây kiềm máu.
E. Gây mất nước điện giải.
39. Mục đích của điều trị thải độc trong xử trí ngộ độc cấp là :
A. Gây tăng bài niệu.
B. Ổn định các chức năng sống tối thiết.
C. Làm bất hoạt chất độc.
D. Đưa ra khỏi cơ thể chất độc nào đã vào máu.
E. Tất cả đều sai .
40. Chất kháng độc không đặc hiệu thường hay được sử dụng phổ biến nhất trong điều
trị ngộ độc cấp là than hoạt.Điều đó đúng hay sai :
A. Đúng.
B. Sai
41. Chất kháng độc đặc hiệu trong trường hợp ngộ độc cấp thuốc trừ sâu gốc phospho
hữu cơ là Atropin .Điều đó đúng hay sai :
A. Đúng.
B. Sai
42. Mục đích chính của việc tuyên truyền giáo dục liên quan đến ngộ độc cấp ở trẻ em
là làm cho cộng đồng ý thức được ............................................................của vấn
đề ngộ độc cấp, biết cách dự phòng và biết cách sơ cứu tại nhà.
43. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp có người bị hít phải khí
độc, lập tức đưa nạn nhân ...........................................................và nếu nạn nhân
không tự thở được thì làm hô hấp nhân tạo ngay.
44. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp có người bị chất độc
tiếp xúc với da thì cần :
A. Cởi hết phần vải có chất độc.
B. Dội nhiều nước sạch trong 10 phút lên vùng da bị nhiễm độc.
C. Sau khi dội nước sạch thì rửa vùng da đó bằng xà phòng và nước nhưng không
chà xát mạnh.
D. Làm lần lượt cả 3 việc trên.
E. Làm lần lượt chỉ 2 việc đầu tiên.
45. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp trẻ uống nhầm hoá chất
thì :
A. Móc họng cho trẻ nôn ra ngay.
B. Cho uống ngay 10ml/kg siro d’ipeca nếu có sẳn.
C. Tiến hành lần lượt 2 việc vừa nêu ở trên.

216
D. Cho trẻ uống sửa hay nước sạch trong khi chờ nhân viên y tế xử trí tiếp.
E. Chuyển đi bệnh viện ngay, không nên can thiệp gì ở nhà nếu không biết rõ trẻ
đã uống nhiều hay ít.
46. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp bị vôi vấy vào mắt thì
nên rửa bằng :
A. Nước muối 9/1000.
B. Nước chanh pha loãng.
C. Nước soda.
D. Nước sôi nguội.
E. Nước sạch .
47. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp bị acíd vấy vào mắt thì
nên rửa bằng :
A. Nước muối 9/1000.
B. Nước soda pha loãng để trung hoà ngay acid .
C. Vòi nước xịt mạnh để nhanh chóng làm loảng và loại bỏ acid nếu không sẽ bị
hư giác mạc.
D. Nước sôi nguội để khỏi gây bội nhiễm.
E. Rữa thật nhiều bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ bằng ly lớn cách mắt
5 – 10 cm
48. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp bị chất độc vấy vào mắt
thì nên :
A. Dùng vòi nước xịt mạnh để nhanh chóng làm loảng và loại bỏ chất độc.
B. Rữa thật nhiều bằng nước muối 9/1000.
C. Rữa thật nhiều bằng nước nước sôi nguội.
D. Rữa thật nhiều bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ bằng ly lớn cách
mắt 5 – 10 cm
E. Chọn biện pháp nào đã nêu ở trên đều được cả
49. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp bị côn trùng độc cắn ,
chích hay đốt thì nên :
A. Cột thật chặt phần chi bên trên vết thương.
B. Dùng dao bén rạch rộng vết thương và nặn máu.
C. Dùng miệng để hút độc tại chỗ.
D. Làm garrot tĩnh mạch bên trên vết thương , rữa sạch vết thương với xà phòng
và nước sạch và chờm lạnh tại chỗ trong khi chờ xử trí của nhân viên y tế.
E. Bất động nạn nhân và chuyển đi bệnh viện ngay.
50. Biện pháp để dự phòng ngộ độc cấp hữu hiệu nhất là :
A. Tuyên truyền giáo dục để nhân dân ý thức được nguy cơ ngộ độc cấp và biết
cách dự phòng
B. Nhà nước quản lý tốt các nguồn độc chất , hoá chất , thuốc .
C. Nâng cao trình độ dân trí.
D. Phạt thật nặng những người bán hoá chất độc
E. Kết hợp tất cả các biện pháp nêu trên.

