You are on page 1of 7

THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ LẤY THAI

Giảng viên: Bs. CKII Trần Thị Hạnh


Phó Chủ nhiệm bộ môn Sản - Phụ khoa – HUBT
Tel: 0912253992
THEO DÕI SAU MỔ LẤY THAI
1. Ngày đầu sau mổ
Sản phụ ngay sau khi được đón mổ về phải được nằm ở phòng thoáng, yên tĩnh, sạch và ấm, đảm bảo cho
sản phụ được nghỉ ngơi.
- 2 giờ đầu: theo dõi 15 phút/lần trong giờ đầu tiên và 30 phút/lần trong giờ thứ hai
- Giờ thứ 3 đến giờ thứ 6, theo dõi 1 giờ/lần
- Giờ thứ 7 đến hết 24 giờ, theo dõi 3 giờ/lần
-Theo dõi các yếu tố:
Toàn trạng, mạch, nhiệt độ, HA
Tình trạng vết mổ: Có máu thấm băng hay không
Tử cung co hồi chắc hay không? Ra huyết âm đạo, màu sắc, số lượng
Nước tiểu qua sonde: Màu sắc, số lượng. Lưu sonde 24h
2. Những ngày sau: Theo dõi 2 lần/ngày các yếu tố:
Toàn trạng: mạch, nhiệt độ, HA;
Tình trạng vết mổ: có máu, dịch thấm băng? Tình trạng nhiễm trùng vết mổ?
Co hồi TC: TC co hồi tốt hay không tốt; Sản dịch: màu sắc, số lượng.
Hình: Chăm sóc vết mổ
CHĂM SÓC SAU MỔ LẤY THAI
1. Chăm sóc mẹ
- Chế độ ăn: được thực hiện sớm sau mổ, từ lỏng đến đặc dần, đảm bảo cung
cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và cho con bú. 6 giờ sau mổ có thể cho sản phụ ăn
nước cháo loãng. Ngày hai sau trung tiện, ăn cơm và uống nước bình thường
- Chế độ vận động: Tùy theo phương pháp vô cảm mà có chế độ vận động phù
hợp cho sản phụ
Đối với trường hợp gây mê nội khí quản: sau 12 giờ sản phụ có thể ngồi dậy
được và đi lại nhẹ nhàng
Đối với trường hợp gây tê tủy sống: sau mổ 6 giờ, hướng dẫn sản phụ vận
động nhẹ nhàng, nằm nghiêng, co duỗi chân tay. Sau 24 giờ sản phụ mới được
ngồi dậy. Những ngày sau cho sản phụ vận động nhẹ nhàng.
- Chăm sóc vết mổ: giữ vết mổ khô, sạch, thay băng hàng ngày hoặc cách ngày
tùy tình trạng vết mổ
CHĂM SÓC SAU MỔ LẤY THAI
- Vấn đề cho con bú và nuôi con bằng sữa mẹ
Hướng dẫn sản phụ cho con bú sớm, có thể ở tư thế nằm hoặc ngồi trên
giường. Trường hợp mẹ chưa có sữa hoặc không đủ, cho trẻ ăn thêm sữa ngoài
bằng đổ thìa
- Tư vấn KHHGĐ
Không giao hợp trong thời kỳ hậu sản. Khuyên sản phụ cho trẻ bú mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu, đây cũng là một BPTT (vô kinh cho bú).
Khuyên sản phụ không nên có thai lại ít nhất trong 2 năm, hướng dẫn sản phụ
lựa chọn BPTT phù hợp
2. Chăm sóc con
Sau mổ lấy thai việc chăm sóc trẻ sơ sinh được thực hiện giống như những
trường hợp sau đẻ
Cần lưu ý những trường hợp mổ lấy thai khi chưa chuyển dạ trẻ dễ bị suy hô
hấp do chậm tiêu dịch phổi nên cần được theo dõi sát để xử trí kịp thời
CHẬM TIÊU DỊCH PHỔI
- Thường gặp ở những trẻ mổ đẻ khi chưa có chuyển dạ, trẻ lọt quá nhanh hoặc
người mẹ có sử dụng thuốc ức chế β. Hình ảnh X-quang phổi kém sáng do phế
nang còn chứa nhiều dịch, có thể thấy ít dịch ở góc màng phổi, dày rãnh liên thùy.
- Là hội chứng suy hô hấp cấp tính ở trẻ sơ sinh
- Giai đoạn bào thai, phổi thai nhi chưa hoạt động và chứa đầy chất dịch. Khi
chuyển dạ, cơ thể sẽ tiết vào máu chất Catecholamine khiến phổi thai nhi ngừng
không tiết dịch phổi mà chuyển sang hấp thu dịch phổi. Khi sinh đường âm đạo,
được âm đạo bóp chặt nên hầu hết dịch phổi được tống ra ngoài, số còn lại sẽ tự
hấp thu
- Tr/ch : Thở nhanh, cánh mũi phập phồng, co kéo cơ liên sườn, rên ri, tím tái.
Nếu được hỗ trợ kịp thời hội chứng này sẽ hết trong 48-72h. Ngược lại, gây tràn
khí màng phổi, xuất huyết phổi… tử vong
Các loại thuốc gây tê tủy sống được sử dụng
• Các loại thuốc gây tê vùng thường được sử dụng gồm: bupivacaine hydrochloride,
ropivacaine hydrochloride và lignocaine hydrochloride. Thông tin cụ thể về các loại
thuốc trên:
• Bupivacaine hydrochloride: Giúp ổn định màng tế bào thần kinh, ngăn chặn sự khởi
đầu và dẫn truyền các xung thần kinh. Thuốc có hiệu lực cao, có tác dụng gây tê nhanh
với thời gian kéo dài, thích hợp cho gây tê ngoài màng cứng liên tục;
• Ropivacaine hydrochloride: Hoạt động theo cách tương tự bupivacaine. Ở liều cao
hơn, loại thuốc này ức chế dây thần kinh vận động. Ở liều thấp hơn, ropivacaine ức
chế dây thần kinh cảm giác, bao gồm cả giảm đau và ức chế một vài dây thần kinh vận
động;
• Lignocaine hydrochloride: Có cơ chế tác dụng tương tự 2 loại thuốc trên.

You might also like