You are on page 1of 11

BÀI GIẢNG SINH LÝ II

Bài 4. HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

Từ đầu thế kỉ XIX, các chức năng trong cơ thể được chia làm hai phần: chức năng
động vật (hệ thần kinh bản thể, somatic system) và chức năng thực vật (hệ thần kinh
tự chủ, hệ thần kinh tự động. autonomic system). Chức năng động vật là sự thu nhận
kích thích và phản ứng cử động được thực hiện nhờ hệ cơ xương. Chức năng thực vật
bao gồm sự trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản. Tương ứng với sự phân chia các
chức năng đó người ta chia hệ thần kinh ra hai phần: (1) Thần kinh trung ương đảm
bảo các chức năng vận động của cơ thể, phản ứng cơ thể theo ý muốn, (2) Hệ thần kinh
thực vật bảo đảm sự phân phối thần kinh tới các cơ quan nội tạng, mạch máu và tuyến
mồ hôi, phản ứng cơ thể không theo ý muốn.
4.1. Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh thực vật.
Hệ thần kinh thực vật được chia làm hai hệ: thần kinh giao cảm và thần kinh đối
giao cảm.
4.1.1. Thần kinh giao cảm (sympathetic system):
+ Trung khu giao cảm:
Trung khu giao cảm trực tiếp chi phối các tạng nằm ở sừng bên chất xám tủy sống
liên tục từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 3 .
+ Các hạch giao cảm:
Các hạch giao cảm tiếp nhận sợi trước hạch và phát ra sợi sau hạch đi đến các tạng
chi phối. Các hạch có đặc điểm là: nằm gần trung tâm nhưng xa các tạng chi phối.
- Các hạch giao cảm cạnh sống:
Các hạch giao cảm cạnh sống sắp xếp thành chuỗi ngang hai bên cột sống, hơi chếch
ra phía trước.
+ Hạch cổ trên: nhận các sợi trước hạch của vài đốt sống lưng đầu tiên và cho các
sợi sau hạch đến chi phối hoạt động của các cơ quan vùng đầu.
+ Hạch cổ giữa: nhận các sợi trước hạch của các đốt sống lưng trên và cho các sợi
sau hạch đi theo các dây thần kinh sọ não số IV, VI, dây thần kinh tim có các nhánh đi
tới tuyến giáp và thực quản.
+ Hạch sao: là các hạch cổ dưới hợp thành, nhận các sợi trước hạch từ đốt ngực II
đến ngực IX. Các sợi sau hạch đi ra trong thành phần các dây thần kinh sống, trong đám
rối Vieussens để tới các cơ quan vùng cổ và chi trên. Hạch sao cũng có những sợi sau
hạch đi trong thành phần của dây thần kinh tim dưới để chi phối các cơ quan trong lồng
ngực.
+ Hạch lưng và bụng: các sợi trước hạch phát ra từ đốt sống lưng 1 đến lưng 4. Một
số sợi trước hạch đi ngang qua các hạch cạnh sống tạo ra dây thần kinh tạng lớn và dây
thần kinh tạng nhỏ. Các sợi sau hạch đi tới da và cơ vùng thân và nửa chi dưới nhằm
phục hồi khả năng hoạt động của các cơ khi đã bị mỏi mệt.
- Các hạch trước cột sống:

NGUYÊN PHAN.MD.MSc – DEPARTMENT OF PHYSIOLOGY – TNU - 2024


BÀI GIẢNG SINH LÝ II

Các hạch đám rối thái dương: gồm hạch tạng và hạch mạc treo tràng trên, các hạch
này nhận sợi trước hạch từ đốt sống ngực V đến ngực X đi trong thành phần của dây
thần kinh tạng lớn và tạng nhỏ. Các sợi sau hạch đi tới các cơ quan vùng bụng như dạ
dày, gan, lách, ruột… Các sợi này đi dọc theo động mạch tạng và động mạch mạc treo
tràng trên.
Hạch mạc treo tràng dưới: nằm trong đám rối mạc treo tràng dưới. Các sợi trước
hạch đi từ các đốt sống thắt lưng và trong thành phần của dây tạng dưới. Sợi sau hạch
đi tới các cơ quan vùng chậu trong thành phần dây tạng dưới và dây ruột.
+ Sợi thần kinh giao cảm:
Sợi trước hạch: sợi trước hạch giao cảm có sợi trục ngắn và tận cùng chứa hóa chất
dẫn truyền là Acetylcholin N.
Sợi sau hạch: sợi sau hạch giao cảm có sợi trục dài, tận cùng chứa hóa chất dẫn
truyền là adrenalin và noradrenalin.

