You are on page 1of 11

Sơ lược về Phân tâm trị liệu (Psychoanalytic Therapy)

Phân tâm trị liệu là một trong những mô hình điều trị nổi tiếng nhất, nhưng cũng là một trong
những liệu pháp bị khách hàng hiểu sai nhất trong điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần. Mục
tiêu của phân tâm trị liệu là giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn những thôi thúc vô thức có thể đóng
một vai trò nhất định trong những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi hiện tại của họ. Phương pháp
này dựa trên các học thuyết và công trình nghiên cứu của Sigmund Freud, người sáng lập ra
trường phái phân tâm học nổi tiếng.

Psychoanalytic therapy is one of the most well-known treatment modalities, but it is also one of
the most misunderstood by mental health consumers. The goal of psychoanalytic therapy is to
help patients better understand the unconscious forces that can play a role in current behaviors,
thoughts, and emotions. This type of therapy is based upon the theories and work of Sigmund
Freud, who founded the school of thought known as psychoanalysis.

Phân tâm trị liệu là gì? What Is


Psychoanalytic Therapy?
Phân tâm trị liệu đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của
tâm trí vô thức lên những suy nghĩ và hành vi
của chủ thể. Freud mô tả vô thức như một kho
tàng chứa đựng vô vàn những ham muốn, suy
nghĩ và ký ức nằm dưới bề mặt ý thức. Ông tin rằng chính những ảnh hưởng của vô thức mới
thường dẫn đến những khó chịu và bất ổn tâm lý của con người.

Psychoanalytic therapy looks at how the unconscious mind influences thoughts and behaviors.
Freud described the unconscious as the reservoir of desires, thoughts, and memories that are
below the surface of conscious awareness. He believed that it was these unconscious influences
that could often lead to psychological distress and disturbances.
Phân tâm trị liệu thường đi sâu tìm hiểu những trải nghiệm thời thơ ấu nhằm mục đích khám
phá cách những sự kiện này định hình chủ thể đó và cách chúng góp phần khiến chủ thể thực
hiện những hành động trong thời điểm hiện tại.

Psychoanalysis frequently involves looking at early childhood experiences in order to discover


how these events might have shaped the individual and how they contribute to current actions.
Lược sử phân tâm trị liệu. The History of Psychoanalytic Therapy
Phân tâm trị liệu hình thành từ những công trình nghiên cứu của nhà phân tâm học Sigmund
Freud, ông bắt đầu cung cấp những kỹ thuật trị liệu này vào cuối những năm 1980. Năm 1885,
Freud bắt đầu nghiên cứu và làm việc với Jean-Martin Charcot tại Salpêtrière ở Paris. Charcot
đã sử dụng thuật thôi miên để điều trị cho những phụ nữ bị chứng hysteria (chứng cuồng loạn).
Bệnh này có các triệu chứng như liệt bán phần, ảo giác và bồn chồn không yên.

Psychoanalytic theory grew out of the work of the famous psychoanalyst Sigmund Freud who
began developing his therapeutic techniques in the late 1800s. In 1885, Freud began to study
and work with Jean-Martin Charcot at the Salpêtrière in Paris. Charcot used hypnosis to treat
women suffering from what was then known as hysteria. Symptoms of the illness included
partial paralysis, hallucinations, and nervousness.
Freud tiếp tục nghiên cứu thuật thôi miên áp dụng trong điều trị, nhưng rồi chính công trình của
ông và sự kết hợp với đồng nghiệp Jeff Breuer đã đưa đến sự hình thành của kỹ thuật trị liệu nổi
tiếng nhất trong sự nghiệp của ông. Breuer mô tả quá trình điều trị của ông với một phụ nữ trẻ,
nổi tiếng với tên gọi Ca bệnh Anna O., các triệu chứng hysteria của bệnh nhân này đã thuyên
giảm thông qua việc trò chuyện với trị liệu viên về những trải nghiệm sang chấn trong quá khứ.
Freud và Breuer hợp tác với nhau viết một cuốn sách mang tên Các Nghiên Cứu về Hysteria và
Freud tiếp tục phát triển phương pháp áp dụng cái ông gọi là “liệu pháp trò chuyện”. Theo
phương pháp này, chỉ cần trao đổi về vấn đề cũng đã có thể giúp làm thuyên giảm tình trạng khó
chịu tâm lý của chủ thể.
Freud continued to research hypnotism in treatment, but his work and friendship with colleague
Josef Breuer led to the development of his most famous therapeutic technique. Breuer described
his treatment of a young woman, known in the case history as Anna O., whose symptoms of
hysteria were relieved by talking about her traumatic experiences. Freud and Breuer
collaborated on a book called Studies on Hysteria and Freud continued to develop his use of
this “talk therapy.” This approach proposed that simply talking about problems could help
relieve psychological distress.
Người bệnh Hysteria dưới ảnh hưởng
của thôi miên.
Phân tâm trị liệu hoạt động như
thế nào? How Does Psychoanalytic
Therapy Work?
Các nhà phân tâm trị liệu nói chung sẽ dành thời gian lắng nghe bệnh nhân kể về cuộc sống, đây
là lý do tại sao người ta thường gọi liệu pháp này là “trò chuyện chữa lành.” Các nhà phân tâm
trị liệu tin rằng những sự kiện thời thơ ấu và những cảm xúc, suy nghĩ và động lực trong vô thức
đóng một vai trò nhất định trong các bệnh lý tâm thần và các hành vi có hại.

