You are on page 1of 100

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP NHIỄM

BÀI: Nhiễm trùng huyết


Câu 1: Hạ huyết áp (Hypotension) là:
a. Huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg
b. Huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg
c. Huyết áp tâm thu giảm hơn 40 mmHg so với huyết áp cơ bản trước đó
d. A và C đúng
Câu 2: Nhiễm trùng huyết, chọn câu ĐÚNG:
a. Nhiễm trùng huyết phải có sốt > 380C
b. Bạch cầu máu trong nhiễm trùng huyết luôn luôn tang them 12000/µl
c. Chẩn đoán nhiễm trùng huyết có thể chỉ căn cứ vào lâm sàng không cần đợi kết
quả cấy máu
d. Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân chỉ gặp ở bệnh nhiễm trùng huyết
Câu 3: Nhiễm trùng huyết:
a. Bắt buộc phải có sự hiện diện của vi trùng trong máu, xác định bằng cấy máu
b. Không nhất thiết phải dựa vào sự hiện diện của vi trùng trong máu để chẩn đoán
xác định
c. Là hội chứng đáp ứng viêm toàn thân đối với nhiễm trùng
d. B và C đúng
Câu 4: Dịch tế bào nhiễm trùng huyết:
a. Nhờ vào những tiến bộ vượt bậc trong hồi sức, tần suất nhiễm trùng huyết ngày
nay giảm
b. Chỉ có vi khuẩn mới gây nhiễm trùng huyết choáng nhiễm trùng
c. Nhiễm trùng huyết do vi trùng Gram âm gây choáng nhiều hơn nhiễm trùng
huyết do vi trùng gram dương

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 1


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

d. Nhiễm trùng huyết do nấm thường xảy ra ở người có hệ thống miễn dịch bình
thường
Câu 5: Biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng huyết, chọn câu SAI:
a. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, già yếu, giảm bạch cầu hạt nặng có thể không có
biểu hiện nhiễm trùng khu trú.
b. Bệnh nhân nhiễm trùng huyết không có sốt hoặc bị hajthaan nhiệt thường có tiên
lượng xấu
c. Ở người già, đôi khi thở nhanh và thay đổi tri giác là những biểu hiện duy nhất
của nhiễm trùng huyết.
d. Sang thương da có tên gọi là ecthyma gangrenosum thường do N.meningitidls
Câu 6: Choáng nhiễm trùng:
a. Là nhiễm trùng huyết có hạ huyết áp
b. Là nhiễm trùng huyết có hạ huyết áp dù đã bù đủ dịch
c. Hạ huyết áp là hạ huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg
d. Tất cả đều sai.
Câu 7: Về sinh lý bệnh, choáng nhiễm trùng khác choáng tim ở:
a. Cung lượng tim
b. Kháng lực mạch máu hệ thống
c. Chức năng tim
d. A và B đúng
Câu 8: Sinh lý của choáng nhiễm trùng
a. Đặc điểm sinh lý bệnh của choáng nhiễm trùng cũng tương tự như các dạng
choáng khác (choáng giảm thể tích, choáng tim, choáng tắc nghẽn)
b. Trong choáng nhiễm trùng tăng động, kháng mạch máu toàn thân giảm, cung
lượng tim bình thường hoặc tăng.
c. Do cung lượng tim bình thường hoặc tăng nên chức năng tâm thất bình thường
d. B và C đúng

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 2


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 9: Điều trị nhiễm trùng huyết:


a. Để điều trị thành công cần phải chẩn đoán bệnh sớm
b. Đợi khi có kết quả cấy máu và không sinh đồ mới sử dụng kháng sinh
c. Có thể sử dụng thuốc bằng đường ống
d. A và C đúng
Câu 10: Lựa chọn đầu tiên của thuốc vận mạch trong điều trị choáng nhiễm trùng
a. Dobutamin
b. Noradrenalin
c. Dopamin
d. B hoặc C
Tình huống lâm sàng: Bệnh nhân Lê Văn B., 55 tuổi, địa chỉ Long An, làm ruộng,
nhập viện vì sốt cao, lú lẫn. Bệnh sử 2 ngày: sốt cao, lạnh run nhiều cơn trong ngày,
kèm tiểu khó, tiểu lắt nhắt nhiều lần. BN tự mua thuốc uống, đến trưa ngày 2, bệnh
nhân sốt cao, nói nhảm được người nhà đưa đến NV.
Tiền căn: u xơ tiền liệt tuyến phát hiện được 2 năm; tăng huyết áp 5 năm không điều
trị (huyết áp thường đo khoảng 150/90 mmHg)
Khám tại phòng cấp cứu:
- Sảng
- Mạch 138 1/phút; nhiệt độ: 400C; huyết áp 100/50 mmHg; nhịp thở 32 l/phút;
SpO2 98% (thở khí trời)
- Tim đều, rõ; Phổi trong; Bụng mềm, cầu bàng quang (+)
- Cổ mềm
Câu 11: Bệnh nào sau đây ÍT NGHĨ đến nhất:
a. Sốt xuất huyết Dengue ngầy 2
b. Nhiễm trùng huyết nặng từ đường tiết niệu
c. Sốt rét ác tính thế não
d. Lao màng não

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 3


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 12: Nhận xét về huyết áp của bệnh nhân:


a. Trong giới hạn bình thường
b. Tụt huyết áp
c. Chưa bù dịch nên không đánh giá được
d. Tất cả đều sai
Câu 13: Xử trí về hồi sức tuần hoàn lúc này là:
a. Bù dịch tinh thể nhanh
b. Bù dịch thể keo (Hydroxyethyl starch) nhanh
c. Truyền tĩnh mạch Noradrenaline
d. Câu A và B đúng
Câu 14: Đặt thông tiểu lưu ra 800 ml nước tiểu đục, lợn cợn mù. Xét nghiệm vi
sinh cần thực hiện trước khi chích kháng sinh
a. Cấy nước tiểu
b. Cấy máu
c. Không cần cấy vì nước tiểu đục đủ chẩn đoán và điều trị
d. Câu A và B đúng
Câu 15: Kháng sinh lựa chọn ban đầu là:
a. Vancomycin
b. Oxacillin
c. Ceftriaxone
d. Amikacin
Câu 16: Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất ở bệnh nhân này là:
a. Escherichia coli
b. Acinetobacter baumannii
c. Streptococcus pneumoniae
d. Staphylococcus aureus
Câu 17: Sau khi truyền nhanh 2000ml NaCl 0.9%, đặt catheter đo CVP 12 cmH2O,
huyết áp 80/35 mmHg, bước xử trí kế tiếp:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 4


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Truyền máu toàn phần


b. Truyền Albumin 5%
c. Truyền tĩnh mạch Dopamin
d. Truyền tĩnh mạch Noradrenaline
Câu 18: Chẩn đoán phù hợp ở thời điểm hiện tại:
a. Nhiễm trùng tiểu dưới
b. Nhiễm trùng huyết nặng từ nhiễm trùng đường tiết niệu
c. Choáng nhiễm trùng từ nhiễm trùng đường tiết niệu
d. Choáng giảm thể tích do bệnh nhân sốt cao, ăn uống kém.
Tình huống lâm sàng: Bệnh nhân Trần Văn L., 48 tuổi, tài xế, nhà ở quận 5, Tp Hồ
Chí Minh. Nhập viện vì sốt cao, khó thở.
Bệnh sử: 3 ngày. N1 – N2: Sốt cao, ớn lạnh, kèm theo ho, khạc đàm vàng, đau ngực.
Bệnh nhân có khám và điều trị ở bác sĩ tư, không rõ chẩn đoán và thuốc điều trị.
N3: Bệnh nhân sốt cao, ho, khó thở, nổi mụn rộp ở khóe môi và được thân nhân đưa
đến nhập viện.
Tiền căn – Dịch tễ: không tiền căn lao, hen suyễn, COPD; Hút thuốc lá 1 gói/ngày ×
20 năm; không tiếp xúc người có biểu hiện bệnh tương tự.
Khám lúc nhập viện:
- Tỉnh táo
- Sinh hiệu: Mạch 120 lần/phút; huyết áp 120/80 mmHg; nhiệt độ: 400C; nhịp thở
32 lần/phút, SpO2 92% (thở khí trời)
- Niêm hồng, nổi Herpes môi
- Tim đều; Bụng mềm; Cổ mềm
- Phổi ran nổ đáy (P).
Câu 19: Chẩn đoán lúc nhập viện:
a. Nhiễm trùng huyết từ đường hô hấp
b. Viêm phổi siêu vi

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 5


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Viêm phế quản


d. Câu A và B đúng
Câu 20: Xét nghiệm cần thực hiện ngay, NGOẠI TRỪ:
a. X-quang phổi
b. Cấy máu
c. Phết mũi/họng làm PCR tìm cúm A
d. Đo phế dung ký
Câu 21: Xét nghiệm: BC máu 25000/µl (N 95%, L 5%); Xquang phổi: viêm phổi.
Sau khi nhập viện 15 phút, sinh hiệu của bệnh nhân: Mạch 130 lần/phút; huyết
áp 80/40 mmHg; nhiệt độ 400C; nhịp thở 32 lần/phút; SpO2 96% (FiO2 36%).
Chẩn đoán hiện tại:
a. Viêm phổi nặng
b. Nhiễm trùng huyết nặng từ đường hô hấp
c. Choáng nhiễm trùng từ nhiễm trùng đường hô hấp
d. Choáng phản vệ
Câu 22: Xử trí lúc này là:
a. Bù dịch nhanh
b. Chích kháng sinh đường tĩnh mạch
c. Truyền Noradrenaline
d. Câu A và B đúng
Câu 23: Sau khi truyền nhanh 2000 ml NaCl 0.9%, sinh hiệu bệnh nhân: mạch 120
lần phút, huyết áp 70/30 mmHg, CVP 12 cmH2O. Xử trí kế tiếp là:
a. Bù dịch nhanh
b. Chích kháng sinh đường tĩnh mạch
c. Truyền Noradrenaline
d. Câu A và B đúng
Câu 24: Xét nghiệm nào sau đây giúp gợi ý tình trạng nhiễm trùng cấp tính do vi
trùng, NGOẠI TRỪ:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 6


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Phết máu ngoại biên xem hình dạng bạch cầu


b. Procalcitonin/máu
c. CRP trong máu
d. Tốc độ lắng máu (VS)
Tình huống lâm sàng: Bệnh nhân Nguyễn Thị C., 67 tuổi, hưu trí, nhà ở quận Phú
Nhuận, Tp Hồ Chí Minh. Bệnh 2 ngày với biểu hiện đột ngột đau quặn dữ dội từng
cơn vùng hạ sườn (P), sau đó cơn sốt cao (không rõ nhiệt độ), lạnh run, khám và điều
trị BS tư. Sáng ngày 2, bệnh nhân than mệt, được thân nhân đưa đến nhập viện.
Tiền căn: Sỏi mật phát hiện khoảng 5 năm; Tăng huyết áp có uống thuốc thường
xuyên ở BS tư, huyết áp thường đo khoảng 150/90 mmHg.
Khám lúc nhập viện và xét nghiệm công thức máu:
• Sinh hiệu: M 120 lần/phút; T 400C; HA 145/90 mmHg; NT 28 lần/phút
• Thang điểm Glasgow: E4 M6 V5 = 15 điểm
• Vàng mắt
• Gan to 2 cm dưới bờ sườn, ấn đau vùng hạ sườn (P), dấu Murphy (+)
• Cổ mềm, không dấu thần kinh định vị
• Các cơ quan khác không ghi nhận bất thường.
- BC máu: 26000/ul (N:92%, L:08%)
Câu 25: Chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất lúc nhập viện:
a. Viêm gan siêu vi cấp.
b. Tắc mật ngoài gan.
c. Nhiễm trùng huyết từ nhiễm trùng đường mật.
d. Cơn đau quặn gan.
Câu 26: Trước khi cho kháng sinh điều trị nhiễm trùng, cần phải thực hiện xét
nghiệm nào sau đây:
a. Xét nghiệm chức năng đông máu
b. Cấy máu

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 7


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Cấy nước tiểu


d. Câu B và C đúng.
Câu 27: Nguyên tắc chọn kháng sinh ban đầu, chọn câu SAI:
a. Phổ rộng
b. Tính diệt khuẩn, thấm được đến ổ nhiễm trùng
c. Dựa vào tác nhân gây bệnh thường gặp tùy theo ngõ vào
d. Có thể cho thuốc bằng đường uống nếu bệnh không quá nặng
Câu 28: Để xử trí ổ nhiễm trùng, bệnh nhân này cần phải:
a. Phối hợp nhiều lại kháng sinh phổ rộng
b. Hội chẩn chuyên khoa ngoại gan mật
c. Kéo dài thời gian điều trị kháng sinh
d. Câu A và B đúng
Tiếp theo: Khoảng 3 giờ sau nhập viện, bệnh nhân li bì, chi mát. Sinh hiệu: M 140
lần/phút; HA: 100/60 mmHg; T 39.50C; NT 28 lần/phút. Không thấy đi tiểu từ lúc
nhập viện.
Câu 29: Xử trí hiện tại:
a. Bù dịch nhanh
b. Sử dụng thuốc vận mạch
c. Đặt thông tiểu theo dõi nước tiểu
d. Câu A và C đúng
Câu 30: Sau khi bù 1500 ml dịch NaCl 0.9%, HA bệnh nhân là 80/50 mmHg, CVP
đo 12 cmH2O, không có nước tiểu. Chẩn đoán lúc này là:
a. Choáng nhiễm trùng
b. Choáng giảm thể tích
c. Choáng tim
d. Câu B và C đúng
Câu 31: Xử trí:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 8


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Tiếp tục bù dịch nhanh


b. Truyền Dobutamin
c. Truyền Noradrenaline
d. Truyền Protein C hoạt hóa
Tình huống lâm sàng: Bệnh nhân Trần Văn L., 24 tuổi, bán thịt heo, nhà ở quận 5,
Tp Hồ Chí Minh. Nhập viện vì sốt cao, mệt.
Bệnh sử: 2 ngày
N1: Sốt cao, ớn lạnh, kèm mệt mỏi, ăn uống kém. Bệnh nhân có khám và điều trị ở
bác sĩ tư, không rõ chẩn đoán và thuốc điều trị.
N2: BN sốt cao, nhức đầu, nôn ói, mệt nhiều và được thân nhân đưa đến nhập viện
Tiền căn- Dịch tễ: không tiền căn lao, tiểu đường hay tăng huyết áp; Hút thuốc là 1
gói/ngày 10 năm; bán thịt heo tại chợ Phạm Văn Hai; một tuần nay đang có dịch não
mổ cầu tại Tp Hồ Chí Minh và có một số tiểu thương tại chợ bị mắc bệnh.
Khám lúc nhập viện:
- Tĩnh táo
- Sinh hiệu: Mạch 140 lần/phút; huyết áp 80/40 mmHg; nhiệt độ: 400C; nhịp thở
32 lần/phút, SpO2 98% (thở khí trời)
- Niêm xung huyết có xuất huyết kết mạc mắt; da có ban xuất huyết rải rác toàn
than dạng bản đồ
- Tim đều, Phổi trong, Bụng mềm, Cổ mềm
Câu 32: Chẩn đoán lúc nhập viện:
a. Nhiễm trùng huyết nặng do Neisseria meningitidis
b. Nhiễm trùng huyết nặng do Streptococcus suis
c. Sốc sốt xuất huyết Dengue
d. Câu A và B đúng.
Câu 33: Xét nghiệm cần thực hiện ngay, TRỪ:
a. Chụp CT scan não

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 9


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

b. Chọn dịch não tủy


c. Cấy máu
d. Phết họng và ban xuất huyết: soi và cấy
Câu 34: Giả sử xét nghiệm tại phòng cấp cứu: BC máu 25000/µl (N 95%, L 5%)
KSTSR âm tính. Xử trí lúc này là:
a. Bù dịch nhanh
b. Chích kháng sinh đường tĩnh mạch
c. Truyền Noradrenaline
d. Câu A và B đúng
Câu 35: Loại dịch truyền được chọn vào thời điể nhập việc:
a. Natri Clorid 0,9%
b. Clucose 5%
c. Hydroxyethyl Stảch
d. Máu toàn phần.
Câu 36: Sau khi truyền nhanh 2000 ml dịch tinh thể, sinh hiệu bệnh nhân: mạch
140 lần phút, huyết áp 70/30 mmHg, áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) 12cm
H20.Xử trí kế tiếp là:
a. Bù dịch nhanh
b. Chích kháng sinh đường tĩnh mạch
c. Truyền Noradrenaline
d. Câu A và B đúng
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân Lê thị T., 64 tuổi, nội trợ, ở Phước Long, Bình
Phước. Bệnh nhân nhập Bệnh viện Phước Long vì sốt cao, lạnh run và nói sảng.
Bệnh 3 ngày với các biểu hiện: sốt cao, lạnh run nhiều cơn trong ngày kèm theo tiểu
gắt, tiểu lắt nhắt. Bệnh nhân tư mua thuốc uống ở nhà thuốc tây. Sáng ngày 3, bệnh
nhân sốt cao, nói sảng, thân nhân đưa đến nhập viện.
Tiền căn:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 10


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

- Tăng huyết áp > 10 năm, không điều trị thường xuyên, huyết áp thường đo vào
khoảng 150/80 mmHg. Không bị tiểu đường, không tiền căn lao phổi.
- Bị sốt rét 1 lần vào năm 2000
Câu 37: Chẩn đoán nào ÍT NGHĨ đến nhất ở bệnh nhân này:
a. Nhiễm trùng huyết từ đường tiết niệu
b. Sốt rét
c. Viêm màng não mủ
d. Sốt xuất huyết Dengue
Tiếp theo: Thăm khám tại phòng cấp cứu:
- Nói sảng, thang điểm hôn mê Glasgow: E3 M6 V4 = 13 điểm
- Sinh hiệu: Mạch 140 lần/phút, huyết áp: 95/60 mmHg, nhiệt độ: 40 0C, nhịp
thở 28 lần/phút.
- Niêm hồng, không vàng mắt, vàng da
- Tim đều; Phổi trong; Bụng mềm, gan lách không sờ chạm ; Cổ mềm
Xét nghiệm tại phòng cấp cứu:
- Bạch cầu (BC) máu: 29 000/µl (N: 90% và L: 10%)
- Dung tích hồng cầu: 38%
- Tiểu cầu: 60 000 /µl
- KSTSR: âm tính
- Đường huyết (tại giường): 7.0 mmol/l
- Tổng phân tích nước tiểu: BC 3+, tế bào mủ 2+ và Nitrit (+)
Câu 38: Nhận xét về huyết áp của bệnh nhân:
a. Bình thường
b. Phù hợp với bệnh nhân
c. Tụt huyết áp
d. Cần phải bù dịch rồi mới đánh giá được
Câu 39: Chẩn đoán hiện tại:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 11


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Nhiễm trùng huyết nặng từ đường tiết niệu


b. Choáng nhiễm trùng từ đường tiết niệu
c. Sốt rét ác tính thể não
d. Sốt xuất huyết Dengue
Câu 40: Xử trí lúc này là:
a. Truyền dịch Natri Clorid 0,9% nhanh
b. Truyền dịch Glucose 5% nhanh
c. Truyền Dopamin
d. Truyền Noradrenalin
Câu 41: Sau khi truyền 1500 ml dịch, bệnh nhân được đặt catheter đo áp lực tĩnh
mạch trung ương = 12 cmH2O. Sinh hiệu lúc này: Mạch 120 lần/phút, huyêt áp
80/50 mmHg. Chẩn đoán hiện tại là:
a. Nhiễm trùng huyết nặng từ đường tiết niệu
b. Choáng nhiễm trùng từ đường tiết niệu
c. Sốt rét ác tính thể não
d. Sốt xuất huyết Dengue
Tình huống lâm sàng: Bệnh nhân Trần Văn A., 68 tuổi, hưu trí, sống ở Quận 5, Tp
Hồ Chí Minh.
Lý do nhập viện: Sốt cao, sảng
Bệnh sử: 3 ngày
Ngày 1- ngày 2: BN sốt nhẹ, tiểu khó, tiểu nhiều lần kèm gắt buốt, nước tiểu đục.
Bệnh nhân tự mua thuốc uống ở nhà thuốc tây (không rõ loại thuốc.
Ngày 3: Bệnh nhân sốt cao, lạnh run, đau tức vùng hông lưng 2 bên và tiểu gắt
không giảm.
Đến chiều, bệnh nhân bứt rứt, nói nhảm, được thân nhân đưa đến nhập viện.
Tiền căn – Dịch tễ:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 12


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

- Tăng huyết áp, có điều trị thuốc hạ áp thường xuyên, huyết áp thường đo
khoảng 160/90 mmHg.
- U xơ tuyến tiền liệt phát hiện khoảng 5 năm, không điều trị
- Không tiền căn tiểu đường, khồng truyền máu trước đó.
- Không rời khỏi TpHCM trong vòng 6 tháng vừa qua.
Khám tại phòng cấp cứu
- Sàng, thang điểm Glasgow E3 M6 V4 = 13 điểm
- Sinh hiệu: Mạch 140 lần/phút; nhiệt độ 400C, Huyết áp 110/60 mmHg, NhỊp
thở 32 lần/phút.
- Niêm hồng, không vàng da, vàng mắt
- Tim đều, phổi trong. Bụng mềm, không dấu thần kinh định vị
Xét nghiệm tại phòng cấp cứu:
- Bạch cầu máu: 28000 /µl (N:90%, L:10%);
- Dung tích hồng cầu: 39 %
- Tiểu cầu máu: 32000/µl
- X-quang ngực: không ghi nhận bất thường
- Tổng phân tích nước tiểu: Bạch cầu 3 + tế bào mủ ++; Nitrit dương tính
Câu 42: Tại phòng cấp cứu, chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất cho bệnh nhân này:
a. Sốt xuất huyết Dengue thế não
b. Viêm não
c. Nhiễm trùng huyết từ đường tiết niệu
d. Sốt rét ác tính não
Câu 43: Tình trạng thở nhanh ở bệnh nhân này có thể giải thích là do:
a. Bứt rứt
b. Tình trạng nhiễu toan chuyên hóa
c. Phù phổi cấp
d. A và B đúng

