You are on page 1of 28

CHƯƠNG 9A: THẦN KINH-ON TẬP

https://loigiaihay.com/chuong-ix-than-kinh-va-giac-quan-e2678.html

BÀI 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH

CÂU 1-Mô tả cấu tạo và nêu rõ chức năng của nơron.


Mỗi nơron bao gồm:
+ Thân
+ Sợi nhánh (nhiều tua ngắn)
+ Sợi trục thường có bao miêlin (còn gọi là tua dài), tận cùng tua dài có các cúc xinap là nơi
tiếp giáp giữa các nơron này với các nơron khác hoặc cơ quan trả lời.

CÂU 2-Dựa vào hình 43-2, hãy hoàn chỉnh đoạn thông báo sau bằng cách điền các từ và
cụm từ não, tuỷ sống, bó sợi cảm giác và bó sợi vận động vào chỗ thích hợp.
Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
- Bộ phận trung ương có não và tuỷ sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não
tuỷ: Hộp sọ chứa não; tuỷ sống nằm trong ống xương sống.
- Nằm ngoài cùng trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có các dây thần kinh do
các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch
thần kinh (ở bó sợi thần kinh cảm giác, rễ sau). 
- Hệ thần kinh vận động (cơ xương) liên quan đến hoạt động của các cơ vân là hoạt động có
ý thức.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh
sản. Đó là những hoạt động không có ý thức.
-Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.

CÂU 3-Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron.


-Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.
-Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao
miêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron
khác hoặc với cơ quan trả lời. 
-Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

CÂU 4-Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới
hình thức sơ đồ.
Sơ đồ các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng được trình bày như sau:

CÂU 5-Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng
Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động với hệ thần kinh sinh dưỡng:
Hệ thần kinh vận động Hệ thần kinh sinh dưỡng
Chức năng Điều khiển hoạt động của hệ Điều hòa hoạt động của các
1
cơ xương liên quan đến các cơ quan sinh dưỡng và cơ
hoạt động của cơ vân. quan sinh sản liên quan
hoạt động cơ trơn
Hình thức hoạt động Hoạt động có ý thức Hoạt động không có ý thức

CÂU 6-Điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau bằng cách chọn các cụm từ thích
hợp trong số các cụm từ: dẫn truyền, cúc xináp, não bộ, cảm ứng, sợi trục, tủy sống, hệ
thần kinh sinh dưỡng, một thân, hệ thần kinh vận động, bao milêlin, hạch thần kinh
Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.
Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao
milêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron
khác hoặc với cơ quan trả lời. Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
Hệ thần kinh bao gồm não bộ, tủy sống (bộ phận trung ương), các dây thần kinh và hạch
thần kinh (bộ phận ngoại biên). Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần
kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

BÀI 44. THỰC HÀNH TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA TỦY SỐNG (liên quan đến cấu
tạo)

CÂU 1-Thu hoạch thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy
sống. Hảy rút ra nhận xét từ các thí nghiệm trên

Lời giải chi tiết

BÀI 45: DÂY THẦN KINH TỦY


CÂU 1-Cấu tạo của dây thần kinh tủy
I - Cấu tạo của dây thần kinh tủy
Có 31 đôi dây thần kinh tủy. Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm
giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh vận động, nối với tủy
sống bằng các rễ trước (rễ vận động). Chính các nhóm sợi liên quan đến các rễ này sau khi
đi qua khe giữa hai đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy (hình 45-1 và xem
lại hình 44-2).

2
Hình 45-1. Các rễ tủy và dây thần kinh tủy 1. Sợi hướng tâm ; 2. Rễ sau ; 3. Rễ trước ; 4. Sợi
li tâm ; 4 và 1 nhập lại thành dãy thần kinh tủy ; 5. Lỗ tủy (chứa dịch tủy)

Hình 45-2. Các rễ tủy


CÂU 2-Căn cứ vào kết quả thí nghiệm ở bảng 45 SGK, hãy rút ra kết luận về chức
năng của rễ tủy, rồi từ đó suy ra chức năng của dây thần kinh tủy.
Lời giải chi tiết
-Chức năng của rễ tủy: rễ trước dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương ra đến cơ quan
đáp ứng, rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về đến trung ương. Rễ trước
và rễ sau nhập lại thành dây thần kinh tủy.
-Chức năng của dây thần kinh tủy: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về
trung ương và dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến cơ quan đáp
ứng.

CÂU 3-Điền vào chỗ trống ở những câu sau bằng các thuật ngữ thích hợp:
lời giải chi tiết
Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm có các bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm
giác) và các bó sợi thần kinh li tâm (vận động) được nối với các tủy qua các rễ sau và rễ
trước.

CÂU 4-Tại sao nói: dây thần kinh tủy là dây pha? Giải thích?
Lời giải chi tiết
Dây thần kinh tủy là dây pha vì: các dây này gồm 2 loại sợi: các bó sợi thần kinh hướng tâm
(rễ cảm giác) nối với tủy sống qua rễ sau và các bó sợi thần kinh li tâm (rễ vận động) nối với
tủy sống bằng rễ trước.

CÂU 5-Trên một ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm
đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất?
Lời giải chi tiết
3
Để biết rễ nào còn, rễ nào mất thì tốt nhất là kích thích mạnh vào từng chi chi trước và lần
lượt kích thích mạnh từng chi sau.
- Nếu không co chi nào => Rễ sau (rễ cảm giác) chi đó bị đứt
- Nếu chi nào co => Rễ trước (rễ vận động) vẫn còn
- Nếu chi đó không co, các chi khác co => Rễ trước (rễ vận động) của chi đó đứt

BÀI 46: TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN


CÂU 1-Vị trí và các thành phần của não bộ

Hình 46-1. Não bộ bổ dọc


II. Cấu tạo và chức năng của trụ não
-Cũng như tủy sống, trụ não gồm chất trắng (ngoài) và chất xám (trong). Chất trắng là các
đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám. Chất xám
ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát các
dây thần kinh não. Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động và
dây pha (hình 46-2).
-Chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc
biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,do các nhân xám đảm nhiệm.
-Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và các
đường dẫn truyền xuống (vận động).
III. Não trung gian
-Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi.
-Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới
đi lên não.
-Các nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất
và điều hòa thân nhiệt.
IV. Tiểu não
-Tiểu não cũng gồm hai thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám.
-Chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.
-Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các
phần khác của hệ thần kinh (tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não).

4
Hình 46-3. Tiểu não

CÂU 2-Tìm hiểu hình 46-1 để hoàn chỉnh thông tin dưới đây:
Lời giải chi tiết
Trụ não tiếp liền với tuỷ sống. Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian. Trụ não
gổm hành não, cầu não và não giữa. Não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh
tư ở mặt sau. Phía sau trụ não là tiểu não.

CÂU 3-So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não với tuỷ sống để hoàn chỉnh bảng 46.
Bảng 46. Vị trí, chức năng của tuỷ sống và trụ não.

