You are on page 1of 42

Bài 1.

GIẢI PHẪU HỆ CƠ VÂN


Mục tiêu
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được đặc điểm giải phẫu của các nhóm cơ, các vùng cơ trên cơ thể.
2. Mô tả được cấu tạo giải phẫu của ống bẹn.
3. Phân biệt được các loại thoát vị bẹn và phương pháp điều trị trong lâm sàng.
Nội dung
1. Động tác của cơ
Tác dụng co của cơ lên một khớp thường được mô tả bằng những từ thống nhất có
thể áp dụng cho toàn cơ thể, và có liên quan với tư thế giải phẫu. Tuy vậy, những động
tác của cơ thể thường là phức tạp và những từ mô tả cũng chỉ biểu hiện được phần nào sự
phức tạp của các động tác.
- Gấp (flexion): có nghĩa là bẻ gập lại hay gấp thành góc ở một khớp, ví dụ như gấp
khuỷu, gấp đầu gối.
- Duỗi ( extention): ngược lại với gấp, nghĩa là làm thẳng ra. Trong tư thế giải phẫu, đa
phần các chi đều ở tư thế duỗi: tay, chân và lưng đều thẳng.
Đối với cổ chân các từ gấp- duỗi có thể bị lẫn lộn. Trong tư thế đứng thẳng, cổ chân đã
luôn luôn ở vị trí nửa gấp. Từ vị trí đó, nếu gấp thêm nữa có nghĩa là gấp về phía mu
chân và duỗi có nghĩa là gấp về phía gan chân.
Đối với khớp vai, gấp có nghĩa là đưa cánh tay ra trước và duỗi là đưa cánh tay ra sau.
- Giạng (abduction) và khép (adduction) có nghĩa là đưa ra xa và kéo lại gần trục của cơ
thể. Hai từ này thường không gây nhầm lẫn, trừ ở bàn tay và bàn chân, thì động tác giạng
và khép đối với các ngón có nghĩa là đưa ra xa hay kéo lại gần trục giữa của bàn tay hay
bàn chân, mà không phải trục của cơ thể.
- Xoay vào trong ( medial rotation) và xoay ra ngoài (lateral rotation) là những động tác
xoay mặt trước của một chi về phía mặt phẳng đứng dọc giữa của cơ thể hay ra xa mặt
phẳng đó.
Đối với bàn tay, cẳng tay và bàn chân, thì động tác xoay lại có những tên gọi riêng:
- Sấp (pronation) có nghĩa là quay mặt gan bàn tay xuống dưới hoặc ra sau. Còn ngửa
(supination) là quay mặt gan bàn tay lên trên hoặc ra trước. Các động tác tương tự đối với
bàn chân ở khớp cổ chân rất hạn chế. Xoay bàn chân vào trong là xoay mặt gan bàn chân
vào trong và xoay ra ngoài là động tác ngược lại.
Một động tác xoay đặc biệt là động tác đối chiếu của ngón tay cái, có nghĩa là xoay ngón
tay cái trên bàn tay để ép chặt với các đầu ngón tay khác. Động tác này với ngón út biểu
hiện ở mức hạn chế hơn nhiều so với ngón cái.
Quay vòng (cicrumduction) là động tác quay vòng tròn, bao gồm sự phối hợp lần lượt các
động tác gấp, giạng, duỗi, khép theo một thứ tự nhất định.
Ngoài ra còn một số từ mô tả động tác khác cũng được sử dụng tùy theo hoàn cảnh cụ
thể: đưa ra trước (protrusion), kéo ra sau ( retraction), nâng lên (elevation), hạ xuống
(depression).
Như đã nói ở trên, các động tác của cơ thể thường là phức hợp. Để hiểu rõ kết quả tương
tác giữa các cơ cần phân tích rõ hơn vai trò của mỗi cơ hay mỗi nhóm cơ trong các động
tác khác nhau.
- Trong mọi tình huống, đều có một số cơ tác động như những cơ vận động chủ lực. Ví
dụ ở cẳng tay, cơ duỗi các ngón tay là cơ chủ động hay chủ lực để duỗi các ngón tay,
cũng như cơ gấp các ngón tay là cơ chủ lực để gấp các ngón tay.
- Các cơ hiệp đồng là những cơ trợ lực hoặc bổ sung cho động tác của các cơ vận động
chủ lực. Ví dụ trong khi cơ duỗi các ngón tay là cơ vận động chủ lực của động tác duỗi
các ngón tay thì việc duỗi hoàn toàn các đốt xa lại cần có sự hỗ trợ của một số cơ nhỏ ở
bàn tay là các cơ gian cốt và cơ giun. Các cơ gian cốt còn có những tác dụng khác và
khác nhau đối với các ngón tay, nhưng đồng thời cũng là các cơ hiệp đồng cho việc duỗi
hoàn toàn các ngón tay.
- Khi ta duỗi ngón tay thì cơ duỗi ngón tay đồng thời cũng có xu hướng duỗi cả bàn tay.
Song cổ tay có thể giữ bất động để cho các ngón duỗi được mạnh hơn, sự bất động đó
được giữ bởi các cơ hoạt động như những cơ cố định (fixators).
- Các cơ đối kháng (antagonists) là những cơ gây những động tác ngược lại đối với các
cơ khác. Ví dụ các cơ duỗi ngón tay là đối lập với các cơ gấp ngón tay và ngược lại. Đối
kháng cũng có tác dụng riêng là kiểm soát hạn chế từ từ lực co của cơ đối lập nhằm cung
cấp những mức độ hoạt động chính xác của cơ. Do đó, những động tác rất tinh vi của
ngón tay tạo nên một phần cơ bản của kỹ năng khéo léo không phải chỉ do một loại cơ mà
còn do cả các cơ đối lập.
2. Các cơ đầu mặt cổ
2.1. Các cơ đầu mặt
Các cơ của đầu mặt bao gồm các cơ mặt, các cơ nhai, các cơ của nhãn cầu, các cơ
xương nhỏ của tai, các cơ lưỡi, các cơ khẩu cái và eo họng. Trong bài này chỉ trình bày
các cơ của mặt (các cơ bám da) và các cơ nhai.
2.1.1. Các cơ bám da
Sự phức tạp của các cơ bám da mặt là một đặc trưng của loài người để biểu hiện tình cảm
và để khép, mở các hốc tự nhiên ở mặt.
Các cơ bám da của mặt đều quây quanh các hốc tự nhiên và có 3 đặc tính:
- Có một đầu bám vào xương, mạc hoặc dây chằng, đầu kia bám vào da, khi cơ co
làm thay đổi nét mặt.
- Sắp xếp quanh các hốc tự nhiên (mắt, mũi, tai, miệng) ở vùng đầu mặt. Các cơ này
có chức năng như các cơ thắt (sphincter) và các cơ giãn (dilator). Ví dụ, cơ vòng mắt làm
nhắm mắt.
- Do thần kinh mặt vận động, khi liệt dây mặt, mặt bị liệt bên đối diện.

Hình 1.1. Các cơ bám da mặt

1. Cơ chẩm trán

2. Cơ vòng mi 3. Cơ mũi

4. Cơ nâng cánh mũi môi trên

5. Cơ tiếp lớn 6. Cơ cười 7. Cơ


tam giác môi 8. Cơ vuông cằm

9. Cơ chỏm cằm (chòm râu)

10. Cơ vòng môi 11. Cơ tiếp bé

12. Cơ nâng môi trên 13. Cơ tháp

14. Cơ mày

Theo định khu và chức năng, các cơ mặt được xếp thành 5 nhóm: cơ trên sọ, các cơ
quanh tai, các cơ quanh ổ mắt, các cơ mũi và các cơ quanh miệng. Ở mỗi bên mặt, phần
lớn các cơ của nhóm cơ quanh miệng tập trung lại và đan với nhau tại một điểm ở ngang
bên ngoài góc miệng tạo nên 1 trụ xơ- cơ chắc đặc (gọi là modiolus). Trụ này giống như
trục của một bánh xe mà các cơ tới bám chung là nan hoa.

Cơ Nguyên ủy Bám tận Động tác

Cơ trên sọ Cân trên sọ Da phía trên bờ ổ Kéo da đầu ra


(epicranius) gồm: mắt trước, nâng lông
Đường gáy trên mày, nhăn da trán (
Cơ chẩm trán có 2 xương chẩm và Cân trên sọ bụng trán)
bụng mỏm chũm xương
thái dương Kéo da đầu ra sau
Bụng trán (bụng chẩm)
Bụng chẩm Diễn tả sự ngạc
nhiên.

Cơ thái dương đỉnh Mạc thái dương, Cân trên sọ Căng da đầu
hòa lẫn với các cơ
tai ở mặt bên sọ Là cơ kém phát
triển

Các cơ quanh ổ mắt Phần ổ mắt: xương Các sợi chạy vòng Nhắm mắt
thành trong ổ mắt quanh ổ mắt (phần
Cơ vòng mắt hay ổ mắt) hoặc đi ra
cơ vòng mi (m. Phần mi mắt: dây ngoài trong 2 mí
orbicularis oculi) chằng mí trong mắt và đan với
gồm 2 phần chính nhau ở góc mắt
là phần ổ mắt và ngoài.
phần mi mắt.

Cơ cau mày hay cơ Đầu trong cung Da ở giữa vùng Kéo lông mày
mày (m. corrugator mày của xương trán lông mày xuống dưới, cau
supercilii) mày, biểu lộ sự đau
đớn

Cơ hạ mày (m. Phần mũi xương Các sợi chạy lên Kéo lông mày
depressor trán bám vào da đầu xuống dưới
supercitii) trong cung mày

Các cơ mũi: 3 cơ Mạc phủ phần dưới Da trán, giữa 2 lông Kéo góc trong lông
xương mũi mày, ở sát hoặc hòa mày xuống biểu lộ
Cơ tháp (cơ cao, cơ lẫn với bờ trong sự kiêu ngạo
mảnh khảnh) (m. bụng trán cơ chẩm-
procerus) trán

Cơ mũi (m. Phần ngang (hay cơ Cân trên các sụn Làm hẹp lỗ mũi
nasalis): gồm phần ngang mũi): từ trên mũi
ngang và phần ngoài hố răng cửa
cánh xương hàm trên
Phần cánh (cơ nở Làm mở rộng lỗ
mũi) từ rãnh mũi Da ở cánh mũi mũi

Cơ hạ vách mũi (cơ phía trên hố răng Đầu dưới vách mũi Kéo vách mũi
lá) (m. depressor cửa của xương hàm xuống dưới, góp
phần làm nở rộng lỗ
septi): trên mũi

Các cơ quanh Lớp sâu phát sinh Các sợi từ cơ nâng Làm mím môi, ép
miệng: gồm các cơ từ cơ mút bắt chéo góc miệng chạy môi vào răng, và lợi
làm rộng miệng (háở góc miệng và lớp xuống môi dưới, răng và đưa môi ra
miệng) và cơ làm nông là cơ nâng góc các sợi từ cơ hạ góc trước.
hẹp miệng miệng và cơ hạ góc miệng chạy lên môi
miệng bắt chéo ở trên để bám vào da
Cơ làm hẹp miệng: góc miệng gần đường giữa.
1 cơ Các sợi từ các cơ
Cơ vòng môi (cơ nâng môi trên, cơ
vòng miệng) (m. gò má lớn và bé, cơ
orbicularis oris) hạ môi dưới cũng
hòa lẫn vào các sợi
ngang nói trên.

Các cơ làm rộng


miệng:
Cơ mút hay cơ thổi
kèn(m. buccinator) Mặt ngoài mỏm Các sợi cơ tập trung Khi co ép má vào
huyệt răng của tại trụ xơ cơ ngoài răng và lợi răng,
xương hàm trên và góc miệng, tại đây giúp vào sự nhai và
xương hàm dưới các sợi từ phần mút. Khi trong
(ngang mức các dưới đường đan miệng chứa đầy
răng hàm lớn) và chạy chéo vào phần không khí làm hai
đường đan chân trên cơ vòng miệng, má căng phồng thì
bướm- hàm dưới (ở sợi từ phần trên cơ mút có tác dụng
giữa 2 xương) đường đan chạy ép. Đẩy khí ra qua
chéo vào phần dưới khe giữa hai môi,
cơ vòng miệng, sợi như trong trường
từ các xương hàm hợp thổi kèn.
đi thẳng vào các
môi tương ứng.

