You are on page 1of 8

Bệnh án học tập

Sản phụ 24 tuổi vào viện vì đau bụng thai 39 tuần 4


ngày. Qua hỏi và khám thấy
Tiền sử
Sản khoa PARA :0000. Chu kì kinh nguyệt đều 28
ngày
không có bệnh lý phụ khoa
Bản thân: phẫu thuật lỗ dò vùng cổ bẩm sinh
Gia đình : chưa ghi nhận tiền sử liên quan
Dị ứng : chưa ghi nhận
BỆNH SỬ
Sản phụ 24 tuổi mang thai lần 1 tự nhiên thai 39 tuần 4 ngày
( DKS: 25/2/2024 theo siêu âm 3 tháng đầu ). Quá trình mang
thai khám và quản lý thai nghén ở BV phụ sản HP không phát
hiện bất thường. Ngày nay sản phụ xuất hiện đau bụng vùng
hạ vị theo cơn 15-20 phút 1 cơn, mỗi cơn kéo dài khoảng 1
phút , cảm giác thúc xuống dưới. Ngoài ra sản phụ không ra
dịch âm đạo bất thường. Chưa xử trí gì  Vào viện
Vào viện khám thấy
Toàn trạng: sản phụ tỉnh tiếp xúc tốt
M:80l/p HA 110/70 mmHg nhip thở 19l/p cân nặng 57kg
chiều cao 148cm
HCTM(-) da niêm mạc hồng . RBC:4,36T/L. HGB 114g/L
HCT 34,9% MCV 80,1 Fl MCH 26,1 Pg MCHC 327g/l
HCNT(-) To 37oC, không vẻ mặt nhiễm trùng, WBC 8,3G/L
Khám sản: bụng không có sẹo mổ cũ.Tử cung hình trứng tư thế trung
gian, BCTC/VB: 28/90 cm
Cơn co tử cung thưa nhẹ. Tim thai 145l/p
2 Vú cân đối không tiết dịch bất thường
âm hộ tầng sinh môn bình thường
ối còn ngôi đồi cao
Cổ tử cung dài, lọt ngón tay Đường kính nhô hậu vệ 9,5 cm
Các cơ quan khác chưa phát hiện bất thường
CẬN LÂM SÀNG
Công thức máu
RBC 4,36 T/l HGB 114g/L HCT 34,9% MCV 80,1 Fl MCH 26,1 Pg
MCHC 327g/l WBC 8,3 G/l
Siêu âm : một thai ngôi đầu con ước 3,2kg

Tần số cơn co 1 – 2 cơn trong 10 phút, cường độ 45mmHg, hiệu lực


CCTC 20, thời gian tương quan co – nghỉ < 1, TLCB 25mmHg => cơn co
thưa yếu
Các xét nghiệm khác trong giới hạn bình thường
Chẩn đoán: Tiền chuyển dạ lần 1, thai 39 tuần 4 ngày – ngôi đầu,
thai bình thường – khung chậu hẹp giới hạn
Tiên lượng: Mẹ đẻ đường âm đạo khó khăn, nguy cơ băng huyết
Con: chuyển dạ kéo dài, nguy cơ suy thai
Sản phụ được chỉ định mổ lấy thai
Chẩn đoán trước mổ: Tiền chuyển dạ lần 1, thai 39 tuần 4 ngày –
ngôi đầu, thai bình thường – khung chậu hẹp giới hạn
Phương pháp phẫu thuật: Mổ lấy thai
Phương pháp vô cảm: Gây tê tủy sống
Sau mổ lấy thai lấy chỏm ra 1 nhi gái 3500gr, Apgar 9 – 10d, khóc
ngay sau đẻ
Điều trị: Thuốc
Heraprostol ( Misoprostol 200mcg ) x 4 viên đặt HM
Bacsulfo 1g/1g ( Cefoperazon + Subactam 1g + 1g ) x 2 lọ TMC ngay và
sau 8h
Oxytocin 10IU x 1 ống pha với NaCl 0,9% truyền tĩnh mạch
Giảm đau sau phẫu thuật bằng truyền Ketamin liều thấp
Kali chlorid 1g/10ml x 1 ống pha trong 500ml NaCl 0,9% truyền tĩnh mạch
L giọt/phút
NaCl 0,9% 500ml x 2 chai truyền tĩnh mạch L giọt/phút
Sau đẻ 2 giờ: Sản phụ tỉnh M 80l/p, HA 110/60mmHg, To 37oC, NT 19l/p
Bụng mềm, vết mổ không thấm máu, tử cung co chắc, âm đạo ra ít dịch,
nước tiểu qua sonde màu vàng
Sau đẻ 6 giờ: Sản phụ tỉnh, M 90l/p, HA 110/70mmHg, To 37oC, NT 19l/p
Bụng mềm, vết mổ khô, tử cung co chắc, máu âm đạo ra ít, đỏ thẫm, nước
tiểu qua sonde vàng trong, bệnh nhân chưa trung tiện
Hiện tại ngày thứ 3 sau mổ: Toàn trạng ổn định, M 70l/p, HA 120/70mmHg
HCNT ( - ), HCTM ( - )
Tử cung co hồi tốt, đau âm ỉ vết mổ vùng hạ vị, vết
mổ kích thước ~ 17cm, vết mổ khô, không nề, không chảy dịch, chân chỉ chắc
Khám nhi: Nhi gái tỉnh, không sốt, tự thở môi chi hồng, không vàng da sơ sinh
Chẩn đoán: Hậu phẫu ngày thứ 3 – thai lần 1, 39 tuần 4 ngày – ngôi đầu, thai bình
thường – khung chậu hẹp giới hạn, hiện mẹ con ổn định
Câu hỏi
1. tại sao ở Sản phụ này không có chỉ định bấm ối làm nghiệm pháp lọt
2. tại sao ở Sản phụ này lại được dung ketamine mà không dung
morphin

You might also like