Lời giải chi tiết


Tủy sống Trụ não
Vị trí Chức năng Vị trí Chức năng
Bộ phận Chất xám Ở giữa hành Là căn cứ Thành phần Là căn cứ (trung
trung ương tủy (trung khu) các nhân khu) thần kinh
thần kinh xám
Chất trắng Bao quanh Dẫn truyền Bao phía Dẫn truyền và
chất xám dọc ngoài chất nối hai bán cầu
xám tiểu não
Bộ phận ngoại biên Dây thần kinh pha (31 đôi) 3a loại: Dây cảm giác, dây vận
động và dây pha (12 đôi)

CÂU 3-Để hiểu rõ chức năng của tiểu não, có thể tiến hành các thí nghiệm sau:
- Phá tiểu não chim bồ câu, con vật đi lảo đảo, mất thăng bằng.
- Phá hủy một bên tiểu não ếch cũng làm ếch nhảy, bơi lệch về phía bị huỷ tiểu não.
Qua các thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì về chức năng của tiểu não?
Lời giải chi tiết
Qua 2 thí nghiệm trên ta có thể kết luận về chức năng của tiểu não là: điều hòa và phối hợp
các cử động phức tạp của cơ thể.

CÂU 4-Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não
Lời giải chi tiết
Các bộ Trụ não Não trung gian Tiểu não
phận
Cấu tạo Gồm: hành tủy, cầu não và Gồm: đồi thị và dưới Vỏ chất xám nằm ngoài.
não giữa. đồi thị. Chất trắng là các đường
Chất trắng bao ngoài. Đồi thị và các nhân dẫn truyền liên hệ giữa
5
Chất xám là các nhân chất xám vùng dưới đồi là tiểu não với các phần
xám. chất xám. khác của hệ thần kinh.
Chức Điều khiển hoạt động của Điều khiển quá trình Điều hòa và phối hợp
năng các cơ quan sinh dưỡng: trao đổi chất và điều các hoạt động phức tạp.
tuần hoàn, tiêu hóa, hô hòa nhiệt.
hấp,...
CÂU 5-Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu
trong lúc đi.
Lời giải chi tiết
Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu
não. Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một
cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.
CÂU 6-
Bài tập 1
Tìm hiểu hình 46 – 1 SGK để hoàn chỉnh thông tin dưới đây:
Lời giải chi tiết:
Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian.
Trụ não gồm não giữa, cầu não và hành não. Não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ
não sinh tử ở mặt sau. Phía sau trụ não là tiểu não.
Bài tập 2
So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não với tủy sống để hoàn chỉnh bảng sau:
Lời giải chi tiết:
Tủy sống Trụ não
Vị trí Chức năng Vị trí Chức năng
Bộ phận Chất Nằm Là căn cứ (trung Nằm trong Điều khiển, điều hòa
trung xám trong khu) của các phản hoạt động của các nội
ương xạ không điều quan, đặc biệt là hoạt
kiện. động tuần hoàn, hô hấp,
tiêu hóa.
Chất Nằm Là các đường dẫn Nằm ngoài Làm nhiệm vụ dẫn
trắng ngoài truyền nối các căn truyền, bao gồm các
cứ trong tủy sống đường dẫn truyền lên
với nhau và với (cảm giác) và các
não bộ. đường dẫn truyền
xuống (vận động)
Bộ phận 31 đôi Nối các bó sợi 12 đôi dây Làm nhiệm vụ dẫn
ngoại dây thần thần kinh cảm giác thần kinh truyền lên (cảm giác)
biên (dây kinh pha và vận động với (cảm giác, và xuống (vận động)
thần tủy qua các rễ vận động, dây
kinh) trước và rễ sau pha)
Bài tập 3
Để hiểu rõ chức năng của tiểu não, có thể tiến hành các thí nghiệm sau:
- Phá tiểu não của chim bồ câu, con vật đi lảo đảo, mất thăng bằng.
- Phá hủy một bên tiểu não ếch cũng làm ếch nhảy, bơi lệch về phía bị hủy tiểu não.
Qua các thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận về chức năng của tiểu não là: 
Lời giải chi tiết:

6
Qua các thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận về chức năng của tiểu não là: Điều hòa, phối
hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
CÂU 7-
1. Xác định vị trí của não trung gian, các phần của trụ não và tiểu não.
2. Nêu chức năng chủ yếu của não trung gian, trụ não và tiểu não.
Lời giải chi tiết
1. Trụ não, tiểu não và não trung gian nằm dưới đại não.
2. Trụ não và não trung gian có những trung khu điều khiển các hoạt động sống quan trọng
như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, điều hòa quá trình trao đổi chất và thân nhiệt.
Tiểu não điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
CÂU 8-
Não trung gian Tiểu não
Gồm: Đồi thị và vùng dưới đồi. Vỏ chất xám nằm ngoài.
Đồi thị và các nhân xám ở vùng dưới đồi là Chất trắng nằm trong là các đường dẫn
chất xám. truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần
khác của hệ thần kinh.
Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức
hòa thân nhiệt. tạp.
Giữ thăng bằng cơ thể.
CÂU 9-Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não vào
bảng sau:

Trụ não Não trung gian Tiểu não


Cấu tạo Gồm: Hành tủy, cầu não và Gồm: Đồi thị và vùng Vỏ chất xám nằm
não giữa. Chất trắng bao dưới đồi. ngoài.
ngoài. Chất xám là các nhân Đồi thị và các nhân Chất trắng nằm trong
xám nằm trong. xám ở vùng dưới đồi là là các đường dẫn
chất xám không có chất truyền liên hệ giữa
trắng tiểu não với các phần
khác của hệ thần kinh.
Chức - Chất xám điều khiển hoạt -Điều khiển quá trình Điều hòa và phối hợp
năng động của các cơ quan sinh trao đổi chất và điều các hoạt động phức
dưỡng: tuần hoàn, tiêu hóa, hòa thân nhiệt. tạp.
hô hấp… -Không làm nhiệm vụ Giữ thăng bằng cơ thể.
-Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền
dẫn truyền.
Bài 47. ĐẠI NÃO

CÂU 1-Lý thuyết bài đại não


I. Cấu tạo của đại não
Cấu tạo bởi: chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại
não với nhau.
Ngoài ra, còn có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tủy
sống. Hầu hết các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống. Do đó mà tổn
thương ở một bên đại não sẽ làm tê liệt các phần thân bên phía đối diện.
II. Sự phân vùng chức năng của đại não
-Ở vỏ não có các vùng cảm giác và vận động có ý thức.
7
-Các vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở
mắt, tai, mũi, lưỡi, da và các thụ quan trong như ở cơ khớp và cho ta các cảm giác tương
ứng. Chẳng hạn: vùng thị giác ở thùy chẩm: vùng thính giác ở thùy thái dương, vùng cảm
giác ở hồi đỉnh lên (sau rãnh đỉnh).
-Vùng vận động nằm ở hồi trán lên (trước rãnh đỉnh).
-Ngoài ra, ở người còn xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) nằm gần vùng vận
động, đồng thời cũng hình thành vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, nằm gần vùng thính giác và
thị giác.

