You are on page 1of 17

A.

GIẢI PHẪU – SINH LÝ:


I. GIẢI PHẪU SƠ LƯỢC:
− Tủy sống thuộc hệ thần kinh trung ương, nằm trong ống xương sống. Có 32 đốt tủy tương ứng
với 31 đốt xương sống (8 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng, 1
đốt sống cụt).
− Bên trong tủy sống, chất xám tập trung thành các cột, mặt
cắt ngang tủy có dạng hình chữ H, có:
▪ Hai sừng trước lớn (sừng vận động)
▪ Hai sừng sau nhỏ hơn (sừng cảm giác).
▪ Chính giữa chất xám vùng trung tâm là ống trung tâm.

II. CHẤT XÁM, CHẤT TRẮNG:


1. CHẤT XÁM:
− Chất xám là trung tâm của những phản xạ tủy và các chức năng vận động khác, mỗi đốt tủy
có hàng ngàn nơron là nơi xuất phát của các sợi thần kinh đi theo rễ trước tới chi phối các cơ
vân.
− Có hai loại nơron: nơron vận động α và noron vận động γ.
✓ Nơron vận động α: thuộc nhóm tế bào thần kinh Aα , chi phối hoạt động cơ vân
✓ Nơron vận động γ : nằm gần nơron vận động Aα , thuộc nhóm nơron Aγ, có vai trò trong
hoạt động duy trì trương lực cơ.
− Ngoài ra, người ta còn thấy hiện diện những
nơron khác như:
➢ Neuron trung gian:
• Chiếm một số lượng lớn gấp 30 lần
noron vận động, kích thước tuy nhỏ
nhưng tính hưng phấn cao.
• Khi một tín hiệu từ não xuống, tiếp xúc
trực tiếp vào nơron vận động ở sừng
trước, trước khi vào sừng trước thông
thường những tín hiệu này sẽ thông qua
các vòng nơron trung gian.
➢ Tế bào thần kinh Renshaw: có vai trò như một nơron trung gian, nằm cạnh tế bào vận
động cơ → có vai trò ức chế hoạt động của tế bào này.
2. CHẤT TRẮNG:
− Chất trắng bao quanh chất xám, tạo nên bởi các bó
cảm giác (chạy lên não bộ) như các bó cảm giác
sâu có ý thức và không ý thức, cảm giác xúc giác
thô sơ, cảm giác nhiệt độ và đau... và các bó vận
động (từ não bộ chạy xuống) như bó tháp và các
bó ngoại tháp.
− Do cột sống ngừng phát triển sau hệ thần kinh nên:
càng xuống phía dưới, các dây thần kinh tủy càng
chếch xuống rồi mới chui ra khỏi xương qua khe
giữa hai đốt xương sống.
− Từ dưới đoạn tủy thắt lưng 2, các dây thần kinh
họp lại thành chùm đuôi ngựa.
− Trên tủy sống có những chỗ hơi phình ra, tương
ứng với các đám rối (cổ, cánh tay, thắt lưng, sinh
dục, cùng-cụt).
− Ở mỗi đốt tủy, có hai cặp rễ đi ra:
▪ Ở mỗi bên, rễ trước và rễ sau hợp lại thành dây thần kinh tủy.
▪ Gần nơi hai rễ hợp lại có một chỗ phình to ở rễ sau, đó là hạch gai (trừ cặp cổ 1 là không
có).
▪ Các rễ trước từ đoạn lưng 1 đến đoạn thắt lưng 5 có các nhánh thông trắng nối với các
hạch giao cảm.
3. RỄ TRƯỚC, RỄ SAU:
a. Chức năng:
− Rễ trước chi phối vận động
− Rễ sau chi phối cảm giác (định luật Bell - Magendie) → Tuy nhiên, cần chú ý là có
nhánh cảm giác quặt ngược từ rễ sau theo rễ trước về tủy.

b. Thoái hóa Waller trong Rễ trước, sau:


− Khi bị cắt đứt giữa hạch gai & tủy sống (đường nét đứt), phần ngoại vi của rễ trước và
phần trung tâm của rễ sau chúng sẽ bị thoái hóa
⟹ Đó là hiện tượng thoái hóa Waller; khi bị cắt đứt, phần nào không dính với thân
nơron bị thoái hóa.
III. SỰ CHI PHỐI ĐỘC LẬP & PHỐI HỢP:
− Thông thường, mỗi đốt tủy chỉ phối cảm giác và vận
động của một vùng (khoanh) nhất định của cơ thể.
⟹ Tính chất chia đoạn này của tủy sống rất thuận tiện
cho việc thăm dò chức năng của tủy sống và xác định
vị trí tổn thương của tủy sống.
− Tuy nhiên, có hơn một nửa sợi thần kinh có thể đi từ
đốt tủy này đến đốt tủy khác trên và dưới chúng, tạo
thành một đường dẫn truyền liên đốt, chi phối các phản
xạ phối hợp vận động mặt trước và mặt sau chi.
B. CHỨC NĂNG DẪN TRUYỀN CỦA TỦY SỐNG:
➢ Chất trắng của tủy sống gồm những sợi trục thần kinh dẫn truyền xung động từ sừng sau của tủy
(các đường cảm giác) và những sợi trục dẫn truyền xung động từ vỏ não và một số nhân xám.
➢ Như vậy, ở tủy có những bó dẫn truyền đi lên (các bó cảm giác) và các bó dẫn truyền đi xuống
(các bó vận động).
I. NHỮNG ĐƯỜNG CẢM GIÁC Ở TỦY:
1. ĐƯỜNG CẢM GIÁC SÂU CÓ Ý THỨC (BÓ GOLL/thon VÀ BÓ BURDACH/chêm):
a. Chức năng:
− Dẫn truyền các cảm giác bản thể từ cơ, cân gân, xương, khớp lên vỏ não → cho biết vị
trí, cử động của từng phần của cơ thể.
− Ngoài ra, bó Goll (Gracillis/ Bó thon) và bó Burdach (Cuneatus/ Bó chêm) còn dẫn
truyền những cảm giác tinh vi: cảm giác xúc giác.

Hình này chỉ thể hiện các bó ở 1 bên (P hoặc T)


b. Đường dẫn truyền của bó Goll & Burdach:
❖ Hoạt động thường diễn ra ba chặng:
➢ Chặng 1: noron xuất phát từ bộ phận nhận cảm bản thể, thân nằm ở hạch gai, sợi trục
đi vào tủy ở cột sau, tạo thành bó Goll và Burdach → rồi đi lên tận cùng ở nhân cùng
tên tại hành não cùng bên.
➢ Chặng 2: từ hành não - đồi thị, sợi trục bắt chéo sang đồi thị đối bên, tận cùng ở nhân
bụng sau - bên của đồi thị. Chỗ bắt chéo tạo thành giải Reil giữa.
➢ Chặng 3: từ bụng sau - bên của đồi thị, sợi trục đi tiếp lên thùy đỉnh vỏ não đối bên.
❖ Trong bệnh Tabes, hai bó này tổn thương nên bệnh nhân bị mất cảm giác sâu có ý thức,
khiến bệnh nhân đi đứng khó, lảo đảo.

Tactile (n): xúc giác


2. ĐƯỜNG CẢM GIÁC SÂU KHÔNG CÓ Ý THỨC (BÓ FLECHSIG VÀ BÓ GOWERS)
a. Chức năng:
− Dẫn truyền các cảm giác sâu từ cơ, xương, khớp, nhất là cảm giác về trương lực
− Giúp cơ thể giữ thăng bằng và điều hòa các động tác có tính chất tự động (ví dụ đu
đưa tay lúc đi).
− Các đường này tận cùng ở vỏ tiểu não.
b. Đường dẫn truyền:
➢ Bó tủy - tiểu não thẳng/sau (bó Flechsig):
Xuất phát ở sừng sau → ra cột trắng bên rồi
đi thẳng lên → tận cùng ở vỏ tiều não cùng
bên qua cuống dưới tiều não.
➢ Bó tủy - tiểu não chéo/ trước (bó Gowers):
Xuất phát ở sừng sau → sợi trục đi chéo
qua chất xám tủy sang cột trắng bên đối diện
rồi đi thăng lên → Qua cuống trên tiều não,
tận cùng ở vỏ tiểu não đối bên.
➢ Tổn thương hai bó này dẫn đến rối loạn
vận động và trương lực.

3. ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN XÚC GIÁC (BÓ TỦY - ĐỒI THỊ TRƯỚC)
Bó tủy – đồi thị trước = Bó gai đồi thị bụng =
Anterior spinothalamic tract
a. Chức năng: Cảm giác xúc giác
b. Đường dẫn truyền:
(1.) Nơron đầu tiên xuất phát từ những bộ phận
nhận cảm cơ học thô sơ của da và tận cùng
ở sừng sau.
(2.) Nơron thứ hai từ sừng sau bắt chéo qua chất
xám sang cột trắng trước đối bên rồi đi lên
đồi thị.
(3.) Noron thứ ba đi từ đồi thị lên vỏ não và tận
cùng ở thùy đỉnh đối bên. Đường đi trong
chất xám của bó này dài (bằng 4-5 đốt tủy)
nên chỉ khi nào có nhiều đốt tủy bị tổn thương mới thấy rõ mất cảm giác xúc giác.
c. Bệnh lý:
− Trong bệnh xơ hốc tủy (syringomyelitis) hay syringomyelie, bệnh nhân mất cảm giác đau
và nóng lạnh nhưng vẫn còn cảm giác xúc giác.

4. ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN CẢM GIÁC ĐAU VÀ NHIỆT ĐỘ (BÓ TỦY - ĐỒI THỊ BÊN)
Bó tủy – đồi thị bụng = Bó gai đồi thị bụng = Lateral spinothalamic tract
− Đường này cũng có ba nơron xuất phát từ những cơ quan nhận cảm với đau và nhiệt độ rồi
cũng qua đồi thị và tận cùng ở thùy đỉnh vỏ não đối bên (y chang bó tủy đồi thị bụng)

II. NHỮNG ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG TỦY:


1. ĐƯỜNG THÁP:
❖ Các sợi trục xuất phát từ các tế bào tháp ở hồi trán lên, sợi trục đi xuống hành não chia thành
hai bó:
✓ 9/10 số sợi bắt chéo sang bên kia (bắt chéo tạo hành não) rồi đi xuống tủy sống tạo thành
bó tháp bắt chéo. (lateral corticospinal tract)
✓ Số sợi còn lại (1/10) đi thẳng xuống, chạy chéo sang sừng trước đối bên và tiếp xúc với
noron vận động của tủy; đó là bó tháp thẳng. (anterior corticospinal tract)

❖ Kết luận:
► Như vậy, tận cùng của cả hai bó tháp đều là ở sừng trước chất xám ở đối bên so với nơi
xuất phát ở trên vỏ não.
► Vì vậy, tổn thương vùng vận động ở vỏ não gây ra liệt vận động ở nửa người bên kia,
còn tổn thương một bên tủy sống gây ra liệt cùng bên ở dưới chỗ tổn thương.
► Đường tháp dẫn truyền những vận động tùy ý.
2. ĐƯỜNG NGOẠI THÁP:
− Các đường này xuất phát từ các nhân ở dưới vỏ: nhân vùng cuống não, hành não.
− Từ những nhân này sợi trục đi đến sừng trước của tủy và tiếp xúc với noron vận động của tủy.
➢ Bó nhân đỏ - tủy (Rubrospinal tract): xuất phát từ nhân đỏ (red nucleus) ở cuống não, bắt
chéo ngay sang phía bên kia rồi đi xuống tận cùng ở sừng trước tủy → Bó này làm giảm
trương lực cơ.
➢ Bó tiền đình – tủy (Vestibulospinal
tract): xuất phát từ nhân nhân tiền
đình (vestibular nucleus) hành não
đi thẳng xuống và tận cùng ở sừng
trước tủy cùng bên → Bó này làm
tăng trương lực cơ.
➢ Bó mái - tủy (Tectospinal tract):
xuất phát từ củ não sinh tư
(colliculus), bắt chéo sang phía bên
kia rồi tận cùng ở sừng trước tủy →
chi phối cử động của đầu mặt
➢ Bó trám – tủy: xuất phát từ trám
hành đi xuống và tận cùng ở sừng
trước tủy cùng bên.
➢ Bó lưới – tủy : xuất phát từ hệ lưới (Reticular formation) ở thân não đi thẳng xuống và tận
cùng ở sừng trước tủy cùng bên → Bó này có ảnh hưởng làm tăng hay ức chế chức năng
tủy sống.
− Các đường ngoại tháp chi phối những vận động không tùy ý, điều hòa trương lực cơ, chi
phối những phản xạ thăng bằng, tư thế và chỉnh thế.

