You are on page 1of 89

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

Bài giảng cho sinh viên Y6 – CT4


BS ĐẶNG NGUYÊN KHÔI
bskhoindgd@gmail.com
MỤC TIÊU
• Trình bày được giải phẫu của vùng hậu môn liên quan đến
trĩ
• Trình bày được cơ chế sinh bệnh, chú ý thuyết trượt đệm
hậu môn
• Kể các phân loại bệnh trĩ
• Trình bày cách khám, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm
sàng
• Kể tên và nguyên tắc của các phương pháp trị trĩ
NỘI DUNG
Giải phẫu học

Bệnh sinh

Dịch tễ học

Phân loại

Triệu chứng

Chẩn đoán phân biệt

Khám lâm sàng và cận lâm sàng


GIẢI PHẪU HỌC
Trĩ là các lớp mô đệm đặc biệt, giàu mạch máu nằm dưới niêm mạc
ống hậu môn – trực tràng.
“BỆNH TRĨ“:
• Khi lớp đệm mạch máu này bất thường và gây ra triệu chứng.
• Lớp này giãn ra, dày lên chứa các mạch máu, mô đàn hồi, mô liên
kết và cơ trơn.
GIẢI PHẪU HỌC
Cơ trơn dưới niêm hậu môn
(cơ Treitz) bắt nguồn từ lớp cơ
dọc  đi qua cơ thắt trong và
đính vào dưới niêm  góp phần
nâng đỡ các búi trĩ và các lớp
đệm mạch máu.
GIẢI PHẪU HỌC
• Một số cấu trúc mạch máu
trong lớp đệm dưới kính hiển
vi không có lớp cơ  đặc
trưng cho cấu trúc xoang
mạch máu.
• Máu chảy từ trĩ là động mạch
(từ các tiểu động mạch trước
xoang)  màu đỏ tươi và máu
có độ pH của động mạch.
GIẢI PHẪU HỌC
Dẫn lưu tĩnh mạch:
• Đám rối trĩ ngoại dưới đường
lược dẫn lưu máu chủ yếu về
các tĩnh mạch trực tràng dưới,
rồi vào tĩnh mạch mu (nhánh
của các tĩnh mạch chậu trong).
• Đám rối trĩ nội trên đường
lược dẫn lưu về tĩnh mạch
trực tràng giữa đến tĩnh mạch
chậu trong.
GIẢI PHẪU HỌC
Lớp đệm trĩ trong ống hậu môn:
• góp phần vào tự chủ hậu môn và là lớp lót chịu nén để bảo vệ cơ
vòng hậu môn bên dưới.
• rất quan trọng trong việc đóng hậu môn. Khi ho, rặn, hoặc hắt hơi,
lớp đệm này sẽ giúp đóng kín để tránh són phân.
• chiếm khoảng 15% - 20% áp lực nghỉ hậu môn.
• cho phép nhận biết giữa chất lỏng, chất rắn và khí, giúp tự chủ
hậu môn.
GIẢI PHẪU HỌC
Chú ý quan trọng:
• Cần cân nhắc trong khi điều trị
vì trĩ vì là một phần của giải
phẫu hậu môn trực tràng bình
thường và rất quan trọng trong
cơ chế tự chủ hậu môn.
• Phẫu thuật cắt bỏ có thể gây
đại tiện không kiểm soát với
các mức độ khác nhau, đặc
biệt là ở những người đã mổ
trước đó.
GIẢI PHẪU HỌC
Có ba búi mạch trĩ chính:
• bên trái
• phải trước
• phải sau hậu môn
• thường có thêm búi phụ giữa
các búi chính.
Cấu trúc này dường như không
có mối quan hệ với các nhánh
của động mạch trực tràng trên.
BỆNH SINH
Các yếu tố được cho là góp phần vào cơ chế bệnh sinh :
• táo bón, rặn thường xuyên, thói quen đại tiện không bình thường
• tiêu chảy
• mang thai
• di truyền
• tư thế thẳng đứng
• lão hóa, các bất thường cơ thắt trong.

