You are on page 1of 8

GIẢI PHẪU HỘP SỌ

ở đây chỉ bàn về vòm sọ, nền sọ sẽ được bàn ở một bài riêng. Hộp sọ gồm 8 xương, bao gồm 2
cặp xương và 4 xương đơn. Hai cặp xương gồm: xương thái dương và xương đỉnh và 4 xương
đơn gồm: xương trán, xương chẩm, xương bướm ( sphenoid) và xương sàng ( ethmoid). Xương
sọ sẽ được bàn luận về hình thể bên ngoài, bên trong, cấu trúc.

HÌNH THỂ BÊN NGOÀI

Đặc điểm bên ngoài của hộp sọ được chai thành 5 bình diện khác nhau:

 Mặt trên
 Mặt dưới
 Mặt trước
 Mặt sau
 Mặt bên

Mặt trên

Khi hộp sọ được nhìn từ mặt trên chúng có dạng hình oval, phía sau rộng hơn phía trước.
Xương và đường khớp

Gồm có xương trán, xương đỉnh và xương chẩm. chúng nằm ở vị trí sau:

1. Xương trán: ở phía trước


2. Xương đỉnh: nằm ở mỗi bên đường giữa
3. Xương chẩm: nằm ở phía sau.

Những xương này sẽ tạo thành 3 đường khớp:

1. Đường khớp vành ( coronal suture): nằm giữa xương trán và hai xương đỉnh, chúng băng
ngang qua vòm sọ từ bên này sang bên kia.
2. Đường khớp dọc ( sagittal suture): nằm giữa hai xương đỉnh, chúng nằm trong mặt phẳng
giữ.
3. Đường khớp lambda ( lambdoid suture): nằm giữa xương chẩm và hai xương đỉnh. đường
khớp này giống chữ lambda nên xương có tên như vậy.

Đường khớp trán ( metopic suture) đôi khi hiện diện ở mặt phẳng giữ xương trán.

Những đặc điểm khác

1. Thóp trước ( bregma): đây là điểm gặp nhau của đường khớp vành và đường khớp dọc
2. ụ đỉnh ( parieral eminence): đây là vùng cong lồi nhất của xương đỉnh.
3. đỉnh đầu ( Vertex): đây là điểm cao nhất của hộp sọ. chúng nằm trên đường khớp dọc,
gần điểm giữa và nằm sau thóp trước một vào cm.
4. lỗ đỉnh: là một lỗ nhỏ nằm ở xương đỉnh gần đường khớp dọc trước lamda 2.5-4cm.
5. điểm gian lỗ đỉnh ( obelion): đây là giao điêm đường khớp dọc và hai lỗ đỉnh.

Mặt sau

Hộp sọ khi nhìn ở phía sau có dạng lồi ở phía trên và hai bên nhưng dẹt ở phía dưới.

Xương và đường khớp sọ

Các xương khi nhìn từ phía sau gồm phần sau của xương đỉnh, phần trên xương chẩm và mỏm
chũm xương thái dương. Chúng nằm ở vị trí sau:

1. xương đỉnh: nằm phía trên ở hai bên


2. xương chẩm: phía dưới
3. mỏm chũm xương thái dương: nằm ở dưới-ngoài hai bên.
Các xương này tạo thành các đương khớp sọ như sau

1. Đường khớp lamnda: nằm giữa xương chẩm và hai xưởng đỉnh
2. Đường khớp chẩm-mỏm chũm: giữa xương chẩm và mỏm chũm xương thái dương
3. Đương khớp đỉnh-mỏm chủm: giữa xương đỉnh và mỏm chũm xương thái dương.

Những đặc điểm khác

1. Lambda: đây là điểm giao nhau giữa đường khớp dọc và đường khớp lambda
2. ụ chẩm ngoài: một ụ nhô năm ở giữa lambda và lỗ lớn. điểm lồ ra nhiều nhất của ụ chẩm
ngoài được gọi là inion
3. đường gáy trên: đây là một đường gò cong nằm hai bên ụ chẩm ngoài. Trong một vài
trường hợp có thêm đường gồ cong mờ nằm trên đường gáy trên khoảng 1cm được gọi là
đường gáy trên cùng.
4. Mào chẫm ngoài: đây là một đường gò nằm dọc nối ụ chẩm ngoài và bờ sau cảu lỗ lớn
5. Đường gấy dưới: là một đường gò cong chạy ra hai bên từ chính giữa mào chẫm ngoài.
6. Lỗ mỏm chũm: lỗ này nằm gần đường khớp chẩm-mỏm chũm.

Mặt trước

ở phía trước hộp sọ hình oval, trên rộng dưới hẹp gồm có
Phần trán của xương trán được tạo bởi phần vảy xương trán, vùng này có cung mày, glabella đây
là ụ nằm giữa 2 cung mày, trên gốc mũi và ụ trán là một ụ tròn nằm phía trên cung mày.

Mặt bên

Xương và đường khớp sọ

Xương ở mặt bên hộp sọ gồm xương trán, xương đỉnh, xương thái dương, xương bướm, xương
gò má.