C. CHỨC NĂNG PHẢN XẠ CỦA TỦY SỐNG:


I. KHÁI NIỆM “ĐỘNG VẬT TỦY”:
➢ Ở động vật có xương sống cấp thấp, nếu bị cắt bỏ phần trên của hệ thần kinh trung ương, ở
phía dưới hành não và chỉ còn lại tủy sống (gọi là động vật tủy) thì vẫn còn phản xạ đối với
các kích thích lên nó (ví dụ: con ếch tủy vẫn co chân khi đặt miếng giấy thấm tẩm acid sulfuric
lên da đùi).
➢ Nếu phá tủy sống thì các phản xạ này mất. Như vậy, chứng tỏ Tủy sống là trung tâm của
những phản xạ đó.
1. CÁC QUY LUẬT PHẢN XẠ TỦY
− Các phản xạ tủy tuân theo các quy luật chung của phản xạ như ức chế, tạo lực phân bố thần
kinh lẫn nhau, cộng kích thích... Ngoài ra, do những đặc điểm sắp xếp nơron ở tủy nên còn có
những đặc điểm riêng.
− Nếu kích thích chân sau con ếch tủy bằng các dung dịch acid có nồng độ khác nhau thì thấy:
✓ Ở nồng độ ngưỡng: co các ngón cùng bên → Quy luật tại chỗ
✓ Ở nồng độ cao hơn: co chân bị kích thích → Quy luật một bên
✓ Ở nồng độ cao nữa: co hai chân sau → Quy luật đối xứng
✓ Ở nồng độ cao hơn nữa:
► Co bốn chân → Quy luật khuếch tán
► Co toàn thân → Quy luật toàn thể.
2. CUNG PHẢN XẠ TỦY
a. Thành phần của “Một cung phản xạ tủy”:
❖ Cung phản xạ tủy gồm 5 thành phần:
✓ Bộ phận nhận cảm (cân, cơ, da)
✓ Bộ phận hướng tâm (các sợi cảm giác)
✓ Trung tâm (chất xám tủy)
✓ Đường ly tâm
✓ Bộ phận hoặc cơ quan đáp ứng (cơ,
tuyến).
b. Phản xạ một synapse và đa synapse:
(1) Cung phản xạ “hai nơron”:
− Thì nơron cảm giác vào sừng sau, tới sừng trước và tiếp xúc với thân nơron vận động
→ sợi trục nơron vận động ở sừng trước đi ra tới cơ quan đáp ứng
− Còn gọi là phản xạ một sinap, phản xạ này thường bắt nguồn từ thụ thể thoi cơ, cơ
quan Golgi ở gân.
(2) Cung phản xạ có ba nơron:
− Nơron cảm giác dừng ở sừng sau, tiếp xúc với noron trung gian → có 2 trường hợp:
▪ Nơron trung gian bắt chéo chất xám sang sừng trước bên kia và tiếp xúc với nơron
vận động
▪ Hoặc nơron trung gian không bắt chéo mà đi thẳng lên hoặc xuống để tiếp xúc với
nơron vận động ở sừng trước cùng bên ở một đốt tủy khác.
− Còn gọi là phản xạ đa sinap, bắt nguồn từ các thụ thể nông ngoài da, cơ,...
Phản xạ đa synapse.

