You are on page 1of 26

Bài 1: Đại cương giải phẫu và sinh lý mắt ( 1 tiết )

Mục tiêu
1. Kể tên, nêu tác dụng của 3 lớp vỏ bọc và 4 môi trường trong suốt, 3 bộ phận
phụ thuộc của mắt.
2. Nêu được 3 vai trò sinh lý mắt.
Nội dung
I. Đại cương
Mắt là giác quan đảm nhận chức năng thị giác, gúp con người nhận biết được
thế giới bên ngoài, tao điều kiện cho trí tuệ ngày càng phát triển. Khoảng 90%
lượng thông tin được đưa vào não là nhờ mắt.
Mắt là bộ phận của cơ thể thống nhất có liên quan chặt chẽ đến các bộ phận
khác ( hệ thống thần kinh, tuần hoàn, các xoang…)
Cơ quan thị giác của người do 3 bộ phận tạo thành:
- Các bộ phận bảo vệ nhãn cầu: Hốc mắt, mi mắt và lệ bộ.
- Nhãn cầu.
- Đường dẫn truyền thần kinh thị giác và trung khu thị giác.
II. Nhãn cầu
- Nhãn cầu là khối giống hình cầu, đường kính khoảng 23 – 24mm, trọng
lượng từ 7 – 7,6g, thể tích 6,5ml
- Nhãn cầu bao gồm:
+ Vỏ nhãn cầu: củng giác mạc.
+ Màng bồ đào.
Lớp ngoài của màng bồ đào chia nhãn cầu ra thành: Tiền phòng và hậu
phòng.
Trong các phòng của nhãn cầu có chứa ba môi trường trong suốt của mắt, từ
trước ra sau có: Thủy dịch, thể thủy tinh, dịch kính
+ Võng mạc : màng thần kinh
1. Lớp vỏ nhãn cầu
1.1. Giác mạc
- Giác mạc hình chỏm cầu rỗng, đảm nhận 2/3 công suất hội tụ của mắt, nằm
ở phần trước nhãn cầu, có đường kính ngang 12mm,đường kính dọc
11mm,chiếm 1/5 diện tích bề mặt nhãn cầu.
- Về tổ chức mô học giác mạc gồm 5 lớp:
+ Biểu mô
+ Mằng Bowmann
+ Mô nhục
+ Màng Descemet
+ Nội mô
- Giác mạc không có mạch máu nuôi dưỡng, dinh dưỡng bằng quá trình thẩm
thấu.
- Thần kinh do các nhánh đây thần kinh V1 chi phối
- Nhiệm vụ: Cho ánh sáng xuyên qua và bảo vệ các phần bên trong.
- Giác mạc là môi trường trong suốt đầu tiên của mắt vì vậy bất cứ lý do nào
làm cho giác mạc bị mờ đục đều làm ảnh hưởng tới thị lực.
1.2. Củng mạc
- Là tổ chức xơ, dai, đàn hồi, màu trắng sứ, chiếm 4/5 sau nhãn cầu
- Tiếp giáp: Mặt ngoài với bao tenon, mặt trong với hắc mạc.
- Trên diện củng mạc, các cơ vận động nhãn cầu bám.
- Củng mạc có ít mạch máu, thần kinh V1 chi phối.
- Nhiệm vụ: Cùng với giác mạc tạo thành vỏ bọc nhãn cầu.
2. Màng bồ đào
Là lớp màng nằm trong củng mạc, có 3 phần: Mống mắt , thể mi và hắc mạc.
2.1. Mống mắt.
- Là phần trước, như một màng ngăn giữa tiền phòng và hậu phòng.
- Hình tròn, giữa có lỗ thủng gọi là lỗ đồng tử.
- Đồng tử có kích thước 2 – 3mm. Khi chiếu sáng đồng tửu co lại, khi không
chiếu sáng đồng tử giãn ra. Sự co giãn ấy gọi là phản xạ đồng tử.
- Cấu tạo: + Chứa các cơ vòng và cơ xòe đồng tử.
+ Chứa các tế bào sắc tố qui định màu mắt.
- Nhiệm vụ: Điều chỉnh ánh sáng.
2.2. Thể mi
- Nằm giữa mống mắt và hắc mạc, là phần nhô lên của màng bồ đào, từ đó
tỏa ra các dây chằng treo thủy tinh thể ( dây zinn ).
- Thể mi có 2 yếu tố quan trọng :
+ Các cơ thể mi: Điều tiết công suất của thể thủy tinh (làm nhiệm vụ điều
tiết)
+ Các tua mi: ở bề mặt của tua mi có những tế bào lập phương làm nhiệm vụ
bài tiết ra thủy dịch.
2.3. Hắc mạc
- Là phần sau của màng bồ đào, cấu tạo:
+ Là hệ thống mao mạch và thần kinh dày đặc làm nhiệm vụ dinh dưỡng cho
nhãn cầu.
+ Nhiều tế bào mang săc tố đen tạo buồng tối.
3. Võng mạc
+ Tế bài 2 cực: Làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động thần kinh.
+ Tế bào đa cực: Truyền tiếp xung động thần kinh lên các đường thị giác.
Sợi trục của những tế bào đa cực tập tyrung lại thành dây thần kinh thị giác.
- Gai thị:
+ Nằm lệch về phía mũi, hình tròn hay bầu dục; đường kinh 1-1,5mm.
- Là một lớp màng thần kinh nằm trong củng mạc, màu hồng nhạt, trong
suốt.
- Võng mạc có 2 phần:
+ Phần trước : là võng mạc vô cảm dày 0,1mm
+ Phần sau: là võng mạc hữu cảm thu nhận rất nhạy cảm ánh sáng, dày độ
0,5mm.
- Giải phẫu học: Võng mạc có 4 lớp tế bào:
+ Biểu mô sắc tố.
+ Tế bào thị giác: Tế bào nón.
Tế bào que.
+ Trên bề mặt gai thị không có tế bào thị giác, ở trung tâm cực sau đáy mắt
cách gai thị khoảng 4mm là vùng hoàng điểm.
+ Trung tâm hoàng điểm là một lõm nhỏ trong có sắc tố vàng gọi là hố trung
tâm, tập trung rất nhiều tế bào chóp cỡ bé cũng là vùng cho thị lực cao nhất
4. Tiền phòng và hậu phòng
- Tiền phòng: Ở phía trước mống mắt, được giới hạn bởi mống mắt, thể mi
và mặt sau của giác mạc.
- Hậu phòng: Ở phía sau mống mắt, được giới hạn bởi mống mắt và mặt
trước thể thủy tinh.
Tiền phòng và hậu phong thông với nhau qua lỗ đồng tử.
5. Các môi trường trong suốt :
5.1. Giác mạc ( Đã học phần trên )
5.2. Thủy dịch
- Là chất lỏng trong suốt nằm ở tiền phòng và hậu phòng, do thể mi tiết ra.
- Thành phần gồm: + Nước: 98,5%.
+ Albumin và globuli: 0,02%.
+ Glucose: 0,008%.
+ Acid amin: 0,03%.
- Sự tuần hoàn thủy dịch:
Thủy dịch do thể mi tiết ra hậu phòng và tiền phòng, thoát ra ngoài theo 4 con
đường:
+ Đường chủ yếu qua góc tiền phòng (80%): thủy dịch thấm qua bè củng mạc
và ống Schlem rồi đổ vào tĩnh mạch thượng củng mạc rồi đổ vào tuần hoàn tĩnh
mạch.
+ Qua khoang thượng hắc mạc.
+ Qua khoang quanh 4 tĩnh mạch xoáy.
+ Qua khoang bao quanh thị thần kinh.
Dù bằng con đường lưu thoát nào thì thủy dịch cũng đổ vào mạng lưới tĩnh
mạch mắt và đi vào tuần hoàn chung toàn cơ thể.
- Nhiệm vụ: Giữ cho nhãn áp ổn định; nuôi dưỡng giác mạc và thể thủy tinh.
5.3. Thể thủy tinh
- Thể thủy tinh ( TTT ) là một thấu kính hội tụ hai mặt lồi. Không có thần
kinh và mạch máu, nuôi dưỡng bằng thẩm thấu.
- TTT nằm sau tiền phòng, mống mắt, hậu phòng và phía trước dịch kính. Nó
được giữ yêu trong mắt nhờ áp lực thủy dịch và đặc biệt là nhờ hệ thống
dây treo TTT ( dây zinn ).
- Về giải phẫu, TTT cấu tạo từ ngoài vào trong bao gồm: Bao TTT; Biểu mô
TTT; Vỏ và nhân TTT.
- Nhiệm vụ: Có vai trò quan trong điều tiết mắt.
5.4. Dịch kính
- Là một chất lỏng trong suốt, nằm sau thể thủy tinh, chiếm 2/3 thể tích sau
nhãn cầu. Dịch kính nếu mất đi sẽ không tái tạo.
- Dịch kính có 2 thành phần chính:
+ Vitrein là một protein
+ Acid hyaluronic.
- Tác dụng: Giữ cho thể tích nhãn cầu ổn định.
III. Các bộ phận phụ thuộc của mắt
1. Hốc mắt và tổ chức hốc mắt
a. Hốc mắt
- Hốc mắt là hốc xương chứa nhan cầu và các cơ ngoại nhãn, thần kinh,
mạch máu và mỡ. Nằm giữa xương sọ và xương mặt.
- Cấu tạo giống hình tháp 4 cạnh đáy quay ra trước, đỉnh quay ra sau.
- Có 4 thành:
+ Thành trên: Xương trán và xương bướm tạo thành
+ Thành dưới: Xương gò má và xương hàm trên tạo thành.
+ Thành trong: Do các xương sàng, xương giấy, xương lệ.
+ Thành ngoài: Do xương bướm và xương gò má.
- Nhiệm vụ: Bảo vệ nhãn cầu.
b. Tổ chức hốc mắt: Bao gồm hệ thống thần kinh, mạch máu, các cơ vận
động nhãn cầu, là lớp đệm giữa hốc mắt và nhãn cầu, có chức năng bảo vệ
nhãn cầu.
Các cơ vận động nhãn cầu gồm:
- Cơ nội nhãn: Cơ co và giãn đồng tử.
- Cơ ngoại nhãn: Có 4 cơ thẳng, 2 cơ chéo.

