You are on page 1of 7

Giải phẫu Mắt:

Bộ phận không thuộc nhãn cầu: BỘ PHẬN PHỤ THUỘC

1. Hốc mắt:
=> Hốc xương: Ctao = mảnh xương ghép lại
=> Nhãn cầu nằm trong nó
=> Mục tiêu lớn nhất: che chắn bảo vệ cho nhãn cầu
=>    Giống Hình tháp đáy quay ra phía trước, đỉnh ra phía sau

Thành: 4 thành => Liên quan tới các xoang


=> trên: trán bướm (trần)
=> Thành dưới: Xương hàm trên, vòm miệng, gò má (sàn)
=> Thành trong: Sàng, lệ, hàm trên, bướm
=> Ngoài: Xương bướm, gò má

Liên hệ ls đối với Y5 thì ko có nh cái lquan tới hốc


Đỉnh hốc mắt: QUAY RA phía sau
=> có 1 số khoảng trống quan trọng (để các mạch máu, tk vào ra khỏi nhãn cầu)
=> Lỗ thị giác: Có dây tk 2 đi qua (nhắc nh trong Glucoom) => tổn thương => Tổn
thương dây tk
=> Khe bướm:
=> khe bướm hàm: Những khe trống, có mạch máu và tk đi vào đi ra

2. Mi mắt: bệnh học Y5 ko có


Từ ngoài vào trong:
Da mi: Mỏng, có rất nh mạch máu và tk, đặc biệt là mạch máu => tổn thương có khả
năng liền và hồi phục tốt.
Tổ chức đệm dưới da: cũng mỏng. Có rất nh khoảng trống => Dịch rất dễ đọng vào,
chui vào đó => Tổn thương ở mi mắt, thậm chí tổn thương vị trí khác => Dễ ứ dịch
đọng dịch => Mi mắt dễ bị phù cực
Lớp cơ: Nhiều loại cơ
- cơ nâng mi: Chỉ có mi trên: nv: kéo cái mi trên lên để mở mắt => Điều khiển bởi dây 3
=> Tổn thương dây 3 = sụp mi. Tùy mức độ tổn thương dây 3 = sụp mi nh hay ít hay
hoàn toàn
- Cơ vòng cung mi: Gồm rất nh bó, chạy xung quanh cái bờ mi (cả mi trên + dưới) =>
chức năng:    Làm khe mi khép lại => nhắm mắt lại nhờ nó
- Cơ muller: ngay dưới bụng của cơ nâng mi => làm co lại, kéo lên => mở mắt đc
(chiếm 20% trong vai trò) (tk chi phối là hệ giao cảm)
Sụn mi: Dày + chắc nhất của mi mắt. Ở trên thì như hình lá, ở dưới thì như hình chữ
nhât => Coi như khung xương của mi mắt. Mi mắt hoạt động cực nhiều. => tổ chức này
để nâng đỡ, để đáp ứng cho việc hoạt động lớn của mắt. Mi trên vận động nhiều nên
bản sụn nó rộng, dày hơn hình lá, còn sụn mi dưới thì mỏng hơn
Kết mạc
Mạch máu và TK: Dày đặc, tổn thương nhanh liền lắm.
3. LỆ BÔ
2 hệ thống: Tiết và thoát

Tuyến lệ:
- Chính: nằm trong hố lệ. vị trí: 1/3 ngoài 2/3 trong ở bờ trên của hốc mắt. Tuyến này rất
to Chỉ hoạt động khi có sự kích thích. Có nh loại kích thích.
- Phụ: Sd thường xuyên, liên tục hàng ngày. Nằm rải rác trong kết mạc. Tuyến Krause,
Wolfring

Lệ đạo: Hệ thống đẩy nc mắt ra khỏi mắt. = Nv của nước mắt: phủ lên trên bề mặt nhãn
cầu (giác mạc trc, kết mạc củng mạc ở sau) => làm cho nhãn cầu ẩm, trong, dinh
dưỡng tốt => Thừa: đẩy vào góc mắt trong => đẩy xuống dưới mũi qua hệ lệ đạo (chui
lần lượt theo gạch đầu dòng)
- Lỗ lệ: Có 1 lỗ lệ ở góc trong. Lật mi trên ra có 1 lỗ lệ ở góc trog, lật mi dưới ra có một
lỗ lệ ở góc trong. Nước mắt chui vào đó đầu tiên.
- Lệ quản: dài 8-10mm, đk 0.3-0.5mm
- Túi lệ: khoảng khá rộng chứa nh nước mắt ở đây. Nằm trong máng lệ: cao 12-14mm,
rộng 4-5mm
- Ống lệ tỵ: dài 12-15mm. Nằm trong mũi, chui xuống điểm cuối cùng là ngách mũi dưới