217
BỆNH SỞI

1. Vi rút sởi thuộc họ Paramyxovirus influenzae:


A. Đúng.
B. Sai.
2. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi hiếm khi bị mắc bệnh sởi vì nguyên nhân nào sau đây:
A. Trẻ không tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
B. Trẻ được miễn dịch nhờ sữa mẹ.
C. Trẻ có kháng thể lưu hành trong máu do mẹ truyền qua.
D. Trẻ có sự kích hoạt của các loại vac xin được tiêm trước đó.
E. Nhờ có hệ thống vi khuẩn chí ở đường ruột ổn định sau sinh.
3. Trong cộng đồng, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị mắc bệnh sởi nhất:
A. Đúng.
B. Sai.
4. Chẩn đoán sởi ở giai đoạn trước phát ban, dựa vào dấu hiệu cơ bản nào sau đây:
A. Tình trạng viêm long đường hô hấp trên.
B. Sốt cao, ho và khám phổi có nhiều ran.
C. Phát hiện hạt Koplik.
D. Ho, sốt, xuất tiết ở mũi.
E. Phát hiện dấu loét họng Duguet.
5. Trong giai đoạn xâm nhập, trẻ bị sởi có các triệu chứng nào sau đây:
A. Ban xuất nhiều ở mặt và cổ.
B. Sốt cao, mắt mũi kèm nhèm và có nội ban.
C. Ho nhiều, phổi nhiều ran và khó thở.
D. Ban xung huyết xuất hiện toàn thân.
E. Sốt cao và có ban xuất huyết dạng chấm.
6. Hình ảnh ban sởi thuộc dạng nào sau đây:
A. Ban xuất huyết dạng bản đồ.
B. Ban đỏ xung huyết toàn thân.
C. Ban chấm xuất huyết xen kẻ với ban hình sao.
D. Hồng ban dát sẩn, tập trung thành từng mảng.
E. Ban mảng bầm tím tập trung ở lưng và tay chân.
7. Hãy phân biệt trẻ nào sau đây biểu hiện ban dạng sởi:
A. Trẻ 12 tháng tuổi có ban đỏ toàn thân xuất hiện từ mặt đến chân.
B. Trẻ 2 tuổi sốt cao, có ban xuất huyết dạng bản đồ ở mặt, mông, tay chân.
C. Trẻ 9 tháng tuổi sốt cao, có ban xung huyết dát sẩn, xuất hiện lần lượt từ mặt
đến tay chân.
D. Trẻ 7 tháng tuổi sốt cao, tiêu chảy, có ban xung huyết xuất hiện từ mặt đến bụng
và tay chân.
E. Trẻ 4 tuổi sốt nhẹ, có ban dát sẩn, ngứa, xuất hiện ở mặt và bụng.
8. Hiệu giá kháng thể trong bệnh sởi tăng cao vào giai đoạn nào sau đây:
A. Giai đoạn ủ bệnh.
B. Giai đoạn xâm nhập.
C. Khi hạt Koplik xuất hiện.
D. Sau khi ban xuất hiện 2 – 3 ngày.
E. Khi ban bắt đầu xuất hiện ở chân tóc và sau tai.

218
9. Chẩn đoán hồi cứu bệnh sởi, yêu cầu các triệu chứng chính nào sau đây:
A. Trong giai đoạn phát ban trẻ không sốt.
B. Trước khi phát ban trẻ chỉ ho và chảy mũi nước.
C. Sau khi ban bay, da của trẻ sạch và không thấy dấu vết gì.
D. Khi ban xuất hiện từ mặt xuống chân thì biến mất trong vòng 1 ngày.
E. Sau khi ban bay, da trẻ bong vảy và có những nốt thâm đen như da báo.
10. Trẻ 3 tuổi sốt cao, kết mạc mắt đỏ, có hạch sưng đau ở sau tai, nách và bẹn, toàn
thân có ban dát sẩn, được chẩn đoán là ban sởi .
A. Đúng.
B. Sai.
11. Lời khuyên nào là thích hợp giúp bà mẹ săn sóc con bị sởi:
A. Nên cho trẻ ở trong phòng kín gió 15 ngày.
B. Tuyệt đối không vệ sinh thân thể và kiêng nước.
C. Không cho trẻ uống sữa, uống nước trái cây tươi và ăn cá thịt.
D. Cho trẻ ăn uống đầy đủ và nằm nghỉ nơi thoáng mát.
E. Không cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào.
12. Bà mẹ mang thai bị bệnh sởi, thì hậu quả có thể sẽ xảy ra cho thai nhi như sau:
A…………………………………………
B………………………………………….
13. Muốn phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em, cần thực hiện biện pháp nào:
A. Tiêm vac xin sởi cho mẹ khi có thai trong 3 tháng đầu.
B. Tiêm vac xin sởi cho mẹ vào cuối thai kỳ.
C. Tiêm vac xin sởi cho trẻ trong giai đoạn sơ sinh.
D. Tiêm vac xin sởi cho trẻ lúc 9 – 12 tháng tuổi.
E. Cho mẹ uống vac xin sởi trước khi sinh 2 tuần.
14. Những trường hợp nào sau đây thì có thể có chỉ định tiêm vac xin sởi:
A. Trẻ bị bệnh ác tính và suy dinh dưỡng.
B. Trẻ đang điều trị corticoide và tia xạ.
C. Trẻ bị nhiễm HIV.
D. Trẻ phản ứng quá mẫn với trứng.
E. Trẻ đã bị mắc sởi 1 lần.
15. Yếu tố nào sau đây không thuộc yếu tố nguy cơ bị sởi nặng:
A. Trẻ bị suy dinh dưỡng.
B. Trẻ dưới 1 tuổi và trẻ lớn.
C. Trẻ không được tiêm vac xin sởi.
D. Trẻ bị bệnh SIDA.
E. Trẻ có mẹ đang bị mắc bệnh sởi.
16. Vi rút sởi gây bệnh cho trẻ em qua con đường nào sau đây:
A. Đường hô hấp trên.
B. Trung gian muỗi Aedes aegypti.
C. Qua đường tiêm truyền.
D. Thức ăn nước uống bị nhiễm bẩn.
E. Các chất thải ở đường tiêu hóa người bệnh.
17. Vi rút sởi rất dễ bị tiêu diệt và bất hoạt bởi những tác nhân sau, ngoại trừ:
A. Ánh sáng.
B. Siêu âm.

