You are on page 1of 96

HÌNH ẢNH VIÊM RUỘT

THỪA TRÊN SIÊU ÂM

NGUYEN THI HAO


LE VU DUY
Interventional Radiology Department
No.103 Hospital
https://radiologyassistant.nl/
• Đăng công khai 05/07/2020
• Bài này chúng ta sẽ thảo luận về vai trò
của siêu âm trong VRT và vai trò bổ
sung của CT scan.
• Đặc điểm khác nhau trong các giai đoạn
của VRT trên siêu âm, cũng như vấn đề
viêm ruột thừa tự khỏi và áp xe ruột
thừa.
• Cạm bẫy và chẩn đoán phân biệt được
thảo luận trong bài viết.
NỘI DUNG
• 1. Giới thiệu
• 2. Sinh lý bệnh của VRT
• 3. Dấu hiệu lâm sàng của VRT
• 4. Vai trò của các xét nghiệm
• 5. Hình ảnh siêu âm của RT bình thường
và RT viêm
• 6. Khối RT
• 7. VRT tự khỏi
• 8. Điều trị VRT
GIỚI THIỆU

• VRT vẫn là cấp cứu bụng phổ biến. 8%


nguy cơ mắc VRT suốt đời và hàng năm ở
USA có 300.000 người phải PT cắt RT.
• Chẩn đoán lâm sàng thường khó khăn và
trước khi US & CT ra đời, tỉ lệ cắt nhầm
RT là 30%, trong đó việc bỏ lỡ phẫu thuật
trong giai đoạn cần thiết cũng không phải
hiếm
SINH LÝ BỆNH VRT
• RT là một cấu trúc hình ống có đầu tận với
lòng hẹp. Trong chứa phân và dễ bị tắc nghẽn.
* 35% tìm thấy sỏi phân tại vị trí tắc
* 65% không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng gây
tắc nghẽn cơ học (đầu mũi tên).
SINH LÝ BỆNH VRT
• Khi xảy ra tắc nghẽn, trong vài giờ áp lực
trong lòng RT tăng lên do niêm mạc RT
tăng tiết liên tục.
• Khi áp lực này lớn hơn áp lực mạch máu
trong thành ruột thừa, hoại tử do thiếu
máu cục bộ có thể xảy ra khiến niêm mạc
không có khả năng chống lại vi khuẩn
trong lòng RT.
SINH LÝ BỆNH VRT
• Tùy vào phản ứng
viêm của cơ chế bảo
vệ của con người,
bệnh sinh của VRT là
tắc nghẽn –> tăng áp
lực –> hoại tử do
thiếu máu –> sự tấn
công của vi khuẩn
gây thủng -> biểu
hiện lâm sàng.
SINH LÝ BỆNH VRT
• Ở BN gầy này có VRT cấp
giai đoạn sớm, US thấy
giãn đoạn xa RT.
• Hình A thấy tăng sinh mạch
máu trong thành RT, tuy
nhiên hình B không thấy do
tăng áp suất trong lòng RT.
• Lưu ý RT tròn, giãn, không
nén được, đẩy lên gần
thành bụng, chỉ có dấu hiệu
mạch ở mỡ mạc treo RT
Diễn biến tự nhiên của VRT không được điều trị.
SINH LÝ BỆNH VRT
• Tỉ lệ tử vong trước khi có PT và kháng sinh
vẫn chưa được biết chính xác, có lẽ khoảng
10-20%
• Hiện nay tỉ lệ này giảm xuống còn 0,1% chủ
yếu do được phẫu thuật sớm, dùng kháng
sinh và chẩn đoán dễ hơn nhờ US, CT, MRI
và giá trị quan trọng của CRP.
• Lưu ý 1/5 trường hợp sự tắc nghẽn RT
thuyên giảm trong giai đoạn sớm. Điều này
dẫn đến RT tự khỏi một cách tự nhiên (sẽ
được thảo luận sau).
DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA VRT
• Lâm sàng của VRT đại diện cho đau bụng cấp
tính. Bắt đầu vùng thượng vị hoặc vùng quanh
rốn (giai đoạn đau nội tạng).
• 4-6h sau khu trú về vùng bụng ¼ dưới phải
(RLQ – right lower quadrant).
DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA VRT
• Tuy nhiên lâm sàng có thể không điển hình
và chỉ có đau bụng cấp hoặc bán cấp.
• Chẩn đoán lâm sàng của VRT rất khó khăn,
dễ sai và giai đoạn đầu dễ bị bỏ qua dẫn đến
phẫu thuật không đúng hoặc sự chậm trễ
không đáng có.
• Trước khi có US & CT, tỉ lệ cắt RT âm tính là
28%, trong khi đến viện muộn là 20%. US,
CT cũng như CRP làm giảm cả 2 con số
xuống 5%.
VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM MÁU
• Trong chẩn đoán viêm ruột thừa xét
nghiệm có giá trị nhất là WBC và CRP.
• Trong VRT giai đoạn sớm, BC tăng nhanh
trong vài giờ đầu và trở lại bình thường
sau 12-24h.
• CRP vẫn bình thường trong 6-12h đầu và
sau đó tăng với giá trị phụ thuộc phản ứng
viêm, thay đổi từ 30-500mg/L.
VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM MÁU
• Ở BN có triệu chứng > 24h và CRP bình
thường, khả năng bị VRT rất thấp.
• Ngoại lệ duy nhất là VRT tự khỏi, kết hợp bệnh
sử, xét nghiệm máu và hình ảnh siêu âm là chìa
khóa để chẩn đoán
• Các xét nghiệm khác chủ yếu giúp chẩn đoán
phân biệt với VRT.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Phân biệt RT bị viêm với
RT bình thường khá dễ
trong hầu hết các
trường hợp.
• RT bình thường có thể
thấy được 20-30% trên
siêu âm
• RT viêm độ nhậy 80-
90%.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Có sự chồng chéo
giữa đường kính
của RT bình thường
và RT viêm:
• * Điểm cắt >= 7mm -
7% là bình thường.
• * Điểm cắt >= 6mm -
27% RT là bình
thường.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Đường kính RT bình
thường và RT viêm trên
CT có sự chồng chéo
lớn hơn.
• Lời giải thích cho hiện
tượng này mô tả trong
bài "US of the GI sugar:
normal anatomy". (Đã
post trên page)
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• 2 người này không có triệu chứng lâm
sàng, có RT kích thước lớn, chứa đầy
phân nhưng không bị VRT, điều này được
chứng minh trên siêu âm và CT.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Đặc trưng của hình ảnh siêu âm ruột thừa bị viêm:
• 1. Không nhu động
• 2. Cấu trúc lớp đồng tâm
• 3. Không đè ép được
• 4. Có đầu tận
• 5. Cấu trúc giống xúc xích
• 6. Vị trí cố định (thường là điểm cảm ứng phúc mạc
rõ nhất)
• 7. Đường kính tối đa trung bình là 11mm(6-25mm)
• 8. 35% có sỏi phân ở vị trí tắc nghẽn.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Trong 6-12 giờ đầu, lòng ruột thừa giãn mạnh
với thành mỏng và chưa có ổ mỡ viêm.
• Bệnh nhân này có biểu hiện đau dữ dội, cấp tính
vùng quanh rốn giờ thứ 4 và không đau khu trú
vị trí ruột thừa giãn(giai đoạn đau nội tạng).
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Những trường hợp VRT sớm dễ bị bỏ qua
trong quá trình SA, do không có đau cục
bộ xung quanh và không có có mỡ viêm.