Tên cơ Động tác Thần kinh chi phối


Co đồng tử Co đồng tử III
Giãn đồng tử Giãn đồng tử Trung ương
Thẳng trên Nhìn lên III
Thẳng dưới Nhìn xuống dưới III
Thẳng trong Nhìn vào trong III
Thẳng ngoài Nhìn ra ngoài VI
Cơ chéo bé Nhìn lên trên hơi xoay ra ngoài III
Cơ chéo lớn Nhìn xuống hơi xoay ra ngoài IV
2. Mi mắt
- Mỗi mắt gồm 2 mi: Mi trên và mi dưới cách nhau bởi khe mi, mỗi mi có
các hàng lông mi mọc vểnh ra bên ngoài có tác dụng bảo vệ phần trên và
dưới nhãn cầu, thẩm mỹ.
- Về cấu tạo: Gồm 4 lớp.
+ Da mi: Mỏng, mịn và giàu mạch máu.
+ Cơ mi: Cơ nâng mi trên : Làm nhiệm vụ mở mắt, do dây thần kinh III
chi phối.
Cơ vòng cung mi: Làm nhiện vụ nhắm mắt, do dây thần kinh
VII chi phối.
+ Sụn mi: Là các mô liên kết mà các sợi được ép chặt làm cho sụn mi rắn
chắc, đóng vai trò như bộ xương của mi mắt. Trong sụn mi có tuyến chất
nhờn gọi là tuyến Meibomius, phần lớn các tuyến này đều đổ ra bờ mi tự
do.
+ Kết mạc: có 3 phần:
 Kết mạc mi bọc mặt trong mi và sụn mi.
 Kết mạc nhãn cầu: Bao bọc phần trước nhãn cầu trừ giác mạc.
Phiasc trước cách rìa giác mạc khoảng 3mm.
 Kết mạc túi cùng: Nối liền kết mạc mi ở phía trước với kết mạc
nhãn cầu ở phía sau.
3. Hệ thống lệ: Tuyến lệ và lệ đạo