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 13


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 44: Nếu bệnh nhân này bị toan chuyển hóa thì nguyên nhân có thể là, NGOẠI
TRỪ:
a. Nhiễm Centon máu
b. Axit lactic
c. Suy thận cấp
d. Suy hô hấp cấp
Câu 45: Nhận xét về huyết áp lúc nhập viện của bệnh nhân:
a. Thấp (tụt)
b. Bình thường
c. Không đánh giá được
d. Cần bù dịch (test trước) trước khi đánh giá
Câu 46: Xét nghiệm nào sau đây giúp gợi ý nhiễm trùng huyết, NGOẠI TRỪ:
a. Laetate máu
b. VS
c. Procalcitonin máu
d. CRP
e. Phết máu ngoại biên
Câu 47: Tác nhân gây bệnh thường gặp ở bệnh nhân này:
a. Staphylococcus aureus
b. Escherlchia coli
c. Streptococcus pneumonlae
d. Streplococcus suis
Câu 48: Việc xét nghiệm tìm tác nhân vi sinh gây bệnh và điều trị kháng sinh ở
bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng huyết:
a. Trì hoãn việc cho kháng sinh cho đến khi lấy được máu và các bệnh phẩm liên
quan đem cấy
b. Cấy máu, cấy các bệnh phẩm liên quan và cho kháng sinh ngay lập tức tại phòng
cấp cứu

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 14


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Cần phải có kết quả cấy máu mọc vi khuẩn thì mới điều trị kháng sing (để giảm
nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn)
d. Chỉ cho kháng sinh khi xác định được ổ nhiễm trùng.
Câu 49: Đường sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm trùng huyết thường là:
a. Tĩnh mạch
b. Uống
c. Phun khí dung
d. Bơm hậu môn (đường trực tràng)
Câu 50: Sau khi hồi sức tuần hoàn; đặt calheter đo áp lực tĩnh mạch trung ương là
12 cm H2O, huyết áp 85/40 mmHg, mạch 120 lần/ phút, nhịp thở 28 lần/ phút.
Chẩn đoán lúc này là:
a. Choáng giảm thể tích
b. Choáng nhiễm trùng từ đường tiết niệu
c. Choáng tim
d. Choáng phản vệ
Câu 51: Đối với 1 bệnh nhân choáng, kết quả phết máu ngoại biên nào sau đây gợi
ý choáng có nguồn gốc từ nhiễm trùng do vi khuẩn:
a. Hiện diện bạch cầu lympho không điển hình 30%
b. Hiện diện nhiều bạt độc, không báo ở bạch cầu đa nhân trung tính
c. Hiện diện nhiều thể Dohle, bạch cầu dạng “bang” (band neutrophils)
d. B và C đúng
Tình huống lâm sàng: Bệnh nhân Trần Thị C, 64 tuổi, nhà ở quận Phú Nhuận, nhập
viện vì sốt cao, lạnh run.
Bệnh 2 ngày.
N1: Mệt mỏi, tiểu gắt, lắt nhắt nhiều lần, kèm sốt nhẹ. Bệnh nhân tự mua thuốc ở nhà
thuốc tây uống, không rõ loại.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 15


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

N2: Sốt cao, lạnh run, đau tức vùng hông lưng 2 bên, bứt rứt, trả lời không chính
xác, được người nhà đưa đến nhập viện.
Tiền căn: tiểu đường type 2 và tăng huyết áp 5 năm (uống thuốc mỗi ngày, HA
thường đo khoảng 160/90 mmHg).
Khám tại phòng cấp cứu:
- GCS: E4 M6 V4 = 14 điểm
- Sinh hiệu: M 120 lần/phút: T: 400C, HA: 100/60 mmHg: Nhịp thở: 28 lần/phút
- Niêm hồng
- Tim đều, Phổi trong, Bụng mềm, Cổ mềm, Không dấu TK định vị.
Xét nghiệm tại phòng cấp cứu:
- TPTNT: BC 3+, tế bào mủ 2+, Nitrit (+)
- Công thức máu: BC: 23500/µl (N: 92%); DTHC: 39%; TC: 39000/µl
Câu 52: Nhận xét về huyết áp lúc nhập viện của bệnh nhân:
a. Tăng huyết áp
b. Huyết áp bình thường
c. Tụt huyết áp
d. Không đủ cơ cở để kết luận huyết áp tụt
Câu 53: Ổ nhiễm trùng của bệnh nhân này có khả năng ở tại:
a. Đường tiết niệu
b. Hệ thần kinh trung ương
c. Đường tiêu hóa
d. Không rõ ổ nhiễm trùng (thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường)
Câu 54: Chẩn đoán lúc nhập viện:
a. Viêm màng não mủ
b. Sốt rét ác tính thể não
c. Nhiễm trùng tiểu cao (viêm đàu bể thân,…)
d. Chưa đủ cơ sở chẩn đoán choáng nhiễm trùng từ đường tiết niệu.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 16


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 55: Xét nghiệm cần làm thêm ở bệnh nhân này:
a. Cấy máu
b. Cấy nước tiểu
c. Khí máu động mạch và lactate máu
d. Tất cả đều đúng
Câu 56: Theo bạn, tác nhân gây bệnh có khả năng cao nhất là:
a. Trực trùng Gram âm
b. Cầu trùng Gram dương
c. Ký sinh trùng
d. Siêu vi
Câu 57: Việc sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân này:
a. Cho thuốc bằng đường uống
b. Cho thuốc bằng đường tĩnh mạch
c. Nên cấy máu và các bệnh phẩm liên quan ngay lúc nhập viện và cho kháng sinh
càng sớm càng tốt.
d. Câu B và C đúng
Câu 58: Hồi sức tuần hoàn:
a. Sử dụng ngay thuốc vận mạch
b. Sử dụng ngay Noradrenaline
c. Bù dịch nhanh bằng NaCl 0.9% hoặc Lactate Ringer
d. Bù dịch nhanh bằng NaCl 3%
Câu 59: Thủ thuật cần làm ở bệnh nhân này, chọn câu SAI:
a. Đặt nội khí quản
b. Đặt thông tiểu lưu
c. Đặt catheter đo áp lực tĩnh mạch trung ương
d. Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên
Câu 60: Sau khi truyền nhanh 1000 ml NaCl 0.9%, huyết áp đo được là 60/30
mmHg, CVP 12 cm H20, xử trí tiếp theo:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 17


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Truyền dịch đại phân tử (thể keo)


b. Truyền máu
c. Sử dụng vận mạch Noradrenaline hoặc Doparmin
d. Truyền Dobutamine
Câu 61: Kiểm soát đường huyết của bệnh nhân sao cho trị số đường huyết:
a. < 100 mg/dl
b. < 150 mg/dl
c. < 200 mg/dl
d. Không cần kiểm soát đường huyết.
Tình huống lâm sàng: Bệnh nhân nam, 73 tuổi. Nghề nghiệp: bưu trí. Quận 10
Bệnh sử: 3 ngày nay, bệnh nhân bị sốt cao, ớn lạnh, ho khạc đàm vàng. bệnh nhân tự
mua thuốc uống. Tình trạng bệnh không cải thiện. Chiều ngày 3, bệnh nhân sốt cao,
khó thở, tiêu chảy và sảng nên được đưa đến nhập viện.
Tiền căn: Cao huyết áp khoảng > 10 năm, uống thuốc hằng ngày, huyết áp bình
thường đo khoảng 150/80 mmHg.
Tình trạng nhập viện:
o Li bì, GCS = E 3 M 6 V 4 = 13 điểm
o Mạch: 120 lần/phút, Nhiệt độ: 400C, HA: 100/60 mmHg.Nhịp thở: 32 lần/phút
o Tim đều; Bụng mềm, gan lách không sờ chạm
o Phổi: ran nổ đáy phổi phải
o BC/máu: 27 500/µl (N: 90%, L= 10%)
o X-quang phổi: Viêm phổi thùy phải
Câu 62: Nhận xét về huyết áp (HA) của bệnh nhân lúc nhập viện:
a. HA bình thường, vì HA tâm thu > 90mmHg
b. HA không bình thường
c. Không thể nhận xét HA này vì chưa truyền dịch
d. Câu A, B, C đều sai

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 18


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 63: Chẩn đoán chính xác nhất của bệnh nhân lúc nhập viện:
a. Viêm phổi thùy
b. Nhiễm trùng huyết nặng từ đường hô hấp
c. Choáng nhiễm trùng từ nhiễm trùng hô hấp
d. Nhiễm trùng huyết từ nhiễm trùng tiêu hóa
Câu 64: Lúc nhập viện, bệnh nhân được truyền 500 ml NaCl 0.9% CC giọt/phút.
Giải thích lý do:
a. Để loại trừ tình trạng choáng giảm thể tích thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng
huyết
b. Giai đoạn sớm của choáng nhieemx trùng cũng có tình trạng giảm thể tích giống
như choáng thể tích
c. Để điều trị hạ đường huyết do bệnh nhân ăn uống kém
d. Câu Avà B đúng
Câu 65: Sự khác biệt cơ bản về sinh lý bệnh giữa choáng nhiễm trùng (giai đoạn
choáng tăng động) và choáng giảm thể tích:
a. Cung lượng tim trong choáng nhiễm trùng thấp
b. Cung lượng tim trong choáng nhiễm trùng bình thường hoặc tăng
c. Kháng lực mạch máu toàn thể trong choáng nhiễm trùng thấp
d. Câu B và C đúng
Câu 66: Sau khi truyền 1000ml dung dịch NaCl 0.9% CC giọt/phút, huyết áp bệnh
nhân là 90/60 mmHg. Chẩn đoán lúc này là:
a. Choáng giảm thể tích
b. Choáng tim
c. Choáng nhiễm trùng từ nhiễm trùng tiêu hóa
d. Choáng nhiễm trùng từ nhiễm trùng hô hấp
Câu 67: Bệnh nhân được đặt caltheter do áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP), đo
được CVP = 9 cmH2O. Chỉ định điều trị thích hợp:
a. Test nước với liều 50 ml trong 10 phút

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 19


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

b. Test nước với liều 100 ml trong 10 phút


c. Test nước với liều 200 ml trong 10 phút
d. Không nên test với nước vì đã bù đủ dịch.
Câu 68: Sau khi test nước, CVP = 14 cm H2O, nhưng HA = 80/50 mmHg, thuốc
vận mạch nào sau đây có thể được chọn:
a. Dopamin
b. Noradrenaline
c. Dobutamin
d. Câu A và B đúng
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam, 70 tuổi. Tiền sử tang huyết áp > 10 năm,
uống thuốc hạ áp mỗi ngày, huyết áp đo được thường là 150/90 mmHg. 3 ngày nay
bị sốt cao, lạnh run, ho khạc đàm kèm đau ngực. Chiều nay bệnh nhân nói sảng nên
được người nhà đưa đến nhập viện.
- Lúc nhập viện: M = 120 l/p, T0 = 400C, HA = 100/60 mmHg, Nhịp thở = 32 l/p
- Khám phổi có ran nổ bên phổi phải
- X quang phổi: viêm thùy dưới phổi phải
- Bạch cầu/máu: 1950/µl (N: 19%, L: 75%, M: 06%)
Câu 69: Chọn câu ĐÚNG:
a. Bệnh nhân này chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán choáng nhiễm trùng
b. Bệnh nhân này được chẩn đoán xác định là choáng nhiễm trùng
c. Bệnh nhân này không nghĩ đến choáng nhiễm trùng vì huyết áp còn trong giới
hạn bình thường
d. Cần theo dõi them lượng nước tiểu/24 giờ trước khi chẩn đoán xác định là
choáng nhiễm trùng
Câu 70: Loại dịch truyền chống choáng có thể sử dụng ở bệnh nhân này, chọn câu
SAI:
a. Natri chioride 0.9%

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 20


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

b. Lactate Ringer
c. Glucose 5%
d. Hydroxyethyl starch (HES)
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân N.T.B , 60 tuổi, làm ruộng, nhà ở Cai Lậy, Tiền
Giang. Nhập viện vì sốt cao, nói sảng
Bệnh sử: 2 ngày
- Ngày 1 : Bệnh nhân sốt cao, lạnh run nhiều cơn trong ngày, kèm theo ho, khạc
đàm vàng, nặng ngực. Tự mua thuốc uống ở nhà thuốc tây (không rõ loại)
- Ngày 2: Tình trạng bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân cảm thấy mệt nhiều,
nói sảng nên được người thân đưa đến nhập viện.
Tiền căn: Không tăng huyết áp, không tiểu đường.
Khám lúc nhập viện:
- Sinh hiệu: mạch 120 lần/phút; nhiệt độ 400C; huyết áp 100/60 mmHg; nhịp thở
32 lần/phút; SpO2 92% (thở khí trời)
- Tri giác: li bì, tiếp xúc chậm, thang điểm Glasgow E3 M6 V4 = 13 điểm
- Tim đều, nhanh
- Phổi: ra nổ đáy phổi Phải
- Bụng mềm, gan lách không sờ chạm
- Cổ mềm
- Không dấu thần kinh định vị
Câu 71: Chẩn đoán nào sau đây ÍT NGHĨ NHẤT
a. Viêm phổi nặng
b. Nhiễm trùng huyết nặng từ nhiễm trùng đường hô hấp
c. Choáng nhiễm trùng từ nhiễm trùng đường hô hấp
d. Cúm nặng
Câu 72: Xét nghiệm cần làm ngay ở thời điểm nhập phòng cấp cứu, NGOẠI TRỪ:
a. Đường huyết (tại giường)

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 21


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

b. X-quang phổi (tại giường)


c. Cấy máu
d. Siêu âm bụng
Câu 73: Gỉa sử bạch cầu máu 30000/µl; X-quang phổi là viêm phổi thủy dưới bên
Phải, chẩn đoán hiện tại là:
a. Viêm phổi nặng
b. Nhiễm trùng huyết nặng từ nhiễm trùng đường hô hấp
c. Choáng nhiễm trùng từ nhiễm trùng đường hô hấp
d. Cúm nặng
Câu 74: Nếu bệnh nhân có chỉ định điều trị kháng sinh ưu tiên lựa chọn là:
a. Penicillin G
b. Ceftriaxone
c. Vancomycin
d. Ampicilin

Các câu hỏi nhớ lại:


Câu 75: Cho THLS của NTH hỏi:
A. Đánh giá qSOFA
B. Nhập khoa nào
C. Tác nhân gì
D. Điều trị ban đầu

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 22


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

BÀI: Sốt rét


Câu 76: Có mấy loại ký sinh trùng Plasmodium có thể gây bệnh ở người:
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5
Câu 77: Loại KSTSR nào sau đây có thể gây bệnh sốt rét ở người:
a. Plasmodium vivax c. Plasmodium knowlesi
b. Plasmodium eylesi d. Câu A và C đúng
Câu 78: Loại ký sinh trùng Plasmodium không gây bệnh ở người:
a. Plasmodium vivax c. Plasmodium knowlesi
b. Plasmodium simium d. Plasmodium ovale
Câu 79: Loại KSTSR nào sau đây có thể ở trong gan ở dạng thể ngủ (hypnozoites):
a. Plasmodium falciparum c. Plasmodium malariae
b. Plasmodium vivax d. Plasmodium ovale
Câu 80: Loại KSTSR nào sau đây có chu kỳ hồng cầu 48 giờ:
a. Plasmodium falciparum. c. Plasmodium knowlesi.
b. Plasmodium malariae. d. Tất cả đều sai.
Câu 81: Loại KSTSR nào có thời gian chu kỳ hồng cầu là 48h, chọn câu SAI:
a. Plasmodium falciparum c. Plasmodium malariae
b. Plasmodium vivax d. Plasmodium ovale
Câu 82: Plasmodium knowiesi:
a. Ký sinh ở khi lây sang người c. Không có ở Việt Nam
b. Không gây bệnh ở người d. Câu B và C sai
Câu 83: Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR), chọn câu SAI:
a. Chu kỳ phát triển của Plasmodium gồm 2 giai đoạn: giai đoạn hữu tính ở muỗi
và giai đoạn vô tính trong cơ thể người.
b. P.vivax và P.malariae có tạo thể ngủ trong gan nên bệnh nhân có thể bị tái phát
xa.
c. Chu kỳ hồng cầu của P.falciparum, P.vivax, P.ovale kéo dài 48 giờ, của
P.malariae kéo dài 72 giờ.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 23


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

d. Bệnh nhân mắc sốt rét vivax do truyền máu sẽ không bị tái phát xa do không có
thể ngủ trong gan.
Câu 84: Yếu tố dịch tễ gợi ý đến bệnh sốt rét ở một bệnh nhân sốt, chọn câu SAI
a. Bệnh nhân không ngủ mùng
b. Bệnh nhân chích xì ke
c. Bệnh nhân có truyền máu trước đó
d. Bệnh nhân có đi đến hoặc sống tại vùng dịch tễ sốt rét
Câu 85: Xét nghiệm chẩn đoán sốt rét:
a. Giọt dày dùng để quan sát KSTSR nằm trong hồng cầu
b. Làn mỏng giúp phát hiện KSTSR nhanh hơn giọt dày
c. Phết máu ngoại biên tìm KSTSR có chi phí cao hơn xét nghiệm chẩn đoán nhanh
sốt rét (Parasight F, Paracheck)
d. Hiện tại trên lâm sàng, phết máu ngoại biên tìm KSTSR vẫn là “tiêu chuẩn vàng”
(là XN có giá trị nhất) trong chẩn đoán sốt rét
Câu 86: Điều trị sốt rét cơn:
a. Điều trị sốt rét do P.falciparum có thể sử dụng thuốc Chloroquine
b. Điều trị sốt rét do P.vivax chỉ cần sử dụng một loại thuốc Chloroquine là đủ vì ở
Việt Nam P.vivax còn rất nhạy cảm với Chloroquine.
c. Điều trị sốt rét do P.falciparum : Artesunate hoặc Artemisinine trong 5 ngày.
d. Với mục đích ngăn chặn tình trạng kháng thuốc của p.falciparum, hiện nay người
ta khuyến cáo không nên dùng đơn trị liệu mà phải phối hợp thuốc
Câu 87: Điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum tại Việt Nam:
a. Đơn trị liệu bằng nhóm Artemisimin
b. Điều trị phối hợp thuốc trong đó có nhóm Artemisinin
c. Có thể điều trị bằng Chloroquine
d. Có thể sử dụng Artemisinin cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ bị sốt rét
con do P.falciparum

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 24


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 88: Để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc sốt rét của P.falciparum, chiến lược
điều trị hiện nay là:
a. Kéo dài thời gian sử dụng thuốc
b. Tăng liều thuốc
c. Điều trị kết hợp thuốc
d. B và C đúng
Câu 89: Yếu tố nào sau đây gây ra bệnh cảnh lâm sàng khác biệt giữa sốt rét P.
falciparum và sốt rét do các loại KST P. vivax, P. malariae và P. ovale:
a. Khả năng kháng thuốc sốt rét cao.
b. Hiện tượng ẩn cư của KSTSR.
c. Miễn dịch mắc phải đối với P. falciparum không bền vững.
d. CâuA,BvàCđúng
Câu 90: Tiêu chuẩn chẩn đoán sốt rét ác tính (SRAT), chọn câu ĐÚNG:
a. Trên lâm sàng nghĩ đến SRAT thể não khi thang điểm Glasgow <11 điểm.
b. Creatinin/máu trong SRAT thể suy thận phải >265 umol/l
c. Trong thể vàng da, bilirubin toàn phần trong máu phải >100 umol/l
d. Câu A và B đúng
Câu 91: Bệnh sốt rét ác tính:
a. Chỉ gặp ở sốt rét do Plasmodium falciparum
b. Hiện tượng ẩn cư (sequestration) gặp ở sốt rét do P.falciqarum và P.knowlesi
c. Mật độ ký sinh trùng P.falciparum trong máu ngoại biên phản ánh đúng lượng ký
sinh trùng trong cơ thể người bệnh
d. Trẻ em sinh ra và lớn lên ở vùng sốt rét lưu hành nặng ít có khả năng bị sốt rét ác
tính sau 15 tuổi.
Câu 92: Sốt rét ác tính, chọn câu SAI:
a. Trong sốt rét ác tính thể não, việc chọc dò dịch não tủy là để loại trừ các nguyên
nhân khác gây rối loạn tri giác (viêm màng não mủ, viêm não...)
b. Trong thể hạ đường huyết, đường huyết < 70 mg/dL.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 25


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Do hiện tượng ẩn cư của KSTSR (P.falciparum) nên trong máu ngoại biên nếu
có thể phân liệt của P.falciparum thì đó là dấu hiệu tiên lượng nặng.
d. Trong sốt rét tiểu huyết sắc tố cần phân biệt với tiểu huyết sắc tố do dùng thuốc
có tính ôxy hóa trên bệnh nhân thiếu men G6PD.
Câu 93: Điều trị sốt rét ác tính:
a. Có thể sử dụng thuốc kháng sốt rét bằng đường uống (chẳng hạn bơm thuốc qua
ống thông dạ dày – mũi ở bệnh nhân mê...)
b. Để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc của P.falciparum, người ta sử dụng phác
đồ: Artesunate + Mefloquine ở bệnh nhân sốt rét ác tính thể não.
c. Sử dụng thuốc kháng sốt rét bằng đường tĩnh mạch, tiêm bắp, đường hậu môn.
d. Câu A và C đúng
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân Nguyễn Văn A., 19 tuổi, địa chỉ: Phước Long,
Bình Phước, hành nghề lượm điều. Sốt cao liên tục sau 2 ngày, mệt mỏi, niêm xung
huyết nhẹ. Xét nghiệm công thức máu tại phòng khám: BC/máu 5000/µl (N: 65%, L:
35%); DTHC 39%; Tểu cầu 70000/ µl.
Câu 94: Chẩn đoán nào phù hợp:
a. Sốt xuất huyết Dengue ngày 2.
b. Sốt rét
c. Thương hàn
d. Câu A và B đúng
Câu 95: Giả sử bệnh nhân có xét nghiệm KSTSR: Vt 2(+); Paracheck Pf âm tính.
Lý giải kết quả xét nghiệm như sau:
a. Xét nghiệm Paracheck Pf bị âm tính giả
b. Xét nghiệm KSTSR (phết máu ngoại biên) bị dương tính giả
c. Xét nghiệm Paracheck Pf không nhạy với P.vivax
d. Cả hai xét nghiệm đều có kết quả phù hợp (đúng).

