You are on page 1of 12

Những điều KHÔNG NÊN nói với người bệnh trầm cảm

Khi một ai đó bạn yêu thương bị trầm cảm, đưa ra những lời khuyên hay chỉ dạy là những điều
bạn có thể làm với một tâm ý tốt. Tuy nhiên, những từ ngữ bạn sử dụng có thể không truyền tải
được thông điệp bạn muốn gửi – đặc biệt là nếu bạn không hiểu bản chất của trầm cảm cũng
như các bệnh lý tâm thần.

When someone you care about is depressed, offering advice or wisdom may be something you
do with only good intentions in mind. However, the words you use may not convey the message
you want to send—especially if you don’t understand the nature of depression and mental
illness.
Điều quan trọng phải nhớ là trầm cảm là một bệnh y khoa cần đến điều trị, dù là thuốc hay trị
liệu hoặc cả hai. Khi bạn nói với một người bạn quan tâm về căn bệnh trầm cảm của họ, việc lặp
đi lặp lại những lời sáo rỗng tẻ nhạt có thể khiến người kia cảm thấy bạn đang xem nhẹ cảm xúc
của họ.

It’s important to remember that depression is a


medical condition that requires treatment, be it
with medication, therapy, or both. When you’re
talking to a loved one about their depression,
repeating platitudes can make someone feel
that you’re minimizing their feelings.
Khi thể hiện cảm xúc của bản thân, những cụm từ bạn sử dụng nghe có vẻ rõ ràng và đi vào vấn
đền từ góc nhìn của bạn, nhưng với người tiếp nhận là bệnh nhân trầm cảm thì họ có thể cảm
thấy mình bị tấn công, bị hiểu sai hoặc cảm thấy tổn thương sâu sắc.

When you’re expressing your own feelings, the phrases you use may seem clear and to the point
from your perspective, but the person with depression who is on the receiving end may feel
attacked, misunderstood, or deeply hurt.
Trao đổi về bệnh lý tâm thần với người thân là điều rất quan trọng nhưng nếu bạn không tế nhị
và xuất phát từ lòng thương yêu thì mọi nỗ lực giúp đỡ có thể lợi bất cập hại.
It’s important to discuss mental health with people you care about, but if you don’t use tact and
compassion, your attempts to help may do more harm than good.
Đừng. Don’t
– Xem nhẹ cảm xúc của họ. Minimize their feelings
– Gạt bỏ những triệu chứng. Dismiss their symptoms
– Chối bỏ cảm xúc của họ. Deny their feelings
– So sánh cảm xúc của họ với người khác. Compare their feelings to others
– Thể hiện sự vô cảm. Express apathy
– Nói họ là ích kỷ. Call them selfish
Hãy. Do
– Nói với họ bạn quan tâm họ. Tell them you care
– Hỏi họ bạn có thể giúp gì cho họ. Ask how you can help
– Coi sóc những thứ linh tinh và công việc vặt trong nhà. Take care of tasks like chores or
errands
– Đề xuất giúp họ tìm trợ giúp. Offer to help them find help
– Thể hiện lòng thấu cảm và thấu hiểu. Express empathy and understanding
– Luôn hỗ trợ. Be supportive
– Đừng bắt họ phải cố lên. Don’t Tell Them to Try Harder
– Tránh những bình luận kiểu như: Avoid making comments like:
“Thôi ngay đi!”“Snap out of it!”
“Cố lên xíu nữa là được!” “Just try harder!”
Khi ai đó nói bạn là hãy cố lên khi bạn đã đang cố hết sức mình rồi thì lời nói ấy có thể làm bạn
nản và có thể khiến bạn, người đang mắc trầm cảm, cảm thấy tình thế bây giờ coi như vô vọng.

Having someone tell you to try harder when you are already giving it your best effort can be
demoralizing and may make a person with depression feel their situation is hopeless.
Có nhiều lý do hình thành trầm cảm và một người có thể không nhất thiết phải kiểm soát tất cả
các yếu tố nguy cơ. Một khi ai đó bị trầm cảm, vấn đề không chỉ đơn giản dừng lại ở “nói
chuyện động viên” là có thể giúp họ thoát khỏi tâm trạng xuống dốc tinh thần.

