You are on page 1of 41

Hội chứng bụng cấp

 HC bụng cấp là gì?


 HC BỤNG CẤP: là tập hợp các triệu chứng ở vùng bụng, mà
chủ yếu là triệu chứng đau, có tính chất cấp tính, với mức độ
và cường thường là nặng khiến BN phải vào viện.
 Tính chất của HC bụng cấp:
 Đau < 24h
 Cơn đau thường là dữ dội
 Thường kết hợp với các triệu chứng cơ năng khác: nôn, buồn
nôn, bí, chảy máu…
 Có nguy cơ tử vong nếu không chẩn đoán sớm
Thống kê

 10% BN vào khoa cấp cứu là đau bụng cấp


 40% BN đau bụng cấp tại cấp cứu không tìm
được nguyên nhân
 Trong số BN có HC bụng cấp thì 10-40% đau
bụng cấp là phải can thiệp ngoại khoa ngay
 Đau bụng cấp nếu không chẩn đoán và xử lý kịp
thời sẽ có nguy cơ tử vong
Bụng ngoại khoa

Nghĩ đến bụng ngoại khoa khi:


Mức độ đau nhiều, dữ dội
Đau liên tục quá 6h
Có 1 trong các dấu hiệu của Viêm phúc mạc
Quy tắc số 9 khi tiếp cận BN đau
bụng cấp
 9 Phân khu vùng bụng
 9 Câu hỏi
 9 Triệu chứng cơ năng
 9 + 9 Triệu chứng thực thể
 9 Dấu hiệu khi thăm khám
 9 Điểm đau, vùng đau khi khám
 9 Hội chứng liên quan trực tiếp
 3 Loại đau bụng
 9 Bước xử trí BN cấp cứu đau bụng cấp
I. 9 Phân khu vùng bụng cổ điển
(kiểu Pháp)
II. 9 CÂU HỎI
1. Thời điểm – hoàn cảnh xuất hiện đau
2. Thời gian đau
3. Vị trí đau
4. Tính chất đau
5. Cường độ đau
6. Hướng lan
7. Tư thế (tư thế đau nhiều, tư thế giảm đau)
8. Liên quan và diễn biến (bao gồm cả triệu chứng liên
quan và dùng thuốc)
9. Tiền sử
III. 9 Triệu chứng cơ năng chính

1. Đau bụng
2. Nôn (máu, thức ăn, dịch)
3. Bí trung đại tiện
4. Đi ngoài phân bất thường (phân đen, táo, lỏng, sống..)
5. Chảy máu hậu môn
6. Chảy máu lỗ sáo
7. Tiểu bất thường (buốt, rát, có máu..)
8. Chảy máu âm đạo
9. Bí tiểu
IV. 9 + 9 Triệu chứng thực thể chính
(trong cấp cứu bụng cấp)
 9 Triệu chứng nhìn:
1. Bụng chướng
2. Quai ruột nổi
3. Rắn bò
4. Không di động or di động kém theo nhịp thở
5. Nổi gân cơ bụng (BN gồng cơ bụng trong VPM)
6. Tuần hoàn bàng hệ (có thể có rốn lồi)
7. Da bụng bất thường: Bầm tím trong VTC, hoặc phù nề, tấy
đỏ trong apxe thành bụng
8. Khối bất thường trên thành bụng (thường gặp nhất là khối
thoát vị)
9. Sẹo (cũ – mới), Vết thương, vết trầy sát (mới)
9 Triệu chứng Sờ - Gõ - Nghe
1. Co cứng thành bụng
2. Phản ứng thành bụng
3. Cảm ứng phúc mạc
4. Phản ứng dội
5. Mất vùng đục trước gan
6. Gõ đục (đụng vùng thấp),
7. Gõ vang
8. Thay đổi âm sắc, tần số nhu động ruột
9. Tiếng thổi động mạch (phình tách đmc)
 CHÚ Ý: Không quên thăm trực tràng
V. 9 Dấu hiệu phát hiện khi thăm khám

