You are on page 1of 12

Câu 23: Sinh lý bệnh tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến?

U xơ TLT phát triển -> rối loạn cấu trúc và CN của cổ bàng quang, bàng quang, niệu
đạo, 2 niệu quản và thận. U xơ TLT gây hội chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới -> bàng
quang tăng co bóp. Người ta chia sự đáp ứng của bàng quang làm 3 giai đoạn:
1) Giai đoạn kích thích:
- Để thắng được chướng ngại vật, cơ bàng quang bắt đầu tăng sản, các thớ cơ phì
đại, tạo thành các bè
- BN có thể bị kích thích quá mức (có thể có những cơn co thắt ko kiềm chế được
-> tiểu tiện ko tự chủ)
2) Giai đoạn bù trừ:
- Thành bàng quang xuất hiện các hốc nhỏ giữa các thớ cơ
- BN thường do dự lúc đi tiểu, cảm giác như luôn cần thêm thời gian cho BQ co
bóp để thắng được sức cản ở cổ BQ. Nước tiểu tia chậm dần ở cuối dòng, ngắt
quãng và chảy nhỏ giọt sau khi đi tiểu (do cơ BQ bắt đầu kiệt sức)
3) Giai đoạn mất bù:
- Các hốc nhỏ trở thành các túi thừa, cơ vùng tam giác BQ và chóp quanh niệu
đạo bắt đầu phì đại (làm tăng sức cản quanh niệu đạo -> hẹp tương đối, ứ nước
thận – niệu quản 2 bên). BQ mất bù biểu hiện = ứ đọng nước tiểu mạn tính trong
BQ ở nhiều mức độ. Nước tiểu tràn -> các triệu chứng nặng lên
- Tình trạng ứ đọng nước tiểu làm tăng nguy cơ NT, tạo điều kiện cho sỏi hình
thành và suy thận có thể xảy ra. Khi ứ nước thận – niệu quản 2 bên tăng lên ->
tưới máu thận và tốc độ lọc cầu thận giảm, suy thận ngày càng tăng nếu có NT
kèm theo. Cuối cùng dẫn đến THA, biểu hiện của ứ dịch và các biến chứng của
tăng ure máu
Câu 24: Nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của chấn thương niệu đạo trước?
1. Nguyên nhân
1) Chấn thương mạnh từ bên ngoài vào tầng sinh môn: thường gặp do BN ngã ở tư thế
xoạc chân như trượt chân ở bậc thang, ngã ở mạn thuyền… hoặc do va chạm mạnh khi
đang đạp xe trên đường
2) Các vết thương xuyên thủng thường do các vật sắc nhọn đâm vào
2. Lâm sàng
1) Đau nhói ở tầng sinh môn, đôi khi đau mạnh làm BN ngất hoặc ko ngồi dậy được,
ko đi lại được ngay
2) Chảy máu miệng sáo: nhiều hay ít, đôi khi ko tự cầm (dù dùng tay ép vào vùng tổn
thương)
3) Tùy theo mức độ tổn thương (hoàn toàn hay ko hoàn toàn) mà có các biểu hiện:
- Dập vật xốp: tụ máu to hoặc nhỏ ở TSM
- Dập niệu đạo: chảy máu miệng sáo
- Đứt niệu đạo hoàn toàn: chảy máu niệu đạo, tụ máu hình cánh bướm ở TSM
Câu 25: Nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của chấn thương niệu đạo sau?
1. Nguyên nhân
1) Phần lớn liên quan đến gãy xương chậu (do tai nạn giao thông, tai nạn thể thao…
tổn thương xảy ra do sự xé mạnh của xương chậu vỡ vào niệu đạo). Dây chằng mu tiền
liệt kéo niệu đạo tiền liệt theo 1 hướng, cân niệu dục kéo niệu đạo màng theo 1 hướng
khác, kết quả làm cho niệu đạo bị tổn thương
2) Tổn thương xuyên thủng niệu đạo sau có thể xảy ra do các chấn thương mạnh từ bên
ngoài nhưng ko thường xuyên
2. Lâm sàng
1) Toàn thân:
- Sốc vừa và nặng: mạch nhanh, HA hạ (sốc xảy ra do tụ máu quanh bàng quang,
sau phúc mạc vì tổn thương đám rối Santorini ở tiểu khung)
- Tụ máu lớn trước bàng quang, sau phúc mạc có thể gây nhầm lẫn hoặc che dấu
các tổn thương trong phúc mạc. Bụng chướng căng và đau âm ỉ
- Tình trạng nguy kịch của gãy xương chậu có thể làm lu mờ triệu chứng của đứt
niệu đạo
2) Khi có tổn thương xương chậu: cần nghĩ đến tổn thương niệu đạo sau, đồng thời tìm
các triệu chứng:
- Chảy máu niệu đạo: thường ít, có khi ko chảy ra miệng sáo or rỉ ít ra miệng sáo
- Bí đái: BN muốn đi tiểu nhưng ko tiểu được, cầu bàng quang (+)
- Khối máu tụ: thường thấy ở vùng trước hậu môn
- Khám trực tràng: có vùng đau tương ứng niệu đạo sau ở thành trước trực tràng
Câu 26: Nguyên nhân và cơ chế của sỏi mật?