Psychoanalytic therapists generally spend time listening to patients talk about their lives, which
is why this method is often referred to as “the talking cure.” The therapy provider will look for
patterns or significant events that may play a role in the client’s current difficulties.
Psychoanalysts believe that childhood events and unconscious feelings, thoughts, and
motivations play a role in mental illness and maladaptive behaviors.
Những kỹ thuật sử dụng trong phân tâm trị liệu. Techniques Used in Psychoanalytic
Therapy
Phân tâm trị liệu cũng áp dụng nhiều kỹ thuật khác bao gồm liên tưởng tự do, tìm hiểu về hiện
tượng chuyển di, quan sát các cơ chế tự vệ và cảm xúc bệnh nhân không để ý, cũng như kỹ thuật
giải mã giấc mơ.

Psychoanalytic therapy also makes use of other techniques including free association,
exploration of the transference, observing defenses and feelings patient’s may not be aware of,
as well as dream interpretation.
Quy trình thực hành phân tâm trị liệu. The Psychoanalytic Process
Người tham gia trị liệu phân tâm thường gặp gỡ trị liệu viên của mình ít nhất 1 lần/tuần và có
thể duy trì tham gia trong nhiều tuần, nhiều tháng thậm chí nhiều năm. Trong suốt quá trình này,
chủ thể sẽ có thể dần hiểu rõ và nhận thức rõ ràng về những thôi thúc vô thức góp phần vào
trạng thái tâm lý hiện tại.

People undergoing psychoanalytic therapy often meet with their therapist at least once a week
and may remain in therapy for a number of weeks, months, or even years. Through this process,
the hope is that people will be able to gain insight and awareness of the unconscious forces that
contribute to their current mental state.
Có thể cần điều trị chuyên sâu. Treatment Can Be Intensive
Bệnh nhân đôi khi sẽ thấy phân tâm trị liệu khá chuyên sâu và đặc thù. Liệu pháp này đầu tư rất
nhiều vào các trải nghiệm, các mối quan hệ và các cảm xúc trong quá khứ. Điều này cũng có thể
gây cảm giác khó chịu vì những thôi thúc vô thức được đưa ra ánh sáng. Mặc dù đôi khi khá
gian nan nhưng quá trình này cũng có thể là cách tuyệt vời để chủ thể hiểu thấu và đối phó với
những cảm xúc khó diễn tả bằng lời trong mình.
Patients may sometimes find that psychoanalysis can be quite intense and personal. It involves
talking a great deal about past experiences, relationships, and feelings. This can also lead to
feelings of discomfort as unconscious forces are brought to light. While the process can
sometimes result in uneasiness, it can also be a great way to gain insight and deal with feelings
that are difficult to put into words.
Đối phó với những thôi thúc vô thức. Dealing With Unconscious Forces
Ở phương pháp trị liệu này, người ta thường khơi gợi một phản ứng cảm xúc và các cơ chế tự vệ
giúp vượt qua cảm xúc này. Thành công thường xoay quanh khả năng đối mặt với những trải
nghiệm gây căng thẳng hoặc châm ngòi cho căng thẳng trong quá khứ. Hiểu thấu được cảm xúc,
hành vi và các trải nghiệm trước kia có thể giúp bạn nắm bắt tốt hơn những thôi thúc vô thức
vốn đang liên tục hoạt động và tác động lên hành vi, những mối quan hệ và cảm nhận của bạn
về bản thân. Phân tâm trị liệu có thể giúp bạn học được những kỹ thuật đối phó hiệu quả với
những vấn đề có thể xuất hiện trong tương lai. Thay vì quay lại những cơ chế đối phó thiếu lành
mạnh thì bạn sẽ có thể nhận ra những cảm xúc và xử lý chúng tốt hơn theo một cách mang tính
xây dựng hơn.