Hơn nữa, những bệnh nhân này thường
được cho về mà không được kiểm tra US
hoặc CT, vì các triệu chứng đau nội tạng
của họ được giải thích và điều trị như là
“các vấn đề về dạ dày hoặc túi mật”.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
Thâm nhiễm mỡ:
• Mô mỡ chịu ảnh hưởng đầu tiên của VRT
là mỡ mạc treo ruột thừa.
• Mỡ mạc treo RT bình thường có thể nhìn
thấy nếu có dịch ổ bụng như ở bệnh nhân
này, và có phản âm vừa phải, mềm và có
thể nén tốt.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
Thâm nhiễm mỡ:
• Khoảng 4-6h sau khi xuất hiện triệu chứng
đầu tiên, tình trạng viêm bắt đầu ảnh
hưởng đến mạc treo RT làm nó to ra, tăng
âm và không đè nén được (đầu mũi tên).
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
Thâm nhiễm mỡ:
• Tiếp đó là sự sản sinh fibrin trên bề mặt
thanh mạc gây ra viêm phúc mạc cục bộ,
làm đau lan từ vùng quanh rốn hoặc
thượng vị khu trú về ¼ dưới phải.
• Thú vị là trong giai đoạn sớm siêu âm
nhạy hơn CT.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• BN này đau RLQ từ
18h trước, CT cho thấy
sợi mỡ rất nhỏ xung
quanh RT 8,5mm.
• US có đè ép cho thấy
thâm nhiễm mỡ xung
quanh RT rất rõ, không
nén được, tăng âm.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Sau đó mô mỡ này có xu hướng tăng thể tích. Mỡ
mạc nối di chuyển về phía RT cố gắng bọc lại ngăn
chặn thủng ruột sắp xảy ra.
• Phương pháp nén ngắt quãng là cách tốt nhất xác
định thâm nhiễm mỡ không thể nén được.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Việc nén các quai ruột nằm ở vùng bụng cũng
làm giảm ảnh hưởng của bất lợi của khí.
• Cuối cùng, ruột lân cận và màng treo ruột của
nó cũng tham gia vào quá trình tạo thành
vách.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Ở bệnh nhân này, US cho thấy một lượng lớn
mỡ bị viêm (*) và hồi tràng dày lên tạo thành vỏ
bọc (sắp) thủng ruột thừa (mũi tên).
• Lưu ý sỏi phân (mũi tên trên CT scan) trong ruột
thừa tăng tỉ trọng.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Quá trình “tạo vỏ bọc” này diễn ra liên tục, để càng
lâu càng khó khăn cho việc cắt ruột thừa.
• Tình trạng khó xử này được thảo luận trong
chương “khối ruột thừa”.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Cấu trúc lớp: 1 bất thường, đường viền trống
âm không đối xứng và mất cấu trúc dạng lớp
cho thấy RT sắp thủng.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Cấu trúc lớp: Trong giai đoạn này luôn có
nhiều mỡ viêm (đầu mũi tên).
• Càng nhiều cấu trúc lớp bị ảnh hưởng thì
khả năng thủng càng cao.
• Dấu hiệu đầu tiên là thay đổi âm trong lớp
niêm mạc. Dự đoán thủng dựa trên hình
ảnh siêu âm không đáng tin cậy lắm và ít
có hiệu quả điều trị tại thời điểm đó.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Dịch tự do: Một ít dịch ổ bụng trống âm có ý nghĩa
không nhiều nó có thể tìm thấy trong giai đoạn cấp,
VRT chưa vỡ hoặc vỡ nhưng có thể tìm thấy ở BN
có RT bình thường.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Dịch tự do: Số lượng dịch lớn, đặc biệt là
nếu khu trú Và/hoặc đục thường đi kèm liệt
ruột cục bộ hoặc khu trú nghi ngờ thủng RT.
BN có tiên lượng xấu, đau bụng dữ dội và có
CRP tăng cao.
• BN nữ 65 tuổi có CRP là 180, siêu âm cho
thấy dịch ổ bụng đục (*) và có thể là VRT do
sỏi phân (mũi tên).