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 26


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 96: Bệnh nhân nữ 60 tuổi bị sốt rét cơn do Plasmodium falciparum, thuốc
kháng sốt rét được lựa chọn như sau:
a. Arterakine (Dihydroartemisinin + piperaquine) 3 ngày + Primaquin liều duy nhất
b. Arterakine (Dihydroartemisinin + piperaquine) 3 ngày + Primaquin 14 ngày
c. Artesuate tiêm tĩnh mạch 5 ngày + Doxycycline 5 ngày
d. Chloroquin 3 ngày + Primaquin 14 ngày
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân Lê Văn V., 35 tuổi, làm vườn, nhà ở huyện
Giồng Trôm, Bến Tre.
Nhập viện vì sốt, tiểu ít. Bệnh sử: 5 ngày
N1 – N3: Bệnh nhân sốt lạnh run, 1 cơn/ngày, kéo dài khoảng 6 giờ. Khám tại BV
huyện, được chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) Dengue.
N4 – N5: Xuất hiện vàng da (vẫn sốt 1 cơn/ngày) nhập BV tỉnh. Ngày 5, bệnh nhân
tiểu ít khoảng 500ml/24 giờ, được chuyển lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới với chẩn
đoán SXH nặng suy đa tạng.
Tiền căn – Dịch tễ:
- Không tiền căn vàng da hay bệnh lý gan
- Uống rượu thường xuyên
- Đi làm rẫy ở Phước Long, Bình Phước khoảng 2 tháng, vừa về nhà được 10
ngày thì phát bệnh
Khám lúc nhập viện:
- Tỉnh táo, sinh hiệu ổn
- Niêm nhạt, vàng da sậm, phù nhẹ mặt
- Gan to 4 cm dưới bờ sườn, lách mấp mé bờ sườn
- Các cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường
Câu 97: Bệnh nào sau đây ÍT nghĩ nhất:
a. Viêm gan siêu vi tối cấp
b. Sốt rét ác tính thể (SRAT) vàng da, suy thận

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 27


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Nhiễm Leptospira
d. Sốt xuất huyết Dengue nặng
Câu 98: Yếu tố nào sau đây gợi ý nhiều nhất bệnh nhân có thể bị sốt rét:
a. Sốt, lạnh run
b. Sốt, tiểu ít
c. Đi làm ở Bình Phước
d. Vàng da
Câu 99: XN máu: KSTSR Ft 4(+); Creatinine/máu 400 µmol/l; Bilirubin TP/máu
263 µmol/l; Hb/máu 8g/dL; Lactate/máu: 6 mmol/l. Chẩn đoán hiện tại là:
a. SRAT thể vàng da, suy thận, nhiễm toan, thiếu máu do P. falciparum
b. SRAT thể vàng da, suy thận, nhiễm toan do P. falciparum
c. SRAT thể vàng da, suy thận, thiếu máu do P. falciparum
d. SRAT thể vàng da, suy thận do P. falciparum
Câu 100: Điều trị sốt rét, chọn câu ĐÚNG:
a. Đối với sốt rét cơn P. falciparum, điều trị Artemisinin 5 ngày
b. Đối với sốt rét cơn P. vivax, điều trị Chloroquin 3 ngày sẽ khỏi hẳn bệnh.
c. Đối với sốt rét ác tính thể não do P. falciparum, điều trị phối hợp Artesunate và
Mefloquin.
d. Đối với sốt rét do P. falciparum, điều trị phối hợp thuốc có nhóm Artemisinin
(ACT).
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân Trần Văn B., 28 tuổi, làm rẫy ở xã Đakia, huyện
Phước Long, Bình Phước. Ba ngày nay, bệnh nhân sốt cao liên tục, kèm nhức đầu
và nôn ói. Bệnh nhân có uống thuốc ở trạm y tế, không rõ loại. Đến chiều N2, bệnh
nhân nói nhảm, kích động, được thân nhân đưa đến nhập BV Phước Long. Chẩn
đoán và điều trị ở BV Phước Long không rõ. Do tình trạng bệnh không thuyên giảm,
thân nhân tự ý xuất viện và đưa bệnh nhân nhập BVBNĐ vào chiều N3. Bệnh nhân

nhập viện trong tình trạng sốt cao (400C), hôn mê (thang điểm Glasgow: E2 M5 V2

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 28


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

= 9 điểm), không vàng da, cổ mềm và không có dấu thần kinh định vị. Không ghi
nhận bất thường ở các cơ quan khác.
Câu 101: Chẩn đoán nào sau đây cần phải nghĩ đến ở bệnh nhân này:
a. Viêm não
b. Sốt rét ác tính thể não
c. Viêm màng não mủ
d. A, B và C đúng
Câu 102: Giả sử bệnh nhân này được chẩn đoán sốt rét, tác nhân nào sau đây có thể
gây nên bệnh cảnh này:
a. P. falciparum
b. P. vivax
c. P. knowlesi
d. Câu A, B và C đúng
Câu 103: Bệnh nhân trên có yếu tố nào gợi ý nhiều nhất đến bệnh sốt rét:
a. Sốt cao
b. Hôn mê
c. Sống ở Bình Phước
d. Cổ mềm
Câu 104: Ba xét nghiệm cần làm ngay (tại giường) khi bệnh nhân nhập viện:
a. Đường huyết – Dung tích hồng cầu – KSTSR
b. Đường huyết – Khí máu động mạch – KSTSR
c. Dung tích hồng cầu – Lactate máu – KSTSR
d. Đường huyết – Lactate máu – KSTSR
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân Nguyễn Văn A., 28 tuổi, lái xe chở gỗ, ở Hàm
Thuận Bắc, Bình Thuận. BN đến khám BV Hàm Thuận Bắc với lý do sốt lạnh run
vào ngày 3. Khám lâm sàng: tỉnh táo, không vàng da, không thiếu máu, không to gan
lách và không ghi nhận bất thường ở các cơ quan khác.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 29


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 105: Chẩn đoán phải nghĩ đến đầu tiên:


a. Nhiễm trùng huyết
b. Sốt rét
c. Sốt xuất huyết Dengue
d. Sốt mò
Câu 106: Xét nghiệm nào sau đây bắt buộc phải làm ở bệnh nhân này:
a. Cấy máu
b. Phết máu ngoại biên tìm ký sinh trùng sốt rét (KSTSR)
c. Xét nghiệm tìm kháng nguyên NS1
d. Xét nghiệm Weil-Felix
Câu 107: Giả sử kết quả xét nghiệm máu: Vt 2(+)s(+). Chẩn đoán lúc này là:
a. Nhiễm trùng huyết do Vibrio vulnificus
b. Sốt rét ác tính do Plasmodium vivax
c. Sốt rét cơn do Plasmodium vivax
d. Sốt rét ác tính do Plasmodium falciparum
Câu 108: Thuốc điều trị diệt giao bào của Plasmodium falciparum:
a. Arterakine (Dihydroartemisinin-Piperaquin)
b. Chloroquine
c. Primaquin
d. Quinine
Câu 109: Thời gian điều trị tiệt căn sốt rét vivax bằng Primaquin (ở bệnh nhân không
thiếu men G6PD):
a. 3 ngày
b. 5 ngày
c. 7 ngày
d. 14 ngày

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 30


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam, 27 tuổi, Nghề nghiệp nông dân, Địa chỉ:
Huyện Cầu Kề, Tỉnh Trà Vinh
Bệnh sử: 7 ngày
N1-N3: Sốt cao, lạnh run 1-2 cơn ngày, kèm theo nhức đầu, đau người. Khám tại
phòng mạch tư được chẩn đoán nhiễm siêu vi, không rõ thuốc uống.
N4-N6: Xuất hiện vàng da, vẫn sốt cao dao động. Nhập BV tỉnh Trà Vinh và được
chẩn đoán viêm gan siêu vi cấp, điều trị không đặc hiệu.
N7: Bệnh nhân đột ngột lên cơn co giật toàn than rồi hôn mê và được chuyển lên BV
Bệnh nhiệt đới
Tiền căn và dịch tễ:
-Chẩn đoán viêm gan siêu vi B cách 5 năm, không điều trị đặc hiệu.
-Làm rẫy và ở lại Bình Phước 2 năm nay, về Trà Vinh ăn tết 1 tuần thì phát bệnh
Câu 110: Chẩn đoán nào sau đây nên nghĩ đến đầu tiên sau khi bệnh nhân nhập viện:
a. Viêm não
b. Viêm gan siêu vi tối cấp
c. Nhiễm Leptospira
d. Sốt rét ác tính (SRAT) thế não, vàng da do P.falciparum
Câu 111: Xét nghiệm nào sau đây cần làm ngay tại giường bệnh khi BN nhập viện:
a. Phết máu ngoại biên tim ký sinh trung sốt rét
b. Dung tích hồng cầu (Hct)
c. Đường huyết
d. Câu A, B, C đúng
Câu 112: Yếu tố dịch tễ nào gợi ý bệnh nhân này có thể bị sốt rét:
a. Truyền máu
b. Có tiền căn viêm gan siêu vi B
c. Sống/ lui tới vùng sốt rét lưu thành
d. Câu A, B, C đúng

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 31


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 113: Nếu kết quả xét nghiệm KSTSR: Fe 4(+) g(+), chọn câu đúng:
a. Bệnh nhân bị sốt rét do P.lasmodium vivax
b. Thể phân liệt 4(+), giao bào 1 (+)
c. Xem thấy > 10 thể tự dưỡng của P. falciparum trên 1 quang trường vật kính dầu
d. Kết quả này được xem trêm phết mỏng
e. Đây là kết quả cấy KSTSR
Câu 114: Biểu hiện nào trên làm xét nghiệm KSTSR có ý nghĩa tiên lượng nặng:
a. Có hiện diện thể phân liệt trong máu ngoại biên
b. Trên 20% ký sinh trùng có chứa sắc tố sốt rét
c. Trên 5% bạch cầu đa nhân trung tính có chứa sắc tố sốt rét
d. Câu A, B, C đúng
Câu 115: Khám lúc nhập viện, GCS: E2 M5 V2 = 9 điểm, cổ mềm và kết quả xét
nghiệm KSTSR: Ft 4(+) g(+). Chọn câu đúng:
a. Bệnh nhân được chẩn đoán SRAT thể não vì có thang điểm Glasgow < 15 điểm
b. Bệnh nhân không có dấu màng não nên không được chọc dịch não tùy
c. Vì bệnh nhân hôn mê nên KSTSR gây bệnh chắc chắn là Plasmodium falciparum
d. Vì bệnh nhân hôn mê nen KSTSR gây bệnh chắc chắn là Plasmodium vivax
Câu 116: Tác nhân gây bệnh được xác định là P.falciparum, thuốc kháng sốt rét thích
hợp ở bệnh nhân này là:
a. Chloroquine trong 3 ngày
b. Artesunate tiêm tĩnh mạch/ tiêm bắp cho đến khi bệnh nhân có thể uống thì sử
dụng Dihydroartemisinin/piperaquin (trong 3 ngày)
c. Điều trị Artesunate dạng tiêm đủ 7 ngày
d. Điều trị Artesunate phôi hợp với Mefloquine
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân Nguyễn Văn D. 45 tuổi, làm công nhân ở khu
chế xuất Linh Trung, Thủ Đức.
Nhập viện vì sốt, mê.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 32


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Bệnh 4 ngày
N1-N3: Bệnh nhân sốt, lạnh run lúc chiều tối, kéo dài khoảng 4-5 giờ, mệt mỏi, ăn
uống kém. Khám bv Quận được chẩn đoán theo dõi nhiễm siêu vi, uống paracetamol
và vitamin C.
N4: Sốt liên tục từ sáng, đến đầu giờ chiều thì lên cơn co giật toàn thân, rồi hôn mê,
nhập viện
Dịch tễ: tháng trước có về nhà ăn đám giỗ 3 ngày ở huyện Phước Long, tỉnh Bình
Phước.
Câu 117: Chẩn đoán lúc nhập viện:
a. Sốt rét ác tính thể não
b. Viêm não/ viêm màng não
c. Tai biến mạch máu não
d. Câu A và B đúng
Câu 118: Xét nghiệm tại giường cần làm ngay khi bệnh nhân nhập viện:
a. Dung tích hồng cầu-KSTSR
b. Đường huyết
c. Siêu âm bụng
d. A và B đúng
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nữ, 27 tuổi, nhà ở Tp Hồ Chí Minh, giáo viên,
nhập viện vì sốt, mê
Bệnh sử 5 ngày: Sốt, ớn lạnh kèm nhức đầu, đi khám ở phòng mạch được BS chẩn
đoán là sốt xuất huyết. Sáng ngày 5 , bệnh nhân lên cơn co giật toàn thân rồi hôn mê,
được thân nhân đưa vào nhập viện.
Tiền căn – Dịch tễ: 3 tuần trước có đi thăm em ở Bình Long, Bình Phước
Câu 119: Yếu tố nào sau dây gọi ý bệnh nhân trên có thể bị sốt rét:
a. Tuổi, giới
b. Địa chỉ nhà

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 33


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Nghề nghiệp
d. Tiền căn- Dịch tễ
Câu 120: Chẩn đoán (dựa vào những thủng tin đã được cung cấp):
a. Sốt rét ác tính thể não
b. Sốt rét cơn
c. Viêm não – màng não, viêm màng não
d. A và C đúng
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân N,V,A 28 tuổi, chạy xe ôm tại TpHCM. Cách
nhập viện 5 ngày, bệnh nhân sốt cao, lạnh run 1-2 cơn/ngay, kèm theo nhức đầu, đau
nhức cơ. Khám tại 1 BV đa khoa tại TpHCM, được chẩn đoán: Sốt siêu vi. Đến sang
ngày 5, bệnh nhân đột ngột lên cơn co giật toàn thân, rồi hôn mê nhập viện
Câu 121: Chẩn đoán lúc nhập viện:
a. Sốt xuất huyết thể não (viêm não do siêu vi Dengue)
b. Viêm não/ Viêm màng não mủ
c. Sốt rét ác tính thể não
d. Tất cả đều đúng
Câu 122: Hai tuần trước nhập viện, bệnh nhân có đi thăm bạn ở huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước. Chẩn đoán nào nên nghĩ đến đầu tiên
a. Sốt xuất huyết thể não (viêm não do siêu vi Dengue)
b. Viêm não/ Viêm màng não mủ
c. Sốt rét ác tính thể não
d. Loại bỏ cả 3 chẩn đoán trên
Câu 123: Ba xét nghiệm cần làm ngay tại giường khi bệnh nhân nhập viện (bệnh viện
từ tuyến huyện trở lên)
a. Dung tích hồng cầu, tiểu cầu và KSTSR
b. Dung tích hồng cầu, đường huyết và KSTSR
c. Dung tích hồng cầu, khí máu đông mạch và KSTSR

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 34


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

d. Dung tích hồng cầu, chức năng thận và KSTSR


Câu 124: Kết quả xét nghiệm “KSTSR: Ft 4(+) s(+)”. Chọn câu đúng:
a. Bệnh nhân bị sốt rét do Plasmodium vivax
b. Thể tự dưỡng 4 (+), giao bào 1 (+)
c. Bệnh nhân mắc sốt rét hỗn hợp falciparum và vivax
d. Tất cả đều sai
Câu 125: Thuốc sốt rét cần điều trị ngay cho bệnh nhân là:
a. Dihydroartemisinine-piperaquine (Arterakin) (uống)
b. Quinine (truyền tĩnh mạch)
c. Artesunate (tiêm tĩnh mạch)
d. Chioroquin (uống)
Câu 126: Sau khi bệnh nhân hồi phục ý thức, có thể ăn uống đươc bằng miệng thì
thuốc sử dụng là:
a. Dihydrartemisinine-piperaquine (Arterakin) (uống)
b. Tiêm tĩnh mạch Artesunate cho đủ 7 ngày
c. Uống them Mèfloquine
d. Ngưng thuốc khi bệnh nhân hồi phục ý thức

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 35


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

BÀI: Sốt xuất huyết Dengue


Câu 127: Phát biểu nào sau đây đúng
a. Bệnh Sốt xuất huyết Dengue là do siêu vi Dengue gây ra, do muỗi Aegyphy lây
truyền, muỗi thường đốt vào ban đêm
b. Bệnh Sốt xuất huyết Dengue là do siêu vi Dengue gây ra, do muỗi Aedes
Aegypru lây truyền muỗi thường đốt vào ban ngày
c. Bệnh Sốt xuất huyết Dengue là do siêu vi Dengue gây ra, do muỗi Culex
Tritaeniorhyncus lây truyền và muỗi đốt vào ban ngày
d. Bệnh Sốt xuất huyết Dengue là do siêu vi Dengue gây ra, do muỗi Culex
Tritaeniorhyncus lây truyền và muỗi đốt vào ban đêm.
Câu 128: Virus Dengue có các type:
a. DEN – 1
b. DEN – 2, DEN – 3
c. DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3
d. DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3, DEN – 4
Câu 129: Virus Dengue có đặc điểm
a. Lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành
b. Có 4 típ huyết thanh khác biệt nhau về tính chất kháng nguyên
c. Chỉ gây bệnh 1 lần trong 1 đời người
d. Thuộc họ Orthomyxoviridae
Câu 130: Đặc điểm dịch tể của nhiễm virus Dengue ở vùng châu Á nhiệt đới là hiện
tượng tái nhiễm virus rất thường xuyên xảy ra và hậu quả là:
a. Gây ra lây truyền đủ các type của virus Dengue
b. Gây ra các thể nặng của bệnh Sốt xuất huyết Dengue
c. Tạo ra khả năng để kháng cao trong cộng đồng
d. Tất cả đều đúng
Câu 131: Trong bệnh sốt xuất huyết, thay đổi sinh lý bệnh chính là:
a. Tăng cấp tính thấm thành mạch làm thất thoát huyết tương

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 36


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

b. Tổn thương trầm trọng tế bào gan


c. Bất thường đông máu
d. Suy thận nặng
Câu 132: Triệu chứng nào KHÔNG có trong sốt xuất huyết Dengue
a. Vàng da
b. Ban xuất huyết dưới da dạng chấm
c. Nhức đầu
d. Lưỡi như quả dâu tây
Câu 133: Sốt xuất huyết Dengue:
a. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi
b. Không gặp ở người lớn.
c. Chủ yếu là trẻ dưới 15 tuổi
d. Chủ yếu là người già
Câu 134: Sốt trong sốt xuất huyết:
a. Sốt đột ngột kèm các mệt mỏi, nôn ói, nhức đầu, chán ăn và ho.
b. Sốt kéo dài 2 tuần
c. Sốt vừa từng cơn
d. Sốt tăng từ từ
Câu 135: Giai đoạn chính của bệnh là:
a. Vào khoảng 2 giờ trước đến 2 giờ sau khi hạ sốt
b. Vào khoảng 4 giờ trước đến 4 giờ sau khi hạ sốt
c. Vào khoảng 24 giờ trước đến 24 giờ sau khi hạ sốt
d. Vào khoảng 2 ngày trước đến 2 ngày sau khi hạ sốt
Câu 136: Sốc:
a. Không xảy ra vào thời điểm hạ sốt.
b. Thường từ ngày 4-6
c. Thường ngày 1-2
d. Thường sau 7 ngày

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 37


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 137: Theo TCYTTG, chẩn đoán SXH có sốc dựa vào các tiêu chuẩn như:
a. Li bì
b. Mạch quay rõ vừa
c. Huyết áp kẹp hoặc không đo được
d. Chân lạnh
Câu 138: Thứ tự giá trị xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết Degue từ thấp đến cao:
a. IgG < IgM < NS1 < RT-PCG < phân lập siêu vi
b. IgM < paired-IgG < NS1 < RT-PCR < phân lập siêu vi
c. IgG < IgM < RT-PCG < NS1 < phân lập siêu vi
d. IgM < RT-PCR < IgG < NS1 < phân lập siêu vi
Câu 139: Dấu hiệu cảnh báo của sốt xuất huyết bao gồm, NGOẠI TRỪ:
a. Đau bụng và căng tức
b. Ói liên tục
c. Xuất huyết dưới da dạng tử ban điểm
d. Gan to >2cm
Câu 140: Biểu hiện nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue bao gồm, NGOẠI TRỪ:
a. DTHC tăng nhanh và TC giảm nhanh
b. Sốc
c. Tổn thương gan với AST > 1000 UI/l
d. Xuất huyết tiêu hóa dưới.
Câu 141: Biểu hiện nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có đặc điểm sau,
ngoại trừ:
a. Xảy ra vào ngày thứ 4-6 của bệnh
b. Sốc
c. Suy gan
d. Xuất huyết não
Câu 142: Biểu hiện nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có đặc điểm sau,
ngoại trừ:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 38


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Xảy ra vào ngày thứ 2-3 của bệnh


b. Sốc
c. Suy gan
d. Xuất huyết tiêu hoá
Câu 143: Biểu hiện nặng chủ yếu của bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có đặc
điểm sau:
a. Xuất huyết
b. Sốc
c. Suy gan
d. Xuất huyết tiêu hoá
Câu 144: Giai đoạn thoát huyết tương của bệnh SXH Dengue, chọn câu SAI:
a. Thường xảy ra vào ngày thứ 3-7
b. Chỉ kéo dài khoảng 24 giờ
c. Thường khi bệnh nhân bớt sốt
d. Các biểu hiện nặng thường xảy ra trong giai đoạn này
Câu 145: Phân độ sốt xuất huyết theo WHO 2009
a. SXH – D độ 1, 2, 3, 4
b. SXH – D độ 1, 2a, 2b, 3, 4
c. SXH – D, SXH – D có dấu hiệu cảnh báo, SXH – D nặng
d. SXH – D, SXH – D có dấu hiệu cảnh báo, sốc SXH – D
Câu 146: Các dung dịch cao phân tử có thể dung để điều trị bệnh sốt xuất huyết
nặng, NGOẠI TRỪ:
a. Lactate Ringer
b. Dextran 70
c. HES 6%
d. Gelatins
Câu 147: Các dung dịch hay chế phẩm máu có thể dùng để điều trị bệnh sốt xuất
huyết nặng, ngoại trừ:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 39