Các nước Âu Mỹ, Nhật Bản: sỏi cholesterol là chủ yếu. VN: sỏi cholesterol phối hợp
với sắc tố mật (nhân viên sỏi là trứng hoặc mảnh xác giun đũa), sỏi calci ít gặp
1) Thuyết nhiễm trùng: do vi khuẩn tấn công làm tổn thương và đảo lộn cấu trúc đường
mật, các tế bào viêm bong vào dịch mật, các muối calci + tổ chức hoại tử + sắc tố mật
kết tủa và hình thành sỏi mật
2) Thuyết nhiễm ký sinh trùng: KST đường ruột (chủ yếu là giun đũa): khi chui lên ống
mật, mang theo trứng hoặc bản thân con giun mắc kẹt chết ngay trong đường mật để lại
các mảnh xác, tạo điều kiện cho sắc tố mật lắng đọng ngày càng nhiều và hình thành
sỏi mật
3) Thuyết chuyển hóa và tăng cholesterol máu: gặp ở những BN béo phì, ĐTĐ, thiểu
năng giáp trạng, PNMT… lượng cholesterol trong dịch mật tăng cao và hình thành sỏi
mật (cắt ngang viên sỏi thấy các tinh thể cholesterol xếp theo hình đồng tâm)
Câu 27: Lâm sàng của sỏi ống mật chủ?
1. Toàn thân: vẻ mặt NT, hốc hác, lờ đờ, môi khô, lưỡi bẩn, vã mồ hôi, mạch nhanh
2. Cơ năng: tam chứng Charcot:
1) Đau bụng vùng hạ sườn phải: thường xuất hiện đột ngột và dữ dội (sau ăn 1 – 2h), 1
số người xuất hiện cơn đau vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đau lan lên ngực, ra
sau lưng. Đau thường liên tục, đôi khi thành cơn đau như giun chui ống mật
2) Sốt: thường xảy ra sau đau bụng vài giờ (ít khi xảy ra đồng thời với đau bụng), sốt
cao 39 – 40oC + rét run, sau đó vã mồ hôi
3) Vàng da: xuất hiện muộn (sau 24 – 48h), chỉ thấy ở BN sỏi OMC có tắc mật rõ
[1 số triệu chứng khác: nôn, nước tiểu vàng (do thải sắc tố mật), phân bạc màu (do ko
có sắc tố mật), ngứa (do nhiễm độc muối mật)]
3. Thực thể
1) Nhìn: vùng HSP gồ lên hình tròn hoặc bầu dục (trong TH túi mật căng to)
2) Sờ: túi mật căng to, NP Murphy (+) nếu ko sờ thấy túi mật, gan mấp mé HSP (do ứ
mật), phản ứng nhẹ HSP
Câu 28: Các giai đoạn của sỏi túi mật và hướng điều trị từng giai đoạn?