• CT xác nhận có 2 viên sỏi phân ở RLQ, có
bóng khí lạ, nghi ngờ là VRT thủng.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Chọc hút dưới siêu âm
ra mủ, tiến hành PT
thấy RT vỡ, RLQ có ổ
mủ.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Tăng sinh mạch: Như đã trình bày ở trên,
tăng sinh mạch ở thành RT lúc đầu giảm, do
áp suất trong lòng RT cao. Tuy nhiên áp suất
này sẽ giảm nhanh vì niêm mạc RT bị tổn
thương không thể duy trì tiết dịch bình
thường nữa.
• Kết quả là phản ứng viêm mạnh và quá trình
tăng sinh mạch sẽ xảy ra nhanh đầu tiên là ở
mô mỡ xung quanh sau đó là ở thành RT.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Tăng sinh mạch: đây thường là thời điểm
BN đến viện, cho hình ảnh quen thuộc
chẩn đoán của VRT trên siêu âm.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
Dấu hiệu thứ phát của
VRT: Khi siêu âm không
tìm thấy RT và không
thấy nguyên nhân khác
thay thế thì các dấu
hiệu thứ phát của VRT
có thể hữu ích.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• Dấu hiệu thứ phát của VRT:
• 1. Thâm nhiễm mỡ
• 2. Dịch tự do hoặc khu trú
• 3. Liệt ruột khu trú hoặc toàn thể thường ở
BN nặng có CRP cao, đòi hỏi phải chụp
CT.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• BN này đau bụng dữ
dội, siêu âm thấy liệt
ruột toàn thể & một ít
dịch tự do đục (*). Lưu
ý chỉ thấy sự di động
của ruột khi hít vào và
hít ra. CT và PT sau
đó xác định VRT mủ
do thủng.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
• BN nữ 67 tuổi, CRP 310, siêu âm cho thấy
hồi tràng dày lên, liệt ruột, thâm nhiễm mỡ
và tụ dịch (*) nhưng không tìm thấy RTV
và nguyên nhân khác gây thủng ruột.
• CT đã xác định liệt ruột và hình ảnh RT
viêm (mũi tên).
• PT thấy viêm phúc mạc nặng do RTV
thủng.
SIÊU ÂM RUỘT THỪA
KHỐI RUỘT THỪA
• BN đến viện muộn
(>4-5 ngày) sờ thấy
khối ở RLQ và viêm
phúc mạc nhẹ.
• Siêu âm và CT thấy
khối mỡ không nén
được xung quanh
RT, dày thành các
quai ruột lân cận.
KHỐI RUỘT THỪA
• Nếu có tụ mủ xung quanh, chẩn đoán là áp xe
RT. Nếu không, chẩn đoán là đám quánh RT.
ĐÁM QUÁNH RUỘT THỪA
• BN có đám quánh RT (ĐQRT) thường
được theo dõi cẩn thận vì theo kinh
nghiệm của bác sĩ ngoại khoa PT cắt RT
trong lúc này gây khó khăn về kĩ thuật
hoặc thậm chí là không thể.
• ĐQRT có một "vùng xám" lớn, nơi bác sĩ
ngoại khoa không chắc chắn có nên PT
ngay lập tức hay lựa chọ điều trị bảo tồn.
ĐÁM QUÁNH RUỘT THỪA
• Điều này có thể hiểu được do sự thể hiểu
được do sự tiến triển từ từ của VRT thành
ĐQRT. Trong quyết định hướng điều trị
các triệu chứng lâm sàng chiếm ưu thế
hơn siêu âm và CT.
• Lấy mủ có vách ngăn trong lòng RT,
thường là chống chỉ định PT ngay lập tức.
ĐÁM QUÁNH RUỘT THỪA
• Nếu điều trị bảo tồn
ĐQRT thành công,
theo dõi trên siêu âm
thấy khối nhỏ đi trong
vài ngày đến vài
tháng.