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Lactact Ringer
b. Dextran
c. Hồng cầu lắng
d. Glucose 5%
Câu 148: Trong SXH-D, hạ sốt bằng:
a. Acetaminophen
b. Salicylate
c. Seduxen
d. Kháng sinh
Câu 149: Các biện pháp sau giúp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, NGOẠI TRỪ:
a. Chích ngừa theo lịch
b. Phun thuốc diệt muỗi
c. Làm sạch nơi bùn lầy, nước đọng
d. Ngủ mùng, tránh muỗi đốt
Câu 150: Một bệnh nhân nhập viện vì sốt cao ngày N1. Sau nằm viện 3 ngày, bệnh
nhân than mệt, khám lâm sàng phát hiện có dấu hiệu gan to, đau, có tử ban điểm
rải rác ở tay, M nhanh nhẹ, HA 100/80 mmHg, xét nghiệm: TC 50.000/mm3,
DTHC: 44%. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:
a. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
b. Sốc Sốt xuất huyết Dengue nặng
c. Xuất huyết Dengue
d. Sốc xuất huyết Dengue.
Câu 151: Một bệnh nhân nhập viện vì sốt cao ngày N1. Sau nằm viện 3 ngày, bệnh
nhân than mệt, khám lâm sàng phát hiện có dấu hiệu gan to, đau, có tử ban điểm
rải rác ở tay, M nhanh nhẹ, HA không đo được, xét nghiệm: TC 50.000/mm3,
DTHC: 44%. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:
a. Sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo
b. Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 40


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Sốt xuất huyết Dengue


d. Sốt xuất huyết Dengue nặng
Câu 152: Một bé trai 14 tuổi nhập viện vì sốt cao N4. Dịch tễ: bơi lội ở sông hằng
ngày, đang có dịch sốt xuất huyết lưu hành ở địa phương. Khám lâm sàng thấy
BN có vài vết sướt nhỏ đã lành ở cẳng tay; lơ mơ, gan to, đau, có ban xuất huyết
dưới da dạng chấm rải rác ở tay. Mạch rõ 110 lần/phútl HA 95/70 mmHg. Xét
nghiệm: TC 50.000/mm3, DTHC 47%, AST 2010 UI/L, ALT 1500 UI/L, vàng
da. Có dịch màng phổi bên phải, lượng vùa. Albumin máu 34 g/l. Chẩn đoán nào
phù hợp:
a. Nhiễm Leptospira
b. Sốt xuất huyết Dengue
c. Sốt xuất huyết Dengue nặng có tổn thương đa cơ quan
d. Sốt xuất huyết Dengue nặng
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân Trần.V.A.S. 34 tuổi, nam
Địa chỉ: Quận Bình Thạnh. TP Hồ Chí Minh
Bệnh 4 ngày
N1: Sốt cao, liên tục. Ớn lạnh.
N2: Vẫn sốt cao, liên tục. Đau cơ toàn thân. Mệt mỏi.
N3: Rỉ máu chân răng khi chải răng. Có vài chấm đỏ xuất hiện trên da vùng cẳng tay.
N4: Vẫn sốt, ói ra máu. Đến khám tại 1 cơ sở y tế
Dịch tễ: có dịch sốt xuất huyết lưu hành ở TP Hồ Chí Minh.
Khám: T0 = 38.50C. Mạch quay đều, rõ = 120 lần/phút, HA = 90/60 mmH, Nhịp thở
= 22 lần/phút
Tim đều, phổi trong, bụng mềm. Gan mấp mé hạ sườn (P), ấn tức.
Xuất huyết dưới da dạng chấm. Ói ra dịch nâu đen, khoảng 200ml
DTHC tại giường: 44%; Tiểu cầu = 72000/mm3
Câu 153: Chẩn đoán phù hợp cho bệnh nhân này là:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 41


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Sốt xuất huyết Dengue


b. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
c. Sốt phát ban
d. Sốt xuất huyết Dengue có sốc
Câu 154: Xử trí phù hợp cho bệnh nhân này là:
a. Cho nhập viện
b. Hạ sốt bằng acetaminophene
c. Theo dõi tri giác, sinh hiệu mỗi 3 giờ/lần
d. Tất cả các câu A, B, C đều đúng
Câu 155: Nếu bệnh nhân này bị sốc, dịch truyền có thể được sử dụng là:
a. Dung dịch mặn đẳng trương (NaCl 0.9%) hoặc Ruger lactat
b. Dung dịch cao phân tử (dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch (HES))
c. Huyết tương rươi, tủa lạnh
d. Tất cả các câu A, B, C đều đúng
Câu 156: Nếu bệnh nhân này bị sốc, cần đánh giá:
a. Mạch, huyết áp mỗi giờ 1 lần
b. Dung tích hồng cầu 2 giờ sau khi bắt đầu truyền dịch chống sốc
c. Tình trạng người bệnh 1 giờ sau khi bắt đầu truyền dịch chống sốc
d. Tất cả các câu A, B, C, D đều đúng
Các câu hỏi nhớ lại:
Câu 157: Khi ở giai đoạn hồi phục, triệu chứng nào sau đây không có ? à tiểu ít

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 42


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

BÀI: Bệnh cúm


Câu 158: Virus có các type là:
a. A c. C
b. B d. Tất cả đều đúng
Câu 159: Virus cúm thuộc họ Orthyomyxoviridae là:
a. RNA virus c. A và B đúng
b. DNA virus d. A và B sai
Câu 160: Virus cúm:
a. Là RNA virus. c. Cấu trúc genome không xác định.
b. Là DNA virus. d. Câu A và C đúng.
Câu 161: Nguồn lây của bệnh cúm, chọn câu SAI:
a. Lây từ gia cầm sang người c. Lây từ người lành mang trùng
b. Lây từ động vật sang người d. Lây từ người bệnh
Câu 162: Bệnh nào trực tiếp lây giữa người với người
a. Cúm c. HIV
b. Thương hàn d. Thuỷ đậu
Câu 163: Đường lây của bệnh cúm từ người sang người:
a. Qua các giọt khí dung của chất tiết đường hô hấp.
b. Qua đường miệng do tay bị nhiễm virus.
c. Qua vết sướt niêm mạc đường hô hấp.
d. Câu A, B đúng và C sai.
Câu 164: Virus nào có cả 2 hiện tượng chuyển kháng nguyên (Antigenic drift) và
trôi kháng nguyên (antigenic shift)
a. HIV
b. Rotavirus
c. Influenza virus
d. Dại
Câu 165: Phân lọai virus cúm, chọn sai

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 43


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Influenza A virus dc chia phụ type căn cứ vào glycoprotein: haemagglutanin


neuminidase
b. Influenza B víu, gây dịch hoặc gây đại dịch
c. Chỉ influenza A virus gây đại dịch
d. Influenza C virus gây dịch
Câu 166: Các chỉ điểm của bệnh cúm:
a. Gia tăng số lượng trẻ em bị bệnh đường hô hấp và có sốt.
b. Có nhiều người trong 1 viện điều dưỡng mắc bệnh cúm.
c. Gia tăng số bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi.
d. Câu A, B đúng và C sai.
Câu 167: RT – PCR cúm
a. Phát hiện acid nucleic của virus
b. Không xác định đc type và subtype
c. Rửa dịch phế quản là bệnh phẩm phổ biến nhất
d. Tất cả đều đúng
Câu 168: Tổn thương phổi của bệnh nhân cúm có thể thấy trên CT-Scan là:
a. Phổi nhỏ (baby lung hoặc small lung)
b. TKMP
c. Xơ hóa phổi
d. Câu A, B, C đúng
Câu 169: Thuốc điều trị đặc hiệu bệnh cúm :
a. Oseltamivir, Zanamivir
b. Tenofovir, Adefovir
c. Ceftriaxone
d. Meropenem
Câu 170: Điều trị bệnh cúm:
a. Amantadine ức chế protein M2 của virus cúm B, nhưng không điều trị được
virus cúm A

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 44


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

b. Zananivir ức chế men neeeuraminidase của virus cúm A, nhưng không điều trị
được virus cúm B.
c. Amantadine, zanamivir, và oseltamivir có thể dung để phòng ngừa bệnh cúm cho
những người chưa chủng ngừa bệnh cúm
d. Điều trị cúm bằng amantadine hoặc oseltamivir chỉ đạt hiệu quả nếu thuốc được
dung trong 48 giờ đầu kể từ khi có các triệu chứng khởi phát.
Câu 171: 1 bé trai 5 tuổi, bệnh sử ngày thứ tư và được chẩn đoán là cúm. Có uống
thuốc hạ sốt (không rõ loại sau đó bé có triệu chứng ói không cầm được và lừ đừ.
Khám: Sốt, ói, không có dấu màng não, không có dấu TK khu trú, sờ được gan.
Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân này cho thấy hạ đường huyết, men gan tăng
cao, bilirubin khác thường . Dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng và kết quả xét
nghiêm chẩn đoán có nhiều khả năng là:
a. Hội chứng Reye
b. Viêm màng não mủ
c. Hôn mê gan do viêm gan
d. Tiểu đường thời kỳ “trăng mật” với hiện tượng Somogyl
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam, 44 tuổi, sống ở quận 3 Thành phố Hồ Chí
Minh và không đi đâu ra khỏi TP Hồ Chí Minh. Nghề nghiệp: nhân viên văn phòng,
làm việc tại quận 1.
Nhập BV Bệnh nhiệt đới vào tháng 4. LDNV: sốt cao liên tục
Bệnh sử: N4
Bệnh nhân đột ngột bị sốt cao và ớn lạnh, cảm giác mệt mỏi và đau cơ toàn than. Ho
khan không nhiêu lắm, sau đó ho có đàm trắng. Đau ngực ít.
Khám:
Bệnh nhân tỉnh. T0 = 390C; Mạch quay rõ = 120 lần/phút, Nhịp thở = 28 lần/phút,
đều, SpO2 = 92%, Huyết áp = 100/60 mmHg
Tim đều, rõ. Ran nổ rải rác 3 phổi. Bụng mềm; gan lách không to.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 45


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Không dấu màng não, không dấu thần kinh khu trú. Không xuất huyết da niêm.
X quang phổi: thâm nhiễm ở ½ dưới 2 phổi
Câu 172: Yếu tố dịch tễ có thể KHÔNG liên quan với bệnh của người này:
a. Tiếp xúc gần với bệnh nhân bị cúm
b. Làm thịt gia cầm bệnh để ăn hoặc có tiếp xúc gần với gia cầm mắc bệnh
c. Có bệnh phổi hoặc tim mãn tính
d. Ăn thịt vịt quay
Câu 173: Xét nghiệm cần làm và bệnh phẩm cần lấy để có chẩn đoán xác định:
a. Công thức máu, khí máu động mạch, CT scan phổi
b. Phết họng làm PCR chẩn đoán nhiễm cúm
c. Câu A và B đúng
d. Câu A và B sai
Câu 174: Bệnh nhân có thể bị nhiễm virus cúm nào:
a. B
b. A H1N1
c. Câu A và B đúng
d. Câu A và B sai
Câu 175: Thuốc cần sử dụng cho bệnh nhân ngay lúc nhập viện:
a. Furosemide liều cao
b. Oseltamivir
c. Dexamethasone
d. Salbutamol
Tình huống lâm sàng : BN nam, 28 tuổi, sống ở quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh và
không đi đến các vùng dịch tễ sốt rét. Nghề nghiệp: nhân viên văn phòng, làm việc
tại quận 1.
Nhập BV Bệnh nhiệt đới vào tháng 4 năm 2013. LDNV: sốt cao liên tục
Bệnh sử: N4

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 46


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Bệnh nhân đột ngột bị sốt cao và ớn lạnh, cảm giác mệt mỏi và đau cơ toàn thân. Ho
khan không nhiều lắm, sau đó ho có đàm trắng. Đau ngực ít.
Khám:
Bệnh nhân tỉnh. T0 = 390C; Mạch quay rõ = 120 lần/phút, Nhịp thở = 28 lần/phút, đều,
SpO2 = 92%, Huyết áp = 100/60mmHg
Tim đều, rõ. Ran nổ rải rác 2 phổi. Bụng mềm; gan lách không to.
Không dấu màng não, không dấu thần kinh khu trú. Không xuất huyết da niêm.
X quang phổi: thâm nhiễm ở ½ dưới 2 phổi
Câu 176: Yếu tố dịch tễ có thể KHÔNG liên quan với bệnh của người này:
a. Tiếp xúc gần với bệnh nhân bị cúm
b. Làm thịt gia cầm bệnh để ăn hoặc có tiếp xúc gần với gia cầm mắc bệnh
c. Có bệnh phổi hoặc tim mãn tính
d. Ăn tiết canh heo
Câu 177: Xét nghiệm cần làm và bệnh phẩm cần lấy để có chẩn đoán xác định:
a. Công thức máu, khí máu động mạch, CT scan phổi
b. Phết họng làm PCR chẩn đoán nhiễm cúm
c. Câu A và B đúng
d. Câu A và B sai
Câu 178: Khả năng bệnh nhân KHÔNG bị nhiễm virus cúm nào:
a. Cúm A H5N1
b. Cúm A H1N1
c. Cúm B
d. Câu A, B và C sai
Câu 179: Thuốc cần sử dụng cho bệnh nhân:
a. Ceftriaxon
b. Oseltamivir
c. Dexamethasone

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 47


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

d. Salbutamol
Tình huống lâm sàng : 1 bệnh nhi nam, 26 tháng tuổi. Sống tại Quận 1, TP Hồ Chí
Minh. Nhập viện bệnh viện Nhiệt Đới vào tháng 4 năm 2013.
Lý do nhập viện: sốt cao, ho và thở nhanh.
Bệnh sử: N1: Bé sốt cao đột ngột kèm ho khan. Bú ít hơn so với thường ngày. Chơi
bình thường.
N2: Bé vẫn sốt cao. Sổ mũi. Ho có đàm. Bú càng ít hơn. Đừ.
N3: Bé còn sốt cao. Sổ mũi. Ho có đàm. Thở nhanh, môi hơi tím tái. Được đưa đến
BV Nhiệt Đới.
Sống cùng nhà với bé, có ông ngoại và dì cũng bị sốt cao và ho trước bé 3 ngày.
Không tiếp xúc gia cầm mắc bệnh.
Khám: Bệnh nhi tỉnh, đừ.
Mạch quay đều, rõ 120 lần/phút. HA: 90/60 mmHg, T0 = 390C. Nhịp thở: 46
lần/phút. SpO2 = 88%.
Tim đều.
Phổi không nghe ran.
Câu 180: Bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh cúm, dựa vào:
a. Có tiếp xúc với người có triệu chứng giống cúm: sốt, ho, khó thở.
b. Bé 2 tuổi: sốt, ho, khó thở.
c. Bé 2 tuổi: có tiếp xúc với người có triệu chứng giống cúm: sốt, ho, khó thở.
d. Đang có dịch cúm xảy ra tại TP Hồ Chí Minh.
Câu 181: Xử trí thích hợp khi bé vừa nhập viện:
a. Mắc monitor theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2.
b. Cho bé thở oxy qua sonde mũi 2 L/phút.
c. Thử khí máu động mạch sau 30 phút thở oxy.
d. A, B và C đúng.
Câu 182: Các xét nghiệm sau thích hợp khi bé nhập viện, TRỪ MỘT:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 48


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Công thức máu.


b. CTScan ngực.
c. PCR chẩn đoán cúm.
d. Khí máu động mạch sau 30 phút thở oxy.
Câu 183: Bé có thể bị nhiễm virus cúm sau:
a. Cúm A H5N1.
b. Cúm A H1N1.
c. Cúm B.
d. B và C đúng.
Câu 184: Các thuốc sau sử dụng cho bé, TRỪ MỘT:
a. Ceftriaxone.
b. Osemivir.
c. Ventolin khí dung.
d. B và C.
Tình huống lâm sàng : Một bệnh nhân nam, 31 tuổi, sống ở Daklak. Nhập BV Bệnh
nhiệt đới vào tháng 3.
LDNV: sốt cao liên tục và ho
Bệnh sử: N3
N1: Bệnh nhân đột ngột bị sốt cao và ớn lạnh, cảm giác mệt mỏi và đau cơ toàn thân
N2: Vẫn sốt cao, ớn lạnh và đau cơ. Ho khan nhiều
N3: Vẫn sốt cao, ớn lạnh và đau cơ. Ho có đàm trắng. Đau ngực và khó thở. Được
đưa đến khám tại BV Daklak và sau đó chuyển ngay về BV Bệnh nhiệt đới
Khám:
Bệnh nhân tỉnh, đừ. Môi tái nhẹ
T0 = 390C; Mạch quay rõ = 120 lần/phút, Nhịp thở = 46 lần/phút, SpO2 = 87%,
Huyết áp = 100/60mmHg .
Tim đều, rõ. Ran nổ 2 phổi. Ho khạc đàm trắng. Bụng mềm; gan lách không to.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 49


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Không dấu màng não, không dấu thần kinh khu trú. Không xuất huyết da niêm.
Câu 185: Yếu tố dịch tễ cần tìm hiểu ở bệnh nhân này:
a. Tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm
b. Làm thịt gia cầm bệnh để ăn hoặc có tiếp xúc gần với gia cầm mắc bệnh
c. Có bệnh phổi hoặc tim mãn tính
d. Câu A, B, C đúng
Câu 186: Xét nghiệm cần làm và bệnh phẩm cần lấy để có chẩn đoán xác định:
a. Công thức máu, khí máu động mạch, CT scan phổi
b. Lấy máu làm PCR chẩn đoán nhiễm cúm
c. Phết họng làm PCR chẩn đoán nhiễm cúm
d. Câu A và C đúng
Câu 187: Nếu nghĩ đến khả năng BN nhiễm virus cúm AH5N1, xử trí hợp lý là:
a. Chờ có kết quả PCR mới quyết định cách ly bệnh nhân hay không
b. Nhân viên y tế sử dụng PPE (thiết bị bảo hộ cá nhân) khi tiếp xúc với bệnh nhân
c. Cách ly bệnh nhân ngay
d. Câu A sai; câu B và C đúng
Câu 188: Thuốc cần sử dụng cho bệnh nhân ngay lúc nhập viện:
a. Ceftriaxon
b. Oseltamivir
c. Dexamethasone
d. Câu A, B đúng; câu C sai
Tình huống lâm sàng : bệnh nhân nữ, 24 tuổi, sống ở quận 12 Thành phố Hồ Chí
Minh. Nghề nghiệp: công nhân may, làm việc tại quận 12. Nhập BV Bệnh nhiệt đới
vào tháng 10. LDNC: Thở khó
Bệnh sử: N4

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 50


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Bệnh nhân đột ngột bị sốt cao và ớn lạnh, cảm giác mệt mỏi và đau cơ toàn than. Ho
khan, sau đó ho có đàm trắng. Ho không nhiều lắm. Đau ngực ít, đau có vẻ tăng khi
hít vào.
Khám: Bệnh nhân tĩnh, T0 = 390C. Mạch quay rõ = 120 lần/phút, Nhịp thở = 40 lần/
phút, đều, SpO2 = 92%. Huyết áp = 100/60 mmHg. Môi tái nhẹ.
Tim đều, rõ. Ran ổ rải racs2 phổi. Bụng mềm; gan lách không to.
Không dấu màng não, không dấu thần kinh khu trú. Không xuất huyết da niêm.
Nghiệm pháp dây thắt âm tính.
X quang phổi: thâm nhiễm ở ½ dưới 2 phổi
Câu 189: Yếu tố dịch tễ nào ít có ý nghĩa trong trường hợp bệnh nhân này:
a. Có tiếp xúc gần với bệnh nhân bị cúm
b. Không có bệnh tim mạch
c. Có bệnh hen phế quản
d. Có bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành tại địa phương
Câu 190: Nếu nghĩ đến cúm nặng, trong đều kiện tối ưu, xét nghiệm giúp chẩn đoán
xác định là:
a. CT soạn phổi
b. Phết họng làm PCR chẩn đoán nhiễm cúm
c. Câu A và B đúng
d. Câu A và B sai
Câu 191: Bệnh nhân có thể bị nhiễm vurus cúm nào:
a. Cúm B
b. Cúm AH1N1
c. Câu A và B đúng
d. Câu A và B sai
Câu 192: Thuốc nào sử dụng cho bệnh nhân, chọn câu SAI:
a. Khí dung Ventolin

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 51


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

b. OseItamivir
c. Ceftriaxone
d. Thở Oxy qua sonde mũi
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam, 45 tuổi, ở quận 1 TP Hồ Chí Minh. Nghề
nghiệp: Kỹ sư xây dựng
Nhập viên vì sốt, ho.
Ngày 1-2: Sốt cao liên tục khoảng 3905C, ơn lạnh, kèm nhức đầu, không nôn ói.
Bệnh nhân tự mua thuốc hạ sốt uống, nhưng không giảm sốt. Chảy nước mắt sống.
Ngày 3-4: Vẫn sốt cao liên tục. Có thêm triệu chứng ho và khạc đàm. Bệnh nhân đau
ngực khi ho và càng mệt nhiều hơn. Người nhà đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Tiền sử:
- Bản thân chưa bao giờ bị sốt như lần này.
- Cách 1 tuần có đi công tác ở Hà Nội.
- Tiểu đường được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ cách nay 4 năm,
chưa điều trị.
Dịch tễ học: đang có dịch cúm H1N1 trong cộng đồng.
Câu 193: Lúc nhập viện, các chẩn đoán có thể nghĩ đến là:
a. Viêm phổi cộng đồng do vi trùng
b. Cúm
c. Nhiễm trùng huyết
d. A, B và C đúng
Tiếp theo: Khám:
- Tinh, tiếp xúc được nhưng đừ, mệt mỏi, mắt sung huyết. Nằm đầu thấp được.
- Mạch quay rõ, 120 lần/phút, T0= 40,50C, ha = 110/70 mmHg, Nhịp thở 40 lần/
phút, co kéo nhẹ hõm ức.
- Tim đều, không gallop. Phổi có nhiều ran nổ ở 2 phế trường
- Cổ mềm, không dấu thần kinh khu trú

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 52


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 194: Các nguyên nhân có thể gây thở nhanh ở bệnh nhân này:
a. Cúm nặng có biến chứng đường hô hấp
b. Viêm phổi cộng đồng nặng do vi trùng
c. Qúa lo lắng
d. A và B đúng
Câu 195: Các xét nghiệm cần thực hiện ngay lúc nhập viện cho bệnh nhân này,
NGOẠI TRỪ:
a. Phết họng làm PCR chẩn đoán cúm
b. Cấy máu
c. X quang ngực thẳng
d. Nội soi phế quản để lấy bệnh phẩm
Câu 196: Yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh cúm có biến chứng ở bệnh nhân này là:
a. Giới tính nam
b. Tiểu đường chưa điều trị
c. Nhập viện ngày thứ 4 của bệnh sử
d. Nhiễm virus cúm A H1N1
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nữ, 24 tuổi. Nghề nghiệp : nội trợ. Địa chỉ : Tỉnh
Bình Phước.
BN đang có thai 36 tuần. Khám thai định kỳ. Thai phát triển bình thường, mẹ khỏe.
Bệnh sử :
N1-N3 : Sốt 380C
Từ N4-N5 : Sốt 380C liên tục. Lúc đầu ho khan, sau đó ho có đàm
Khám: Bệnh nhân tỉnh, đừ, SpO2 : 85% (thở khí trời). Rales nổ min hat nghe khớp 2
phees trường.
Xét nghiệm khi nhập viện (N5):Công thức máu : Bạch cầu 6000/mm3 (N70%,L30%)
Câu 197: Yếu tố dịch tễ có giá trị là :
a. Có tiếp xúc gần với gia cầm bị toi