219
C. Nhiệt độ > 600C.
D. Nhiệt độ - 700C.
E. Chất ether.
18. Ban của một trẻ khi bị sởi có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Thông thường khi ban xuất hiện thì trẻ vẫn còn sốt cao.
B. Khi ban xuất hiện đến bụng thì không thấy hạt Koplik.
C. Sau khi ban bay trên da có những nốt thâm đen như da báo.
D. Ban có mọng nước như ban trong trong hội chứng Lyell.
E. Ban xuất hiện thứ tự từ chân tóc cho đến tay chân.
19. Giai đoạn nhiễm vi rút huyết do sởi, bạch cầu trong máu giảm, giải thích như sau:
A. Vi rút ức chế tủy xương sản sinh dòng bạch cầu.
B. Vi rút kích thích tăng hồng cầu sẽ dẫn đến giảm bạch cầu.
C. Vi rút tấn công tủy xương làm cho dòng lympho bị giảm.
D. Vi rút gây suy tủy làm giảm 3 dòng.
E. Vi rút phát tán chủ yếu trong các bạch cầu và nhân lên ở đó.
20. Diễn tiến của ban sởi xảy ra như sau, ngoại trừ:
A. Bắt đầu xuất hiện sau giai đoạn ủ bệnh.
B. Ban phát hiện đầu tiên ở vùng chân tóc sau gáy.
C. Ban lan dần ra mặt và kết thúc ở chân.
D. Thời gian ban xuất hiện cho đến khi bay khoảng 5 - 6 ngày.
E. Ngay sau khi ban bay, da trở lại bình thường.
21. Chỉ ra một điểm khác nhau giữa sởi Đức và bệnh sởi:
A. Tác nhân gây bệnh là do vi rút.
B. Vi rút xâm nhập gây bệnh qua đường hô hấp.
C. Ban thuộc dạng xung huyết.
D. Không có hạt Koplik trong sởi Đức.
E. Cường độ lây truyền rất mạnh.
22. Trong cộng đồng, chẩn đoán bệnh sởi dựa vào các tiêu chí sau đây, ngoại trừ:
A. Trẻ sốt cao > 390C.
B. Ho khan.
C. Trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
D. Phát ban dạng xung huyết.
E. Viêm màng tiếp hợp.
23. Viêm não chất xám xơ hóa bán cấp do sởi, muốn xác định cần làm xét nghiêm nào:
A. Phân lập vi rút từ máu.
B. Phân lập vi rút từ các chất ở hầu họng.
C. Định lượng hiệu giá kháng thể đặc hiệu.
D. Phân lập vi rút từ dịch náo tủy.
E. Dùng kỹ thuật PCR ở bệnh phẩm dịch mũi họng.
24. Viêm phổi tế bào khổng lồ ở bệnh nhi bị sởi thường gặp những trẻ nào:
A. Trẻ chỉ được tiêm một lần vac xin sởi.
B. Trẻ bị suy giảm miễn dịch.
C. Trẻ có chế độ ăn sam sớm.
D. Trẻ chỉ được bú mẹ một năm.
E. Trẻ thường dùng kháng sinh nhóm Macrolide.
25. Thể xuất huyết trong bệnh sởi ở những vị trí sau, ngoại trừ:

