You are on page 1of 10

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MODULE 10

BÀI 1: Xương khớp chi trên

I. TÓM TẮT
Xương chi trên gồm có:
- Các xương ở đai vai: xương đòn và xương vai.
- Xương ở cánh tay: xương cánh tay.
- Các xương ở cẳng tay : xương trụ và xương quay.
- Các xương ở cổ tay: gồm 8 xương xếp thành 2 hàng.
- Các xương ở bàn tay: gồm 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay.
Xương đòn là một xương dài, tạo nên phần trước của đai vai, nằm ngang phía
trước và trên của lồng ngực. Xương gồm có 1 thân và 2 đầu.
Là xương dẹt, có hai mặt, ba bờ và ba góc, tạo nên phần sau của đai vai, nằm dọc
phía sau trên lồng ngực.
Xương cánh tay là một xương dài, ở trên khớp với xương vai, ở dưới khớp với
xương trụ và xương quay. Xương cánh tay có một thân và hai đầu.
Xương quay nằm ở phía ngoài và ngắn hơn xương trụ gồm một thân và hai đầu.
Xương trụ nằm phía trong của cẳng tay, dài hơn xương quay. Ở trên khớp với
xương cánh tay, ở dưới khớp với khối xương cổ tay qua trung gian một đĩa sụn, ở ngoài
khớp với xương quay.
Khối xương cổ tay gồm 8 xương, ở hàng trên từ ngoài vào trong có 4 xương là:
xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp và xương đậu; ở hàng dưới cũng từ ngoài vào
trong có 4 xương là: xương thang, xương thê, xương cả và xương móc.
Khớp với các xương cổ tay ở phía trên và các xương ngón tay ở phía dưới, có 5
xương được gọi theo số thứ từ ngoài vào trong là từ I đến V.
Mỗi ngón tay có 3 đốt xương: đốt gần, đốt giữa và đốt xa theo thứ tự đi từ xương
đốt bàn tay xuống, trừ ngón cái chỉ có 2 đốt.
II. CÁC BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ
1. Đọc trước các tài liệu tham khảo
2. Nắm các thuật ngữ quan trọng trong bài học
3. Tự trả lời các câu hỏi tự lượng giá
4. Trả lời tình huống lâm sàng được đặt ra ở cuối bài
III. TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO
1. PHẠM ĐĂNG DIỆU. Giải phẫu chi trên - chi dưới. Nhà xuất bản Y học 2010.
2. PHẠM ĐĂNG DIỆU. Giải phẫu đầu - mặ - cổ. Nhà xuất bản Y học 2010.
3. BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC – TRƯỜN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ. Giáo trình giải phẫu học.
4. BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC – TRƯỜN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI. Bài giảng giải phẫu học. Nhà
xuất bản Y học 2004.
5. NGUYỄN QUANG QUYỀN. Bài giảng giải phẫu học. Tập 1, Nhà xuất bản Y học. 1993.
6. NGUYỄN QUANG QUYỀN. Bài giảng giải phẫu học. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 1993.
7. RICHARD DRAKE, WAYNE VOGL, ADAM MITCHELL. Gray’s Anatomy for Students,
Churchill Livingstone. 2004.
IV. CÁC THUẬT NGỮ CẦN NẮM
- Xương vai
- Xương đòn
- Xương cánh tay
- Xương quay
- Xương trụ
- Xương thuyền
- Xương nguyệt
- Xương tháp
- Xương đậu
- Xương thang
- Xương thê
- Xương cả
- Xương móc
- Xương bàn tay
- Xương ngón tay
- Ổ chảo
- Chỏm xương cánh tay
- Cổ giải phẫu
- Cổ phẫu thuật
- Củ lớn
- Củ bé
- Chỏm con
- Ròng rọc
- Hố khuỷu
- Hố vẹt
- Hố quay
- Chỏm quay
- Cổ xương quay
- Lồi củ quay
- Diện khớp cổ tay
- Mỏm trâm quay
- Khuyết trụ
- Mỏm khuỷu
- Mỏm vẹt
- Khuyết ròng rọc
- Khuyết quay
- Chỏm trụ
- Mỏm trâm trụ
- Khớp vai
- Sụn viền
- Bao khớp
- Bao hoạt dịch
- Dây chằng quạ cánh tay
- Dây chằng ổ chảo cánh tay
- Dây chằng bên quay
- Dây chằng bên trụ
V/ CÁC CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Mô tả được vị trí, hình thể, cấu tạo các xương vai, xương đòn, xương cánh ta, xương quay, xương trụ..
2. Mô tả được cấu tạo và hoạt động của khớp vai, khớp khuỷu.