Cơ nanh hay cơ hố nanh xương hàm Trụ xơ- cơ ngoài Khi co kéo góc
nâng góc miệng (m. trên, ngay dưới lỗ góc miệng, hòa lẫn miệng lên, làm lộ
levator anguli oris): dưới ổ mắt với các cơ khác răng khi mỉm cười

Cơ tiếp lớn hay cơ Xương gò má Trụ xơ- cơ ngoài Kéo góc miệng lên
gò má lớn (m. góc miệng, hòa lẫn trên và ra ngoài
zygomaticus major) với các cơ nâng góc (cười).
miệng và cơ vòng
miệng

Cơ tiếp bé hay cơ Mặt ngoài xương Môi trên, hòa lẫn Nâng môi trên, làm
gò má nhỏ (m. gò má vào cơ vòng miệng. lộ các răng hàm
zygomaticus minor) trên

Cơ nâng cánh mũi Mỏm trán xương Chạy xuống dưới Bó ngoài nâng môi
môi trên (m. levator hàm trên chia 2 bó trên
labii superioris
alaeque nasi) Bó trong bám vào Bó trong làm nở
sụn cánh mũi lớn mũi
và da cánh mũi
Bó ngoài vào môi
trên

Cơ kéo môi sâu hay Bờ dưới ổ mắt Môi trên, giữa bó Nâng môi trên,
cơ nâng môi trên (xương hàm trên và ngoài cơ nâng cánh cùng với cơ tiếp bé
(m. levator labii xương gò má) ở mũi môi trên và cơ tạo nên rãnh mũi
superioris) ngay trên lỗ dưới ổ gò má nhỏ, hòa lẫn môi, biểu lộ sự đau
mắt với cơ vòng miệng buồn

Cơ cười (m. Mạc tuyến mang tai Trụ xơ- cơ ngoài Kéo góc miệng theo
risorius) (có thể ở cả cung góc miệng chiều ngang (cười
gò má và mạc cơ mỉm) hoặc như khi
cắn) ở trạng thái căng
thẳng.

Cơ vuông cằm hay Đường chéo xương Môi dưới Kéo môi dưới
cơ hạ môi dưới (m. hàm dưới, giữa lỗ xuống dưới và ra
depressor labii cằm và đường giữa ngoài (biểu lộ sự
inferioris) thân xương mỉa mai).

Cơ tam giác môi Đường chéo xương Trụ xơ- cơ góc Kéo góc miệng
hay cơ hạ góc hàm dưới miệng, hòa lẫn với xuống dưới và ra
miệng(m. depressor cơ vòng miệng và ngoài, biểu lộ sự
anguli oris) cơ cười đau buồn.

Cơ chòm râu hay hố răng cửa xương da cằm Khi co đưa môi
cơ cằm hàm dưới dưới lên trên, ra
trước, diễn tả sự
nghi nghờ hoặc
khinh bỉ.

Cơ ngang cằm (m. Do các thớ của hai


transversus menti) cơ hạ góc miệng ở
có khi không có 2 bên liên tiếp và
hòa hợp với nhau
trên đường giữa

Các cơ quanh tai: Mạc trên sọ Phía trước gờ luân


có 3 cơ
Cơ tai trước
Các cơ quanh tai là
Cơ tai trên Mạc trên sọ Phần trên mặt sau những cơ kém phát
loa tai triển

Cơ tai sau Mỏm chũm Lồi xoắn tai ở mặt


trong vành tai

Cơ bám da cổ Mạc phủ phần trên Bờ dưới thân xương Căng và làm nhăn
cơ ngực lớn và cơ hàm dưới, da phía da cổ. Phần trước
delta dưới của mặt của cơ góp phần
kéo hàm dưới môi
dưới và góc miệng
xuống dưới, biểu lộ
sự sợ hãi hay ngạc
nhiên

2.1.2. Nhóm cơ nhai


Là các cơ bám xương, có tác dụng vận động khớp thái dương hàm dưới, góp phần
chủ yếu vào động tác nhai. Mỗi bên có 4 cơ
Cơ thái dương (m. temporalis) bám vào hố thái dương có cân thái dương che phủ ở
mặt ngoài, xuống dưới bám vào mỏm vẹt xương hàm dưới, có tác dụng nâng hàm dưới
lên, kéo hàm ra sau, nghiến răng.
Cơ cắn (m. masseter) là một cơ dầy, bám từ 2/3 trước bờ dưới mỏm tiếp tới mặt
ngoài góc xương hàm dưới, có tác dụng nâng hàm dưới lên cao, nghiến răng.
Hình 1.2. Các cơ bám da và cơ nhai. (A. Lớp nông B. Lớp sâu)

1. Cơ thái dương 2. Cơ cắn (bó sâu) 3. Cơ cắn (bó nông)

4. Cơ mút 5. Cơ nanh 6. Cơ mút

7. Cơ chân bướm trong 8. Cơ chân bướm ngoài (bó dưới) 9. Cơ chân bướm ngoài (bó trên)

Cơ chân bướm 3.2. Cơ(m.


Hìnhngoài bámpterygoideus
da và các cơ nhailateralis)
(A. Lớp nông; B. Lớpcơ
là một sâu)
dầy, ngắn, từ cánh chân
bướm ngoài tới bám vào sụn chêm, bờ trước trong cổ lồi cầu xương hàm dưới và bao
khớp thái dương hàm. Khi cơ co đưa hàm ra trước, kéo sụn khớp ra trước, giúp động tác
xoay.
Cơ chân bướm trong (m. pterygoideus medialis) từ hố chân bướm tới bám vào mặt
trong góc xương hàm dưới. Khi co đưa hàm dưới lên trên và ra trước.
Hai cơ chân bướm bị ngăn cách nhau một vách sợi gọi là cân liên chân bướm, ở
phía sau cân này dầy lên tạo thành dây chằng bướm hàm, dây chằng này với cổ lồi cầu
xương hàm dưới giới hạn một lỗ gọi là khuyết sau lồi cầu cho động mạch hàm trong và
dây thần kinh tai thái dương đi qua.
2.2. Các cơ vùng cổ
Vùng cổ được chia làm 2 vùng: vùng cổ sau (vùng gáy) và vùng cổ trước bên.
2.2.1. Cơ vùng gáy
Gồm các cơ ở sau cột sống và các mỏm ngang, các cơ vùng này thường liên tiếp với
các cơ thành sau thân và có đặc điểm các cơ càng ở nông thì dài và rộng, các cơ ở sâu thì
ngắn và hẹp. Cơ vùng gáy xếp làm 4 lớp từ nông vào sâu.
Lớp thứ nhất có 1 cơ:
Cơ thang (m. trapezius) là cơ to nhất vùng sau, từ đường cong chẩm trên, ụ chẩm
ngoài, các mỏm gai đốt sống cổ kéo dài đến DX, tới bám vào phía ngoài xương đòn, mỏm
cùng vai, sống vai là cơ che phủ vùng gáy, một phần phía trên của lưng.
Lớp thứ hai có 2 cơ:
- Cơ gối đầu (m. spenius capitis): từ mỏm ngang CVI-ThII đến bám vào nửa ngoài
đường cong chẩm trên.
- Cơ gối cổ (m. spenius cervisis): đi từ mỏm gai ThIII-V đến mỏm ngang đốt CI-IV.
Lớp thứ ba có 4 cơ.
- Cơ bán gai (m. semi spinalis): từ mỏm ngang các đốt sống ngực và 6 đốt cổ dưới
đến bám vào mỏm gai của 6 đốt cổ dưới.
- Cơ dài đầu (m. longus capitis): từ mỏm ngang của 4 đốt sống cổ dưới tới sau mỏm
chũm.
- Cơ dài cổ (m. longus cervisis): bám từ mỏm ngang của 5 đốt sống ngực trên đến
mỏm ngang các đốt sống CIII - CIV.
- Phần cổ của cơ thắt lưng hay cơ chậu sườn cổ (m. iliocostalis cervisis): đi từ góc
sau của 6 xương sườn trên tới mỏm ngang của các đốt sống CII - CVII.
Lớp thứ tư có 4 cơ
- Cơ thẳng đầu sau to (m. rectus capitis posterior major): từ mỏm gai đốt CII tới
đường cong chẩm dưới.
- Cơ thẳng đầu sau bé (m. rectus capitis posterior minor): từ củ sau đốt đội tới phần
trong đường cong chẩm dưới.
- Cơ chéo đầu trên (m. obliquus capitis superior): từ mỏm ngang đốt đội đến xương
chẩm.
- Cơ chéo đầu dưới (m. obliquus capitis inferior): từ mỏm gai đốt trục đến mỏm
ngang đốt đội.
Tác dụng chung của các cơ vùng gáy: nếu cơ 2 bên cùng co làm ngửa đầu và ưỡn
cột sống cổ. Nếu 1 bên co làm nghiêng đầu và cổ, quay đầu.
2.2.2. Các cơ vùng cổ trước bên
Chia làm 3 nhóm và xếp theo 3 lớp:
- Lớp nông ở 2 bên cổ gồm cơ ức đòn chũm và cơ bám da cổ
- Lớp giữa ở vùng cổ trước gồm các cơ trên và dưới móng
- Lớp sâu gồm các cơ ở trước và bên cột sống, tạo thành nền vùng cổ trước bên.
* Các cơ lớp nông (ở vùng bên của cổ): có 2 cơ
- Cơ bám da cổ: do tính chất bám và thần kinh chi phối của nó, được ghép cùng với
nhóm cơ bám da mặt.
- Cơ ức đòn chũm: là một cơ lớn chạy chếch lên trên, ra sau ở mặt bên của cổ. Cơ
dày và hẹp ở phần trung tâm, rộng và mỏng ở hai đầu. Lá nông mạc cổ (lamina
superficialis) bọc chung cả cổ, ở trước tách ra làm hai trẽ bọc cơ ức đòn chũm.
+ Nguyên ủy: đầu ức (đầu trong) bám vào phần trên mặt trước cán ức, đầu đòn (đầu
ngoài) bám vào mặt trên 1/3 trong xương đòn.
+ Bám tận: vào mặt ngoài mỏm chũm và ½ ngoài đường gáy trên xương chẩm.
+ Động tác: khi co 1 bên làm nghiêng đầu về cùng bên và quay cằm lên trên về bên
đối diện. Khi co cả 2 bên làm gấp cột sống cổ hoặc nâng lồng ngực lên trên.
+ Thần kinh chi phối: thần kinh phụ và nhánh của thần kinh gai sống cổ 2.
+ Cơ ức đòn chũm giới hạn nên vùng ức đòn chũm, là 1 vùng trung gian ở giải phẫu
bề mặt định mốc bởi cơ ức đòn chũm, đi theo 1 đường chéo góc qua vùng cổ trước bên và
chia vùng đó thành 2 khu vực: khu vực tam giác cổ trước và khu vực tam giác cổ sau.
Vùng che phủ những bó mạch thần kinh quan trọng nhất của cổ, dưới cơ ức đòn chũm và
cơ vai móng là một khoang tế bào trong có bó mạch thần kinh quan trọng nhất của vùng
cổ: bó mạch thần kinh cảnh ( gồm động mạch cảnh chung, tĩnh mạch cảnh trong và dây
thần kinh X) và chuỗi hạch bạch huyết cổ sâu. Cơ ức đòn chũm là cơ tùy hành của động
mạch cảnh, và bờ trước của cơ là mốc tìm động mạch.
* Các cơ lớp giữa (ở vùng cổ trước): gồm các cơ trên móng và dưới móng
Các cơ trên móng có 4 cơ xếp làm 3 lớp
- Lớp nông có 2 cơ:
+ Cơ trâm móng (m. stylohyoideus) từ mỏm trâm đến bám vào thân xương móng ở
chỗ nối với sừng lớn bởi 1 gân tận tách làm 2 trẽ ngay trên gân gân trung gian cơ 2 bụng.
+ Cơ nhị thân hay cơ 2 bụng (m. digastricus): bụng sau bám vào xương chũm, bụng
trước bám vào xương hàm dưới (cơ trâm hàm), 2 bụng được nối với nhau bằng gân trung
gian xuyên qua chỗ bám của cơ trâm móng và được cột vào thân và sừng lớn xương
móng bởi 1 vòng sợi.
Hình 1.3. Các cơ vùng cổ trước