Hình 1. Đường đi của các sợi tiền hạch và hậu hạch giao cảm
4.1.2. Thần kinh đối giao cảm (parasympathetic system):
+ Trung khu đối giao cảm: phân bố ở ba nơi

NGUYÊN PHAN.MD.MSc – DEPARTMENT OF PHYSIOLOGY – TNU - 2024


BÀI GIẢNG SINH LÝ II

Não giữa: ngang hai củ não sinh tư trước phát ra các sợi đi theo thành phần của dây
thần kinh III tới chi phối hoạt động của đồng tử.
Hành não: phát ra các sợi đi trong thành phần các dây thần kinh II, VII, IX, X.
Tủy cùng: từ cùng 2 đến cùng 4, phát ra các sợi đi trong dây thần kinh chậu.
+ Các hạch đối giao cảm:
Các hạch đối giao cảm tiếp nhận sợi trước hạch và phát ra sợi sau hạch đi đến các
tạng chi phối. Các hạch đối giao cảm thường nằm xa trung tâm, gần các tạng chi phối
thậm chí nhiều hạch nằm ngay trên thành các tạng chi phối.
- Các hạch nằm gần các tạng:
Hạch mi: sợi trước hạch phát ra từ não giữa rồi đi trong thành phần dây vận nhãn,
sợi sau hạch đi trong thành phần của dây mi tới chi phối các cơ vòng của đồng tử và cơ
mi.
Hạch tai: sợi trước hạch bắt đầu từ hành não đi trong thành phần của dây lưỡi hầu.
Sợi sau hạch đi trong thành phần dây nhĩ – thái dương tới chi phối tuyến mang tai.
Hạch dưới hàm dưới lưỡi: sợi trước hạch xuất phát từ cầu não đi trong thành phần
dây lưỡi, sợi sau hạch đi tới tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi.
Hạch vòm khẩu cái: sợi trước hạch đi trong thành phần dây thần kinh mặt. Sợi sau
hạch đi theo dây thần kinh khẩu cái tới tuyến nước mắt và tuyến niêm mạc mũi.
- Các hạch nằm trong thành các cơ quan:
Các hạch nằm trên thành các cơ quan là các hạch nằm trong cơ tim, thành ống tiêu
hóa (đám rối Meissner và Auerbach), và một số cơ quan khác. Các sợi trước hạch nằm
trong thành phần dây X. Ngoài ra có một số sợi trước hạch đi tới các đốt sống cùng
trong thành phần của dây thần kinh chậu để chi phối các cơ quan vùng chậu như ruột
già, bàng quang, sinh dục…
+ Dây thần kinh đối giao cảm:
Sợi trước hạch: sợi trước hạch đối giao cảm có sợi trục dài và tận cùng chứa các hóa
chất dẫn truyền là acetylcholin N.
Sợi sau hạch: sợi sau hạch đối giao cảm có các sợi trục rất ngắn và tận cùng chứa
các hóa chất dẫn truyền là acetylcholin M.