BÀI 2: Xương khớp chi dưới

I. TÓM TẮT
Xương chi dưới gồm có các xương :
- Xương chậu.
- Xương đùi, xương bánh chè.
- Xương ở cẳng chân: xương chày và xương mác.
- Các xương cổ chân, đốt bàn chân và ngón chân.
Xương chậu là một xương đôi, hình cánh quạt, xương chậu bên này nối tiếp với
xương chậu bên đối diện và xương cùng phía sau thành khung chậu. Khung chậu hình cái
chậu thắt ở giữa, chỗ thắt là eo chậu trên.
Về phương diện phôi thai, xương chậu do ba xương nối lại với nhau. Trung tâm kết
nối là ổ cối, nơi đây có vết tích của sụn hình chữ Y. Ba xương là:
- Xương cánh chậu: ở trên, gồm có hai phần: thân và cánh xương cánh chậu.
- Xương mu: ở trước, gồm có: thân và hai ngành là ngành trên và ngành dưới.
- Xương ngồi: ở sau, gồm có: thân xương ngồi và ngành xương ngồi.
Xương chậu là xương dẹt có 2 mặt và 4 bờ.
Xương đùi là một xương dài gồm có thân và hai đầu.
Là một xương dẹt hình tam giác, đáy ở trên đỉnh ở dưới, có hai bờ: trong và ngoài;
hai mặt.
Là xương lớn của cẳng chân, chịu gần toàn bộ sức nặng cơ thể từ trên dồn xuống.
Xương chày là một xương dài có một thân và hai đầu.
Xương mác là xương dài, mảnh nằm ngoài xương chày.
Các xương bàn chân gồm có: các xương cổ chân, các xương đốt bàn chân, các
xương đốt ngón chân.
II. CÁC BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ
1. Đọc trước các tài liệu tham khảo
2. Nắm các thuật ngữ quan trọng trong bài học
3. Tự trả lời các câu hỏi tự lượng giá
4. Trả lời tình huống lâm sàng được đặt ra ở cuối bài
III. TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO
1. PHẠM ĐĂNG DIỆU. Giải phẫu chi trên - chi dưới. Nhà xuất bản Y học 2010.
2. PHẠM ĐĂNG DIỆU. Giải phẫu đầu - mặ - cổ. Nhà xuất bản Y học 2010.
3. BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC – TRƯỜN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ. Giáo trình giải phẫu học.
4. BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC – TRƯỜN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI. Bài giảng giải phẫu học. Nhà
xuất bản Y học 2004.
5. NGUYỄN QUANG QUYỀN. Bài giảng giải phẫu học. Tập 1, Nhà xuất bản Y học. 1993.
6. NGUYỄN QUANG QUYỀN. Bài giảng giải phẫu học. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 1993.
7. RICHARD DRAKE, WAYNE VOGL, ADAM MITCHELL. Gray’s Anatomy for Students,
Churchill Livingstone. 2004.
IV. CÁC THUẬT NGỮ CẦN NẮM
- Xương chậu
- Xương đùi
- Xương bánh chè
- Xương chày
- Xương mác
- Xương sên
- Xương gót
- Xương ghe
- Xương hộp
- Xương chêm trong
- Xương chêm giữa
- Xương chêm ngoài
- Ổ cối
- Lỗ bịt
- Mào chậu
- Đường cung
- Ụ ngồi
- Gai ngồi
- Hố chậu
- Diện nguyệt
- Diện mông
- Cổ xương đùi
- Mấu chuyển lớn
- Mấu chuyển bé
- Chỏm xương đùi
- Lồi cầu trong
- Lồi cầu ngoài
- Hố gian lồi cầu
- Diện bánh chè
- Lồi củ chày
- Diện khớp trên
- Gò gian lồi cầu
- Mắt cá trong
- Diện khớp dưới
- Mắt cá ngoài
- Chỏm xương mác
- Khớp háng
- Khớp gối
- Sụn viền
- Sụn chêm
- Bao khớp
- Bao hoạt dịch
- Dây chằng chậu đùi
- Dây chằng mu đùi
- Dây chằng ngồi đùi
- Dây chằng vòng đùi
- Dây chằng chỏm đùi
- Dây chằng bên chày
- Dây chằng bên mác
- Dây chằng chéo trước
- Dây chằng chéo sau
- Dây chằng bánh chè
- Dây chằng khoeo cung
- Dây chằng khoeo chéo
V/ CÁC CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Mô tả các chi tiết giải phẫu của xương chậu, xương đùi, xương chày.
2. Trình bày cấu tạo của khớp háng, khớp gối.

