You are on page 1of 4

TỔN THƯƠNG THẬN CẤP

Mục tiêu học tập


1. Trình bày được định nghĩa và một số thuật ngữ trong tổn thương thận cấp
2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh của tổn thương thận cấp
3. Nhận định được được nguyên nhân của tổn thương thận cấp
4. Giải thích được các triệu chứng lâm sàng của tổn thương thận cấp

Tình huống 1: Bệnh nhân nam 50 tuổi vào viện vì nôn và tiêu chảy nhiều lần 5 ngày
trước đó. Tiền sử chưa phát hiện suy thận. Thăm khám lâm sàng cho thấy BN tỉnh,
mệt, da khô, dấu hiệu nếp véo da (+), huyết áp: 90/60 mmHg, mạch: 100 l/phút, tĩnh
mạch ngoại biên xẹp, số lượng nước tiểu 300 ml/24h (giảm), xét nghiệm máu thấy ure:
15 mmol/l (tăng), creatinin: 289 µmol/l (tăng), Hb: 120 g/l (giảm), siêu âm: hình ảnh 2
thận bình thường.
Câu 1: Cơ chế gây tổn thương thận cấp ở bệnh nhân là:
A. Tắc ống thận do xác tế bào, do sắc tố, hoặc các sản phẩm protein.
B. Tăng áp lực ở tổ chức kẽ của thận do phù nề.
C. Giảm sút dòng máu hiệu dụng ở vỏ thận dẫn đến giảm mức lọc cầu thận
một cách cấp tính. (dấu hiệu mất nước, giảm HA)
D. Thay đổi tính thấm của màng đáy mao quản cầu thận.
Câu 2: Bệnh nhân cảm thấy chán nản, dường như mất mọi thứ vì được Bác sỹ thông
báo suy thận. Bác sỹ nên nói với BN như thế nào:
A. Cảm giác mất mát này là tình trạng phổ biến ở những người mắc bệnh như bạn.
B. Suy thận không có nghĩa là bạn mất mọi thứ
C. Kể cho tôi nghe bạn đang cảm thấy mất mát những gì
D. Hãy cùng trao đổi với bệnh nhân về các biện pháp điều trị

Tình huống 2: Bệnh nhân nam, 35 tuổi vào viện vì đau bụng âm ỉ vùng hông lưng (P) 2
tuần nay. Tiền sử phát hiện sỏi thận (P) 1 năm nay không điều trị. Thăm khám cho
thấy BN tỉnh táo tiếp xúc tốt, không sốt, bụng mềm, thận (P) to, gan không to, đại tiểu
tiện bình thường. Xét nghiệm thấy: Hb: 120 g/l (giảm), ure: 35 mmol/l (tăng),
creatinin: 546 µmol/l (tăng), siêu âm thấy: giãn đài bể thận – niệu quản (P).
Câu 1: Nguyên nhân gây thận to ở bệnh nhân này:
A. Thận đa nang
B. Ứ nước thận do sỏi
C. U thận (P)
D. Thiểu sản thận T bẩm sinh
Câu 2: Bệnh nhân này được chẩn đoán suy thận cấp sau thận theo dõi do sỏi gây tắc
nghẽn. Đề xuất cận lâm sàng đơn giản và tiết kiệm tiền nhất tiếp theo cần làm là:
A. Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu
B. Chụp cộng hưởng từ hệ tiết niệu
C. Chụp X – quang hệ tiết niệu không chuẩn bị
D. Soi bàng quang
Câu 3: Cơ chế gây tổn thương thận cấp ở bệnh nhân là, TRỪ:
A. Giảm lọc tại cầu thận (tăng áp lực khoang Bowman => giảm lọc)
B. Giảm đào thải nước tiểu do tắc nghẽn
C. Tăng áp lực đường niệu
D. Tăng hấp thu tại ống thận

Tình huống 3: Bệnh nhân nữ, 20 tuổi, vào viện vì phù 2 chân và đái ít 2 ngày nay. Tiền
sử cách 5 ngày BN bị tai nạn giao thông xe máy – xe máy ngã đập vùng mạn sườn (T)
xuống đường. Thăm khám cho thấy BN tỉnh tiếp xúc tốt, không sốt, HA: 120/80
mmHg, nước tiểu có màu nâu sẫm số lượng 500 ml/24h (giảm), vùng mạn sườn T có
mảng bầm tím rộng. Xét nghiệm: Hemoglobin: 110 g/l (giảm), ure: 30 mmol/l (tăng),
creatinin: 578 µmol/l (tăng), CK: 80000 U/L (tăng cao), siêu âm: hai thận hình dáng và
kích thước bình thường
Câu 1: Bệnh nhân có nước tiểu màu nâu sẫm là do:
A. Đái huyết sắc tố kịch phát
B. Đái máu do chấn thương
C. Tiêu cơ vân cấp (đái Hem + Myo)
D. Đái myoglobin
Câu 2: Bệnh nhân được chẩn đoán suy thận cấp theo dõi do hoại tử ống thận cấp do
tiêu cơ vân. Cận lâm sàng nào đơn giản và nhanh nhất để loại trừ nguyên nhân suy
thận cấp do tắc nghẽn ở BN này:
A. Chụp X-Quang hệ tiết niệu không chuẩn bị
B. Siêu âm hệ tiết niệu
C. Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu (đắt, không có sẵn)
D. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Câu 3: Cơ chế bệnh sinh chính của tổn thương thận cấp ở bệnh nhân này:
A. Khuyếch tán trở lại của dịch lọc cầu thận khi đi qua ống thận do màng tế bào
ống thận bị hủy hoại.
B. Tắc ống thận do xác tế bào, do sắc tố, hoặc các sản phẩm protein.
C. Tăng áp lực ở tổ chức kẽ của thận do phù nề.
D. Thay đổi tính thấm của màng đáy mao quản cầu thận.
Câu 4: Diễn biến bệnh thường gặp ở bệnh nhân sẽ trải qua các giai đoạn là:
A. Giai đoạn đái ít – Giai đoạn vô niệu – Giai đoạn đái trở lại – Giai đoạn phục
hồi
B. Giai đoạn khởi phát – Giai đoạn đái ít, vô niệu – Giai đoạn đái trở lại –
Giai đoạn phục hổi
C. Giai đoạn khởi phát – Giai đoạn đái ít, vô niệu – Giai đoạn phục hồi – Giai
đoạn đái trở lại
D. Giai đoạn đái ít, vô niệu – Giai đoạn phục hồi
Câu 5: Từ 3 tình huống lâm sàng ở trên cho thấy các nguyên nhân chính gây tổn
thương thận cấp là:
A. Nguyên nhân trước thận như mất máu, mất nước, mất dịch…
B. Nguyên nhân tại thận như bệnh lý cầu thận, ống kẽ thận, mạch máu thận…
C. Nguyên nhân sau thận như sỏi tiết niệu, tăng sản tuyến tiền liệt
D. Tất cả các ý trên
Tài liệu học tập
- Triệu chứng học nội khoa, Trường đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học (2017), tập 1.
- Bệnh học nội khoa, Trường đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, ( 2017), tập 2
- KDIGO, 2012, “Acute Kidney Injury”.

You might also like