• BN này đã hết triệu
chứng từ tuần thứ 3.
ĐÁM QUÁNH RUỘT THỪA
• Siêu âm cho cái nhìn khách quan hơn khám
lâm sàng và được sử dụng trong quá trình
theo dõi.
• Điều này làm hạn chế trường hợp xấu có thể
xảy ra.
ĐÁM QUÁNH RUỘT THỪA
• Ưu điểm của siêu âm
so với CT là có thể
nén được, siêu âm
ước tính kích thước
khối "sờ thấy được"
xung quanh RT viêm.
• Nếu cần, có thể nén
được trên CT bằng
khối gỗ được buộc
vào bụng BN.
ĐÁM QUÁNH RUỘT THỪA
BN béo phì này bị VRT
có triệu chứng từ 8
ngày trước. CT có chén
ép thấy khối viêm lớn
xung quanh RT không
nén được. BN được PT
ngay lập tức dựa vào
lâm sàng. Đường mổ
McBurney cắt bỏ đoạn
cuối hồi tràng.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Nếu cạnh RT viêm có ổ
tụ dịch lớn hoặc nhỏ
xung quanh RT là dấu
hiệu cho thấy áp xe RT.
• Khối đó chứa khí, 50%
có sỏi phân, được bao
quanh bởi mô mỡ bị
viêm không nén được.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Giai đoạn sau, không chỉ mạc nối "cảnh
sát trong ổ bụng" mà còn có bờm mỡ đại
tràng và mỡ mạc treo cũng các quai ruột
lân cận bọc ổ áp xe lại nhằm ngăn chặn
mủ tràn vào khoang phúc mạc.
ÁP XE RUỘT THỪA
• BN có ổ áp xe RT nhỏ có vách ngăn với hồi tràng.
• RT nhỏ vì đã chọc hút sạch mủ trong ổ áp xe.
• Lưu ý sỏi phân vôi hóa ở đáy ổ áp xe.
ÁP XE RUỘT THỪA
• BN nam 70 tuổi có ổ áp xe lớn ở RLQ.
• CT không tìm được RT.
• Siêu âm khẳng định RT viêm (mũi tên).
ÁP XE RUỘT THỪA
• Nếu chứng minh
được có áp xe RT
và không hoặc chỉ
có viêm phúc mạc
nhẹ, điều trị bằng
dẫn lư qua da.
• Hướng điều trị phụ
thuộc vào lâm
sàng, hình ảnh
siêu âm hoặc CT.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Đa số BN áp xe RT lựa chọn điều trị là dẫn lưu
dưới da.
• CT cầm để xác định chẩn đoán, mức độ lan
rộng của áp xe, đường chọc dẫn lưu an toàn.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Dẫn lưu bằng phương pháp kết hợp siêu
âm và X-quang có một số ưu điểm hơn so
với dẫn lưu dưới hướng dẫn CT như;
nhanh chóng, kiểm soát liên tục nhiều mặt
cắt và sử dụng được kĩ thuật nén trong
suốt quá trình.
ÁP XE RUỘT THỪA
• BN này có khối áp xe RT lớn, có vách
ngăn với hồi tràng và manh tràng. 1
đường vào nhỏ cho phép chọc dẫn lưu.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Việc lồng ống dẫn lưu trong một dây dẫn cả quang
cho phép kiểm tra bằng X-quang.
• BN béo phì này dẫn lưu có đầu dò siêu âm sử dụng
lực nén cho phép kim tiếm cận gần ổ áp xe làm
giảm khoảng cách da-áp xe từ 10 xuống 3,5cm.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Ở những bệnh nhân ổn định, không sốt và
chỉ đau nhẹ, có thể mạnh dạn chờ đợi ổ
áp xe dẫn lưu tự nhiên bằng các quai ruột
lân cận.