CÂU 1 - Dùng các thuật ngữ thích hợp có trên hình đã quan sát, điển vào chỗ trống trong
những câu dưới đây để hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo (ngoài và trong) của đại não.
Lời giải chi tiết
Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa. Bề mặt của đại não
được phủ bởi một lớp chất xám làm thành vỏ não.
Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh. Làm tăng diện tích bề mặt vỏ
não (nơi chứa thân của các nơron) lên tới 2300 - 2500cm 2. Hơn 2/3 bề mặt của vỏ não nằm
trong các khe và rãnh, vỏ não chỉ dày khoảng 2 -3 mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình
tháp.
Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thuỳ. Rãnh đỉnh ngăn cách thuỳ trán và thuỳ đỉnh,
rãnh thái dương ngăn cách thuỳ trán và thùy đỉnh với thuỳ thái dương. Trong các thuỳ, các
khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não.
 Dưới võ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân nền (nhân dưới vỏ).

CÂU 2-Dựa vào các thông tin trên, đối chiếu với hình 47- 4 sgk, hãy chọn các số tương
ứng với các vùng chức năng để điền vào chỗ trống:
a) Vùng cảm giác-b) Vùng vận động-c) Vùng hiểu tiếng nói-d) Vùng hiểu chữ viết
e) Vùng vận động ngôn ngữ (nói và viết)-g) Vùng vị giác-h) Vùng thính giác
i) Vùng thị giác
Lời giải chi tiết a-3;    b-4;     c-6;     d-7;    e-5;   g-8;     h-2;     i-1.

CÂU 3-Hãy vẽ sơ đồ đại não nhìn từ bên ngoài và trình bày hình dạng cấu tạo ngoài

8
Lời giải chi tiết
- Hình dạng, cấu tạo ngoài cùa đại não:
Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa. Bề mặt đại não được
phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não. Bề mặt vỏ não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và
rãnh làm tăng diện tích mặt vỏ đại não.
Hơn 2/3 bề mặt não nằm trong khe và rãnh, vỏ đại não dày khoàng từ 2 -3mm, gồm 6 lớp,
chủ yếu là các tế bào hình tháp.
Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thuỳ. Rãnh đỉnh ngăn cách thuỳ trán với thuỳ đỉnh.
Rãnh thái dương, ngăn cách thuỳ trán và thuỳ đinh với thuỳ thái dương. Trong các thuỳ, các
khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não.
Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân nền.

CÂU 4-Mô tả cấu tạo trong của đại não.


Lời giải chi tiết
Đại não có cấu tạo: gồm 2 nửa bán cầu đại não trùm lên các phần khác của não (trụ não, não
trung gian và tiểu não).
* Cấu tạo:
- 1 rãnh giữa, sâu, chia đại não thành 2 nửa.
- Mỗi nửa có 3 rãnh (thái dương, đỉnh, thẳng góc) chia não thành 4 thuỳ (trán, đỉnh, thái
dương, chẩm).
- Nhiều khe chia các thuỳ thành các khúc cuộn làm diện tích mặt ngoài của não đạt tới 2300 -
2500 cm2.
-Chất xám ở ngoài tạo thành vỏ não chứa tới hàng trăm tỉ nơron, gồm 3 loại: nơron cảm giác,
nơron vận động và nơron liên lạc.
- Trong não còn có các nhân xám là các trung khu dưới vỏ nằm trong chất trắng. Chất trắng
ở trong là các đường thần kinh liên hệ với các phần dưới não và liên hệ giữa hai nửa não với
nhau.

CÂU 5-Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của
người so với động vật khác trong lớp thú.
Lời giải chi tiết
Đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hóa hơn động vật thuộc lớp Thú được
thể hiện: 
-Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú.
-Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn).
-Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có
các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).

9
CÂU 6
Bài tập 1
Dùng các thuật ngữ thích hợp có trên hình 47 – 1, 2, 3 SGK đã quan sát, điền vào chỗ trống
trong những câu dưới đây để hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo (trong và ngoài) của đại não:
Lời giải chi tiết:
Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa.
Bề mặt của đại não được che phủ bởi một lớp chất xám làm thành vỏ não. Bề mặt của đại
não có nhiều nếp gấp, đó là các rãnh và khe làm tăng diện tích bề mặt vỏ đại não (nơi chứa
thân của các nơron) lên tới 2300 – 2500cm2. Hơn 2/3 bề mặt của não là nằm trong các khe
và rãnh. Vỏ đại não chỉ dày khoảng 2 – 3 mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.
Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy. Rãnh đỉnh ngăn cách thùy đỉnh và thùy trán;
Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh với thùy thái dương. Trong các thùy, các
khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não.
Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân nền (nhân dưới vỏ não).
Bài tập 2
Dựa vào các thông tin trong bài, đối chiếu với hình 47 – 4 (SGK), hãy chọn các số tương ứng
với các vùng chức năng để điền vào ô trống:
Lời giải chi tiết:
a) Vùng cảm giác – 3/b) Vùng vận động – 4/c) Vùng hiểu tiếng nói – 6/d) Vùng hiểu chữ
viết - 7
e) Vùng vận động ngôn ngữ (nói và viết) – 5/g) Vùng vị giác – 8/h) Vùng thính giác – 2/i)
Vùng thị giác - 1

CÂU 7-Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống trong những câu sau:
Lời giải chi tiết
Đại não là phần phát triển nhất ở người. Đại não gồm: chất xám tạo thành vỏ não là trung
tâm của các phản xạ có điều kiện; chất trắng nằm dưới vỏ não là những đường thần
kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh. Trong
chất trắng còn có các nhân nền. Nhờ các rãnh và khe do sự gấp nếp của vỏ não, một mặt
làm cho diện tích bề mặt của vỏ não tăng lên, mặt khác chia não thành các thùy và các hồi
não, trong đó có các vùng cảm giác và vận động, đặc biệt là vùng vận động ngôn ngữ và
vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.

CÂU 9 Vẽ sơ đồ đại não và trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài.

Lời giải chi tiết

Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa
Cấu tạo ngoài:
10
 Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa: bán cầu não trái, bán cầu não phải
 Rãnh đỉnh, rãnh thái dương và khe não chia đại não thành 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy
chẩm, thùy thái dương
 Các rãnh và các khúc cuộn não làm tăng diện tích bề mặt não bộ
 Dưới vỏ não là chất trắng trong đó chứa các nhân nền (nhân dưới vỏ).

CÂU 10-Mô tả cấu tạo trong của đại não.


Lời giải chi tiết
Đại não gồm:
- Chất xám tạo thành vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện.
- Chất trắng nằm dưới vỏ não là những đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và
vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh. Trong chất trắng còn có các nhân nền.
- Ngoài ra, còn có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não với tủy
sống. Hầu hết các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống.

CÂU 11-Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ tiến hóa
so với các động vật khác trong lớp Thú.
Lời giải chi tiết
Đặc điểm của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp
Thú là:
- Cấu tạo:
   + Đại não người phát triển rất mạnh, khối lượng lớn, phủ lên tất cả các phần còn lại của bộ
não.
   + Diện tích của vỏ não cũng tăng lên rất nhiều do có các rãnh và các khe ăn sâu vào bên
trong, là nơi chứa số lượng lớn nơron.
- Chức năng: Vỏ não người còn xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) nằm gầm
vùng vận động, đồng thời cũng hình thành vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, nằm gần vùng
thính giác và thị giác.