Những đường khớp sọ nhìn ở mặt bên gồm:

1. Đường khớp vành


2. Đường khớp đỉnh-trai: nằm giữa xương đỉnh và phần trai xương thái dương
3. Đương khớp lambda:

Những đặc điểm khác

1. Đường thái dương: bắt đầu từ mỏm trán ( frontal process) của xương gò má, cung này
chạy lên trên và ra sau băng ngang qua xương đỉnh, ở đây chúng tay ra thành đường thai
dương trên và đường thái dương dưới. chạy ra phía sau đường thái dương trên mờ đi
trong khi đường thái dương dưới lại rõ hơn chạy hướng xuống dưới, chạy ra phía trước đi
ngang qua phần trai của xương thái dương được gọi là mào trên mỏm chũm (
supramastoid crest) và liên tục với rễ trên mỏm gòmá

2. Cung gò má: một thanh ngang được tạo bởi mỏm thái dương xương gò má và mỏm gò
má xương thái dương. Chúng có hai mặt ( mặt ngoài và mặt trong) và hai bờ ( bờ trên và
bờ dưới). bờ trên liên tục phía trước với đường thái dương thông qua bờ trên sau của
xương gò má và phía sau với mào trên mỏm chũm.
3. Hố thái dương: là một ấn lõm nằm ở diện bên hộp sọ, được giới hạn phía trên bởi đường
thái dương và phía dưới bởi cung gò má, mào trên mỏm chũm và mà dưới thái dương của
xương bướm. hố này liên tục với hố dưới thái dương thông qua một khoảng trống nằm
giữa cung gò má và mặt bên hộp sọ. phần trước của hố thái dương có 4 xương: xương
trán, xương đỉnh, phần trai xương thái dương, và cánh lớn xương bướm giao nhau để tạo
thành một đường khớp hình chữ H được gọi là Pterion. Chúng nằm khoảng trên điểm
giữa cung gò má khoảng 4cm. vùng này nằm trên nhánh trước của động mạch màng não
giữa nên khi vùng này bị vỡ sẽ gây tụ máu ngoài màng cứng
HÌNH THỂ BÊN TRONG

Hình thể bên trong có những đặc điểm sau:

1. Đường khớp vành, đường khớp dọc, đường khớp lambda


2. Rãnh dọc: là rãnh chạy từ trước ra sau ở mặt phẳng giữa, ở đây là nơi cư trú của xương
tĩnh mạc dọc trên. Khi chạy ra sau rãnh này rộng hơn và liên tục với xoang ngang bên
phải.
3. Hố hạt ( granular pits): nhiều ấn gồ gề môi bên rãnh dọc là nơi cư trú của hạt màng nhện.
chúng thường rõ hơn ở người lớn tuổi.
4. Rãnh mạch máu: được tạo nên do những nhánh tận của động mạch màng não giữa. rãnh
của nhánh trước nằm ở phía sau đường khớp vành còn rãnh của nhánh sau nằm ưu thế ở
phái sau. Những nhánh tận của động mạch màng não giữa thường được tách với xương
bằng những tĩnh mạch tương ứng, do đó những rãnh mạch máu này hầu như được tạo nên
bởi tĩnh mạch chứ không phải là động mạch.
5. Lỗ đỉnh: mỗi lỗ nằm một bên rãnh dọc và trước lambda khoảng 3.5cm.

CẤU TRÚC

Hộp sọ gồm 3 lớp: bản trong, bản ngoài và lớp giữa là lớp xương xốp được gọi là Diploe. Bản
ngoài dày, cứng chắc, đàn hồi ngược lại bản trong mỏng, dòn. Gãy xương sọ có thể gãy một
haycar hai bản sọ. khi bản trong bị gãy chúng có xu hướng vỡ ra từng mãnh và có thể xé rách
những mạch máu trong màng cứng. diploe được lấp đầy bởi tủy xương.

Máu từ trong diploe được dẫn lưu từ tĩnh mạch diploe. Hầu hết những tĩnh mạch này được dẫn
lưu về xoang tĩnh mạch trong màng cứng. chúng không có van và thông nối với những tĩnh mạch
đẫn lưu da đầu. thường có 4 tĩnh mạch diploe ở mỗi bên, chúng đị dọc xuống phía dưới và đỗ
vào xoang tĩnh mạch gần đó nhất. chúng gồm:
1. Tĩnh mạch diploe trán: nhô lên từ phần xương trong lỗ trên ổ mắt để hợp với tĩnh mạch
trên ổ mắt.
2. Tĩnh mạch diploe thái dương trước ( đỉnh): đâm ra ở cánh lớn xương bướm để hợp với
xoang bướm-đỉnh or tĩnh mạch thái dương sâu trước.
3. Tĩnh mạch diploe thái dương sau ( đỉnh); đâm qua bản trong ở góc đỉnh-mỏm chũm để
hợp với xoang ngang.
4. Tĩnh mạch diploe chẩm : lớn nhất, chúng xuyên qua bản trong gần ụ chẩm trong để hợp
với xoang ngang

You might also like