This approach to therapy often involves provoking emotional responses and overcoming defense
mechanisms. Success often hinges on the ability to confront potentially stressful or triggering
past experiences. Gaining insight into your feelings, behaviors, and experiences can help you
better understand the unconscious forces that continue to exert and influence on your actions,
your relationships, and your sense of self. Psychoanalytic therapy may also help you learn
techniques for coping when future problems arise. Rather than falling back on unhealthy
defenses, you may be better able to recognize your feelings and deal with them in a constructive
manner.

Lợi ích của phân tâm trị liệu. What Are the
Benefits of Psychoanalytic Therapy?
Cũng như bất kỳ phương pháp điều trị các vấn đề sức
khỏe tâm thần khác, phân tâm trị liệu có cả những
điểm cộng và điểm trừ. Mức độ lợi ích và “cạm bẫy”
khi lựa chọn phương pháp này phụ thuộc vào rất
nhiều các yếu tố như ý muốn của từng cá nhân và
mức độ trầm trọng của các triệu chứng.
As with any approach to mental health treatment, psychoanalytic therapy can have its pluses
and minuses. The degree to which these potential benefits and pitfalls influence the choice to
use this approach depends on a variety of factors including the individual’s preferences and
severity of symptoms.
Trong một vài thập kỷ trở lại đây, có nhiều nghiên cứu nổi bật chứng minh lợi ích của phương
pháp này.

In the last few decades, there has been significant research validating this approach’s benefits.
– Một nơi chốn an toàn cho việc chia sẻ cảm xúc. A Safe Place to Share Feelings
Trị liệu viên mang đến một môi trường thấu cảm và không phán xét nơi khách hàng có thể cảm
thấy an toàn, nơi họ dám tiết lộ những cảm xúc hoặc những hành động đưa đến sự căng thẳng và
những khó khăn trong đời sống của họ.

The therapist offers an empathetic and nonjudgmental environment where the client can feel
safe in revealing feelings or actions that have led to stress and difficulties in his or her life.
Thông thường, chỉ cần chia sẻ về những gánh nặng trong một bối cảnh trị liệu có thể mang đến
tác động có lợi cho người bệnh. Hơn nữa, đã có bằng chứng chỉ ra rằng dạng bài tự kiểm tra
đánh giá này có thể giúp phát triển cảm xúc một cách tích cực theo thời gian.

Often, simply sharing these burdens in the context of a therapeutic relationship can have a
beneficial influence. Furthermore, it has been shown that this type of self-examination can lead
to continued emotional growth over time.
Những “mặt tối” của phân tâm trị liệu? What Are the Downsides to Psychoanalytic
Therapy?
Cũng như những phương pháp điều trị khác, phương pháp này cũng có những mặt tối cần cân
nhắc.

As with all treatment methods, there are also potential downsides that should also be
considered.
– Chí phí. Costs
Chi phí thường được coi là điểm trừ lớn nhất của phân tâm trị liệu. Nhiều khách hàng tham gia
điều trị nhiều năm, vậy nên đầu tư về tài chính và thời gian cho mô hình điều trị này có thể rất
lớn.
Costs are often cited as the biggest downside of psychoanalytic therapy. Many clients are in
therapy for years, so the financial and time costs associated with this treatment modality can be
potentially very high.
– Yếu tố thời gian. Time Factors
Dạng điều trị này cũng bị phê bình là quá tốn thời gian, đắt đỏ, và nói chung là cũng không hiệu
quả lắm. Một số nhà phê bình như Noam Chomsky và Karl Popper cho rằng phân tâm học thiếu
cơ sở khoa học. Những quan niệm sai lệch về dạng điều trị này thường có ở một số hướng áp
dụng phân tâm trị liệu ban đầu, cổ điển của Freud.