220
A. Xuất huyết trong da.
B. Xuất huyết niêm mạc miệng.
C. Xuất huyết ở mũi.
D. Xuất huyết tại ruột.
E. Xuất huyết khoang dưới nhện.
26. Trẻ bị mắc bệnh sởi có biến chứng viêm thanh khí quản, nên hướng dẫn thêm cách
điều trị nào là thích hợp:
A. Chườm mát ở vùng cổ.
B. Dùng thuốc long đàm.
C. Tăng thêm liều kháng sinh Erythromycine.
D. Cho uống nhiều nước cam thảo.
E. Cho Corticoide và chạy khí dung.
27. Suy dinh dưỡng trong bệnh sởi là hậu quả của những yếu tố, ngoại trừ:
A. Trẻ chán ăn.
B. Thức ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng.
C. Trẻ bị nhiễm trùng miệng do Candida albican.
D. Trẻ bị mắc sởi lần thứ hai.
E. Có thể trẻ bị cam tẩu mã.
28. Giải thích vì sao hiện nay bệnh sởi có khuynh hướng chuyển dịch sang trẻ lớn:
A. Mẹ đã được tiêm vac xin sởi lúc còn nhỏ.
B. Trẻ được tiêm vac xin sởi trong khoảng 3 tháng đầu sau sinh.
C. Trẻ không tiêm nhắc lại sau khi đã tiêm vac xin sởi mũi đầu tiên.
D. Trong cộng đồng bệnh sởi ít xuất hiện thành dịch.
E. Môi trường được ổn định và có hệ thống nước sạch.
29. Khi điều trị bệnh sởi, thầy thuốc tuyệt đối không được quên loại thuốc nào sau
đây:
A. Nystatin.
B. Erythromycin.
C. Amoxicilline + Daktarin.
D. Vitamine A.
E. Cephalexine + Prednisolone.
30. Mục đích nào không hợp lý khi chăm sóc 1 trong 3 cơ quan: Mắt - Mũi - Miệng.
A. Tránh viêm mũi và viêm tai giữa.
B. Tránh nấm miệng.
C. Phòng ngừa cam tẩu mã.
D. Tránh viêm kết mạc mắt và viêm giác mạc.
E. Phòng và tránh xuất huyết kết mạc mắt.

BỆNH HO GÀ

1. Ho gà là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh và lứa tuổi mẫu giáo:


A. Đúng.
B. Sai.

221
2. Đường lây truyền của vi khuẩn ho gà là:
A. Qua trung gian các loài muỗi.
B. Trực tiếp qua đường hô hấp giữa người với người.
C. Qua trung gian một số gia cầm trong nhà.
D. Vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống bạch mạch ở đường hô hấp trên.
E. Qua thức ăn nước uống bị nhiễm vi khuẩn ho gà.
3. Ho gà là bệnh thường xảy ra ở các nước đang phát triển.
A. Đúng .
B. Sai.
4. Trong giai đoạn kịch phát của bệnh ho gà, trẻ sơ sinh thường bị co giật do:
A. Thiếu oxy não, hạ đường huyết.
B. Trẻ sốt cao trên 390C.
C. Trẻ bị bội nhiễm liên cầu.
D. Trẻ bị vỡ phế nang gây tràn khí dưới da.
E. Trẻ bị viêm phổi thùy.
5. Những yếu tố nào sau đây giúp chẩn đoán được trẻ bị mắc bệnh ho gà.
A. Yếu tố dịch tễ và tuổi của trẻ.
B. Hồng cầu tăng cao và phim phổi có hình ảnh viêm rảnh liên thùy.
C. Khám phổi nghe nhiều ran nổ và ran rít.
D. Ho nhiều về đêm, sốt cao và khó thở.
E. Có nguồn lây, bạch cầu trong máu tăng và có cơn ho rủ rượi.
6. Lesage gọi Tic ho gà là do trẻ bị tái nhiễm vi khuẩn Bordetella pertussis:
A. Đúng.
B. Sai.
7. Vi khuẩn ho gà có tên gọi như sau:
A. Trục khuẩn Hemophilus influenzae.
B. Trực khuẩn Eberth.
C. Trực khuẩn Bordetella pertussis.
D. Trực khuẩn Bordetella parapertussis.
E. Vi khuẩn Bordetella bronchiseptica.
8. Muốn dự phòng bệnh ho gà cho trẻ em, nên thực hiện biện pháp nào sau đây:
A. Tiêm chủng cho mẹ lúc mang thai 3 tháng đầu.
B. Tiêm vac xin ho gà cho mẹ vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
C. Tiêm chủng cho trẻ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.
D. Cho trẻ uống vac xin ho gà sau sinh.
E. Cho trẻ uống kháng sinh đặc hiệu trong thời kỳ chu sinh.
9. Cường độ lây truyền mạnh nhất trong giai đoạn nào của bệnh ho gà:
A. Hai ngày đầu của giai đoạn ủ bệnh.
B. Cuối giai đoạn ho cơn.
C. Sau cơn ho kịch phát 3 tuần.
D. Trong giai đoạn viêm long.
E. Khi vi khuẩn bắt đầu tấn công vào cơ thể.
10. Không neen cách ly 1 trẻ bị ho gà vào thời điểm nào là phù hợp:
A. Sau ho cơn 2 tuần.
B. Khi trẻ bắt đầu được điều trị đặc hiệu 2 ngày.
C. Khi trẻ được uống thuốc giảm ho và long đàm.