• Cụ bà 75 tuổi này đã giảm bớt các triệu
chứng sau 7 ngày bị đau RLQ, và bà nói
với chúng tôi rằng bà đã cảm thấy tốt hơn
nhiều.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Siêu âm cho thấy một RT bị viêm (mũi tên) với một
ổ áp xe liền kề, được bao bọc bởi lớp mỡ bị viêm và
đoạn cuối hồi tràng.
• Có khoảng trống âm (*) nối giữa ổ áp xe & hồi tràng
cho thấy sự tháo mủ tự phát.
ÁP XE RUỘT THỪA
• CT xác định vị trí giải phẫu.
ÁP XE RUỘT THỪA
• BN đã khỏi hoàn toàn sau khi chỉ dùng
kháng sinh.
• 3 năm sau bà ta được chụp CT do bệnh
viêm túi thừa đại tràng sigma, kiểm tra vùng
RT thấy RT nhỏ, vẫn tiếp xúc với hồi tràng.
• 4 năm sau, ở tuổi 82, sức khỏe bà vẫn bình
thường.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Tiến triển của sự tự dẫn lưu mủ vào các quai
ruột lân cận có thể được theo dõi bằng siêu âm
lặp đi lặp lại.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Tại thời điểm siêu âm BN có khối áp xe
RT lớn. Anh ta cảm thấy tốt hơn và không
được dẫn lưu.
• Ngày hôm sau, anh ta gần như không có
triệu chứng gì sau 1 đợt đại tiện phân
nặng mùi.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Trong mặt cắt, 2 bóng khí (mũi tên) cho
thấy mủ sắp thoát vào manh tràng.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Tự thoát mủ sang ruột lân cận là 1 cách tự giải
quyết hiệu quả nhất để Loại bỏ áp xe hoặc viêm
mủ. Đường thoát mủ khác (như thành bụng, âm
đạo, bàng quang..) chậm hơn và có thể hình
thành lỗ dò.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Áp xe Douglas thường tự tháo mủ vào
trực tràng, nếu không đòi hỏi phải chọc
dẫn lưu qua trực tràng hoặc đáy chậu.
• ở BN này có ổ áp xe Douglas phẫu thuật
viên đã lên kế hoạch chọ dẫn lưu qua trực
tràng, nhưng không xác định được vị trí ổ
áp xe.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Dẫn lưu qua đáy chậu có hướng dẫn CT
có gây tê tại chỗ đã thành công.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Một số BN bị "áp xe RT" tốt hơn nên
PT ngay lập tức.
• Hai BN này đều bị bệnh với CRP cao
và có dấu hiệu của viêm phúc mạc
toàn thân.
siêu âm và CT xác nhận liệt ruột và tụ
khí lớn, bên phải có một ít khí tự do
(mũi tên).
ÁP XE RUỘT THỪA
• Những phát hiện lâm sàng và CT kết hợp
này chỉ ra một cơ chế bảo vệ thất bại, cần
phải PT.
ÁP XE RUỘT THỪA
• Ở trẻ em thường là VRT thủng vì bệnh
tiến triển nhanh hơn và hình thành áp xe
không tốt như ở người lớn. Trẻ em có áp
xe RT cần PT.
• Bé gái 11 tuổi bị áp xe RT ngày thứ 10 cả
dẫn lưu và cắt ruột thừa đều được thực
hiện bằng nội soi dễ dàng.
ÁP XE RUỘT THỪA
Cuối cùng, ở những bệnh nhân có áp xe nhỏ (<2 cm) (*)
gần RT (mũi tên) chỉ có triệu chứng 3-4 ngày, PT cắt RT
ngay lập tức kèm theo loại bỏ áp xe nhỏ là một lựa
chọn tốt. Lưu ý có sỏi phân (đầu mũi tên).
ÁP XE RUỘT THỪA
• Những ca khó, vị trí giải phẫu phức tạp,
việc trao đổi với bác sĩ ngoại khoa là rất
quan trọng.