There are many reasons depression develops and a person cannot necessarily control all of the
risk factors involved. Once a person has become depressed, it’s not a matter of just “talking
themselves out of” a low mood.
Như bệnh tiểu đường và suy giáp, trầm cảm có thể xảy đến vì cơ thể không sản sinh đủ các chất
hóa học nó cần để vận hành bình thường. Một người mắc tiểu đường không thể “hối” cơ thể
mình sản sinh nhiều insulin hơn được.

Like diabetes or hypothyroidism, depression can happen because the body is not making enough
of substances it needs to function properly.1 A person with diabetes cannot will their body to
make more insulin.
Một người mắc trầm cảm vì lượng chất dẫn truyền thần kinh ở mức thấp không thể chỉ đơn giản
là “hối” bản thân sản sinh nhiều loại chất hóa học này hơn là được.

A person experiencing depression due to low levels of neurotransmitters can’t simply “think”
themselves into having more.
Tương tự như cách người bệnh tiểu đường có thể cần đến điều trị insulin thì người bệnh trầm
cảm cũng cần can thiệp và hỗ trợ y khoa. Với một số người, điều này có thể là sử dụng thuốc
giúp giải quyết tình trạng mất cân bằng sinh hóa góp phần gây ra bệnh lý này.

Similar to how people with diabetes might need treatment with insulin, people who have
depression need medical intervention and support. For some people, this may mean taking
medications that address chemical imbalances that can contribute to the condition.
Đừng đơn giản hóa quá đà. Don’t Oversimplify
Những lời hô hào đầy ý nghĩa như “hãy vui lên” hay “cười lên” có thể nghe khá thiện lành và hỗ
trợ nhưng những câu nói này đã quá đơn giản hóa cảm xúc buồn bã gắn bó cực kỳ mật thiết với
trầm cảm.

Your well-meaning exhortations to “cheer up” or “smile” may feel friendly and supportive to
you, but they oversimplify the feelings of sadness associated with depression.
Như kiểu người bệnh trầm cảm chẳng thể bắt não bộ của họ tạo ra nhiều serotonin hơn, họ cũng
chẳng thể “quyết định” mình vui vẻ được. Mặc dù tư duy tích cực chắc chắn là có một số lợi ích
nhất định nhưng điều đó không đủ để chữa cho bệnh nhân trầm cảm.

Just as someone who is depressed can’t force their brain to make more serotonin, they also
can’t just “decide” to be happy. While there are certainly benefits to practicing positive
thinking,2 it’s not enough to cure someone of depression.
Đừng thể hiện sự hoài nghi. Don’t Express Disbelief
Tác gia người Mỹ Glennon Doyle, đã nói, “Người cần giúp đỡ thường trông như kẻ người
không cần ai giúp.” Nói cách khác, những gì mà một người thể hiện ra bên ngoài không phải lúc
nào cũng phản ánh những cảm xúc bên trong họ. Điều này đúng với nhiều bệnh lý tâm thần,
nhưng cũng đúng luôn với những bệnh lý mãn tính đôi khi khó nhận biết. Vậy nên, hãy tránh
những lời nói kiểu như:

“People who need help often look like people who don’t need help,” said American author
Glennon Doyle. In other words, how a person appears on the outside does not necessarily
reflect how they feel on the inside. This is true of many mental illnesses, but also chronic
illnesses and conditions that are sometimes deemed invisible. So avoid making statements like:
“Nhưng trông em chẳng có vẻ gì là trầm cảm cả!”“But you don’t look depressed!”
“Ủa trông có buồn bã gì đâu!” “You don’t seem sad!”
“Anh cũng như em vậy mà.”“I haven’t been acting any different.”
Không hiếm những người mắc trầm cảm và lo âu cố gắng hết sức để “trưng ra một khuôn mặt
tươi vui” và che giấu không để người khác biết những cảm xúc thật sự bên trong. Những suy
nghĩ này có thể cực kỳ sâu sắc trong họ và trong thực tế, cũng chính là đặc tính của bản thân căn
bệnh trầm cảm – thậm chí ngay cả khi chúng không phản ánh những gì thực sự diễn ra.