=> Có dấu hiệu chảy nước mắt:


Nếu do kích thích =>    kích thích tuyến lệ chính chảy ra
Chảy do tắc => thì stuck rồi, ko chảy xuống mũi thì chảy qua 2 cái lỗ lệ ra ngoài
(thường). Ngoài ra khi tắc => dễ xảy ra tình trạng    viêm nhiễm + có mủ trong lệ quản.
=> Phải giải quyết vì nó có thể chảy ngược ra nhãn cầu.

Lớp nước mắt: 3 lớp. tạo lên lớp bám lên nhãn cầu
- Lớp nhày: kết dính lên trên bề mặt, làm nó dễ bám lên giác mạc tốt hơn.
- lớp nước: Làm nv dinh dưỡng, làm cho giác mạc đc ẩm, trong (là lớp quan trọng nhất,
2 lớp kia giúp lớp nc hoạt động tốt)
- Lớp dầu: làm cho nó dễ bay hơi hơn

CƠ VẬN NHÃN: Cơ vận nhãn ngoài.


Cơ thẳng: Đường đi chạy thẳng. Có 4 loại cơ thằng. 40mm, cách rìa 6-8mm. Nguyên ủy
từ đỉnh hốc mắt. Chạy thì từ sau ra trước, bám vào củng mạc của nhãn cầu
=> Giúp vận động nhãn cầu. Cơ tên như nào thì như vận động như thế. Trừ cơ thẳng
ngoài là dây VI ra thì các cơ thẳng còn lại đều là do dây 3 chi phối. => Tổn thương dây
3: 1. Sụp mi. 2/ làm bệnh nhân rối loạn vận nhãn, làm bn liệt vận nhãn (lác)
- Thẳng trong: Dây III
- Thẳng ngoài: Dây VI
- Thẳng trên: Dây III
- Thẳng dưới: Dây III

Cơ chéo: Giúp nhãn cầu vận động xoay và xoáy


- Cơ chéo lớn: Đường đi: Xuất phát từ đỉnh hốc, chạy từ sau ra trước, chui qua ròng rọc
xương và quặt ngược ra phía sau để bám lên nhãn cầu => Giúp nhãn cầu xoáy, xoay.
xoay NC xuống dưới và ra ngoài.
Dây 4 chi phối
- Cơ chéo bé: Cũng chạy từ sau ra trước, quặt ngược ra phía sau. cũng làm cho NC
xoay: Lên trên và ra ngoài.

SINH LÝ VẬN NHÃN:


Quy luật Sherrington: Khi có cơ 1 cơ co thì phải cos 1 cơ giãn trong quá trình vận nhãn
Quy luật Hering: Có 1 xung thần kinh vận chuyển với 1 lượng như nhau => Không ưu
tiên 1 cơ nào có nhiều hơn, ít hơn.    => Khi liệt cơ, rl vận nhãn => phải xem tk còn bt
ko? nếu bt thì các cơ phải đc xung như nhau và nó chỉ có chỉ là tổn thương cơ. Nhưng
nếu mà bị liệt. Thì cơ nhận đc cái xung tk đó mà yếu đi thì nó là tổn thương tk

RANH GIỚI CỦA CỦNG MẠC VÀ GIÁC MẠC: Vùng chu vi của giác mạc
vùng rìa: Vỏ bọc nhãn cầu là giác mạc phía trước, cùng mạc phía sau. Khi vùng trong
suốt này kết thúc thì vùng chuyển tiếp gọi là VÙNG RÌA. Và các cơ bám vào củng mạc
cách cái vùng rìa này khoảng 6-8mm (tùy từng loại cơ)

NHÃN CẦU
Các thông số cần nắm:   
Đk trước sau: 23-24 mm (trục nhãn cầu) => Trục quá dài = cận mà Trục quá ngắn =
viễn (các tật khúc xạ)
Thể tích: 6.5mm
trọng lượng: 7-7.5mm