BÀI 3: Xương khớp thân mình

I. TÓM TẮT
Xương thân mình gồm ba phần:
- Cột sống như một cái trục chính của thân mình.
- Các xương sườn nối xương ức với các đốt sống đoạn ngực để tạo nên lồng ngực. Lồng
ngực chứa đựng, bảo vệ phổi và các cơ quan trong trung thất.
- Khung chậu.
Cột sống là một cột xương gồm nhiều đốt sống chồng lên nhau, giữa các đốt sống
có đĩa gian đốt sống.
Cột sống gồm 33 đến 35 đốt sống, phân bố như sau:
- 24 đốt sống trên rời nhau gồm: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực và 5 đốt sống thắt lưng.
- 5 đốt sống cùng dính nhau tạo nên xương cùng.
- 4 – 6 đốt sống cằn cỗi cuối cùng dính nhau tạo thành xương cụt.
Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng.
Nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: đoạn cổ và thắt lưng
cong lồi ra trước còn đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra sau.
Mỗi đốt sống gồm 4 phần.
Khung xương của ngực gồm 12 đôi xương sườn nối xương ức với các đốt sống
ngực. Khung xương của ngực quây lấy một khoang gọi là lồng ngực.
II. CÁC BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ
1. Đọc trước các tài liệu tham khảo
2. Nắm các thuật ngữ quan trọng trong bài học
3. Tự trả lời các câu hỏi tự lượng giá
4. Trả lời tình huống lâm sàng được đặt ra ở cuối bài
III. TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO
1. PHẠM ĐĂNG DIỆU. Giải phẫu chi trên - chi dưới. Nhà xuất bản Y học 2010.
2. PHẠM ĐĂNG DIỆU. Giải phẫu đầu - mặ - cổ. Nhà xuất bản Y học 2010.
3. BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC – TRƯỜN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ. Giáo trình giải phẫu học.
4. BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC – TRƯỜN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI. Bài giảng giải phẫu học. Nhà
xuất bản Y học 2004.
5. NGUYỄN QUANG QUYỀN. Bài giảng giải phẫu học. Tập 1, Nhà xuất bản Y học. 1993.
6. NGUYỄN QUANG QUYỀN. Bài giảng giải phẫu học. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 1993.
7. RICHARD DRAKE, WAYNE VOGL, ADAM MITCHELL. Gray’s Anatomy for Students,
Churchill Livingstone. 2004.
IV. CÁC THUẬT NGỮ CẦN NẮM
- Xương đốt sống
- Xương ức
- Xương sườn
- Xương cùng
- Xương cụt
- Thân đốt sống
- Lỗ đốt sống
- Cung đốt sống
- Mỏm gai
- Mỏm ngang
- Mỏm khớp trên
- Mỏm khớp dưới
- Cán ức
- Thân ức
- Mỏm mũi kiếm
- Khuyết sườn
- Góc ức
- Đầu sườn
- Cổ sườn
- Thân sườn
- Góc sườn
- Chỏm xương sườn
- Đĩa đệm
- Dây chằng dọc trước
- Dây chằng dọc sau
V/ CÁC CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Mô tả được đặc điểm chung của đốt sống, xương ức, xương sườn.
2. Cấu tạo của khớp giữa thân đốt sống.