- Tuyến lệ: có 2 loại


+ Tuyến lệ chính: nằm ở 1/3 ngoài thành trên hốc mắt, màu hồng, bầu dục,
dài khoảng 10-15mm, nặng khoảng 1g.
+ Tuyến lệ phụ: Nằm rải rác trong kết mạc.
Nhiệm vụ: Bảo vệ giác mạc, chống bụi, chống nhiễm khuẩn, nuôi dưỡng
giác mạc.
- Lệ đạo: Là đường dẫn nước mắt, gồm:
+ Điểm lệ: Là điểm đầu tiên của hệ thống lệ đạo, mỗi mắt gồm điểm lệ trên
và dưới.
+ Lệ quản: Mỗi mắt gồm lệ quản trên và lệ quản dưới. Là đoạn ống nối tiếp
điểm lệ. Mỗi lệ quản bao gồm: Lệ quản đứng dài 1-2mm, lệ quản ngang dài
6-7mm, hai lệ quản thường đổ vào một thân chung gọi là lệ quản chung dai
1-3mm.
+ Túi lệ: Là đoạn phình to nhất của lệ đạo, dài chừng 12mm.
+ Ống lệ mũi: Là đoạn cuối cùng của lệ đạo, dài 12-15mm, đầu trên nối với
túi lệ, đầu dưới mở vào khe mũi dưới.
IV. Đường dẫn truyền thần kinh và trung khu thị giác
1. Đường dẫn truyền thần kinh thị giác
- Dây thần kinh thị giác: Đi từ cực sau nhãn cầu đến giao thoa thị giác. Trên
đường đi dây thần kinh thị giác áp sát thành xoang bướm, chỉ cách xoang này
bởi một thành xương mỏng.
- Giao thoa thị giác: Tất cả những sợi trục của tế bào đa cực thuộc nửa vùng
võng mạc phía mũi chạy chéo sang dải thị giác bên đối, còn những sợi trục của
tế bào đa cực thuộc nửa vùng võng mạc bên thái dương thì đi về dải thị giác
cùng bên, chỗ bắt chéo của sợi trục gọi là giao thoa thị giác.
- Thể gối ngoài: Các sợi trục của tế bào đa cực tận cùng ở thể gối ngoài. Đây là
một hạch thần kinh, tế bào của hạch này nhận xung động thần kinh từ võng mạc
và chuyển lên vỏ não vùng chẩm. Sợi trục của những tế bào ở thể gối ngoài tạo
thành tia thị giác và tận cùng ở vỏ não thùy chẩm.
H3: dẫn truyền thị giác và trung khu thị giác
2. Trung khu thị giác
Trung tâm thị giác ở vỏ não thùy chẩm gồm các vùng 17, 18 và 19 vừa ở mặt
trong, vừa ở mặt ngoài thùy chẩm.
- Hai nửa võng mạc bên phải liên quan đến trung tâm thị giác ở nửa não bên
phải.
- Hai nửa võng mạc bên trái liên quan đến trung tâm thị giác ở nửa não bên trái.
- Võng mạc thuộc ¼ trên liên quan đến trung tâm thị giác ở bờ trên rãnh cựa,
còn võng mạc thuộc ¼ dưới liên hệ với trung tâm thị giác ở bờ dưới rãnh cựa.
- Võng mạc vùng hoàng điểm liên hệ với đỉnh của thùy chẩm.
V. Vai trò sinh lý của mắt.
- Thị lực: Là khả năng tối đa của mắt có thể phân biệt được 2 điểm gần nhau
( góc phân ly tối thiểu). Thị lực trung bình theo hệ số thập phân là 10/10. Thị
lực tốt: từ 8/10 trở lên; thị lực trung bình: 3/10- 7/10; thị lực kém: dưới 3/10.
- Thị trường: Là khoảng không gian tối đa mà mắt có thể bao quát được khi
nhìn cố định vào 1 điểm. Thị trường có thể bị thu hẹp trong bệnh Glocom.
- Sắc giác: Mắt chúng ta có khả năng nhận biết và phân biệt màu sắc. Trong
điều kiện bình thường, tối thiểu chúng ta có thể phân biệt được 7 màu cơ bản
trong quang phổ: xanh, đỏ, da cam, lục, lam, chàm, tím. Nếu khuyết thiếu 1
hoặc nhiều màu thì được gọi là mù màu.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Điền từ đúng nhất cho các câu từ 1 đến 8
1. Cơ quan thị giác của người do ……… bộ phận tạo thành.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
2. Tổ chức học giác mạc được cấu tạo bởi…………
A. 2 lớp
B. 3 lớp
C. 4 lớp
D. 5 lớp
3. Giác mạc là một màng trong suốt hình chỏm cầu ,chiếm ………chu vi của nhãn cầu.
A. 1/4
B. 1/5
C. 1/6
D. 1/7
4. Mắt có ……………vai trò sinh lý.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài 2: Bệnh Glocom ( 1 tiết )
Mục tiêu
1. Nêu được triệu chứng người bệnh bệnh Glocom cấp.
2. Nêu được hướng điều trị bệnh nhân Glocom cấp.
Nội dung
I. Đại cương:
- Định nghĩa bệnh Glocom:
+ Trước đây Glocom được định nghĩa là một nhóm bệnh mắt nguy hiểm do
nhiều nguyên nhân khác nhau, theo nhiều cơ chế khác nhau, nhưng đều có biểu
hiện chung ở giai đoạn toàn phát là: lõm đĩa thị, thị trường thu hẹp và nhãn áp
tăng cao. Gần đây, nhờ những hiểu biết mới về bệnh sinh nên quan niệm về
glocom đã có nhiều thay đổi.
+ Theo WHO năm 2003: Glocom là một bệnh lý do tổn hại tiến triển các tế bào
hạch võng mạc đặc trưng bởi thương tổn thị trường và đầu dây thần kinh thị
giác.

- Đặc điểm của bệnh Glocom:


+ Glocom là nguyên nhân thứ 2 gây mù trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Glocom không chỉ xảy ra ở người trung tuổi mà còn có thể gặp ở trẻ em, tuy
nhiên tuổi thường gặp của bệnh Glocom là trên 35 tuổi, nữ nhiều hơn nam, bệnh
có tính chất gia đình.
+ Có nhiều cách phân loại bệnh Glocom: theo sự đóng mở của góc tiền phòng
( glocom góc đóng và glocom góc mở); theo diễn biến bệnh ( glocom cấp và
Glocom mạn); theo căn nguyên ( glocom nguyên phát và glocom thứ phát).
Trong bài học này chúng tôi giới hạn trình bày về bệnh Glocom góc đóng cơn
cấp ( Glocom cấp).
+ Chẩn đoán bệnh nhân Glocom cấp chủ yếu vẫn dựa vào tam chứng cổ điển:
nhãn áp tăng; đĩa thị lõm; thị trường thu hẹp. Các tổn thương Glocom phụ thuộc
vào mức độ tăng nhãn áp và sức chịu đựng của các tế bào hạch võng mạc( tổn
thương gai thị).
+ Điều trị đúng, kịp thời, theo dõi chặt bệnh nhân glocom và nhận diện các yếu
tố nguy cơ tiến triển bệnh sẽ hạn chế tối đa tỷ lệ mù lòa do glocom, giảm nhẹ
gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Sự tuần hoàn thủy dịch:
Thể mi tiết ra thủy dịch đổ vào hậu phòng, từ hậu
phòng thủy dịch qua lỗ đồng tử ra tiền phòng và thoát
ra ngoài nhãn cầu qua góc tiền phòng.
Tại góc tiền phòng thủy dịch thoát ra ngoài nhãn cầu
qua 2 con đường: qua vùng bè củng mạc ( chiếm
80%), qua màng bồ đào củng mạc ( chiếm 20%). Dù
bằng con đường lưu thoát nào thì thủy dịch cũng đổ
vào mạng lưới tĩnh mạch mắt và đi vào tuần hoàn
chung toàn cơ thể.
- Định nghĩa Nhãn áp và nhận định trị số nhãn áp:
+ Định nghĩa: Nhãn áp là áp lực của các chất trong lòng nhãn cầu tác động lên
giác mạc và củng mạc.
Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến nhãn áp, trong đó thủy dịch giữ vai trò quan
trọng nhất.
+ Trị số nhãn áp: Đo bằng nhãn áp kế Maclakov:
Nhãn áp bình thường 14- 24mmHg ( trung bình: 19,5).
Nhãn áp >24mmHg là nhãn áp theo dõi.
Dao động nhãn áp trong 24h không vượt quá 5mmHg.
Chênh lệch nhãn áp 2 mắt cùng thời điểm đo không vượt quá 5mmHg.
II. Cơ chế bệnh sinh bệnh Glocom: Bao gồm: tắc nghẽn lưu thông thủy dịch
trong nhãn cầu và biến đổi thực thể thứ phát.
- Tắc nghẽn sự lưu thông thủy dịch trong nhãn cầu theo 3 cơ chế:
+ Nghẽn đồng tử: do rối loạn vận động cơ vòng và cơ nan hoa gây giãn đồng tử,
bờ đồng tử áp sát vào mặt trước thủy tinh thể làm thủy dịch ứ lại tại hậu phòng,
đẩy mống mắt vồng cao dẫn đến thu hẹp góc tiền phòng. Thủy tinh thể tăng về
kích thước cũng gây nghẽn đồng tử theo cơ chế này.
+ Nghẽn góc tiền phòng: Đồng tử giãn làm chân mống mắt dày lên áp vào vùng
bè ( hẹp góc tiền phòng)
+ Nghẽn giữa 2 ngăn hậu phòng: Glocom ác tính.
- Biến đổi thực thể thứ phát: Glocom cơn cấp nhãn áp tăng cao đẩy mống mắt
đè ép vào thành trước góc tiền phòng kích thích các receptor đau gây tăng nhãn
áp phản ứng, giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch dẫn đến tổn thương mống
mắt tạo quá trình viêm gây dính góc tiền phòng, dính bờ đồng tử, thoái hóa
mống mắt, đục bao trước thủy tinh thể....
III. Triệu chứng
3.1. Triệu chứng cơ năng
- Bệnh nhân đau nhức mắt: đột ngột, dữ dội, đau lan lên nửa đầu cùng bên.
- Nhìn mờ: đột ngột cùng với cơn đau, nhìn mờ như nhìn qua màn sương ( mờ
đồng đều).
- Nhìn đèn thấy quầng xanh đỏ ( nhìn vào ánh sáng trắng thấy 7 sắc cầu vồng),
sợ ánh sáng, chói, chảy nước mắt kèm theo.
- Toàn thân: bệnh nhân có buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi, sốt, hồi hộp trống
ngực, đau bụng...
3.2. Triệu chứng thực thể
- Nhãn áp tăng cao: có thể lên tới 40mmHg
- Thị lực giảm nhiều.
- Thị trường thường không đo được trong cơn cấp do phù nề các môi trường
trong suốt. Trong cơn Glocom cấp đã từng xuất hiện trước đó thì thị trường có
thể đã có tổn thương ở các mức độ khác nhau tùy theo giai đoạn bệnh.
- Khám bệnh thấy:
+ Kết mạc cương tụ rìa hoặc cương tụ toàn bộ.
+ Giác mạc: phù, đục.
+ Đồng tử giãn, méo, phản xạ ánh sáng lười hoặc mất.
+ Mống mắt vồng cao, tiền phòng nông, góc tiền phòng đóng.
+ Đáy mắt: thường khó soi được trong cơn cấp, nếu soi được có thể thấy đĩa thị
xung huyết, mạch máu giãn, đôi khi có xuất huyết cạnh đĩa thị. Ngoài cơn có
thể thấy hình ảnh lõm đĩa thị hoặc teo đĩa thị.
IV. Hướng điều trị
4.1. Nguyên tắc chung: Tích cực, khẩn trương là hạ nhãn áp bằng thuốc để
chống tổn hại thêm cho thị thần kinh
- Điều trị cả 2 mắt, mắt chưa bị lên cơn tăng nhãn áp cần được điều trị dự
phòng.
- Điều trị cấp cứu bằng thuốc hạ nhãn áp, co đồng tử, chuẩn bị điều kiện an toàn
cho laser hoặc phẫu thuật.
- Lựa chọn phương pháp laser hoặc phẫu thuật dựa vào tình trạng của góc tiền
phòng và điều kiện của cơ sở y tế.
4.2. Điều trị bằng thuốc: Hạ nhãn áp cấp cứu bằng thuốc
Tại mắt
- Tra thuốc co đồng tử ( Pilocarpin) cứ 15-20 phút/1 lần cho đến khi đồng tử co
lại và hạ nhãn áp. Sau đó có thể tra 1 giờ/lần và liều duy trì 3-4 lần/ngày. Để đề
phòng xuất hiện cơn tăng nhãn áp ở mắt thứ 2 thì nên tra 1-2 giọt Pilocarpin 1%
cho mắt này.
- Tra phối hợp nhóm thuốc chẹn beta giao cảm2 lần/ngày hoặc nhóm ức chế
men Anhydraza Cacbonic 2-3 lần/ngày.
Toàn thân
- Uống Acetazolamid 0,25g x 2-4 viên/ngày hoặc tiêm tĩnh mạch Acetazolamid
500mg x 1 ống nếu bệnh nhân nôn nhiều, thuốc uống không có tác dụng. Thuốc
có nhiều tác dụng phụ toàn thân nên chỉ dùng cho bệnh nhân chờ phẫu thuật, khi
dùng thuốc cần bổ sung Kali để tránh hạ Kali máu.
- Nếu nhãn áp tăng quá cao có thể bổ sung các loại thuốc tăng thẩm thấu như
truyền tĩnh mạch nhanh Mannitol 20% x 200ml hoặc cho bệnh nhân uống
Glycerol 50% ( 1ml/1kg cân nặng).
- Thuốc giảm đau, an thần.
4.3. Điều trị bằng laser và phẫu thuật
Điều trị bằng phẫu thuật là bắt buộc với hình thái glocom góc đóng.
- Cắt mống mắt chu biên bằng laser hoặc phẫu thuật sau khi nhãn áp được điều
chỉnh. Chỉ định cắt mống mắt chu biên khi góc tiền phòng còn mở >1/2 chu vi
của góc. Đối với bệnh nhân tái khám để theo dõi định kì: nhãn áp, thị trường,
đĩa thị.
- Laser tạo hình mống mắt được thực hiện sau khi laser cắt mống mắt chu biên
nhãn áp không điều chỉnh. Hoặc phối hợp laser mống mắt chu biên và laser tạo
hình mống mắt để mở rộng góc tiền phòng và hạ nhãn áp.
- Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc ( tạo lỗ rò), sau phẫu thuật cần theo dõi nhãn
áp, theo dõi sẹo bọng. Nếu nhãn áp chưa điều chỉnh thì có thêr phẫu thuật cắt bè
lần 2.
V.Tiến triển và biến chứng
5.1. Tiến triển
- Glocom góc đóng cơn cấp nếu không được điều trị, nhãn áp tiếp tục tăng cao
kéo dài sec dẫn đến mù.
- Glocom góc đóng thể bán cấp có thể tiến triển dưới dạng cơn glocom cấp
hoăccj chuyển sang thể mạn tính.
- Tiên lượng tùy theo tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh khi bệnh nhân đến khám
và điều trị. Nếu phát hiện sớm, điều trị và theo dõi thường xuyên thì bệnh nhân
có thể tránh được mù lòa. Nếu không được điều trị, hoặc điều trị không thường
xuyên thì tổn thương đĩa thị và thị trường ngày càng nặng hơn dẫn đến mất thị
lực không thể phục hồi, và mù lòa.
5.2. Biến chứng
- Bệnh nhân Glocom dù ở thể lâm sàng nào, nếu không được điều trị kiểm soát
tốt nhãn áp thì bệnh sẽ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
- Biến chứng thường gặp sau điều trị bằng phẫu thuật
+ Tăng nhãn áp tái phát, không tạo được sẹo bọng...
+ Sẹo bọng thấm quá mỏng, rò hoặc vỡ bọng thấm...
VI. Phòng bệnh
Glocom được coi là kẻ đánh cắp thị lực, và tình trạng này nặng nề hơn đối với
bệnh nhân glocom cấp, vì vậy cần quan tâm phòng bệnh bằng cách phát hiện
sớm, điều trị kịp thời và theo dõi bệnh chặt chẽ.
- Tuyên truyền rộng rãi triệu chứng của bệnh Glocom để mọi người biết về bệnh
và mức độ nguy hiểm của bệnh.
- Đo nhãn áp cho những bệnh nhân >35 tuổi đến khám bệnh để phát hiện sớm
Glocom.
- Theo dõi định kì đối với bệnh nhân Glocom và những người trong gia đình
bệnh nhân vì bệnh có tính chất gia đình.