GIÁC MẠC: Tổ chức trong suốt, như 1 tấm kính (tổ chức đầu tiên mà Ánh sáng đi qua).
=> nếu tổ chức nó đục, nó ko trong, mất tính    => As đi qua rất khó => Liên quan đến
chức năng, lq đến thị lực, Liên quan đến mức độ nhìn của bn
chiếm 1/5 trước nhãn cầu
Đk 11mm
BK độ cong 7.7mm
Trung tâm 0.52mm, ngoại vi 1.1mm (độ dày) => lq tới bệnh học giác mạc. Trung tâm
dày = 1/2 ngoại vi => Tổn thương ở trung tâm rất dễ thủng. => tổn thương giác mạc
trung tâm khác ngoại vi. Can thiệp cũng cần thận trọng hơn nh
Công suất hội tụ +45 diop
5 lớp: ngoài vào trong. Mỗi lớp đều có vai trò, cn, ý nghĩa khác nhau (1 số thì có thể nói
là 6 vì có lớp màng đáy ở dưới lớp biểu mô)
- Biểu mô: 32-50 micromet., chiếm 5-7 hàng tế bào => đây là lớp duy nhất có KHẢ
NĂNG TÁI TẠO. (mất lớp này thì có thể có lớp khác) => CHỈ DUY NHẤT TỔN
THƯƠNG GIÁC MẠC MỚI KHÔNG ĐỂ LẠI SẸO, chỉ có tổn thương lớp này mới không
để lại di chứng gì cho bn cả
- Màng Bowman: 10-13 microm, dai, đàn hồi
- Nhu mô: lớp này dày nhất, là sơi collagen (kích thước đồng đều song song, cao hơn
chỉ số khúc xạ môi trường, khoảng cách nhỏ hơn bước sóng) chiếm 9 phần của giác
mạc. Tổn thương thì nó sẽ để lại sẹo vì như trên.
- Màng Descemet: 6micro, dai, đàn hồi
- Nội mô: 5-6 micro, 1 lớp tb. đây là lớp mang tính dinh dưỡng cho giác mạc. Do là tổ
chức trong suốt ko có mạch máu nên nó dinh dưỡng qua lớp thủy dịch trong tiền
phồng, thấm vào giác mạc qua cái lớp nội mô này. => Nội mô này đóng vai trò là một
cái bơm, đẩy từ thủy dịch dinh dưỡng vào giác mạc và đẩy các ion đào thải từ giác mạc
vào thủy dịch

Thần kinh: dây V1


mạch máu: không có mạch máu
Chức năng: 2 cn: quang học (lq thị lực), và bảo vệ

KẾT MẠC:
Kết mạc mi: phủ mặt trong của mi.
Trước đây: Thì xem tình trạng thiếu máu bằng cách khám kết mạc mi, kéo mi mắt dưới,
xem nó trắng hay đỏ
Ngoài ra:
Kết mạc cùng đồ: lật ngược lên củng mạc. cái phần lật ngược lên và tạo thành cái túi
Kết mạc nhãn cầu: bắt đầu phủ lên củng mạc, đến tận vùng rìa nó dừng lại (ko dừng lại
bò vào phần giác mạc thì lại là bất thường, phải dừng đúng vùng rìa)
Thật ra 3 phần này chạy liên tục. trải rộng từ mi mắt đến củng mạc

Tổ chức học: Mạch máu, tk, tuyến lệ phu, tuyến tiết nhày, bạch nang

CỦNG MẠC: Là tổ chức màu trắng sứ, dai, chắc. Cn chủ yếu để bv nhãn cầu
cực sau có lỗ thủng để dây tk 2 chui từ nhãn cầu đi ra.
Cảm giác: Do dây V1 chi phối

TIỀN PHÒNG:
Giới hạn: Phía trước là giác mạc, phía sau là mống mắt và TTT    (nó là khoảng trống
giữa giác mạc và mống mắt í)
Chưa dd như nước: Thủy dịch. đảm bảo trong suốt. Do as đi qua nó. (as đi qua giác
mạc xong là qua tiền phòng. => Thủy dịch trong tiền phòng phải trong suốt)
Sâu 2.5-3mm: Tính từ trung tâm => mống mắt
Góc tiền phòng: Giới hạn bởi chân của giác mạc và chân của mống mắt gặp nhau tại 1
vị trí = góc tiền phòng

HẬU PHÒNG
Khoảng trống ở phía sau. nằm sau mống mắt
Giới hạn: Phía trước là mống mắt. Phía sau là TTT và dây Zinn
Chứa thủy dịch
Thông với tiền phòng qua lỗ đồng tử