1. Sỏi túi mật không triệu chứng
1) Theo dõi ko cần điều trị gì
2) Tránh chế độ ăn nhiều mỡ, tập thể dục, giảm cân
3) Uống thuốc làm tan sỏi (ursodeoxycholate)
4) Cắt túi mật trong 1 số ít TH (ĐTĐ, đang sử dụng corticoid, túi mật có nhiều sỏi nhỏ
hoặc sỏi > 2 cm)
2. Sỏi túi mật có triệu chứng (cơn đau quặn mật)
1) Nội khoa:
- Bồi hoàn nước – điện giải
- Giảm đau (meperidine)
- Chống nôn (metoclopramid)
2) Cắt túi mật nội soi
3. Viêm túi mật cấp
1) Nội khoa: bồi hoàn nước – điện giải, kháng sinh, giảm đau, hạ sốt
2) Ngoại khoa:
- Viêm túi mật cấp thể phù nề: cắt túi mật nội soi cấp cứu (nếu BN toàn trạng tốt),
cắt “nguội” túi mật nội soi (thực hiện trong vòng 4 tuần)
- Viêm hoại tử túi mật: cắt túi mật nội soi hoặc mở bụng
- Thủng túi mật gây abces khu trú hoặc VPM mật: cắt túi mật mở bụng + rửa
bụng và dẫn lưu ổ bụng
4. Viêm túi mật mạn: cắt túi mật nội soi hoặc mở bụng
5. Viêm tụy cấp do sỏi mật: nội khoa (bồi hoàn nước – điện giải, hút dạ dày, tăng cường
nuôi dưỡng, kháng sinh, anti H2, điều trị biến chứng) + PT để loại bỏ sỏi mật
Câu 29: Lâm sàng của thoát vị bẹn?
1) Cơ năng:
- Lý do vào viện: đau tức hoặc khối phồng ở vùng bẹn bìu
- Hoàn cảnh xuất hiện: từ sau sinh, mới xuất hiện trong thời gian gần đây, sau khi
khiêng vác nặng hay chạy nhảy nhiều
- Triệu chứng kèm theo: đại tiện ra máu, táo bón, tiểu khó
2) Thực thể:
- Nhìn:
+ Thấy khối phồng nằm trên nếp lằn bẹn, chạy dọc theo chiều của ống bẹn
từ trước ra sau, từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Khối phồng thay
đổi kích thước theo tư thế và khi làm các NP tăng áp lực ổ bụng (ho, rặn…)
+ Bìu lớn bất thường (thoát vị bẹn – bìu)
- Sờ: động tác quan trọng nhất:
+ Khối phồng vùng bẹn: ko đau nếu chưa có biến chứng, tăng kích thước
khi tăng áp lực ổ bụng. Nếu tạng thoát vị là quai ruột thì sờ có cảm giác lọc
xọc, nếu tạng thoát vị là mạc nối thì sờ có cảm giác chắc
+ Lỗ bẹn nông rộng
+ 1 số nghiệm pháp thường dùng:
(1) Chạm ngón: dùng ngón tay đội da bìu đi ngược lên vào lỗ bẹn
nông, ước lượng khẩu kính của nó -> quay áp mặt múp của ngón vào
thành sau ống bẹn -> bảo BN ho mạnh. Đón nhận cảm giác chạm túi
thoát vị vào ngón tay (nếu ở mặt múp của ngón là thoát vị bẹn trực
tiếp, nếu ở đầu ngón là thoát vị bẹn gián tiếp)
(2) Zieman: dùng 3 ngón tay xác định loại thoát vị (khám bên nào
dùng tay bên đó): ngón trỏ ở nếp bụng – mu thấp, ngón giữa theo nếp
lằn bẹn, ngón nhẫn ở hõm bầu dục (đáy tam giác Scarpa) -> bảo BN ho
mạnh. Cảm giác chạm: ngón trỏ (thoát vị bẹn trực tiếp), ngón giữa
(thoát vị bẹn gián tiếp), ngón nhẫn (thoát vị đùi)
Câu 30: Các chỉ định ngoại khoa với thoát vị bẹn?
1) Trẻ em:
- Thoát vị bẹn ko nghẹt: ko tự khỏi, PT ngay khi có chẩn đoán để tránh biến
chứng nghẹt (69% trong năm đầu), teo tinh hoàn thứ phát
- Thoát vị bẹn nghẹt: PT cấp cứu
2) Người trưởng thành: PT nhằm 2 mục đích:
- Khâu cổ túi + cắt bỏ túi thoát vị
- Tái tạo thành bụng:
+ BN trẻ, khỏe, thành bụng chắc, thoát vị bẹn bẩm sinh: chọn PP Forgue
+ BN lớn tuổi, thành bụng yếu, thoát vị bẹn mắc phải: có thể lựa chọn các
PP: Bassini, Shouldice, Kimbarovski, Spaxokukoski
3) Hydrocele: tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ (bệnh lý tồn tại ống PTM): PT tốt
nhất vào 2 tuổi. Tràn dịch màng tinh hoàn thể thông thương với ổ bụng phải đóng dược
lỗ thông của ống PTM và tái tạo thành bụng. Các phương pháp PT:
- Wilkelman: lộn màng tinh hoàn
- Bergman: cắt bỏ màng tinh hoàn
- Lord: rạch da ngay trên bìu tới màng tinh hoàn, mở màng tinh hoàn, khâu màng
tinh hoàn cuộn như vành khăn
- Thắt ống PTM ở vị trí lỗ bẹn sâu và mở cửa sổ màng tinh hoàn (trẻ nhỏ)
Câu 31: Triệu chứng của vỡ bàng quang?