1. Bụng trước cơ 2 bụng

2. Cơ trâm móng

3. Xương móng

4. Cơ vai móng

5. Cơ ức đòn móng

6. Cơ ức đòn chũm

7. Cơ thang

8. Cơ ức giáp

9. Xương đòn

10. Xương ức

11. Bụng sau cơ hai bụng


- Lớp giữa có 1 cơ hàm móng (m. mylohyoideus) từ xương hàm tới xương móng.
- Lớp sâu có 1 cơ là cơ cằm móng (m. geniohyoideus). từ mỏm cằm xương hàm
dưới tới xương móng.
Tác dụng chung các cơ trên móng: kéo xương móng và đáy lưỡi lên trên hoặc hạ
thấp xương hàm dưới khi xương móng bị kéo xuống bởi các cơ dưới móng.
Cơ vùng dưới móng xếp làm 2 lớp cơ và được bọc bởi mạc các cơ dưới móng. Mạc
này gồm có 2 lá: lá nông bọc của cơ ức đòn móng, cơ vai móng. Lá sâu bọc cơ ức giáp và
cơ giáp móng.
- Lớp nông có 2 cơ
+ Cơ ức đòn móng hay cơ ức móng (m. sternohyoideus): ở dưới bám vào xương
đòn, ở trên bám vào phần trong xương móng; khi co kéo thanh quản và xương móng
xuống dưới.
+ Cơ vai móng (m. omohyoideus) là cơ nhị thân đi từ xương bả vai tới xương móng,
khi co kéo thanh quản xuống dưới và ra sau.
- Lớp sâu có 2 cơ:
+ Cơ ức giáp (m. sternot-thyroideus) ở dưới bám vào xương ức, ở trên vào sụn giáp,
có tác dụng kéo thanh quản và sụn giáp xuống dưới.
+ Cơ giáp móng (m. thyrohyoideus): từ sụn giáp tới xương móng, có tác dụng kéo
xương móng xuống dưới và nâng sụn giáp lên trên.
Các cơ vùng dưới móng giới hạn nên trám mở khí quản do 2 cơ ức đòn móng ở
nông, 2 cơ ức giáp ở sâu, ở đó khí quản nằm nông ngay dưới da. Có thể rạch ở trong trám
này để vào khí quản mà không làm tổn thương các cơ, các tạng, mạch và thần kinh.
* Các cơ lớp sâu: ở trước và 2 bên cột sống có các cơ trước sống và các cơ bậc
thang. Các cơ này được bọc bởi lá trước cột sống (lamina prevertebrali) hay lá sâu mạc
cổ.
* Các cơ trước sống gồm các cơ bám sát mặt trước các đốt sống cổ; có 4 cơ:
- Cơ thẳng đầu trước (m. rectus capitis auterior): từ khối bên đốt đội tới mặt dưới
phần nền xương chẩm.
- Cơ thẳng đầu ngoài (m. rectus capitis lateralis): từ mỏm ngang đốt đội tới mặt
dưới mỏm cảnh xương chẩm.
- Cơ dài cổ (m. longus colli): nằm trước cổ và ngực trên, gồm 3 phần:
+ Phần chéo dưới: từ mặt trước ThI- II- III đến củ trước mỏm ngang CV- VI
+ Phần chéo trên: từ củ trước mỏm ngang CIII-IV-V đến cung trước đốt đội.
+ Phần thẳng: từ phía trước thân 3 đốt ngực trên và 3 đốt cổ dưới đến bám vào
thân trước 3 đốt CII-III-IV
- Cơ dài đầu (m. longus capitis): từ củ trước mỏm ngang đốt C III-CVI đến mặt dưới
phần nền xương chẩm.
Tác dụng chung của các cơ là gấp cổ và nghiêng cổ về một bên.
* Các cơ bên cột sống có 3 cơ bậc thang (trước - giữa - sau), 3 cơ trên đều bám vào
mỏm ngang các đốt sống cổ xuống dưới:
- Cơ bậc thang trước (m. scalenus anterior) bám vào củ cơ bậc thang trước của
xương sườn I (củ Lisfrand).
- Cơ bậc thang giữa (m. scalenus medius) bám vào xương sườn I sau cơ bậc thang
trước.
- Cơ bậc thang sau (m. scalenus posterior) bám vào xương sườn II.
Chỗ bám tận cơ bậc thang trước và giữa giới hạn lên một khe để cho động mạch
dưới đòn và các thân thần kinh của đám rối cánh tay đi qua vào nách. Tác dụng gấp và
xoay nhẹ cột sống cổ, nâng xương sườn I, II lên trên.
3. Các cơ thân mình
Các cơ thân mình là phần mềm bao quanh xương thân mình được chia ra thành các
nhóm: cơ thành sau thân; cơ thành ngực trước bên; cơ thành bụng trước bên; cơ hoành và
các cơ đáy chậu. Riêng cơ đáy chậu không mô tả ở phần này mà mô tả cùng các tạng
trong chậu hông bé
3.1.Các cơ của ngực (musculi thoracis)
Các cơ ở thành ngực có thể sắp xếp thành 3 nhóm, ngoài ra còn có cơ hoành
- Nhóm nông: gồm các cơ nằm ở mặt ngoài các xương sườn.
- Nhóm giữa: gồm các cơ nằm ở giữa các xương sườn, trong khoang gian sườn.
- Nhóm sâu: trong ngực gồm các cơ nằm ở mặt trong xương sườn.
- Cơ hoành tạo nên thành dưới lồng ngực, ngăn cách lồng ngực và ổ bụng.
3.1.1. Nhóm nông
- Ở thành trước lồng ngực gồm các cơ ngực lớn, ngực bé, cơ dưới đòn và cơ răng
trước. (xem lại phần Giải phẫu đại cương).
- Ở thành sau lồng ngực: các cơ đã được mô tả cùng các cơ ở lưng. Ngoài ra bám
vào lồng ngực phía lưng còn có các cơ nâng sườn (m.levatores costarum). Mỗi bên có 12
cơ nâng sườn bám vào đầu các mỏm ngang của đốt sống cổ 7 và 11 đốt ngực trên, chạy
chếch xuống dưới và ra ngoài song song với bờ sau các cơ gian sườn ngoài để bám tận
vào xương sườn ở dưới. Tùy theo chỗ bám tận mà chia thành:
+ Các cơ nâng sườn ngắn: bám tận ở bờ trên và mặt ngoài xương sườn ở ngay dưới.
+ Các cơ nâng sườn dài: gồm 4 cơ nâng sườn dưới cùng, bám tận chia thành 2 bó: 1
bó bám vào xương sườn ở ngay dưới và 1 bó bám vào xương sườn thứ hai ở thấp hơn.
+ Các cơ nâng sườn được chi phối bởi các nhánh tách từ ngành sau của thần kinh
sống ngực tương ứng.
+ Động tác: nâng xương sườn, làm xoay và gấp cột sống sang bên.
Hình 1.4. Các cơ thành ngực sau
1. Các cơ xoay cổ 2. Cơ gian gai cổ

3. Cơ nâng sườn 4,5. Các cơ xoay nâng ngực

6,7. Cơ nâng sườn ngắn và dài

8. Cơ gian gai thắt lưng 9. Gân và cơ ngang bụng

10. Mạc ngực- thắt lưng

11. Cơ nhiều chân 12. Cơ bán gai ngực

13. Cơ gian sườn ngoài 14. Mỏm gai ĐS cổ 7

3.1.2. Nhóm giữa


Gồm các cơ gian sườn xếp làm 3 lớp từ nông vào sâu:
- Các cơ gian sườn ngoài: Mỗi bên có 11 cơ, mỗi cơ căng giữa 2 xương sườn liên
tiếp đi từ lồi củ sườn ở phía sau tới đầu ngoài sụn sườn ở phía trước, trước đó cơ được
thay thế bởi màng gian sườn ngoài là 1 lá cân tiếp tục kéo dài đến tận xương ức. Ở phía
sau lồng ngực, các thớ của cơ gian sườn ngoài chạy chếch xuống dưới ra ngoài, còn phía
trước thì chạy xuống dưới ra trước và vào trong.

Hình 1.5 Các cơ thành ngực trước (nhìn trong)


1. Bó mạch TK gian sườn

2. Các cơ gian sườn trong

3. Các cơ gian sườn trong cùng

4. Cơ hoành

5. Cơ ngang ngực

6. ĐM và TM ngực trong

- Các cơ gian sườn trong: cũng có 11 cơ nằm trong khoang gian sườn kép dài từ bờ
bên xương ức ở phía trước tới góc sườn ở phía sau. Sau đó cơ liên tiếp với một lá cân kéo
dài tới tận đầu sau khoang gian sườn gọi là màng gian sườn trong. Các thớ cơ gian sườn
trong đi ra từ đáy rãnh dưới sườn và bờ dưới sụn sườn trên, chạy chếch xuống dưới ra sau
để bám tận vào bờ trên xương và sụn sườn dưới.
- Các cơ gian sườn trong cùng: nằm sâu nhất, bám vào mặt trong của hai xương
sườn liền kề, các thớ cơ chạy cùng hướng với thớ cơ gian sườn trong.
- Các cơ gian sườn được chi phối bởi các nhánh của thần kinh gian sườn tương ứng.
- Động tác: cơ gian sườn ngoài là cơ nâng xương sườn lên, cơ gian sườn trong và
trong cùng làm hạ thấp xương sườn.
3.1.3. Nhóm sâu: gồm 2 cơ: cơ dưới sườn và cơ ngang ngực
- Các cơ dưới sườn (m. Subcostales):mỗi cơ đi từ mặt trong một xương sườn gần
góc sườn chạy xuống dưới bám tận vào mặt trong xương sườn thứ 2 hoặc thứ 3 dưới nó.
Các cơ dưới sườn có tác dụng hạ thấp xương sườn.
- Cơ ngang ngực (m.transversus thoracis): cơ này nằm trên mặt trong thành trước
lồng ngực. Nó bám vào 1/3 dưới mặt sau thân xương ức, mỏm mũi kiếm và mặt sau của 3
hay 4 sụn sườn của các xương sườn thật bên dưới, sau đó các thớ cơ chạy tỏa lên trên và
sang bên tạo nên nhiều bó bám tận vào bờ dưới và mặt trong các sụn sườn 2, 3, 4, 5 và 6.
Động tác kéo các sụn sườn xuống dưới.
Về định khu, thành ngực trước bên có 3 lớp: lớp ngoài, lớp giữa xương (hay lớp
gian sườn) và lớp trong xương.
* Lớp ngoài: từ nông vào sâu:
- Da: dày và rất di động, trừ ở vùng trước xương ức.
- Lớp mỡ: dày mỏng tùy từng nơi, ở phụ nữ trong lớp mỡ vùng trước ngực còn có 2
tuyến vú phát triển.
- Tổ chức dưới da và mạc nông: trong lớp tổ chức dưới da có các nhánh nông của
các động mạch ngực trong, động mạch ngực ngoài và các động mạch gian sườn, các tĩnh
mạch nông đi kèm các động mạch , các nhánh bì của thần kinh gian sườn.
- Các cơ: phía trước có cơ ngực to ở nông, các cơ dưới đòn, cơ ngực bé và một phần
nguyên ủy cơ thẳng bụng ở sâu.
* Lớp giữa hay lớp gian sườn: gồm khung xương của lồng ngực và các khoang gian
sườn.
Các lớp của khoang gian sườn từ nông vào sâu gồm:
- Cơ gian sườn ngoài và các cơ nâng sườn.
- Màng gian sườn ngoài: ở đầu sau khoang gian sườn, màng tách đôi để bao bọc bó
mạch thần kinh gian sườn. Ở đầu trước, màng nằm giữa cơ gian sườn ngoài và cơ gian
sườn trong.
- Cơ gian sườn trong.
- Màng gian sườn trong: dày ở trên, mỏng ở dưới, phần dày liên quan với rãnh sườn
và bó mạch thần kinh gian sườn.
Cơ gian sườn trong cùng và cơ dưới sườn.
* Lớp trong hay lớp dưới xương: gồm có mạc nội ngực, cơ ngang ngực và phế mạc
thành là lớp trong cùng.