It’s not uncommon for people with depression and anxiety to try very hard to “put on a good
face” and hide how they really feel from others. These thoughts can become very intense and, in
fact, are characteristic of depression itself—even though they don’t reflect reality.
Một số lý do con người ta cố che giấu cảm xúc thật: Some reasons people may try to hide what
they are feeling:
– Họ có thể bị xấu hổ, bối rối, tội lỗi, tủi nhục hay sợ hãi những điều sẽ xảy đến nếu người khác
phát hiện ra họ bị trầm cảm.

They may be embarrassed, confused, guilty, ashamed, or afraid of what would happen if other
people found out that they were depressed.
– Họ có thể lo rằng người khác nghĩ mình thiếu năng lực ở chỗ làm hay một người bố/mẹ không
ra gì.

They may worry that they will be seen as incompetent at work or as a parent.
– Họ có thể lo lắng rằng bạn đời, gia đình và bạn bè sẽ không còn yêu thương họ nữa.

They may be worried that their spouse, family, and friends will stop loving them.
Chỉ vì một ai đó trầm cảm cố che đậy sự thật này không có nghĩ là họ muốn bị chối bỏ khi họ
thực sự chọn mở lòng về những cảm nhận thật của bản thân. Cần rất nhiều can đảm để thoải mái
nói về nỗi đau họ đang trải qua. Nếu ai đó đáp lại học bằng sự hoài nghi hay ngờ vực, họ có thể
sẽ cảm thấy việc trao đổi về bệnh trầm cảm có thể không an toàn.

Just because someone who is depressed tries to cover it up, it doesn’t mean they want to be
dismissed when they do choose to open up about how they really feel. It takes courage to speak
openly about the pain they feel. If someone responds with doubt or disbelief, it may make them
feel like talking about their depression is not safe.
Điều đó cũng có thể khiến họ tự nghi ngờ bản thân. Khi kết hợp với nỗi kỳ thị gắn liền với bệnh
lý tâm thần thì những cảm xúc nghi ngờ có thể khiến họ do dự tìm kiếm trị liệu.

It can also make them doubt themselves. When paired with the stigma attached to mental illness,
those feelings of doubt may make them reluctant to seek treatment.3

Đừng chối bỏ nỗi đau họ đang chịu đựng. Don’t Dismiss Their Pain
Khi bạn trò chuyện với một người bạn mắc trầm cảm hoặc đang trải qua quãng thời gian khó
khăn, hãy cố gắng đừng mang nỗi đau ra so sánh. Hãy nhớ rằng, nỗi đau (thể xác và tinh thần)
không chỉ mang tính chủ quan mà còn khá tương đối.

When you’re talking to a friend who is depressed or going through a difficult time, resist the
temptation to compare pain. Remember that pain (emotional and physical) is not only subjective
but relative.
Hãy tránh những bình luận kiểu như: Avoid comments like:
“Đâu có tệ đến vậy đâu hả?”“It can’t be that bad.”
“Mọi thứ có thể đã tệ hơn.” “It could be worse.”
“Mày cứ nghĩ mình mày khổ.”“You think you have it bad…”
Người bệnh trầm cảm cũng thiếu nguồn lực nội tại cần có để đối phó với căng thẳng một cách
hiệu quả và lành mạnh. Với bạn, đó có thể là một sự kiện hay một tình huống gây ra bất tiện hay
phiền phức nho nhỏ nhưng đối với người mắc trầm cảm, nó như một chướng ngại không thể
vượt qua được.

