You are on page 1of 31

THẬN NƯỚC DO TẮC KHÚC NỐI

BỂ THẬN NIỆU QUẢN


Thạc sĩ, Bs Nguyễn Thị Trúc Linh
Bộ môn Ngoại Nhi-ĐHYD TPHCM
MỤC TIÊU

• Nêu được bệnh cảnh lâm sàng

• Chẩn đoán được bệnh

• Chỉ định điều trị phẫu thuật


GIỚI THIỆU

• Tắc khúc nối bể thận - niệu quản (Ureteropelvic


junction - UPJ) là tình trạng tắc một phần hoặc gián
đoạn dòng nước tiểu xảy ra ở nơi niệu quản đi vào thận

• Nguyên nhân: bẩm sinh và mắc phải.

• Tắc UPJ là nguyên nhân bệnh lý phổ biến nhất của thận
ứ nước được phát hiện trước sinh.
DỊCH TỄ HỌC

• Tắc UPJ gây TN: 1/500 trẻ sinh sống, là nguyên nhân
gặp nhiều nhất gây TN được chẩn đoán trước sinh.

• Nam > nữ

• Trái > phải

• Hai bên: 10%


SINH LÝ BỆNH

• Tắc UPJ bẩm sinh là do tổn thương giải phẫu hoặc


rối loạn chức năng làm hạn chế dòng nước tiểu
qua UPJ, dẫn đến thận ứ nước.

• Hầu hết là tắc nghẽn một phần, nên đa số không


ảnh hưởng chức năng thận giai đoạn đầu.
SINH LÝ BỆNH

Thận ứ nước ảnh hưởng đến chức năng thận phụ


thuộc:

• Tỷ lệ và lượng nước tiểu

• Giải phẫu và mức độ tắc nghẽn UPJ

• Độ đàn hồi của bể thận


NGUYÊN NHÂN

• Nội tại: hẹp lòng niệu quản (NQ), nếp gấp NQ,
nếp gấp niêm mạc NQ, xoắn NQ bào thai, polyp
NQ…

• Ngoại lai: thường gặp mạch máu cực dưới (10%),


thường được chẩn đoán trên CT hoặc MRI, đau
bụng từng đợt ở trẻ lớn.
MẠCH MÁU CỰC DƯỚI CHÈN ÉP GÂY TẮC UPJ
DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN

• Hầu hết sẽ tự cải thiện theo thời gian. Có thể liên


quan đến sự rỗng hoá chậm hay trưởng thành chậm
của khúc nối.

• Một số tiến triển làm giảm chức năng thận. Do đó


cần phải theo dõi bằng cận lâm sàng cho đến khi ổn
định. Thường dùng là siêu âm định kỳ.
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
SƠ SINH
• Đa số chẩn đoán trước sinh nhờ SA tiền sản

• Biểu hiện sau sinh: u bụng, nhiễm trùng tiểu, tiểu


máu, tăng cân kém, hoặc không có triệu chứng. Suy
thận ít gặp trong TN 1 bên hoặc cả 2 bên.
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
TRẺ LỚN
• Đau bụng hông lưng, từng cơn. Đau bụng kèm theo nôn ói hoặc
tăng lên khi dùng chất lợi tiểu (cafein)

• Tiểu máu, sỏi thận, viêm bể thận cấp tính, tăng huyết áp, chấn
thương thận.

• Phát hiện tình cờ trên SA, CT do đau dụng thoáng qua

• Tắc UPJ có thể liên quan đến các dị tật khác, như thận móng
ngựa , hội chứng CHARGE (khối u máu, dị tật tim, hẹp ống mật,
chậm phát triển, dị thường bộ phận sinh dục và tai )…
CHẨN ĐOÁN
SƠ SINH
• Siêu âm: 2 ngày sau sinh, đo RPD (Renal pelvicdiameter),
độ ứ nước

• Xạ hình thận với Lasix: RPD >= 15mm, 6 tuần sau sinh. Xác
định chức năng mỗi thận, và mức độ tắc nghẽn (T1/2).