Hình 1.6. Cấu tạo thành ngực trước bên

1. Xương ức

2. ĐM ngực trong

3. Cơ gian sườn ngoài

4. Cơ gian sườn trong

5. Cơ gian sườn trong cùng

6. Bó mạch TK gian sườn

7. Màng gian sườn trong


3.1.4. Cơ hoành
* Đại cương
Cơ hoành (dcaphragma) là một cơ rộng, dẹt, nằm ngăn cách giữa lồng ngực và ổ
bụng, giống như một cái vung úp lên ổ bụng hình vòng cung gọi là vòm hoành, ở giữa
lõm do ấn tim tạo nên, bên phải ngang với khoang liên sườn 4, bên trái ngang với
khoang liên sườn 5.
- Về cấu tạo: cơ hoành được coi như nhiều cơ nhị thân hợp lại, 2 đầu là cơ, bám vào
lỗ dưới của lồng ngực, còn giữa là gân tạo nên tâm hoành.
- Cơ hoành có nhiều lỗ để cho các tạng và mạch máu, thần kinh từ ngực xuống bụng
hoặc từ bụng lên ngực là nơi có thể xảy ra thoát vị hoành.
* Cách bám của cơ hoành (chu vi hoành)
Chia 3 đoạn.
- Đoạn cột sống
Gồm có các thớ cơ bám vào cột sống tạo nên 2 cột trụ chính và 2 cột trụ phụ.
Cột trụ chính bên phải là một bản gân cơ dẹt bám vào mặt trước thân đốt sống thắt
lưng II, III.
Cột trụ chính bên trái là 1 bản gân dầy bám vào mặt trước thân đốt sống thắt lưng II
(LII).
Cả 2 cột trụ chính trên cùng với cột sống giới hạn nên một lỗ, lỗ này có các sợi bắt
chéo bên nọ sang bên kia chia làm 2 lỗ nhỏ: Lỗ động mạch chủ ở sau, lỗ thực quản ở
trước.
Hai cột trụ phụ mảnh hơn, nằm ngoài cột trụ chính tới bám vào mặt bên đốt sống LII.
Hình 1.7. Cơ hoành (mặt dưới)
1. Mỏm mũi kiếm 2. Phần ức

3. Trung tâm gân 4. Lỗ thực quản

5. D/c cung giữa 6. D/c cung trong

7. Dây chằng cung ngoài

8. Trụ trái 9. Trụ phải

10. Cơ thắt lưng lớn 11. Cơ vuông thắt lưng

12. Tam giác thắt lưng sườn

13. Lỗ tĩnh mạch chủ dưới

14. Tam giác ức sườn


* Đoạn sườn
Gồm các thớ cơ bám vào các sụn sườn tạo thành các cung sợi có 4 cung chính.
- Cung thắt lưng sườn trong (cung cơ thắt lưng) bám từ mặt bên đốt sống thắt lưng
II tới mỏm ngang của đốt sống thắt lưng I.
- Cung thắt lưng sườn ngoài (cung cơ vuông thắt lưng) bám từ mỏm ngang đốt
sống thắt lưng I tới xương sườn XII.
- Hai cung liên sườn: từ xương sườn XII đến xương sườn XI và từ xương sườn XI
đến xương sườn X.
Ngoài ra còn có các thớ cơ bám thẳng vào 6 xương sườn cuối bởi 6 bó.
* Đoạn ức
Gồm các thớ cơ bám vào mặt sau xương ức.
* Tâm hoành
Là phần gân nằm ở giữa cơ hoành, có 3 lá: lá trước rộng hơi lệch sang trái, còn 2 lá
bên thì dài.
* Các lỗ cơ hoành
Cơ hoành gồm có các lỗ chính sau.
- Lỗ tĩnh mạch chủ dưới: nằm giữa lá phải và lá trước cấu tạo bởi những thớ sợi
không co giãn có đường kính 3 cm.
- Lỗ động mạch chủ: nằm ở trước cột sống, do 2 cột trụ chính tạo thành, cấu tạo bởi
các sợi không co giãn, đường kính 4 - 5 cm, rộng 1,5 cm chui qua lỗ động mạch chủ còn
có ống ngực (là một ống bạch huyết).
- Lỗ thực quản: nằm trước lỗ động mạch chủ, cấu tạo bởi các sợi cơ nên co dãn
được, đường kính dài 3 cm, đường kính ngắn 1 cm, chui qua lỗ thực quản còn có 2 dây
thần kinh X, các động mạch hoành các nhánh nối của tĩnh mạch cửa với tĩnh mạch chủ
dưới.
- Ngoài các lỗ chính, cơ hoành còn có các khe nhỏ.
+ Mỗi trụ trái và phải của cơ hoành thường tách thành 3 phần 2 khe dọc, qua khe
phía trong có thần kinh tạng lớn và bé còn qua khe phía ngoài có chuỗi hạch giao cảm và
tĩnh mạch đơn lớn (bên phải), tĩnh mạch bán đơn (bên trái).
+ Qua khe ức sườn có bó mạch thượng vị trên
3.2. Các cơ thành sau thân
Lấy các mỏm ngang làm mốc, cơ thành sau thân người chia làm 3 nhóm. (nguyên
ủy, bám tận các cơ xem phần Giải phẫu đại cương).
3.2.1. Nhóm cơ sau bình diện các mỏm ngang : từ nông vào sâu xếp làm 4 lớp:
- Lớp nông có 2 cơ.
+ Cơ thang
+ Cơ lưng to (lưng rộng)
- Lớp giữa có 2 cơ
+Cơ góc (cơ nâng vai)
+ Cơ trám (cơ thoi)
- Lớp cơ sâu có 2 cơ nằm sát xương sườn:
+ Cơ răng bé sau trên
+ Cơ răng bé sau dưới

Hình 1.8. Các cơ thành sau thân

1. Cơ trám

2. Cơ răng bé sau trên

3. Cơ trên sống 4. Cơ delta

5. Cơ tam đầu cánh tay

6. Cơ răng bé sau dưới

7. Cơ rộng ngoài

8. Cơ mông lớn 9. Mào chậu

10. Tam giác thắt lưng

11. Cơ lưng rộng

12. Khối cơ dựng sống

13. Cơ tròn to 14. Cơ thang


- Lớp cơ sâu nhất gồm các cơ nằm trong rãnh sống, chạy dọc từ vùng cổ đến xương
cùng gồm có cơ cùng thắt lưng, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ liên gai, cơ gai gai, vv…
Riêng 3 cơ: cơ cùng thắt lưng, cơ lưng dài, cơ ngang gai hợp lại với nhau thành 1 khối
khó tách ra được gọi là khối cơ dựng sống (khối cơ chung), nằm trong rãnh cột sống kéo
dài từ xương cùng đến tận nền sọ. Tác dụng duỗi các đốt sống khi cúi đầu, nếu co quá
mạnh ưỡn người ra sau.
3.2.2. Nhóm cơ cùng bình diện với mỏm ngang
- Các cơ liên mỏm ngang nằm giữa các mỏm ngang.
- Cơ vuông thắt lưng
3.2.3. Nhóm cơ trước bình diện mỏm ngang
Chỉ thấy ở thành bụng sau, có một cơ là cơ thắt lưng chậu. Cơ này có 2 phần:
- Phần thắt lưng có 2 cơ:
+ Cơ thắt lưng lớn
+ Cơ thắt lưng bé
- Phần chậu
Cả 2 phần hợp thành cơ thắt lưng chậu xuống tụm lại rồi chui dưới dây chằng bẹn
xuống đùi bám vào mấu chuyển nhỏ xương đùi.

Hình 1.9. Các cơ trước bình diện mỏm ngang


1. Cơ hoành 2. Cơ ngang bụng

3. Mào chậu

4. Cơ thắt lưng bé 5. Cơ thắt lưng


lớn

6. Dây chằng bẹn

7. Cơ chậu 8. Cơ chéo bụng trong

9. Cơ chéo bụng ngoài

10. Cơ vuông thắt lưng

11. Lá phải tâm hoành


* Mạc ngực thắt lưng : Mạc ngực thắt lưng (fascia thoracolumbalis) là một lá mạc
chắc, ở trên liên tiếp với mạc gáy. Ở vùng ngực phủ các cơ dựng cột sống, ở phía trong
bám vào mỏm gai các đốt sống ngực và ở phía ngoài bám vào các góc xương sườn.
Ở vùng thắt lưng, mạc này được chia thành 3 lá:
- Lá sau bám vào mỏm gai các đốt sống thắt lưng và các đốt sống cùng.
- Lá giữa ở trong bám vào đỉnh các mỏm ngang của các đốt sống thắt lưng và dây
chằng gian gai, ở dưới bám vào mào chậu, ở trên bám vào bờ dưới xương sườn 12 và dây
chằng thắt lưng sườn.
- Lá trước phủ cơ vuông thắt lưng, ở phía trong bám vào mặt trước mỏm ngang các
đốt sống thắt lưng, ở dưới lá trước bám vào dây chằng chậu thắt lưng và phần sau mào
chậu, ở trên lá này tạo nên cung thắt lưng sườn ngoài.
Các lá sau và giữa hợp với nhau dọc theo bờ ngoài cơ dựng gai rồi lại dính tiếp với
lá trước dọc theo bờ ngoài cơ vuông thắt lưng. Từ đó 3 lá của mạc ngực thắt lưng tạo nên
gân của cơ ngang bụng.
3.3. Các cơ thành bụng trước bên
Nhìn chung các cơ thành bụng trước bên gồm các cơ, cân, mạc ngang bụng tạo
thành 1 vành đai quây lấy mặt trước bên ổ bụng, mỗi bên có 2 cơ thẳng, 3 cơ rộng.
3.3.1. Các cơ rộng bụng: có 3 cơ xếp thành 3 lớp, từ nông vào sâu.
- Cơ chéo to hay cơ chéo bụng ngoài (m. obliquus externus abdominis): là cơ nông
nhất của thành bụng trước bên
+ Nguyên ủy: cơ bám vào mặt ngoài và bờ dưới 7 xương sườn bởi 7 chẽ cơ trong
đó có 3 chẽ xen kẽ với các bó nguyên ủy của cơ răng trước, các bó trên còn bám vào các
sụn sườn tương ứng.
+ Đường đi và bám tận: từ nguyên ủy, các thớ sau chạy gần thẳng đứng xuống dưới,
bám vào mép ngoài nửa trước mào chậu.
Các thớ giữa và trên chạy chếch xuống dưới, ra trước và vào trong, tới gần bờ
ngoài cơ thẳng bụng tận hết bởi 1 lá cân mỏng gọi là cân cơ chéo bụng ngoài. Phần trên
của cân hướng xuống dưới và vào trong, phủ phía trước cơ thẳng bụng và tận hết ở đường
giữa, đan xen với các thớ cân bên đối diện tạo nên đường trắng đi từ mỏm mũi kiếm tới
khớp mu.
Phần dưới của cân bám vào bờ trên khớp mu, mào mu, củ mu và dây chằng bẹn.
Dây chằng bẹn là một dải sợi dày, tạo nên bởi những sợi dưới ngoài của cân, uốn cong
hình lòng máng căng từ gai chậu trước trên đến củ mu. Một số sợi ở phần trong của dây
chằng bẹn quặt xuống dưới bám vào mào lược xương mu tạo nên dây chằng khuyết (dây
chằng Gimbernat)
Cung đùi (dây chằng bẹn): là một thừng sợi chạy hơi chếch xuống dưới, căng từ gai
chậu trước trên tới gai mu. Cung tạo nên bởi 2 loại thớ sợi: thớ của cân cơ chéo to và thớ
riêng.
- Thớ riêng căng từ gai chậu đến gai mu, còn gọi là dây chằng bẹn Haller.
- Thớ của cân cơ chéo to vòng quanh ở phía dưới các thớ riêng để tạo nên dải chậu
mu. Một số thớ sợi của cân cơ chéo to quặt xuống dưới ra sau bám vào mào lược gọi là
dây chằng khuyết (dây chằng Gimbernat). Chỗ bám của cung này vào mào lược dày lên
gọi là dây chằng Cooper. Dây Gimbernat, dây Cooper và cung đùi Falow viền quanh một
lỗ, ở đây hay xảy ra thoát vị đùi, 3 dây này khó giãn nên làm thoát vị đùi dễ bị nghẹt.
Các sợi dưới trong của cân cơ chéo bụng ngoài bám vào xương mu bởi hai trụ: trụ
ngoài bám vào củ mu, trụ trong mỏng hơn bám vào khớp mu và đan xen với các sợi của
trụ trong cơ bên đối diện. Khi bám vào củ mu, trụ ngoài tách ra một dải sợi quặt ngược
lên trên và vào trong, ở sau trụ trong tới đường giữa, đan xen với các sợi tương đương từ
bên đối diện ở đường trắng. Dải sợi này được gọi là dây chằng phản hồi (ligamentum
reflexum) hoặc dây chằng phản chiếu. Hai trụ trong và ngoài giới hạn một khoang hình
tam giác được làm tròn lại ở phía trên bởi các sợi gian trụ và ở phía dưới bởi dây chằng
phản hồi, được gọi là lỗ bẹn nông.
Hình 1.11. Bám tận của cơ chéo to

1. Thớ liên trụ 3. Cột trụ sau

2. Cột trụ trong 4. Cột trụ ngoài

- Cơ chéo bé hay cơ chéo bụng trong (m. obliquus internus abdominis): là một cơ
rộng nằm dưới cơ chéo ngoài.
+ Nguyên ủy: các thớ cơ bám vào
2/3 ngoài bờ trên dây chằng bẹn;
2/3 trước mào chậu
Mạc ngực thắt lưng.
+ Đường đi và bám tận: các thớ cơ tỏa hình quạt:
Các sợi sau chạy lên trên, ra ngoài bám vào bờ dưới của 3 hay 4 xương sườn dưới
và liên tiếp với các cơ gian sườn trong.
Các sợi từ dây chằng bẹn chạy cong xuống dưới, vào trong và trở thành cân, hợp
với phần cân tương ứng của cơ ngang bụng, bám vào mào xương mu và phần trong của
mào lược tạo nên liềm bẹn (falx inguinalis) hay gân kết hợp.
Các sợi ở phần giữa của cơ tỏa chếch lên trên ra trước tận hết bởi một cân rộng chạy
vào trong. Khi tới bờ ngoài của cơ thẳng bụng thì ở 2/3 trên cân tách thành 2 lá phủ mặt
trước và mặt sau cơ thẳng bụng, rồi hợp lại với nhau ở đường trắng giữa. Ở 1/3 dưới cân
không tách đôi mà cùng chạy ở phía trước cơ thẳng bụng để tận hết ở đường trắng.
Hình 1.12. Các cơ rộng bụng (nhìn phía bên)
A. cơ chéo bụng ngoài; B. cơ chéo bụng trong ; C. cơ ngang bụng