• Clip
BỆNH SINH
• Không có van bên trong xoang trĩ, tăng áp lực trong ổ bụng do tắc
nghẽn hồi lưu tĩnh mạch
• Bệnh nhân bị bệnh trĩ có biểu hiện tăng áp lực nghỉ ở hậu môn khi
so sánh với nhóm chứng. Áp lực nghỉ trở lại bình thường sau khi cắt
bỏ trĩ, chưa rõ trĩ là nguyên nhân của sự tăng này không.
• Đo áp lực cũng cho thấy sự hiện diện của sóng siêu chậm ở bệnh
nhân bị bệnh trĩ, nhưng ý nghĩa là không rõ ràng.
• Ở phụ nữ có thai, khoảng 0,2% cần phải thực hiện cắt trĩ cấp cứu
đối với các bệnh trĩ sa nghẹt.
• Tuy nhiên, chưa có những bằng chứng chặt chẽ để chứng minh
các lý thuyết nêu trên.
BỆNH SINH
• Thuyết bệnh sinh quan trọng nhất là "THUYẾT TRƯỢT ĐỆM HẬU
MÔN“ của Thompson: sự trượt xuống của lớp đệm hậu môn làm
phát triển bệnh trĩ.
• Mô nâng đỡ hậu môn bị kéo dãn (cơ Treitz và mô liên kết đàn hồi)
gây ra đứt mô và gây ra sa của lớp đệm mạch máu. Rặn nhiều và
đại tiện không đều dễ gây sa hơn.
• Các nghiên cứu mô học cho thấy các mô nâng đỡ hậu môn kém đi
ở người trên 30 tuổi.
DỊCH TỄ HỌC
• Tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở Hoa Kỳ là 4,4%, cao nhất ở lứa tuổi 45 – 65.
• Tỉ lệ hiện mắc tăng lên ở người da trắng và ở người có tình trạng
kinh tế xã hội cao hơn (có thể chỉ là do nhóm này thường đi
khám sức khỏe hơn là tỷ lệ thực sự, vẫn còn phải được chứng
minh).
• Tỉ lệ bệnh trĩ đã được báo cáo đã giảm trong những năm gần
đây; tuy nhiên, điều này dựa trên các cuộc điều tra trong dân số
và cần được diễn giải thận trọng bởi vì nó phản ánh tự báo cáo
các triệu chứng mà không có sự chứng thực thông qua khám lâm
sàng.
PHÂN LOẠI
• Bệnh trĩ được chia thành TRĨ NỘI VÀ TRĨ NGOẠI
PHÂN LOẠI
Bệnh trĩ ngoại:
• ở khoảng một phần ba dưới
của ống hậu môn
• dưới đường lược
• được bao phủ bởi lớp da
ống hậu môn (không có các
phần phụ của da).
PHÂN LOẠI
Bệnh trĩ nội:
• nằm trên đường lược
• được phủ bởi biểu mô trụ
hoặc chuyển tiếp
• không nhạy cảm với va
chạm, đau đớn, nhiệt độ,
nên dễ dàng thực hiện can
thiệp.
PHÂN LOẠI
• Bệnh trĩ hỗn hợp hoặc trĩ “kết hợp” được định nghĩa là có
cả trĩ nội và ngoại.
PHÂN LOẠI
• Bệnh trĩ nội được phân loại mức độ dựa trên kích cỡ và
các triệu chứng lâm sàng clip
  First degree Second degree Third degree Fourth degree
Finding Bulge into the Protrude at the time of Protrude spontaneously Permanently
lumen of the a bowel movement or with bowel movement, prolapsed and
anal canal ± and reduce require manual irreducible
painless spontaneously replacement
bleeding
Symptoms Painless ●
Painless bleeding ● PHÂN LOẠI
Painless bleeding ●
Painless or painful
bleeding ●
Anal mass with ●
Anal mass with bleeding
  defecation defecation ●
Irreducible anal mass

Anal burning or ●
Feeling of incomplete ●
Feeling of incomplete
pruritus evacuation evacuation

Mucous leakage ●
Mucous leakage

Fecal leakage ●
Fecal leakage

Perianal burning or ●
Perianal burning or
pruritus ani pruritus ani

Difficulty with perianal ●
Difficulty with perianal
hygiene hygiene

Signs ●
Bright red ●
Bright red bleeding ●
Bright red bleeding ●
Bright red bleeding
  bleeding ●
Prolapse with ●
Blood drips or squirts ●
Blood drips or
  ●
Bleeding at end defecation into toilet squirts into toilet
of defecation   ●
Prolapsed hemorrhoids ●
Prolapsed

Blood drips or   reduce manually hemorrhoids always
squirts into toilet   ●
Perianal stool or out

Bleeding may   mucous ●
Perianal stool or
be occult ●
Anemia extremely rare mucous

Anemia extremely
rare
TRIỆU CHỨNG
• Bệnh nhân có cảm giác khó chịu hậu môn thường đến khám về
"bệnh trĩ "
• “Bệnh trĩ” này lại thường là bệnh khác như ngứa, nứt hậu môn, rò,
da thừa…
• Hỏi bệnh, khám và nội soi cần thiết để chẩn đoán chính xác.
• Cần ghi nhận:
• sự xuất hiện khối phồng
• số lượng, tần suất và thời gian chảy máu.
TRIỆU CHỨNG
Bệnh nhân bị bệnh trĩ có thể đến khám vì:
• chảy máu
• khối sa hậu môn
• đau, chảy nước hoặc nhày
• khó vệ sinh hậu môn
• cảm giác đi cầu không hết phân
• mất thẩm mỹ

Cần hỏi kỹ chế độ ăn và thuốc đang dùng.