• Thay vì "dán nhãn" một chẩn đoán trên
siêu âm hoặc CT tốt hươn nên thảo luận
với bác sĩ ngoại trước khi theo dõi.
VIÊM RUỘT THỪA TỰ KHỎI
• Khoảng 1/10 BN bị VRT cấp tính đề cập
đến một hoặc nhiều đợt có các triệu
chứng giống nhau trong những tháng
hoặc năm qua, các triệu chứng tại thời
điểm đó tự nhiên giảm trong khoảng thời
gian 12-24h.
• Xét nghiệm thấy WBC tăng cao và CRP
bình thường hoặc tăng nhẹ.
VIÊM RUỘT THỪA TỰ KHỎI
• Việc sử dụng siêu âm và CT theo dõi BN
đau RLQ đã phát hiện hiện tượng “viêm
ruột thừa tự khỏi” không phải là hiếm.
VIÊM RUỘT THỪA TỰ KHỎI
• Cô gái trẻ này có các dấu hiệu điển hình
của VRT trong 24 giờ (WBC 12, CRP 2).
siêu âm cho thấy một RT bị viêm.
Trong vòng vài giờ, các triệu chứng giảm
nhanh chóng và cô ấy không phải PT.
VIÊM RUỘT THỪA TỰ KHỎI
• Siêu âm được thực hiện 5 năm sau đó vì
những lý do khác và chứng tỏ RT bình
thường.
VIÊM RUỘT THỪA TỰ KHỎI
• BN này nhập viện thấy RT giãn và ít mỡ
xung quanh. Sau khi kiểm tra bằng siêu
âm, BN đã giảm nhanh triệu chứng và
không cần PT.
• 3 ngày sau anh ta hết triệu chứng, siêu
âm cho thấy RT có thể nén được với
thành dày,lòng ống xẹp xuống, xung
quang có ít mỡ viêm .
VIÊM RUỘT THỪA TỰ KHỎI
• Hình ảnh siêu âm, triệu chứng lâm sàng giải quyết
khá nhanh và CRP giảm cho thấy hiện tượng này
là do sự lưu thông trở lại trong lòng RT.
VIÊM RUỘT THỪA TỰ KHỎI
• BN này có tiền sử VRT nhưng đã hết triệu
chứng vào thời điểm siêu âm. Siêu âm
thấy RT nhỏ 6mm được bao quanh bằng
chất béo bị viêm, tăng sinh mạch, không
thể nén được. Anh ta kể lại 3 cơn bệnh
trong 9 tháng qua. Được PT ngay lập tức.
VIÊM RUỘT THỪA TỰ KHỎI
• PT và mô học khẳng định tình trạng viêm
cấp tính, thâm nhiễm bạch cầu hạt.
VIÊM RUỘT THỪA TỰ KHỎI
• BN nữ đau RLQ trong 24h (WBC 12, CRP
34), cô ta thấy triệu chứng giải quyết
nhanh chóng.
• Siêu âm thấy RT nhỏ 6,5mm, xung huyết,
bao quanh bởi mỡ viêm.
• Cô ta không cần PT và đã hết triệu chứng
vào ngày hôm sau.
• Siêu âm 5 ngày sau cho thấy RT bình
thường (mũi tên).
VIÊM RUỘT THỪA TỰ KHỎI
• 3 năm sau, các triệu chứng tái phát và hình
ảnh siêu âm VRT cấp.
• PT thấy RT đã thủng.
VIÊM RUỘT THỪA TỰ KHỎI
• Các giai đoạn của VRT tự khỏi:
VIÊM RUỘT THỪA TỰ KHỎI
• Hình ảnh siêu âm BN bị VRT tự khỏi hầu hết ở
giai đoạn xung huyết, phù nề, tái tưới máu.
• Đây là hình ảnh siêu âm ở giai đoạn này của 6
BN: RT nhỏ, có cấu trúc lớp nguyên vẹn.