1. Xương sườn VI 5. Xương mu 9. Xương sườn VII

2. Mào chậu 6. Xương sườn X 10. Cơ thẳng bụng

3. Dây chằng bẹn 7. Cơ bìu (bó ngoài) 11. Mạc bọc cơ thẳng bụng

4. Vòng bẹn nông 8. Cơ bìu (bó trong) 12. Mạc ngực thắt lưng

- Cơ ngang bụng (m. transversus abdominis) là một cơ dẹt ở sâu nhất của thành
bụng trước bên
+ Nguyên ủy: cơ bám vào: mặt trong 6 xương sườn dưới (đan xen với chỗ bám vào
xương sườn của cơ hoành), mạc ngực thắt lưng (từ mào chậu tới xương sườn 12), 2/3
trước mép trong mào chậu, 1/3 ngoài dây chằng bẹn.
+ Đường đi và bám tận: từ nguyên ủy, các thớ cơ chạy ngang vào trong và tận hết
bởi một lá cân. Riêng phần bám vào dây chằng bẹn ở dưới cùng chạy cong xuống dưới và
vào trong cùng với các thớ của cơ chéo bụng trong tạo nên liềm bẹn hay gân kết hợp.
Phần lớn các thớ cân tiếp tục chạy ngang vào trong, tới bờ ngoài cơ thẳng bụng thì
2/3 trên chạy ở sau cơ thẳng bụng, 1/3 dưới chạy ở trước cơ thẳng bụng để cuối cùng bám
tận ở đường trắng giữa.
Tác dụng chung của các cơ rộng bụng khi co làm tăng áp lực ổ bụng, đẩy cơ hoành
lên trên, đều là cơ thở ra.
3.3.2. Cơ thẳng bụng (m. rectus abdomins): ở giữa, gồm có 2 cơ.
- Cơ thẳng to và bao cơ thẳng to
+ Nguyên ủy: bám vào 3 sụn sườn và đầu trước các xương sườn V, VI, VII, các thớ
trong cùng còn bám vào mỏm mũi kiếm.
+ Đường đi và bám tận: từ nguyên ủy, các thớ cơ chạy thẳng đi dọc hai bên đường
trắng giữa tới bám vào mào xương mu bởi 2 bó: bó trong đan chéo với bó trong cơ bên
đối diện; bó ngoài tách ra 1 chẽ tạo thành dây chằng Halles tới bám vào gai mu. Ở mặt
trước cơ thẳng to, có 3 đến 5 dải ngang, chia cơ thành nhiều múi.
Hình 1.10. Cơ thẳng bụng

1. Xương sườn V

2. Gân ngang

3. Cơ thẳng bụng

4. Lá trước bao cơ thẳng bụng

5. Cơ tháp

Bao cơ thẳng to: cơ thẳng to được bọc trong một bao do các cân của các cơ chéo
bụng ngoài, chéo bụng trong, cơ ngang bụng khi bám tận vào đường giữa bụng tạo nên.
Bao gồm hai lá trước và sau cấu tạo khác nhau ở 2/3 trên và 1/3 dưới cơ.
+ Lá trước (lamina anterior) ở 2/3 trên được tạo nên bởi cân cơ chéo bụng ngoài, lá
trước của cân cơ chéo bụng trong. Ở 1/3 dưới lá trước do cân của 3 cơ rộng bụng tạo nên.
+ Lá sau (lamina posterior) chỉ có ở 2/3 trên, được tạo nên bởi lá sau cân cơ chéo
bụng trong và cân cơ ngang bụng. Ở 1/3 dưới của cơ thẳng bụng, lá sau không có, cân
của cả 3 cơ rộng bụng đều chạy ở trước cơ thẳng bụng.
Do đó bờ dưới của lá sau bao cơ thẳng bụng ở ranh giới giữa 2/3 trên và 1/3 dưới cơ
tạo nên một đường cong lõm xuống dưới gọi là đường cung (linea arcuata). Ở dưới
đường cung mặt sau cơ thẳng bụng liên quan trực tiếp với mạc ngang.
Hình 1.13. Cách bám tận của các cơ rộng bụng ở đường trắng

A. Cắt ngang trên rốn B. Cắt ngang dưới


rốn

1. Cơ chéo bé 2. Cơ chéo to

3. Cơ ngang bụng 4. Mạc ngang bụng


- Cơ tháp là 1 cơ nhỏ nằm áp vào mặt trước và phía dưới cơ thẳng to, tăng cường
cho cơ này, có khi có khi không.
3.3.3.Các đường trắng: ở thành bụng trước bên có 3 đường trắng: đường trắng giữa
là một đường thớ nằm giữa hai cơ thẳng bụng, đi từ mũi kiếm của xương ức tới bờ trên
khớp mu do cân của các cơ chéo và cơ ngang bụng tạo thành, ít mạch máu thần kinh;
giữa đường trắng có rốn. Hai đường trắng bên nằm ngoài cơ thẳng to.
Rốn là một vết sẹo hình nhẫn phủ bởi một lớp da nhăn nhúm ở điểm giữa đường
trắng, đây là nơi dây rau chui qua lúc bào thai.
Phần trên rốn đường trắng rộng nên thuận lợi cho phẫu thuật khi rạch đường giữa,
phần dưới rốn của đường trắng rất hẹp và có cả các sợi của hai cơ thẳng đan xen, nên khó
rạch đường giữa.
3.3.4. Động tác của các cơ thành bụng trước bên
- Giữ cho các tạng trong ổ bụng giữ vững được vị trí của mình. Các cơ thành bụng
trước bên làm cho thành bụng chắc chắn nhưng đàn hồi, cơ thẳng to là phương tiện chính
để chống và dựng thành bụng. Các cơ thẳng được coi như các dải dọc, đai ngang là các
cơ rộng bụng. Nếu các cơ thành bụng yếu, bụng sẽ phệ.
- Khi lồng ngực và chậu hông cố định, sự co tích cực của các cơ thành bụng trước
bên gây nên một lực ép vào các tạng trong ổ bụng, đóng vai trò quan trọng trong việc thở
ra, giúp cho việc tống phân từ trực tràng và nước tiểu từ bàng quang ra ngoài, đẩy thai từ
tử cung khi sinh đẻ, đồng thời cũng góp phần quan trọng vào việc đẩy các chất chứa
trong dạ dày ra ngoài khi nôn. Các động tác trên thực hiện được chủ yếu do các cơ chéo
bụng.
- Các cơ thành bụng trước còn đóng vai trò quan trọng trong thai nghén và sinh đẻ. Các
cơ khoẻ sẽ giúp ích nhiều cho lúc rặn đẻ, nếu cơ yếu ngôi thai có thể xoay thành những
ngôi không thuận tiện. Ngoài ra cần phải luyện tập để thành bụng khỏi sệ và tránh để ruột
không bị thoát vị ở các điểm yếu của thành bụng.

3.4. Ống bẹn


3.4.1. Đại cương
Định nghĩa: ống bẹn là 1 khe xẻ giữa các lớp cơ của thành bụng trước bên. Ở nam
ống bẹn là đường di chuyển của tinh hoàn từ bụng xuống bìu trong thời kỳ phôi thai nên
qua ống bẹn của nam giới có thừng tinh đi qua, còn ở nữ có dây chằng tròn.
Vị trí giới hạn: ống bẹn nằm trong vùng bẹn bụng, vùng này được giới hạn: trên là
đường kẻ liên gai chậu trước trên, dưới ứng với nếp lằn bẹn, trong là bờ ngoài cơ thẳng
to. Ống bẹn dài từ 4 - 6 cm và chiếm nửa trong của đường kẻ từ củ mu đến phía trong gai
chậu trước trên 1 cm.
Vì ống bẹn là 1 đường xẻ chếch từ sâu ra nông, từ trên xuống dưới và từ ngoài vào
trong nên chiều dài ống bẹn khác với chiều dầy của thành bụng. Đây là điểm yếu của
thành bụng, gây ra thoát vị bẹn và hay gặp ở nam giới.
3.4.2. Mô tả
Cấu tạo của ống bẹn chính là cấu tạo các lớp thành bụng, trên thiết đồ cắt nằm
ngang qua ống bẹn song song với dây chằng bẹn từ nông vào sâu gồm có:
- Da, tổ chức tế bào dưới da (trong lớp này có các nhánh mạch thần kinh nông).
- Cân cơ chéo bụng ngoài: chỗ bám vào cung đùi tạo dải chậu mu, phần bám vào
gai háng tạo nên 3 cột trụ để giới hạn nên lỗ bẹn nông.
- Gân kết hợp: do cân cơ chéo bé và cơ ngang bụng tạo thành.
- Mạc ngang bụng: ở trên mỏng, ở dưới dầy, là một tấm cân phủ phía sau các cơ
rộng bụng. Khi nó chui vào lỗ sâu của ống bẹn bọc quanh thừng tinh, tạo nên bao thớ
thừng tinh ở trong ống bẹn. Mạc ngang bụng chịu áp lực lớn của ổ bụng do đó còn được
tăng cường bởi 3 dây chằng:
+ Dải chậu mu do các thớ gân cơ chéo to;
+ Dây chằng Halles là một chẽ sợi của cơ thẳng to, chạy xuống bám vào mào lược
xương mu;
+ Dây chằng Hessellbach: gồm các thớ sợi đi từ cung Douglass tới lỗ sâu của ống
bẹn quặt ngược lên trên từ trong ra ngoài đỡ lấy thừng tinh (dây chằng tròn tử cung).
Hình 1.14. Thiết đồ cắt dọc ống bẹn (song song với dây chằng bẹn)

1. Dây chằng Heller 7.Dâychằng 13. cân cơ chéo to


Hessellbach
2. Dây treo bàng quang 14. Mạc nông
8. Bó mạch thượng vị
3. Cơ thẳng to 15. Cơ bìu ngoài
9. Phúc mạc
4. Tổ chức mỡ dưới da 16. Bao thớ thừng tinh
10. Mạc ngang bụng
5. Gân kết hợp 17. Cơ bìu trong
11. Cơ ngang bụng
6. Thừng đ/mạch rốn 18. Cân rốn trước bàng
12. Cơ chéo bé quang
- Phúc mạc là một màng mỏng lót mặt trong thành bụng. Khi tới cung đùi thì quặt
lên ra sau phủ lên hố chậu, chỗ quặt lên này phúc mạc giới hạn với mạc ngang bụng ở
trước, cân chậu ở sau dưới 1 khoang chứa mỡ gọi là khoang Bogros. Trong tổ chức ngoài
phúc mạc có 3 thừng sợi đội lên; tính từ trong ra ngoài là: dây treo bàng quang, thừng
động mạch rốn, động mạch thượng vị dưới .
+ Dây chằng rốn giữa (còn gọi là dây treo bàng quang) đi từ đỉnh bàng quang đến
rốn. Đây là di tích của ống niệu nang trong thời kỳ phôi thai.
+ Dây chằng rốn trong (thừng động mạch rốn) là phần tắc của động mạch rốn sau
khi sinh.
+ Động mạch thượng vị dưới là nhánh của động mạch chậu ngoài chạy vòng lên qua
bờ trong vòng bẹn sâu, theo dây chằng gian hố tới bờ ngoài cơ thẳng bụng.
Các thành phần trên đội phúc mạc thành 3 nếp: nếp rốn giữa, nếp rốn trong, nếp rốn
ngoài. Giữa 3 nếp trên, phúc mạc bị lõm xuống tạo nên các hố bẹn và từ trong ra ngoài có
3 hố bẹn.
- Hố bẹn trong (hố trên bàng quang): nằm giữa dây treo bàng quang và thừng động
mạch rốn. Là nơi ít xảy ra thoát vị.
- Hố bẹn giữa: nằm giữa thừng động mạch rốn và động mạch thượng vị dưới, là nơi
yếu nhất của thành bụng, nơi hay gây ra thoát vị trực tiếp.
- Hố bẹn ngoài: nằm phía ngoài dây chằng Hessellbach và động mạch thượng vị
dưới, tương ứng với lỗ bẹn sâu, nơi xẩy ra thoát vị bẹn gián tiếp.
* Các thành của ống bẹn: trên thiết đồ cắt ngang ống bẹn song song với tĩnh mạch
đùi, ống bẹn có 4 thành.
- Thành trước: da, tổ chức tế bào dưới da, cân cơ chéo bụng ngoài, một phần nhỏ ở
phía ngoài bởi cân cơ chéo bụng trong (chỗ cơ này bám vào 2/3 ngoài dây chằng bẹn).
- Thành trên: thành trên ống bẹn được tạo nên bởi bờ dưới của cơ chéo bụng trong
và cơ ngang bụng. Khi bờ dưới của hai cơ này dính vào nhau thì tạo nên liềm bẹn (gân
kết hợp).
Ở phía ngoài khi bám vào dây chằng bẹn, cơ chéo bụng trong bám vào 2/3 ngoài,
còn cơ ngang bụng chỉ bám vào 1/3 ngoài dây bẹn, do vậy có 1 phần của cơ chéo bụng
trong tham gia tạo nên thành trước ống bẹn. Từ dây chằng bẹn, bờ dưới hai cơ này chạy
vòng lên trên ôm lấy thừng tinh (hay dây chằng tròn ở nữ) rồi dính với nhau tạo nên liềm
bẹn. Ở phía trong liềm bẹn nằm sau thừng tinh (hay dây chằng tròn) rồi chạy ra trước cơ
thẳng bụng để tận hết ở ngành trên xương mu cho tới dây chằng lược.
- Thành dưới: thành dưới của ống bẹn được tạo nên bởi dây chằng bẹn, là chỗ dày
lên của bờ dưới cân cơ chéo bụng ngoài đi từ gai chậu trước trên tới củ mu. Từ dây chằng
bẹn, trước chỗ bám vào củ mu còn có những thớ sợi vòng ra sau bám vào đường lược
xương mu và cân cơ lược tạo nên dây chằng khuyết. Các thớ dây chằng khuyết tiếp tục
chạy ra phía ngoài tới chỗ lồi chậu mu hòa lẫn với cân cơ lược tạo nên dây chằng lược.