Lượng giá
Phân biệt đúng sai cho các câu từ 1 đến 7
1. Glocom là bệnh gây mất thị lực không thể phục hồi
A. Đúng
B. Sai
2. Glocom là bệnh hiếm gặp, chỉ xảy ra trên bệnh nhân cao huyết áp
A. Đúng
B. Sai
Bài 3: Chấn thương mắt ( 1 tiết )
Mục tiêu
1. Liệt kê được triệu chứng cơ bản của chấn thương xuyên thủng nhãn cầu.
2. Nêu được các bước sơ cứu bệnh chấn thương, bệnh nhân bỏng mắt.
Nội dung
A. CHẤN THƯƠNG
I. Đại cương
Chấn thương mắt cho đến nay vẫn là nguyên nhân quan trọng gây mù lòa
đặc biệt gây mù một mắt. Chấn thương là cấp cứu số một của các bệnh mắt, tỷ
lệ mù cao, có tính nặng, đặc biệt ngày càng phức tạp về vấn đề pháp lý.
Chấn thương chia làm 2 loại chính
- Chấn thương đụng dập mắt.
- Chấn thương xuyên thủng nhãn cầu.
II. Chấn thương đụng dập mắt
Tác nhân gây chấn thương đụng dập mắt là những vật đầu tù: Bị đấm, dây
chun bắn vào mắt, sức nổ của bom mìn.
2.1. Đụng dập mi và kết mạc
2.1.1. Xuất huyết và tụ máu
Thường xuất huyết và tụ máu ở mi và kết mạc.
Cần chú ý thời gian xuất hiện
- Xuất huyết ngay và tại chỗ sau khi đụng dập là do tổn thương tại chỗ, tổn
thương ở mi.
- Xuất huyết chậm. Sau vài giờ hay vài ngày là do tổn thương ở hốc mắt
hay ở não.
- Xuất huyết hình gọng kính là do tổn thương nền sọ.
2.1.2. Tụ khí dưới da mi và kết mạc
Sờ thấy cảm giác lép bép dưới da mi là do khí ở các xoang xung quanh hốc
mắt bị vỡ tràn vào.
2.1.3. Sụp mi: Do rách cơ nâng mi hay do tổn thương dây thần kinh số III.
2.2 Đụng dập giác mạc
- Xước giác mạc: Điều trị bệnh sẽ khỏi.
- Đục giác mạc: Do thủy dịch thấm qua chỗ rạn nứt gây phù nề và đục giác
mạc.
Xử trí:
+ Đo thị lực cho người bệnh.
+ Kháng sinh: Tại chỗ nhỏ dung dịch TOBREX x 6 lần / ngày.
Toàn thân:Hazinnat 250mgx 4 viên/ ngày.
+ Giảm đau: Tại chỗ nhỏ dung dịch Atropinsunfat1% x 2 lần/ ngày.
Toàn thân: Paracetamol 0,5gx 2 viên/ ngày.
+ Chống dính mống mắt: Nhỏ dung dịch Atropinsunfat 1%x 2 lần/ ngày.
2.3. Đụng dập màng bồ đào
- Co đồng tử: Là hiện tượng nhẹ nhất, do cơ co đồng tử bị kích thích, sau
2-3 ngày sẽ khỏi.
Xử trí: Tra dung dịch Atropinsunfat 1%x2 lần/ ngày.
- Giãn đồng tử: Giãn đồng tử không đều, bờ đồng tử hình răng cưa do rách
các thớ cơ vòng.
Xử trí: Tra dung dịch Pilocarpin 1%.
- Đồng tử méo: Thường do rách chân mống mắt hay rách bờ đồng tử.
- Đụng dập thể mi: Gây đau vùng thể mi, cương tụ vùng rìa gây liệt điều
tiết, rối loạn nhãn áp.
- Xuất huyết tiền phòng: Có máu trong tiền phòng, máu tươi hoặc máu cục
đen.
Xử trí:
+ Cho bệnh nhân uống 1l nước trong 10-15 phút (chống chỉ định bệnh
nhân tim mạch, suy gan, suy thận).
+ Uống tam thất: Tùy mức độ máu trong tiền phòng uống 5g, 10g, 15g/ 24h.
+ Chống dính mống mắt: Nhỏ dung dịch Atropinsunfat 1% x 1 lần/ ngày.
+ Theo dõi thị lực hàng ngày cho bệnh nhân.
2.4. Đụng dập thể thủy tinh
- Thể thủy tinh lệch ra trước lam tiền phòng chỗ nông chỗ sâu.
- Thể thủy tinh lệch ra sau: Tiền phòng sâu, rung rinh mống mắt khi nhãn
cầu di động.
- Vỡ thể thủy tinh: Mảnh vỡ ra tiền phòng có thể gây viêm mống mắt thể
mi và tăng nhãn áp.
- Đục thể thủy tinh: Có thể ngay sau khi chấn thương hay chậm hơn, đục
hoàn toàn hay khu trú một phần, đục thể thủy tinh là do rách vỏ bọc hay do rối
loạn dinh dưỡng, viêm màng bồ đào sau sang chấn.
Xử trí: Chuyển bệnh nhân đi mổ cấp cứu theo chỉ định của bác sỹ.
III. Chấn thương xuyên thủng
Tác nhân gây chấn thương là những vật sắc nhọn.
3.1. Xuyên thủng bộ phận phụ thuộc
3.1.1. Xuyên thủng mi
- Rách nông da ngoài: Sát trùng nhẹ quanh vết thương, cho người bệnh
uống kháng sinh.
- Rách song song bờ mi: Khâu bảo tồn 2 mép da.
- Rách bờ mi tự do, rách ngang hoặc chéo đứt cơ vòng cung mi vết thương
toác rộng: Khâu 2 lớp (cơ và da).
3.1.2. Xuyên thủng kết mạc
- Rách < 5mm: Không khâu, tra dung dịch kháng sinh và uống kháng sinh.
- Rách > 5mm: Khâu vết rách.
Xuyên thủng hốc mắt: Thường nặng hay có tổn thương phối hợp với nhãn cầu,
với răng hàm mặt, với chấn thương sọ não.
3.2. Vết thương xuyên thủng nhãn cầu
3.2.1. Triệu chứng
 Triệu chứng cơ năng
- Người bệnh bị đau nhức ngay sau khi bị tai nạn.
- Kích thích chảy nước mắt.
- Nhìn mờ: Tùy vào vị trí tổn thương.
 Triệu chứng thực thể:
- Kết mạc cương tụ hoặc rách rộng.
- Rách giác mạc: Nếu rách nhỏ còn tiền phòng, không gây kệt mống mắt.
Nếu rách rộng gây xẹp tiền phòng, có thể có máu hoặc mủ trong tiền phòng.
- Mống mắt: Có thể rách kẹp vào vết thương, phòi ra ngoài.
- Thể thủy tinh có thể đục hoặc lệch.
- Dịch kính có thể phòi qua vết rách.
- Nhãn áp: Nếu rách rộng thì nhãn áp giảm, nếu rách nhỏ thì nhãn áp bình
thường.
3.2.2 Xử trí
- Không rửa vết thương ( tuyến y tế cơ sở ).
- Tiêm SAT.
- Uống kháng sinh, giảm đau.
- Băng che vô khuẩn, gửi người bệnh lên tuyến chuyên khoa.
IV. Đề phòng chấn thương mắt
- Tuyên truyền: Giới thiệu rộng rãi tác hại của chấn thương mắt, giáo dục ý
thức đề phòng tai nạn về mắt cho mọi người.
- Về tổ chức:
+ Đảm bảo người lao động làm việc trong điều kiện an toàn: Đủ ánh sáng,
trang bị đủ bảo hộ lao động ( kính bảo hộ, các bộ phận che chắn…).
+ Tổ chức tuyến sơ cứu, cấp cứu chấn thương mắt: Đảm bảo cho người bệnh
được xử trí nhanh, đúng, sớm.
B. BỎNG MẮT
Bỏng mắt là cấp cứu số một trong nhãn khoa. Thái độ xử trí phải khẩn
trương tự cứu-sơ cứu-cấp cứu mới mong bảo tồn chức năng thị giác.
I. Nguyên nhân
- Do sức nóng: Bỏng nước, tia hàn…
- Do hóa chât: Axit, base. Bỏng do vôi…
II. Triệu chứng
Cơ năng
