You are on page 1of 14

Giải phẫu xương sọ não

Xương đầu mặt có cấu tạo bao gồm:


 8 xương sọ: trong đó gồm 1 xương trán, 2 xương đỉnh, 2 xương thái dương, 1 xương chẩm,
1 xương bướm, 1 xương sàng,
 15 xương mặt: trong đó gồm có 2 xương mũi, 2 xương lệ, 2 xương xoăn mũi dưới, 1 xương
lá mía, 2 xương gò má, 2 xương hàm trên, 1 xương hàm dưới, 2 xương khẩu cái, 1 xương
móng.
Để hiểu rõ cấu tạo của hộp sọ, cần nghiên cứu kỹ về: mặt trước, mặt sau, mặt bên, mặt trên, mặt
dưới. Theo đó:

a. Mặt trước hộp sọ có cấu tạo gồm:


1.1. Xương trán bao gồm 3 phần:
 Phần thẳng: Vị trí ở 2 bên đường giữa. Cấu tạo phần thẳng có ụ trán, cung mày.
 Phần ngang: Còn gọi là trần ổ mắt, có 2 hố là hố trong (hố ròng rọc là chỗ bám của cơ chéo
trên của nhãn cầu) và hố ngoài (hố tuyến lệ).
 Xoang trán: 2 hốc xương nằm ở phần đầu trong của cung mày ngăn cách nhau bởi 1 vách
xương mỏng.
1.2. Xương lệ: 2 xương nhỏ tạo nên thành trong của ổ mắt, chứa túi lệ.
1.3. Xương mũi: có 2 xương nằm ở 2 bên đường giữa tạo nên sống mũi.
1.4. Xương gò má: Cấu tạo nên thành ngoài của ổ mắt. Phần này có mỏm thái dương tiếp khớp với
xương thái dương và mỏm trán tiếp khớp với xương trán.
1.5. Xương hàm trên có cấu tạo gồm 2 phần:
 Phần thẳng: Cùng với 1 phần của xương gò má tạo nên thành dưới ổ mắt. Phần này có lỗ
dưới ổ mắt cho dây thần kinh hàm trên (V2) đi ra để cảm giác da mặt ở phần hàm trên.
 Phần ngang: Hay còn gọi là vòm khẩu cái cứng, phía trước có lỗ ống răng cửa.

1.6. Xương hàm dưới có cấu tạo gồm 2 phần:


 Thân: Phía trước là lồi cằm có 2 lỗ cằm nằm 2 bên đường giữa và có động mạch và thần
kinh hàm dưới (V3) đi ra.
 Cành hàm: Gồm có lồi cầu (ở phía sau) khớp với hố hàm của xương thái dương, tạo nên
khớp thái dương hàm và mỏm vẹt (ở phía trước), giữa lồi cầu và mỏm vẹt là khuyết hàm.
1.7. Xương sàng có vị trí nằm phía trước nền sọ, trên đường giữa, nhô xuống phía dưới, tạo thành
ổ mũi và ổ mắt. Xương sàng gồm có 3 phần:
 Mảnh sàng: là mảnh xương nằm ngang, ở giữa có mào gà là nơi bám của liềm đại não, hai
bên mào gà là 2 mảnh sàng, phía trên có nhiều lỗ sàng để cho dây thần kinh khứu giác (I) đi
từ tầng khứu của niêm mạc mũi, chui qua lỗ sàng để đến mặt dưới của thùy trán.
 Mảnh thẳng đứng: là mảnh xương thẳng góc với mảnh sàng, tạo thành 1 phần của vách
mũi.
 Mê đạo sàng: nằm ở 2 bên của mảnh sàng, có khoảng 8-16 xoang sàng chứa không khí,
các xoang sàng chia ra 3 nhóm: trước, giữa và sau.
1.8. Xương lá mía: là 1 xương phẳng chiếm phần sau của vách mũi, cùng với mảnh thẳng xương
sàng chia ổ mũi làm 2 hốc mũi.
1.9. Xương xoăn mũi trên, giữa và dưới: nằm ở mặt trong khối bên xương sàng tạo nên các ngách
mũi trên giữa và dưới.

b. Mặt bên có cấu tạo gồm các xương:


1.1. Xương thái dương gồm 3 phần:
 Phần thẳng: Cấu trúc rất mỏng hay còn gọi là phần trại. Mặt ngoài có hố thái dương (cơ thái
dương bám) còn mặt trong có rãnh động mạch màng não giữa. Khi bệnh nhân bị vỡ phần
thẳng xương thái dương, sẽ có hiện tượng đứt động mạch màng não giữa, tạo nên khối
máu tụ ngoài màng cứng.
 Phần nhĩ: liên quan với tuyến nước bọt mang tai, có lỗ ống tai ngoài, bên dưới có hố hàm,
khớp với lồi cầu xương hàm dưới tạo nên khớp thái dương hàm.
 Phần đá: Cấu tạo gồm có 3 mặt: Mặt trên là nền sọ giữa; Mặt sau có lỗ ống tai trong (và có
dây thần kinh VII, VII’, VIII đi qua); Mặt dưới có lỗ động mạch cảnh trong và có mỏm trâm.