BÀI 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG

CÂU 1-Lý thuyết bài hệ thần kinh sinh dưỡng


I. Cung phản xạ sinh dưỡng

11
Hình 48-1. Cung phản xạ
A. Cung phản xạ vận động; B. Cung phản xạ dinh dưỡng do bộ phận thần kinh giao cảm phụ
trách làm giảm như động ruột

Hình 48-2. Cung phản xạ điều hòa hoạt động tim (phản xạ sinh dưỡng) do bộ phận thần kinh
đối giao cảm phụ trách làm giảm nhịp tim
II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
Hệ thần kinh sinh dưỡng cũng gồm phần trung ương nằm trong não, tủy sống và phần ngoại
biên là các dây thần kinh và hạch thần kinh, nhưng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao
cảm vẫn có những sai khác (xem bảng sau kết hợp với hình 48-3A và B). 
Bảng 48-1. So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm

III. Chức năng của hệ sinh dưỡng

12
Hình 48-3. Hệ thần kinh sinh dưỡng
A. Phân hệ giao cảm; B. Phân hệ đối giao cảm
CÂU 2-Quan sát kĩ hình 48-1 và 48-2 SGK cùng các chú thích trên hình rồi trả lời các
câu hỏi sau:
- Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu?
- So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động.
Lời giải chi tiết
- Trung khu (bộ phận trung ương) của các phản xạ vận động và sinh dưỡng đều nằm trong
chất xám, nhưng trung khu của phản xạ sinh dưỡng nằm trong sừng bên của tủy sống và
trụ não.
- So sánh cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng:
Cung phản xạ vận động Cung phản xạ sinh dưỡng
Trung khu Nằm trong chất xám Nằm trong chất xám ở sừng bên
của tủy sống và trụ não.
Đường hướng tâm Gồm 1 nơron liên hệ với trung Gồm 1 nơron liên hệ với trung khu
khu ở sừng sau chất xám ở sừng sau chất xám
Đường li tâm Chỉ có 1 nơron chạy thẳng từ Gồm 2 nơron tiếp giáp nhau trong
sừng trước chất xám tới cơ các hạch thần kinh sinh dưỡng
quan đáp ứng.
Điều khiển Hoạt động của nội quan? Hoạt động của các cơ?

Sơ đồ cung phản xạ vận động:

CÂU 3-Trình bày điểm khác nhau giữa phân hệ giao cảm và đối giao cảm.
Lời giải chi tiết

13
Cấu tạo Phân hệ giao cảm Phân hệ đối giao cảm
Trung ương Các nhân xám ở sừng bên tuỷ Các nhân xám ở trụ não
sống (từ đốt tuỷ ngực I đến và đoạn cùng tuỷ sống
đốt tuỷ thắt lưng III)
Ngoại biên gồm: Hạch thần Chuỗi hạch nằm gần cột sống Hạch nằm gần cơ quan
kinh (nơi chuyển tiếp nơron) (chuỗi hạch giao cảm) xa cơ phụ trách
quan phụ trách.
Nơron trước hạch (sợi trục có Sợi trục ngắn Sợi trục dài
bao miêlin)

Nơron sau hạch (không có Sợi trục dài Sợi trục ngắn
bao miêlin)

CÂU 4-Căn cứ vào hình 48.3 và 48.2, em có thể nhận xét gì về chức năng của 2 phân hệ
giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì trong đời sống.
Lời giải chi tiết
Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập đối với hoạt động của các cơ
quan sinh dưỡng, chính nhờ đó mà điều hoà được hoạt động của chúng phù hợp với nhu cầu
của cơ thể từng lúc, từng nơi.

CÂU 5-Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao
cảm và đối cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.
Lời giải chi tiết
Sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 bộ phận giao cảm và đối
giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.
* Sự giống nhau:
- Đều có trung ương là nhân xám.
- Điều hòa hoạt động phù hợp với nhu cầu cơ thể, từng lúc, từng nơi.
* Sự khác nhau: Xem hình 4.83 SGK

Bộ phận giao cảm Bộ phận đối giao cảm


Trung ương Nhân xám ở sừng bên tùy sống Nhân xám ở trụ não và
(từ đối sống ngực I đến đốt tủy sừng bên đoạn cùng tủy
thắt lưng III) sống
Hạch thần kinh Chuỗi hạch nằm dọc 2 bên cột Hạch nằm xa trung ương
sống hoặc các hạch trước cột (gần cơ quan phụ trách)
sống, xa cơ quan phụ trách
Nơron trước hạch (có Sợi trục ngắn Sợi trục dài
bao miêlin)
Nơron sau hạch (không Sợi trục dài Sợi trục ngắn
có bao miêlin)
Chức năng -Tăng lực và nhịp cơ tim -Giảm lực và nhịp cơ tim
-Dãn phế quản nhỏ -Co phế quản nhỏ
-Giảm nhu động ruột -Tăng nhu động ruột
-Co mạch máu ruột, da, dãn mạch -Dãn mạch máu ruột, da,
máu cơ co mạch máu cơ
-Giảm tiết nước bọt -Tăng tiết nước bọt

14
-Dãn đồng tử -Co đồng tử
-Dãn cơ bóng đái -Co cơ bóng đái

CÂU 6-Hãy trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp
sau:
- Lúc huyết áp tăng cao.
- Lúc hoạt động lao động.
Lời giải chi tiết
Điều hòa tim mạch bằng phản xạ sinh dưỡng trong các trường hợp:
* Lúc huyết áp tăng cao:
Các thụ quan bị kích thích làm xuất hiện xung thần kinh truyền về trung ương phụ trách tim
mạch nằm trong các nhân xám (thuộc bộ phận đối giao cảm), theo dây li tâm (dây thần kinh
X hay dây mê tẩu) tới tim làm giảm nhịp co và lực co đồng thời làm dãn các mạch da và
mạch ruột gây hạ huyết áp.
* Hoạt động lao động:
Khi lao động xảy ra sự ôxi hóa đường glucôzơ dễ tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời
sản phẩm phân hủy quá trình này là CO2 tích lũy dần trong máu
(H+ được hình thành do:

H+ sẽ kích thích thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm, truyền về trung khu hô hấp và
tuần hoàn nằm trong hành tủy, truyền tới trung khu giao cảm và theo dây giao cảm đến tim,
mạch máu đến cơ làm tăng nhịp, lực co tim và mạch máu đến cơ dãn ra để cung cấp ôxi cần
cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan
bài tiết).
CÂU 7
Bài tập 1
1. Quan sát hình 48-1,2 SGK cùng các chú thích trên hình, cho biét trung khu của các phản
xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu ?
2. So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động.
Lời giải chi tiết:
1. Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở chất xám. Trong đó,
trung khu vận động nằm trong chất xám của tủy sống. Trung khu phản xạ sinh dưỡng nằm
trong chất xám của tủy sống và trụ não.
2. Hoàn thành bảng
- Giống nhau: Đều nằm trong chất xám.
- Khác nhau:
Cung phản xạ vận động Cung phản xạ sinh dưỡng
Nằm ở sừng bên của tủy sống. Nằm ở sừng sau của tủy sống.
Nằm trong chất xám của trụ não. Không nằm trong trụ não.
Điều khiển hoạt động của nội quan. Điều khiển hoạt động của các cơ.