XỬ TRÍ VRT TỰ KHỎI
• Cobben và cộng sự đã theo dõi 60 BN
VRT tự khỏi không được PT. Trong 2 năm
đầu, 23 ca tái phát. 15 năm tiếp, thêm 7
ca. Tỉ lệ tái phát cao 50% kết hợp thực tế
là cơn đau bùng phát trong tương lai có
thể có bất tiện, chúng đóng vai trò quan
trọng trong quyết định hướng xử trí.
XỬ TRÍ VRT TỰ KHỎI
• Có thể tưởng tượng rằng sau mỗi đợt
VRT, thành RT càng bị tổn thương dẫn
đến khả năng bị thủng càng cao.
• Trong những năm gần đây, ngày càng có
nhiều BN bị VRT nhẹ được điều trị bằng
thuốc kháng sinh. Điều này chắc chắn
giúp sự phục hồi nhanh chóng, nhưng vẫn
chưa chắc chắn liệu tỷ lệ tái phát có giảm
hay không (xem bên dưới).
ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA
• Từ khi Sir Reginald Fitz công nhận cơ chế
sinh lý bệnh của viêm ruột thừa vào năm
1886, có rất ít nghi ngờ về phương pháp
điều trị: cắt ruột thừa sớm trước khi có thể
thủng.
• Những thập kỷ gần đây, đường mổ Lanz-
McBurney ngày càng được thay thế bằng
phương pháp cắt ruột thừa nội soi.
ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA
• Sau khi điều trị bảo tồn khối ruột thừa, PT
cắt RT có thể thực hiện nhưng tính hữu ích
của nó vẫn còn tranh cãi.
• 10 năm trước, việc sử dụng kháng sinh còn
giới hạn cho những BN bị VRT tiến triển,
phức tạp, có liên quan đến nhiễm trùng
huyết. Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra
rằng VRT giai đoạn đầu cũng có thể được
điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh.
ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA
KHÁNG SINH CHO VRT SỚM
• Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một
nhóm BN VRT cấp tính và các triệu chứng
nhẹ, cơn đầu tiên, CRP thấp, không có sỏi
phân và không thủng, có thể được chữa
khỏi nhanh chóng chỉ với điều trị kháng
sinh.
• Tuy nhiên, có một lượng lớn ca tái phát
muộn lên đến 40% mà PT vào thời điểm
muộn hơn là cần thiết.
ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA
• Một nhược điểm khác của điều trị không
PT là siêu âm và CT là một tiêu chuẩn
vàng không chắc chắn.
• Sự có mặt của sỏi phân là chống chỉ định
điều trị bảo tồn bằng kháng sinh. Về mặt
này, có một sự tương đồng đáng với sỏi
túi mật.
ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA
• Một khi sỏi túi mật (mũi tên lớn) đã được
chứng minh là có thể gây tắc nghẽn cổ túi
mật hoặc ống túi mật, thì có sự đồng
thuận cắt túi mật càng sớm càng tốt.
Tương tự như vậy, những bệnh nhân có
triệu chứng đã được chứng minh là tắc
ruột thừa do phân (mũi tên nhỏ), nên phẫu
thuật cắt ruột thừa càng sớm càng tốt.
ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA
• Tương đồng giữa VRT và viêm túi mật do
sỏi:
ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA
• Túi mật và ruột thừa có điểm chung:
1. Có thể bị bỏ qua một cách dễ dàng.
2. Loại bỏ sớm (trong hoặc ngay sau cơn đau
đầu tiên) là một thủ tục xâm lấn khá tối thiểu.
3. Các cơn đau lặp đi lặp lại và phức tạp có
thể tình cờ dẫn đến bệnh nghiêm trọng.
• Các nghiên cứu sâu hơn sẽ phải quyết định
xem liệu 65% bệnh nhân bị viêm ruột thừa
tắc nghẽn không có phân, cuối cùng có
được lợi khi điều trị bằng kháng sinh chính
hay không.
KẾT LUẬN

You might also like