Hình 1.15. Thiết đồ cắt ngang ống bẹn (song song với tĩnh mạch đùi)

1. Mạc ngang 2. Cơ ngang bụng

3. Dây chằng liên hố

4. Phúc mạc 5. Cân chậu

6. Khoang Bogros 7. Cân sàng

8. TM đùi 9. TM hiển lớn

10. Hạch bạch huyết 11. Cung đùi

12. Dải chậu mu 13. Thừng tinh

14. Cân nông 15. Cơ chéo bé

16. Cơ chéo to

- Thành sau: là thành quan trọng nhất, nó phải chịu phần lớn áp lực trong ổ bụng.
Thành sau ống bẹn được tạo nên chủ yếu bởi mạc ngang, dưới mạc ngang là lớp mô mỡ
ngoài phúc mạc, và đến lớp phúc mạc. Do vậy, thành sau của ống bẹn rất yếu nên các
thoát vị thành bụng thường xảy ra ở vùng bẹn gọi là thoát vị bẹn. Mạc ngang còn được
tăng cường bởi các dây chằng. Dây chằng Hessellbach (dây chằng gian hố) ở ngoài, dây
chằng Halles ở trong, dải chậu mu ở dưới.
+ Dây chằng Hessellbach (dây chằng gian hố) là chỗ dày lên của mạc ngang đi từ
đường cung của lá sau bao cơ thằng bụng chạy xuống dưới ra ngoài, viền bờ trong lỗ bẹn
sâu rồi dính vào dây chằng bẹn ở dưới.
+ Dây chằng Halles là một chẽ cân hình tam giác, ở bờ ngoài cơ thẳng bụng ngay
trên xương mu. Trước đó thành sau ống bẹn còn được tăng cường bởi chỗ bám của liềm
bẹn. Giữa hai dây chằng này có tam giác bẹn. Tam giác bẹn (tam giác Hessellbach) được
giới hạn bởi bờ ngoài cơ thẳng bụng và dây chằng Halles ở trong, dây chằng gian hố và
động mạch thượng vị dưới ở ngoài, dây chằng bẹn ở dưới. Đây là nơi yếu nhất của thành
sau ống bẹn và là nơi xảy ra thoát vị trực tiếp.
Hai lỗ bẹn
- Lỗ bẹn nông (anulus inguinalis supericialis): do 3 cột trụ của cơ chéo to tạo nên,
cột trụ ngoài bám vào gai háng cùng bên, cột trụ trong và sau bám vào gai háng bên đối
diện. Riêng cột trụ ngoài và trong giới hạn nên 1 khoang tam giác và có các vòng sợi biến
thành 1 lỗ gần tròn có đường kính 1,5 cm x 3 cm hay có thể đút vừa đầu ngón tay trỏ, nó
nằm cách phía trên gai háng độ 0,5 cm.
- Lỗ bẹn sâu: nơi thừng tinh hay dây chằng tròn bắt đầu từ trong ổ bụng chui ra,
nằm ở phía ngoài dây chằng Hessellbach, cách trên điểm giữa cung đùi 18mm.
Hình 1.16. Lỗ bẹn sâu (ở nam giới)
1. Cơ ngang bụng

2. Mạc ngang bụng

3. Lỗ bẹn sâu 4. Bó mạch tinh hoàn

5. Bó mạch chậu ngoài 6. Cơ thắt lưng chậu

7. Bao thớ thừng tinh 8. Bó mạch bịt

9. D/c bẹn 10. Cơ thẳng to 11. Bó mạch


trên vị 12. Cung Douglas

Cơ quan đựng trong ống bẹn


- Ở nữ giới có dây chằng tròn đi từ sừng tử cung qua ống bẹn tới tổ chức dưới da
mu.
- Ở nam giới có thừng tinh (bao gồm ống tinh, động mạch, tĩnh mạch tinh, động
mạch tinh quản, dây chằng Cloquet, tổ chức bạch huyết và thần kinh), tất cả sẽ được bọc
trong bao thớ thừng tinh (do mạc ngang bụng tạo thành).
3.4.3. Các kiểu thoát vị và áp dụng:
* Ứng với 3 hố bẹn, cũng có 3 kiểu thoát vị:
- Thoát vị ở hố bẹn ngoài gọi là thoát vị chếch ngoài, có 2 trường hợp: nếu do thành
bụng yếu gây ra gọi là thoát vị mắc phải; nếu do còn ống phúc tinh mạc gọi là thoát vị
bẩm sinh, cả hai loại này đều gọi là thoát vị nội thớ. Thoát vị ở hố bẹn ngoài là thoát vị
gián tiếp.
- Thoát vị ở hố bẹn trong là thoát vị chếch trong, ngoại thớ và ít gặp hơn cả do có cơ
thẳng to, dây chằng Halles tăng cường nên tương đối chắc.
- Thoát vị ở hố bẹn giữa: là loại thoát vị trực tiếp , hay gặp, do thành bụng yếu, cũng
thuộc loại thoát vị ngoại thớ.
Hình 1.17. Thoát vị hố bẹn ngoài

1. Phúc mạc

2. Mạc ngang

3. Cơ ngang bụng
* Cơ chế chống thoát vị tự nhiên
4.Cơ chéo bé
Theo tác giả Nyhus và Condon, bình
thường
5. Câncócơhai cơtochế bảo vệ thành ống
chéo
bẹn để phòng ngừa thoát vị.
6. Khối thoát vị
- Tác dụng của cơ chéo bụng trong
và 7.
cơDây
ngang
treobụng ở lỗ bẹn sâu: ở lỗ bẹn
bàng quang
sâu có sự dính nhau của cơ ngang bụng và
8.Thừng ĐM rốn
vòng mạc ngang (dây chằng Hessellbach),
sự dính
9. Bó này
mạchlàm
trêncho
vị bờ dưới và bờ trong
của lỗ bẹn sâu chắc thêm. Khi cơ ngang
bụng co sẽ kéo dây chằng Hessellbach lên trên và ra ngoài, trong khi đó khi cơ chéo bụng
trong co sẽ kéo bờ trên và bờ ngoài của lỗ bẹn sâu xuống dưới và vào trong, làm hẹp lỗ
bẹn sâu lại chống thoát vị gián tiếp.
- Cơ chế thứ hai là tác dụng màn trập của cung cân cơ ngang bụng. Ở trạng thái bình
thường, cung này tạo nên một đường cong lên trên. Khi cơ co thì cung này sẽ thẳng
ngang và bờ dưới cung sẽ hạ thấp xuống gần sát với dây chằng bẹn và dải chậu mu ở
dưới tạo nên một lá chắn che đậy chỗ yếu của tam giác Hessellbach để ngăn ngừa thoát vị
bẹn trực tiếp.
* Điều trị thoát vị bẹn
Có 3 cách: chờ đợi để tự khỏi, không mổ và mổ.
- Chờ đợi để tự khỏi hầu hết cho kết quả không chắc chắn, thường cho kết quả trong
thoát vị rốn nhiều hơn là thoát vị bẹn đùi và chỉ với trẻ em trước 4 tuổi. Trường hợp bệnh
nhân quá già yếu hoặc mắc bệnh nặng cũng có thể phải chấp nhận sự chăm sóc thụ động
này. Trong tất cả các trường hợp khác thì việc chờ đợi thụ động là không tốt.
- Phương pháp không mổ là dùng các dụng cụ băng hoặc bịt tránh thoát vị chui
xuống. Các dụng cụ thường có giá đắt, khó sử dụng và ít khi cho kết quả tốt.
- Điều trị phẫu thuật: có hai bước cơ bản cần hoàn chỉnh là xử lý bao phúc mạc và
nội dung bên trong, thứ hai là xử lý cân thành bụng.
+ Nếu túi thoát vị là một bao hẹp thì cắt luôn đến sát, không nhất thiết phải khâu cổ
bao thoát vị lại, không cần thiết phải lấy đi toàn bộ phần xa của túi, với thoát vị bẹn gián
tiếp nếu lấy bao thoát vị đến sát phần dính với tinh hoàn có thể gây tổn thương tinh hoàn.
Nếu bao phúc mạc rất to và giãn có thể không cần mở ra mà nên đẩy vào ổ bụng rồi khâu
khép kín lại là đủ. Khi có tạng trong ổ bụng dính chặt vào mặt trong bao thoát vị thì cần
phải phẫu tích phân biệt rõ tách rời đẩy hết vào trong ổ bụng rồi mới cắt bao thoát vị,
nhất là không cắt vào tạng hoặc mạc treo cấp máu cho tạng.
+ Việc thứ hai cần là phải khâu gân kết hợp với cung đùi hoặc dùng miếng vá tự
thân hoặc miếng vá nhân tạo để đóng kín. Thường dùng nhất hiện nay là miếng đan
polypropylene.
4. Cơ chi trên
Do tư thế đứng thẳng của thân người, chi trên được giải phóng, các cử động ngày
càng tinh vi và để thích nghi, khớp vai chuyển động rộng rãi, các đoạn chi trên gấp ra
phía trước, bàn tay sấp ngửa được, ngón cái đối chiếu với các ngón khác nên ở chi trên
các cơ gấp ở trước, cơ duỗi ở sau, ở cẳng tay có thêm các cơ sấp và cơ ngửa, ở bàn tay
các cơ ở mô cái và mô út phát triển hơn so với gan chân.