D. CÁC RECEPTOR Ở CƠ VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG CÁC


PHẢN XẠ TỦY:
Trong hoạt động co cơ, quyết định sự co cơ nhanh hay chậm, chiều dài cơ co như thế nào, được điều
khiển không chỉ do sự kích thích noron vận động sừng trước tủy sống mà còn có sự tham gia của hệ
thống thoi cơ (muscle spindles) và hệ thống Golgi ở gân cơ.
I. CẤU TRÚC VÀ SỰ PHÂN PHỐI THẦN KINH CỦA THOI CƠ
1. CẤU TRÚC THOI CƠ:
− Mỗi thoi cơ dài khoảng 3-10 mm, gồm khoảng 3-10 sợi cơ rất nhỏ bên trong thoi (intrafusal),
các sợi cơ này chụm lại ở hai đầu và gắn với lớp glycocalyx của khung cơ bao bọc bên ngoài
(extrafusal).
− Các sợi cơ trong thoi cơ, bản chất là những sợi cơ vân, rất mảnh đa phần là sợi myosin, rất
ít sợi actin, nên không có khả năng co rút, chỉ có hai đầu mới có khả năng này (có sợi TK
vận động)
− Ở hai đầu của thoi cơ được chi phối bởi
các sợi thần kinh vận động gamma (ở
sừng trước tùy sống).
− Bộ phận nhận cảm (sensory receptor)
nằm giữa thoi cơ, có hai loại sợi thần
kinh cảm giác:
▪ Đầu tận cùng sơ cấp (sợi TK Ia)
▪ Đầu tận cùng thứ cấp (sợi TK loại II)
⟹ Đầu thứ cấp bị kích thích khi bộ phận nhận cảm của thoi cơ bị kéo căng ra.
2. CƠ CHẾ CO CƠ:
− Thoi cơ bị kích thích hay ức chế tùy thuộc vào sự thay đổi chiều dài của nội thoi (intrafusal)
và ngoại thoi (extrafusal).
− Nếu chiều dài của phần ngoại thoi dài hơn sợi nội thoi thì thoi cơ bị kích thích và ngược
lại, chúng sẽ bị ức chế.
− Khi cơ bị kéo căng đột ngột, thoi cơ bị kích thích sẽ truyền tín hiệu về tủy sống, sau đó được
truyền tới sợi ngoại thoi (Alpha motor ending) gây phản xạ co cơ, phản xạ này được gọi là
phản xạ căng cơ.
II. CƠ QUAN GOLGI
− Nằm giữa các sợi gân của cơ, có khoảng 10-15 sợi cơ nối với cơ quan Golgi, chúng bị kích
thích bởi sự căng của nhóm cơ này, cơ quan gân cơ giống như bộ phận nhận cảm nguyên phát
(primary receptor) (giống ở điểm là cảm nhận sự co cơ)
− Khi cơ quan Golgi bị kích thích sẽ truyền về tủy sống, tạo ra phản xạ ức chế sự co cơ đó, ngăn
không cho tăng sức căng cơ quá mức.
III. CÁC PHẢN XẠ TỦY
1. PHẢN XẠ GẤP (FLEXOR REFLEX)
− Khi một vùng da của chỉ bị kích thích đau, lập tức chi sẽ gấp lại, phản xạ nhanh với tốc độ
vài phần nghìn giây.
− Phản xạ gấp có hai đặc điểm sau:
▪ Cộng ngưỡng: nếu đồng thời kích thích (≥ ngưỡng), hoặc kích thích liên tục trên cùng
một vị trí với hai nguồn kích thích dưới ngưỡng (< ngưỡng) → có thể tạo ra phản xạ.
▪ Triệt bớt:
✓ Nếu kích thích vào cùng đường dây hướng tâm bằng hai nguồn kích thích mạnh,
phản ứng không cộng dồn mà còn bị triệt bớt.
✓ Ngoài ra, phản ứng gấp còn phụ thuộc vào số lượng điểm bị kích thích và vị trí ban
đầu của nguồn kích thích.