People with depression also lack the internal resources needed to cope with stress in an
effective and healthy way.4 To you, an event or situation that constitutes a minor annoyance or
inconvenience may feel like an insurmountable obstacle to your loved one with depression.
Con người ta thường lo lắng việc họ không thể nhìn thấy một nguyên do gây trầm cảm rõ ràng,
và việc không biết được tại sao mình bị trầm cảm có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Cuộc sống
của một người trở nên như thế nào bên ngoài không phải lúc nào cũng phản ánh, hay thay đổi
cách cảm nhận bên trong của họ.

People often worry if they don’t see a clear “reason” for their depression, and not knowing why
they are depressed can make matters worse. What someone’s life looks like on the outside
doesn’t always reflect, or change, how they feel on the inside.
Trầm cảm không cần sự bào chữa. Trải nghiệm này mang tính cá nhân cao, và thậm chí nếu bạn
quan tâm đến ai đó và muốn giúp họ thì hãy hiểu rằng bạn có thể không bao giờ hiểu rõ những
gì họ đang cảm thấy.

Depression doesn’t need a justification. The experience is highly personal, and even if you care
about someone and want to help, be aware that you can never know for sure how it feels to be
them.
Có lẽ cuộc sống một người có thể trở nên tệ hơn, nhưng trầm cảm không phải là mọi thứ tệ như
thế nào, mà nó là bản thân người ấy cảm thấy tệ đến thế nào trong thời điểm ấy.

Maybe a person’s life could be worse, but depression isn’t about how bad things are—it’s about
how bad they feel for that person at that moment.
Tránh mang ra so sánh hay tạo ra một “cuộc thi” xem ai cảm thấy khốn khổ nhất. Làm vậy
không mang lại ích lợi gì và có thể khiến người bệnh trầm cảm cảm thấy bạn đang xem nhẹ
những gì họ đã đang trải qua hoặc không thực sự lắng nghe những lời họ nói với bạn.

Avoid making comparisons or staging a “competition” for who feels the worst. Doing so isn’t
helpful and can make a person with depression feel that you’re minimizing their experience or
not really listening to what they’re telling you.

Đừng đổ lỗi. Don’t Blame


Mặc dù sự thiếu hụt các chất hóa học giúp điều hòa khí sắc về cơ bản có xuất hiện trong não bộ
người bệnh, nhưng cụm từ “cũng từ suy nghĩ của mày mà ra” nghe có vẻ rất tùy tiện. Người
nghe cụm từ này có thể cảm thấy mình bị tấn công, như thế họ đang bị kết tội là “bịa chuyện”
hay nói dối về cảm xúc bản thân. Vậy nên hãy tránh những câu kiểu như:
While a deficiency of mood-regulating substances is technically occurring in the mind, the
phrase “all in your head” tends to be dismissive. People who hear the phrase may also feel
attacked, as though they are being accused of “making it up” or lying about how they feel. So
avoid saying things such as:
“Cũng từ suy nghĩ của mày mà ra chứ đâu.” “It’s all in your head.”
“Tiên trách kỷ.”“It’s your fault.”
“Do anh tưởng tượng ra thôi.”“You’re imagining things.”
Hơn nữa, trầm cảm thường là không chỉ ở trong đầu của đối phương mà cả ở trong cơ thể của
họ nữa. Trầm cảm có nhiều triệu chứng thực thể, như đau mạn tính, và chúng tồn tại thực sự.
Trầm cảm là một bệnh lý không thể được cải thiện mà không có điều trị.

Furthermore, depression very often is not just in someone’s head but in their body as well.
There are many physical symptoms of depression, including chronic pain, which are very real.
Depression is a medical condition that can’t be expected to improve without treatment.
Trầm cảm không phải là một căn bệnh mà chủ thể “chọn” mắc, và mặc dù các nhà nghiên cứu
không hiểu hết mọi căn nguyên tiềm ẩn nhưng họ biết chắc có rất nhiều yếu tố tác động.

Depression is not a condition someone chooses to have, and while researchers don’t understand
all the potential causes, they know that there are many factors.
Một số yếu tố then chốt góp phần gây trầm cảm bao gồm:

Some of the key factors that contribute to depression include:


– Gen di truyền: Một số yếu tố môi trường có thể cũng có vai trò nhất định, có lẽ là bằng cách
châm ngòi một đặc tính dễ mắc trầm cảm ẩn giấu do di truyền.