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 53


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

b. Đang có dịch cúm A H1N1


c. Trong gia đình có con (6 tuổi) có triệu chứng bệnh tương tự
d. Câu A, B C đều đúng
Câu 198: Bệnh nhân này nếu bị nhiễm cúm thì :
a. Thuộc nhóm có nguy cơ cao bị cúm nặng
b. Không thuộc nhóm có nguy cơ cao bị cúm nặng
c. Ít có khả năng bị suy hô hấp
d. Câu A, B, C đều sai
Tình huống lâm sàng : Một bệnh nhân nữ, 16 tuổi. Sinh sống tại Hồng Ngự, tỉnh
Đồng Tháp. Nhập viện ngày 30.03 vì sốt cao 390C, ho, khó thở xảy ra đột ngột
Câu 199: Các yếu tố tiền căn và dịch tễ cần tìm hiểu ở bệnh nhân này:
a. Dịch bệnh của gia cầm đang xảy ra tại nơi bệnh nhân sinh sống
b. Trong 1 tuần nay, có tiếp xúc với gia caaffm/chết hoặc người có triệu chứng
tương tự như bệnh nhân này
c. Tiền căn suyễn
d. Tất cả đều đúng
Câu 200: Nếu bệnh nhân có làm thịt gia cầm chết vì bệnh, thì chẩn đoán là ca bệnh
có thể bị nhiễm cúm A H5N1 khi có điều kiện nào:
a. Hình ảnh Xquang diễn tiến nhanh phù hợp với cúm
b. Số lượngbạch cầu bình thường hoặc giảm
c. A và B sai
d. A và B đúng
Tình huống lâm sàng : Một bệnh nhân nam 69 tuổi, sống tại Q.3 TP. Hồ Chí Minh
có bệnh mạch vành mạn tính, cao huyết áp, tiểu đường, type 2. Hai tuần trước, ông
có đón 1 đứa cháu ở Bến Tre lên nhà chơi. Cậu bé này không có tiền căn bị côn trùng
căn nhưng có tiếp xúc với gia súc, gia cầm và tắm song.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 54


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Bệnh sử 9 ngày với các triệu chứng ho khan, đau cơ, sốt (39.40C), mệt mỏi, đau
họng, nghẹt mũi. Bệnh nhân được đưa vào Phòng Cấp cứu trong tình trạng sốt
(39,20C) mạch 50 lần/phút, nhịp thở 35lần/phút.
Câu 201: Chẩn đoán KHÔNG nghĩ đến khi bệnh nhân này nhập viện
a. Cúm
b. Nhiễm trùng huyết
c. Viêm phổi nặng do vi trùng
d. Nhiễm Leptospira
Câu 202: BN được phết họng làm test nhanh chẩn đoán cúm A, B; kết quả âm tính.
KSTSR âm tính. Được điều trị bằng acetaminophen, levofloxacin và normal
saline. 24 giờ sau, BN vẫn sốt cao (39.0oC), ho khan, suy hô hấp và đươc chuyển
đến khoa Hồi sức tích cực. Sinh hiệu lúc này: HA 135/70 mmHg; mạch 50
lần/phút; nhịp thở 34 lần/phút; SpO2 88%, FiO2 50%. Phổi có ran ẩm. Chẩn
đoán chưa loại trừ được khi bệnh nhân này chuyển đến khoa Hồi sức tích cực:
a. Cúm
b. Nhiễm trùng huyết
c. Viêm phổi nặng do vi trùng/cúm
d. Phù phổi cấp
Câu 203: Xét nghiệm KHÔNG cần thực hiện cho BN tại khoa Hồi sức tích cực:
a. PCR chẩn đoán influenza viuses (virus cúm), respiratory syncytial virus (virus
hợp bào hô hấp) và Adenovirus
b. Cấy nước tiểu
c. Cấy máu
d. Tìm kháng nguyên S.pneumoniae trong nước tiểu.
Câu 204: Kết quả xét nghiệm: Bạch caauf 9.8 K/Ml (87% neutrophils, 4%
lymphocytes); CRP 205 mg/L; AST 175 IU/L; ALT 184 IU/L; Ferritin 4100

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 55


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

ng/mL; CPK 241 IU/L. X quang phổi có các đốm mờ và có hình ảnh air
bronchogram trong các đốm mờ. Lựa chọn điều trị:
a. Oseltamivir + Levofloxacin
b. Levoflo xacin
c. Oseltamivir + Levoflexacin + Ceftriaxone
d. Oseltamivir + Ceftriaxone
Câu 205: Cấy BAL phân lập được S.pneumoniae; RT-PCR dương tính với virus
cúm A H1N1. Biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân này:
a. Suy hô hấp cấp
b. Suy thận cấp
c. Suy tim cấp
d. Thuyết tắc tĩnh mạch sâu

Các câu hỏi nhớ lại:


Câu 206: Phòng ngừa cúm bằng vaccine à H3N2, H1N1, B, H1N1 /pdm09

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 56


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

BÀI: Viêm gan siêu vi


Câu 207: Virus được chia type, gồm:
a. 2 type A và B c. 4 type A, B, C và D
b. 3 type A, B và C d. Tất cả đều sai
Câu 208: Nhóm siêu vi gây viêm gan lây qua đường máu và dịch tiết là
a. HAV,HBV,HCV c. HCV,HDV,HEV
b. HBV,HCV,HDV d. HBV,HDV,HEV
Câu 209: Các siêu vi gây viêm gan nguyên phát lây qua đường tiêu hóa là:
a. HAV, HBV c. HCV, HDV
b. HBV, HCV d. HAV, HEV
Câu 210: Yếu tố nào sau đây rất ít liên quan với carcinoma tế bào gan nguyên phát
a. Viêm gan siêu vi B c. Thuốc ngừa thai uống
b. Viêm gan siêu vi C d. Hút thuốc
Câu 211: Các câu sau phù hợp với việc dùng BDD (Biphenyl Dimethyl
Dicavboxylaf), NGOẠI TRỪ:
a. Có thể ức chế được HBV, HCV
b. Có thể dung để điều trị triệu chứng viêm gan
c. Có thể làm giảm AST, ALT
d. Rất ít tác dụng phụ
Câu 212: Yếu tố nào sau đây là chỉ điểm tốt nhất cho biết siêu vi viêm gan B đang
hoạt động sao chép virus:
a. HBsAg c. HBeAg
b. Anti HBs d. Anti HBe
Câu 213: Triệu chứng lâm sàng gợi ý chẩn đoán bệnh VGSV cấp là:
a. Sốt cao liên tục, vàng da niêm
b. Vàng da niêm nhẹ, gan to, cứng, đau dữ dội
c. Vàng da niêm, xuất huyết da niêm, rối loạn tri giác
d. Sốt nhẹ và giảm dần khi triệu chứng vàng da niêm xuất hiện

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 57


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 214: Triệu chứng toàn phát của bệnh viêm gan siêu vi cấp điển hình
a. Sốt dao động, gan to đau, vàng da vàng mắt, chán ăn
b. Vàng da vàng mắt, không sốt, gan to đau, chán ăn.
c. Vàng da không vàng mắt, số, gan to đau, chán ăn.
d. Vàng da không vàng mắt, không sốt, gan to đau, chán ăn
Câu 215: Bệnh viêm gan siêu vi B cấp có:
a. Sốt cao ngày càng tăng khi xuất hiện vàng dâ niêm
b. HBsAg xuất hiện và biến mất trong vòng 6 tháng
c. IgM anti HBe âm tính
d. AST, ALT tăng cao, kéo dài trên 6 tháng
Câu 216: Tiêu chuẩn không bắt buộc phải có để chẩn đoán viêm gan siêu vi B cấp:
a. Mất HBsAg trong vòng 6 tháng
b. AST, ALT về bình thường trong vòng 6 tháng
c. AND-HBV < 250 copies/ml trong vòng 6 tháng
d. Anti HBs dương tính
Câu 217: Điều trị nào sau đây phù hợp cho tình trạng viên gan siêu vi cấp:
a. Uống thuốc đặc trị siêu vi
b. Uống thuốc hỗ trợ hạ men gan
c. Chích interferon ức chế siêu vi
d. Chích kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm
Câu 218: Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan siêu vi B mạn tính, chưa biến chứng:
a. DNA-HBV > 105copies/ml kéo dài t> 6 tháng. HBeAg dương tính hoặc âm tính
b. AST,ALT ≥ 80 U/LM kéo dài trên 6 tháng
c. Tanux Prothrombin và Albumin máu trong giới hạn bình thường
d. Tất cả đều đúng
Câu 219: Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan siêu vi B mạn tính, chưa biến chứng:
a. HBeAg dương tính, AST, ALT > 80U/L kéo dài trên 6 tháng
b. Tatux Prothrombin < 60%, Albumin < 25g/l, A/G < 1

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 58


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. HBeAg âm tính, DNA - HBV dương tính, SGOT, SGPT > 80 U/L kéo dài trên 6
tháng
d. A và C đúng
Câu 220: Tiêu chuẩn để chẩn đoán VGSV mạn là:
a. ARN - HCV dương tính kéo dài trên 6 tháng
b. anti HCV dương tính kéo dài trên 6 tháng
c. SGOT và SGPT tăng gấp 1,5 lần trị số bình thường kéo dài trên 6 tháng
d. A và C đúng
Câu 221: Trong trường hợp viêm gan siêu vi B mạn chưa biến chứng thì:
a. Trường không có biểu hiện lâm sàng
b. Thường AST. ALT tăng rồi trở về bình thường trong vòng 6 tháng
c. Chưa cần điều trị đặc hiệu
d. Chống chỉ định dùng interferon
Câu 222: Yếu tố có thể không xảy ra trong trường hợp viêm gan siêu vi B mạn:
a. HBeAg dương tính kéo dài > 6 tháng
b. ADN-HBV > 1000 copies/ml kéo dài > 6 tháng
c. AST, ALT tăng kéo dài > 6 tháng
d. HBsAg dương tính kéo dài > 6 tháng
Câu 223: Điều trị viêm gan siêu vi B mạn cần:
a. Uống Lamivudin hoặc Tenofovir
b. Uống thuốc đặc trị 2 lần trong ngày
c. Uống Ribavirin hoặc Acyclovir
d. Ngưng uống thuốc đặc trị ngay sau khi HBeAg âm tính
Câu 224: Đối với thuốc đặc trị viêm gan siêu vi B mạn, chọn câu SAI:
a. Phải uống thuốc đều đặn liên tục
b. Phải uống duy trì mặc dù AND-HBV đã dưới ngưỡng phát hiện
c. Phải điều trị đặc hiệu ngay cho trẻ em nếu AST, ALT tăng
d. Uống thuốc liều duy nhất 1 lần trong 1 đợt điều trị

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 59


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 225: Các thuốc đặc trị viêm gan siêu vi B mạn là :
a. Lamivudin, Adefovir, Entecavir, Tenofovir, nhóm alpha interferon cổ điển hoặc
Pegyiate-interferon
b. Lamivudin, Adefovir, Ribavirin, Tenofovir, nhóm alpha interferon cổ điển hoặc
Pegyiate -interferon
c. Cả A và B đều sai
d. Cả A và B đều đúng
Câu 226: Điều trị VGSV mạn, chọn câu đúng:
a. Thuốc điều trị đặc hiệu VGSV B mạn là Lamivudin, Adefovir, Entercavir,
Ribavirin
b. Chỉ cần tuân thủ uống thuốc đầy đủ là chắc chắn có thể điều trị thành công bệnh
VGSV B mạn
c. VGSV C mạn có thể điều trị với Ribavirin hoặc Interferon
d. Tất cả sai
Câu 227: Phác đồ được dùng để điều trị VGSV B hiện nay là:
a. Lamivudin đơn thuần
b. Lamivudin dùng đồng thời với Interferon
c. Lamivudin dùng đồng thời với Adefovie
d. A và C đúng
Câu 228: Đối với phòng ngừa viêm gan siêu vi B, chọn câu sai:
a. Tiêm vaccine cho tất ca các bé sơ sinh ngay sau khi sinh
b. Nếu mẹ bị nhiễm HBV, chích vaccine và HBIG cho bé trong vòng 12 giờ sau
sanh
c. Kiểm tra HBsAg và antHBs rước chích ngừa
d. Nếu không kiểm tra HBsAg và anti HBs thì chích ngừa VGSV B đủ 3 liều cho
an toàn
Câu 229: Chọn câu phù hợp với phòng ngừa viêm gan siêu vi B cho bé có mẹ nhiễm
HBV:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 60


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Chích vắc xin phòng viêm gan B


b. Chích HBIG vào ngày thứ 3 sau sanh
c. Không cần chích ngừa vắc xin phòng viêm gan B
d. Chích vắc xin phòng viêm gan B và HBIG trong vòng 12 giờ sau sanh
Câu 230: Biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất để phòng bệnh viêm gan siêu vi B
lây lan :
a. Chích vacxin VGSV B cho tất cả người trưởng thành có HBsAg âm tính
b. Chích vacxin VGSV B cho tất cả người trưởng thành có Anti HBs âm tính
c. Chích vacxin VGSV B cho tất cả các bé sơ sinh
d. Chích vacxin VGSV B và HBig cho bé sơ sinh có mẹ nhiễm HBV
Câu 231: Xét nghiệm giúp chẩn đoán viêm gan siêu vi C cấp
a. Anti HCV IgM c. HCV-RNA
b. Anti HCV IgG d. Chưa có
Câu 232: Tiêu chuẩn để chẩn đoán VGSV C mạn:
a. ARN-HCV dương tính kéo dài trên 6 tháng
b. Anti HCV dương tính kéo dài trên 6 tháng
c. SGOT và SGPT tăng gấp 1,5 lần trị số bình thường và kéo dài trên 6 tháng
d. B và C đúng
Câu 233: Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan siêu vi C mạn không cần yếu tố:
a. AST, ALT tăng trên 6 tháng
b. Albumin máu < 28 g/l
c. ARN HCV dương tính
d. Anti HCV dương tính
Câu 234: Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan siêu vi C mạn
a. AST, ALT tăng, ARN HCV dương tính kéo dài trên 6 tháng
b. AST, ALT tăng, anti HCV dương tính kéo dài trên 6 tháng
c. Cả A và B đều sai
d. Cả A và B đều đúng

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 61


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 235: Các tiêu chuẩn sau kéo dài trên 6 tháng phù hợp với chẩn đoán viêm gan
siêu vi C mạn chưa biến chứng. NGOẠI TRỪ:
a. AST = 105 U/L, ALT = 85 U/L
b. Anti HCV dương tính
c. ARN HCV dưới ngưỡng phát hiện
d. Albumin máu 43 g/l
Câu 236: Mục tiêu trong điều trị viêm gan siêu vi C
a. Loại trừ HCV ra khỏi cơ thể người bệnh hoặc làm giảm nồng độ HCV-RNA
dưới ngưỡng phát hiện sau 6 tháng kể từ khi ngưng thuốc
b. Làm giảm khả năng lây truyền của HCV
c. Ngăn chặn tiến triển xơ gan, K gan
d. A và C đúng
Câu 237: Điều trị đặc hiệu viêm gan siêu vi C mạn cần:
a. Kéo dài từ 6 đến 12 tháng
b. Kéo dài từ 18 đến 24 tháng
c. Uống Ribavirin kèm Adefovir
d. Chích Interferon kèm uống Adefovir
Câu 238: Phác đồ được dùng điều trị VGSV C hiện nay là
a. Ribavirin dùng đồng thới với Interfenon
b. Với HCV genotype 1 cần điều trị 24 tuần
c. Với HCV genotype 2 cần điều trị 48 tuần
d. Tất cả đều đúng
Câu 239: Xét nghiệm để đánh giá chức năng gan là :
a. Bilirubin máu
b. Tanux de prothrombin - Albumin máu
c. AST, ALT
d. A, B đúng

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 62


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 240: Tại Việt Nam; đối với 1 trường hợp bệnh sử 4 ngày có vàng da niêm, sốt
390C và lạnh run, các xét nghiệm cần thực hiện ngay, NGOẠI TRỪ:
a. Công thức máu
b. Ký sinh trùng sốt rét
c. Bilirubin máu
d. HBsAg, antiHBs, HBeAg
Câu 241: Trước một bệnh nhân vàng da niêm trong vòng 2 tuần, xét nghiệm tối thiểu
cần thiết để đưa ra hướng chẩn đoán là:
a. Tanux de prothrombin - Protid máu Albumin máu
b. AST, ALT
c. Siêu âm bụng tổng quát
d. B và C đúng
Câu 242: Khi một BN được chẩn đoán sơ bộ là Viêm gan siêu vi cấp, các xét
nghiệm nào sau đây nên thực hiện trước để xác định tác nhân gây bệnh
a. Anti HAV IgM
b. Anti HBc IgM
c. Anti HCV
d. Cả A, B và C đều đúng
Câu 243: Dấu ấn huyết thanh quan trọng nhất để chứng tỏ bệnh nhân đã từng nhiễm
HBV
a. Anti HBc c. Anti HBs
b. HbsAg d. HbeAg
Câu 244: Trong bệnh viêm gan siêu vi, để chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân gây
tắt mật ngoài gan và để theo dõi biến chứng thì xét nghiệm có giá trị là:
a. Sinh thiết gan
b. Siêu âm gan mật
c. AFP
d. Đo nồng độ NH3 trong máu

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 63


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 245: Một người đàn ông 60 tuổi, khám lâm sàng bình thường, có kết quả xét
nghiệm HBsAg dương tính, HBeAg âm tính, AST (75 U/L), ALT (62 U/L),
GGT (68 U/L), và chức năng gan bình thường; cần:
a. Kiểm tra AST, ALT mỗi tháng
b. Kiểm tra AND-HBV ngay
c. Điều trị đặc hiệu ngay
d. Sinh thiết gan đánh giá tình trạng viêm
Câu 246: 1 nam thanh niên 24 tuổi, không có triệu chứng lâm sàng, kết quả xét
nghiệm HBsAg dương tính, HBeAg dương tính, AST, ALT, GGT, chức năng
gan bình thường; cần:
a. Kiểm tra định kỳ AST, ALT mỗi 3 tháng
b. Kiểm tra AND-HBV ngay
c. Điều trị đặc hiệu ngay
d. Sinh thiết gan đánh giá tình trạng viên
Câu 247: Một người không có tiền căn bệnh lý và triệu chứng lâm sàng, muốn kiểm
tra về tình trạng nhiễm HBV, cần làm xét nghiệm gì
a. HBsAg, anti HBs c. HBsAg, HBeAg
b. HBsAg, IgM anti HBc d. HBsAg, anti HBe
Câu 248: Nếu lâm sàng có bệnh cảnh nghĩ nhiều đến viêm gan siêu vi cấp, cần làm
ngay các xét nghiệm sau:
a. AST, ALT, GGT, Bilirubin máu toàn phần, trực tiếp, siêu âm bụng.
b. HbsAg, IgM anti HBc, IgM antin HAV, anti HCV.
c. HbsAg, IgM anti HBc, HbeAg.
d. A và B đúng.
Câu 249: Một người mắc bệnh viêm gan siêu vi B mạn có vợ đang mang thai 6
tháng, các việc cần tư vấn cho vợ bệnh nhân:
a. Xét nghiệm HBsAg, Anti HBs
b. Chích vắc xin ngừa VGSV B và HBIG cho bé trong vòng 12 giờ sau sanh

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 64


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Sau khi bé được chích vắc xin ngừa VGSV B và HBIG trong vòng 12 giờ sau
sanh thì có thể cho bé bú sữa mẹ
d. Câu A, B, C đều đúng
Câu 250: Chọn câu đúng khi nói về đặc trị gan siêu vi B mạn dòng hoang dại trên
bệnh nhân đã xơ gan
a. Uống Lamivudin 100mg, 1 viên/ ngày đến DNA HBV dưới ngưỡng phát hiện
b. Uống Tenofovir 300 mg, 1 viên/ ngày đến khi HBsAg âm tính
c. Uống Tenofovir 0,5 mg, 1 viên/ ngày đến khi DNA HBV dưới ngưỡng phát hiện
d. Uống Adefovir 100 mg, 1 viên/ ngày đến khi HBsAg âm tính
Câu 251: Chọn câu đúng khi nói về đặc trị viêm gan siêu vi B mạn dòng đột biến
a. Uống Lamivudin 100mg, 1 viên/ ngày đến khi DNA HBV dưới ngưỡng phát
hiện
b. Uống Entecavir 0,5 mg, 1 viên/ ngày đến khi HBsAg âm tính
c. Uống Tenofovir 300mg, 1 viên/ ngày đến khi DNA HBV dưới ngưỡng phát hiện
d. Uống Adefovir 100mg, 1 viên/ ngày đến khi HBsAg âm tính
Câu 252: Bệnh nhân nam 34 tuổi, 10 ngày nay xuất hiện nước tiểu vàng sậm, vàng
da niêm, đau âm ỉ hạ sườn phải, sốt nhẹ trong 3 ngày đầu, hiện đã hết sốt, mệt
mỏi, ăn kém, khám thực thể không phát hiện bất thường nào ngoài tình trạng
vàng da niêm, không có bệnh lý gì trước khi xảy ra hiện tượng vàng da niêm,
không sử dụng thuốc gì. Các chẩn đoán sau là phù hợp NGOẠI TRỪ:
a. Viên gan siêu vi cấp
b. Viên gan do thuốc
c. Tắc mật cơ học
d. Viên gan siêu vi mạn bùng phát
Câu 253: Bệnh nhân nam 24 tuổi, 7 ngày nay xuất hiện nước tiểu vàng sậm, vàng da
niêm, không đau, không sốt, mệt mỏi, ăn kém, không tiền căn bệnh lý , khám
thực thể không phát hiện bất thường nào ngoài tình trạng vàng da niêm, chẩn
đoán phù hợp có khả năng xảy ra nhiều nhất là:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 65