222
D. Khi trẻ không tím tái và không nôn sau cơn ho.
E. Bắt đầu từ tuần thứ 4 sau giai đoạn ho cơn kịch phát.
11. Kháng sinh dùng để điều trị bệnh ho gà nhằm mục đích nào sau đây:
A. Cắt cơn ho nhanh và không gây độc.
B. Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng huyết.
C. Tránh lây lan và ngăn ngừa bội nhiễm phổi.
D. Phòng ngừa xuất huyết kết mạc mắt .
E. Hạn chế biến chứng xuất huyết não- màng não.
12. Thông thường ho gà ở trẻ lớn, giữa các cơn ho trẻ mệt mỏi và khó thở dữ dội.
A. Đúng.
B. Sai.
13. Hạ đường huyết trong bệnh ho gà gặp ở trẻ nhỏ do yếu tố nào:
A. Trẻ có cơn ho kéo dài.
B. Do độc tố kích hoạt làm tăng tiết insuline.
C. Do kháng sinh Erythromycine đang điều trị.
D. Do hậu quả của sự tăng bạch cầu lympho.
E. Trẻ bị mất ngủ và sốt cao.
14. Biến chứng cơ học nào thường gặp trong bệnh ho gà ở trẻ trên 5 tuổi:
A. Vỡ cơ hoành.
B. Thoát vị rốn.
C. Xuất huyết nội sọ.
D. Lồng ruột.
E. Xuất huyết kết mạc mắt.
15. Ở trẻ sơ sinh, biến chứng thần kinh thường gặp trong bệnh ho gà là:
A. Liệt nửa người.
B. Tetanie.
C. Co giật do thiếu oxy.
D. Bệnh lý não cấp.
E. Rối loạn vận ngôn.
16. Một trẻ sơ sinh tiếp xúc với nguồn lây ho gà thì có khả năng mắc bệnh, vì :
A. Tỷ lệ mắc bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh > 60%.
B. Trẻ không được uống Erythromycine.
C. Mẹ của trẻ đã bị ho gà ở tuổi niên thiếu.
D. Bố của trẻ lúc nhỏ không tiêm vac xin ho gà.
E. Miễn dịch của mẹ truyền sang cho con rất yếu.
17. Điểm nào không phù hợp khi nói đến vai trò dịch tễ về sự lây truyền bệnh ho
gà:
A. Cường độ lây truyền mạnh nhất trong giai đoạn viêm long.
B. Cường độ lây truyền mạnh nhất vào tuần thứ 4 của giai đoạn ho cơn.
C. Sự lây truyền do tiếp xúc kéo dài trong gia đình chiếm khoảng 70 - 100%.

D. Bệnh thường lây do tiếp xúc trong học đường chiếm khoảng 25 - 50%.
E. Trong điều kiện mang mầm bệnh mạn tính thì không có tình trạng lây truyền.
18. Khi tiêm vac xin ho gà, tính miễn dịch có được là:
A. Miễn dịch chủ động kéo dài, nhưng sẽ giảm dần theo thời gian.
B. Miễn dịch thụ động qua trung gian tế bào.

223
C. Miễn dịch thụ động qua trung gian thể dịch.
D. Sẽ có miễn dịch sau tiêm vac xin, nhưng chỉ kéo dài 2 - 3 năm.
E. Tạo ra miễn dịch chủ động suốt đời.
19. Nguồn lây bệnh của vi khuẩn ho gà được tìm thấy duy nhất ở …………
20. Sau đây là các yếu tố nguy cơ của bệnh ho gà, ngoại trừ:
A. Trẻ < 6 tháng tuổi.
B. Trẻ ăn uống kém và nôn nhiều.
C. Trẻ bị co giật nhiều lần.
D. Bạch cầu máu ngoại vi > 50. 000/mm3.
E. Trẻ bị tiêu chảy.
21. Diễn tiến lâm sàng của bệnh ho gà trải qua 3 giai đoạn:
A. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
B. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
C. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
22. Loại kháng sinh nào sau đây không nên dùng để điều trị bệnh ho gà:
A. Erythromycine.
B. Bactrim.
C. Rulide.
D. Streptomycine.
E. Roxide.
23. Cơn ho gà ở trẻ lớn có đặc điểm như sau:
A. Ho rủ rượi, thở rít, khạc đàm hoặc nôn mữa.
B. Ho từng tiếng một và kéo dài khoản 2 phút.
C. Ho rủ rượi không kiềm chế được và kéo dài trong 3 phút.
D. Ho dữ dội trên 2 phút và sau đó ngưng thở.
E. Ngày ho chỉ 1 lần, nhưng cơn ho kéo dài, mắt phù và loét hãm lưỡi.
24. Một trẻ chẩn đoán ho gà tuần thứ 5, nên chọn cách điều trị nào sau đây:
A. Cho uống Erythromycine + Prednisolone trong 7 ngày.
B. Điều trị các triệu chứng hoặc biến chứng nếu có.
C. Cho uống Ampicilline + Salbutamol trong 14 ngày.
D. Cho uống Bactrim + Seduxen trong 7 ngày.
E. Tiêm Claforan + Prdnisolone trong 10 ngày.
25. Muốn chẩn đoán chính xác bệnh ho gà, người ta dựa vào:
A. Không sốt và có cơn ho điển hình.
B. Xét nghiệm công thức máu có dòng bạch cầu tăng cao.
C. Làm kỹ thuật PCR để xác định ADN của vi khuẩn ho gà.
D. Cấy dịch tiết mũi họng tìm trực khuẩn ho gà.
E. Xác định có nguồn lây và công thức máu có dòng lympho tăng cao.
26. Biến chứng tetanie xuất hiện trong bệnh ho gà ở trẻ em là do:
A. Bạch cầu tăng quá cao ở trong máu.
B. Độc tố ho gà kích hoạt tăng tiết insulin.
C. Độc tố ho gà tác động làm rối loạn trung tâm thần kinh trung ương.
D. Trẻ xuất hiện cơn ho gà dữ dội đầu tiên.
E. Trẻ bị nôn mửa nhiều lần sau mỗi cơn ho.
27. Biến chứng nào sau đây là nguy hiểm nhất trong bệnh ho gà ở trẻ em:
A. Loét hãm lưỡi.