Genetics. Some environmental factors may also play a role, perhaps by triggering an
underlying inherited vulnerability to depression.
– Yếu tố từ môi trường: Như gen di truyền, con người ta không phải lúc nào cũng có thể kiểm
soát được mọi yếu tố châm ngòi từ những nơi như môi trường họ lớn lên. Đông đảo chúng ta
đều biết rằng người đã từng gặp sang chấn hoặc lạm dụng trong thời thơ ấu sẽ có nguy cơ mắc
trầm cảm cao hơn về sau này.

Environmental factors. As with genetics, people can’t always control environmental triggers
such as the type of home environment they grew up in. It’s well known that people who
experienced trauma or abuse in childhood are at an increased risk for depression later in life.
– Căng thẳng. Những căng thẳng thường nhật kéo dài, những vấn đề cá nhân và những sự kiến
lớn trong cuộc đời có thể đóng một vai trò quan trọng làm châm ngòi các triệu chứng của trầm
cảm.

Stress. Chronic daily stress, personal problems, and major life events can play a role in trigging
symptoms of depression.
Có một số thay đổi trong lối sống và một số yếu tố nguy cơ điều chỉnh được có thể tác động lên
triệu chứng, nhưng chỉ khuyên người bệnh tạo ra những thay đổi lối sống mà vốn họ chưa chuẩn
bị có thể không mang đến ích lợi. Triệu chứng trầm cảm (như mệt mỏi và thiếu động lực) có thể
khiến những hoạt động thể chất và tinh thần trở nên quá sức và choáng ngợp.

There are some modifiable risk factors and lifestyle changes that can have an impact on
symptoms,5 but simply recommending lifestyle changes they may not be prepared for can also
be unhelpful. The symptoms of depression (such as fatigue and lack of motivation) can make
mental and physical activity overwhelming and exhausting.
Đừng thờ ơ. Don’t Be Apathetic
Khi một ai đó mắc trầm cảm, họ có thể mang trong mình cảm giác tủi hổ và tội lỗi. Họ cảm thấy
mình là gánh nặng với những người xung quanh trong cuộc sống, và những cảm xúc này có thể
khiến trầm cảm trở nên tệ hơn và thậm có thể đưa đến những suy nghĩ tự sát hay hành vi tự hại.

When someone is depressed, they may carry feelings of guilt and shame. They may feel that they
are a burden to the people in their lives, and these feelings can make depression worse and may
even lead to suicidal thoughts or self-harming behaviors.6
Xem nhẹ nỗi đau của người khác chẳng mang lại ích lợi gì. Với những người đang đương đầu
với trầm cảm, điều đó thực sự rất đau đớn và hủy hoại họ.

Minimizing the pain of another person is not helpful. For people who are dealing with
depression, it can be very hurtful and harmful.
Khi bạn đang (hoặc sắp sửa) hỗ trợ người bệnh trầm cảm, bạn có thể sẽ nói một số điều gây tổn
thương khi bản thân bị bực bội hoặc lo lắng. Nếu bạn thấy mình đang suy nghĩ “ai mà thèm
quan tâm” khi đang lắng nghe người thân yêu tâm sự, hãy nhận ra rằng nó có thể là một dấu
hiệu bạn đang bị kiệt sức tinh thần.
When you’re caring for (and about) someone who is depressed, you may say hurtful things when
you are feeling frustrated or worried. If you find yourself thinking “who cares?” when you’re
listening to a loved one, recognize that it might be a sign you are burnt out.7
Bạn cần chăm lo cho chính những cảm xúc và sức khỏe tinh thần của bạn trước khi giúp người
khác. Nếu bạn cảm thấy chán nản, bực bội hay vô vọng, hãy tự vấn bản thân và đảm bảo mình
có được những hỗ trợ cần thiết cho bản thân.