TRIỆU CHỨNG
• Triệu chứng trĩ ngoại thường là
sau huyết khối
• Lâm sàng: một khối u mềm, màu
hơi xanh ở hậu môn dưới đường
lược gây đau cấp.
• Trĩ ngoại có thể chảy máu thứ phát
do hoại tử hoặc loét da trên búi trĩ.
TRIỆU CHỨNG
• Nếp da thừa là nếp gấp của
da phát sinh ở bờ hậu môn.
• Những nếp này có thể là kết
quả của trĩ ngoại huyết khối.
• Nếp da thừa lớn hoặc trĩ ngoại
có thể gây trở ngại cho vệ sinh
hậu môn dẫn đến nóng rát
hoặc ngứa.
TRIỆU CHỨNG
• Bệnh trĩ nội không gây đau,
trừ khi có huyết khối, nghẹt,
hoại tử hoặc sa nhiều kèm với
phù nề.
• Bệnh nhân sẽ thường xuyên
đến khám vì "bệnh trĩ đau"
ngay cả khi khám không thấy
gì.
TRIỆU CHỨNG
• Khi đã loại trừ đau do nguyên
nhân khác, cần hỏi kỹ về tính
chất cơn đau, bệnh nhân trĩ
thường mô tả đau hậu môn
như là “nóng rát".
• Nóng rát có thể là thứ phát do
kích ứng quanh hậu môn hoặc
rỉ chất nhầy dẫn đến ngứa thứ
phát.
TRIỆU CHỨNG
Chảy máu do trĩ nội:
• có màu đỏ tươi.
• chảy máu thường xảy ra sau
khi đi vệ sinh.
• máu nhỏ giọt, chảy xuống bồn
cầu hoặc dính giấy vệ sinh.
• chảy máu cũng có thể là
không rõ cần tìm máu ẩn
trong phân
• hiếm khi gây ra thiếu máu.
TRIỆU CHỨNG
Sa trĩ:
• biểu hiện là một khối sa hậu
môn, niêm mạc hoặc cảm giác
đi không hết phân.
• nên xác định xem khối trĩ tự
vào hay phải dùng ngón tay.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
• Hầu hết bệnh nhân đến khám đều khai có triệu chứng "bệnh
trĩ" nên cần loại trừ các nguyên nhân khác.
• Nếu triệu chứng chính của bệnh nhân là đau hậu môn, thì
cần tìm nguyên nhân khác trừ khi có huyết khối hoặc trĩ sa
rõ ràng.
• Nguyên nhân gây đau thường do bệnh lý ở dưới đường
lược như các vết nứt, áp xe, rò, huyết khối trĩ ngoại hoặc trĩ
nội sa nghẹt.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Abscess Fistula

Thrombosed
Fissure
hemorrhoid
Acute
pain
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Anal
Fistula
stenosis

Anal
Abscess
Crohn’s

Fissure
Chronic Thrombose
d
pain hemorrhoid
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Inflammator
y bowel
Colorectal disease
Proctitis
cancer

Internal
Polyps
hemorrhoids

Ruptured
thrombosed
Fissure Bleeding external
hemorrhoid
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Rectal
prolapse
Anal
Pruritus ani
incontinence

Hypertrophied
Anal warts
anal papilla

Pruritus
Prolapsed
Fistula or hemorrhoid
discharge
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Rectal
polyps
Rectal
Rectal tumor
prolapse

Anal tumor Anal Crohn’s

Prolapsed
Skin tags
anal papilla

Lump Thrombosed
Abscess or or prolapsed
hemorrhoid
mass
KHÁM
Trước khi khám:
• Bình tĩnh trấn an bệnh nhân
khi bắt đầu khám
• Thường xuyên thảo luận, giải
thích về những gì đang và sẽ
làm trước khi tiến hành kiểm
tra hậu môn, sờ, thăm trực
tràng, nội soi hậu môn - trực
tràng…
KHÁM
Tư thế bệnh nhân:
Bệnh nhân được khám tốt nhất
ở tư thế nằm sấp trên bàn
khám hậu môn.