BÀI 4: Cơ chi trên, cơ chi dưới


I. TÓM TẮT
Gồm cơ vùng nách, cơ cánh tay, cơ cẳng tay và cơ bàn tay.
Các cơ vùng nách tạo nên các thành hố nách. Hố nách là một hình tháp bốn thành,
một đỉnh và một nền, chứa đựng mạch máu, thần kinh và bạch huyết.
Các cơ vùng cánh tay được chia thành 2 vùng là vùng cánh tay trước và vùng cánh
tay sau.
Cẳng tay được giới hạn từ đường thẳng ngang ở dưới nếp gấp khuỷu ba khoát ngón
tay đến nếp gấp xa nhất ở cổ tay.
Cẳng tay chia làm 2 vùng: vùng cẳng tay trước và vùng cẳng tay sau, ngăn cách nhau
bởi xương quay, xương trụ và màng gian cốt.
Bàn tay giới hạn từ nếp gấp cổ tay xa nhất đến đầu các ngón tay, được chia làm hai
phần: gan tay và mu tay.
Các cơ bàn tay gồm các cơ mô cái, cơ mô út, các cơ gian cốt mu tay và gan tay, cơ
giun. Hầu hết các cơ bàn tay do thần kinh trụ chi phối, ngoại trừ cơ dạng ngón cái ngắn,
đầu nông của cơ gấp ngón cái, cơ đối ngón cái và cơ giun 1 và 2 do thần kinh giữa chi
phối.
Vùng mông là một vùng có nhiều mạch máu và thần kinh quan trọng từ chậu hông đi
qua để xuống chi dưới. Các cơ vùng mông gồm hai nhóm có chức năng khác nhau.
- Nhóm cơ chậu mấu chuyển gồm: cơ căng mạc đùi, cơ mông lớn, cơ mông nhỡ,
cơ mông bé và cơ hình lê. Ðây là những cơ duỗi dạng và xoay đùi.
- Nhóm cơ ụ ngồi xương mu mấu chuyển gồm: cơ bịt trong, các cơ sinh đôi (cơ
sinh đôi trên, cơ sinh đôi dưới), cơ vuông đùi và cơ bịt ngoài. Các cơ này có động tác chủ
yếu là xoay ngoài đùi.
Các cơ vùng mông do đám rối thần kinh thắt lưng cùng chi phối
Các cơ vùng mông còn có thể được mô tả theo các lớp từ nông vào sâu:
Ðùi được giới hạn phía trên bởi nếp lằn bẹn ở trước và lớp lằn mông ở sau. Phía
dưới bởi một đường ngang phía trên nền xương bánh chè 3 khoát ngón tay. Các cơ đùi
được được chia thành 2 vùng.
Cẳng chân được giới hạn phía trên bởi đường vòng qua dưới lồi củ chày, ở phía
dưới bởi đường vòng qua hai mắt cá. Các cơ vùng cẳng chân được chia thành hai vùng
Bàn chân bắt đầu từ dưới hai mắt cá tới đầu mút các ngón chân. Gồm có gan chân
và mu chân. Trong đó chứa các cơ mu chân và gan chân.
II. CÁC BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ
1. Đọc trước các tài liệu tham khảo
2. Nắm các thuật ngữ quan trọng trong bài học
3. Tự trả lời các câu hỏi tự lượng giá