Bài tập 2
Trình bày rõ sự khác nhau giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm vào bảng sau (có thể
thể hiện bằng sơ đồ)
15
Lời giải chi tiết:
 
Cấu tạo Phân hệ giao cảm Phân hệ đối giao cảm
Trung ương Các nhân xám ở sừng bên Các nhân xám ở trụ
tủy sống (từ đốt tủy ngực I não và đoạn cùng tủy
đến đốt tủy thắt lưng III) sống
Ngoại biên gồm: Chuỗi hạch nằm gần cột Hạch nằm gần cơ quan
- Hạch thần kinh (nơi chuyển tiếp sống (chuỗi hạch giao cảm) phụ trách
noron) xa cơ quan phụ trách. Sợi trục dài
- Noron trước hạch (sợi trục có Sợi trục ngắn Sợi trục ngắn
bao miêlin) Sợi trục dài
- Noron sau hạch (không có bao
miêlin)

Bài tập 3
Căn cứ vào hình 48 – 3 SGK và bảng 48 – 2 SGK, em có nhận xét gì về chức năng của hai
phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống?
Lời giải chi tiết:
- Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm tuy có tác động đối lập nhau nhưng nhờ sự phối hợp
và điều hoà hoạt động của hai phân hệ đối với hoạt động của các nội quan nên đảm bảo sự
thống nhất trong hoạt động của cơ thể và thích nghi với những đổi thay của môi trường.
- Nếu có sự mất cân bằng trong hoạt động của hai phân hệ sẽ dẫn dến tình trạng bệnh lí.

CÂU 8-Dựa vào kết quả của bài tập 2 và 3 trên, em hãy rút ra kết luận chung về cấu tạo và
chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng (đối chiếu với phần ghi nhớ trong khung của bài
trong SGK, xem cần phải điều chỉnh gì trong kết luận của em).
Lời giải chi tiết
Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm 2 phân hệ: giao cảm và đối giao cảm.
- Phân hệ giao cảm có trung ương nằm ở nhân xám thuộc sừng bên tủy sống (từ đốt tủy ngực
I đến đốt tủy thắt lưng III). Các nơron trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm và tiếp cận với
nơron sau hạch.
- Phân hệ đối giao cảm có trung ương là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống. Các
nơron trước hạch đi tới các hạch đối giao cảm (nằm cạnh cơ quan) để tiếp cận các nơron sau
hạch. Các sợi trước hạch của cả 2 phân hệ đều có bao miêlin, còn các sợi sau hạch không có
bao miêlin.
Chức năng: Nhờ tác dụng đối lập của 2 phân hệ mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được
hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim và các tuyến).

CÂU 9-Em hãy đánh dấu × vào ô phát biểu đúng về chức năng của phân hệ giao cảm đối
với các cơ quan sau đây:
Lời giải chi tiết
1. Tim:  x a) Tăng lực và nhịp cơ
b) Giảm lực và nhịp cơ
2. Phổi: x c) Dãn phế quản nhỏ

16
d) Co phế quản nhỏ
3. Ruột: x e) Giảm nhu động
g) Tăng nhu động
4. Mạch máu ruột: x h) Co
i) Dãn
5. Mạch máu đến cơ: x k) Dãn
l) Co

==================================================================
================

SÁCH BÀI TẬP PHẦN THẦN KINH

CÂU 1-Nêu đặc điểm cấu tạo của một nơron điển hình mà em biết.
Lời giải chi tiết
Hệ thần kinh ở người có khoảng 1000 tỉ (1012) nơron, riêng vỏ não có khoảng 100 tỉ (1011)
nơron.
Hình dạng và kích thước của nơron có thể khác nhau tuỳ loại và tuỳ các bộ phận. Một nơron
điển hình bao gồm: thân nơron, các sợi nhánh và một sợi trục dài, tận cùng bằng các chuỳ
xináp.
- Thân nơron có 1 nhân, trong đó có nhân con, xung quanh là tế bào chất chứa các ti thể, thể
Gôngi, mạng lưới nội chất hạt và một bộ xương trong (gồm các vi ống và xơ thần kinh) phân
chia mạng lưới nội chất hạt thành các vùng sẫm màu gọi là thể Nissl (thể Nis) nên nơi tập
trung thân nơron và các sợi nhánh thường có màu xám gọi là chất xám (vỏ não, trung ương
tuỷ...). Nơron được phân hoá từ rất sớm trong quá trình phát triển phôi thai và cũng sớm mất
đi khả năng phân chia vì thiếu trung thể, nhưng phần lớn có đời sống rất dài và hoạt động
cùng với tuổi thọ của con người.
- Từ thân toả ra các sợi nhánh, số lượng có thể tới hàng ngàn và là nơi tiếp nhận các thông
tin từ các nơron khác chuyển tới qua các chuỳ xináp. Một nơron của tế bào tháp ở vỏ não có
chừng 40000 xináp, từ các nơron khác phân bố tới Một nơron vận động ở tuỷ sống cũng tiếp
nhận khoảng 10000 xináp từ các nơron khác gửi tới (trong đó chừng 8000 xináp tiếp cận với
các sợi nhánh, chi có khoảng 2000 xináp tiếp cận với thân nơron).
- Thân tiếp cận với sợi trục thông qua gò axon. Sợi trục thường dài, độ dài có thể thay đổi từ
vài mm đến hơn 1 m. Phần lớn các sợi trục đều có bao miêlin, trừ các sợi trục của các nơron
sau hạch thuộc hệ thần kinh sinh dưỡng là sợi trần. Các sợi trục có bao miêlin tập hợp thành
chất trắng trong trung ương thần kinh và phần lớn các dây thần kinh ngoại biên. Tận cùng
các sợi trục là các chuỳ xináp, trong có các bóng xináp chứa một chất môi giới hoá học hay
chất truyền tin thần kinh xác định.

CÂU 2-Hệ thần kinh ở người bao gồm những bộ phận nào ?
(Có thể trình bày khái quát dưới dạng sơ đồ)
 Lời giải chi tiết
17
Sơ đồ các bộ phận của hệ thần kinh ở người :

CÂU 3-Nêu những đặc điểm của hệ thẩn kinh ở người thể hiện sự tiến hóa vươt hẳn các
động vật thuộc lớp Thú.
Lời giải chi tiết
Hệ thần kinh ở các động vật có vú thuộc lớp Thú trong đó có cả con người đại thể giống
nhau về các thành phần cấu tạo, gồm bộ não, tuỷ sống, và các dây thần kinh; nhưng não
người phát triển hơn não của động vật và có hiện tượng đầu hoá rất rõ, nghĩa là:

- Tỉ lệ giữa não và tuỷ sống tăng dần, - Nếu xét tỉ lệ khối lượng não với
thể hiện mức độ tiến hoá của tổ chức khối lượng cơ thể thì ở:
thần kinh giữa các động vật.

Động vật Tỉ lệ não/tuỷ Động vật Tỉ lệ não/khôi


lượng cơ thể
Rùa 1 Cá voi 1/2000
Cừu, bò, ngựa 2,5 Voi 1/500
Mèo 3 Sư tử 1/500
Chó 5 Chó 1/250
Hắc tinh tinh 15 Hắc tinh tinh 1/100
Người 45 Người 1/45

18
Sự tiến hoá của bộ não người không chỉ thể hiện ở sự tăng kích thước và khối lượng so với
khối lượng cơ thể mà còn ở sự tăng diện tích bề mặt của vỏ não nhờ các khe, rãnh ăn sâu vào
bên trong: chỉ có 1/3 bề mặt não lộ ra ngoài, còn 2/3 nằm sâu trong các khe, rãnh làm tổng
diện tích vỏ não lên tới 220000mm2, với chiều dày trung bình là 2 - 3mm chứa tới 100 tỉ
nơron.