• Clip
KHÁM
Bệnh nhân hỏi nghi ngờ bệnh trĩ nhưng không nhìn thấy sẽ được
khám ở tư thế ngồi và yêu cầu bệnh nhân rặn.
Thông thường, bệnh lý sẽ được phát hiện sau khi rặn.
KHÁM
Ở bệnh nhân không thể nằm sấp (béo phì, mang thai, người cao
tuổi, bệnh nhân có bệnh lý khớp gối hoặc khớp háng, bệnh phổi)
hoặc khi không có bàn khám hậu môn, có thể khám ở tư thế nằm
nghiêng trái.
KHÁM
• Mô tả vị trí tổn thương của các
bệnh lý hậu môn theo giải
phẫu (phía trước, phía sau,
bên trái, bên phải,...)
có thể xác định đúng vị trí bất
kể tư thế bệnh nhân.
• Không nên dùng các con số
trên mặt đồng hồ.
KHÁM
Nhìn:
• Banh nhẹ mông cho phép kiểm tra kỹ phần trong của ống hậu môn
cũng như các vùng quanh hậu môn, bộ phận sinh dục, vùng chậu
và cùng cụt.
• Các mẩu da thừa, trĩ ngoại, vết nứt, rò, nhiễm trùng, khối sa trĩ, sa
niêm mạc, sa trực tràng, u bướu, tổn thương da, huyết khối và vết
tổn thương da đều có thể được chẩn đoán bằng quan sát cẩn
thận.
KHÁM
Sờ: tìm chỗ đau, sưng, cứng
hoặc khối u quanh hậu môn.

Thăm trực tràng:


• thực hiện nhẹ nhàng

• tìm chỗ đau, khối sưng, áp xe


và đánh giá trương lực cơ
vòng.
KHÁM
Nội soi hậu môn:
• cho phép quan sát trong ống hậu
môn – trực tràng.
• thực hiện tốt nhất với một ống soi
nhìn bên, đặc biệt khi xem xét thắt
trĩ.
• loại ống soi nhiều lỗ thuận lợi cho
việc quan sát nhiều búi trĩ mà không
cần phải xoay ống soi, ít đau và
giảm nhu cầu thắt trĩ lại so với ống
soi thông thường
KHÁM
• Mức độ trĩ có thể được xác định khi bệnh nhân rặn, nhưng có thể
đánh giá chính xác hơn nếu khi bệnh nhân ngồi và rặn trên một
chiếc ghế lủng.
• Nội soi trực tràng và sigma: tìm các khối u và viêm đại tràng.
KHÁM
Tất cả các bệnh nhân có triệu
chứng hậu môn cần:
• nội soi hậu môn
• soi trực tràng ống cứng / ống
mềm
• khảo sát cao hơn tùy vào kết
quả khám lâm sàng, tuổi của
bệnh nhân và bệnh
Cần giải thích kỹ vì bệnh nhân
có thể rất khó chịu khi làm
những thủ thuật này!
KHÁM
Nội soi đại tràng hoặc chụp đối quang kép đại tràng:
• Chỉ định:
• khi không thấy nguyên nhân sau khám hậu môn
• xuất huyết không điển hình bệnh trĩ
• thiếu máu hoặc có máu ẩn trong phân
• có yếu tố nguy cơ cao ung thư đại tràng (lớn tuổi, tiền căn gia
đình, tiền căn có polyp) .
KHÁM
Nội soi đại tràng hoặc chụp đối quang kép đại tràng:
• Bệnh trĩ rất hiếm khi gây thiếu máu (0.5 bệnh nhân / 100.000 dân)
nên soi toàn bộ đai tràng được chỉ định ngay cả ở bệnh nhân trẻ.
• Bệnh nhân dưới 40 tuổi khám có triệu chứng phù hợp bệnh trĩ có
thể không cần phải xét nghiệm thêm.
• Bệnh nhân trên 40 tuổi có bệnh trĩ nhỏ, nhiều triệu chứng kèm
theo hoặc tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng nên được nội soi
đại tràng hoặc chụp đối quang để tìm các nguyên nhân khác gây
chảy máu.
• Clip
ĐIỀU TRỊ
Điều trị triệu chứng bệnh trĩ
nội có thể chỉ cần đơn giản
là trấn an tâm lý đến phẫu
thuật.
ít triệu chứng thay đổi
chế độ ăn uống, thói quen
đại tiện hoặc thủ thuật.
nặng hơn phẫu thuật.
ĐIỀU TRỊ