NGUYÊN PHAN.MD.MSc – DEPARTMENT OF PHYSIOLOGY – TNU - 2024


BÀI GIẢNG SINH LÝ II

Hình 2. Các sợi tiền hạch và hậu hạch phó giao cảm

NGUYÊN PHAN.MD.MSc – DEPARTMENT OF PHYSIOLOGY – TNU - 2024


BÀI GIẢNG SINH LÝ II

Hình 3. Các sợi giao cảm và phó giao cảm

Hình 4. Sơ đồ của hệ thần kinh tự chủ

NGUYÊN PHAN.MD.MSc – DEPARTMENT OF PHYSIOLOGY – TNU - 2024


BÀI GIẢNG SINH LÝ II

4.2. Cung phản xạ của hệ thần kinh tự chủ.


Cung phản xạ thần kinh thực vật được thành lập về cơ bản cũng giống như cung
phản xạ của thần kinh trung ương nhưng cấu trúc và phân bố đường dẫn truyền kích
thích của hệ thần kinh thực vật có phần khác biệt.
Cung phản xạ gồm ba neuron:
Thần kinh cảm giác nội tạng là thần kinh hướng tâm thuộc hệ thần kinh ngoại vị,
cấu trúc thần kinh cảm giác nội tạng nhận kích thích từ các tạng cơ bản giống các thần
kinh cảm giác của hệ thần kinh trung ương.
● Neuron 1: bộ phận nhận cảm nằm ở tổ chức thành, vách các cơ quan, như thành
mạch máu, thành các ống tiêu hoá và ống tuyến tiết dịch tiêu hoá như: nước bọt,
dạ dày, mật,…
Hoạt động nhận kích thích của thần kinh cảm giác là từ thụ cảm thể cảm giác trên
tế bào của các cơ quan nội tạng. Đường dẫn truyền kích thích từ các sợi cảm giác nội
tạng vào trung tâm giao cảm và phó giao cảm thông qua các sợi thần kinh hướng tâm.
● Neuron 2: từ trung tâm của hệ giao cảm nằm ở sừng bên của tủy sống đốt thắt
lưng 1 đến đốt thắt lưng 3, từ trung tâm của hệ phó giao cảm nằm ở ba nơi như
trên. Từ các trung tâm này có các sợi thần kinh đi đến các hạch thực vật, đó là
các sợi trước hạch
● Neuron 3: từ các hạch thực vật đi đến các cơ quan hiệu ứng, đó là các sợi sau
hạch (sợi hậu hạch)

Hình 5. Sơ đồ cung phản xạ thần kinh tự chủ


4.3. Sự dẫn truyền trong hệ thần kinh tự chủ
4.3.1. Cơ cấu chỗ tận cùng của hệ thần kinh tự chủ (TKTC) ở cơ trơn và cơ tim.

NGUYÊN PHAN.MD.MSc – DEPARTMENT OF PHYSIOLOGY – TNU - 2024


BÀI GIẢNG SINH LÝ II

- Cơ trơn: không có phiến tận cùng, cũng không có nhánh tận cùng đi vào một
điểm rõ ràng. Có những nhánh sợi thần kinh chạy dọc theo màng tế bào cơ, làm
thành các rãnh trên mặt tế bào cơ và trên rãnh có nhiều nốt phồng chứa các hạt
dự trữ các chất dẫn truyền thần kinh. Chất dẫn truyền thần kinh được phóng thích
ra từ các nốt phồng đó khi có kích thích. Nhờ cách sắp xếp như vậy nên một
neuron có thể kích thích nhiều tế bào cơ trơn.
- Cơ tim: cấu trúc tại đầu mút tận cùng ở nút xoang, nút nhĩ thất, bó His cũng
tương tự

Hình 6. Tận cùng dây thần kinh thực vật trên cơ trơn
4.3.2. Chất dẫn truyền.
Cấu trúc phân tử của acetylcholin và norepinephrine:

Acetylcholin là chất dẫn truyền thần kinh ở: (1) hạch giao cảm và đối giao
cảm,(2) neuron sau hạch đối giao cảm,(3) neuron sau hạch đến tuyến mồ hôi, cơ
dựng lông và một số mạch máu,(4) các sợi trước hạch của cả hai hệ giao cảm và
đối giao cảm.
Norepinephrine là chất dẫn truyền thần kinh ở sợi sau hạch giao cảm, trừ tuyến
mồ hôi, cơ dựng lông và một số mạch máu.
4.3.3. Thụ thể alpha và beta của hệ adrenergic.
Đối với các chất dẫn truyền thần kinh của dây giao cảm và tuỷ thượng thận là
epinephrine và norepinephrine, trên màng các tế bào đích có hai loại thụ thể để