224
B. Xuất huyết nội sọ.
C. Sa trực tràng.
D. Tụ máu dưới kết mạc.
E. Thoát vị rốn.
28. Một trẻ được tiêm DTP đầy đủ trong năm đầu sẽ được miễn dịch vỉnh viễn:
A. Đúng .
B. Sai.
29. Một trẻ < 2 tháng bị ho gà giai đoạn ho cơn, nên khuyên bà mẹ thực hiện điều gì
A. Đưa trẻ đến trạm xá để chủng ngừa DTP.
B. Dùng các loại thuốc nam long đàm cho trẻ uống.
C. Nhờ y tá chích Penicilline tại nhà.
D. Đưa trẻ đến điều trị tại khoa nhi của bệnh viện.
E. Để tại nhà và nhờ Bác sĩ chuyên khoa nhi chăm sóc điều trị.
30. Cách chăm sóc nào sau đây là không phù hợp ở trẻ bú mẹ đang bị ho gà.
A. Cho trẻ ăn lỏng, số lượng ít và nhiều lần trong ngày.
B. Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày và từng ít một.
C. Khi trẻ ho nên bồng ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên.
D. Nên khuyến cáo bà mẹ dùng tay móc miệng sau cơn ho.
E. Nên tránh khói thuốc lá, khói bếp và bụi .

BỆNH BẠCH HẦU

1. Tác nhân gây bệnh bạch hầu là:


A. Corynebacterium diphtheriae, trực khuẩn Gr(-).
B. Corynebacterium diphtheriae, trực khuẩn Gr(+).
C. Liên cầu khuẩn có giả mạc.
D. Liên cầu khuẩn tan huyết  nhóm A.
E. Vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae.
2. Thuộc tính nào sau đây không phù hợp với vi khuẩn bạch hầu:
A. Hiếu khí.
B. Không di động, không tạo bào tử.
C. Phình to 1 hoặc 2 đầu như quả tạ.
D. Có hoạt tính tan huyết.
E. Kết dính rất chặt với kháng thể vật chủ.
3. Dựa vào các đặc điểm nào người ta chia vi khuẩn bạch hầu làm 3 biotypes:
A. Vi khuẩn bạch hầu di động rất tốt.
B. Vi khuẩn tạo ra độc tố gây viêm cơ tim.
C. Hoạt tính tan huyết, lên men đường và các phản ứng sinh hóa.
D. Vi khuẩn nhạy cảm với acid và không chịu được nhiệt.
E. Vi khuẩn cộng sinh với các vi khuẩn khác mới phát triển.
4. Nguyên nhân gây viêm cơ tim trong bệnh bạch hầu là do:
A. Chủng vi khuẩn không tiết ra độc tố ( tox + ).
B. Chủng vi khuẩn tiết ra độc tố ( tox + ).
C. Vi khuẩn bạch hầu kết hợp với tụ cầu.