Các phương pháp điều trị


Thay đổi chế độ ăn uống và lối
sống

Thủ thuật

Phẫu thuật
ĐIỀU TRỊ
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống
• Khi đại tiện lâu, táo bón hoặc tiêu chảyphát triển của bệnh trĩ,
mục tiêu chính của phương pháp này là giảm căng thẳng khi đại
tiện.
• Thêm chất lỏng và chất xơ trong chế độ ăn, tập thể dục và dùng
các chất xơ bổ sung (psyllium) vào chế độ ăn uống ở bệnh nhân
không thể tiêu thụ đủ lượng chất xơ trong chế độ ăn uống.
ĐIỀU TRỊ
• Chế độ ăn uống bổ sung chất xơ là một trong những phương
pháp điều trị chính bệnh trĩ, các triệu chứng chảy máu và đau sẽ
cải thiện trong khoảng 6 tuần.
• Chế độ ăn nhiều chất xơ (20-35g / ngày): nhiều trái cây và rau
quả, đặc biệt nếu bệnh nhân có tiền sử táo bón hoặc căng thẳng.
• Khi bổ sung chất xơ có thể không ngon miệng hoặc gây đầy
bụng, sinh hơi và đau bụngbắt đầu với liều lượng thấp và tăng
dần lượng chất xơ đến khi đạt được độ ổn định phân mong
muốn.
ĐIỀU TRỊ
• Thường xuyên, thay đổi
trong thói quen đại tiện sẽ
giải quyết các triệu chứng.
• Thay đổi lối sống và chế độ
ăn uống cần thiết cho phần
lớn bệnh nhân bệnh trĩ.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị nội khoa

• Liệu pháp tại chỗ: ngâm hậu môn, thuốc tê, thuốc giảm
đau, corticosteroid, chườm đá lạnh…
• Các loại thuốc
ĐIỀU TRỊ
Liệu pháp tại chỗ

Chưa có bằng chứng chặt chẽ hỗ trợ việc sử dụng các liệu pháp tại
chỗ, về vật lý hay dược lý (ngâm hậu môn, thuốc tê, thuốc giảm đau,
corticosteroid, chườm đá lạnh…).
• Hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghèo nàn
với sự thiếu kiểm soát, nhiều thành phần liên quan và các chế
phẩm không đồng nhất.
• Do đó, các khuyến nghị vững chắc chưa thể được thực hiện.
ĐIỀU TRỊ
• Ngâm hậu môn: là cách điều
trị hiệu quả nhất để giảm triệu
chứng (nhiệt độ tốt nhất
khoảng 40°C). Thời gian ngâm
giới hạn trong vòng 15 phút để
tránh phù nề vùng quanh hậu
môn.
• Chườm nước đá vùng hậu
môn cũng có thể làm giảm các
triệu chứng và được chấp
nhận nếu thời gian tiếp xúc
không kéo dài.
ĐIỀU TRỊ
Các thuốc dùng tại chỗ
• Có dạng kem, thuốc mỡ, bọt
và thuốc đặt về dược lý ít có
tác dụng trong việc điều trị
bệnh trĩ.
• Thuốc đặt thường nằm ở
phần trực tràng thấp, có thể
làm mềm da hoặc bôi trơn
cho phân.
ĐIỀU TRỊ
Các thuốc dùng tại chỗ
• Các chất làm dịu tại chỗ kết hợp với corticosteroid và / hoặc
gây tê.
• Có hiệu quả giảm triệu chứng qua kinh nghiệm sử dụng,
nhưng sử dụng kéo dài có thể gây phản ứng dị ứng tại chỗ
hoặc nhạy cảm với da.
ĐIỀU TRỊ
Thuốc tăng sức bền thành mạch:
• Để điều trị các bệnh về mạch máu và bạch huyết: trĩ, suy tĩnh
mạch mãn tính, loét chân, dễ bị bầm, chảy máu cam và phù bạch
huyết sau khi phẫu thuật ung thư vú. Các hợp chất này hoạt động
bằng cách tăng cường thành mạch máu, tăng trương lực tĩnh
mạch, dẫn lưu bạch huyết và bình thường hoá tính thấm mao
mạch.
ĐIỀU TRỊ
Thuốc tăng sức bền thành
mạch:
• Chủ yếu được tìm thấy trong
trái cây: diosmin, hesperidin,
rutin, naringin, tangeretin,
diosmetin, narirutin,
neohesperidin, nobiletin và
quercetin.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị thủ thuật
• Thắt trĩ bằng dây cao su clip

• Quang đông hồng ngoại clip, dao đốt lưỡng cực, Direct-Current
Electrotherapy
• Chích xơ

• Nong hậu môn

• Áp lạnh
ĐIỀU TRỊ
Thắt trĩ bằng dây cao su
• Thắt trĩ dây bằng cao su là phương
pháp cột thắt mô và một trong
những kỹ thuật được sử dụng rộng
rãi nhất
• Điều trị bệnh trĩ nội độ I, II, III.

