You are on page 1of 8

Câu 1: Bệnh nhân nam, 60 tuổi vào viện vì đau mỏi vùng hông lưng, qua hỏi bệnh

thấy bệnh đi tiểu lần


cuối trước đó 13 tiếng và cận lâm sàng bệnh nhân có giảm GRF > 75%. Theo phân độ RIFLE, bệnh nhân
đang ở mức độ tổn thương thận nào

A. Nguy cơ tổn thương thận cao


B. Đã có tổn thương tại thận
C. Suy thận
D. Thận mất chức năng

Câu 2: Bệnh nhân nam, 65 tuổi được chẩn đoán suy thận cấp, thể tích nước tiểu của bệnh nhân <
0,5ml/kg/giờ kèo dài 12 giờ và creatinin huyết thanh của bệnh nhân tăng gấp 3 lần so với creatinin nền.
Theo KDIGO – 2012 bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của tổn thương thận cấp

A. Giai đoạn 1
B. Giai đoạn 2
C. Giai đoạn 3
D. Giai đoạn 4

Câu 3: Đâu không phải là 1 tiêu chuẩn để chẩn đoán suy thận mạn

A. Albumin nước tiểu 24h > 30 mg/24h


B. Ghép thận
C. Xét nghiệm hình ảnh học phát hiện bất thường
D. Albumin/creatinin máu > 30 mg/g

Câu 4: Bệnh nhân nữ, 60 tuổi vào viện vì mệt mỏi, ăn uống kém nhiều ngày nay, kết quả cận lâm sàng
cho thấy GFR của bệnh nhân là 35 ml/ph/1,73m2, albumin/creatinin là 300 mg/g. Nguy cơ tiến triển
bệnh thận theo KDIGO của bệnh nhân này?

A. Nguy cơ thấp
B. Nguy cơ trung bình
C. Nguy cơ cao
D. Nguy cơ rất cao

Câu 5: Bệnh nhân nam, 70 tuổi vào viện với lý do sốt cao, qua thăm khám và hỏi bệnh thấy bệnh nhân
sốt cao kèm theo rét run, đau vùng hông lưng, đi tiểu thấy buốt, rắt và nước tiểu đục. Tiền sử của bệnh
nhân có phì đại tuyến tiền liệt chưa điều trị. Kết quả cận lâm sàng của bệnh nhân cho thấy nước tiểu có
nhiều bạch cầu, cấy nước tiểu thấy có 10000 vi khuẩn/ml. Chẩn đoán phù hợp nhất

A. Viêm thận bể thận cấp


B. Viêm thận bể thận mạn
C. Viêm bàng quang
D. Phì đại tuyến tiền liệt

Câu 6: Vi sinh vật thường gặp nhất gây nhiễm trùng đường tiết niệu

A. E.coli
B. Klebsiella
C. Proteus
D. Pseudomonas

Câu 7: Đâu là tiêu chuẩn chẩn đoán bắt buộc khi chẩn đoán xác định hội chứng thận hư

A. Protein niệu > 1 g/24h/1,73m2 diện tích bề mặt cơ thể


B. Protein máu giảm dưới 60 g/l, albumin máu giảm dưới 30 g/l
C. Tăng cholesterol máu ≥ 6.5 mmol/l
D. Phù

Câu 8: Điều trị giảm phù ở bệnh nhân hội chứng thận hư, ngoại trừ

A. Đám bảo khẩu phần ăn đủ protein


B. Hạn chế muối và nước
C. Bổ sung các dung dịch làm tăng áp lực keo
D. Dùng lợi tiểu nếu chưa bù protein và bệnh nhân không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn

Câu 9: Phương pháp chẩn đoán xác định bệnh thận IgA

A. Sinh thiết thận


B. Phân tích cặn nước tiểu thấy >5 tế bào hồng cầu trong 1 vi trường
C. Nồng độ IgA huyết thanh ≥ 315 mg/dl
D. Tăng tỉ lệ IgA/C3 trong huyết thanh