2. PHẢN XẠ DUỖI CHÉO BÊN (CROSSED EXTENSOR REFLEX)


− Phản xạ xảy ra rất nhanh tốc độ khoảng 0,2 – 0,5 giây, gây hiện tượng đối nghịch nhau (chi bị
kích thích sẽ gấp trong khi chi đối sẽ duỗi), phản xạ có tác dụng giúp cơ thể tránh xa tác nhân
kích thích đau.
− Có hai cơ chế tham gia:
▪ Ức chế đối lập: có tác động kích thích trên cơ duỗi, nhưng ngược lại có tác dụng ức chế
trên cơ co, thông qua việc kích thích tế bào Renshaw (inhibitory interneuron), đồng thời ức
chế luôn cả nơron vận động co cơ làm cơ không co được.
▪ Ức chế nhánh bên quặt ngược: khi bị kéo căng, thoi cơ của cơ duỗi bị kích thích, tạo ra
phản xạ co cơ duỗi, đồng thời nguồn xung động thần kinh lại theo nhánh bên quặt ngược,
tới kích thích tế bào Renshaw, trương lực cơ bị ức chế, tạo phản xạ ức chế sự co của cơ
gấp.
3. PHẢN XẠ CO THẮT CƠ (MUSCLE SPASM REFLEX)
Một số trường hợp như gãy xương làm cơ chung quanh vùng xương gãy co lại, hoặc trong viêm
phúc mạc gây hiện tượng cơ bụng co cứng, vọp bẻ... gây đau → kích thích này sẽ truyền về tủy
sống lại gây phản xạ co cơ → cơ co làm cho tủy tăng cường kích thích thêm, tạo vòng lần quần
(feedback dương), cho đến lúc khối cơ đó bị co cứng.
4. PHẢN XẠ TRƯƠNG LỰC CƠ
− Nếu treo con ếch tủy lên giá thì hai chân sau của nó hơi co, nắn vào thấy rắn, như vậy cơ vẫn
còn trương lực ⟹ Nếu cắt dây thần kinh hông thì chân buông thõng và nhũn. .
− Thí nghiệm Brondgest trên đây chứng tỏ bản chất trương lực cơ là một phản xạ tủy.
5. PHẢN XẠ GÂN
a. Cơ chế sinh lý:
− Xảy ra khi gân cơ bị kích thích đột ngột.
− Bộ phận nhận cảm là cân → khi gõ vào gân
làm cân cơ bị căng đột ngột, gây phản xạ co
cơ.
⟹ Nếu rạch đứt cân thì mất phản xạ. Thời
gian tiềm tàng của phản xạ gân rất ngắn, phản
xạ gân thuộc cung phản xạ có hai nơron.
− Phản xạ gân ở động vật tủy khác với phản xạ
gân ở động vật bình thường:
▪ Ở động vật tủy phản xạ này mạnh và chỉ
có một lần co
▪ Còn ở động vật bình thường thì yếu hơn và có hai lần co (lần co thứ hai do phản xạ tư
thế xuất phát từ tiểu não).
− Mỗi phản xạ gân có trung tâm nhất định ở tủy, nên được sử dụng nhiều trong khám thần
kinh, xác định vị trí tổn thương.
b. Nghiệm pháp Jendrassik:
− Phản xạ gân có thể bị ức chế bởi các trung khu trên nó, nên trong lâm sàng, người ta làm
nghiệm pháp Jendrasik để làm phản xạ này dễ bộc lộ hơn nếu cần
− Bảo bệnh nhân tập trung tư tưởng kéo mạnh hai bàn tay đang nắm chặt nhau của chính
mình