225
D. Vi khuẩn bạch hầu kết hợp với liên cầu có giả mạc.
E. Vi khuẩn bạch hầu kết hợp với viêm họng Vincent.
5. Liều dùng SAD nào sau đây không phù hợp trong các loại tổn thương do bạch hầu:
A. 20. 000 - 40. 000 đơn vị: Tổn thương khu trú ở da.
B. 20. 000 - 40. 000 đơn vị: Bạch hầu mũi, họng < 48 giờ.
C. 40. 000 – 60. 000 đơn vị: Bạch hầu họng, thanh quản.
D. 80. 000 – 100. 000 đơn vị: Màng giả lan tỏa, chẩn đoán sau 72 giờ.
E. 60. 000 – 80. 000 đơn vị: Bạch hầu ác tính + có triệu chứng cổ bò.
6. Cách sinh bệnh của vi khuẩn bạch hầu qua các bước sau, ngoại trừ:
A. Vi khuẩn xâm nhập qua đường mũi, miệng.
B. Vi khuẩn tiếp tục xâm nhập qua đường tiêu hóa và phát triển ở ruột non.
C. Vi khuẩn định vị ở niêm mạc đường hô hấp.
D. Ủ bệnh 2-4 ngày ở niêm mạc đường hô hấp và có thể tiết độc tố.
E. Độc tố bám vào màng tế bào đường hô hấp rồi phát tán đến các cơ quan.
7. Muốn tìm vi khuẩn bạch hầu, cách tốt nhất là soi cấy dịch tiết ở mũi họng:
A. Đúng.
B. Sai.
8. Triệu chứng lâm sàng thường gặp của bạch hầu họng-amygdales như sau, ngoại
trừ:
A. Sốt rất cao trên 41 0C.
B. Viêm họng.
C. Sốt vừa phải 38 – 38 05C.
D. Màng giả xuất hiện trong vòng 1-2 ngày.
E. Màng giả màu trắng ngà.
9. Triệu chứng nào không phù hợp với bạch hầu họng – thanh quản dạng cổ bò:
A. Phù nề các mô mềm ở cổ.
B. Xuất huyết dưới da.
C. Lưỡi bựa và teo.
D. Xuất huyết tiêu hóa.
E. Tiểu ra máu.
10. Gián biệt bệnh bạch hầu họng với một số bệnh lý sau đây, ngoại trừ:
A. Viêm Amygdales có mủ.
B. Viêm họng do liên cầu tan huyết  nhóm A.
C. Bệnh nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân.
D. Nhiễm nấm Candida albican vùng vòm họng.
E. Dị vật đường thở.
11. Điểm nào không phù hợp khi bắt buộc bệnh bạch hầu họng thanh quản phải nghỉ
ngơi tại phòng bệnh và được theo dõi chặt chẽ.
A. Viêm cơ tim xảy ra sớm vào những ngày đầu tiên.
B. Viêm cơ tim có thể xảy ra muộn hơn sau 4 – 6 tuần của bệnh.
C. Do ảnh hưởng của độc tố bạch hầu gây liệt các chi.
D. Tỷ lệ viêm cơ tim khá cao từ 10 – 25%.
E. Khó thở do màng giả lan rộng gây tắt nghẻn đường hô hấp.
12. Biến chứng thần kinh nào không tìm thấy do bệnh bạch hầu gây ra:
A. Liệt vận động khẩu cái 2 bên.
B. Liệt bó tháp 2 bên.

226
C. Liệt cơ vận nhãn.
D. Liệt ngoại biên một số chi.
E. Liệt cơ hoành.
13. Người trong gia đình của một trẻ bị bạch hầu họng, nên sử dụng các loại thuốc sau:
A. Uống ampicilline trong 10 ngày.
B. Tiêm Vancomycine trong 5 ngày.
C. Tiêm phòng SAD.
D. Uống Erythromycine trong 10 ngày.
E. Uống Bactrim và Quinolone trong 5 ngày.
14. Thuốc nào sau đây điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch hầu:
A. Vancomycine + SAD.
B. Streptomycine + Chlorocide.
C. Penicilline + SAD.
D. Claforan + Corticoide.
E. Amikacine + Rulide.
15. Khi thử test SAD (+) thì nên thực hiện 1 trong những biện pháp nào sau đây:
A. Chỉ định ngưng dùng SAD.
B. Chỉ sử dụng 1 / 4 tổng liều SAD đã cho.
C. Chia tổng liều SAD tiêm tỉnh mạch trong 7 ngày.
D. Áp dụng phương pháp giải mẫn cảm Bedreska.
E. Đợi 7 ngày sau sẽ tiêm tỉnh mạch.
16. Trong vụ dịch, thông thường ổ chứa vi khuẩn bạch hầu được tìm thấy:
A. Gà, vịt.
B. Khỉ, vượn.
C. Các loài chim.
D. Người.
E. Chó, mèo.
17. Người ta chia C. Diptheriae ra làm 3 biotypes khác nhau là:
A. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
B. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
C. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
18. Một số đặc điểm về dịch tễ học của bệnh bạch hầu như sau, ngoại trừ:
A. Các loài khỉ, vượn, hầu nhân là ổ chứa vi khuẩn trong thiên nhiên.
B. Người là ổ chứa vi khuẩn bạch hầu.
C. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh.
D. Bệnh lây truyền bởi chất tiết đường hô hấp khi tiếp xúc người lành mang trùng.
E. Bệnh lây truyền qua các chất dịch ở sang thương ngoài da có chứa vi khuẩn.
19. Độc tố của vi khuẩn bạch hầu có trọng lượng phân tử là 52. 000 Daltons và có 2
thành phần C và D.
A. Đúng.
B. Sai.
20. Một trẻ bạch hầu họng thanh quản, chỉ định 40. 000 đơn vị SAD, nhưng gia đình
chỉ mua được 20. 000 đơn vị. Vậy cách sử dụng nào sau đây là phù hợp:
A. Đợi 5 ngày sau mua đủ liều sẽ tiêm.
B. Tiêm ngay liều hiện có.
C. Tiêm ngay liều hiện có, nhưng nên tiêm tỉnh mạch trong 2 ngày.