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Viêm gan siêu vi cấp


b. Viêm gan do thuốc
c. Tắc mật cơ học
d. Viêm gan tự miễn
Câu 254: Bệnh nhân nam 22 tuổi, không có triệu chứng lâm sàng, đi khám sức khỏe
tình cờ phát hiện HBsAg dương tính, làm thêm các xét nghiệm sau và có các kết
quả: HBeAg dương tính, DNA HBV = 10 copies/ml, AST = 22U/L, ALT = 22
U/L, ALT = 25 U/L, GGT = 40 U/L, bilirubin máu, protid máu, albumin máu,
Taux de prothrombin, siêu âm bụng, công thức máu, creatitin máu, đường máu
đều bình thường. Chẩn đoán phù hợp với tình trạng trên là:
a. Người mang HBV giai đoạn dung nạp miễn dịch
b. Người mang HBV không hoạt tính
c. Viêm gan siêu vi B mạn dòng hoang dại
d. Viêm gan siêu vi B mạn dòng đột biến
Câu 255: Bệnh nhân nam, 56 tuổi, lâm sàng bình thường, tiền căn bản thân bình
thường, đi kiểm tra sức khỏe, có kết quả xét nghiệm như sau AST= 63U/L, ALT
= 56U/L, GGT = 65U/L, Albumin máu = 35g/l, tỷ lệ A/G = 1,2, TP= 98%,
HBsAg dương tính, IgM anti HBc âm tính, HBeAg âm tính, DNA HBV = 105
copies/ml, creatinin máu, công thức máu, đường máu, siêu âm bụng bình thường.
Chẩn đoán phù hợp là
a. Viêm gan siêu vi B mạn dòng đột biến
b. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát
c. Viêm gan siêu vi B cấp
d. Nhiễm HBV mạn
Câu 256: Bệnh nhân nam 58 tuổi, không có triệu chứng lâm sàng, đi khám sức khỏe
phát hiện HBsAg dương tính, HBeAg âm tính, DNA HBV = 107 copies/ml,
AST= 148U/L, ALT=115U/L, GGT= 86U/L, các xét nghiệm bilirubin máu,

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 66


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

protid , albumin máu, Taux de prothrombin, siêu âm bụng, công thức máu,
creatitin máu, đường máu đều bình thường. Chẩn đoán phù hợp:
a. Người mang HBV giai đoạn dung nạp miễn dịch
b. Người mang HBV không hoạt tính
c. Viêm gan siêu vi B mạn dòng hoang dại
d. Viêm gan siêu vi B mạn dòng đột biến
Câu 257: BN nam 28 tuổi, nhập viện vì vàng da niêm ngày thứ 7, không sốt, không
đau, không phát hiện triệu chứng nào khác. Chẩn đoán sơ bộ KHÔNG PHÙ
HỢP VỚI LÂM SÀNG là:
a. Viêm gan siêu vi cấp
b. Viêm gan siêu vi mạn bùng phát, chưa loại trừ xơ gan.
c. Tắc mật cơ học
d. Nhiễm trùng đường mật
Câu 258: Bệnh nhân ở TRÊN có các kết quả xét nghiệm như sau: AST=856U/L,
ALT=937U/L, GGT= 132U/L, bilirubin toàn phần 5mg/dl, Albumin máu=40g/L,
A/G>1, Taux de prothrombin = 90%, siêu âm bụng bình thường, HBsAg âm
tính, IgM anti HBc dương tính (S/CO = 36), IgM anti HAV âm tính, anti HAV
dương tính, AntiHCV âm tính. Chẩn đoán phù hợp là:
a. Viêm gan siêu A cấp trên nền nhiễm HBV mạn
b. Viêm gan siêu vi B cấp, tiền căn nhiễm HAV
c. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát, tiền căn nhiễm HAV
d. Viêm gan siêu vi A và B cấp
Câu 259: BN nam 57 tuổi, nhập viện vì vàng da niêm tăng dần trong 15 ngày, không
sốt, không đau, phù nhẹ ở 2 bên mắt cá chân, gan lách không sờ chạm, dấu gõ
đục vùng thấp dương tính, sao mạch rải rác ở ngực, lưng, không ghi nhận tiền
căn bệnh lý trước đây. Chẩn đoán sơ bộ phù hợp với tình huống lâm sàng trên là:
a. Viêm gan siêu vi mạn bùng phát gây xơ gan mất bù
b. Viêm gan siêu vi cấp gây xơ gan mất bù

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 67


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Tắc mật cơ học trên nền xơ gan do bệnh lý khác


d. A và C đúng
Câu 260: BN ở TRÊN có kết quả xét nghiệm như sau: AST=321, ALT=257U/L
GGT = 85U/L, bilirubin toàn phần= 325µmol/l, bilirubin trực tiếp= 286µmol/l,
Protid máu=62g/l, Albumin máu =28g/l, Taux de prothrombin=45%, creatinin
máu = 65 µmol/l, siêu âm có dịch ổ bụng lượng vừa, gan thô, HBsAg dương
tính, HBeAg âm tính, DNA HBV= 106 copies/ml, Anti HCV âm tính, IgM anti
HAV âm tính, anti HAV dương tính, chẩn đoán phù hợp là:
a. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát, dòng đột biến, tiền căn nhiễm HAV, xơ gan
mất bù
b. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát, dòng hoang dại, tiền căn nhiễm HAV, xơ
gan mất bù
c. Viêm gan siêu vi A cấp, nhiễm HBV mạn , xơ gan mất bù
d. Viêm gan siêu vi A cấp trên nền viêm gan siêu vi B mạn , dòng đột biến, xơ gan
mất bù
Câu 261: Cách đặc trị đúng trường hợp trong TRÊN là:
a. Uống Entecavir 0,5mg/ ngày liên tục cho đến khi DNA HBV dưới ngưỡng phát
hiện.
b. Uống Tenofovir 300mg/ ngày liên tục cho đến khi DNA HBV dưới ngưỡng phát
hiện.
c. Chích Interferon cho đến khi HBsAg âm tính.
d. Uống Tenofovir 300mg/ ngày liên tục cho đến khi HBsAg âm tính.
Câu 262: Phụ nữ có thai 28 tuần, lâm sàng bình thường, AST=16U/L, ALT=21U/L,
GGT=19U/L, Albumin máu=32g/L, Taux de prothrombin=98%, siêu âm gan
bình thường, không có dịch ổ bụng, HBsAg dương tính, HBeAg dương tính,
DNA HBV = 10 9 copies/ml, anti HCV âm tính. Biện pháp phòng ngừa lây
nhiễm HBV hiệu quả nhất cho bé sơ sinh là:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 68


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Chích vaccine ngừa viêm gan siêu vi B và HBIg cho bé trong vòng 72 giờ sau
sanh, sau đó tiếp tục tiêm vaccine ngừa viêm gan siêu vi B đủ theo lịch.
b. Chích vaccine ngừa viêm gan siêu vi B và HBIg cho bé trong vòng 12 giờ sau
sanh, sau đó tiếp tục tiêm vaccine ngừa viêm gan siêu vi B đủ theo lịch.
c. Cho thai phụ uống Tenofovir 300mg ngày liên tục đến khi sanh, kèm theo chích
vaccine ngừa viêm gan siêu vi B và HBIg cho bé trong vòng 12 giờ sau sanh, sau
đó tiếp tục tiêm vaccine ngừa viêm gan siêu vi B đủ theo lịch.
d. Cho thai phụ uống Entecavir 0,5mg ngày liên tục đến khi sanh, kèm theo chích
vaccine ngừa viêm gan siêu vi B và HBIg cho bé trong vòng 12 giờ sau sanh, sau
đó tiếp tục tiêm vaccine ngừa viêm gan siêu vi B đủ theo lịch.
Câu 263: Một phụ nữ 26 tuổi, có thai con đầu được 28 tuần, đã phát hiện nhiễm
HBV hơn 10 năm chưa có chỉ định đặc trị. Hiện tại, lâm sàng bình thường,
HBeAg dương tính, DNA HBV =109 copies/ml, AST=18U/L, ALT= 20U/L,
GGT=34U/L, các xét nghiệm bilirubin máu, protid , albumin máu, Taux de
prothrombin, siêu âm bụng, công thức máu, creatitin máu, đường máu đều bình
thường. Biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa lây nhiễm cho con là:
a. Cho thai phụ này uống Tenofovir 300mg/ ngày cho tới khi sinh, chích HBIg và
vaccine ngừa viêm gan siêu vi B ở 2 vị trí khác nhau cho bé trong vòng 12 giờ
sau sanh, tiếp tục chích vaccine theo lịch tiêm chủng.
b. Cho thai phụ này uống Entecavir 0,5 mg/ ngày cho tới khi sinh, chích HBIg và
vaccine ngừa viêm gan siêu vi B ở 2 vị trí khác nhau cho bé trong vòng 12 giờ
sau sanh, tiếp tục chích vaccine theo lịch tiêm chủng.
c. Cho thai phụ này uống Tenofovir 300mg/ ngày cho tới khi sinh, chích HBIg và
vaccine ngừa viêm gan siêu vi B ở 2 vị trí khác nhau cho bé trong vòng 72 giờ
sau sanh, tiếp tục chích vaccine theo lịch tiêm chủng.
d. Cho thai phụ này uống Adefovir 10 mg/ ngày cho tới khi sinh, chích HBIg và
vaccine ngừa viêm gan siêu vi B ở 2 vị trí khác nhau cho bé trong vòng 12 giờ
sau sanh, tiếp tục chích vaccine theo lịch tiêm chủng.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 69


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 264: Thai phụ có mang 7 tháng, HBsAg dương tính, DNA HBV = 254
copies/ml, AST=23 U/L, ALT=21U/L, nên dùng các biện pháp sau để phòng
ngừa lây nhiễm cho bé sơ sinh TRỪ :
a. Cho mẹ uống Tenofovir càng sớm càng tốt để ức chế HBV
b. Chích HBIg cho bé trong vòng 12 giờ sau sinh
c. Chích vaccine ngừa viêm gan siêu vi B cho bé ngay sau sanh
d. Sau khi rời bảo sanh, tiếp tục chích vaccin ngừa viêm gan siêu vi B cho bé đầy
đủ theo lịch
Câu 265: Bệnh nhân nam 42 tuổi xuất hiện vàng da niêm tăng dần trong 7 ngày,
không đau, không ói, không sốt, chưa từng khám sức khỏe trước đây, khám thực
thể không phá hiện gì khác ngoài triệu chứng vàng da niêm. Chẩn đoán có khả
năng phù hợp là:
a. Tắc mật do sỏi.
b. Viêm gan siêu vi mạn bùng phát.
c. Viêm gan siêu vi cấp.
d. B và C đúng.
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nữ 54 tuổi, nhập viện vì vàng da niêm.
Bệnh sử: N1 – 15 mệt mỏi, chán ăn, tiểu sậm, da niêm vàng ngày càng tăng, không
sốt, không đau bụng.
Tiền căn: Bản thân: tình cờ phát hiện HbsAg dương tính cách dây một năm, chưa
điều trị gì vì không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Gia đình: bệnh nhân có một
con gái, chưa từng kiểm tra về HBV, mẹ bệnh nhân chết vì ung thư gan.
Khám: tỉnh, vẻ mệt mỏi, sinh hiệu bình thường, da niêm vàng rõ, không phát hiện bất
thường khác.
Câu 266: Chẩn đoán sơ bộ phù hợp nhất trong trường hợp này:
a. Viêm gan siêu vi B cấp.
b. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 70


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Viêm gan cấp do nguyên nhân khác trên nền nhiễm HBV mạn.
d. Ung thư gan trên nền nhiễm HBV mạn.
Câu 267: Các xét nghiệm sau cần thực hiện đối với bệnh nhân này, TRỪ MỘT:
a. Công thức máu, đường máu, creatinine máu.
b. AST, ALT, GGT, Bilirubin máu.
c. Protid, Albumin máu, Prothrombine time, siêu âm bụng.
d. HbeAg, định lượng DNA HBV.
Câu 268: Con gái của bệnh nhân cần làm xét nghiệm gì để kiểm tra tình trạng nhiễm
HBV và chích ngừa nếu cần:
a. HbsAg, anti HBs.
b. HbsAg, IgM anti HBc.
c. HbsAg, HbeAg.
d. HbsAg, anti HBc.
Câu 269: Kết quả xét nghiệm của con gái bệnh nhân: HbsAg dương tính, cô này
đang mang thai 3 tháng, biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bé sơ sinh là:
a. Cho mẹ uống Tenofovir càng sớm càng tốt để ức chế HBV.
b. Chích vaccine ngừa viêm gan siêu vi B và HBIg cho bé trong vòng 12 giờ sau
sinh.
c. Chích vaccine ngừa viêm gan siêu vi B và cho bé uống Lamivudin trong vòng 12
giờ sau sinh.
d. Chích HBIg và cho bé uống Tenofovir trong vòng 12 giờ sau sinh
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam 42 tuổi , nhập viện vì vàng da niêm
Bệnh sử : N 1-14 mệt mỏi, chán ăn, tiểu sậm, lượng ít, da niêm vàng ngày càng tăng,
không sốt, không đau
Tiền căn - bản thân phát hiện nhiễm HBV cách đây 10 năm, không theo dõi điều trị.
Thỉnh thoảng có uống rượu. Gia đình có mẹ ruột chết vì ung thư gan.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 71


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Khám: tỉnh, vẻ mệt mỏi, sinh hiệu bình thường, da niêm vàng sậm, rải rác có vài dấu
sao mạch, chân phù nhẹ , dấu gõ đục vùng thấp không rõ, không phát hiện bất
thường khác.
Câu 270: Chẩn đoán sơ bộ phù hợp nhất trong trường hợp này
a. Viêm gan siêu vi B cấp, xơ gan mất bù do rượu
b. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát gây xơ gan mất bù
c. Ung thư gan do nhiễm HBV mạn
d. Viêm gan do nguyên nhân khác trên cơ địa nhiễm HBV mạn
Câu 271: Các xét nghiệm sau cần thực hiện ngay đối với bệnh nhân này, TRỪ
a. Anti HCV, protid, albumin máu, siêu âm bụng
b. IgM anti HAV, AST, ALT,GGT, Taux de Prothrombin.
c. Định lượng DNA HBV, HBeAg
d. Định lượng HBsAg, IgM antiHBc
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam, 52 tuổi, lâm sàng bình thường, tiền căn bản
thân không phát hiện bệnh lý, đi kiểm tra sức khỏe, có kết quả xét nghiệm như sau
AST= 73U/L, ALT = 65U/L, GGT = 58U/L, Albumin máu = 37g/l, tỷ lệ A/G = 1,1,
TP= 100 %, HBsAg dương tính, IgM anti HBc âm tính, HBeAg âm tính, DNA HBV
= 107 copies/ml, creatinin máu, công thức máu, đường máu, siêu âm bụng bình
thường
Câu 272: Chẩn đoán phù hợp là
a. Viêm gan siêu vi B mạn dòng đột biến
b. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát, dòng đột biến
c. Viêm gan siêu vi B cấp
d. Nhiễm HBV mạn không hoạt tính
Câu 273: Cách xử trí sau phù hợp với tình huống trên TRỪ:
a. Uống Tenofovir cho đến khi HBsAg âm tính thì ngưng
b. Uống Entecavir cho đến khi HBsAg âm tính thì ngưng

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 72


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Uống Tenofovir cho đến khi DNA HBV âm tính thì ngưng
d. Kiểm tra DNA HBV mỗi 3-6 tháng
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam 51 tuổi – Nhập viên vì vàng da niêm
Bệnh sử: N1-3 mệt mỏi, ăn kém, sốt nhẹ. N4-7 xuất hiện vàng da niêm tăng dần, hết
sốt, mệt mỏi nhiều hơn, buồn nôn, không đau bụng nhập viện
Bản thân và gia đình không ghi nhân bệnh lý trước đây
Khám: Tỉnh, vẻ tươi, sinh hiệu bình thường, niêm hồng, da niêm vàng sậm, không
phù , không sao mạch, không dấu xuất huyết, gan lách không sờ chạm, gõ đục vùng
thấp âm tính, các cơ quan khác không phát hiện bất thường.
Câu 274: Chẩn đoán sơ bộ phù hợp nhất trong trường hợp này
a. Viêm gan do thuốc
b. Viêm gan siêu vi cấp
c. Tắc mật cơ học
d. Viêm gan siêu vi mạn bùng phát, xơ gan
Tiếp theo: AST = 537 U/L, ALT = 629 U/L, GGT = 245 U/L. Bilirubin TP = 174
µmol/l, Albumin máu = 42 gl, A/G = 1,2. TQ % = 90% siêu âm bụng bình thường,
HBsAg dương tính, IgM anti HBc âm tính, HBeAg âm tính. DNA HBV = 107
copies/ml. anti HCV âm tính, IgM anti HAV âm tính, công thức máu,, đường máu,
creatinin máu bình thường
Câu 275: Chẩn đoán và xử trí phù hợp là
a. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát, dòng đột biến, đặc trị với Entecavir
b. Viêm gan siêu vi B cấp, điều trị triệu chứng
c. Viêm gan siêu vi B mạn, xơ gan mất bù, đặc trị với Tenofovir
d. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát, dòng hoang dại, đặc trị với Tenofrvir
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam 34 tuổi , nhập viện vì vàng da niêm
Bệnh sử : Khoảng 10 ngày nay, BN mệt mỏi, chán ăn, tiểu sậm, da niêm vàng ngày
càng tăng, không sốt, không đau, đến khám BV quận phát hiện HBsAg dương tính

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 73


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Tiền căn : bản thân đã hiến máu nhiều lần, chưa phát hiện bệnh lý. Gia đình chưa
phát hiện bệnh lý về gan. Khám: tỉnh, vẻ mệt mỏi, sinh hiệu bình thường, da niêm
vàng sậm, không phát hiện bất thường khác
Câu 276: Chẩn đoán sơ bộ phù hợp nhất trong trường hợp này
a. Viêm gan siêu vi B cấp
b. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát
c. Viêm gan cấp do nguyên nhân khác trên nền nhiễm HBV mạn
d. Tắc mật cơ học trên nền nhiễm HBV mạn
Câu 277: Các xét nghiệm sau cần thực hiện ngay đối với bệnh nhân này, TRỪ
a. Công thức máu, đường máu, creatinin máu
b. AST, ALT,GGT, Bilirubin máu, HBeAg, , IgM antiHBc
c. Protid, albumin máu, Prothrombin time, siêu âm bụng
d. CTscan bụng, AFP, định lượng DNA HBV
Câu 278: Vợ của bệnh nhân cần làm xét nghiệm gì để kiểm tra tình trạng nhiễm
HBV
a. HBsAg, anti HBs
b. HBsAg, IgM anti HBc
c. HBsAg, HBeAg
d. HBsAg, anti HBe
Câu 279: Kết quả xét nghiệm của vợ bệnh nhân : HBsAg dương tính, cô này mới
mang thai 1 tháng, biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bé sơ sinh là :
a. Cho mẹ uống Tenofovir càng sớm càng tốt để ức chế HBV
b. Chích vaccin ngừa viêm gan siêu vi B cho mẹ càng sớm càng tốt để ức chế HBV
c. Chích vaccine ngừa viêm gan siêu vi B và HBIg cho bé trong vòng 12 giờ sau
sinh
d. Chích vaccine ngừa viêm gan siêu vi B và cho bé uống Tenofovir trong vòng 12
giờ sau sinh

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 74


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam 28 tuổi, đi kiểm tra sức khỏe, phát hiện anti
HCV dương tính, làm thêm AST = 325U/L, ALT = 257U/L, GGT = 187U/L, các xét
nghiệm Bilirubin máu, Albumin máu, Prothrombin time, công thức máu, creatinin
máu, đường máu, siêu âm bụng đều bình thường
Câu 280: Chẩn đoán phù hợp với tình huống trên là
a. Viên gan siêu vi C cấp
b. Viêm gan siêu vi C mạn
c. Viêm gan siêu vi C mạn bùng phát
d. Chưa thể kết luận là viêm gan siêu vi C cấp hay mạn
Câu 281: Nếu bệnh nhân có đủ tiền để sử dụng thuốc đặc trị HCV, sau khi tham vấn,
xử trí phù hợp với tình huống trên là
a. Định lượng ARN HCV, đặc trị ngay
b. Xác định genotype của HCV, đặc trị ngay
c. Điều trị triệu chứng, sau 3 tháng định lượng ARN HCV, đặc trị nếu cần.
d. Điều trị triệu chứng, sau 9 tháng định lượng ARN HCV, đặc trị nếu cần.
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nữ 36 tuổi, khám sức khỏe phát hiện anti HCV
dương tính cách đây 8 tháng, không có triệu chứng và chưa điều trị gì. Hiện tại thấy
mệt mỏi, làm thêm xét nghiệm kết quả như sau: AST = 143 U/L, ALT = 85 U/L,
GGT = 75 U/L, bilirubin toàn phần = 16 µmol/l, albumin máu = 39 g/l, A/G.1, Taux
prothrombin = 100%, siêu âm bụng bình thường, ARN HCV = 106 copies/ml,
genortype 6, HBsAg dương tính, DNA HBV = 200 copies/ml, không phát hiện bệnh
lý gì khác.
Câu 282: Chẩn đoán hiện tại là
a. Viêm gan siêu vi C mạn trên người nhiễm HBV không hoạt tính
b. Viêm gan siêu vi C cấp trên người viêm gan siêu vi B mạn
c. Viêm gan siêu vi C và B mạn tính
d. Viêm gan siêu vi B cấp trên người viêm gan siêu vi C mạn