• Dây cao su được đặt tối thiểu là 2


cm trên đường lược, ngăn chặn
cấp máu cho các mô bị cột, sau 5-
7 ngày tróc ra để lại một vết loét
nhỏ sẽ lành dần.
ĐIỀU TRỊ
Biến chứng:
• Đau, huyết khối, chảy máu và nhiễm trùng nặng vùng chậu.
• Biến chứng thường gặp nhất là đau (5% -60% bệnh nhân),
thường giảm khi ngâm nước nóng và uống giảm đau.
• Nặng hậu môn, đau âm ỉ hay gặp trong 1-2 ngày đầu.
• Đau nhiều hậu môn hiếm gặp nhưng thường là do cột sai vị
trí (quá gần đường lược). Nếu đau nhiều ngay sau cột, có
thể tháo thun ra bằng móc cắt hoặc kéo.
ĐIỀU TRỊ
Quang đông hồng ngoại, đốt lưỡng cực
• Những kỹ thuật này dựa vào sự đông đặc mô, phá hủy và tạo sẹo
mô bệnh trĩ.
• Tia hồng ngoại tạo ra bởi một bóng đèn vonfram-halogen được áp
vào mô trĩ thông qua dây dẫn ánh sáng thạch anh rắn.
• Ánh sáng hồng ngoại được chuyển thành nhiệt làm đông tụ
protein trong mô và làm bốc hơi nước từ các tế bào dẫn đến viêm,
loét và cuối cùng là sẹo cố định búi trĩ.
ĐIỀU TRỊ
• Mức độ phá hủy tùy vào cường độ và
thời gian.
• Thực hiện: áp đầu dò hồng ngoại gần
cuống của búi trĩ trong 1 đến 1,5 giây.
• Chiếu ba đến bốn điểm tại mỗi búi trĩ
và một đến ba búi trĩ mỗi lần
• Tạo ra một vùng đông # 3 – 4mm, với
độ sâu khoảng 2,5 mm, sau đó sẽ loét
và tạo sẹo trong vòng 2 tuần
ĐIỀU TRỊ
• Biến chứng: rất hiếm, gồm đau hoặc vết nứt do đốt quá gần
đường lược, chảy máu do sử dụng đầu dò quá lâu.
• Quang đông hồng ngoại chỉ định tốt nhất với trĩ nhỏ, chảy máu, độ
I và II.
• Ít đau hơn so với cột thun cao su.

• Trong các thử nghiệm ngẫu nhiên, trĩ xuất huyết đã được kiểm
soát thành công ở đa số bệnh nhân trĩ độ I và II
ĐIỀU TRỊ
• Đốt lưỡng cực (BICAP, Circon ACMI, Stamford, CT) về cơ bản là
dòng điện, trong đó nhiệt không đi sâu như đơn cực.
• Điện thế xung 1 giây, khoảng 20watt cho đến khi mô đông lại.

• Độ sâu tổn thương là 2,2 mm và không giống như ánh sáng hồng
ngoại, chiều sâu không tăng khi đốt nhiều lần một nơi
• Bệnh trĩ độ I, II và III được điều trị với tỷ lệ thành công từ 88% đến
100%, với khoảng 20% bệnh nhân cần cắt trĩ sa
ĐIỀU TRỊ
• Chích xơ
• Dựa vào việc tiêm các chất hoá học vào búi trĩ tạo xơ, sẹo, co lại
và định hình bệnh trĩ , giảm tưới máu bằng chất gây xơ hóa.
• Thực hiện trong vài phút tại phòng khám và không cần gây tê.
• Thường sử dụng 5% phenol trong dầu, 5% quinine và urê hoặc
dung dịch muối hyperton.
• Chích khoảng 2-3 mL chất gây xơ vào dưới niêm mạc của mỗi búi
trĩ ít nhất 1 cm trên đường lược với kim số 25 hoặc kim chuyên
dụng