Câu 10: Đâu KHÔNG PHẢI là nguyên nhân gây suy thận cấp trước thận

A. Tan máu cấp tính


B. Các nguyên nhân gây giảm khối lượng tuần hoàn
C. Shock nhiễm khuẩn, shock phản vệ
D. Shock giảm thể tích, shock tim

Câu 1: Cận lâm sàng thích hợp nhất để chẩn đoán loét dạ dày – tá tràng

A. Xquang dạ dày hành tá tràng có uống cản quang


B. Nội soi dạ dày – tá tràng
C. Thăm dò chức năng dạ dày
D. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng

Câu 2: Liệu pháp điều trị 4 thuốc bao gồm

A. 2 kháng sinh, 1 PPI, 1 bismuth


B. 1 kháng sinh, 2 PPI, 1 bismuth
C. 1 kháng sinh, 1 PPI, 2 bismuth
D. 3 kháng sinh, 1 bismuth

Câu 3: Bệnh nhân nam, 65 tuổi, có tiền sử xơ gan, nhập viện trong tình trạng lơ mơ, cổ trướng mức độ
trung bình, cận lâm sàng cho thấy bilirubine 50 muymol/l, alb 30 g/l, PT 60%. Đánh giá mức độ xơ gan
theo Child – Pugh

A. 11 điểm, Child C
B. 11 điểm, Child B
C. 10 điểm, Child B
D. 10 điểm, Child C

Câu 4: Triệu chứng thuộc hội chứng suy chức năng gan, ngoại trừ

A. Giảm số lượng và độ tập trung tiểu cầu


B. Phù 2 chi dưới
C. Giãn các mao mạch dưới da
D. Chóng mệt mỏi, có cơn hạ đường huyết

Câu 5: Cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán chắc chắn xuất huyết tiêu hoá cao

A. Nội soi
B. Xquang có uống thuốc cản quang
C. Siêu âm
D. Cắt lớp vi tính ổ bụng

Câu 6: Bệnh nhân nam, 60 tuổi, vào viện vì nôn ra máu kèm đi ngoài phân đen 1 ngày nay, qua thăm
khám thấy bệnh nhân có mạch 100 lần/p, huyết áp tâm thu 100 mmHg. CLS thấy hồng cầu 1,5 T/l, Hb 5
g/l, Hct 25%. Bệnh nhân mất máu ở mức độ

A. Nhẹ
B. Vừa
C. Nặng
D. Rất nặng

Câu 7: CLS giúp chẩn đoán xác định, vừa xác định nguyên nhân vừa tiên lượng VTC là

A. Siêu âm
B. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng
C. Soi ổ bụng
D. ERCP

Câu 8: Chẩn đoán xác định viêm tuỵ cấp dựa vào

A. Chỉ cần Amylase hoặc lipase máu ≥ 3 lần bình thường


B. Đau bụng, có tổn thương viêm tuỵ cấp trên CT
C. Amylase hoặc lipase máu ≥ 3 lần bình thường, có tổn thương viêm tuỵ cấp trên CT
D. Đau bụng, siêu âm tuỵ có tổn thương viêm tuỵ cấp

Câu 9: Bệnh nhân nam 55 tuổi, nghề nghiệp lái xe, nay đi khám sức khoẻ tại cơ quan có kết quả:

- Siêu âm: có 1 khối u gan, 2cm ở gan trái

- HCV (+), alpha FP bình thường

- CT: Khối u gan 2cm ngấm thuốc mạnh ở thì động mạch và thoát thuốc nhanh ở thì tĩnh mạch

Chẩn đoán của bệnh nhân này là gì

A. HCC
B. Ung thư biểu mô tế bào đường mật
C. U máu
D. Tăng sinh dạng nốt ở gan (FNH)

Câu 10: Bệnh nhân nam, 60 tuổi, được chẩn đoán HCC, qua đánh giá thấy thể trạng trung bình, u xâm
lấn tĩnh mạch cửa, di căn, Child-Pugh B. Theo phân loại Barcelona bệnh nhân đang ở giai đoạn

A. Giải đoạn sớm


B. Giai đoạn phát triển
C. Giai đoạn muộn
D. Giai đoạn cuối

1. Bệnh nhân nữ 32 tuổi được chẩn đoán hen phế quản, gần đây xuất hiện cơn hen vào mỗi sáng, trung
bình một tuần xuất hiện 3 cơn hen vào ban đêm, bệnh nhân bị giới hạn một số hoạt động thể lực, đo
chức năng hô hấp FEV1 80%, xếp loại mức độ nặng trên bệnh nhân:

A. Hen nhẹ từng lúc

B. Hen nhẹ dai dẳng

C. Hen trung bình dai dẳng

D. Hen nặng dai dẳng

2. Triệu chứng khó thở xuất hiện sớm nhất trong bệnh hẹp van 2 lá:

a. Khó thở khi gắng sức

b. Khó thở kịch phát về đêm

c. Khó thở khi nằm

d. Cơn hen tim và phù phổi cấp

3. Bệnh nhân nam, 68 tuổi, tiền sử lọc máu nhân tạo chu kì nhiều năm nay, lần vào viện này phát hiện
viêm phổi cấy ra tụ cầu vàng. Hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, mạch 130 lần/phút, nhịp thở 40
lần/phút thở oxy kính 3 lần/phút, huyết áp 120/70 mmHg, không sốt. Xét nghiệm không có rối loạn toan
kiềm, điện giải, mức lọc cầu thận 15ml/phút/1,73m2; ure máu 15 mmol/lít, glucose 9 mmol/lít,
hematocrit 35%. Xquang tim phổi mờ rải rác hai bên phổi, không có hình ảnh tràn khí, tràn dịch màng
phổi. Điểm CURB65 của bệnh nhân là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

4. Bệnh nhân nữ, 32 tuổi, tiền sử đái tháo đường typ I cách đây 6 năm, trị số huyết áp 190/110 mmHg.
Phân tầng nguy cơ tim mạch của bệnh nhân này là:

A. Nguy cơ thấp
B. Nguy cơ trung bình

C. Nguy cơ cao

D. Nguy cơ rất cao

5. Đâu không phải là biến chứng của hẹp van hai lá:

A. Suy tim trái

B. Phù phổi cấp

C. Tắc mạch

D. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

6. Bệnh nhân nam, 56 tuổi, tiền sử hẹp van hai lá, được đưa vào viện trong tình trạng đánh trống ngực,
mệt mỏi, khó thở và thoáng ngất. ECG phát hiện bệnh nhân có rối loạn nhịp nhĩ nhanh và không đều. Để
xác định chính xác nhất xem có huyết khối trong nhĩ trái không, chỉ định:

A. Siêu âm tim thực quản

B. Siêu âm tim kiểu TM

C. Siêu âm tim 2D

D. Siêu âm Doppler tim

7. Một trong số các biểu hiện đánh giá bậc 3 của hen phế quản, ngoại trừ:

A. Triệu chứng ban ngày xảy ra 2 lần/ngày

B. Triệu chứng ban đêm xảy ra từ 2 cơn trở lên trong một tuần

C. Hằng ngày phải dùng thuốc khí dung đồng vận beta 2 tác dụng ngắn

D. PEF 70%

8. Đâu không phải là triệu chứng X-quang phổi của bệnh nhân COPD:

A. Hình ảnh đường ray xe điện

B. Dấu hiệu của giãn phế nang

C. Mạch máu ngoại vi dày đặc

D. Bóng tim hình giọt nước

9. Bệnh nhân nam, 55 tuổi, được chẩn đoán COPD, bệnh nhân khó thở khi đi nhanh hoặc leo dốc, đo
FEV1 sau test phục hồi phế quản là 85%. Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh nhân (theo GOLD 2018) là:

A. Mức độ rất nhẹ

B. Mức độ nhẹ

C. Mức độ vừa
D. Mức độ nặng

10. Dấu hiệu Hoover ở bệnh nhân COPD:

A. Khí quản đi xuống ở thì hít vào

B. Thổi tâm thu dọc bờ trái xương ức tăng lên ở thì hít vào

C. Giảm đường kính phần dưới lồng ngực khi hít vào

D. Giảm đường kính phần trên lồng ngực khi hít vào

11. Một bệnh nhân NMCT cấp giờ thứ 2, huyết áp 70/50 mmHg, da lạnh tái, tinh mạch cổ nổi, phổi nhiều
rale ẩm, nhịp tim nhanh 110 chu kỳ/phút, có T3 ngựa phi. Phân độ Killip cho bệnh nhân này là:

A. Độ I

B. Độ II

C. Độ III

D. Độ IV

12. Một phụ nữ 32 tuổi có tiền sử bị thấp tim, hẹp van 2 lá rõ ràng. Tiếng tim nào sau đây thường phát
hiện được?

A. Rung tâm trương ở mỏm tim

B. Tiếng thổi đầu tâm trương với cường độ giảm dần, nghe rõ nhất ở bờ trái xương ức

C. Tiếng thổi toàn tâm thu ở mỏm

D. Tiếng thổi tâm thu, mạnh nhất vào cuối tâm thu ở bờ trên phải xương ức

13. Trong trường hợp X-quang ngực bệnh nhân hẹp 2 lá có hình ảnh điển hình, bờ tim bên trái không có
cung nào sau đây:

A. Cung động mạch chủ

B. Cung động mạch phổi

C. Cung nhĩ trái

D. Cung thất trái

14. Bệnh nhân nam, 41 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, vào viện với tình trạng ho đờm màu rỉ sắt. Khoảng 4
ngày trước bệnh nhân đi mưa lạnh về sau đó rét run rồi sốt cao, khó thở, toát mồ hôi. Chỉ số sinh tồn đo
được lúc nhập viện là: mạch 120 lần/phút, nhịp thở 27 lần/phút, huyết áp 100/70 mmHg, nhiệt độ 38 độ
C. Khám thấy rì rào phế nang giảm, gõ đục. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi thùy. Đánh giá mức
độ theo tiêu chuẩn Fine, tình trạng của bệnh nhân được xếp vào:

A. Fine I

B. Fine II
C. Fine III

D. Fine IV

15. Triệu chứng cơ năng của bệnh nhân COPD:

A. Ho nhiều vào buổi sáng, đờm trắng đục, khó thở khi nằm

B. Ho nhiều vào buổi sáng, đờm nhầy trong, khó thở khi gắng sức

C. Ho nhiều về đêm, đờm nhầy trong, khó thở khi nằm

D. Ho nhiều về đêm, đờm trắng đục, khó thở khi gắng sức

16. Tình trạng nào sau đây không phải là chống chỉ định của nong van hai lá

A. Huyết khối nhĩ trái

B. Kèm hở van hai lá mức độ trung bình

C. Có tăng áp động mạch phổi

D. Chỉ số Wilkins van hai lá > 12

17. Bệnh nhân nam, 70 tuổi, đã được chẩn đoán COPD, vào viện vì tái phát đợt cấp lần 2 trong năm, sau
test hồi phục phế quản chỉ số FEV1 là 40%, điểm CAT bằng 10. Phân loại bệnh dựa trên tình trạng của
bệnh nhân (theo GOLD 2019) là:

A. Thuộc loại B

B. Thuộc loại C

C. Thuộc nhóm nguy cơ cao

D. Thuộc loại A

18. Bệnh nhân nam, 57 tuổi, thể trạng béo phì, thường xuyên hút thuốc lào, huyết áp 140/90 mmHg.
Phân tầng nguy cơ tim mạch của bệnh nhân này là:

A. Nguy cơ thấp

B. Nguy cơ trung bình

C. Nguy cơ cao

D. Nguy cơ rất cao

19. Bệnh nhân nam, 67 tuổi, được chẩn đoán suy tim. Gần đây bệnh nhân thường khó thở khi đi làm
việc nặng, bệnh nhân không thực hiện được một số hoạt động thể lực vì khó thở, nằm nghỉ ngơi không
khó thở. Khám thấy gan to dưới bờ sườn 2 centimet. Phân loại mức độ suy tim theo Hội Nội khoa Việt
Nam của bệnh nhân này là:

A Độ I

B. Độ II
C. Độ III

D. Độ IV

20. Bệnh nhân nữ, 57 tuổi, trong cơn hen quan sát thấy sự co rút cơ hô hấp phụ, bệnh nhân nói ngắt
từng từ, vẻ mặt tím tái, vã mồ hôi, nghe phổi thấy ran rít lan tỏa hai phế trường với cường độ nhiều.
Mạch 125 lần/phút, PEF 65%, PaO2 65 mmHg. Đánh giá mức độ cơn hen của bệnh nhân:

A. Mức độ nhẹ

B. Mức độ vừa

C. Mức độ nặng

D. Mức độ nguy kịch

You might also like