CÂU 4-Trình bày những thí nghiệm tìm hiểu chức năng của chất trắng và chất xám
trong cấu tạo của tuỷ sống.
Lời giải chi tiết
Thí nghiệm được tiến hành trên ếch.
Muốn tìm hiểu chức năng của các thành phần cấu tạo nên tuỷ sống, cần tiến hành theo các
bước sau:
Bước 1. Trước hết phải loại trừ ảnh hưởng của não bằng cách huỷ não với dùi huỷ tuỷ (tiến
hành như huỷ tuỷ nhưng quay ngược mũi kim lên phía não sau khi đã xuyên qua da vào hố
khớp đầu cổ).
Bước 2. Tìm hiểu chức năng của chất trắng:
Kích thích nhẹ vào chi sau rồi chi trước, sau đó kích thích mạnh vào chi sau rồi chi trước.
Quan sát và ghi lại phản ứng của ếch trong các trường hợp trên với mức độ kích thích yếu,
mạnh khác nhau. Từ đó sơ bộ rút ra nhận xét mang tính giả định. Cụ thể sẽ quan sát thấy:
- Khi kích thích nhẹ chi nào chi ấy co; nhưng khi kích thích mạnh các chi dưới thì các chi
trên cũng co và ngược lại khi kích thích các chi trên thì chi dưới cũng co (quy ước trên dưới
vì ếch thí nghiệm được treo trên giá).
- Kết quả trên cho phép suy đoán rằng: Giữa các căn cứ (trung khu) tiếp nhận và điều khiển
co chi dưới có liên quan đến các căn cứ điều khiển chi trên và ngược lại các căn cứ tiếp nhận
và điều khiển chi trên cũng có liên quan đến các căn cứ điều khiển hoạt động của chi dưới
thông qua các đường dẫn truyền dọc do các sợi trục có bao miêlin, tạo nên chất trắng trong
tuỷ sống, thực hiện.
- Suy đoán (hay dự đoán) trên mới chỉ mang tính chất giả định, cần được chứng minh bằng
thí nghiệm: cắt ngang chất trắng trong tuỷ sống làm sao để không ảnh hưởng tới các căn cứ
điều khiển các chi trên cũng như chi dưới (nghĩa là phải cắt ở một vị trí xác định giữa đôi
dây thần kinh da giữa lưng thứ I và thứ II ứng với giữa đốt sống thứ IV và V bằng một lưỡi
dao nhọn và sắc).
- Sau đó lần lượt kích thích mạnh các chi sau, rồi chi trước: sẽ không cho kết quả như trước
khi cắt, nghĩa là kích thích chi dưới thì chí có chi dưới co và khi kích thích các chi trên thì
chỉ có chi trên co (nếu vết cắt đủ sâu để cắt đứt hoàn toàn các đường liên hệ trong chất
trắng). Như vậy, dự đoán hay giả định trên đã được khẳng định.
Bước 3. Tìm hiểu chức năng của chất xám tuỷ sống (tức căn cứ điều khiển hoại động của các
chi).
Huỷ 1 trong 2 căn cứ điều khiển chi trên hoặc chi dưới.
- Nếu huỷ căn cứ điều khiển chi trên thì chắn lưỡi dao vào vết cắt ngang ở cuỏì bước 2, rồi
luồn kim huỷ tuỷ vào ống tuỷ ở trên dao chắn và kích thích mạnh thì chi trên không co nữa
vì căn cứ nằm trong chất xám đã bị phá huỷ.
- Nếu huỷ căn cứ điều khiển chi dưới thì luồn kim huỷ tuỷ, luồn qua vết cãỉ ngang xuyên vào
ống tuỷ để huỷ tuỷ rồi kích thích mạnh, thì các chi sau sẽ không co nữa. Đó cũng là điều
muốn chứng minh.

CÂU 5-Hãy nêu dự kiến các bước tiến hành trong thí nghiệm để phát hiện các rể tuỷ liên

19
quan đến dây thẩn kinh tuỷ đi tới các chi sau ếch xem rễ nào còn, các rễ nào đã bị đút khi em
Quân mở các cung đốt sống để tìm các rễ tuỷ chuẩn bị cho thầy, cô tiến hành thí nghiệm "tìm
hiểu vể chúc năng của dây thẩn kinh tủy".
Lời giải chi tiết
Điều đã biết qua bài học:
- Chức năng của chất trắng trong tuỷ sống là liên hệ giữa các căn cứ điều khiển các chi dưới
với trên và ngược lại.
- Rễ sau là rễ cảm giác, dẫn truyền xung hướng tâm và rề trước là rễ vận động dẫn truyền
xung li tâm.
- Dựa trên những hiểu biết đó, ta có thể đề ra các phương án dự kiến thí nghiệm để tìm xem
rễ nào còn, rễ nào mất giúp Quân trước khi đưa lên lớp để thầy minh hoạ cho bài dạy.
- Phương án 1. Kích thích các chi sau, có thể xảy rạ các trường hợp sau:
a) Kích thích chi sau bên phải:
- Không chi nào co cả —> kết luận: rễ sau chi sau bên phải đứt.
- Chi sau bên phải và trái đều co: rễ sau bên phải, cả rễ trước đi tới hai chi đó đều còn.
- Chỉ có chi sau bên phải hoặc bên trái co: rễ sau bên phải còn và chi bên nào co chứng tỏ chi
bên đó còn rễ trước, nhưng chưa biết rễ sau chi bên trái còn không ?
b) Phải tiếp tục kích thích chi sau bên trái:
Nếu còn thấy một trong các chi nào đó co chứng tỏ rễ sau bên trái chưa đứt.
c) Nếu kích thích cả hai chi sau đều không thấy chi nào co thì chỉ có thể kết luận các rễ sau
đã bị đứt hết; vậy các rễ trước còn hay đứt? Muốn biết rõ phải tiếp tục bước d.
d) Kích thích mạnh chi trước, xung sẽ truyền theo chất trắng xuống các căn cứ điều khiển chi
sau, nếu rễ vận động bên nào còn thì chi bên đó sẽ co.
- Phương án 2. Đơn giản hơn nhiều, chỉ cần:
a) Kích thích ngay chi trước thật mạnh, chi sau bên nào co chứng tỏ rễ vận động tương ứng
với chi bên đó vẫn còn, chưa bị đứt.
b) Tiếp đó lần lượt kích thích mạnh các chi sau để xem rễ sau bên nào còn, bên nào đứt? Nếu
còn, ếch sẽ phản ứng, nếu đã bị đứt, sẽ không gây phản ứng ở ếch.

CÂU 6-Phân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng.
Lời giải chi tiết
Có thể phân biệt cung phản xạ vận động với cung phản xạ sinh dưỡng qua sơ đồ sau :

Sai khác cơ bản giữa hai cung phản xạ này là:


- Cung phản xạ vận động có đường thần kinh li tâm là nơron đi thẳng từ trung ương thần
kinh tới cơ quan đáp ứng (các cơ vân).
- Cung phản xạ sinh dưỡng, đường thần kinh li tâm từ trung ương thần kinh tới cơ quan đáp
ứng bao gồm 2 nơron là nơron trước hạch và nơron sau hạch liên hệ với nhau tại hạch thần
kinh sinh dưỡng.

