You are on page 1of 23

CHẤN THƯƠNG VÙNG BỤNG

ĐỊNH NGHĨA là một chấn thương gây tổn thương vùng bụng, có thể là
chấn thương kín hoặc hở và có thể gây tổn hại đến các cơ
quan trong bụng. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
bao gồm đau bụng, nhạy đau, bụng cứng và bầm tím ở bên
ngoài bụng. Chấn thương bụng có nguy cơ gây mất máu
nặng và nhiễm trùng. Việc chẩn đoán có thể dựa vào siêu
âm, chụp cắt lớp vi tính và rửa phúc mạc, bạn có thể cần
phẫu thuật để điều trị. Chấn thương ở vùng ngực dưới có thể
gây vỡ lách hoặc gan
PHÂN LOẠI Phân loại chấn thương vùng bụng theo loại cấu trúc bị hư
hỏng và cách chấn thương xảy ra. Các loại cấu trúc bao gồm

● Thành bụng
● Nội tạng rắn (nghĩa là gan, lá lách, tuyến tụy hoặc thận)
● Các cơ quan rỗng (nghĩa là dạ dày, ruột non, ruột kết,
niệu quản hoặc bàng quang)
● Mạch máu

Chấn thương bụng cũng có thể được phân loại theo vết
thương

● Cùn
● Thâm nhập
Chấn thương đụng dập có thể gây ra bởi một cú đánh trực tiếp (ví dụ: đá), va
chạm với một vật thể (ví dụ: ngã đập bụng vào tay lái xe đạp) hoặc giảm tốc đột
ngột (ví dụ: ngã cao, va chạm xe) Lách là tạng tổn thương thường gặp nhất, theo
sau đó là gan và các tạng rỗng (điển hình là ruột non).

Vết thương xuyên thấu có thể có hoặc không rách phúc mạc, nếu có, cũng có
thể không gây tổn thương các tạng. Vết thương do dao đâm ( bạch khí) ít gây tổn
thương các tổ chức trong ổ bụng hơn vết thương do đạn bắn; trong cả hai trường
hợp, bất kỳ tổ chức nào cũng có thể bị tổn thương. Vết thương xuyên thấu ở phần
dưới của ngực có thể gây thủng cơ hoành và làm tổn thương các tổ chức ổ bụng.
Tụ máu vỡ Lấy mủ trong ổ bụng ( áp
BIẾN CHỨNG xe )

Tắc nghẽn đường ruột ( tắc Hội chứng khoang bụng


nghẽn )
thường bị đau bụng hoặc mềm. Tuy nhiên, cơn đau có thể nhẹ
TRIỆU CHỨNG và người đó có thể không nhận thấy hoặc phàn nàn về nó vì
những chấn thương khác gây đau đớn hơn (chẳng hạn như gãy
xương) hoặc vì người đó không hoàn toàn tỉnh táo

Cơn đau do chấn thương lá lách đôi khi lan sang vai trái. Lúc
đầu, cơn đau do vết rách ruột non rất ít nhưng nặng dần lên.
Những người bị chấn thương thận hoặc
chấn thương bàng quang có thể bị tiểu ra máu.

Những người bị mất một lượng máu lớn có thể

● Nhịp tim nhanh


● Thở nhanh
● Đổ mồ hôi
● Da lạnh, sần sùi, nhợt nhạt hoặc hơi xanh
● Lú lẫn hoặc mức độ tỉnh táo thấp
Chấn thương nặng có thể gây ra bầm tím (ví dụ, những người đang thắt dây an
toàn trong một vụ va chạm xe cơ giới có thể có một vết bầm trên ngực hoặc bụng
dưới, được gọi là dấu hiệu thắt dây an toàn). Không phải tất cả mọi người đều bị
bầm tím, và sự hiện diện của vết bầm không nhất thiết phản ánh mức độ nghiêm
trọng của vết thương ở bụng. Ở những người bị chảy máu nặng, bụng có thể bị
sưng lên vì lượng máu dư thừa.
CHẨN ĐOÁN ● Kiểm tra hình ảnh