This type of therapy has had critics who claim that psychoanalytic therapy is too time-
consuming, expensive, and generally ineffective. Some such as Noam Chomsky and Karl Popper
suggested that psychoanalysis lacked a scientific basis. Misconceptions of this type of treatment
are often connected to some of the earlier, more classical Freudian applications of
psychoanalytic treatment.
Phân tâm trị liệu có thể điều trị những bệnh lý nào? What Conditions Can Psychoanalysis
Treat?
Phân tâm trị liệu có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh tâm lý khác nhau. Một số bệnh lý
có thể được điều trị bằng phân tâm trị liệu bao gồm:

Psychoanalysis may be used to treat a number of different psychological conditions. Some of the
concerns that can be treated using psychoanalytic therapy include:
– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Obsessive-compulsive disorder
– Trầm cảm. Depression
– Rối loạn tâm thể. Psychosomatic disorders
– Ám ảnh sợ. Phobias
– Lo âu. Anxiety
– Bản dạng cá nhân có vấn đề. Identity problems
– Sang chấn hoặc vật lộn cảm xúc. Emotion struggles or trauma
– Hành vi tự hủy hoại bản thân. Self-destructive behavior
– Mối quan hệ có vấn đề. Relationship issues
- Vấn đề trong đời sống tình dục. Sexual problems
Người có thể hưởng lợi từ mô hình này thường là những người đã chịu đựng các triệu chứng
trong một số khoảng thời gian nhất định. Các triệu chứng lo âu, trầm cảm kéo dài và những
hành vi tác động tiêu cực lên cuộc sống và quá trình tận hưởng cuộc sống là một số lý do giải
thích tại sao con người ta lại quyết định tham gia phân tâm trị liệu.
People who are likely to benefit from this form of therapy are often those who have been
experiencing symptoms for some time. Long-term symptoms of anxiety, depressed mood, and
behaviors that have a negative impact on functioning and enjoyment of life are some possible
reasons why people might choose to try psychoanalytic therapy.

Tỷ lệ thành công trong phân tâm trị liệu? What


Are the Success Rates of Psychoanalysis?
Mặc dù vấp phải một số chỉ trích phê bình tỷ lệ
điều trị thành công thấp bằng phân tâm trị liệu
nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy hình thức điều
trị này có thể là hình thức điều trị hiệu quả cho rất nhiều vấn đề.

While some critics have derided the success rates of psychoanalytic therapy, recent research
suggests that this treatment modality can be an effective treatment for a range of issues.
Phân tâm trị liệu giúp thuyên giảm triệu chứng. Psychoanalytic Therapy Is Effective at
Symptom Reduction
Trong một bài tổng quan đánh giá sự hiệu quả của trị liệu phân tâm lâu dài, các nhà nghiên cứu
thấy tỷ lệ thành công từ mức trung bình đến cao trong làm giảm các triệu chứng của rất nhiều
các chứng bệnh tâm lý.

One review of the effectiveness of long-term psychoanalytic therapies found moderate to large
success rates for reducing symptoms of a variety of psychopathologies.
Một nghiên cứu quy mô lớn khác đã phát hiện ra phân tâm trị liệu ngắn hạn cũng có hiệu quả
cải thiện một số triệu chứng nói chung. Ngoài những cải thiện này, các bài nghiên cứu tổng
quan cũng thấy rằng phân tâm trị liệu đưa đến những cải thiện lâu dài trên các triệu chứng thực
thể, các triệu chứng trầm cảm và lo âu.