6. MỘT SỐ PHẢN XẠ TỦY THƯỜNG GẶP:

7. PHẢN XẠ DA:
a. Cơ chế sinh lý:
− Phản xạ này xuất hiện khi gãi trên da ở một số nơi (da bụng, da bìu...) gây co cơ ở gần hoặc
dưới đó.
− Cung phản xạ da gồm ba nơron → Noron trung gian nằm trong bó tủy đồi thị trước
⟹ Cắt đứt bó này thì mất phản xạ da
− Phản xạ da có thể gây ra được bởi
các kích thích cơ học hay điện
nhưng một kích thích đơn độc dù
mạnh cũng không gây ra phản xạ;
ngược lại kích thích yếu nhưng
lặp đi lặp lại chắc chắn gây được
phản xạ theo quy luật cộng kích
thích.
− Trung tâm phản xạ da cũng có vị trí nhất định tùy theo vùng da và cũng được sử dụng nhiều
trong thăm khám.
b. Phản xạ Babinski:
❖ Một phản xạ da hay được dùng nhất
là phản xạ Babinski: gãi phía
ngoài lòng bàn chân thì năm ngón
chân gập lại
⟹ Nếu bó tháp bị tổn thương thì
các ngón, nhất là ngón cái xòe ra
(có dấu hiệu Babinski).
8. PHẢN XẠ THỰC VẬT
− Phản xạ thực vật của tủy có trung tâm ở chất xám tủy. Có những phản xạ mà trung tâm
không có định khu rõ rệt (ví dụ phản xạ bài tiết mồ hôi, co cơ dựng lông, vận -mạch).
− Tuy nhiên, cũng có những phản xạ thực vật có định vị ở những khoanh đốt nhất định, ví dụ
phản xạ hậu môn ở đoạn thắt lưng-cùng 5, phản xạ bàng quang (đoạn cùng 3-5)
⟹ Trên cơ sở này có thể giúp thầy thuốc chẩn đoán vị trí tổn thương của tủy sống.

E. RỐI LOẠN DO ĐỨT NGANG TỦY SỐNG:


I. HIỆN TƯỢNG CHOÁNG TỦY:
Khi tủy sống bị đứt ngang thì xuất hiện hiện tượng choáng tủy.
1. BIỂU HIỆN & TR.CHỨNG:
(1.) Giai đoạn đầu tiên xuất hiện ngay tức khắc:
▪ Mất mọi cảm giác, vận động, mất mọi phản xạ, mất hết trương lực, hạ huyết áp, hôn mê
▪ Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào loài: động vật càng cao cấp thì càng nặng và
kéo dài, ở người kéo dài khoảng vài tuần.
(2.) Sau giai đoạn này, các phản xạ của tủy được phục hồi và sau nữa thì các phản xạ tủy thuộc
về phần bị cắt rời lại trở nên mạnh hơn bình thường → do không bị các trung tâm phía trên
ức chế, nhưng vẫn mất cảm giác, vận động ở phần dưới đó.
2. CƠ CHẾ CHUNG:
− Choáng tủy là do tủy bị mất liên hệ với các trung khu ở trên, không được các trung khu này
hoạt hóa
− Trên động vật đã qua cơn choáng tủy, nếu cắt đứt tủy ở dưới chỗ cắt cũ thì không xảy ra
choáng tủy, nhưng nếu cắt ở trên chỗ cắt cũ thì choáng tủy lại xuất hiện.
II. HỘI CHỨNG BROWN – SÉQUARD:
❖ Nếu chỉ đứt ngang một nửa tủy thì sau khi hồi phục, xuất hiện hội chứng Brown – Séquard:
► Bên lành còn vận động, còn cảm giác sâu, mất cảm giác đau, nóng lạnh
► Bên tổn thương mất vận động, mắt cảm giác sâu, còn cảm giác đau, nóng lạnh, rối loạn
xúc giác tinh tế, còn xúc giác thô và bị giãn mạch.

Hội chứng Brown – Séquard.

You might also like