You are on page 1of 5

Hệ tiết niệu

- Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.


- Toàn bộ hệ tiết niệu đều nằm ngoài khoang phúc mạc.
I. Thận
1. Hình thể ngoài - Vị trí
- Hình hạt đậu, kích thước 12 x 6 x 3 cm, nặng 150 g.
- 2 mặt (trước sau), 2 bờ (trong ngoài), 2 cực (trên dưới), di động theo nhịp thở.
+ Thận (T): cực trên ngang mức bờ trên xương sườn 11
+ Thận (P): cực trên ngang mức bờ dưới xương sườn 11
⇒ Thận (P) nằm thấp hơn thận (T) #2cm.

- Bao xơ bọc bên ngoài ⇒ khâu chủ mô thận phải khâu thêm bao xơ.

- Thận nằm ngoài/sau phúc mạc trong ổ thận ⇒ chấn thương thận không gây xuất huyết nội vì

chỉ ở khoang ngoài phúc mạc.


- Ổ thận: thận, mỡ quanh thận, 2 lá của mạc thận (mạc Gerota).
+ Nằm ngoài mạc thận là lớp mỡ cạnh thận. (dưới phúc mạc)
- Trục thận:
+ Thận bình thường: trên xuống dưới, trước ra sau, trong ra ngoài (cực trên thận hướng
về phía thành bụng)
+ Thận móng ngựa: trên xuống dưới, sau ra trước, ngoài vào trong
2. Hình thể trong
- Không phải trọng tâm
- Tháp (tủy) thận có hình tam giác. Khi viêm sẽ có hình ảnh mất phân biệt tủy-vỏ thận.
3. Liên quan của thận
- Mặt trước: có sự khác biệt giữa 2 thận
+ Thận (P): Tá tràng tại rốn thận, gan, đại tràng (P).
+ Thận (T): Đuôi tụy tại rốn thận, dạ dày, lách, đại tràng (T), ruột non.
- Mặt sau: giống nhau giữa 2 thận, chia làm 2 tầng bởi xương sườn 12.
+ Bên trên: cơ hoành
+ Bên dưới (ngoài vào trong): cơ ngang bụng, cơ vuông thắt lưng, cơ thắt lưng lớn.
4. Động-tĩnh mạch thận
- Xuất phát từ ĐM chủ bụng (ngang mức L1), đến thận chia thành 5 nhánh ĐM phân thùy (phía
trước 4 nhánh, phía sau 1 nhánh). Các nhánh này cấp máu cho những phần nhu mô riêng,
không thông nối với nhau.
- ĐM phân thùy → ĐM gian thùy → ĐM cung → ĐM gian tiểu thùy.
- Tương quan giữa động-tĩnh mạch thận:
+ Tĩnh mạch thận nằm trước động mạch thận.
+ Động mạch chủ nằm lệch trái so với tĩnh mạch chủ
⇒ ĐM thận (T) < ĐM thận (P), TM thận (T) > TM thận (P)
- Ở bờ ngoài thận có 1 đường vô mạch = đường Hyrtl.
- Tĩnh mạch thận:
+ Thận (P): không có nhánh
+ Thận (T): 3 nhánh: tuyến thượng thận (T), sinh dục (T), thắt lưng 2 (T)
⇒ Bướu thận (T) giai đoạn muộn chèn ép hồi lưu tĩnh mạch gây giãn tĩnh mạc thừng
tinh.