● Phân tích nước tiểu

● Đôi khi, phẫu thuật thăm dò


ĐIỀU TRỊ ● Quản lý hoặc đảo ngược tình trạng mất
máu

● Đôi khi, phẫu thuật

● Sửa chữa các cơ quan bị hư hỏng

● Cầm máu
VẾT THƯƠNG THẤU BỤNG
ĐỊNH NGHĨA: ● Là vết thương gây thủng phúc mạc thành, có thể tổn
thương tạng (VTTB phức tạp) hoặc không tổn thương
tạng (VTTB đơn giản).
● Nguyên nhân :do bạch khí, hỏa khí.
● Nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời thì tỉ
lệ tử vong sẽ rất cao do shock và mất máu hay các
biến chứng do nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc.
● Trong vết thương thấu bụng, tạng rỗng thường bị
thương tổn nhiều hơn tạng đặc. Nếu do bạch khí thì
thường các tạng ở kề cận vết thương sẽ bị thương
tổn, nếu do hỏa khí thì các tạng ở xa vết thương
cũng có thể bị thủng, rách do đạn đạo đi vòng vèo đi
xuyên qua ổ bụng.
PHÂN LOẠI

● vết thương thấu bụng không tổn thương


tạng

● vết thương thấu bụng tổn thương tạng(tạng


rỗng, tạng đặc, mạch máu)
GIẢI PHẨU BỆNH LÍ
Đối với 2 loại tác nhân mức độ và đánh giá tổn thương khác nhau:
● Loại do vật sắc nhon đâm thường có vết thương gọn, thường chỉ có lỗ vào và như vậy dễ định hướng tổn
thương

● Loại do hỏa khí gây ra thì thường nhiều tạng bị tổn thương phúc tạp và khó đánh giá. Tổn thương tạng có
phần khác so với chấn thương bụng.

● Dạ dày, ruột có thể bị thủng 1 hay nhiều lỗ, lỗ thủng to hay nhỏ tùy vào tác nhân.

● Tá tràng, đại tràng lên và đại tràng xuống có thể bị thủng trong hay ngoài phúc mạc.

● Trực tràng bị tổn thương thường sẽ rất nặng nề vì nhiễm khuẩn (viêm phúc mạc nhất là viêm khoang tế
bào) vì tổn thương phối hợp

● Đường mật thường bị kèm theo tổn thương gan.

● Gan, lách, tụy, thận bị rách có thể kèm dập nát nhu mô, tổn thương nông sâu tùy tác nhân và có thể rách
đường bài xuất ( đường mật, ống tụy, đài bể thận)

● Bàng quang bị rách trong hay ngoài phúc mạc.


ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN:
1. Hỏi bệnh: cần chú ý khai thác giờ xảy ra tai nạn, hướng tác động, lực tác động,
tác nhân gây tổn thương (hình dạng, kích thước) → có thể tiên đoán trước mức
độ thương tổn cũng như tạng bị tổn thương.
2. Trường hợp dễ: Là những tổn thương cho ta biết ngay đó là vết thương thấu
bụng: Vết thương lớn có lòi tạng hay mạc nối, qua vết thương có chảy dịch tiêu
hóa, thức ăn, dịch mật, nước tiểu, phân.
3. Trường hợp khó:
● Loại tác nhân gây ra vết thương và hình dạng, kích thước của nó có thể giúp ta
nhận định khả năng tổn thương có thấu bụng không, nguy cơ tổn thương tạng
không
● Hoàn cảnh, tư thế BN so với tác nhân gây thương tích cũng góp phần giúp định
hướng tổn thương.
TRIỆU Tình trạng bình
thường nếu đến
Trường hợp tổn
thương tạng đặc
Tổn thưng tạng
rỗng/ vết thương

CHỨNG sớm và không mất


máu nhiều.
gây mất máu nhiều
-> BN sẽ ở tình
đến muộn -> BN có
HC nhiễm khuẩn.
TOÀN THÂN trạng shock ( nặng
nhẹ tùy mức độ mất
máu)
TRIỆU ● Đau bụng khu trú vùng vết thương hay lan tỏa khắp ổ
bụng giúp hướng tới có hay không có thấu bụng nhất là
CHỨNG CƠ có tổn thương tạng.
NĂNG ● Nôn máu, ỉa máu chứng tỏ có tổn thương đường tiêu
hóa, tiểu máu nếu tổn thương hệ tiết niệu
TRIỆU CHỨNG - Nhìn: có vết thương vùng bụng trước hay hông lưng. Các
vết thương vùng ngực thấp bên (T), (P), (gian sườn 6,7,8.)
THỰC THỂ vết thương có lòi mạc nối, ruột. các sonde mũi-dạ dày,
sonde tiểu có máu.

- Sờ: ấn bụng đau, có thể có đề kháng thành bụng, phản


ứng phúc mạc.

- Gõ đục vùng thấp khi có chảy máu hoặc dịch trong ổ


bụng. Khoảng 40% xuất huyết nội không có biểu hiện lâm
sàng ở lần thăm khám đầu tiên, vì vậy việc thăm khám định
kỳ và thường xuyên là rất quan trọng.
CẬN LÂM CLS thường qui:

SÀNG - Công thức máu (có thể làm nhiều lần), đông máu toàn bộ,
xét nghiệm sinh hóa máu (chức năng gan, chức năng thận,
amylase, lipate...), X-quang ngực.