• Xem clip
ĐIỀU TRỊ
• Tránh tiêm vào cơ để ngừa loét niêm mạc sâu hoặc gây đau.
• Không nên thực hiện khi trĩ sa hoặc huyết khối.
• Có thể được sử dụng cho bệnh nhân đang dùng kháng đông máu
lâu dài hoặc ngắn hạn.
• Thận trọng khi lặp lại vì có thể gây sẹo và hẹp hậu môn.
• Biến chứng: hiếm, thường do chích sai vị trí.
• Hiếm: bất lực, triệu chứng tiết niệu, áp xe do phản ứng với tiêm
chất dầu.
• Chỉ định cho bệnh trĩ độ I và độ II
ĐIỀU TRỊ
Nong hậu môn
• Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng cách nong hậu môn bằng tay
được báo cáo và phổ biến bởi Lord vào năm 1968.
• Mặc dù đã có những người đề xướng, chủ yếu ở các nước châu
Âu, các báo cáo tiếp theo đã cho thấy bằng chứng siêu âm qua
nội soi của tổn thương cơ vòng cũng như tỷ lệ tiêu không kiểm
soát được cao, đặc biệt là khi theo dõi lâu dài.
• Ngoài tỷ lệ thất bại cao hơn so với phẫu thuật cắt trĩ và do nguy cơ
đi tiêu không kiềm chế được, hầu hết đều ủng hộ việc bỏ phương
pháp này để điều trị bệnh trĩ.
ĐIỀU TRỊ
Áp lạnh
• Dựa trên nguyên tắc đóng băng trĩ nội ở nhiệt độ thấp có thể dẫn
đến hoại tử. Cần có một đầu dò đặc biệt chứa oxit nitơ ở -60 ° đến
-80 ° C hoặc nitơ lỏng ở -196 ° C được lưu thông.
• Điều trị áp lạnh có kết quả đáng thất vọng.
• Thủ thuật này tốn nhiều thời gian và tiết dịch khó chịu, kích ứng và
đau nhiều.
• Hơn nữa, ứng dụng không đúng cách có thể dẫn đến hẹp hậu
môn và mất tự chủ do phá hủy cơ vòng.
• Phương pháp này không còn được khuyến cáo để điều trị trĩ nội.
ĐIỀU TRỊ
Phẫu thuật cắt trĩ
• Milligan-Morgan kỹ thuật (mở)
• Ferguson (đóng)
• Whitehead (cắt khoanh)
• Longo (dùng stapler)
ĐIỀU TRỊ
Phẫu thuật cắt trĩ
• Phẫu thuật cắt trĩ (hemorrhoidectomy) được chỉ định cho bệnh
nhân trĩ có triệu chứng đã thất bại hoặc không thể điều trị không
phẫu thuật.
• Điều này bao gồm các bệnh tiến triển, có các tình trạng đi kèm
như nứt hoặc rò.
• Khoảng 5% - 10% bệnh nhân cần phẫu thuật
• Tái phát: ít và cắt trĩ là phương pháp điều trị hiệu quả nhất, đặc
biệt là độ ba trở lên.
• Cắt trĩ có thể được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật và dụng cụ khác
nhau
ĐIỀU TRỊ
Milligan-Morgan:
• Kỹ thuật (mở) được sử dụng
rộng rãi tại Vương quốc Anh.
• Cắt trĩ nội và ngoại, để hở da,
sau đó da tự lành sau 4 – 8
tuần

• Xem clip
ĐIỀU TRỊ
Ferguson:
• Kỹ thuật đóng
• Sau khi cắt trĩ, da sẽ được
khâu đóng lại

• Xem clip
ĐIỀU TRỊ
Whitehead:
• cắt vòng niêm mạc kèm trĩ
nội đến đường lược rồi
khâu lại.
• Hiện không còn được dùng
vì kĩ thuật khó, gây nhiều
biến chứng
ĐIỀU TRỊ
• Phần lớn các nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về
đau, liều dùng giảm đau, thời gian nằm viện và các biến
chứng giữa mổ “mở” và “đóng”
• Lựa chọn phương pháp nào dựa trên kinh nghiệm bác sĩ
phẫu thuật và sự ưu tiên bệnh nhân.
ĐIỀU TRỊ
Giảm đau sau cắt trĩ
• Sau mổ cắt trĩ đau là triệu chứng khó chịu nhất
• Thường cần dùng thuốc giảm đau nhóm gây nghiện để kiểm
soát cơn đau và bệnh nhân thường chỉ trở lại các hoạt động
bình thường của họ sau 2-4 tuần.
• Một số kỹ thuật cắt bỏ khác như dùng kéo, dao điện, laser, da
lưỡng cực , (LigaSure ™, Valleylab, Boulder, CO) và dao siêu
âm… Hiện Harmonic Scalpel® hoặc LigaSure ™ có được dùng
nhưng chưa có kết quả báo cáo, tuy nhiên chi phí cao hơn
ĐIỀU TRỊ
Biến chứng khác sau cắt trĩ:
• bí tiểu (2% -36%)
• chảy máu (0.03% -6%)
• hẹp hậu môn (0% -6%)
• nhiễm trùng (0.5% -5.5%)
• đại tiện không tự chủ (2% -12 %).
ĐIỀU TRỊ
Longo
• Một phương pháp mới gần đây để giảm đau sau mổ
• Dần dần thay thế cắt trĩ truyền thống
• Lần đầu tiên được Pescatori và cộng sự đề cập nhưng phát triển
bởi Longo
ĐIỀU TRỊ