1. Lâm sàng: tam chứng:
1) Đái máu đại thể
2) Đau trên xương mu
3) Tiểu khó hoặc không tiểu được
[Bụng chướng, phản ứng thành bụng (+), mất nhu động ruột và có dấu hiệu kích thích
phúc mạc. Trường hợp chấn thương do TNGT: 2 xương cánh chậu bị gãy, di động bất
thường giống như mở cuốn sách]
2. Cận lâm sàng
1) CT scan: khảo sát các cơ quan vùng chậu (rất nhạy trong chấn thương bàng quang)
2) Cystography: thông quang (chụp bàng quang có bơm chất cản quang)
3) X – quang:
- Chụp 1 phim KUB
- Đặt sonde tiểu -> bơm 300 – 400 ml chất cản quang pha loãng vào bàng quang
- Khi bơm được 100 ml -> chụp 1 phim trước sau (nếu có thể: chụp luôn 1 phim
nghiêng): nếu chất cản quang tràn ra ngoài nhiều thì ngừng bơm, nếu chưa thấy
chất cản quang tràn ra ngoài thì tiếp tục bơm hết phần còn lại
- Sau khi BN đi tiểu hết chất cản quang -> chụp 1 phim KUB
Câu 32: Giải phẫu bệnh và sinh lý bệnh trong chấn thương thận?
1. Giải phẫu bệnh
1) Phân loại chấn thương thận kín: 4 độ:
- Độ 1: vỡ thận dưới bao
- Độ 2: nhu mô thận vỡ cùng màng bao, có KMT quanh thận
- Độ 3: vỡ phức tạp nhu mô thận
- Độ 4: tổn thương ở cuống thận
+ Tổn thương ĐM thận
+ Tổn thương bể thận hay niệu quản
2) KMT quanh thận
3) Các tổn thương kèm theo:
- Vỡ gan, lách, tạng rỗng, rách mạc treo
- Gãy xương sườn 11, 12, gãy chi
2. Sinh lý bệnh
1) Vết nứt ở thận: tự hàn gắn = mô xơ, nhu mô thận còn lại tăng sinh
2) KMT quanh thận:
- Tự tan ko để lại di chứng
- Biến thành mô xơ
- Mô xơ chèn ép bể thận – niệu quản và các mạch máu ở cuống thận
- Có thể bị nhiễm trùng -> ổ mủ hoặc nang giả niệu
Câu 33: Lâm sàng, cận lâm sàng, diễn tiến của chấn thương thận?
1. Lâm sàng
1) Toàn thân: hội chứng thiếu máu, tổn thương kèm theo
2) Cơ năng và thực thể: đái máu (máu đỏ đều 3 ly), có thể có cục máu đông trong bàng
quang. Hố thắt lưng đầy và đau. Phản ứng thành bụng ở 1/2 bụng bên chấn thương
2. Cận lâm sàng
1) CTM, CN đông máu, ure, creatinin máu
2) Siêu âm: đo độ to và theo dõi diễn tiến của KMT, dịch ổ bụng, tổn thương gan –
lách, hình dáng của thận đối bên
3) X – quang:
- KUB: bóng mờ quanh thận bị tổn thương, bóng cơ thắt lưng chậu bị che, các
quai ruột chướng hơi
- UIV: thận câm bên tổn thương, 1 cực thận bị mất
- Chụp thận niệu quản ngược dòng (UPR)
- Chụp ĐM thận chọn lọc
4) Lấp lánh thận đồ
3. Diễn tiến
1) Thuận lợi:
- CT nhẹ: BN tự khỏi, hết đái máu, KMT nhỏ dần và tự tan, bụng hết chướng
- Chảy máu thì 2 sau chấn động hay gắng sức nhẹ
2) Bất lợi:
- Mạch nhanh, HA hạ
- Đái máu đỏ thẫm và có cục máu đông trong bàng quang
- KMT to ra (HSP -> mào chậu)
- Phản ứng thành bụng lan rộng
3) Kéo dài: sau truyền máu BN ổn định, đái máu đỏ thẫm trong nhiều ngày: cần theo
dõi LS và chụp UIV theo dõi CN thận:
- Nếu ổn định dần: điều trị nội khoa
- TH không ổn định: đái máu đỏ thẫm, KMT ko nhỏ lại, đau và NT -> nang giả
niệu
Câu 34: Điều kiện thuận lợi để phát sinh sỏi tiết niệu và các loại sỏi thường gặp?