4. Trả lời tình huống lâm sàng được đặt ra ở cuối bài
III. TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO
1. PHẠM ĐĂNG DIỆU. Giải phẫu chi trên - chi dưới. Nhà xuất bản Y học 2010.
2. PHẠM ĐĂNG DIỆU. Giải phẫu đầu - mặ - cổ. Nhà xuất bản Y học 2010.
3. BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC – TRƯỜN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ. Giáo trình giải phẫu học.
4. BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC – TRƯỜN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI. Bài giảng giải phẫu học. Nhà
xuất bản Y học 2004.
5. NGUYỄN QUANG QUYỀN. Bài giảng giải phẫu học. Tập 1, Nhà xuất bản Y học. 1993.
6. NGUYỄN QUANG QUYỀN. Bài giảng giải phẫu học. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 1993.
7. RICHARD DRAKE, WAYNE VOGL, ADAM MITCHELL. Gray’s Anatomy for Students,
Churchill Livingstone. 2004.
IV. CÁC THUẬT NGỮ CẦN NẮM
- Cơ đenta
- Cơ ngực lớn
- Cơ ngực bé
- Cơ dưới đòn
- Cơ trên gai
- Cơ dưới vai
- Cơ dưới gai
- Cơ tròn lớn
- Cơ tròn bé
- Cơ nhị đầu cánh tay
- Cơ cánh tay
- Cơ quạ cánh tay
- Cơ tam đầu cánh tay
- Cơ gấp cổ tay quay
- Cơ gấp cổ tay trụ
- Cơ gan tay dài
- Cơ sấp tròn
- Cơ gấp ngón cái dài
- Cơ gấp các ngón tay nông
- Cơ gấp các ngón tay sâu
- CƠ sấp vuông
- Cơ cánh tay quay
- Cơ duỗi cổ tay quay dài
- Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
- Cơ duỗi chung các ngón
- Cơ duỗi cổ tay trụ
- Cơ duỗi ngón út
- Cơ khuỷa
- Cơ ngữa
- Cơ dạng ngón cái dài
- Cơ duỗi ngón cái ngắn
- Cơ duỗi ngón cái dài
- Cơ duỗi ngón trỏ
- Cơ đối ngón cái
- Cơ dạng ngón cái ngắn
- Cơ khép ngón cái
- Cơ gấp ngón cái ngắn
- Cơ gian cốt mu tay
- Cơ gian cốt gan tay
- Cơ giun
- Cơ mông lớn
- Cơ mông nhỡ
- Cơ mông bé
- Cơ hình lê
- Cơ bịt trong
- Cơ vuông đùi
- Cơ căng mạc đùi
- Cơ thắt lưng chậu
- Cơ tứ đầu đùi
- Cơ may
- Cơ thon
- Cơ khép
- Cơ nhị đầu đùi
- Cơ bán gân
- Cơ bán màng
- Cơ dép
- Cơ bụng chân
- Cơ chày trước
- Cơ chày sau
V/ CÁC CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày được tên, nguyên ủy, bám tậm của cơ chi trên.
2. Trình bày được tên, nguyên ủy, bám tậm của cơ chi dưới.
3. Trình bày được chức năng và thần kinh chi phối của cơ chi trên.
4. Trình bày được chức năng và thần kinh chi phối của cơ chi dưới.