• MRI: ưu điểm là cho biết chính xác giải phẫu thận và chức
năng mỗi thận. Khuyết: gây mê toàn thân.
Phân độ thận ứ nước theo hiệp hội siêu âm bào thai Hoa Kỳ
“nguồn: timberlake M.D (2013)”
MRI
CHẨN ĐOÁN
TRẺ LỚN
• Siêu âm: kiểm tra định kỳ mỗi 3, 6 tháng hoặc khi
đau bụng

• CT scan: hình ảnh tắc UPJ rõ, thường xác định trên
Bn đau bụng cấp hay đau liên tục

• Xạ hình thận, MRI: khi nghi ngờ giảm chức năng


thận trên CT, SA, UIV ( nhu mô thận mỏng)
CT SCAN
UIV
XẠ HÌNH THẬN DTPA CÓ LASIX
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

• Trào ngược bàng quang – niệu quản

• Thận nước thoáng qua, TN chức năng

• Nguyên nhân khác: giãn niệu quản nguyên phát,


nang niệu quản, niệu quản lạc chỗ, thận loạn sãn đa
nang…
ĐIỀU TRỊ

“Mục tiêu của điều trị là bảo tồn chức năng


thận và tránh phẫu thuật không cần thiết”
ĐIỀU TRỊ

TRƯỚC SINH
Can thiệp trước sinh không có bằng chứng cải thiện
tốt hơn diễn tiến thận nước, không khuyến cáo thực
hiện.
ĐIỀU TRỊ

THẬN NƯỚC CÓ TRIỆU CHỨNG

• Siêu âm hoặc CT scan: cho hình ảnh tắc UPJ trong


cơn đau, giảm đau khi bớt ứ nước. Có chỉ định mổ.

• Viêm đài bể thận: kháng sinh tiêm TM ổn trước mổ,


hoặc dẫn lưu thận ra da tạm thời nếu nhiễm trùng
nặng

• Sỏi: thường kết hợp lấy sỏi trong lúc mổ tạo hình
ĐIỀU TRỊ
KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG

• Siêu âm: RPD >=15mm sơ sinh, >20mm trẻ lớn. Thận


ứ nước độ 3,4 , có chỉ định làm xạ hình.

• Xạ hình thận với Lasix (MRI với Lasix):

CNT <40%: có chỉ định phẫu thuật

• Kháng sinh dự phòng: thường được dùng khi thận ứ


nước độ 4, hoặc NTT tái phát.
CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT

 Các triệu chứng bao gồm đau, nhiễm trùng và sỏi


thận.
 Mức độ tăng dần của thận ứ nước trên siêu âm và
giảm chức năng thận < 40% ; hoặc < 10% so với lần
trước
 Cha mẹ hoặc bn muốn phẫu thuật để tránh tiếp tục
thực hiện xét nghiệm xâm lấn và khắc phục triệt để
vấn đề
 Thận ứ nước lớn: RPD >30 mm.
PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT

• Tiêu chuẩn: kiểu cắt rời của Anderson-Hynes, Tỷ lệ


thành công: trên 95%.

• Các tiếp cận:

 Mở

 Nội soi

 Robot hổ trợ nội soi


Kỹ thuật tạo hình khúc nối BT-NQ của Anderson-Hynes
Nguồn: Poulakis, V27 (1886)
KT CHUYỂN DÒNG NƯỚC TIỂU

Đặt nòng niệu quản xuyên bể thận

Đặt nòng niệu quản + dẫn lưu bể thận

Đặt sonde JJ
THEO DÕI SAU MỔ
Theo dõi đến khi nào thận hết ứ nước: siêu âm định
kỳ từ 3 tháng/ năm đầu, 6 tháng/ năm thứ 2, 1 lần/
năm.

Xạ hình thường thực hiện khi thận vẫn còn ứ nước
không giảm hoặc tăng hơn so với trước mổ sau 6
tháng

Biến chứng: nhiễm trùng tiểu, hẹp tái phát.

You might also like