1. Điều kiện thuận lợi để phát sinh sỏi tiết niệu
1) Điều kiện thường xảy ra nhất là sự cô đặc quá mức của nước tiểu
2) Trong điều kiện bình thường, nếu có 2 điều kiện sau đây thì các tinh thể hòa tan có
thể lắng đọng được:
- Dung dịch được để yên tĩnh, ko bị khuấy động trong 1 thời gian dài
- Dung dịch chứa đựng các vật lạ (sợi chỉ, xác tế bào, vi khuẩn…) -> trở thành
nhân để các tinh thể lắng đọng xung quanh tạo sỏi
[Ngoài ra, khi dung dịch được cô đặc quá biên độ hòa tan trên ngưỡng bão hòa thì
sẽ có sự kết tinh của các chất hòa tan]
3) Sự thay đổi pH nước tiểu làm cho 1 số chất hòa tan dễ kết tinh lại: dưới tác dụng của
urease (do 1 số loại vk tiết ra) -> ure được phân hủy thành amoniac -> nước tiểu bị
kiềm hóa (pH > 6.5) -> magie – phosphat kết tinh lại. Nếu pH nước tiểu trở nên acid
(pH < 6) -> urat kết tinh lại
2. Các loại sỏi thường gặp
1) Sỏi calci (80 – 90%): yếu tố thuận lợi để hình thành sỏi calci: nồng độ calci trong
nước tiểu cao, nguyên nhân:
- Cường cận giáp
- Gãy xương lớn và bất động lâu ngày
- K di căn vào xương
- Dùng nhiều vitamin D và cortisol
- 40 – 60% ko tìm thấy nguyên nhân
2) Sỏi oxalat: chiếm tỉ lệ cao ở các nước nhiệt đới, oxalat thường kết hợp với calci ->
sỏi oxalat calci
3) Sỏi phosphat: thường gặp sỏi amoni magie phosphat (kích thước lớn, hình san hô,
màu trắng ngà), hình thành do nhiễm proteus
4) Sỏi acid uric: acid uric dễ kết tinh trong môi trường acid (khi pH nước tiểu < 6)
- NN: acid uric được bài tiết quá nhiều, nước tiểu bị cô đặc quá mức
- Yếu tố thuận lợi: tăng chuyển hóa purin (ăn nhiều purin, gout, hóa trị ung thư)
- Dự phòng: uống nhiều nước + dùng thuốc (allopurinol)
5) Sỏi cystin (ít gặp ở nước ta): không cản quang, hình thành do sai sót tái hấp thu
cystin ở ống thận
Câu 35: Chỉ định điều trị nội khoa sỏi niệu quản, sỏi thận?
1) Sỏi có đường kính < 5 mm, hình thuôn, nhẵn, nằm ở vị trí có thể tống ra ngoài theo
đường tự nhiên
2) Sỏi có nhiều khả năng di chuyển và tống ra ngoài theo đường tự nhiên
3) Đường tiết niệu dưới sỏi đủ rộng
4) Sỏi chưa gây các biến chứng như: giãn đài bể thận, NTTN. Chức năng thận còn tốt
5) Thể trạng của bệnh nhân tốt
Câu 36: Phân loại trĩ, các giai đoạn, hướng điều trị với từng bệnh trĩ?