1. Dấu hiệu Rovsing – Sitkovski : VRT


2. Dấu hiệu Blumberg: VPM
3. Nghiệm pháp rung gan: Apxe gan
4. Nghiệm pháp Murphy: Viêm túi mật
5. Dấu hiệu Kehr: Chấn thương lách
6. Dấu hiệu rắn bò – Quai ruột nổi: Tắc ruột
7. Dấu hiệu quai ruột nổi – Bouveret: Hẹp môn vị
8. Dấu hiệu cơ thăn – Cơ bịt: VRT sau manh tràng – VRT
tiểu khung
9. Dấu hiệu chạm thận, rung thận, điểm niệu quản…
VI. 9 Điểm đau, vùng đau gợi ý
1. Điểm Mc Burney: VRT
2. Điểm Lanz: VRT
3. Điểm Clado: VRT
4. Điểm mũi ức: Viêm dd-tt, Viêm tụy..
5. Điểm sườn thắt lưng: VTC
6. Vùng tam giác Chauffard-Rivet: Viêm đường mật,
viêm tụy
7. Điểm niệu quản: Sỏi tiết niệu
8. Vùng Hố chậu phải: VRT, viêm phần phụ (P)…
9. Vùng hạ sườn phải: Bệnh lý gan – đường mật
VII. 9 Hội chứng liên quan trực tiếp
đau bụng cấp
1. HC chảy máu trong: vỡ tạng (gan, lách, GEU..)
2. HC thủng tạng rỗng
3. HC tắc ruột
4. HC tắc mật
5. HC Viêm phúc mạc
6. HC Nhiễm trùng – Nhiễm độc
7. HC xuất huyết tiêu hóa
8. HC trào ngược
9. HC Ngoài ổ bụng có biểu hiện đau bụng cấp: TDMP, NMCT,
Apxe cơ thành bụng…
VIII. 3 Loại đau bụng
Theo cơ chế đau Theo lâm sàng
1. Đau thành 1. Bụng ngoại khoa cần can
2. Đau tạng thiệp cấp cứu ngay
3. đau quy chiếu 2. Bụng ngoại khoa chưa
cần can thiệp ngay
3. Bụng nội khoa

 Tùy quan điểm và mục đích có thể phân loại các loại đau bụng:
 Phân theo cơ chế phục vụ chẩn đoán và tiên lượng
 Phân theo lâm sàng phục vụ công tác điều trị
Loại đau bụng
1. Đau thành
 Định khu rõ rệt
 Đau liên tục
 Tăng lên khi vận động
2. Đau tạng: không phải bụng ngoại khoa hoặc là
giai đoạn đầu của bụng ngoại khoa
 Không liên tục (từng cơn)
 Không định khu rõ rệt
 Không có tư thế giảm đau
3. Đau quy chiếu: Là đau ở vị trí xa với tổn thương (vị
trí mà có chung tầng tủy sống với tạng tổn thương,
khi tạng tổn thương bị kích thích thì vùng quy chiếu
sẽ biểu hiện đau)
 Đau quy chiếu có bản chất đau tạng
 Đau xa vị trí tạng bị tổn thương
 Mức độ đau nhẹ
 Đau không liên tục
 Không bao giờ có cơn quặn lên
Đau quy chiếu
Một số ví dụ đau quy chiếu

 VRT đau ở thượng vị hoặc quanh rốn


 Bệnh ở đại tràng phải đau trên rốn
 Chấn thương lách đau trên vai
 Viêm tinh hoàn đau HCP
 Đau quặn mật đau ở đỉnh bả vai bên phải
 Sỏi NQ đau ở bẹn đùi 2 bên
 …..
PHÂN KHU VÙNG BỤNG
(kiểu Mỹ)
 Viêm/ loét dạ dày-tá
tràng
 Viêm túi mật cấp
 Viêm đường mật cấp
 Áp-xe gan
 Sỏi thận phải
 Thận phải ứ mũ
 Viêm đài bể thận phải
 Viêm/ u đại tràng
 Viêm tuỵ cấp
 Viêm/loét dạ dày-tá
tràng
 Áp-xe lách
 Nhồi máu lách
 Viêm/u đại tràng
 Sỏi thận trái
 Thận trái ứ mũ
 Viêm đài bể thận trái
 Viêm túi thừa đại tràng
 U đại tràng
 Áp-xe cơ psoas trái
 Cơn đau quặn thận trái
 U nang buồng trứng
trái xoắn
 Hội chứng
Mittelschmertz
 Thai ngoài tử cung trái
vỡ
 Viêm ruột thừa
 Viêm/u manh tràng
 Viêm hạch mạc treo
 Viêm hồi tràng
 Viêm túi thừa meckel
 Lao hồi manh tràng
 Áp-xe cơ psoas phải
 Cơn đau quặn thận
phải
 U nang buồng trứng
phải xoắn
Nguyên nhân Đau bụng cấp