1.2. Xương chẩm có 2 mặt:


 Mặt ngoài có 2 ụ chẩm ngoài ở 2 bên đường giữa và tương ứng với 2 hố tiểu não ở phía
trong.
 Mặt tròn có các xoang lớn chứa máu tĩnh mạch xoang ngang, xoang thẳng, xoang xích ma,
nơi các xoang gặp nhau gọi là hội lưu xoang.

1.3. Xương đỉnh gồm có 2 xương thẳng góc với vòm sọ. Trẻ sơ sinh có 2 khớp:
 Khớp giữa gồm 2 xương đỉnh và xương trán tạo nên thóp trước (hay còn gọi là thóp bre
động mạch).
 Khớp giữa xương đỉnh và xương chẩm (còn gọi là thóp lamda).

c. Nền sọ nhìn từ trên chia làm 3 hố sọ (trước, giữa và sau) bằng 2 đường. 1 đường là giới hạn
giữa cánh nhỏ, cánh lớn xương bướm. 1 đường là bờ trên xương đá.
1.1. Hố sọ trước: Mặt trong xương trán tạo nên trần ổ mắt và gồm có:
 Mào gà: Phần nhô lên của mảnh thẳng xương sàng.
 Mảnh sàng: Mảnh ngang của xương sàng. Hai bên mào gà có các lỗ sàng cho dây thần kinh
khứu giác (I) đi qua.
 Mánh nhỏ xương bướm
 Lỗ thị giác: Có dây thần kinh thị giác (II) và động mạch mắt đi qua.
 Rãnh giao thoa thị giác (nơi bắt chéo 2 dây thần kinh thị giác).
1.2. Hố sọ giữa gồm có:
1.2.1. Thân xương bướm: Ở giữa lõm gọi là hố yên, chứa tuyến yên (là tuyến nội tiết điều khiển các
tuyến nội tiết khác trong cơ thể). Xoang tĩnh mạch hang (ở 2 bên thân xương bướm) có chứa động
mạch cảnh trong, thần kinh vận nhãn chung (III), thần kinh ròng rọc (IV), thần kinh mắt (V1), thần
kinh hàm trên (V2) và thần kinh vận nhãn ngoài (VI)
– Khe ổ mắt trên: giới hạn giữa cánh nhỏ và cánh lớn xương bướm, có các dây
thần kinh( III, IV, V1, VI ) đi ra khỏi nền sọ. Giữa cánh lớn và thân xương bướm có 1 hàng lỗ, lần
lượt từ trước ra sau:
 Lỗ tròn: có thần kinh hàm trên (V2) chui qua.
 Lỗ bầu dục: có thần kinh hàm dưới (V3).
 Lỗ gai: có động mạch màng não giữa (là nhánh của động mạch hàm chui lên) nằm ở mặt
trong xương thái dương, giữa xương thái dương và màng não cứng. Nơi đây xương thái
dương rất mỏng, nên dễ vỡ, sẽ làm đứt động mạch, tạo nên khối máu tụ ngoài màng cứng
gây chèn ép não.
 Lỗ rách: có động mạch cảnh trong lướt qua.
1.2.2..Mặt trên xương đá:
 Phía ngoài: gồ lên gọi là trần hòm nhĩ.
 Phía trong: lõm, là vết ấn của hạch sinh 3 ( nơi dây thần kinh V bắt đầu chia 3 nhánh V1, V2,
V3).
1.3. Hố sọ sau gồm có:
 Mỏm nền xương chẩm là thành trên của hầu.
 Mặt sau xương đá gồm có: Lỗ ống tai trong, cho 3 dây thần kinh: thần kinh mặt (VII), thần
kinh trung gian ( VII’), thần kinh tiền đình ốc tai (VIII) đi qua.Lỗ tĩnh mạch cảnh trong: cho
các dây thần kinh: Thiệt hầu (IX), thần kinh lang thang (X), thần kinh phụ (XI) đi qua.
 Mặt trong xương chẩm gồm có: Lỗ lớn xương chẩm bị giới hạn giữa hành tủy và tủy gai. Lỗ
thần kinh hạ thiệt vị trí nằm 2 bên và cho dây thần kinh hạ thiệt (XII) đi qua. Rãnh xoang tĩnh
mạch ngang đến là rãnh xoang xích-ma (gọi là sigma) rồi đỗ vào lỗ tĩnh mạch cảnh trong.
Xoang tĩnh mạch dọc trên đi từ mào trán sau đó dọc theo mặt trong xương đỉnh rồi đến
xương chẩm rồi đổ vào hội lưu các xoang ( hội lưu Hérophille).
d. Nền sọ nhìn từ dưới nếu đi theo thứ tự từ trước ra sau thì cấu tạo gồm có:
1.1. Phần ngang của xương hàm trên có lỗ ống răng cửa.
1.2. Xương khẩu cái có 2 lỗ khẩu cái (gồm lỗ lớn và bé) cho động mạch và thần kinh cùng đi qua.
1.3. Cánh lớn xương bướm gồm có 2 mỏm chân bướm ngoài và trong, ở phần giữa là hố chân
bướm.
1.4. Phần đá và phần nhĩ xương thái dương:
 Phần đá: có lỗ động mạch cảnh trong để cho động mạch cảnh trong đi vào.
 Phần nhĩ: có hố hàm, củ hàm, mỏm trâm, lỗ trâm chũm(có dây thần kinh VII đi ra).
1.5. Xương chẩm có 2 lồi cầu chẩm giống như hình đế giày để khớp với đốt sống cổ 1.
1.6.Xương móng vị trí nằm trên sụn thanh quản, gồm có 1 thân ở giữa, và 2 sừng (lớn và bé).
2. Khớp thái dương hàm dưới
2.1. Mặt khớp gồm 2 mặt khớp và đĩa khớp:
2.1.1. Mặt khớp xương thái dương gồm có
 Hố hàm : thuộc phần trai xương thái dương.
 Củ khớp: lồi, nằm phía trước hố hàm , nên dễ trật khớp thái dương-hàm.
 Mặt khớp xương hàm dưới: Là mỏm lồi cầu của xương hàm dưới.
 Đĩa khớp: Vì mặt khớp của xương thái dương và xương hàm dưới đều lồi, nên phải có đĩa
khớp chêm vào giữa hai mặt khớp.
2.1.2. Phương tiện nối khớp gồm có bao khớp và hệ thống dây chằng:
 Bao khớp: gồm có bao xơ và màng hoạt dịch.
 Bao xơ: bám vào chu vi mặt khớp của xương thái dương(ở trên) đến chu vi mặt khớp của
xương hàm dưới (ở dưới).
 Màng hoạt dịch: có đĩa khớp nằm giữa, chia đôi thành hai ổ khớp nên có hai bao hoạt dịch
riêng biệt nhau cho mỗi ổ khớp, không thông thương với nhau.
 Các dây chằng: bao khớp được tăng cường ở hai bên bởi dây chằng ngoài và dây chằng
trong. Ngoài ra còn một số các dây chằng phụ nằm xa hơn tăng cường cho khớp.
2.1.3. Mạch và thần kinh cấu tạo gồm:
 Động mạch: Là phần khớp thái dương hàm dưới được cấp máu bởi các nhánh của động
mạch: thái dương giữa, màng não giữa, nhĩ trước, hầu lên.
 Bạch huyết đổ về các hạch bạch huyết của tuyến mang tai.
 Thần kinh: Là nhánh của thần kinh hàm dưới V3 là thần kinh cắn và thần kinh tai thái
dương.