Another large-scale study looking found that short-term psychoanalytic therapy was effective
for general symptom improvement. In addition to these general improvements, the review also
found that the psychoanalytic treatment led to lasting improvements in symptoms of somatic
symptoms, depressive symptoms, and anxiety symptoms.
Phân tâm trị liệu đưa đến cải thiện lâu dài. Psychoanalytic Therapy Leads to Lasting
Improvements
Một bài đánh giá tổng quan năm 2010 của Hiệp hội các nhà tâm lý học Hoa Kỳ cũng cho thấy
bằng chứng khoa học ủng hộ liệu pháp tâm động học là một hình thức điều trị hiệu quả như
những hình thức điều trị thực chứng khác. Bệnh nhân tiếp nhận phân tâm trị liệu giữ vững được
tiến bộ điều trị và kết quả có thể tiếp tục được cải thiện thậm chí sau khi điều trị kết thúc.

A 2010 review published in American Psychologist found that the scientific evidence supports
that psychodynamic therapy was as effective as other evidence-based treatments. Patients who
receive psychoanalytic treatment retain these gains and may continue to improve even after
treatment ends.
Phân tâm trị liệu khác với những hình thức điều trị khác như thế nào? How Does
Psychoanalysis Differ From Other Treatments
Điều gì khiến phân tâm trị liệu khác biệt với những hình thức điều trị khác? Một bài tổng quan
nghiên cứu so sánh phương pháp tâm động học với trị liệu nhận thức – hành vi (CBT) xác định
7 đặc điểm giúp phân biệt phân tâm trị liệu với các hình thức khác.

What makes psychoanalytic therapy different from other forms of treatment? A review of the
research comparing psychodynamic approaches to cognitive-behavioral therapy (CBT)
identified seven features that set the psychoanalytic approach apart.
– Tập trung vào cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc. Trong khi CBT tập trung vào suy nghĩ và
hành vi thì phân tâm trị liệu đi sâu vào hàng loạt những cảm xúc có ở bệnh nhân.

The focus on emotions and how they are expressed. Where CBT is centered on cognitions and
behaviors, psychoanalytic therapy explores
the full range of emotions that a patient is
experiencing.

– Đi sâu vào thái độ tránh né. Con người ta


thường né tránh một số cảm xúc, suy nghĩ và
tình huống nhất định khiến họ thấy khó chịu.
Hiểu được những gì bệnh nhân đang né tránh có thể giúp trị liệu viên và khách hàng tìm ra được
lý do xuất hiện của thái độ né tránh này.

The exploration of avoidance. People often avoid certain feelings, thoughts, and situations that
they find distressing. Understanding what patients are avoiding can help the therapist and client
better explore why such avoidance comes into play.
– Xác định những dạng thức và mô típ suy nghĩ, cảm xúc và hành vi lặp đi lặp lại. Trong
một số trường hợp, con người ta nhận thức được những hành động lặp đi lặp lại này nhưng có lẽ
không thể phá vỡ những vòng lặp tiêu cực và thiếu lành mạnh này. Cũng có lúc, bệnh nhân
không thể nhận thức được cách những dạng thức này ảnh hưởng lên hành vi của mình.

The identification of recurring patterns and themes in thoughts, feelings, and behaviors. In
some cases, people are aware of such repetitious actions but may be unable to break out of
these unhealthy or destructive patterns. At other times, patients are not aware of how such
patterns influence their behaviors.
– Tập trung vào trao đổi về những trải nghiệm trong quá khứ. Những hình thức trị liệu khác
tập trung nhiều hơn vào hiện tại, hoặc cách những suy nghĩ và hành vi trong hiện tại ảnh hưởng
lên cuộc sống bệnh nhân. Phân tâm trị liệu giúp bệnh nhân khám phá quá khứ của chính mình
và hiểu được cách quá khứ ảnh hưởng lên cả hiện tại và tương lai.

The emphasis on talking about past experiences. Other therapies often focus more on the here-
and-now, or how current thoughts and behaviors influence how a patient functions. The
psychoanalytic approach helps the patient explore their past and understand how it affects both
the present and future.
– Khám phá những mối quan hệ với người khác. Qua quá trình trị liệu, bệnh nhân có thể
khám phá ra những mối liên hệ của họ với người khác, cả trong hiện tại và quá khứ.

The exploration of interpersonal relationships. Through the therapy process, patients are able
to explore their relations with others, both current and past.
– Chỉ tập trung vào mối quan hệ trị liệu. Vì phân tâm trị liệu rất đặc thù, nên mối quan hệ
giữa trị liệu viên và bệnh nhân cũng là một phần quan trọng của quá trình điều trị.