• Dụng cụ và các bước thực hiện PT Longo


ĐIỀU TRỊ
• Longo

• Thực hiện: dụng cụ cắt nối vòng được thiết kế đặc biệt để cắt
khoanh niêm mạc và dưới niêm mạc bên trên búi trĩ và sau đó bấm
khâu nối lại
• Thủ thuật này không cắt bỏ búi trĩ mà chỉ kéo các búi trĩ lên trở về
vị trí sinh lý
• Bảo tồn lớp đệm hậu môn làm giảm biến chứng đại tiện không tự
chủ sau mổ
• Xem clip
ĐIỀU TRỊ
• Longo

• Chỉ định:

• Có thể sử dụng tất cả các mức độ bệnh trĩ, nhưng tốt nhất độ II và
III mà không đáp ứng với cột thun và trĩ độ IV đẩy vào được dưới
gây tê.
• Chi phí cao và các biến chứng gây tê nên không chỉ định cho độ I
và II, nên điều trị bằng phương pháp truyền thống.
• Do cắt cắt và nối trên đường lược nên ít đau sau mổ. Dụng cụ
cũng không tạo ra các vết thương bên ngoài.
ĐIỀU TRỊ
• Biến chứng chính: chảy máu từ mặt cắt, có thể xử trí bằng
khâu trên điểm chảy máu
• Không giải quyết được trĩ ngoại hoặc các bệnh lý hậu môn
đi kèm như nứt hoặc da thừa.

• Biến chứng nặng: thủng trực tràng, nhiễm trùng sau


phúc mạc và nhiễm khuẩn huyết vùng chậu…
ĐIỀU TRỊ
• Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler:

Kazumasa Morinaga, 1995

Nguyên tắc: dùng đầu dò siêu âm Doppler để dò tìm


động mạch trĩ và khâu cột động mạch trĩ.

 Xem video
ĐIỀU TRỊ
Trĩ ngoại
• Huyết khối

• Bệnh nhân có bệnh trĩ ngoại huyết khối thường có đau ở vùng
quanh hậu môn, thường được miêu tả như nóng rát. Đau do xuất
hiện đột ngột của một khối hậu môn, đau nhiều nhất sau khoảng
48 giờ và giảm đáng kể sau ngày thứ tư.
• Da trên huyết khối có thể loét, dẫn đến xuất huyết, chảy máu hoặc
nhiễm trùng.
ĐIỀU TRỊ
• Điều trị: giảm đau, phụ thuộc vào
các triệu chứng của bệnh nhân
vào thời điểm khám: nếu đau dữ
dội thì nên rạch lấy huyết khối, nếu
đau giảm thì nên điều trị bảo tồn.

• Kết hợp ngâm hậu môn nước ấm,


thuốc giảm đau và bổ sung chất
xơ.

• Việc kiểm tra nội soi nên được


hoãn lại sau một thời gian khi bệnh
nhân không còn bị đau cấp tính.
ĐIỀU TRỊ
• Điều trị phẫu thuật trĩ huyết khối đòi hỏi phải lấy toàn bộ huyết
khối. Xem clip
• Có thể thực hiện tại phòng mạch, phòng khám hoặc phòng cấp
cứu dưới gây tê tại chỗ (lidocaine 0.5% - 0,25% bupivacaine
tương đương với 1: 200.000 epinephrine).
• Sát khuẩn với gạc Betadine hoặc cồn và sau đó gây tê.
ĐIỀU TRỊ
• Rạch hình bầu dục ngay trên
huyết khối, lấy trọn với sự trợ giúp
của kéo và kẹp.
• Mặc dù có thể khâu vết thương
bằng chỉ tiêu, nhưng tốt hơn nên
để hở để chắc chắn huyết khối sẽ
không tái lập ở cùng một vị trí.
• Sau phẫu thuật, bệnh nhân được
dùng thuốc giảm đau, ngâm hậu
môn nước ấm 2-3 lần / ngày và bổ
sung chất xơ.
XEM THÊM
• What is a Hemorrhoid? What Is The Cause of Hemorrhoids?
Hemorrhoid Surgery Risk and Complication: clip
• Hemorrhoids Lecture for USMLE clip
THANK YOU

You might also like