227
D. Tiêm ngay liều hiện có và đợi 7 ngày sau mua thêm để tiêm đủ liều.
E. Không nên tiêm mà chỉ cần tăng liều Penicilline.
21. Chỉ ra một điểm không phù hợp khi nói đến tính chất của độc tố bạch hầu:
A. Độc tố bị tiêu hủy bởi men amylase nước bọt và tụy.
B. Độc tố gây tổn thương bất kỳ cơ quan và mô nào trong cơ thể.
C. Một lượng rất nhỏ của độc tố có thể gây hoại tử ngoài da.
D. Độc tố khi đã ngấm vào tế bào thì kháng độc tố không có hiệu quả.
E. Độc tố đang lưu hành trong máu thì kháng độc tố có thể trung hòa được.
22. Yếu tố nào liên quan đến sự hình thành dấu cổ bò trong bạch hầu họng thanh quản:
A. Vi khuẩn bạch hầu gây áp xe cơ ức đòn chủm.
B. Độc tố gây phản ứng hệ hạch bạch huyết và phù nề mô mềm vùng cổ.
C. Độc tố tạo nên áp xe vùng cơ cắn và cơ nhai.
D. Bội nhiễm tụ cầu, liên cầu gây nên viêm amygdales có mủ.
E. Tổn thương nhu mô phổi đưa đến tràn khí dưới da ở vùng cổ.

23. Lâm sàng bệnh bạch hầu phụ thuộc vào diện tích màng giả, và lượng độc tố.
A. Đúng.
B. Sai.
24. Những biểu hiện lâm sàng của bạch hầu thanh quản như sau, ngoại trừ:
A. Khàn giọng.
B. Tiếng ho ông ổng hoặc rồ.
C. Nghe tiếng rít thanh quản.
D. Co kéo trên xương ức và khoảng gian sườn.
E. Khó thở nhanh nông.
25. Khó thở trong bạch hầu thanh quản được gọi là khó thở từ từ:
AĐúng.
B. Sai.
26. Biến chứng quan trọng trong bệnh bạch hầu do 2 yếu tố sau:
A. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
B. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
27. Nêu lên một điểm không phù hợp khi nói đến viêm cơ tim trong bạch hầu họng
thanh quản:
A. Viêm cơ tim có thể xảy ra trong bạch hầu thể nặng hoặc thể nhẹ.
B. Viêm cơ tim chỉ xảy ra khi có sự cộng sinh của liên cầu khuẩn.
C. Khi tổn thương màng giả lan rộng do vi khuẩn tiết độc tố tox (+).
D. Viêm cơ tim xảy ra khi trì hoản chỉ định kháng độc tố.
E. Viêm cơ tim xảy ra khi không kết hợp kháng sinh đặc hiệu với SAD.
28. Chỉ định nào là phù hợp đối với người lành mang trùng không có triệu chứng.
A. Không khuyến cáo sử dụng kháng độc tố bạch hầu.
B. Tiêm một liều biến độc tố bạch hầu.
C. Tiêm Penicilline liều cao trong 10 ngày.
D. Uống Erythromycine kết hợp với Corticoide trong 7 ngày.
E. Tiêm bắp 20. 000 đơn vị SAD.
29. Dựa vào các điểm chính sau để tiên lượng bạch hầu họng thanh quản, ngọai trừ.
A. Mức độ lan rộng của màng giả.

228
B. Được chẩn đoán sớm và chính xác.
C. Đã được điều trị kháng sinh Ceftriaxone.
D. Đã được điều trị SAD sớm.
E. Tuổi và tính miễn dịch dịch của bệnh nhân.
30. Chọn cách thử phản ứng SAD chính xác trước khi tiêm cho bệnh nhân bạch hầu:
A. Uống dung dịch SAD pha loảng 1/10 với nước muối sinh lý.
B. Tiêm tỉnh mạch dung dịch SAD pha loảng 1/10 với nước muối sinh lý.
C. Tiêm trong da dung dịch SAD pha loảng từ 1/10 đến 1/100.
D. Tiêm bắp sâu dung dịch SAD đã pha loảng từ 1/100 đến 1/1000.
E. Tiêm bắp 0,50 ml dung dịch SAD không pha loảng.

229

You might also like