You need to take care of your own emotional and mental health before you can help someone
else with theirs. If you are feeling frustrated, irritated, or helpless, check-in with yourself and
make sure that you have the support you need.
Đừng làm họ xấu hổ. Don’t Shame
Đôi khi, có lẽ là tâm trí người trầm cảm lúc nào cũng bị chiếm đóng bởi chính đời sống họ (hay
cụ thể hơn là những suy nghĩ của chính họ) nhưng điều đó không khiến họ trở nên ích kỷ. Hãy
tránh đưa ra những bình luận làm họ xấu hổ vì những cảm xúc họ đang có như:

It may seem, at times, like someone who is depressed is very preoccupied with their own life (or,
more specifically, their own thoughts) but that doesn’t make them selfish. Avoiding making
comments that shame them for how they are feeling such as:
– “Anh chỉ nghĩ cho mỗi mình anh thôi.” “You only think about yourself.”
– “Ai mà chẳng có vấn đề.” “Other people have problems, too.”
– “Anh đang nghĩ về bản thân mình quá nhiều.” “You’re thinking about yourself too much.”
Cho rằng một người mắc trầm cảm không quan tâm đến những người khác chẳng mang đến sự
an ủi và chỉ dọn đường cho sự đổ lỗi, nỗi xấu hổ và cảm giác tội lỗi. Người mắc trầm cảm thực
sự vẫn quan tâm đến người khác.

Implying that a person with depression doesn’t care about other people provides no comfort
and only fuels feelings of blame, shame, and guilt. People who experience depression still care
about others.
Đừng ngó lơ họ. Don’t Ignore Them
Thậm chí ngay cả khi bản thân bạn đã từng bị trầm cảm, trải nghiệm của bạn có thể sẽ khác với
trải nghiệm của người khác. Nếu bạn đã từng mắc trầm cảm, bạn có lẽ sẽ khó mà thấu cảm. Dù
là tình huống nào, nếu người thân yêu của bạn bị trầm cảm, điều tốt nhất bạn có thể làm là hãy
cởi mở và sẵn lòng tìm hiểu.
Even if you have experienced clinical depression yourself, your experience may be different
from someone else’s. If you’ve never had depression, it may be hard for you to empathize. In
either case, if someone you love is depressed, the best thing you can do is be open and willing to
learn.
Thay vì từ bỏ cuộc hội thoại bằng cách nói “Tôi không hiểu” – hay nói bạn hiểu những thực tế
lại không – hãy bắt đầu bằng cách an ủi họ rằng bạn quan tâm họ.

Rather than giving up on a conversation by saying “I just don’t understand”—or saying you do
understand when you really don’t—start by reassuring your loved one that you care about
them.8
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hiểu rõ những nhu cầu của họ, hãy thành thật. Bình tĩnh giải
thích, sau đó, kiên nhẫn và sẵn sàng lắng nghe.

If you are struggling to understand what they need, be honest. Calmly explain, then be patient
and ready to listen.
Tránh những lời sáo rỗng. Avoid Platitudes
Mặc dù bạn nói một điều có thể đúng nhưng một người bị trầm cảm có thể không có hệ quy
chiếu cần thiếu để tiếp nhận cái ý bạn vừa nói – chứ chưa nói đến việc tin nó. Những lời sáo
rỗng, rập khuôn và những câu nói mập mờ này không giúp gì nhiều trong việc giúp họ giữ vững
niềm tin, đặc biệt khi nói về hy vọng. Vậy nên hãy tránh đưa ra những lời nói như:

While this may be true, a person who is depressed may not have the perspective necessary to
entertain the idea—let alone believe it. Platitudes, clichés, and vague statements don’t offer
much for someone to hold on to in terms of hope. So avoid making statements like:
“Mấy cái này rồi cũng qua thôi.” “This too shall pass.”
“Thôi bỏ đi”. “Let it go.”
“Anh sẽ vượt qua nó thôi.” “You’ll get over it.”
Một người bị trầm cảm có thể gặp khó khăn trong việc vạch định tương lai vì họ bị choáng ngợp
bởi hiện tại. Việc “bỏ qua” hay “trốn tránh” quá khứ cũng chẳng dễ dàng gì, đặc biệt là đối với
những người đã từng trải qua mất mát và chấn thương.