- Đau nhức, rát.
- Chói cộm, sợ ánh sáng, chảy nước mắt.
- Nhìn mờ.
Thực thể
- Mi phù nề, cương tụ đỏ hoặc tái đen.
- Kết mạc cương tụ phù hoặc hoại tử trắng mủn.
- Giác mạc: Giảm độ trong suốt, mờ đục, đục trắng hoặc hoại tử.
III. Xử trí
3.1. Nguyên tắc chung
- Loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi mắt bằng cách rửa nhanh và nhiều
bằng nước sạch ( trường hợp bỏng vôi phải gắp hết vôi cục trước khi
rửa ).
- Giảm đau bằng dung dịch Dicain clohydrat 1%.
- Chống nhiễm trùng: Kháng sinh tại chỗ và toàn thân.
- Tăng cường dinh dưỡng: Tiêm máu tự thân dưới kết mạc.
- Chống dính: Mống mắt bằng dung dich Atropin sunfat 1-4%. Mi-cầu: Tra
thuốc mỡ, không được băng chặt mắt.
3.2. Sơ cứu loại bỏ tác nhân: Loại bỏ tác nhân bỏng là bước vô cùng quan
trọng đối với bỏng nói chung và bỏng mắt nói riêng. Loại bỏ và làm dịu vết
thương bỏng là tối cấp cứu đòi hỏi sự nhanh, nhậy, chính xác.
- Dùng nước xối rửa vết thương bỏng, bộc lộ cùng đồ nhẹ nhàng rửa sạch
tác nhân ( nếu có).
- Tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà sử dụng nước rửa cho bệnh nhân. Nếu có
điều kiện thì rửa bằng các dung dịch đẳng trương như: Ringer lactat;
glucose 5%; Natriclorid 0,9%.
- Thời gian rửa mắt: rửa càng nhiều càng tốt, tối thiểu phải rửa mắt trong
vòng 30 phút mới chuyển bệnh nhân, trong quá trình vận chuyển bệnh
nhân vẫn tiếp tục rửa mắt nếu tổn thương không gây thủng Nhãn cầu.
- Lưu ý: Đối với bỏng hóa chất không nên dùng các loại dung dịch làm
thay đổi độ PH với mục đích trung hòa hóa chất. Vẫn rửa mắt trong
trường hợp bỏng hóa chất.
Đối với bỏng vôi: Không cần gắp hết vôi bột trong mắt bệnh nhân mà nên
rửa mắt đúng cách để tận dụng thời gian sơ cứu.
IV. Đề phòng bỏng mắt:
- Tổ chức tốt an toàn trong lao động: Đeo kính, che chắn.
- ở phòng thí nghiệm, kho hóa chất phải có vòi nước để rửa mắt và một số
thuốc trung hòa các hóa chất.
- Giáo dục trẻ em không chơi trò chơi nguy hiểm.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Điền từ đúng nhất cho các câu từ 1 đến 6
1. Trong chấn thương mắt có…………..loại
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
2. Tác nhân gây chấn thương xuyên thủng là các vật…………..
A. Đầu tù.
B. Đầu tròn
C. Đầu nhọn
D. Đầu bè
3. Tác nhân gây chấn thương đụng dập mắt là các vật ………....
A. Đầu tù
B. Đầu nhọn
C. Đầu tròn
D. Đầu bè
4. Bệnh nhân bỏng vôi phải……………trước khi rửa mắt
A. Gây tê tại chỗ bằng dung dịch Dicain 1%
B. Nhỏ dung dịch kháng sinh Vigamox 0,5%
C. Gắp hết vôi cục
D. Chống dính mi – cầu
5. Bỏng là cấp cứu số một trong nhãn khoa. Thái độ xử trí phải khẩn trương tự cứu – sơ
cứu – cấp cứu mới mong bảo tồn………..
A. Mi mắt
B. Giác mạc
C. N
D. hãn áp
E. Chức năng thị giác
Bài 4: Các thuốc thường dùng trong nhãn khoa ( 1 tiết )
Mục tiêu
1. Kể tên được 4 thuốc dùng để khám mắt, các nhóm thuốc dùng trong điều trị
bệnh về mắt.
2. Nêu được quy trình tra nhỏ thuốc và các lưu ý khi tra nhỏ thuốc.
Nội dung
I. Đặc điểm chung
- Phần lớn thuốc được sử dụng tại mắt, nhất là đối với các bệnh kết giác
mạc, nhờ đó thuốc có tác động trực tiếp và lâu hơn đối với bộ phận đang bị tổn
thương.
- Đa số thuốc tra nhỏ mắt có tác dụng ngắn, trong vòng 30 phút tác dụng
dược lý bề mặt đã hết.
- Tuỳ theo bệnh mắt cụ thể, có nhiều cách dùng thuốc tại mắt như: bôi
chấm vào bờ mi, tra thuốc nước, thuốc mỡ vào cùng đồ kết mạc, tra nhỏ liên tục
kiểu truyền dịch vào kết giác mạc, tiêm dưới kết mac, tiêm cạnh nhãn cầu, tiêm
hậu nhãn cầu, đưa thuốc vào nhãn cầu bằng điện di hoặc bằng siêu âm…
II. Phân loại thuốc dùng trong nhãn khoa
2.1. Thuốc dùng để khám mắt
 Thuốc gây tê: Dùng khi
- Khám mắt lâu bằng ánh sáng chói, nhất là khi viêm loét giác mạc.
- Đo nhãn áp.
- Bơm thông lệ đạo.
- Lấy dị vật kết giác mạc.
- Tăng tác dụng giảm đau khi mổ mắt.
Các thuốc thông dụng là:
- Thuốc dicain 0,5%-1%: Gây tê nhanh nhưng không kéo dài, tra 1-2 lần
đến khi bệnh nhân không còn cảm giác xót mắt là thuốc đã có tác dụng.
- Thuốc Novesin 0,4%: Tác dụng tốt hơn, kéo dài và không gây kích thích
 Thuốc nhuộm giác mạc
Các loại thuốc nhóm này dùng để tìm tổn thương biểu mô giác mạc hoặc ổ
loét giác mạc.
Các thuốc thông dụng
- Thuốc đỏ 2%: Dễ kiếm ở mọi nơi, ổ loét bắt màu đỏ.
- Thuốc nhuộm màu Fluorescein 2%, khi chiếu ánh sáng mạnh vào, ổ loét
bắt màu xanh lá cây.
 Thuốc sát khuẩn
Chỉ có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ tức thì, không có tác dụng kìm hãm sự
sinh sản của vi khuẩn. Thuốc này dùng tra mắt sau khi lấy các dị vật kết giác
mạc, để rửa thuốc nhuộm màu giác mạc khi muốn tìm ổ loét giác mạc hoặc sau
khi đo nhãn áp.
Các thuốc thông dụng
- Thuốc tra mắt Thimerosan 0,03%.
- Thuốc tra mắt Cloroxit 0,4%.
 Thuốc giãn đồng tử
Các thuốc giãn đồng tử được sử dụng khi
- Khám chu vi thể thuỷ tinh, dịch kính và soi đáy mắt.
- Liệt điều tiết để xác định tật khúc xạ khách quan, nhất là trẻ em.
Không được dùng khi
- Glôcom góc đóng hoặc nghi ngờ Glocom góc đóng.
- Dị ứng với thuốc.
- Bệnh tim mạch nặng.
Các thuốc giãn đồng tử chia làm 2 nhóm
+ Thuốc giãn đồng tử nhanh: Có tác dụng nhanh sau 5-30 phút, kéo dài 3-6 giờ.
Các thuốc thông dụng
- Neosynphrine 5%-10%.
- Troicamide 0,5%.
- Cyclogyl 1%: Dùng để liệt điều tiết nhanh đo khúc xạ.
- Adrenalin 0,1%: Giảm điều tiết nhanh nhưng không lâu, giảm tiết thuỷ
dịch, góp phần làm hạ nhãn áp dùng khi mổ lấy thể thuỷ tinh.