NGUYÊN PHAN.MD.MSc – DEPARTMENT OF PHYSIOLOGY – TNU - 2024


BÀI GIẢNG SINH LÝ II

tiếp nhận là thụ thể alpha và thụ thể beta. Epinephrine được tiếp nhận với cả hai
loại thụ thể alpha và beta, còn norepinephrine chỉ được tiếp nhận bởi thụ thể
alpha. Thụ thể alpha có chủ yếu ở trên màng các tế bào cơ trơn của mạch máu
ngoại biên và mạch máu các cơ quan nội tạng, khi chịu tác dụng của epinephrine
và norepinephrine nó gây co mạch. Thụ thể beta có chủ yếu ở cơ tim, màng các
tế bào cơ trơn của mạch vành tim, mạch các cơ xương, cơ trơn ruột, dạ con, vách
bàng quang, cơ trơn phế quản, các tế bào gan và tế bào của tổ chức mỡ.
β chia làm hai loại là β1 và β2. Thụ thể β1 phân phối ở cơ tim, các nút xoang,
nút nhĩ thất, khi hưng phấn sẽ gây tăng co bóp cơ tim, tăng tốc độ dẫn truyền
tăng nhịp tim và tăng trương lực cơ tim. Thụ thể β2 phân bố ở cơ trơn thành
mạch vành và mạch cơ xương, cơ Reissessen tiểu phế quản và các cơ trơn ở
thành ống tiêu hoá, cơ trơn tử cung và vách bàng quang. Khi β2 hưng phấn gây
giãn các cơ trơn, gây giãn mạch máu, giãn phế quản, giãn tử cung. Ngoài những
tác dụng trên, epinephrine còn có tác dụng trong chuyển hoá: tăng đường huyết,
tăng Kali máu, tăng acid béo máu, tăng tiêu thụ oxy. Hợp chất chủ yếu làm trung
gian cho các tác dụng này là AMPc. Thụ thể β1 và β2 đều gây tác dụng bằng
cách hoạt hóa men adenyl cyclase, nên làm tăng AMPc.

Bảng 1. Các tác dụng của hệ thần kinh thực vật trên các cơ quan của cơ thể.

NGUYÊN PHAN.MD.MSc – DEPARTMENT OF PHYSIOLOGY – TNU - 2024


BÀI GIẢNG SINH LÝ II

4.3.4. Thụ thể acetylcholine.


Dựa trên tính chất dược lý có thể chia thụ thể acetylcholine thành hai loại. Mặc
dù cùng là dây cholinergic, dẫn truyền bằng acetylcholine nhưng chỗ tận cùng
của neuron sau hạch cholinergic đáp ứng với muscarin, không đáp ứng với
nicotine, ngược lại ở tại hạch giao cảm hay chỗ tận cùng của neuron vận động
thần kinh trung ương chỉ có sự đáp ứng với nicotin mà không đáp ứng với
muscarin. Do đó, chia làm hai loại thụ thể muscarinic và nicotin. Thụ thể
muscarinic bị ức chế bởi atropine. Thụ thể nicotinic bị ức chế bởi curare.

Bảng 2. Các tác dụng của hệ phó giao cảm


4.3.5. Hiện tượng điện tại thụ thể.
Các dây adrenergic ảnh hưởng lên cơ trơn theo hai cách: (1) làm tăng tính thấm của
màng đới với Na+, làm cho tế bào bị khử cực từng phần, các điện thế này sẽ được cộng
hưởng lại tạo điện thế kích thích tại chỗ nối, kết quả làm cơ trơn bị kích thích; (2) làm
tăng tính thấm của màng tế bào đối với K+, K+ đi ra khỏi tế bào làm điện thế màng tế
bào bền vững (phân cực quá độ). Điện thế màng lúc này gọi là điện thế ức chế tại chỗ
nối.
4.4. Các phản xạ tự động
Các phản xạ tự động chính là sự điều hòa các chức năng nội quan của hệ thần kinh
tự chủ.
- Phản xạ tự động tim mạch: một số phản xạ tim mạch giúp điều hòa huyết áp
động mạch, cung lượng tim và nhịp tim như: áp thụ quan (Baroreceptors) nằm
trong thành của các động mạch lớn (bao gồm xoang động mạch cảnh và quai
động mạch chủ), khi chúng bị kích thích bởi sự tăng áp suất máu, hưng phấn
được truyền đến hành não làm kích thích trung tâm dây X (ức chế tim) ở hành
não làm tim đập chậm lại và huyết áp trở về bình thường. Mặt khác, các dấu hiệu