Hình 1.18. Các cơ chi trên (A. mặt trước; B. mặt sau)

1. Cơ delta 2. Cơ ngực bé
3. Cơ ngực lớn (bám tận)
4. Cơ nhị đầu 5. Cơ lưng rộng
6. Cơ dưới sống
7. Cơ tròn bé 8. Cơ tròn to
9. Cơ tam đầu (đầu trong)
10. Đầu ngoài cơ tam đầu
11. Cơ sấp tròn
12. Toán cơ trên lồi cầu
13. Toán cơ trên ròng rọc
14. Cơ trụ trước 15. Cơ trụ sau
16. Cơ delta
17. Cơ khuỷu
4.1. Cơ ở vai
18. Cơ duỗi chung các ngón tay
19. Các cơ riêng cho ngón cai
20. Các cơ ô mô cái
- Dạng cánh tay do cơ Delta (m.deltoideus) đi từ gai vai, 1/3 ngoài xương đòn tới
mặt ngoài xương cánh tay. Cơ Delta có các thớ chếch làm xoay cánh tay vào trong hay ra
ngoài. Một phần cơ trên gai làm dạng cánh tay.
- Khép cánh tay và xoay cánh tay vào trong là các cơ đi từ ngực hoặc lưng tới 2 mép
rãnh cơ nhị đầu của xương cánh tay: cơ ngực to (m.pectoralis major), cơ lưng rộng
(m.latisslmas dorsal) và cơ tròn to (m. teres major). Ngoài ra, có cơ quạ cánh tay
(m.coraco brachialis) đưa cánh tay vào trong, Cơ dưới vai (m.subscapularis) đi từ mặt
trước xương vai tới mấu động nhỏ xương cánh tay, xoay cánh tay vào trong.
- Xoay cánh tay ra ngoài là do cơ trên gai (m. supra spinatus), cơ dưới gai
(m.infraspinatus) và cơ tròn bé (m.teres minor). Ba cơ này đi từ mặt sau xương vai (hố
trên gai, dưới gai và bờ ngoài) tới mấu động to xương cánh tay.
4.2. Cơ ở cánh tay
Cánh tay được 2 vách liên cơ chia làm 2 vùng, vùng cánh tay trước và cánh tay sau.
- Vùng cánh tay trước có 2 cơ gấp cẳng tay:
+ cơ nhị đầu (m.biceps) đi từ diện trên ổ chảo và mỏm quạ tới lồi củ xương quay.
Cơ này còn sấp cẳng tay khi cẳng tay để ngửa.
+ Cơ cánh tay trước (m.brachialis) đi từ nửa dưới xương cánh tay tới mỏm vẹt
xương trụ. Ngoài ra cũng nên nhắc tới cơ ngửa dài và cơ sấp trong, tuy không nằm trong
khu nhưng cũng có tác dụng gấp cẳng tay vào cánh tay.
- Vùng cánh tay sau: có 1 cơ duỗi cẳng tay là cơ tam đầu (m.tricipitis brachii) đi từ
diện dưới ổ chảo và xương cánh tay (trên và dưới rãnh xoắn) tới mỏm khuỷu. Cơ khuỷu
cũng có tác dụng duỗi cẳng tay.
4.3. Cơ ở cẳng tay
Cẳng tay, về giải phẫu được các vách liên cơ và màng liên cốt chia làm 3 khu
(trước, ngoài và sau). Về chức phận, cẳng tay có 2 vùng: vùng trước trong gồm có các cơ
gấp và cơ sấp, vùng sau ngoài gồm các cơ duỗi và cơ ngửa.
4.3.1. Vùng trước trong
Gồm 8 cơ trong đó 6 cơ gấp và 2 cơ sấp:
+ Các cơ gấp có 6 cơ (3 cơ gấp bàn tay và 3 cơ gấp ngón tay)
Gấp bàn tay là do cơ gan tay lớn hay cơ gấp cổ tay quay (m. flexor carpi radialis),
cơ gan tay bé (m. palmaris longus), cơ gấp cổ tay trụ (m. flexor carpi ulnaris). Ba cơ này
đi từ mỏm trên ròng rọc tới bàn tay, cơ gan tay lớn tới nền xương đốt bàn tay nhì, cơ gan
tay bé tới cân gan tay giữa và cơ trụ trước tới xương đậu. Các cơ gấp ngón tay cũng có
tác dụng là gấp bàn tay.
Gấp đốt 3 vào đốt nhì là do cơ gấp sâu các ngón tay (m. flexor digitorum
superficialis) đi từ xương cánh tay (mỏm trên ròng rọc), xương trụ (mỏm vẹt) và xương
quay (bờ trước) tới đốt nhì ngón tay (bởi gân thủng), cơ gấp dài ngón cái (m. flexor
pollicis longus) đi từ xương quay tới đốt nhì ngón cái.
Gấp đốt II vào đốt I ở các ngón tay từ II-V, gấp bàn tay vào cằng tay là do cơ gấp
các ngón nông (cơ gấp chung nông).
Gấp đốt nhất ngón tay vào bàn tay do các cơ liên cốt và cơ giun ở bàn tay.
+ Các cơ sấp, có 2 cơ sấp là cơ sấp tròn (m. pronator teres) đi từ xương cánh tay
(mỏm trên ròng rọc) và xương trụ (mỏm vẹt), tới giữa mặt ngoài xương quay và cơ sấp
vuông (m. pronator quadratus) đi từ xương quay tới xương trụ (ở 1/4 dưới cẳng tay).
* Nói chung về các cơ gấp và sấp
Đều dính bởi 1 gân chung vào mỏm trên ròng rọc (trừ cơ gấp chung sâu, cơ gấp
dài ngón cái và cơ sấp vuông) nên còn gọi là cơ trên ròng rọc
Sắp xếp thành 4 lớp cơ, các cơ đều ở khu trước trong cẳng tay. Bốn cơ ở lớp nông
đi chếch ra trước và ngoài, trông như các nan 1 cái quạt nửa mở, mà cơ sấp tròn là nan
chếch hơn hết và cơ trụ trước là nan thẳng.
Ở các khe cơ và ở giữa các lớp cơ, có 4 bó mạch thần kinh, bó quay ở ngoài (ở khe
giữa cơ ngửa dài và cơ gan tay lớn), bó trụ ở trong (ở khe giữa cơ trụ trước và cơ gan tay
bé), bó giữa (ở phía trên, động mạch trụ và dây thần kinh giữa chạy ở giữa gân cơ gan tay
lớn và gân cơ gan tay bé, còn động mạch trụ chạy tới gần dây trụ và cả 2 đều chạy trong
khe cơ trụ trước và cơ gan tay bé), và bó liên cốt (nằm áp vào mặt trước màng liên cốt).
Đều do dây thần kinh giữa vận động (trừ cơ trụ trước và 2 bó trong của cơ gấp sâu ngón
tay).
4.3.2. Vùng sau ngoài cẳng tay
Gồm 12 cơ, 4 cơ ở khu ngoài và 8 cơ ở khu sau (2 lớp mỗi lớp 4 cơ). Về chức
phận, có 2 cơ ngửa, 9 cơ duỗi cẳng tay, bàn tay, ngón tay và 1 cơ dạng ngón cái.
+ Các cơ duỗi:
Duỗi cẳng tay: cơ khuỷu đi từ mỏm trên lồi cầu tới mỏm khuỷu.
Duỗi bàn tay: cơ quay nhất hay cơ duỗi cổ tay quay dài đi từ bờ ngoài xương cánh
tay tới nền xương đốt bàn tay nhì ở mu tay, cơ quay nhì hay cơ duỗi cổ tay quay ngắn đi
từ mỏm trên lồi cầu, tới xương đốt bàn tay ba, cơ duỗi cổ tay trụ đi từ mỏm trên lồi cầu
và xương trụ tới nền xương đốt bàn tay năm. Cơ duỗi chung ngón tay cũng góp một phần
trong động tác duỗi bàn tay.
Nghiêng bàn tay ra ngoài là do cơ quay nhất, cơ quay nhì và cơ gan tay lớn, khi đó
3 cơ cùng động tác.
Nghiêng bàn tay vào trong là do cơ trụ trước và cơ trụ sau cùng động tác.
Duỗi đốt nhì ngón tay cái là cơ duỗi dài ngón tay cái (m. extensor pollicis longus)
đi từ xương trụ tới đốt nhì ngón tay. Riêng đối với ngón tay khác, duỗi đốt nhì và đốt 3
các ngón tay khác là do cơ liên cốt và cơ giun ở bàn tay.
Duỗi đốt nhất ngón tay là cơ duỗi chung ngón tay (m. extensor digitorum) đi từ
mỏm trên lồi cầu tới đốt nhất ngón 2-3-4-5.
Cơ duỗi riêng ngón út (m. extensor minimi) đi từ mỏm trên lồi cầu tới gân cơ duỗi
chung.
Cơ duỗi ngón tay trỏ đi từ xương trụ tới gân cơ duỗi chung.
Cơ duỗi ngắn ngón tay cái (m. extensor pollicis brevis) đi từ xương quay tới đốt
nhất ngón cái.
+ Cơ dạng:
Cơ dạng dài ngón cái (m. abductor pollicis longus) đi từ xương trụ và xương quay
tới nền đốt bàn tay nhất.
+ Các cơ ngửa:
Cơ ngửa dài đi từ 1/3 dưới bờ ngoài xương cánh tay đến mỏm trâm xương quay
(cơ này còn có tác dụng là gấp cẳng tay vào cánh tay).
Cơ ngửa ngắn (m. supinator) đi từ mỏm trên lồi cầu và bờ sau xương trụ, quấn
vòng quanh chỏm và cổ xương quay tới bám tận ở bờ trước xương quay.
* Nhìn chung về các cơ duỗi và cơ ngửa:
- Các cơ duỗi và ngửa ở cẳng tay được xếp theo nơi duỗi và nơi bám, làm 3 loại: 2
cơ bám vào xương cánh tay (bờ ngoài); 6 cơ bám vào mỏm trên lồi cầu xương cánh tay; 4
cơ bám vào 2 hoặc 1 xương cẳng tay.
Các cơ duỗi và cơ ngửa đều ở khu ngoài hoặc khu sau cẳng tay, ở khu ngoài có 4
cơ (2 cơ ngửa và 2 cơ duỗi cổ tay), ở khu sau có 8 cơ sắp xếp thành 2 lớp, lớp nông có cơ
khuỷu và 3 cơ loại dài, đi từ mỏm trên lồi cầu tới cổ tay và ngón tay (duỗi chung và duỗi
riêng ngón út), lớp sâu có 4 cơ loại ngắn đi từ các xương cẳng tay tới ngón tay (3 cơ duỗi,
dạng ngón cái và 1 cơ duỗi ngón trỏ).
- Các cơ duỗi và cơ ngửa do ngành sau của dây thần kinh quay vận động trừ cơ
khuỷu do 1 nhánh tách ra ở thân dây quay.
4.4. Cơ ở bàn tay
Bàn tay gồm có 2 vùng: vùng gan tay và vùng mu tay, ngăn cách nhau bởi các
xương bàn tay và các khoang gian cốt bàn tay. Trong các khoang gian cốt có các cơ gian
cốt gan tay và mu tay.
- Ở mu tay chỉ có gân của các cơ duỗi từ vùng cẳng tay sau đi xuống và các cơ gian cốt
mu tay ở lớp sâu. Các gân duỗi có thể chia thành 3 nhóm: trong, ngoài và giữa.
+ Nhóm ngoài: có các gân đi về phía ngón cái:gân cơ dạng dài ngón cái, gân cơ duỗi dài
ngón cái, gân cơ duỗi ngắn ngón cái.
+ Nhóm trong có các gân đi về phía ngón út: gân cơ duỗi ngón út, gân cơ duỗi cổ tay trụ.
+ Nhóm giữa: có các gân đi xuống các ngón tay còn lại: gân cơ duỗi các ngón tay và gân
cơ duỗi ngón trỏ. Xuống tới ngón tay, mỗi gân duỗi còn được tăng cường bởi các dải bảm
tận của các gân duỗi phụ trợ đến từ các cơ gian cốt và các cơ giun.
Ở cổ tay khi qua mạc hãm các gân duỗi, các gân đều được bọc trong các bao hoạt dịch
mu cổ tay của chúng, giúp chúng hoạt động được dễ dàng.
- Các cơ ở gan tay chia làm 4 nhóm: nhóm cơ ô mô cái ở ngoài, nhóm cơ ô mô út ở trong,
nhóm cơ ô gan tay giữa ở giữa và nhóm các cơ ô gian cốt ở sâu.
+ Nhóm cơ ô mô cái gồm 4 cơ: cơ giạng ngắn ngón cái, cơ gấp ngắn ngón cái, cơ đối
chiếu ngón cái và cơ khép ngón cái. Cơ đối chiếu ngón cái bám tận vào bờ ngoài xương
bàn tay I, 3 cơ còn lại đi đến bám tận vào nền xương đốt I ngón cái.
+ Nhóm cơ ô mô út gồm 4 cơ: cơ gan tay ngắn, cơ giạng ngón út, cơ gấp ngắn ngón út và
cơ đối chiếu ngón út.
+ Nhóm gân cơ ô gan tay giữa gồm các gân gấp và các cơ giun xếp thành 2 lớp
- Lớp nông: có 4 gân gấp nông các ngón tay. Mỗi gân khi xuống tới đốt gần ngón tay tách
thành 2 chẽ bám vào 2 bên sườn đốt giữa ngón tay nên gọi là gân thủng.
- Lớp giữa: có 4 gân gấp sâu các ngón tay và 4 cơ giun. Khi xuống tới các đốt ngón tay,
mỗi gân gấp sâu chui qua giữa hai chẽ của gân gấp nông để bám vào mặt trước đốt xa nên
gọi là gân xiên.
+ Các cơ giun: có 4 cơ được gọi tên từ I-IV theo thứ tự từ ngoài vào trong, đi từ các gân
gấp sâu ngón tay đến các gân duỗi ngón tay. Động tác duỗi đốt II, III và gấp đốt I vào gan
tay ở các ngón tay từ II đến V.
- Nhóm các cơ lớp sâu ( các cơ gian cốt) gồm 8 cơ gian cốt ở các khoang gian cốt bàn
tay, chia thành 2 loại: 4 cơ gian cốt gan tay và 4 cơ gian cốt mu tay.
*Các cơ vận động ngón tay nằm trong cẳng tay hoặc ở bàn tay có thể tóm tắt như sau:
- Gấp đốt 3 ngón tay là do cơ gấp sâu; gấp đốt nhì là do cơ gấp nông, 2 cơ này đều
ở khu cẳng tay trước. Gấp đốt nhất ngón tay là do 8 cơ liên cốt (4 gan tay và 4 mu tay) đi
từ mặt bên xương đốt bàn tay tới củ bên đốt nhất ngón tay. Có 4 cơ giun đến trợ lực cho
cơ liên cốt, bằng cách nối gân cơ gấp sâu vào gân duỗi ngón tay. Đối với ngón cái và
ngón út, là cơ gấp ngắn ngón cái và cơ gấp ngắn ngón út.
- Duỗi đốt nhì và đốt 3 ngón tay là do các cơ liên cốt và cơ giun (bởi các trẽ gân
dính vào gân các cơ duỗi ngón tay). Duỗi đốt nhất ngón tay là cơ duỗi chung ngón tay, cơ
duỗi riêng ngón cái, ngón trỏ và ngón út. Các cơ này đều ở khu cẳng tay sau.
- Dạng ngón tay (làm ngón tay xa trục bàn tay) là do các cơ liên cốt mu tay. Đối
với ngón cái và ngón út là cơ dạng ngắn ngón cái (cơ dạng dài ở cẳng tay sau) và cơ dạng
ngón út. Các cơ dạng được coi như cơ liên cốt mu tay.
- Khép ngón tay (làm ngón tay gần trục bàn tay) là do cơ liên cốt gan tay. Đối với
ngón cái, là cơ khép ngón cái (đi từ xương cổ tay và xương đốt bàn tay 2-3 tới nền đốt
nhất ngón tay).
- Đối chiếu ngón cái và ngón út là do các cơ đối chiếu đi từ xương cổ tay tới xương
đốt bàn tay 1 và 5.
* Nhóm cơ ô
* Nói chung về các cơ ở bàn tay.
Các cơ liên cốt gan tay và mu tay, cùng với các cơ giun là các cơ gấp đốt nhất ngón
tay và duỗi đốt nhì và đốt ba. Các cơ liên cốt mu tay cùng với các cơ dạng ngón cái và
ngón út làm ngón tay xa trục bàn tay. Các cơ liên cốt gan bàn tay cùng với cơ khép ngón
cái làm ngón tay gần trục bàn tay.
Các cơ ở bàn tay là do nhánh sâu của dây trụ vận động, trừ cơ giun 1, 2 và ba cơ ở
ngón cái (cơ dạng, cơ đối chiếu và bó nông của cơ gấp ngắn). Các cơ này do dây giữa vận
động.
5. Cơ chi dưới
Do tư thế và chức năng của chi dưới nên cơ mông phát triển, các cơ duỗi nằm phía
trước, cơ gấp nằm phía sau. Gan chân chịu sức nặng của người, có nhịp tựa ở ngoài là
mặt phẳng ở gót, bờ ngoài bàn chân và đầu trước các xương đốt bàn chân; nhịp chuyển ở
trong là một cung dẻo và chắc (vòm gan chân). ở cẳng chân không có cơ sấp và cơ ngửa
nhưng có các cơ mác và đặc biệt là cơ mác dài có tác dụng giữ vòm gan chân và tăng độ
căng của vòm.