MỐNG MẮT
Nâu đen (châu Á) (melanin), xanh (châu Âu)
Chứa sắc tố => As đến mống mắt sẽ đc hấp thụ
=> Do đó phải có chỗ trống để Ánh sáng đi qua = LỖ ĐỒNG TỬ => Mống mắt = đồng
xu (thủng)
Cơ: nan hoa, cơ vòng đồng tử
Cơ nan hoa (cơ giãn đồng tử): cơ chạy hình nan hoa từ bờ của lỗ đồng tử chạy theo
hình nan hoa ra dọc của mống mắt => làm cho đồng tử rộng ra
Cơ vòng đồng tử (cơ co đồng tử): chạy hình vòng tròn quanh lỗ đồng tử => làm cho
đồng tử hẹp lại

THỂ MI: khi kết thúc mống mắt. Có cơ và mạch máu phong phú
gồm cơ thể mi và tua mi
- Cơ thể mi: Điều tiết, dây III chi phối
- tua mi: tiết thủy dịch (do tb lập phương tiết ra) => thủy dịch đc tiết vào hậu phòng =>
dịch lách qua 1 cái khe của thể thủy tinh và mống mắt để ra LỖ ĐỒNG TỬ => Ra tiền
phòng => dồn vào góc tiền phòng => ống Schlemm rồi theo các tĩnh mạch nước => đến
đám rối tĩnh mạch thượng củng mạc rồi đổ vào hje thống tuần hoàn chung của cơ thể
(CON ĐƯỜNG LƯU THÔNG CỦA NHÃN CẦU). Ngoài ra thì còn 1 con đường khác: đc
hấp thụ qua màng bồ đào đến khoang thượng hắc mạc rồi đc mao mạch ở đó hấp thụ

THỂ THỦY TINH (thứ tự những cái cần ưu tiên nhớ)


- Là một thấu kính hội tụ 2 mặt lồi
- Trong suốt. là tổ chức as di qua
- nằm ngay sau mống mắt và lỗ đồng tử (mống mắt nằm tựa vào TTT). => quan sát qua
lỗ đồng tử là thấy nó
- Cấu tạo 3 lớp: Nhân phôi thai ở chính giữa giữa, nhân trưởng thành mềm, nằm xung
quanh. Ngoài cùng là bao TTT
- Công suất: +14 Diop
- Được treo cố định bởi hệ thống dây treo, gọi là dây Zinn (1 đầu bám vào TTT, 1 đầu
bám vào tua của thể mi)
- ĐK: 9mm, dày 4-6mm, nặng 255mg
Sự điều tiết: Dây Zinn 1 đầu bám vào TTT, 1 đầu bám vào Tua thể mi, Khi cơ Thể mi co
=> dây Zinn trùng xuống => làm TTT phồng lên => TTT xẹp xuống/phồng lên là do sự
căng/trùng xuống của hệ dây Zinn => mà cái này lại phụ thuộc vào cơ thể mi nó co hay
là giãn
=> Cơ thể mi là cơ điều tiết. Còn SỰ ĐIỀU TIẾT là sự phồng lên/xẹp xuống của TTT.
Nhìn đc h/a ở gần hay xa nhờ việc này, giúp thay đổi đc chỉ số khúc xạ để nhìn
Người già: lão thị là do cái TTT này xơ cứng, ko phồng, xẹp đc => Không điều tiết nữa.
=> lão thị

DỊCH KÍNH: đc bọc kín trong màng hyaluroit, là chỉ số hằng định
- Chất lòng quánh, trong suốt
- Chỉ số khúc xạ 1.338
- Gồm vitrein và axit hyaluronic
- Không tái tạo, ko có sự sx, ko có sự lưu thông. Là chỉ số hằng định
- Có thể đục, hóa lỏng

HẮC MẠC
Hệ thống mạch máu phong phú
Gồm các sắc tố melanin để tạo thành buồng tối, giúp ảnh hiện lên nhãn cầu nhiều hơn

Các tổ chức ko có mạch máu => phải đc nuôi dưỡng bởi các tổ chức có mạch máu
=> Hắc mạc, mống mắt, thể mi = màng bồ đào (màng bồ đào trước: mống mắt thể mi;
màng bồ đào sau: hắc mạc). Là 3 tổ chức nối nhau liên tiếp. 3 tổ chức này có vai trò
dinh dưỡng, có mạch máu phong phú, đặc biệt là hắc mạc