II. Niệu quản


- Dài 25cm, được chia làm 2 đoạn (mốc: bó mạch chậu): đoạn bụng và đoạn chậu
- 3 chỗ hẹp sinh lý (sỏi dễ kẹt tại đây) ứng với 3 điểm đau niệu quản:
+ Nối niệu quản-bể thận
+ Bắt chéo bó mạch chậu
+ Đoạn nội thành bàng quang
- Đau kiểu niệu quản: lan từ trên xuống dưới cơ quan sinh dục ngoài, từ sau ra trước giống với
hướng đi của niệu quản.
Đoạn bụng Đoạn chậu

- Cơ tùy hành: cơ thắt lưng lớn - Nam và nữ khác nhau. “Nước chảy dưới cầu”
- Chạy trước các mỏm ngang đốt sống thắt + Nam: n/quản đi dưới ống dẫn tinh
lưng + Nữ: n/quản đi dưới ĐM tử cung
- Liên quan từ trước ra sau: ⇒ phân biệt khi sờ: n/quản có nhu động, ĐM có
+ Bó mạch sinh dục nhịp đập.
+ Niệu quản đoạn bụng
+ TK sinh dục đùi
- ĐM cấp máu cho niệu quản:
+ Nhánh của ĐM thận
+ Nhánh của ĐM sinh dục
+ Nhánh của ĐM chậu chung
+ Nhánh của ĐM bàng quang dưới
+ Nhánh của ĐM trực tràng giữa

III. Bàng quang

1. Hình thể ngoài


- Tứ diện hình tam giác có 4 mặt: mặt trên, mặt sau, 2 mặt bên; 1 đỉnh (có DC rốn giữa); 1 cổ
bàng quang.
- 2 lỗ niệu quản nằm ở mặt sau bàng quang, cách nhau 2,5 cm.
- Không cần học liên quan của bàng quang.
2. Hình thể trong
- Bàng quang có 4 lớp (5 lớp):
+ Thanh mạc: chỉ phủ một phần nhỏ mặt trước, mặt trên và một phần mặt sau
+ Dưới thanh mạc
+ Cơ dọc-vòng-dọc: có những chỗ không có lớp cơ. Khi bí tiểu mạn tính, BQ co bóp lâu

ngày → chỗ có cơ lồi lên thành cột, chỗ không có cơ lõm xuống thành hõm (BQ thần

kinh)
+ Dưới niêm mạc
+ Niêm mạc
- Tam giác bàng quang: 2 lỗ đổ niệu quản + lỗ niệu đạo trong cổ bàng quang.
3. Phương tiện cố định bàng quang
- Hoành niệu dục
- DC mu-tiền liệt (nam), mu-bàng quang (nữ)
- DC rốn giữa = ống niệu rốn xơ hóa = dây treo bàng quang.
- DC rốn trong
⇒ Giữ bàng quang áp vào thành bụng trước

4. Động mạch cấp máu cho bàng quang


- ĐM bàng quang trên
- ĐM bàng quang dưới
- Nhánh của ĐM trực tràng giữa
- Nhánh của ĐM thẹn trong

IV. Niệu đạo


- Dài 16cm (nam), 3cm (nữ) ⇒ nữ dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn nam.
- Chia làm 3 đoạn:

NĐ tiền liệt (2,5cm) Có ụ núi/lồi tinh Chấn thương: gãy


Niệu đạo sau khung chậu, té kiểu
(đoạn cố định) Đi qua hoành niệu dục ngồi ngựa
NĐ màng (1,2cm)

Chấn thương: té
Niệu đạo trước
NĐ xốp (12cm) xoạc ngang (cầu khỉ),
(đoạn di động)
tai nạn lao động
- Có 2 cơ thắt:
+ Cơ thắt trong: tránh xuất tinh ngược (sau cắt đốt nội soi TTL 80% có xuất tinh ngược)
+ Cơ thắt ngoài: giúp tiểu có kiểm soát
+ Khi phẫu thuật tuyến tiền liệt không được vượt quá ụ núi để tránh làm tổn thương cơ
thắt ngoài.
3 chỗ phình 4 chỗ hẹp

- Lồi tinh (NĐ tiền liệt) - Cổ bàng quang


- Hành xốp (NĐ màng) - Niệu đạo màng
- Hố thuyền (đầu dương vật) - Niệu đạo vật xốp
- Lỗ niệu đạo ngoài

You might also like