BÀI 5: Cơ thân mình, cơ hoành, ống bẹn


I. TÓM TẮT
Các cơ thành ngực là những cơ liên quan mật thiết với xương sườn và khoảng gian
sườn. Một số cơ khác cũng góp phần tạo nên thành ngực gồm các cơ liên quan đến chi
trên như cơ ngực lớn, cơ ngực bé, cơ dưới đòn, cơ răng trước được trình bày trong phần
chi trên.
Các cơ thành ngực được xếp thành 3 lớp:
+ Lớp ngoài: gồm cơ gian sườn ngoài và cơ nâng sườn.
+ Lớp giữa: là cơ gian sườn trong.
+ Lớp trong: gồm cơ gian sườn trong cùng, cơ dưới sườn và cơ ngang ngực.
Động tác chính: nâng hoặc hạ xương sườn. Hầu hết các cơ trên đều được chi phối bởi các
thần kinh gian sườn tương ứng.
Thành bụng trước bên gồm ba cơ ở phía bên xếp thành ba lớp từ nông đến sâu: cơ
chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng; hai cơ ở phía trước: cơ thẳng
bụng và cơ tháp.
Gồm cơ thắt lưng của cơ thắt lưng - chậu, cơ vuông thắt lưng.
Các cơ ở lưng gồm các cơ thành sau ngực và thắt lưng được xếp thành 2 lớp: lớp
nông và lớp sâu.
Các cơ cạnh cột sống gồm nhiều cơ dính vào nhau tạo nên một khối cơ chung phức
tạp. Các cơ này cũng sắp xếp theo 3 lớp từ nông đến sâu như sau:
Ống bẹn là một khe chéo, nằm giữa các lớp của thành bụng trước bên, dài khoảng
4- 6 cm theo hướng từ sau ra trước, vào trong và xuống dưới. Ống bẹn có bốn thành:
thành trước, thành sau, thành trên và thành dưới. Có hai lỗ là lỗ bẹn sâu và lỗ bẹn nông.
Ống bẹn là một điểm yếu tiềm tàng của thành bụng, nhất là ở nam giới, nên đây là
điểm yếu có thể xảy ra thoát vị bẹn.
Cơ hoành là cơ vân dẹt, rộng làm thành vách cân cơ ngăn giữa lồng ngực và ổ
bụng. Tim đè lên phần giữa cơ hoành nên chia cơ hoành thành vòm hoành phải và trái.
Cơ gồm hai phần: xung quanh là phần cơ, ở giữa là phần gân vì thế có thể xem cơ
hoành do nhiều cơ hai thân họp lại. Cơ hoành có các lỗ để cho thực quản và các mạch
máu, thần kinh đi qua.
II. CÁC BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ
1. Đọc trước các tài liệu tham khảo
2. Nắm các thuật ngữ quan trọng trong bài học
3. Tự trả lời các câu hỏi tự lượng giá
4. Trả lời tình huống lâm sàng được đặt ra ở cuối bài
III. TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO
1. PHẠM ĐĂNG DIỆU. Giải phẫu chi trên - chi dưới. Nhà xuất bản Y học 2010.
2. PHẠM ĐĂNG DIỆU. Giải phẫu đầu - mặ - cổ. Nhà xuất bản Y học 2010.
3. BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC – TRƯỜN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ. Giáo trình giải phẫu học.
4. BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC – TRƯỜN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI. Bài giảng giải phẫu học. Nhà
xuất bản Y học 2004.
5. NGUYỄN QUANG QUYỀN. Bài giảng giải phẫu học. Tập 1, Nhà xuất bản Y học. 1993.
6. NGUYỄN QUANG QUYỀN. Bài giảng giải phẫu học. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 1993.
7. RICHARD DRAKE, WAYNE VOGL, ADAM MITCHELL. Gray’s Anatomy for Students,
Churchill Livingstone. 2004.
IV. CÁC THUẬT NGỮ CẦN NẮM
Cơ gian sườn ngoài
Cơ gian sườn trong
Cơ gian sườn trong cùng
Cơ ngang ngực
Cơ cơ dưới sườn
Cơ nâng sườn
Cơ chéo bụng ngoài
Cơ chéo bụng trong
Cơ ngang bụng
Cơ thẳng bụng
Cơ tháp
Cơ thắt lưng
Cơ vuông thắt lưng
Cơ thang
Cơ lưng rộng
Cơ trám
Cơ răng sau trên
Cơ răng sau dưới
Cơ nâng vai
Ơ hoành
Ống bẹn
V/ CÁC CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Mô tả các cơ của cơ thân mình.
2. Mô tả được ống bẹn.
3. Mô tả được cơ hoành.

You might also like