A person who is depressed may have a hard time envisioning the future because they are
overwhelmed by the present. It’s also not easy to “let go” or “escape from” the past, especially
for someone who experienced loss or trauma.
Bạn tưởng mình đang mang đến hy vọng bằng những lời nói như thế này, ý là, cuối cùng thì
mọi thứ đều sẽ tốt hơn thôi – nhưng một người trầm cảm có thể sẽ bị nản lòng, họ sẽ tự hỏi họ
phải chờ cho đến khi nào.

You may feel like you’re offering hope by saying that, eventually, things will get better—but a
person who is depressed may be frustrated wondering how long they will have to wait.
Những điều bạn có thể làm. What You Can Do
Thay vì cứ thúc ép họ tập trung vào tương lai hay quên đi quá khứ:

Instead of pushing them to focus on the future or forget about the past:
– Cố hết sức ở bên cạnh họ ngay thời điểm hiện tại.

Do your best to be present with them at the moment.


– Chỉ cần ngồi với họ và cố không lo lắng xem cái mình nói là đúng hay sai.

Just sit with them and try not to worry about saying the right or wrong thing.
Bạn có lẽ sẽ thấy việc hữu ích nhất bạn có thể làm là lắng nghe. You may find the most helpful
thing you can do is listen.
Kết luận. Final words
Tìm ra những câu từ hữu ích để nói với người bị trầm cảm là rất khó. Đừng ngần ngại nói, “Tôi
không biết phải nói gì bây giờ.” Hãy luôn chú tâm đến từ ngữ có thể tạo nên sự khác biệt lớn.
Và nếu bạn không cẩn thận, lời nói của bạn sẽ “lợi bất cập hại.”

It’s tough to find helpful words to someone who is feeling depressed. Don’t be afraid to say, “I
am not sure what to say right now.” Stay mindful that the words you know can make a big
difference. And if you’re not careful, your words might do more harm than good.
Nếu bạn nghĩ rằng những gì mình nói có hơi gây tổn thương trong quá khứ, hãy xin lỗi. Hãy
giải thích rằng bạn không biết phải nói gì hoặc bạn không hiểu rõ lắm. Một lời xin lỗi có thể
giúp một người dần cảm thấy tốt hơn nếu lời nói của bạn trong quá khứ chưa được hay ho lắm.

If you think you’ve said something hurtful in the past, apologize. Explain that you weren’t sure
what to say or that you didn’t understand. An apology can help someone begin feeling better if
your words haven’t been helpful in the past.
Tham khảo. Article Sources
Aan het rot M, Mathew SJ, Charney DS. Neurobiological mechanisms in major depressive
disorder. CMAJ. 2009;180(3):305-13. doi:10.1503/cmaj.080697
Conversano C, Rotondo A, Lensi E, Della Vista O, Arnone F, Reda MA. Optimism and its
impact on mental and physical well-being. Clin Pract Epidemiol Ment Health. 2010;6:25–29.
doi:10.2174/1745017901006010025
Conner KO, Copeland VC, Grote NK, et al. Mental health treatment seeking among older adults
with depression: the impact of stigma and race. Am J Geriatr Psychiatry. 2010;18(6):531–543.
doi:10.1097/JGP.0b013e3181cc0366
Orzechowska A, Zajączkowska M, Talarowska M, Gałecki P. Depression and ways of coping
with stress: A preliminary study. Med Sci Monit. 2013;19:1050–1056.
doi:10.12659/MSM.889778
Sarris J, O’Neil A, Coulson CE, Schweitzer I, Berk M. Lifestyle medicine for depression. BMC
Psychiatry. 2014;14:107. Published 2014 Apr 10. doi:10.1186/1471-244X-14-107
Hendel, HJ. Why some people harm themselves. National Alliance on Mental Illness; 2018.
Cleaveland Clinic. Caregiver burnout; 2019.
National Alliance on Mental Health. How to help a friend.

You might also like