1. Phân loại
Trĩ nội Trĩ ngoại
Nằm trên đường lược Nằm ở 1/3 dưới ống hậu môn, dưới
đường lược
Được phủ bởi biểu mô trụ hoặc chuyển Được phủ bởi lớp da của ống hậu môn
tiếp (ko có các phần phụ của da)
Ko nhạy cảm với va chạm, đau, nhiệt ->
dễ dàng thực hiện can thiệp
2. Các giai đoạn
1) Trĩ nội:
a) GĐ 1: búi trĩ nhỏ, đại tiện ra máu nhỏ giọt hoặc thành tia
b) GĐ 2: búi trĩ to hơn, có thể sa ra ngoài khi đại tiện và tự động co lại được
c) GĐ 3: búi trĩ ngày càng to, tần suất sa ra ngoài nhiều hơn và ko tự động co lại
được (cần dùng tay ấn vào)
d) GĐ 4: búi trĩ rất to và sa ra ngoài (dùng tay cũng không ấn vào được)
2) Trĩ ngoại:
a) GĐ 1: búi trĩ lòi ra ngoài, có thể sờ và cảm nhận được
b) GĐ 2: búi trĩ lòi ra ngoài + búi TM ngoằn ngoèo
c) GĐ 3: búi trĩ phát triển to, làm tắc hậu môn, gây đau và chảy máu
d) GĐ 4: búi trĩ bị viêm nhiễm, lở loét, sưng đau kèm theo ngứa
3. Hướng điều trị
1) Trĩ nội:
a) Thay đổi chế độ ăn (ăn nhiều chất xơ) và thói quen đại tiện
b) Nội khoa: ngâm hậu môn, chườm đá lạnh, thuốc tê, thuốc giảm đau, corticoid
c) Thủ thuật:
+ Chích xơ (thuốc hay dùng: polidocanol)
+ Thắt trĩ
+ Làm lạnh = nitơ hóa lỏng
+ Tia hồng ngoại, thấu nhiệt đông, laser
d) Phẫu thuật:
+ Nhóm PT kinh điển: cắt khoanh niêm mạc, cắt rời từng búi trĩ (mở, kín)
+ Nhóm PT mới:
Phương pháp Longo: dùng máy khâu vòng để cắt khoanh niêm mạc
trên đường lược 2 – 3 cm và khâu = máy bấm
Khâu treo trĩ = tay
Khâu cột ĐM trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler
2) Trĩ ngoại: thay đổi chế độ ăn và thói quen đại tiện, điều trị nội khoa. Thủ thuật và
phẫu thuật: ko có chỉ định (trừ khi có biến chứng)
Câu 37: Cách tiếp cận bệnh nhi có dị tật hậu môn trực tràng?
1. Lâm sàng
Sau sinh có hội chứng tắc ruột hoặc không
Khám vùng TSM:
1) Trẻ trai: có hậu môn (vùng hậu môn)? Tiêu phân su? Có phân su trong nước tiểu?
Có phân su ở TSM?
a) Có hậu môn, ko tiêu phân su, ko đặt được thông trực tràng: teo trực tràng
b) Ko có hậu môn, có phân su trong nước tiểu:
Rò trực tràng – bàng quang
Rò trực tràng – niệu đạo
c) Ko có hậu môn, có phân su ở TSM:
Rò hậu môn da: có đường rò dưới da
Hẹp hậu môn: vết tích hậu môn (+), bóng trực tràng đã xuống nhưng nguồn
gốc ko hoàn thiện
Hậu môn lạc chỗ: có hậu môn nhưng quá sát cơ quan sinh dục, bóng trực
tràng ra ngoài cơ thắt
d) Ko có hậu môn, ko có phân su trong nước tiểu và TSM: bất sản hậu môn trực
tràng (dị tật HMTT ở dạng 1 túi cùng, ko di động)
2) Trẻ gái: có hậu môn (vùng hậu môn)? Tiêu phân su? TSM có bao nhiêu lỗ? Có phân
su rò ra âm đạo? Có phân su ở TSM?
a) Có hậu môn, ko tiêu phân su, ko đặt được thông trực tràng: teo trực tràng
b) Chỉ có 1 lỗ ở TSM ra phân su và nước tiểu: tồn tại ổ nhớp
c) Ko có hậu môn, có phân su rò ra âm đạo: rò âm đạo
d) Ko có hậu môn, có phân su ở TSM:
Rò hậu môn da: có đường rò dưới da
Rò hố tiền đình: có đường rò ở hố tiền đình
e) Ko có hậu môn, ko có phân su rò ra âm đạo và TSM: bất sản hậu môn trực
tràng
2. Cận lâm sàng
1) X – quang (tư thế đầu dốc ngược hoặc tư thế đầu thấp, mông cao 24h sau sinh): nếu
túi cùng trực tràng:
a) Nằm trên đường PC: dị tật thể cao
b) Nằm dưới đường IC: dị tật thể thấp
c) Nằm trong tam giác PCI: dị tật thể trung gian
2) Siêu âm: đo khoảng cách từ vết tích hậu môn -> túi cùng trực tràng:
a) > 2 cm: dị tật thể cao hoặc trung gian
b) < 2 cm: dị tật thể thấp
Câu 38: Lược đồ đánh giá, cấp cứu và điều trị dị tật hậu môn trực tràng?