CÂU 7-So sánh bộ phận thần kinh giao cảm với bộ phận thần kinh đối giao cảm và nêu rõ
mối quan hộ giữa hai bộ phận thần kinh trong hoạt động của hộ thần kinh sinh dưỡng.
20
Lời giải chi tiết
Bảng so sánh dưới đây sẽ cho thấy sự khác nhau trong cấu tạo giữa hai bõ phận giao cảm và
bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng. 

 
Mối quan hệ : Hai bộ phận giao cảm và đối giao cảm tuy có tác dụng đối lập nhau nhưng
giữa chúng có sự phối hợp và tự điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng trong mọi hoạt động
sinh lí của các cơ quan nội tạng (tăng cường khi có nhu cầu và giảm để trở lại hoạt động bình
thường khi nhu cầu được thoả mãn)

Chương IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron.

Trả lời:

1/ Cấu tạo: Nơ ron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinhVẽ theo hình 6-1 trg 20 – SGK

- Thân chứa nhân

- Từ thân có nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin, các bao mielin
được ngăn cách bằng các eo Răngviê. Tận cùng sợi trục có các cúc xinap là nơi tiếp giáp
giữa các nơ ron này với nơ ron khác hoặc với cơ quan trả lời.

2/ Chức năng cơ bản của nơron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

- Cảm ứng là khả năng tiếp mhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình
thức phát sinh xung thần kinh

- Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất đinh
từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơ ron và truyền dọc theo sợi trục

Câu 2: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới
hình thức sơ đồ?

Trả lời:

1/ Xét về mặt cấu tạo:

21
* Xét về cấu tạo:
Não (chất xm ngồi, chất trắng trong)

Boä phaän
trung öông
Tủy (chất trắng ngoài, chất xám trong)

Heä
thaàn
kinh Daây thần kinh

Bộ phận ngoại
biên
Hạch thần kinh

* Xeùt veà maët chöùc naêng:

Heä thaàn kinh vaän ñoäng : Ñieàu khieån hoạt động hệ cơ xương
(phaân hệ)
Heä
thaàn
kinh Hệ thần kinh sinh dưỡng : Ñieàu hoøa hoạt động của các cơ quan nội tạng
(phaân hệ)

Caâu 3: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

Traû lôøi:

Dây thần kinh là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận
động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước. rễ sau là rễ cảm giác và rễ trước là rễ
vận động.

Caâu 4: Lập bảng so sánh cấu tạo và chúc năng trụ não, não trung gian và tiểu não.

Traû lôøi:

Caùc bộ
phận Trụ não Não trung gian Tiểu não

Đặc điểm
Cấu tạo Gồm: Hành não, cầu não Gồm : Đồi thị và dưới Vỏ chất xám nằm
và não giữa. đồi thị ngoài.
Chất trắng bao ngoài Đồi thị và các nhân xám Chất trắng là các

22
Chất xám là các nhân vùng dưới đồi là chất đường dẫn truyền liên
xám xám. hệ tiểu não với các
phần khác của hệ thần
kinh
Chức năng Điều khiển hoạt động của Điều khiển quá trình Điều hòa và phối hợp
các cơ quan sinh dưỡng: trao đổi chất và điều các hoạt động phức
tuần hoàn, tiêu hóa, Hô hòa thân nhiệt. tạp.
hấp…
Caâu 5: So saùnh cấu tạo và chức năng của trụ não với tủy sống.

Trả lời:

Tuỷ sống Trụ não

Vị trí Chức năng Vị trí Chức năng

Ở giữa tuỷ sống Là căn cứ Ở trong phân thành Căn cứ thần kinh
Bộ Chất xám thành dải liên thần kinh các nhân xám
phận tục
trung Bao quanh chất Dẫn truyền Bao ngoài các Dẫn truyền dọc và
ương Chất
xám dọc nhân xám nối 2 bán cầu tiểu
trắng
não

Bộ phận ngoại 31 đôi dây thần kinh pha 12 đôi gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận
biên (dây TK) động, dây pha

Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo của đại não? Nêu rõ những dặc điểm tiến hoá thể hiện ở
cấu tạo của đại não?

Trả lời:

* Trình bày đặc điểm cấu tạo của đại não

- Đại não người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa

- Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não.

- Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rảnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ
não lên tới 2300- 2500 cm2

- Hơn 2/3 bề mặt của não nằm trong các khe và rảnh

-Võ não dày 2-3mm, gồm 6lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.

- Các rảnh: rảnh đỉnh, rảnh thái dương, rảnh thẳng góc chia đại não thành các thùy: Thùy
trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương.

- Trong mỗi thùy có các khe hẹp và cạn hơn chia thành các hồi não

23
- Dưới võ não là chất trắng, tập hợp thành các đường dẫ truyền thần kinh nối các phần khác
nhau của đại não và nối đại não với tủy sống và các phần não khác

* Tiến hóa của đại não người:

Đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hóa hơn động vật thuộc lớp thú được
thể hiện:

- Khối lượng não so với cơ thể, ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú.

- Vỏ não cú nhiều khe và rónh làm tăng bề mặt chứa các noron ( khối lượng chất xám lớn)

- Não người ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các não thuộc lớp Thú, còn có
các trung khu cảm giỏc và vận động ngôn ngữ ( nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).

Câu 7: Giải thích cấu tạo và chức năng của tiểu não? So sánh tiểu não với tuỷ sống về
cấu tạo và chức năng?

Trả lời:

1. Cấu tạo và chức năng của tiểu não:

a) Cấu tạo:

Tiểu não có cấu tạo gồm chất xám và chất trắng.

- Chất xám ở ngoài tạo thành lớp vỏ tiểu não

- Chất trắng ở phía trong, là các đương dẫn truyền nối vỏ não với tiểu não với các phần khác
của hệ thần kinh như tuỷ sống, trụ não, não trung gian, đại não.

b) Chức năng:

Tiểu não là trung khu của các phản xạ điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng
bằng cho cơ thể.

2. So sãnh tiểu não và tuỷ sống về cấu tạo và chức năng:

a) Giống nhau:

- Đều được cấu tạo từ chất xám và chất trắng.

- Chất xám gồm các thân nơron và sợi nhánh; chất trắng gốm sợi trục hợp thành các đường
dẫn truyền.

- Đều thực hiện 2 chức năng: điều khiển phản xạ và dẫn truyền xung thần kinh.

- Đều là trung khu của các phản xạ không điều kiện.

b) Khác nhau:

24
Tiểu não Tuỷ sống
Chất xám ở ngoài và chất trắng ở Chất xám ở trong và chất trắng ở
Cấu tạo
trong ngoài.
Là trung khu của các phản xạ Là trung khu của một số phản xạ
điều hoà, phối hợp các cử động không điều kiện khác.
Chức năng
phức tạp và giữ thăng bằng cơ
thể
Câu 7: So sánh cấu tạo, chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm.