CLS giúp chẩn đoán:

- X quang bụng đứng không sửa soạn: Khí tự do trong ổ


bụng hay không?

- Siêu âm bụng: Có dịch, có khí trong ổ bụng không?

- CT Scan bụng: Có thể phát hiện dịch hoặc khí trong ổ


bụng, các cơ quan bị thương tổn và mức độ thương tổn
các cơ quan đó.
Vết thương thấu bụng

- Có tạng trong ổ bụng (mạc nối, ruột


non.) phòi ra ngoài hoặc khi thám sát vết
thương thấy có thủng phúc mạc hoặc
siêu âm có dịch ổ bụng hoặc X-quang
CHẨN ĐOÁN bụng có hơi tự do trong ổ bụng.

XÁC ĐỊNH Vết thương thành bụng:

- Siêu âm không có dịch ổ bụng. X-


quang bụng không có hơi tự do trong ổ
bụng.
ĐIỀU TRỊ
NGUYÊN TẮC:

- Có vết thương thấu bụng thì phải mở bụng hoặc nội soi ổ bụng thám sát (nếu có
huyết động ổn định) và xử trí thương tổn nếu có.
TỔN THƯƠNG TẠNG RỖNG
- Đối với dạ dày: khâu 1 hoặc 2 lớp. vết thương 1 lỗ đơn độc ở ruột non :cắt lọc và khâu lại là đủ. Hai lổ thủng
ruột non kề cận nhau có thể được cắt xén thành 1 lổ duy nhất và khâu lại để trách bị hẹp ruột. Nhiều lỗ thủng nhỏ
rải rác trên 1 đoạn ruột có thể khâu lại hoặc cắt đoạn, thủng và rách một đoạn ruột non dài kèm với bầm dập ruột
thì cắt bỏ đi và nối lại tận-tận.

- Đối với tổn thương tá tràng: bắt buộc mở bụng điều trị. Khoảng 75%-80% có thể được xử trí bằng cách cắt lọc
mép vết thương và khâu lại đơn thuần. 20%-25% trường hợp cần phải xử trí phức tạp hơn như:

> Khâu lỗ vỡ và dung một quai hổng tràng đắp lên chỗ vỡ (patch).

> Khâu lỗ vỡ và nối vị tràng.

> Khâu lỗ vỡ và cắt dạ dày.

> Cắt đôi tá tràng, đóng đầu dưới, đưa một quai hỗng tràng lên nối với đầu trên tá tràng kiểu Rouxen-Y.

> Cắt tá tràng-đầu tụy theo phương pháp Whipple (khi có tổn thương tá tràng và đầu tụy kết hợp) v.v...

- Đối với thương tổn ruột già: khâu hoặc làm hậu môn tạm.
TỔN THƯƠNG TẠNG ĐẶC
- Đối với vết thương gan: trong 50% trường hợp, chảy máu tự cầm hoặc cầm khi đè bằng gạc, hoặc khâu
cầm máu chỗ vỡ gan, tốt nhất là cầm máu từng điểm ở hai mép chỗ vỡ, hoặc cắt phần gan bị bầm dập hoặc
cắt thùy gan trong trường hợp không thể khâu được.
- Đối với lách: chảy máu rỉ rả: khâu bảo tồn, chảy nhiều khu trú: cắt bán phần, nhiều hay vỡ: cắt toàn
phần
- - Đối với vết thương tụy, chẩn đoán thường khó khăn, trong mổ dựa vào hai dấu hiệu kinh điển là tụ máu hậu
cung mạc nối và vẩy nến (khi mổ muộn sau 24h). Thương tổn tụy thường dựa theo bảng phân loại của Moore
(1990) từ độ I đến độ V, nặng ở các vị trí đầu tụy và cổ tụy và mức độ nặng ở độ III, IV và V.

> Thương tổn tụy độ I, chỉ cần dẫn lưu ổ tụy.

> Độ II, khâu lại nhu mô và dẫn lưu ổ tụy.

> Độ III có thương tổn ống tụy, nên cắt bỏ đuôi tụy hoặc thân đuôi tụy kèm cắt lách hoặc khâu tụy và khâu ống
Wirsung có đặt stent trong lòng dẫn vào tá tràng.

> Độ IV, khâu bịt mõm của đầu tụy và nối thân đuôi tụy với hổng tràng kiểu Rouxen-Y.

> Độ V, cắt khối tá tụy.


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

You might also like