1) Trẻ trai:
Nam
24h đầu: nhịn ăn, đặt sonde dạ dày, truyền dịch, kháng sinh
Tầm soát các dị tật phối hợp (siêu âm tim, thận, cột sống, xương cùng, TPTNT)

Khám vùng TSM + x – quang

Rò hậu môn da Túi cùng trực tràng Túi cùng trực tràng
thấp hơn xương cụt cao hơn xương cụt
Ko có dị tật phối Có dị tật phối hợp
hợp nặng Bất thường xương cùng
Vết tích hậu môn (–)

Tạo hình HM Tạo hình HM ngã sau HM tạm


± HM tạm
2) Trẻ gái:
Nữ
24h đầu: nhịn ăn, đặt sonde dạ dày, truyền dịch, kháng sinh
Tầm soát các dị tật phối hợp

Khám vùng TSM

Tồn tại ổ nhớp Rò hậu môn da Rò hố tiền đình Ko rò + x – quang:


Túi cùng trực tràng
Đánh giá đường
tiết niệu
Loại trừ ứ dịch Thấp hơn Cao hơn
âm đạo xương cụt xương cụt

HM tạm Tạo hình HM Tạo hình HM HM tạm


Dẫn lưu âm đạo hoặc nong HM hoặc HM tạm
Chuyển dòng NT
Câu 39: Đặc tính chung nhất của u não là gì?
Đặc tính chung nhất của u não là tăng ALNS, gồm tăng thể tích u, tăng thể tích do phù
não và ứ đọng DNT. Tăng ALNS kéo dài -> ảnh hưởng đến tổ chức não và dây thần
kinh sọ -> rối loạn hoạt động chức năng và sau đó là thay đổi thực thể của não
1) Dịch não tủy: luôn có 1 quá trình cân bằng trong sự sản sinh và hấp thu DNT (số
lượng DNT tương đối hằng định) -> ALNS ít thay đổi. Nếu cân bằng này bị rối loạn
hoặc có sự chèn ép trên các kênh DNT -> ứ đọng DNT và tăng ALNS
2) Tăng thể tích và vị trí của u: giữ vai trò then chốt trong tăng ALNS (nhất là khi u
càng lớn và càng gần với đường đi của DNT)
3) Phù não: là 1 yếu tố gây tăng ALNS được xác định trên CT Scan (1981), Kazner dựa
trên hình ảnh x – quang để chia u ra làm 3 mức độ phù:
- Mức độ I: rìa phù quanh u tới 2 cm
- Mức độ II: rìa phù quanh u > 2 cm, có thể chiếm tới 1/2 bán cầu
- Mức độ III: phù lan rộng hơn 1/2 bán cầu, thậm chí sang bán đầu đối bên
Câu 40: Kể tên 1 số loại u não ở hố sau?
1) U góc cầu tiểu não:
- Giới hạn bởi tiểu não, phần trên của hành não và phần bên của cầu não. Nếu u
phát triển về phía tiểu não (ít đè ép hành não và cầu não) thì PT tương đối đơn
giản, nếu u phát triển về phía hành não và cầu não (đè ép các mạch máu nuôi) thì
PT rất khó khăn
- Hay gặp: u dây TK thính giác (gặp nhiều ở nữ giới), u màng não: phát triển ở bờ
trên xương đá
- Triệu chứng: ù tai, chóng mặt, giảm thính lực. Tê mặt, lưỡi (do u chèn ép dây V)
2) U tiểu não:
- Có thể gặp ở thùy giun hoặc bán cầu tiểu não
- Triệu chứng: đau đầu ngày càng tăng, buồn nôn và nôn. Rối loạn dáng đi, đi ko
vững, lảo đảo (do rối loạn thăng bằng), hay bị té ngã phía bên u
Câu 41: 3 nhóm triệu chứng chính của hội chứng chèn ép tủy?