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 75


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 283: Bệnh nhân này cần được điều trị như sau
a. Uống Tenofovir kèm chích Interferon
b. Uống Ribavirin kèm chích Intergeron
c. Uống Lamivudin và Ribavirin
d. Uống Entacavir và Ribavirin
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam 37 tuổi, vàng da niêm 7 ngày, không sốt,
đau tức vùng hạ sườn phải, có các kết quả xét nghiệm như sau: AST = 1256 U/L,
ALT = 1437 U/L, GGT = 132 U/L, bilirubin toàn phần 7mg/ dl, Albumin máu = 38
g/L, A/G >1, Tanux de prothorombin = 98%, siêu âm bụng bình thường, HBsAg
dương tính, IgM anti HBc âm tính, DNA HBV <50 copies/ml, IgM anti HAV dương
tính, Anti HCV âm tính.
Câu 284: Chẩn đoán phù hợp là:
a. Viêm gan siêu A cấp trên nền nhiễm HBV mạn
b. Viêm gan siêu vi B cấp, tiền căn nhiễm HAV
c. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát, tiền căn nhiễm HAV
d. Viêm gan siêu vi A và B cấp
Câu 285: Cách điều trị phù hợp với trường hợp này là:
a. Uống Lamivudin 100mg ngày cho đến khi HBsAg âm tính
b. Uống Entecavir 0,5 mg ngày đến khi HBsAg âm tính
c. Uống BiphenylDimethylDicarboxylate đến khi AST, ALT về bình thường
d. Uống Tenofovir cho đến khi AST, ALT về bình thường
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam, 27 tuổi, bán hàng. Địa chỉ: Tp Hồ Chí
Minh
Bệnh sử: 10 ngày
N1 - N6: Sốt nhẹ, kèm theo mỏi mệt, đau người. Khám tại phòng mạch tư được chẩn
đoán nhiễm siêu vi không rõ thuốc uống.
N7 - N9: Xuất hiện vàng da, nhưng không sốt.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 76


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

N10: Vàng da rất đậm, vàng mắt, ăn kém; khám và được nhập viện tại BV Bệnh
Nhiệt đới
Tiền căn và tịch tễ: Chỉ ở tại tp Hồ Chí Minh,không đi đến vùng sốt rét lưu hành.
Từ trước đến nay chưa bị vàng da lần nào.
Câu 286: Triệu chứng lâm sàng nào gợi ý chẩn đoán viêm gan siêu vi:
a. Vàng da niêm, sốt cao lạnh run
b. Vàng da niêm, sung huyết kết mạc
c. Vàng da niêm, sốt nhẹ
d. Vàng da niêm, đau quặn vùng gan
Câu 287: Trước 1 trường hợp vàng da niêm và không sốt, xét nghiệm nào cần làm
trong bước đầu:
a. Công thức máu, AST, ALT, siêu âm bụng
b. Công thức máu, bilirubin máu, AST, ALT
c. Công thức máu, AST, ALT, HBsAg
d. Công thức máu, AST, ALT, anti HCV
Câu 288: Nếu bệnh nhân này được chẩn đoán viêm gan siêu vi B cấp (mới nhiễm
thực sự), thì tiêu chuẩn chẩn đoán quan trọng nhất là:
a. AST, ALT tăng cao gấp 10 lần bình thường hoặc hơn
b. Bilirubin trực tiếp, gián tiếp đều tăng, IgM anti HBe dương tính mcuws độ cao
c. Albumin máu, tỷ lệ A/G, Tanux de Prothrmbin máu, siêu âm bụng bình thường
d. HBsAg biến mất trong vòng 6 tháng
Câu 289: Nếu BN này được chẩn đoán viêm gan siêu vi B mạn, thì tiêu chuẩn chẩn
đoán là:
a. AST, ALT tăng, HBeAg dương tính, ADN HBV > 105 copies/ml kéo dài hơn 6
tháng
b. AST, ALT tăng, HBeAg âm tính, ADN HBV > 105 copies/ml kéo dài hơn 6
tháng

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 77


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. A và B đều sai
d. A và B đều đúng
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam 34 tuổi. Nghề nghiệp : Kỹ sư. Địa chỉ :
Quận 1 TP Hồ Chí Minh
Bệnh sử: N1-15 : Không sốt. Mệt ỏi, đau âm ỉ hạ sườn (P), ăn kém. Tiểu rất sậm
màu. Vàng da niêm
Tiền căn : Phát hiện nhiễm HBV 5 năm trước đây, chưa đồng ý điều trị đặc hiệu
Khám : Tĩnh, vẻ hơi mệt mỏi
Da niêm vàng nhẹ. Không dấu xuất huyết. Không phù. Không sao mạch
Câu 290: Chẩn đoán cho bệnh nhân này :
a. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát
b. Tắc mật cơ học
c. Viêm gan do tác nhân khác/cơ địa nhiễm HBV
d. Câu A, B và C đều đúng
Câu 291: Xét nghiệm nào chưa làm cho bệnh nhân này trong bước đầu :
a. HBsAg, HBeAg
b. Định lượng ADN-HBV
c. Anti HCV
d. IgM anti HCV
Câu 292: Kết quả xét nghiệm nào không phù hợp với bệnh nhân này
a. HBsAg (+) c. Anti HCV (-)
b. HBeAg (-) d. Bilirubin TT = 17 µMOL/l
Câu 293: Bệnh nhân có vợ đang mang thai 6 tháng, cần tham vấn cho vợ bệnh nhân :
a. Xét nghiệm HBsAg
b. Xét nghiệm Anti HBs
c. Chích vacin ngừa VGSV và HBIG cho bé trong vòng 12 giờ sau sanh
d. Câu A, B, C đều đúng.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 78


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

BÀI: Uốn ván


Câu 294: Yếu tố nào sau đây phù hợp với bệnh uốn ván:
a. Liệt cứng toàn thân
b. Sốt cao dao động
c. Rối loạn tri giác ngay khi bắt đầu co giật.
d. Dung nạp Benzodiazepine liều cao
Câu 295: Các câu sau là yếu tố gợi ý chẩn đoán bệnh uốn ván, NGOẠI TRỪ:
a. Co cứng cơ toàn thân
b. Co giật, co thắt
c. Rối loạn tri giác trong cơn giật đầu tiên.
d. Dung nạp Benzodiazepam liều cao
Câu 296: Triệu chứng nào sau đây không phù hợp với uốn ván giai đoạn khởi phát:
a. Đau cơ c. Rối loạn tri giác
b. Cứng hàm d. Cổ cứng
Câu 297: Triệu chứng trong giai đoạn khởi phát của bệnh uốn ván
a. Mệt mỏi, yếu chi
b. Đau, tăng trương lực 1 nhóm cơ
c. Cứng hàm, co giật
d. Tất cả các câu trên đúng
Câu 298: Triệu chứng nào sau đây không phù hợp với uốn ván giai đoạn toàn phát:
a. Liệt cứng tứ chi
b. Co giật, co gồng
c. Co thắt hầu họng, thanh quản
d. Rối loạn thần kinh thực vật
Câu 299: Các triệu chứng sau đây xuất hiện khi mới bước vào giai đoạn toàn phát
của bệnh uốn ván, TRỪ
a. Cứng cơ toàn thân, co giật c. Bí tiểu
b. Co thắt hầu họng, thanh quản d. Hôn mê

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 79


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 300: Triệu chứng điển hình của uốn ván nặng:
a. Co cứng, co giật c. Rối loạn TK thực vật
b. Co thắt thanh quản, nuốt sặc d. Tất cả đúng
Câu 301: BN uốn ván, test SAT bị đỏ da, ngứa tại chỗ test, thái độ xử trí SAI là:
a. Không chích SAT vì nguy cơ shock phản vệ
b. Chích antihistamin trước khi chích SAT 15 phút
c. Chích SAT theo 80ang80g pháp Bedreska
d. Trong và sau khi chích SAT, theo dõi sát, chuẩn bị sẵn sàng bộ chống shock
phản vệ
Câu 302: BN uốn ván test SAT bị đỏ da, ngứa tại chỗ test, thái độ xử trí đúng là
a. Không được chích SAT vì nguy cơ shock phản vệ
b. Hoãn SAT lại sau 24 giờ, chờ chích Corticoid để ức chế phản ứng miễn dịch
c. Chích antihistamin trước 15 phút, chích SAT theo phương pháp Bedreska, theo
dõi sát, chuẩn bị sẵn sàng bộ chống shock phản vệ
d. Chích corticoid liều cao kèm SAT, theo dõi sát, chuẩn bị sẵn sàng bộ chống
shock phản vệ
Câu 303: Chọn câu ĐÚNG khi nói về các thuốc điều trị bệnh uốn ván
a. SAT không trung hòa được độc tố đã đi vào hệ thần kinh
b. Chỉ sử dụng SAT khi có chẩn đoán chắc chắn vì SAT có nguy cơ gây shock
phân vệ
c. Thuốc giãn cơ chống co giật rất hiệu quả, có thể sử dụng an toàn khi chuyển viện
d. Dùng kháng sinh sớm để diệt dạng bào nang.
Câu 304: Trong điều trị uốn ván, những thuốc cần thiết ở bước thứ 1 là:
a. SAT, VAT, Ceftazidim, Midazolam
b. SAT, Metronidazol, Amikacin, Seduxen
c. SAT, Benzyl Penicillin hoặc Metronidazol, Benzodiazepam
d. SAT, VAT, Metronidazol hoặc Amikacin, giãn cơ

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 80


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 305: Thuốc được chọn lựa hàng đầu trong điều trị uốn ván:
a. SAT, VAT, an thần c. SAT, an thần, Peniclline
b. SAT, an thần, giãn cơ d. Tất cả đều sai
Câu 306: Xử trí hàng đầu trong điều trị uốn ván giai đoạn khởi phát:
a. Chống suy hô hấp
b. Chống nhiễm trùng
c. Chích SAT càng sớm càng tốt
d. Mở khí quản sớm để phòng ngừa khó thở co thắt thanh quản
Câu 307: Chọn câu đúng khi nói về điều trị bệnh uốn ván:
a. Sử dụng SAT càng sớm càng tốt ngay khi nghi ngờ bệnh uốn ván.
b. Chỉ sử dụng SAT khi có chẩn đoán chắc chắn vì SAT có nguy cơ gây shock
phản vệ
c. Sử dụng giãn cơ để chống co giật trong khi chuyển viện
d. Dùng kháng sinh để diệt dạng bào nang
Câu 308: Đối với một BN được chẩn đoán uốn ván, thuốc cần sử dụng ngay là:
a. SAT, VAT, an thần c. SAT, an thần, giãn cơ
b. SAT, an thần, Metronidazol d. SAT, VAT, Penicilline
Câu 309: BN được chẩn đoán uốn ván giai đoạn khởi phát, thuốc cần sử dụng ngay
a. SAT, VAT, an thần c. SAT, an thần, giãn cơ
b. SAT, an thần, Metronidazol d. SAT, VAT, Penicilline
Câu 310: Biện pháp phòng ngừa uốn ván hiệu quả nhất là
a. Chích SAT xung quanh vết thương kèm theo VAT theo lịch.
b. Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết thương
c. Chích VAT đầy đủ theo lịch tiêm chủng trước khi bị vết thương
d. Để hở vết thương ( không được khâu kín da lại), săn sóc đến khi lành
Câu 311: Biện pháp phòng ngừa uốn ván hiệu quả nhất là
a. Rửa sạch vết thương , lấy hết dị vật
b. Chích SAT xung quanh vết thương kèm theo VAT theo lịch.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 81


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết thương


d. Chích VAT đầy đủ theo lịch tiêm chủng trước khi bị vết thương
Câu 312: Biện pháp phòng ngừa bệnh uốn ván tích cực và hiệu quả nhất là
a. Chích SAT và VAT ngay sau khi bị vết thương có nguy cơ cao
b. Chủ động chích VAT đầy đủ theo lịch khi chưa bị vết thương
c. Rửa sạch vết thương với oxy già, lấy sạch dị vật
d. Nếu vết thương dơ, lẫn dị vật và ở vị trí tưới máu kém nên dùngkahnsg sinh diệt
vi trùng uốn ván ngay
Câu 313: Biện pháp phòng ngừa uốn ván có hiệu quả bảo vệ cao nhất là:
a. Chích ngừa bằng VAT và SAT ngay khi bị vết thương
b. Săn sóc vết thương đúng cách: lấy hết dị vật, để hở vết thương …
c. Chủng ngừa uốn ván ngay sau khi sinh
d. Chích VAT cho mọi người chưa được miễn dịch với uốn ván
Câu 314: Chỉ định mở khí quản ở BN uốn ván khi:
a. Co giật toàn thân, co thắt thanh quản VÀ suy hô hấp SaO2 < 90%
b. Ngạt thở, hôn mê
c. Co giật toàn thân, co thắt thanh quản VÀ suy hô hấp SaO2 từ 92 đến 94%
d. Nghẹt đàm gây suy hô hấp
Câu 315: Một bệnh nhân nhập viện 8 ngày nay vì uốn ván. Ngày thứ 4 kể từ lúc
nhập viện, bệnh nhân được mở khí quản vì cơn co thắt thanh quản. Sáng ngày
thứ 6 kể từ lúc nhập viện, bệnh nhân sốt cao 390C, cần làm:
a. Kiểm tra lại những điều trị đang áp dụng cho bệnh nhân
b. Đánh giá lâm sàng thật cẩn thận
c. Cấy dịch rửa phế quản
d. Tất cả đều đúng
Câu 316: Một BN chưa chủng ngừa uốn ván và hiện đang có vết thương do gãy
xương hở. Nếu có triệu chứng nào sau đây gợi ý chẩn đoán uốn ván giai đoạn
khởi phát:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 82


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Tăng trương lực cơ, cứng hàm, tri giác bình thường
b. Co giật, tím tái
c. Tăng trương lực cơ, cứng hàm, rối loạ tri giác
d. Tất cả đều đúng
Câu 317: BN nam, 31 tuổi, được chẩn đoán uốn ván toàn thân ngày 6. Thời gian ủ
bệnh là 4 ngày. Vết thương góc chân (P) đang còn dập nát, còn các mảnh dầm
gỗ. BN nuốt sặc, HA dao động có khi lên tới 160/110 mmHg.
a. BN bị uốn ván nặng
b. Cần theo dõi thật sát để có chỉ định mở NKQ kịp thời
c. Phải cắt lọc vết thương cho sạch sau khi tiêm SAT được 24h
d. Tất cả đúng
Câu 318: Bệnh nhân nam 37 tuổi, nhập viện vì há miệng khó khăn:
Bệnh sử : N1 đau góc hàm, nhai nuốt khó, không sốt
N2 há miệng khó, chỉ uống được sữa, nước súp è nhập viện
Tiền căn chưa phát hiện bệnh lý và chưa chích ngừa gì trước đây
Khám : tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh hiệu bình thường, cổ cứng, hàm há hạn chế, không dấu
thần kinh định vị, cơ quan khác không phát hiện bệnh lý.
Chẩn đoán phù hợp nhất là:
a. Viêm màng não do nấm
b. Viêm màng não do lao
c. Uốn ván giai đoạn toàn phát
d. Uốn ván giai đoạn khởi phát
Câu 319: Bệnh nhân nam 24 tuổi, nhập viện trong tình trạng gồng toàn thân.
Bệnh sử: 3 ngày nay bị mỏi hàm, nhai nuốt khó, cơ cứng dần, không sốt.
Tiền căn chưa phát hiện bệnh lý và chưa chích ngừa gì trước đây.
Khám: tỉnh tiếp xúc tốt, sinh hiệu bình thường, cổ cứng, cơ bụng, cơ lưng và cơ
tứ chi cứng, hàm há hạn chế, không dấu thần kinh định vị, cơ quan khác không
phát hiện bệnh lý. Chẩn đoán phù hợp nhất là:

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 83


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Lao màng não


b. Viêm màng não mủ
c. Uốn ván toàn thân
d. Viêm màng não do ký sinh trùng
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam, 20 tuổi, nhập viện vì hàm há khó và đau cơ
toàn thân xuất hiện trong vòng 3 ngày, không sốt, tri giác bình thường, cổ cứng, cơ
bụng gồng cứng như gỗ, các cơ quan khác không phát hiện bất thường.
Câu 320: Chẩn đoán phù hợp nhất là:
a. Viêm màng não ký sinh trùng
b. Viêm phúc mạc
c. Uốn ván
d. Hội chứng ngoại tháp
Câu 321: Thuốc cần sử dụng ngay là:
a. SAT liều điều trị, an thần, Metronidazol.
b. SAT liều điều trị, VAT, an thần
c. SAT liều điều trị, an thần, giãn cơ
d. SAT liều điều trị, giãn cơ, Metronidazol
Câu 322: Biện pháp phòng ngừa bệnh lý ở tình huống trên hiệu quả nhất là:
a. Chích SAT và VAT ở 2 vị trí khác nhau ngay khi bị vết thương
b. Rửa sạch vết thương, lấy hết dị vật
c. Sử dụng kháng sinh sớm nếu vết thương nhiễm trùng
d. Chủ động chích ngừa uốn ván theo lịch cho dù chưa bị vết thương
Tình huống lâm sàng : BN nam, 37 tuổi, nông dân. Tiền Giang
Bệnh sử: 5 ngày. N1-N3: Có cảm giác mỏi hàm khi nhai. Bỏ qua, không khám bệnh
và không điều trị. N4-N5: Há hàm khó, hàm chỉ há được khoảng 3cm.
Tiền căn và dịch tễ:
3 tuần trước, bị gai chanh đâm vào ngón IV bàn tay (P) và vết thương có mủ.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 84


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Khám: bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn. Khi bệnh nhân nằm yên, quan sát thấy rãnh má
mũi 2 bên sâu; nhiu mày. Cơ vùng gáy và vai co cứng liên tục, nổi rõ các bắp cơ và
bệnh nhân thực hiện động tác xoay đều rất khó khan
Câu 323: Triệu chứng quan trọng ở bệnh nhân này gợi ý cho chẩn đoán uốn ván:
a. Cứng cơ toàn thân, rối loạn tri giác
b. Cứng cơ toàn thân, tỉnh táo
c. Co giật toàn than, rối loạn tri giác trong cơn giật
d. Rãnh má mũi 2 bên sâu
Câu 324: Thuốc phải sử dụng ngay cho bệnh nhân này là:
a. SAT
b. Kháng sinh Penicilline hoặc Metronidazol
c. SAT, Penicilline hoặc Metronidazol, Benzodiazepam
d. Imipenem
Câu 325: Nếu sau đó bệnh nhân bị uốn ván nặng, điều trị sẽ áp dụng là:
a. Chống suy hô hấp: hút đàm, mở khí quản, thở máy
b. Điều trị vết thương ngõ vào
c. Ngừa nhiễm trùng bệnh viện
d. Câu A, B, C đúng
Tình huống lâm sàng : Bệnh nhân nam 25 tuổi, nhập viện vì hàm há hạn chế và
nuốt khó.
Bệnh sử: Ngày 1 – Ngày 3: mỏi hàm, đau góc hàm, khó há miệng, nuốt khó, không
sốt.
Tiền căn: Không phát hiện bệnh lý trước đây, chưa bao giờ chích ngừa bất kỳ bệnh
gì. Khoảng 7 ngày trước khi bị mỏi hàm, bệnh nhân bị đạp gai, vết thương ở lòng
bàn chân phải đã khô, còn đau nhức.
Khám: Tỉnh, tiếp xúc tốt.
Sinh hiệu: thở dễ 18 lần/phút, HA 130/70 mmHg, mạch 70 lần/phút, nhiệt độ: 37oC.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 85


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Hàm há 2cm. Nuốt chậm, không sặc.


Không gồng giật. Không dấu thần kinh khu trú. Cổ cứng.
Câu 326: Chẩn đoán phù hợp nhất với tình huống trên là:
a. Viêm màng não, giai đoạn khởi phát.
b. Viêm màng não giai đoạn toàn phát.
c. Uốn ván giai đoạn khởi phát.
d. Uốn ván giai đoạn toàn phát.
Câu 327: Cần làm các xét nghiệm sau để xác định chẩn đoán:
a. Chọc dò dịch não tủy, xét nghiệm sinh hóa, tế bào, vi trùng.
b. Cấy mủ vết thương tìm vi trùng uốn ván.
c. Làm test xác định độc tố uốn ván.
d. Không cần làm xét nghiệm để xác định chẩn đoán.
Câu 328: Thuốc cần sử dụng ngay cho bệnh nhân là:
a. Ceftriaxon, an thần, giãn cơ.
b. Metronidazol, an thần, giãn cơ.
c. SAT, VAT, metronidazol.
d. SAT, an thần, metronidazol.
Câu 329: Nếu bệnh nhân qua được giai đoạn hồi phục và xuất viện, việc cần làm là:
a. Tập vật lý trị liệu kéo dài khoảng 3 tháng.
b. Tập nuốt từ lỏng đến đặc dần.
c. Chích VAT theo lịch.
d. Thám sát kỹ vết thương đề phòng sót dị vật.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 86


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

BÀI: Thuỷ đậu


Câu 330: Siêu vi gây bệnh thủy đậu thuộc họ Herpesviridae và là:
a. RNA virus c. A và B đúng
b. DNA virus d. A và B sai
Câu 331: Varicella-zoster virus, chọn câu SAI
a. Gây bệnh thủy đậu c. Là DNA virus
b. Gây bệnh Zona d. Là RNA virus
Câu 332: Varicella-zoster virus, chọn câu SAI
a. Trên lâm sàng chỉ gây ra bệnh thủy đậu
b. Có cấu trúc di truyền là DNA.
c. Là thành viên của gia đình Herpesviridae.
d. Lây qua đường hô hấp
Câu 333: Tác nhân gây bệnh thủy đậu:
a. Varicella-zoster virus. c. Không gây bệnh Zona
b. Là siêu vi ARN. d. Câu A và B đúng.
Câu 334: Virus gây bệnh thủy đậu, Chọn câu SAI
a. Thuộc nhóm Herpes virus
b. Gây bệnh Zona
c. Thuốc điều trị chỉ có tác dụng khi virus đang nhân đôi
d. Câu A và B đúng
Câu 335: Virus gây bệnh thủy đậu
a. Thuộc nhóm Herpes virus
b. Zona là một thế bệnh cấp tính khác của virus thủy đậu
c. Virus tồn tại suốt đời trong cơ thể người bệnh
d. Chỉ có A và C đúng
Câu 336: Bệnh thủy đậu lây chủ yếu bằng đường:
a. Tiêu hóa c. Hô hấp
b. Máu d. Niêm mạc