The focus on the therapy relationship itself. Because psychoanalytic therapy is so personal, the
relationship between the therapist and the patient is an important part of the treatment process.
– Khám phá đời sống “mộng tưởng” của bệnh nhân. Trong khi những hình thức khác thường
có kết cấu và mục tiêu rõ ràng thì phân tâm trị liệu cho phép bệnh nhân tự do khám phá. Bệnh
nhân thoải mái nói về những nỗi sợ, những ham muốn, giấc mơ và những thôi thúc khác mà họ
chưa bao giờ kể ra trước đây.
Exploring the patient’s fantasy life. Where other therapies are often highly structured and
goal-oriented, psychoanalytic therapy allows the patient to explore freely. Patients are free to
give voice to fears, desires, dreams, and other urges that they have never spoken of before.
Gợi ý giúp tìm kiếm một nhà phân tâm trị liệu. Tips for Finding a Psychoanalytic Therapist
Bước đầu tiên là bắt đầu tìm kiếm trị liệu viên có chuyên môn về hình thức điều trị này. Làm
sao để tìm được một nhà phân tâm trị liệu?

The first step is to begin looking for a therapist who specializes in this form of treatment. How
can you find a qualified psychoanalytic therapist?
– Trao đổi với bác sĩ. Hỏi bác sĩ của bạn xem họ có đề xuất giới thiệu gì không là một khởi đầu
tốt. Bác sĩ của bạn cũng có thể giúp bạn liên lạc và chuyển gửi đến dịch vụ phù hợp nếu cần.

Talk to your doctor. Asking your primary care physician for recommendations is a good first
step. Your doctor can also put you in touch with a referral service if needed.
– Hỏi thăm bạn bè. Những người bạn có đa từng trải nghiệm hình thức điều trị này có thể đưa
ra đề xuất hữu ích cho bạn.

Ask a friend. Friends who have had a good experience with psychoanalytic treatment can also
be another good source of recommendations.
– Tìm kiếm thông tin trên mạng. Nếu bạn không có mối quan hệ chuyển gửi nào từ người
quen thì có nhiều mạng lưới và danh bạ online các trị liệu viên có thể đưa ra chỉ dẫn cho bạn.

Look online. If you do not have a good referral from someone you know, there are a number of
online therapist networks and directories that can point you in the right direction.
Một khi bạn đã tìm được trị liệu viên phù hợp thì hãy gọi điện đặt lịch cho buổi hẹn đầu tiên.
Trong suốt buổi tư vấn này, bạn có thể hỏi thăm và tìm hiểu thêm để xem liệu đây có phải
phương pháp phù hợp với mình hay không.

Once you have identified a potential therapist, make a call to set up an initial consultation.
During this consultation, you can further explore if psychoanalytic therapy is the right
approach for you.
Kết luận. Final Thoughts
Phân tâm trị liệu chỉ là một trong những phương pháp điều trị vấn đề sức khỏe tâm thần mà bạn
có thể cân nhắc. Hình thức này có thể mang đến nhiều lợi ích phù hợp với trường hợp cụ thể của
bạn, nhưng hãy luôn trao đổi với bác sĩ hoặc trị liệu viên của bạn để xác định xem phương pháp
này có phải là hình thức hiệu quả nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của bạn hay không.

Psychoanalytic therapy is just one mental health treatment approach that you may want to
consider. This approach may provide benefits that might be well-suited to your particular
situation, but always talk to your doctor or therapist to determine which psychotherapy method
might be the most effective for your individual needs.

Nguồn. Article Sources


Eysenk, H. J. . The Effects of Psychotherapy: An
Evaluation. Journal of Consulting Psychology.
1952;16:319-324.
Solomon, D. The Professorial Provocateur. The
New York Times; 2003.
Shedler, J.The efficacy of psychodynamic psychotherapy. American Psychologist.
2010;65(2):98-109.
de Maat, S, de Jonghe, F, Schoevers, R, & Dekker, J. The effectiveness of long-term
psychoanalytic therapy: A systemic review of empirical studies. Harv Rev Psychiatry.
2009;17(1):1-23. doi:10.1080/10673220902742476.

You might also like