1. Hội chứng tại nơi tổn thương
1) Biểu hiện dưới dạng tổn thương 1 hoặc nhiều rễ tại nơi tủy bị chèn ép. Dấu hiệu chủ
yếu là đau theo rễ:
- Đau dọc theo đường đi của rễ (1 hoặc 2 bên)
- Đau nhiều, dữ dội
- Có tính chất cơ học: tăng khi ho, rặn, gắng sức, ít đáp ứng với thuốc giảm đau
- Đôi khi có những cơn kịch phát (đặc biệt là vào ban đêm)
2) Triệu chứng khác:
- Giảm cảm giác theo rễ chi phối
- Liệt, teo cơ do rễ chi phối
- Mất phản xạ gân cơ do rễ chi phối là dấu hiệu thường gặp trong chèn ép tủy cổ
2. Hội chứng dưới nơi tổn thương
1) Rối loạn vận động:
- Lúc đầu dáng đi có thể bị rối loạn tạm thời: 1 chân mềm nhũn ra nhất thời hoặc
mỏi 1 chân sau 1 thời gian đi bộ -> 2 chân (hiện tượng đi cách hồi của tủy). Sau
đó triệu chứng này trở nên thường xuyên hơn, dáng đi cứng và cuối cùng là ko đi
được nữa
- Tổn thương lúc đầu tập trung chủ yếu ở 2 chi dưới, sau đó diễn tiến nặng dần ->
yếu liệt chi dưới hoặc yếu liệt tứ chi kiểu tháp: tăng TLC, tăng phản xạ gân cơ,
phản xạ lan tỏa, đa động, Babinski (+) 2 bên. Giải phóng các phản xạ bảo vệ tủy:
hiện tượng gấp mặt mu bàn chân, phản xạ 3 co
2) Rối loạn cảm giác:
- Đau kiểu bị bó chặt. Tổn thương cột sau gây rối loạn định vị cảm giác, rối loạn
nhận biết tên, vị trí ngón. Tổn thương bó gai đồi thị -> đau, dị cảm (ko định vị rõ,
ko có yếu tố khởi phát đau rõ)
- Rối loạn cảm giác khách quan thường xảy ra muộn hơn (nhưng có giá trị lớn
trong Δ). Rối loạn cảm giác nhiệt và đau thường xảy ra sớm và nặng nề hơn
3) Rối loạn cơ vòng: thường xuất hiện muộn và thường giới hạn trong thời gian dài với
biểu hiện: tiểu chậm, tiểu gấp hoặc tiểu nhiều lần
3. Hội chứng cột sống
1) Cứng 1 đoạn cột sống: thường thấy ở vùng cổ và vùng lưng hơn là vùng ngực
2) Biến dạng cột sống do đau: vẹo cột sống
3) Đau tại cột sống: khi ấn vào các mấu gai, các cơ cạnh sống
Câu 42: Hội chứng chèn ép tủy: định vị theo chiều dọc?
1. Chèn ép tủy cổ cao (C1 – C4)
1) Dễ dẫn đến liệt cứng tứ chi, hội chứng tại nơi tổn thương cần chú ý:
- Chèn ép TK hoành -> nấc cụt, liệt 1/2 cơ hoành
- Chèn ép nhánh tủy gai của dây XI: liệt cơ thang và cơ ức đòn chũm
2) Đôi khi xuất hiện hội chứng trên nơi tổn thương: do u xâm lấn ngược lên sọ não
hoặc tổn thương các rễ đi xuống, nhánh gai của dây V
3) Có thể dẫn đến hội chứng treo: rối loạn vận động, cảm giác ngang 2 tay (dị cảm, tê
tay, teo cơ)
2. Chèn ép tủy cổ thấp: biểu hiện = yếu liệt 2 chi dưới và hội chứng rễ ở 2 chi trên
3. Chèn ép tủy lưng: biểu hiện = yếu liệt 2 chi dưới và đau thắt ngang ngực – bụng kiểu dây
nịt. Dấu định vị: mất phản xạ da bụng chọn lọc
4. Chèn ép tủy thắt lưng – cùng: các rối loạn cơ vòng và rối loạn sinh dục thường xuất
hiện sớm. Dấu định vị: liệt mềm cơ tứ đầu đùi, mất phản xạ gối, tăng phản xạ gót và
Babinski (+) 2 bên
5. Chèn ép tủy cùng: biểu hiện = liệt mềm, mất phản xạ gân cơ 2 chi dưới + rối loạn cơ
vòng nặng nề (gần giống hội chứng chùm đuôi ngựa)

You might also like