Trả lời:

1. So sánh về cấu tạo:


a. Giống:
- Đều bao gồm phần trung ương ( hạch xám trong trụ não hoặc trong tủy sống ) và phần
ngoại biên ( dây thần kinh, hạch thần kinh )
- Các dây thần kinh li tâm đi đến các cơ quan sinh dưỡng đều qua hạch thần kinh sinh dưỡng
và gồm các sợi trước hạch và sợi sau hạch.
- Các sợi trước hạch đều có bao miêlin, còn các sợi sau hạch không có bao miêlin.
b. Khác:
Cấu tạo Phân hệ giao cảm Phân hệ đối giao cảm
Trung ương Các nhân xám ở sừng bên tủy Các nhân xám ở trụ não
sống ( Từ đốt tủy ngực I đến và đoạn cùng tủy sống
đốt tủy thắt lưng III )
Ngoại biên gồm:
-Hạch thần kinh ( nơi - Chuỗi hạch nằm gần cột sống -Hạch nằm gần cơ quan
chuyển tiếp nơron ) ( Chuỗi hạch giao cảm ) xa cơ phụ trách
quan phụ trách
-Nơron trước hạch ( Sợi -Sợi trục ngắn. - Sợi trục dài
trục có bao miêlin )
- Nơron sau hạch ( Không - Sợi trục dài. - Sợi trục ngắn
có bao miêlin )
2. So sánh về chức năng:
a. Giống: Điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng.
b. Khác: Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập với hoạt động của các cơ
quan sinh dưỡng
Tác động lên Phân hệ giao cảm Phân hệ đối giao cảm
Tim Tăng lực và nhịp cơ Giảm lực và nhịp cơ
Phổi Dãn phế quản nhỏ Co phế quản nhỏ
Ruột Giảm nhu động Tăng nhu động
Mạch máu ruột Co Dãn
Mạch máu đến cơ Dãn Co
Mạch máu da Co Dãn
Tuyến nước bọt Giảm tiết Tăng tiết
Đồng tử Dãn Co
Cơ bóng đái Dãn Co
…………………………. ……………………….. ………………………………
Câu 8: Hãy thử trinh bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường
hợp sau đây: - Lúc huyết tăng cao
25
- Lúc hoạt động lao động

Điều hòa tim mạch bằng phản xạ sinh dưỡng trong các trường hợp:

- Lúc huyết tăng cao


Ap thụ quan bị kích thích, xuất hiện xung truyền về trung ương phụ trách tim mạch
nằm trong các nhân xám thuộc phân hệ ĐGC, theo dây li tâm (dây X hay mê tẩu) tới tim làm
giảm nhịp co và lực co đồng thời làm giãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp

- Lúc hoạt động lao động


Khi lao động xảy ra sự oxy hóa glucozo để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời
sản phẩm phân hủy của quá trình này là CO2 tích lũy dần trong máu. (Đúng ra là H+ được
hình thành do:

H+

CO2 + H2 O  H2CO3

HCO3 –

H+ sẽ kích thích hóa thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu hô
hấp và tuần hoàn nằm trong hành tủy, truyền tới trung khu GC , theo dây GC đến tim, mạch
máu đến cơ làm tăng nhịp, lực co tim và mạch máu đến co dãn để cung cấp O2 cần cho nhu
cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan bài tiết.)

Câu 9: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta
nghe được?

Trả lời:

- Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung
màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai và làm rung màng “cữa bầu” và cuối cùng làm
chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự
chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “cữa tròn” ( ở gần cữa bầu, thông
qua khoang tai giữa).

- Tùy theo sóng âm có tần số cao ( âm bổng) hay thấp ( âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm
cho các tế bào cảm thụ thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng
cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các
âm thanh đó.

Câu 10: Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện? Ý
nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiệnđối với đời sống các động vật và
con người?

Trả lời:

* Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện:
26
Tính chất của phản xạ không điều Tính chất của phản xạ có điều kiện
kiện
1. Trả lời các kích thích tương ứng 1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có
hay kích thích không điều kiện điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không
2. Bẩm sinh điều kiện một số lần)
3. Bền vững 2. Được hình thành trong đời sống
4. Có tính chất di truền, mang tính 3. Dễ mất khi không củng cố
chất chủng loại. 4. Có tính chất cá thể , không di truyền
5. Số lượng hạn chế 5. Số lượng không hạn định
6. Cung phản xạ đơn giản 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung
7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống phản xạ
7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ
não.
* Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiệnđối với đời sống các động vật và
con người:

Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của các ĐV và sự
hình thành các thói quen, các tập quán tốt đối với con người.

Câu 11: a/ Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện ( tự chọn) và nêu rõ
những điều kiện để hình thành có kết quả?

b/ Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động
vật và con người?

Trả lời:

a/ Có thể lấy ví dụ: Khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ làm nhiều lần như vậy ở gà hình thành
phản xạ có điều kiện: “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ
như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ
tạm thời. Tuy nhiên, nếu gõ mõ gà chạy về mà không được ăn nhiều lần thì về sau có nghe
tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Dó là do đường liên hệ tạm thời giữa 2 vùng thính giác
và vùng ăn uống không được củng cố nên đã mất.

b/ Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và
con người là

-Đối với ĐV: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.

-Đối với con người: đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng
đồng.

Câu 12: Tiếng nói và chữ viết có vai gì trong đời sống con người?

Trả lời:

27
Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện
tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp,
trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và các thế hệ sau.

Câu 13. Tiến hành thí nghiệm sau:

Đặt 1 bút bi Thiên Long có màu trước mắt, cách mắt 25cm, em có đọc được chữ trên bút
không? Có thấy rõ màu không? Chuyển dần bút sang phải giữ nguyên khoảng cách
nhưng mắt vẫn hướng về phía trước. Em có thấy rõ màu và chứ nữa không? Hãy giải
thích vì sao?

Trả lời:

Trường hợp 1: Chữ đọc dễ dàng và nhận rõ màu của bút

Trường hợp 2: Không nhìn rõ chữ trên bút và không nhận được màu của bút khi vẫn
hướng mắt về phía trước mà bút chuyển về phía phải mắt vì ảnh của bút không rơi vào
điểm vàng mà rơi vào vùng ngoại vi của điểm vàng, nơi ít tế bào nón và chủ yếu là tế bào
que.

Câu 14. Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí của cơ thể? Giấc ngủ có ý nghĩa ntn đối với
sức khỏe? Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?

Trả lời:

Bản chất của giấc ngủ là 1 quá trình ức chế để bảo vệ phục hồi khả năng hoạt động của hệ
thần kinh sau 1 ngày học tập và lao động.

Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?

- Đi ngủ đúng giờ

- Đánh răng, rửa mặt trước khi ngủ, đi ngủ đúng giờ và nằm hít thở sâu để đi vào
giấc ngủ
- Đảm bảo không khí yên tĩnh
- Tránh mọi kích thích có ảnh hưởng tới giấc ngủ
Nếu những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ.

- Ăn no trước khi ngủ


- Dùng các chất kích thích: chè, cà phê, thuốc lá
Câu 15. Nêu những biện pháp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh?

- Tránh những tác động có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh
- Đảm bao giấc ngủ hằng ngày
- Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh những suy nghĩ âu lo
- Xây dựng 1 chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

28

You might also like