+ Thuốc giãn đồng tử chậm: Có tác dụng chậm, sau 30-40 phút và kéo dài 3-10
ngày, có thể làm liệt điều tiết hoàn toàn, dùng để xác định tật khúc xạ khách
quan, nhất là trẻ em rất tốt. Khi tra thuốc cần ấn chặt đường lệ để phòng ngộ độc
do Atropin.
Các thuốc thông dụng là: Atropin 0,5%-1%.
Homatropin 1%-2%.
2.2. Thuốc dùng trong điều trị các bệnh Mắt
 Thuốc sát khuẩn
Dùng chữa viêm kết mạc, viêm mi mắt, viêm túi lệ, viêm giác mạc do vi
khuẩn và nấm. Dùng tra mắt từ 3-10 lần/ ngày, mỗi lần 1-2 giọt.
Các thuốc thông dụng
- Thuốc tra mắt Thimerosan 0,03%.
- Thuốc đỏ 2%.
- Thuốc tr mắt Acryrol 3%-10%.
- Thuốc tra mắt Betadin 1% hoặc 5%.
- Thuốc tra mắt Nitrat Bạc 1%.
 Thuốc Sulfamide
Có tác dụng kìm hãm sự sinh sản của vi khuẩn, dùng chữa Viêm kết mạc,
mắt hột…Dùng tra trung bình từ 3-10 lần trong ngày, mỗi lần 1-2 giọt.
Các thuốc thông dụng
- Thuốc sulfaxilum 10%-20%.
- Thuốc tra mắt S.M.P 10%-20%.( sufamexipiridazin10% là loại sunfamid
chậm có tác dụng kéo dài.
 Thuốc kháng sinh: Vừa có tác dụng diệt khuẩn vừa có tác dụng
kìm hãm sự sinh sản của vi khuẩn. Dùng tra mắt từ 3-10 lần/ ngày, mỗi lần 1-2
giọt.
Các thuốc thông dụng
- Cloroxit 0,4%, mỡ 1%.
- Oxytetraxiclin 1%, Mỡ 1%.
- Gentamycin 0,3%-0,5%.
- Tobramycine 1% ( Các biệt dược Tobrex, Tobrin, Toeyecin…)
- Nhóm Quinolon: Ciprofloxacin, Ofloxacin 0,3%, Vigamox…
 Thuốc giãn đồng tử
Các thuốc giãn đồng tử được sử dụng khi
- Viêm loét giác mạc, Viêm màng bồ đào.
- Trước mổ lấy thể thuỷ tinh đục, bong võng mạc, điều trị bệnh đáy mắt
bằng Laser.
Không dung khi
- Glocom góc đóng hoặc nghi ngờ Glocom góc đóng.
- Dị ứng với thuốc.
- Bệnh tim mạch nặng.
 Thuốc co đồng tử
Các thuốc co đồng tử được sử dụng khi:Điều trị Glocom góc đóng cấp và
Glocom góc mở mạn tính.
Không dược dùng khi: Viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào.
Các thuốc thông dụng
- Pilocarpin 1%, 2%, 4%.
- Mintacol ( Paraxone ).
 Các thuốc Corticosteroid
Tác dụng: Chống viêm, chống xuất tiết, chống dị ứng.
Các thuốc được sử dụng khi
- Viêm màng bồ đào.
- Viêm kêt, giác mạc có tính chất dị ứng.
- Sau mổ đục thể thuỷ tinh, Glocom, Bong võng mạc, chấn thương, viêm
củng mạc.
Không được dùng khi
- Viêm loét giác mạc.
- Dùng lâu ngày có thể tăng nhãn áp do corticoid, đục bao sau thể thuỷ
tinh.
Các corticoid chia làm 4 nhóm
- Hydrocrtisol: Huyền dịch 125mg tiêm dưới kết mạc, dung dịch và mỡ 1%
như Mỡ Cloroxit H, Mỡ Levocid H.
- Betamethason: Dung dịch Eubetal 1%.
- Prednisolon: Dung dịch 1% Solupred.
- Daxamethason: ống 5mg-2ml tiêm dưới kết mạc. Thuốc nước, mỡ như:
Tobradex, Ofloxadex, Maxitrol, Maxidex…
Ngoài ra còn có những thuốc chống viêm không có nguồn gốc cortisteroid
như thuốc tra mắt Idomethacin, Indocollyre, Uniten…
 Các thuốc chống Virus
Các thuốc thông dụng
- IDU: Indoxuridine, có các biệt dược: Herpiru, Iduviran. Thuốc nước tra
1h/ lần, thuốc mỡ 5 lần/ ngày.
- TFT: Trifluorothimidine: Thuốc nước tra 5-6 lần/ ngày.
- Acyclovir 1%.
 Các thuốc chống nấm
Dùng điều trị các viêm loét giác mạc do nấm. Chia làm 3 nhóm
- Nhóm Imidazoles: Clotrimazole 1%, Miconazole 10%, Econazol 1%.
- Nhóm Polyenoe: Gồm Amphotericin B, Natamycin 5%
- Nhóm Flucytosine 1-1,5%.
 Các thuốc tăng cường dinh dưỡng giác mạc
- Nước mắt nhân tạo: các biệt dược Tear fresh, Blueye, Natural tear…
dùng trong các trường hợp bỏng mắt, khô mắt.
- CB2: Gồm vitaminC và B2.
- Keratyl, Salein, Hylene, Hyalasa.
 Các thuốc làm giảm điều tiết
Có tác dụng làm giảm điều tiết của mắt, đỡ đau nhức mắt, mỏi mắt, được sử
dụng khi mỏi điều tiết, cận thị, hội cứng máy tính…
Các thuốc thông dụng là: Mindrop, Eyerich, Unina, Tobirov, Corectol,
Daigaku…
2.3. Dung dịch rửa mắt
- Dung dịch NaCl 0,9%: Dùng trong các trường hợp bỏng mắt, dị vật vào
mắt.
- Dung dịch thuốc tím 1/5000: Dùng trong các trường hợp bị bụi vào mắt,
trực khuẩn mủ xanh, viêm kết mạc do lậu cầu.
- Dung dịch Glucoza 30%: Dùng trong các trường hợp bỏng vôi khi đã gắp
hết vôi cục.
III. Quy trình tra nhỏ thuốc
1. Chuẩn bị
1.1. Người điều dưỡng: Trang phục đúng quy định, rửa tay thường quy.
1.2. Dụng cụ, phương tiện
- Dụng cụ:
+ Xe tiêm ( xe thay băng)
+ Hộp bông ướt hoặc tăm bông, bông gạc vô khuẩn.
+ Dung dịch cồn 70 độ hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
+ Kẹp phẫu tích có mấu vô khuẩn, kep phẫu tích sạch, trụ cắm kẹp phẫu tích.
+ Túi đựng rác thải y tế, rác thải tái chế ( theo quy định).
+ Các loại thuốc theo y lệnh.
- Phương tiện: Hồ sơ bệnh án, phiếu tra thuốc.
1.3. Người bệnh
- Giải thích, hướng dẫn cho người bệnh để phối hợp với người điều dưỡng
trong quá trình tra nhỏ thuốc.
- Hướng dẫn người bệnh về tư thế:
+ Nằm ngửa, đặt gối phía dưới để đầu được nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái. Đối
với trẻ nhỏ, không phối hợp, nên đặt nằm và giữ đầu trẻ cố định.
+ Ngồi ghế tựa, yêu cầu người bệnh ngửa đầu ra sau.
2. Các bước tiến hành
2.1. Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra phiếu tra thuốc so với bệnh án.
2.2. Kiểm tra người bệnh
Thực hiện kiểm tra 5 đúng: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng
đường dùng, đúng thời gian).
2.3. Thực hiện kỹ thuật
- Thực hiện quy trình vô khuẩn.
- Lau rửa mắt: Dùng bông ướt hoặc tăm bông lau dọc khe mi từ góc ngoài vào
góc trong, sau đó lau sạch vùng da mi quanh mắt theo vòng xoáy ốc từ trong
ra ngoài.
- Xác định vị trí tra nhỏ thuốc: tra nhỏ thuốc ở 2/3 ngoài của kết mạc cùng đồ
dưới.