NGUYÊN PHAN.MD.MSc – DEPARTMENT OF PHYSIOLOGY – TNU - 2024


BÀI GIẢNG SINH LÝ II

được truyền tới thân não, ức chế xung động giao cảm tới tim và mạch máu, làm
áp suất động mạch giảm xuống, trở về bình thường.
- Phản xạ tự động tiêu hóa: phần trên cùng của ống tiêu hóa và trực tràng được
điều khiển chính bởi phản xạ tự động. Ngửi mùi thơm thức ăn hay có thức ăn
trong miệng, kích thích từ mũi và miệng tới dây phế vị, thiệt hầu và các nhân
nước bọt ở thân não, những kích thích này được truyền qua dây thần kinh phó
giao, đến các tuyến bài tiết nước bọt, dạ dày gây tiết dịch tiêu hóa, ngay cả khi
thức ăn chưa được đặt vào miệng. Tương tự, khi phân đầy trực tràng, ở phần
cuối của ống tiêu hóa xuất phát luồng xung động cảm giác do sức căng của trực
tràng, được đưa đến phần cùng của túy sống và là một tín hiệu phản xạ được đưa
trở lại qua phó giao cảm đến phần xa của ruột già, gây co bóp mạnh để tống phân
ra ngoài.
- Các phản xạ tự động khác: sự tống nước tiểu của bàng quang: khi bang quang
căng nước tiểu, kích thích đoạn tủy cùng gây co bóp bàng quang và giãn các cơ
vòng tạo nên sự đi tiểu. Các phản xạ tự động về tình dục: khi có kích thích tâm
lý hay kích thích cơ quan sinh dục, những kích thích đó gom lại ở phần tủy cùng,
gây phản xạ cương sinh dục và phóng tinh dịch ở nam giới. Ngoài ra, còn các
phản xạ điều tiết dịch tụy, tiết mật, tiết mồ hôi, nồng độ đường huyết và chức
năng cơ quan khác.
- Đáp ứng “báo động” hay “stress” của hệ thần kinh giao cảm: Khi cơ thể bị stress,
phần lớn hệ giao cảm bị kích thích cùng một lúc, sẽ gaya gia tăng hoạt động
nhiều chức năng trong cơ thể như: tăng huyết áp, lượng máu đến các cơ đang
hoạt động tăng, giảm lượng máu đến các cơ quan nội tạng và ngoại biên; tăng
chuyển hóa của các tế bào cơ thể, tăng đường huyết và tăng hoạt động tinh thần..
, tức là làm cho hoạt động chức năng các cơ quan tăng ở một mức độ cực đại. để
cơ thể chống lại các tác động vào cơ thể. Mục đích của giao cảm là cung cấp
năng lượng lớn cho cơ thể, trong tình trạng cơ thể bị tác động mạnh. Trong tình
trạng tăng hoạt động giao cảm, gọi là đáp ứng báo động hay stress. Đáp ứng này
có ý nghĩa tự vệ quan trọng.
4.5. Điều hoà hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
Hoạt động của hệ thần kinh thực vật mang tính tự động, song vẫn chịu sự điều khiển
chung của hệ thần kinh trung ương và hormone của một số tuyến nội tiết:
- Vùng dưới đồi:
Là trung tâm cao cấp của hệ thần kinh. Kích thích phần trước làm xuất hiện các biểu
hiện giống kích thích đối giao cảm. Kích thích phần sau có tác dụng giống kích thích
giao cảm.
- Các trung tâm thần kinh khác:
+ Hệ lưới:

NGUYÊN PHAN.MD.MSc – DEPARTMENT OF PHYSIOLOGY – TNU - 2024


BÀI GIẢNG SINH LÝ II

Cấu tạo lưới ở hành não, cầu não và não giữa có tác dụng điều hòa chức năng của
hệ thần kinh thực vật. Điều hòa huyết áp, nhịp tim, bài tiết các tuyến ở phần trên của
đường tiêu hóa, co thắt bàng quang…
+ Vỏ não:
Khi vỏ não hưng phấn quá độ như các trạng thái lo lắng sợ hãi… sẽ tác động đến hệ
thần kinh thực vật làm thay đổi nhịp tim, co giãn mạch máu…
+ Yếu tố thể dịch:
T3, T4 của tuyến giáp có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.
+ Stress tâm lý và thể xác kích thích hệ thần kinh giao cảm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Sinh lý học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Sinh lý học y khoa,
NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2022.
2. Guyton A.C. and Hall J.E. Textbook of Medical Physiology, 11 ed., Elsevier
th

Saunderss, 2004

NGUYÊN PHAN.MD.MSc – DEPARTMENT OF PHYSIOLOGY – TNU - 2024

You might also like