Hình 1.19. Các cơ chi dưới (A. mặt trước; B. mặt sau)

1.Cơ căng cân đùi


2. Cơ may 3. Cơ thẳng đùi
4. Cơ rộng ngoài
5. Xương bánh chè
6. Cơ mác bên dài
7. Cơ duỗi chung các ngón
8. Cơ duỗi riêng ngón cái
9. Cơ dép
10. Cơ chầy trước
11. Cơ rộng trong 12. Cơ thon
5.1. Ở đùi
- Gấp đùi vào bụng và xoay ngoài đùi là do cơ thắt lưng chậu bám từ cột sống thắt
lưng và xương chậu (mào chậu và hố chậu trong) đến mấu chuyển nhỏ xương đùi. Khi 2
cơ cùng co và tì lên xương đùi thì gấp thân vào bụng, 1 bên co thì nghiêng cột sống thắt
lưng.
- Duỗi, dạng và xoay đùi là do các cơ mông đi từ xương chậu (mào chậu, hố chậu
ngoài) tới đầu trên xương đùi. Khi lấy điểm tỳ ở xương đùi thì làm ngửa chậu hông hoặc
nghiêng sang bên (nếu 1 bên co).
- Xoay ngoài đùi chính là do các cơ chậu hông và ụ ngồi mấu chuyển đó là cơ sinh
đôi (trên và dưới), cơ bịt trong và ngoài, cơ hình lê và cơ vuông đùi. Cơ hình lê còn có
tác dụng dạng, cơ vuông đùi có tác dụng khép đùi.
- Khép đùi là do cơ lược và 3 cơ khép (ngắn, dài và lớn) đi từ xương chậu (mào
lược, ngành ngồi mu hoặc ụ ngồi) đến đường ráp xương đùi.
5.2. Ở cẳng chân
- Khép cẳng chân: là do cơ thon nằm ở khu đùi trong đi từ ngành ngồi mu tới
xương chày.
- Gấp cẳng chân vào đùi là do 3 cơ ngồi cẳng ở đùi sau: cơ bán mạc (m. semi
membranosus), cơ bán gân (m. semi tendinosus), cơ nhị đầu đùi (m. biceps femoris). Ba
cơ này đi từ ụ ngồi tới xương mác ở phía ngoài hoặc tới xương chày. Sau khi cẳng chân
được gấp vào đùi thì 3 cơ tác dụng là duỗi đùi và xoay trong đùi (cơ bán gân, bán mạc)
hoặc xoay ngoài đùi (cơ nhị đầu đùi).
Ngoài ra còn có cơ kheo (m. popliteus) đi từ lồi cầu ngoài tới mặt trên đường chéo
của xương chày. Cơ may (m. sarlorious) có tác dụng gấp cẳng chân, kéo đùi vào trong và
gấp đùi vào bụng..
- Duỗi cẳng chân: là do cơ tứ đầu đùi (m. quadriceps fémoris) đi từ xương chậu
và xương đùi tới xương bánh chè, và qua xương này xuống bám vào lồi củ trước xương
chày; cơ căng cân đùi (m. tensor fascia latae) đi từ xương chậu (mào chậu, gai chậu trước
trên) tới xương chày. Cơ tứ đầu đùi còn gấp đùi vào bụng (do cơ thẳng trước)
5.3. Bàn chân
- Gấp bàn chân: là do cơ chày trước (m. tibialis anterior) đi từ xương chày tới
xương chêm trong và nền xương đốt bàn chân I; cơ mác bên ngắn và cơ mác trước hay cơ
mác ba (peroneus tertius) đi từ xương mác tới nền xuơng đốt bàn chân V. Hai cơ duỗi
ngón chân (duỗi riêng ngón cái, và duỗi dài ngón chân) khi co mạnh cũng có tác dụng
làm bàn chân gấp vào cẳng chân. Các cơ này ở khu trước cẳng chân.
- Duỗi bàn chân: là do cơ tam đầu cẳng chân gồm có 2 cơ sinh đôi (m.
gastrocnemius) đi từ lồi cầu xương đùi và cơ dép (m. soleus) đi từ chỏm xương mác và
mép dưới đường chéo của xương chày, rồi 3 cơ cùng đi tới gân achille, bám vào mặt sau
xương gót; cơ gan chân gầy (m. plantaris) đi từ lồi cầu ngoài xương đùi tới bờ trong gân
achille. Khi cơ tam đầu co mạnh, thì kéo gót lên và làm ta kiễng trên ngón chân. Cơ cẳng
chân sau: (m. tibialis post) đi từ 1/3 trên xương chày và xương mác tới xương ghe và các
xương cổ chân khác, có tác dụng duỗi bàn chân và xoay bàn chân vào trong.
Ngoài ra, các cơ gấp ngón chân (cơ gấp dài ngón chân cái và cơ gấp dài ngón chân
) khi co mạnh, cũng làm bàn chân duỗi.
Các cơ này ở khu sau cẳng chân sắp xếp làm 2 lớp: lớp nông có cơ tam đầu và cơ
gan chân gầy, lớp sâu có cơ cẳng chân sau, 2 cơ gấp và cơ khoeo. Giữa 2 lớp cơ có bó
mạch thần kinh chầy sau.
- Xoay trong bàn chân: là do cơ cẳng chân sau, nhất là cơ tam đầu cẳng chân.
- Xoay ngoài bàn chân: là do các cơ mác: cơ mác bên dài (m. peroneus longus) từ
chỏm xương mác tới đốt bàn chân I (ở gan chân); cơ mác bên ngắn (m. peroneus brevis)
từ xương mác (ở nửa dưới) tới mỏm đốt bàn chân V; cơ mác trước (ở cẳng chân trước).
Cơ mác bên dài cũng có tác dụng duỗi bàn chân và giữ vòm gan chân.
* Ngón chân
- Gấp ngón chân: gấp đốt III ngón chân là do cơ gấp dài ngón chân đi từ xương
chày (ở dưới đường chéo), tới đốt III của ngón chân (tương tự như cơ gấp sâu ngón tay)
bởi 1 gân xiên. Hướng đi của cơ gấp ngón chân được dựng lại bởi cơ thịt vuông hay cơ
gấp phụ (m. flexor accessorius). Cơ gấp dài ngón chân ở khu cẳng chân sau, còn cơ gấp
phụ ở gan chân.
Gấp đốt nhì ngón chân là do cơ gấp ngắn ngón chân (m. flexor digitorum brevis)
đi từ xương gót tới đốt nhì của ngón chân 2,3,4,5. Cơ này tương tự như cơ gấp chung
nông ngón tay. Cơ này ở gan chân.
Đối với ngón chân cái, là do cơ gấp dài ngón cái (m. flexor hallucis longus) đi từ
xương mác (phần 3 dưới) tới đốt nhì ngón cái. Cơ này khi co, làm duỗi bàn chân và làm
ta có thể nhảy trên đầu ngón chân. Cơ này nằm trong khu cẳng chân sau.
Gấp đốt nhất vào gan chân là do 7 cơ liên cốt (3 cơ gan chân và 4 cơ mu chân) đi
từ xương đốt bàn chân tới đốt I ngón chân. Các cơ liên cốt được trợ lực bởi 4 cơ, cơ giun
(m. lombricales) đi từ 2 bên gân cơ gấp ở gan chân tới gân cơ duỗi ở mu chân. Đối với
ngón cái, là do cơ gấp ngắn ngón cái đi từ 2 xương chêm 1 và 2 tới 2 xương vừng và 2 củ
của đốt I ngón chân cái.
Đối với ngón út, là do cơ gấp ngắn chân út (m. flexor digiti minimi) đi từ xương
hộp và xương đốt bàn chân V vào đốt nhất ngón út.
- Duỗi ngón chân: duỗi đốt III và đốt nhì là do cơ duỗi chung (hay duỗi dài ngón
chân) đi từ các xương chày và mác tới đốt nhì ngón chân (bởi gân giữa) và đốt III(bởi 2
gân bên) của 4 ngón chân 2, 3, 4, 5.
Đối với ngón chân cái, là do cơ duỗi riêng ngón cái đi từ xương mác tới đốt nhất
bởi 2 trẽ bên và đốt nhì bởi 1 gân rộng. Có tác dụng duỗi đốt nhì và đốt nhất vào mu
chân. Hai cơ duỗi chung và riêng đều ở khu cẳng chân trước.
Duỗi đốt nhất ngón chân là do cơ mu chân hay cơ duỗi ngắn ngón chân
(m.extensor digitorum brevis) đi từ phía trước ngoài xương gót vào đốt nhất ngón chân
cái và vào các gân cơ duỗi chung, tới đốt nhất ngón chân 2, 3, 4.
- Dạng ngón chân và làm xa trục bàn chân (trục bàn chân chạy qua ngón nhì) là 4
cơ liên cốt mu chân (m. interossei dorsales) và đối với ngón chân cái, là cơ dạng ngón
chân cái (m. abductor ballucis) đi từ xương gót tới đốt củ trong đốt I ngón cái.
- Khép ngón chân tới gần trục bàn chân, là 3 cơ liên cốt gan chân (m.interossei plantare)
đi từ đốt bàn chân III, IV, V tới đốt nhất các ngón chân. Đối với ngón chân cái là cơ khép
ngón chân cái (m.adductor hallucis) đi từ xương cổ chân (xương hộp, xương chêm 3) và
xương đốt bàn chân III và IV, và các khớp đốt bàn chân với ngón chân, vào xương vừng
và cả củ ngoài đốt nhất của ngón cái. Đối với ngón út là cơ đối chiếu ngón út (m.
opponeus digiti V) đi từ xương hộp đến đốt bàn chân V, có tác dụng khép hơn là đối
chiếu ngón út.

You might also like