You are on page 1of 7

Nhiễm khuẩn hậu sản

Tóm tắt bệnh án

Bệnh nhân nữ, 33 tuổi, vào viện vì sưng đau vết mổ ngày thứ 2 của bệnh. Qua hỏi và khám thấy:
Tiền sử:
 PARA: 2022  Đẻ thường 1 lần năm 2009, con đủ tháng, nặng 2400gr.
 Sảy thai 1 lần, hút thai 1 lần.
 Đẻ mổ 1 lần năm 2024, con đủ tháng, nặng 3200gr.
 Chưa phát hiện tiền sử dị ứng.
 Không mắc các bệnh lý nội-ngoại khoa.
 Gia đình: khỏe mạnh.

Bệnh nhân vừa ra viện vì mổ lấy thai cách đây 13 ngày do ối vỡ sớm và ngôi thóp trước, trong
và sau mổ không xảy ra tai biến, hậu phẫu ngày thứ 5 ổn định, bn được ra viện. Đến khoảng 2
ngày nay, bệnh nhân tự nhiên cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới, đặc biệt vùng xung quanh vết
mổ kèm sưng nề, rỉ dịch nâu. Ngoài ra, bệnh nhân thấy người mệt nhiều, gai sốt, vẫn còn ra ít
sản dịch màu nâu thẫm, không hôi, 2 vú không căng tức, xuống sữa đều, không tiểu buốt, không
tiểu dắt, không ho hay đau họng. Ở nhà chưa xử trí gì  v.v
Khám vào viện:
1.Toàn trạng:
Thể trạng trung bình, da niêm mạc hồng
HA: 110/70 mmHg; M: 85l/p; NT: 16l/p; T: 38,1℃

2.Khám bụng:
Bụng mềm, PƯTB(-)
½ dưới bụng: từ dưới rốn khoảng 2cm đến vùng mu và âm vật: sưng nóng đỏ, phù nề,
ấn đau chói.
Vết mổ đường ngang trên vệ dài khoảng 16cm, bục chỉ ở chính giữa khoảng 4cm, rỉ
dịch nâu như socola sữa, không hôi.
3.Khám sản:
Tử cung mấp mé khớp vệ, di động tức nhẹ
Âm đạo , tầng sinh môn đỏ
Cổ tử cung dài, lọt ngón tay
Cùng đồ không đầy, không đau
Sản dịch ít, màu nâu thẫm, mùi hôi
Hai vú không căng tức, xuống sữa đều
4.Các cơ quan khác chưa phát hiện bất thường.
Cận lâm sàng:

1.CTM: BC: 18,6G/L; %N: 83%


Hb:115 g/l, Hct: 0,376
2. HSM: CRP: 175,83 mg/L
Glucose: 7,77 mmol/l, Creatin: 54,1 umol/l, AST/ALT: 27,4/ 15,6

3. NTTB: HC (+), BC(+)

4. Siêu âm: Buồng TC có dịch không đồng nhất 13mm.


Thành bụng vị trí sẹo mổ cũ có hình ảnh dịch 9 x 57 mm
D2
D1

D2

Buồng TC Thành bụng


Chẩn đoán:
TD viêm niêm mạc tử cung- Nhiễm khuẩn vết mổ/ BN sau mổ lấy thai ngày thứ 11
Điều trị:
Bơm rửa vết mổ bằng dd oxy già + Betadine pha loãng
Đặt dẫn lưu vết mổ
Vệ sinh vết mổ thường xuyên
Tăng cường cho con bú.
Thuốc:
• Basultam 2g x 2 lọ, tiêm TMC sáng -8h
• Goldoflo 200mg/40ml x 2 túi, truyền TM 20 giọt/phút sáng -12h
• Oxytocin 5 IU/ml x 2 ống, tiêm bắp sâu 1 lần/ ngày
• Solu medron 40mg x 2 ống, tiêm TMC sáng- 8h
Theo dõi: toàn trạng, M, t°, sản dịch, dịch vết mổ 6h/lần
Tiên lượng:
Gần: Tốt, phát hiện sớm, điều trị kịp thời, lựa chọn đúng kháng sinh  BN hết sốt,
vết mổ hết sưng nề, chảy dịch
Xa: Trung bình, ở những lần có thai sau, vết mổ yếu, dễ nhiễm khuẩn, nguy cơ dọa
vở TC, có chỉ định mổ tuyệt đối
Câu hỏi:

1. Chúng em chẩn đoán như vậy đã đúng chưa ạ?


2. BN khi điều trị ở khoa , được kê 1 viên giảm đau Elaria (Diclofenac 100mg) đặt HM thì sau
1h xuất hiện nổi mẩn ngứa vùng mặt, không khó thở -> CĐ: TD di ứng elaria. Vậy thưa cô,
nếu BN còn đau nhiều, mình có thể sử dụng loại thuốc giảm đau nào khác được ạ?
3. BN sử dụng kháng sinh liều cao như vậy, có lưu ý gì trong việc cho con bú không ạ?
4. Theo chúng em được biết. kháng sinh nhóm Quinolon có ảnh hưởng phát triển sụn khớp ở
con. Trong tình huống nào, mình sẽ cân nhắc lợi ích việc cho con bú sữa mẹ- ảnh hưởng
của thuốc đến con ạ?

You might also like