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 87


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 337: Phát biểu nào sau đây đúng về tính chất lây của bệnh thủy đậu:
a. Lây qua đường tiêu hóa
b. Lây qua đường hô hấp
c. Không lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
d. Không lây khi đã xuất hiện nốt đậu.
Câu 338: Bệnh thuỷ đậu, chọn câu đúng:
a. Chỉ bị duy nhất 1 lần
b. Thường lành tính, tỉ lệ tử vong cao ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
c. Không gây ra biến chứng ở bệnh nhân có miễn dịch bình thường.
d. Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Câu 339: Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về bệnh thủy đậu ?
a. Người là nguồn bệnh duy nhất của bệnh thủy đậu
b. Chủ yếu lây qua đường hô hấp, một số ít lây từ sang thương ở da và niêm mạc.
c. Khoảng 90% gặp ở trẻ > 10 tuổi.
d. Thủy đậu gây miễn dịch vĩnh viễn sau khi nhiễm lần đầu, nhưng cũng có thể bị
bệnh lần hai.
Câu 340: Bệnh thủy đậu, chọn câu SAI:
a. Là bệnh đậu mùa
b. Có thể xảy ra trên người suy giảm miễn dịch
c. Có nguy cơ gây viêm phổi nặng
d. Có thể chích vắc xin phòng bệnh cho người nhiễm HIV
Câu 341: Bệnh thủy đậu, chọn câu SAI:
a. Là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus đậu mùa gây ra hiện đã có vaccine phòng
ngừa
b. Lây chủ yếu qua chất tiết (nước bọt) đường hô hấp trên
c. Có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai kỳ nếu bị nhiễm trong tam cá nguyệt đầu
d. Câu B, C đúng

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 88


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 342: Bệnh thủy đậu, chọn câu ĐÚNG:


a. Là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus đậu mùa gây ra hiện có vaccine phòng ngừa
b. Lây chủ yếu qua chất tiết (nước bọt) đường hô hấp trên
c. Có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai kỳ nếu bị nhiễm trong tam cá nguyệt đầu
d. Câu B, C đúng
Câu 343: Bệnh thủy đậu:
a. Zona là một thể bệnh do sự tái hoạt của virus gây bệnh thủy đậu:
b. Vaccin phòng ngừa khá hữu hiệu
c. Bệnh thường nặng nề ở người có cơ địa miễn dịch suy giảm
d. Tất cả đều đúng
Câu 344: Bệnh thủy đậu, chọn câu SAI:
a. Có cùng tác nhân với bệnh Zona
b. Có thuốc kháng siêu vi đặc biệt để điều trị
c. Người lớn bệnh nhẹ hơn trẻ em
d. Mức độ lây lan cao
Câu 345: Bệnh thủy đậu, CHỌN CÂU ĐÚNG:
a. Zona là một thể bệnh do sự tái hoạt của virus gây bệnh thủy đậu
b. Còn gọi là bệnh đậu mùa
c. Bệnh thường nặng nề ở người có cơ địa miễn dịch suy giảm
d. Câu A và D đúng
Câu 346: Đặc điểm của sang thương bóng nước trong bệnh thủy đậu CHỌN CÂU
SAI:
a. Còn gọi là sang thương bệnh đậu mùa
b. Nhiều tuổi (kích thước khác nhau, và ở các giai đoạn tiến triển khác nhau)
c. Có nhiều ở thân mình
d. Khi lành không để lại sẹo trừ khi bị bội nhiễm
Câu 347: Đặc điểm sang thương mụn nước trong bệnh thủy đậu
a. Sang thương cùng lứa tuổi tại một thới điểm trên cùng một vùng da

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 89


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

b. Sang thương càng ít càng nặng


c. Sang thương tập trung nhiều ở đầu, mặt, ngực, rồi lan toàn than kể cả niêm mạc.
d. Sang thương rất ngứa, khi đóng mày sẽ để lại sẹo.
Câu 348: Đặc điểm của sang thương trong bệnh thủy đậu, chọn câu ĐÚNG
a. Có cùng một lứa tuổi tại 1 thời điểm
b. Trên cùng một vùng da có thể thấy nhiều loại sang thương như hồng ban, mụn
nước trong, mụn nước đục, đóng mày.
c. Sang thương thường xuất hiện đầu tiên ở lòng bàn tay, chân
d. Các sang thương da thường không gây ngứa.
Câu 349: Đặc điểm của sang thương trong bệnh thủy đậu, chọn câu SAI:
a. Bóng nước nhiều tuổi (kích thước khác nhau, và ở các giai đoạn khác nhau)
b. Sẩn hồng ban
c. Ngứa
d. Không gây ra sẹo rỗ nếu sang thương da không bội nhiễm
Câu 350: Bóng nước trong bệnh thủy đậu có các đặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:
a. Bóng nước có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục.
b. Có đường kính từ 3 – 10 cm
c. Bóng nước xuất hiện trên da và có trong niêm mạc miệng, đường tiêu hóa hay
đường hô hấp.
d. Bóng nước có nhiều lứa tuổi khác nhau.
Câu 351: Các thời kỳ tiến triển của nốt đậu:
a. Sẩn đỏ/mụn nước đục/mụn nước trong/mày vàng
b. Sẩn đỏ/ mày vàng/mụn nước trong/mụn nước đục
c. Sẩn đỏ/ mụn nước trong/mụn nước đục/mày vàng
d. Sẩn đỏ/mụn mủ/nhọt mủ/vỡ
Câu 352: Về biến chứng thần kinh trong bệnh thủy đậu câu nào sau đây đúng ?
a. Thường gặp ở người từ 5 đến 20 tuổi.
b. Viêm não là biến chứng thần kinh thường gặp nhất.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 90


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

c. Dịch não tủy trong viêm não màng não do thủy đậu cho thấy bạch cầu đa nhân
chiếm ưu thế.
d. Biến chứng thần kinh là biến chứng hay gặp nhất trong bệnh thủy đậu.
Câu 353: Biến chứng nào không gặp trong bệnh thủy đậu
a. Nhiễm trùng da thứ phát do Staphylococcus aureus
b. Viêm phổi
c. Viên màng não mủ
d. Dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ra từ mẹ bị thủy đậu trong thai kỳ
Câu 354: Biến chứng thường gặp nhất trong bệnh thủy đậu là :
a. Viêm phổi c. Bội nhiễm da
b. Xuất huyết trong mụn nước d. Viêm não
Câu 355: Điều trị bệnh thủy đậu, chọn câu đúng:
a. Đối với cơ địa suy giảm miễn dịch và thủy đậu có biến chứng nên dùng
Acyclovir truyền tĩnh mạch
b. Chống chỉ định dùng Acyclovir cho phụ nữ có thai
c. Liều Acyclovir uống đối với người lớn là 500mg x 5 lần/ngày
d. Đối với trẻ em không nên dùng dạng uống mà nên truyền tĩnh mạch vì bệnh
thường nặng hơn.
Câu 356: Thuốc điều trị virus Varicella
a. Acyclovir, Valacyclovir c. Acyclovir, Ribavirin
b. Acyclovir, Oxacilline d. Acyclovir, Oseltamivir
Câu 357: Điều trị KHÔNG phù hợp cho bệnh thủy đậu:
a. Aspirin c. Acyclovir
b. Valacyclovir d. Acetaminophen
Câu 358: Vắc-xin phòng ngừa bệnh thủy đậu, chọn câu SAI
a. Không nên chích cho người lớn vì tỉ lệ mắc bệnh thấp
b. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai
c. Vẫn có khả năng mắc bệnh dù đã chích ngừa nhưng thường nhẹ hơn

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 91


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

d. Tác dụng phụ có thể gặp là phát ban.


Câu 359: Về phòng ngừa trong bệnh thủy đậu câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ?
a. Thời gian cách ly người bệnh thường cho đến khi nốt đậu đóng mày.
b. Thuốc chủng ngừa làm bằng virus đã bị bất hoạt.
c. Lứa tuổi chủng ngừa là ≥ 12 tháng.
d. Có thể dùng Varicella-zoster immune globuline (VZIG) dự phòng cho người đã
tiếp xúc với người bệnh.
Câu 360: Dự phòng thủy đậu:
a. Uống acyclovir sau khi tiếp xúc bệnh nhân.
b. Đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch bóng nước của bệnh nhân.
c. Nên chích ngừa thủy đậu nếu chưa có miễn dịch với bệnh.
d. Câu B và C đúng.
Câu 361: Mang thai thời kì nào dễ gây dị tật bẩm sinh nhất khi mắc bệnh thuỷ đậu
a. 3 tháng đầu
b. 5 ngày trước sanh, 2 ngày sau sanh
c. 3 tháng giữa
d. 3 tháng cuối
Câu 362: Bệnh nhân Nguyễn Văn A., 22 tuổi, sinh viên, nhà ở Tp Hồ Chí Minh.
Bệnh 2 ngày với biểu hiện: sốt 38-390C, kèm mệt mỏi, ăn uống kém. Bệnh nhân
nổi hồng ban dát sẩn, kích thước 4-5 mm, kèm bóng nước nhỏ trên nền hồng
ban, xuất hiện rải rác ở da mặt, ngực và bụng. Chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất:
a. Đậu mùa.
b. Thủy đậu.
c. Zona
d. Câu B và C đúng.
Câu 363: Bệnh nhi nam, 36 tháng tuổi. Bệnh sử : 4 ngày
N1-N2 : Sốt nhẹ, Ăn kém. N3 : Có những chấm màu hồng trên da vùng ngực và mặt.
N4 : có 2 mụn nước nhỏ (1mm) ở mặt. Đến khám tại BV Bệnh Nhiệt đới và nhập viện

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 92


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Tiền căn và dịch tễ : Có tiêm chủng trong chương trình đầy đủ


Khám : Bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn. Mụn nước ở mặt và ngực. Dịch trong mụn nước
có chỗ trong, chỗ đục. Triệu chứng nào gợi ý chẩn đoán bệnh thủy đậu :
a. Sốt nhẹ, sẩn hồng ban
b. Mụn nước dịch trong lẫn mụn nước dịch đục, mụn đóng mài cũng tồn tại
c. Mụn nước có trước tiên ở mặt, sau đó có toàn thân
d. Câu A, B và C đều đúng

Các câu hỏi nhớ lại


Câu 364: Biến chứng thủy đậu trên thai o tam ca nguyet 1 à thuỷ đậu bẩm sinh
Câu 365: Thủy đậu vs TCM giống nhau ở điểm nào à Phân bố / ngứa / loét / mụn mủ

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 93


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

BÀI: Bệnh nhiễm HIV – Nhiễm trùng cơ hội trên BN nhiễm HIV
Câu 366: Phơi nhiễm HIV là :
a. Nhiễm HIV sau khi tiếp xúc trực tiếp với máu người nhiễm HIV
b. Không nhiễm HIV sau tiếp xúc trực tiếp với máu người nhiễm HIV vì đã uống
thuốc dự phòng
c. Tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể có nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây
nhiễm HIV
d. Câu A, B, C đều đúng
Câu 367: Tình huống có nguy cơ lây truyền HIV lớn nhất:
a. 1 người đàn ông có quan hệ tình dục đường âm đạo với cô gái mại dâm có HIV
(+) nhưng không dung bao cao su
b. 1 người chích ma túy có 1 lần dung chung kim với 1 người cùng chích ma túy có
HIV(+)
c. 1 người đàn ông có 1 lần quan hệ tình dục đường hậu môn với 1 người đàn ông
có HIV(+)
d. Trẻ sơ sinh của bà mẹ bị nhiễm HIV nhưng không điều trị ARV
Câu 368: Khả năng lây truyền của HIV :
a. Phụ thuộc vào đường lây truyền và sức đề kháng của cơ thể.
b. Chịu ảnh hưởng bởi số lượng HIV trong dịch thể (máu, dịch cơ thể) và mức độ
tiếp xúc với các dịch thể này.
c. Nam dễ bị lây hơn nữ
d. A, B đúng
Câu 369: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lây truyền của HIV:
a. Đường lây truyền và sức đề kháng của cơ thể
b. Số lượng HIV trong dịch thể (máu, dịch cơ thể) và mức độ tiếp xúc với các dịch
thể này.
c. Nam dễ bị lây hơn nữ
d. A và B đúng.

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 94


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 370: Sự lây truyền của HIV chịu ảnh hưởng bởi :
a. Khả năng miễn dịch của cơ thể
b. Đường xâm nhập của HIV.
c. Lượng HIV trong các dịch thể và mức độ tiếp xúc với các loại dịch thể này.
d. Câu A và B đúng
Câu 371: Sự lây truyền HIV chịu ảnh hưởng bởi
a. Số lượng siêu vi trong các dịch thể
b. Mức độ tiếp xúc với các loại dịch thể có chưa HIV
c. Mức độ suy giảm sức đề kháng cơ thể
d. A và B đúng
Câu 372: Lâm sàng nhiễm HIV ở người lớn (Bộ Y tế Việt Nam - năm 2017)
a. Trải qua 4 giai đoạn, AIDS là giai đoạn cuối
b. Các bệnh nhiễm trùng chỉ xuất hiện khi người bệnh bị suy giảm miễn dịch nặng.
c. Trải qua 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng, sau đó sẽ chuyển qua giai.đoạn AIDS
d. B và C đúng.
Câu 373: Chẩn đoán xác định nhiễm HIV ở người lớn (theo Bộ Y tế Việt Nam):
a. Cần có xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong huyết thanh
b. Mẫu huyết thanh dương tính với cả ba xét nghiệm kháng thể HIV bằng 3 loại
sinh phẩm khác nhau với nguyên lý phản ứng và phương pháp chuẩn bị kháng
nguyên khác nhau.
c. Phải có kết quả cấy virus dương tính với HIV
d. A và B đúng
Câu 374: Chẩn đoán xác định nhiễm HIV ở người lớn (theo Bộ Y tế Việt Nam)
a. Dựa trên cơ sở xét nghiệm kháng thể kháng HIV
b. Dựa trên xét nghiệm cấy virút dương tính với HIV.
c. Dực trên kết quả xét nghiệm kháng nguyên p24 của HIV.
d. A và B đúng
Câu 375: Chẩn đoán nhiễm HIV ở người lớn khi

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 95


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

a. Có CD ≤ 200 tế bào/mm3
b. Có các bệnh lý thuộc Lâm sang giai đoạn IV theo PHÂN LOẠI GIAI ĐOẠN
LÂM SÀNG HIV/AIDS của Bộ Y Tế Việt Nam
c. Có một mẫu máu dương tính với cả 3 lần xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV
bằng 3 loại sinh phẩm với các nguyên lý và kháng nguyên khác nhau
d. A và C đúng
Câu 376: Xác định nhiễm HIV cho trẻ phơi nhiễm < 9 tháng tuổi:
a. Chỉ định xét nghiệm vi rút khi trẻ được 4-6 tuần tuổi, hoặc ngay sau lứa tuổi này
càng sớm càng tốt
b. Chỉ cần 1 xét nghiệm PCR-HIV dương tính là đủ khẳng định chẩn đoán nhiễm
HIV
c. Phải có 3 xét nghiệm trên cùng mẫu máu tìm kháng thể kháng HIV có kết quả
dương tính
d. A và B đúng
Câu 377: Một người được chẩn đoán là AIDS khi:
a. Nhiễm HIV mắc thêm bệnh lao phổi
b. Có bất kỳ bệnh lý nào thuộc lâm sàng giai đoạn 4.
c. Nhiễm HIV và CD4 < 200 TB/mm3.
d. B và C đúng
Câu 378: Một người được chẩn đoán là AIDS khi:
a. Nhiễm HIV trên 10 năm và bị một bệnh nhiễm trùng cơ hội.
b. Có bệnh lý thuộc lâm sàng giai đoạn 4.
c. Quan hệ tình dục mại dâm không an toàn, có CD4 < 200 TB/mm3
d. Nhiễm HIV, có số lượng CD4 < 200 TB/mm3
Câu 379: Một người được chẩn đoán là AIDS khi:
a. Lao phổi
b. VMN mủ do phế cầu.
c. CD4 < 240 TB/mm3

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 96


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

d. Lao cột sống và có số lượng CD4 < 200 TB/mm3


Câu 380: Tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm HIV được đánh giá là Suy giảm
tiến triển khi số lượng tế bào CD4 /mm3 :
a. 200 – 349 b. 200 - 449 c. 250 - 349 d. 350 – 499.
Câu 381: Nguyên tắc điều trị kháng HIV (ARV), chọn câu sai
a. Điều trị ARV là 1 phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ về y tế,
tâm lý và xã hội cho những người nhiễm HIV
b. Phác đồ điều trị có ít nhất 3 loại thuốc ARV không cùng nhóm
c. Sự tuân thủ là yếu tố quan trọng quyết định thành công
d. Phải điều trị suốt đời và phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền HIV
Câu 382: Điều trị kháng HIV (ARV), chọn SAI:
a. Có chỉ định cho người nhiễm HIV đã qua giaai đoạn AIDS
b. Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất
c. Không có chỉ định cho thai phụ nhiễm HIV
d. Điều trị ARV là điều trị suốt đời
Câu 383: Tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật phòng chống nhiễm
HIV/AIDS:
a. Các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước và sau khi xét
nghiệm.
b. Việc xét nghiệm HIV được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét
nghiệm.
c. Chỉ những nhân viên y tế được phân công mới được thực hiện việc tư vấn trước
và sau xét nghiệm HIV.
d. Câu A và B đúng.
Câu 384: Khi bị phơi nhiễm với HIV, những bước đầu tiên cần phải thực hiện theo
thứ tự:
a. Báo cáo và làm biên bản tai nạn; Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi
nhiễm; Xử lý vết thương tại chỗ; Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV;…

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 97


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

b. Xử lý vết thương tại chỗ; Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV; Báo cáo và làm
biên bản tai nạn; Tư vấn cho người bị phơi nhiễm;...
c. Xử lý vết thương tại chỗ; Báo cáo và làm biên bản tai nạn; Đánh giá nguy cơ
phơi nhiễm; Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm;…
d. Xử lý vết thương tại chỗ; Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV; Xác định tình
trạng HIV của người bị phơi nhiễm; Tư vấn cho người bị phơi nhiễm;…
Câu 385: Lây truyền HIV từ mẹ bị nhiễm HIV sang con :
a. Chỉ xảy ra trong quá trình mang thai và trong khi sinh.
b. Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con cao nhất là trong quá trình mang thai.
c. Tỷ lệ lây truyền HIV của trẻ bú mẹ (me bị HIV) không khác trẻ không bú mẹ.
d. Tỷ lệ lây truyền gia tăng nếu mẹ mang thai trong giai đoạn sơ nhiễm HIV.
Câu 386: Lây truyền HIV từ mẹ (nhiễm HIV) sang con, chọn câu sai
a. Có thể xảy ra trong quá trình mang thai, trong khi sinh, sau khi sinh.
b. Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con cao nhất là trong quá trình mang thai.
c. Tỷ lệ lây truyền HIV của trẻ bú mẹ (mẹ nhiễm HIV) cao hơn trẻ không bú mẹ.
d. Tỷ lệ lây truyền gia tăng nếu mẹ mang thai trong giai đoạn sơ nhiễm HIV.
Câu 387: Mối tương quan giữa thời gian cho con bú và khả năng lây truyền HIV mẹ
- con là:
a. Trẻ được bú mẹ đến 24 tháng tuổi thì tỷ lệ bị lây nhiễm từ mẹ cao hơn trẻ được
bú mẹ đến 6 tháng tuổi
b. Trẻ được bú mẹ đến 6 tháng tuổi thì có tỷ lệ bị lây nhiễm từ mẹ là cao nhất
c. Trẻ không bú mẹ thì có ít nguy cơ bị lây nhiễm từ mẹ
d. Câu A và C đúng
Câu 388: Để phòng tránh nhiễm HIV cho trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV:
a. Cho trẻ bú mẹ
b. Không cho trẻ bú mẹ
c. Điều trị trị dự phòng ARV cho mẹ trước khi sanh và con ngay sau khi mới sanh
d. Câu B và C đúng

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 98


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

Câu 389: Các bệnh NTCH ở người nhiễm HIV/AIDS


a. Chỉ xuất hiện khi tình trạng miễn dịch suy giảm nặng nề.
b. Là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong.
c. Thường có biểu hiện lâm sàng điển hình nếu xảy ra trong giai đoạn AIDS.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 390: Theo Bộ Y Tế Việt Nam, bệnh nào sau đây không thuộc phân loại lâm
sàng giai đoạn 4 nhiễm HIV/AIDS ở người lớn.
a. Lao màng não.
b. Lao phổi
c. Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP).
d. Nhiễm nấm Candida thực quản
Câu 391: Dự phòng NTCH ở người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
a. Dùng Fluconazole khi CD4 < 500 TB/ mm3
b. Điều trị ARV sớm
c. Dùng Cotrimoxazole khi CD4 ≤ 350 TB/ mm3
d. Câu B và câu C đúng
Tình huống lâm sàng : Một thanh niên 25 tuổi nhiễm HIV và điều trị tại phòng
khám ngoại trú. Từ 3 tuần trước, anh có sốt, ho, không khó thở và sụt cân. Anh chưa
điều trị retrovirus. Khi khám, thân nhiệt của bệnh nhân là 38,20C, hạch cổ to và gan
phổi ở 2 phế trường. Số lượng CD4 hiện tại của anh là 267 tế bào/mm3. Xquang phổi
có thâm nhiễm 2 bên và hạch to cạnh khí quản bên phải
Câu 392: Phân giai đoạn lâm sàng của bệnh nhân này là:
a. Giai đoạn 2 c. Giai đoạn 4
b. Giai đoạn 3 d. Giai đoạn 5
Câu 393: Cần làm thêm
a. BK đàm

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 99


Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trắc nghiệm ôn tập môn Nhiễm

b. Khám lâm sàng: cho bệnh nhân đi lại trong 1 quảng khoảng 5m và quan sát xem
triệu chứng khó thở có xảy ra không
c. Sinh thiết hạch cổ
d. Tất cả đều đúng
Câu 394: Điều trị:
a. Chỉ điều trị PCP
b. Chuyển bệnh nhân sang bệnh viện ung bứu vì có hạch cổ và hạch cạnh khí quản
thì chẩn đoán có nhiều khả năng nhất là u lym phô
c. Cho 1 liệu trình kháng sinh phổ rộng ngắn ngày và điều trị PCP. Nếu sau 5-7
ngày không đáp ứng thì ngừng kháng sinh phổ rộng và chuyển sang điều trị lao
d. Chờ kết quả nội soi khí phế quản rồi mới bắt đầu điều trị

Các câu hỏi nhớ lại:


Câu 395: Nhiễm trùng cơ hội trên BN AIDS à là những bệnh nhiễm trùng xuất hiện
với sự gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trên người bị suy giảm miễn
dịch, gồm cả những người nhiễm HIV.
Câu 396: Nhiễm trùng cơ hội trên BN AIDS, câu SAI à thường có biểu hiện lâm
sàng điển hình

TRƯƠNG QUANG PHONG – Y2013B Trang 100

You might also like