Hình 1. Vị trí nhỏ thuốc Hình 2. Tra thuốc đúng cách

- Bộc lộ vị trí tra nhỏ thuốc bằng ngón trỏ hoặc ngón cái, nếu người bệnh kích
thích, khó mở mắt thì có thể dùng ngón trỏ cố định mi trên và ngón cái kéo
nhẹ mi dưới sao cho vùng cùng đồ dưới được bộc lộ.
- Đồng thời yêu cầu người bệnh liếc mắt lên trên và vào trong, để cùng đồ
được bộc lộ rõ nhất, hạn chế sang thương đến giác mạc.
- Cầm lọ thuốc sao cho đầu lọ thuốc cách mắt 1,5 – 2cm, bóp nhẹ lọ thuốc để
nhỏ 1 giọt thuốc vào mắt (đối với thuốc dạng lỏng) hoặc tra 1 lượng thuốc
dọc theo cùng đồ dưới ( đối với thuốc mỡ), tránh chạm đầu lọ thuốc vào mắt
hoặc lông mi.
 Những điểm cần lưu ý:
- Nếu tra nhỏ nhiều loại thuốc, mỗi loại cách nhau ít nhất 5 phút, thuốc mỡ sẽ
được tra sau các thuốc dạng nước.
- Không tra thuốc trực tiếp lên giác mạc.
- Không được kéo mi trên nếu người bệnh phối hợp ( tự mở được mắt).
- Khi tra thuốc độc ( ví dụ: Atropin) phải ấn giữ lệ quản để hạn chế thuốc
xuống vùng hầu họng gây tác dụng phụ toàn thân.
- Đối với thuốc dạng huyền dịch, phải lắc đều trước khi tra nhỏ.
- Thuốc chỉ nên sử dụng trong vòng 15 ngày sau khi mở nắp.

Hình 3. Tra thuốc mỡ Hình 4. Nhỏ Atropin

3. Theo dõi và xử trí tai biến


- Theo dõi: đánh giá tình trạng mắt người bệnh sau khi nhỏ thuốc: mi mắt,
dịch xuất tiết, kết mạc, giác mạc, vùng da quanh mắt, tình trạng đau nhức
mắt. Nếu có dấu hiệu bất thường phải ghi vào phiếu chăm sóc và báo cáo bác
sĩ phụ trách.
- Tai biến
+ Nếu xước giác mạc do đầu lọ thuốc chạm vào, phải tra kháng sinh phòng
bội nhiễm và dinh dưỡng giác mạc.

+ Nếu có dấu hiệu toàn thân liên quan đến dùng thuốc phải báo ngay cho bác sĩ
để kịp thời xử lý.

You might also like