 Tắc nghẽn
 Viêm nhiễm
 Tắc nghẽn + viêm nhiễm
 Vỡ, thủng tạng: vỡ tạng đặc, rỗng, thủng tạng
rỗng, vỡ GEU
 Bệnh lý mạch máu: vỡ túi phình đm, nhồi máu
mạc treo,
 Nguyên nhân ngoài ổ bụng: Tổn thương trong
lồng ngực (thường gặp nhất), Tổn thương
trên thành bụng, Rối loạn chuyển hoá
CHÚ Ý: Đau do tổn thương các tạng
trong khoang bụng có thể ở một
trong ba hình thức sau…
 Chỉ đau tạng
 Đau thành ngay từ đầu
 Đau tạng trong giai đoạn đầu sau đó
chuyển sang đau thành
Cận lâm sàng trong cấp cứu
Nên lựa chọn tùy bệnh nhân và định hướng lâm sàng:
 Chụp bụng không chuẩn bị: tắc ruột, thủng tạng rỗng
 Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị: tìm sỏi tiết niệu
 Siêu âm bụng: nhiều tác dụng, phát hiện bệnh lý tụy,
gan, mật, tiết niệu, động mạch chủ…. siêu âm định
hướng trong chấn thương.
 Chụp cắt lớp ổ bụng: viêm tụy, sỏi niệu quản, viêm
ruột thừa…
 Chụp mạch máu: phình tách ĐMC, tắc mạch mạc treo
 Xét nghiệm máu toàn phần, men tụy, LDH, men gan….
9 Bước xử trí cấp cứu

1. Tiếp nhận, ổn định BN


2. Đánh giá thì 1
3. Hồi sức (có thể giảm đau nếu đau dữ dội)
4. Hỏi bệnh
5. Khám bệnh
6. Tiếp tục hồi sức + đánh giá thì 2
7. Chỉ định CLS
8. Sử dụng thuốc
9. Đánh giá thì 3 và điều trị thực thụ
Xử trí cấp cứu
đau bụng cấp
Xử trí theo định hướng lâm sàng:
1. Nếu toàn trạng không ổn:
 Mắc monitor theo dõi M, HA, SpO2, điện tim tùy theo trường
hợp cụ thể
 Đặt đường truyền tĩnh mạch lớn nếu có sốc phải đặt 2 đường
ngoại vi cỡ lớn
 Nhịn ăn nếu bệnh nhân có nghi ngờ chỉ định ngoại khoa
 Làm các xét nghiệm cơ bản, đông máu, HIV, HbsAg và các xét
nghiệm cần cho phẫu thuật.
 Đặt sonde dạ dày, sonde tiểu
 Với các trường hợp đau bụng đã có nguyên nhân rõ
ràng và toàn trạng ổn định:
 Xử trí
- Giảm đau đầy đủ, kiểm soát huyết động
- Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn nếu phải can thiệp ngoại khoa
- Làm các XN cần thiết, đặt sonde dạ dày, sonde tiểu
- Gửi chuyên khoa điều trị
Trường hợp chưa rõ chẩn đoán:
Loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm biểu hiện kín đáo:
GEU, vỡ tạng rỗng, viêm ruột thừa không điển hình, tắc
mạch mạc treo, viêm túi thừa, viêm hạch mạc treo
Những cơn đau bụng cấp chưa rõ nguyên nhân (dù đã
khám kỹ và làm nhiều thăm dò và xét nghiệm): cần theo
dõi sát nếu cơn đau dai dẳng không dứt. Thì lưu lại để
theo dõi (nhiều trường hợp nguyên nhân chỉ lộ rõ sau
một thời gian theo dõi nhiều giờ đến vài ngày).
Một số hình ảnh điển hình trong CLS
chẩn đoán đau bụng cấp

Hình ảnh mức


nước mức hơi
trong tắc ruột
Hình ảnh
chuỗi tràng
hạt trong tắc
ruột
Hình ảnh
chuỗi tràng
hạt trong tắc
ruột non
Hình ảnh liềm hơi
dưới hoành do
thủng tạng rỗng
Hình ảnh bia
bắn do lồng
ruột ở trẻ
Hình ảnh thành ruột thừa dày lên không đồng
đều, mất cấu trúc lớp, giảm hồi âm trong VRT
Hình ảnh sỏi tiết niệu
NMCT thất phải
NMCT sau dưới – rất dễ nhầm lẫn và bỏ
sót trong đau bụng cấp
GHI CHÚ:
 Cách tiếp cận đứng trên phương diện định hướng
tổng quan, không đi sâu vào vấn đề.
 Quy tắc số 9 chỉ là sự lựa chọn và đánh giá và sắp
xếp trên quan điểm cá nhân. Không đại diện cho một
quy chuẩn nào đó. Chỉ nhằm mục đích dễ nhớ và hạn
chế bỏ sót trong khai thác lâm sàng.
 Vấn đề được nêu ra dựa trên góc nhìn của cấp cứu,
không phải chuyên khoa.
 Tài liệu này phục vụ việc học và lâm sàng của sinh
viên, không phải đánh giá hay nghiên cứu
 Rất mong nhận được ý kiến đóng góp!!!

You might also like