2.1.4. Động tác


Hoạt động của khớp thái dương hàm có được là nhờ sự phối hợp hoạt động của cả hai khớp hai
bên và dựa trên hai động tác cơ bản tại khớp, đó là:
 Động tác bản lề: chỏm xương hàm dưới xoay theo trục ngang.
 Động tác trượt: đĩa khớp trượt trên củ khớp và diện khớp của hố hàm dưới

Giải phẫu xương sọ mặt

Xương mặt facial skeleton là một phần của xương sọ (hay còn gọi là xương sọ mặt) thuộc phần
xương trục. Xương trục từ đỉnh sọ đến xương cụt có tới 80 xương. Còn xương sọ mặt có 22 xương
gồm 8 xương sọ và 14 xương mặt. Xương mặt lại có có 14 xương gồm: 01 xương hàm dưới, 01
xương lá mía, 02 xương hàm trên, 02 xương gò má, 02 xương khấu cái, 02 xương mũi, 02 xoăn
mũi dưới, 02 xương lệ.

Tổng quan về sọ
Trong hộp sọ có 2 loại xương:
 Xương phẳng (Flat bones): Các xương có đặc điểm chung là mỏng và phẳng nhưng cũng
có một vài mẩu xương sẽ cong nhẹ một chút.
 Xương không đều (Irregular bones): Các xương này có hình dạng khá rắc rối nên không
đều.
Tổng quan chung nhất về hộp sọ có thể được tóm gọn qua những ý sau:
 Hộp sọ được tạo nên từ tổng 22 xương tất cả
 Ngoài xương, hộp sọ còn có sụn và các dây chằng
 Phần sụn mũi và các răng không nằm trong khung xương mặt
 Hộp sọ sẽ gồm có các lỗ sinh học
 Duy nhất có 1 xương trong hộp sọ có khả năng di chuyển: Xương hàm
 Hộp sọ của nam giới lớn và nặng hơn so với nữ giới. Trong khi đó, hộp sọ của nữ lại cấu
tạo tròn và ít nhô ra hơn nam.
 Xương hộp sọ bao gồm xương sọ và xương mặt với 8 chiếc xương sọ và 14 chiếc xương
mặt.
 Hộp sọ có cấu trúc vô cùng chắc chắn, minh chứng qua việc để nghiền nát được một hộp sọ
phải cần một lực trung bình lên đến khoảng 356,07kg.

Cơ vùng mặt

You might also like