VÕNG MẠC
- Là màng thần kinh: là nơi tiếp nhận hình ảnh dẫn tr hình ảnh
- 10 lớp; Lưu ý 4 lớp tê bào (lớp mang vai trò tiếp nhận /dẫn tr ánh sáng)
+ biểu mô săc tố: tb sắc tố cùng với hắc mạc tạo ra 1 cái buồng tối => tạo ảnh rõ lên
võng mạc => Không t/gia vào việc tiếp nhận và vận chuyển hình ảnh, chỉ là 1 lớp cùng
với hắc mạc để tạo thành buồng tốt tốt hơn để ảnh hiện lên võng mạc
+ tế bào nón (7tr. hoạt chất trung gian: Iodopsin), que(130tr, Rhodopsin). Khi ánh sáng ,
đi qua hàng loạt môi trường trong suốt đập vào vòng mạc => 2 tb này bắt ánh sáng này
=> 2tb này là cảm thụ ánh sáng => Tín hiệu này ko dừng lại ở 2 tb này => lập tức
chuyển sang tb 2 cực => chuyển tiếp sang tế bào đa cực. Các sợi trục của tb đa cực
này sẽ tập trung và đục thủng củng mạc ở đúng cái lỗ gọi là ĐĨA THỊ GIÁC => Chui ra
phía sau khỏi nhãn cầu là dây TK số 2.
+ tb 2 cực
+ tb đa cực (2 cái này ở trên kìa)
Mạch máu:
Hệ thống hắc mạc: TB biểu mô sắc tố, nón, que, hoàng điểm
Hệ thống võng mạc: ĐM trung tâm võng mạc (từ ngoài chui qua lỗ tk thị giác, chui vào
đĩa thị giác, rồi tỏa ra võng mạc và nuôi dưỡng.

ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THỊ GIÁC


As vào võng mạc. Võng mạc là nơi tiếp nhận và phận chuyển đi thôi, còn tín hiệu sẽ đc
tiếp nhận chuyển lên TW, phân tích, tổng hợp và trả lại hình ảnh ta nhìn thấy. Còn TW
thị giác này là Vỏ não thùy CHẨM
Con đường đi lên TW gọi là đường dẫn truyền TK thị giác
Mốc:
Dây 2: tạo ra bởi 1.2 triệu sợi trục của TB đa cực chui ra khỏi nhãn cầu (vị trí này gọi là:
gai thị, gai thị là vị trí tk thị giác di vào nhãn cầu, thì cũng tương tự) (từ sợi trục của TB
đa cực thành dây 2)
=> chạy lên mốc: giao thoa thị giác
Là nơi bắt chéo các sợi tktg (các sợi trục) của 1/2 võng mạc phía mũi (1 nửa số sọi trục
bên phía mũi nó mới bắt chéo). Còn 1 nửa bên thái dương thì nó chạy bên nào bên đó
Giao thoa liên quan LỀU TUYẾN YÊN: Do tuyến yên nằm ngay dưới giao thoa => tổn
thương tuyến yên dẫn đến gây ra tổn thương đặc trưng của giao thoa
Dải thị giác
=> sợi trục tiếp tục chạy đến THỂ GỐI NGOÀI (là hạch tk)
Tia thị
=> tiếp    tục chạy đến vỏ não thị giác (TKTG)
Tiếp nhận 2 hình của 1 vật đc chuyển lên từ 2 mắt => hợp thành 1 hình duy nhất: THỊ
GIÁC 2 MẮT
Mỗi điểm của võng mạc mắt bên này tương ứng với 1 điểm tương đồng mắt bên kia. =>
TƯVMBT
=> Tổn thương thùy chẩm => mất thị lực (mù vỏ não)
(thật ra các sợi trục chạy đến đoạn nào thì mang tên khác nhau:
Từ gai thị => trước giao thoa = dây 2
Giao thoa = đoạn giao thoa
Từ giao thoa => thể gối ngoài = dải thị giác
Từ dải thị giác => vỏ não thùy chẩm = tia thị giác
=> bản chất là 1 thôi. Do có các tổn thương tại các vị trí này nó khác nhau thành ra chia
ra gọi cho dễ.
vd hỏi: dây 2 là đoạn nào, tia thị giác là đoạn nào, giao thoa là đoạn nào, dải thị giác là
đoạn nào/ hoặc là hỏi tổn thương dây 2 thì như như thế nào, tổn thương dải thị giác
biểu hiện ntn? bản chất của sợi trục nó là cái gì, blabla
hiện tượng Mất thị trường 1 nửa => là do giao thoa này (do cái 1/2 võng mạc phía mũi
kìa)

You might also like