You are on page 1of 8

4 Nguyên mẫu (Archetypes) trong học thuyết của Carl Jung

Nguyên mẫu là một khái niệm được đưa ra bởi nhà tâm thần học người Thụy Sỹ Carl Jung, ông
tin rằng nguyên mẫu là những hình mẫu về con người, hành vi hay tính cách. Theo ông, nguyên
mẫu là những khuynh hướng bẩm sinh đóng vai trò quan trọng, gây ảnh hưởng lên hành vi của
con người.

Archetypes were a concept introduced by the Swiss psychiatrist Carl Jung, who believed that
archetypes were models of people, behaviors, or personalities. Archetypes, he suggested, were
inborn tendencies that play a role in influencing human behavior.

Jung tin rằng tâm hồn con người được tạo nên
từ 3 thành tố: bản ngã, vô thức cá nhân và vô
thức tập thể. Cũng theo Jung, bản ngã đại diện
cho ý thức, vô thức cá nhân chứa đựng những
ký ức, bao gồm cả những hồi ức bị đè nén. Vô
thức tập thể là một cấu phần độc đáo mà theo
Jung, cấu phần linh hồn này đóng vai trò như
một dạng kế thừa tâm lý từ tổ tiên xa xưa. Nó
bao gồm tất cả những tri thức và kinh nghiệm
được tìm thấy chung ở một giống loài.

Jung believed that the human psyche was composed of three components: the ego, the personal
unconscious, and the collective unconscious. According to Jung, the ego represents the
conscious mind while the personal unconscious contains memories including those that have
been suppressed. The collective unconscious is a unique component in that Jung believed that
this part of the psyche served as a form of psychological inheritance. It contained all of the
knowledge and experiences we share as a species.
Tâm lý học của Jung coi các nguyên mẫu đại diện cho những dạng thức và hình ảnh phổ quát, là
một phần của vô thức tập thể. Jung tin rằng chúng ta kế thừa những nguyên mẫu này giống như
kiểu ta được di truyền lại những dạng hành vi mang tính bản năng từ tổ tiên.
In Jungian psychology, the archetypes represent universal patterns and images that are part of
the collective unconscious. Jung believed that we inherit these archetypes much the way we
inherit instinctive patterns of behavior.
Nguồn gốc của Nguyên mẫu. The Origins of Archetypes
Nguyên mẫu đến từ đâu? Vô thức tập thể, theo quan điểm của Jung, chính là nơi tồn tại những
nguyên mẫu này. Ông cho rằng những nguyên mẫu này có từ khi mới sinh ra, có ở tất cả mọi
người và mang tính cha truyền con nối. Nguyên mẫu không cần phải trải qua học tập mới có và
chúng vận hành nhằm giúp ta sắp xếp sự trải nghiệm của bản thân với một số thứ nhất định
trong cuộc sống.

Where do these archetypes come from then? The collective unconscious, Jung believed, was
where these archetypes exist. He suggested that these models are innate, universal, and
hereditary. Archetypes are unlearned and function to organize how we experience certain
things.
Jung giải thích trong cuốn “The Structure of the Psyche” (Cấu tạo của Tâm hồn) rằng, “Tất cả
những quan niệm hùng hồn mạnh mẽ nhất trong lịch sử đều khởi nguồn từ những nguyên mẫu.”

“All the most powerful ideas in history go back to archetypes,” Jung explained in his book The
Structure of the Psyche.1
Ông cho rằng, “Điều này cực kỳ đúng khi nói đến các quan điểm về tôn giáo, nhưng các khái
niệm trọng tâm trong khoa học, triết học và đạo đức cũng không phải ngoại lệ. Trong dạng thức
hiện tại, chúng là những biến thể khác nhau của các quan niệm mang tính nguyên mẫu được tạo
ra bằng cách sử dụng và điều chỉnh một cách có ý thức những quan niệm này vào thực tế. Vì
đây là chức năng của ý thức nên nó không chỉ nhận ra và đồng hóa thế giới bên ngoài qua
những “cánh cửa” giác quan, mà còn chuyển đổi thế giới bên trong chúng ta thành một thế giới
thực tế hữu hình.”

“This is particularly true of religious ideas, but the central concepts of science, philosophy, and
ethics are no exception to this rule. In their present form, they are variants of archetypal ideas
created by consciously applying and adapting these ideas to reality. For it is the function of
consciousness, not only to recognize and assimilate the external world through the gateway of
the senses but to translate into visible reality the world within us,” he suggested.1
Jung phủ nhận khái niệm “Tấm bảng trắng” (tabula rasa) – coi tâm trí con người là một tấm
bảng trắng trơn từ khi mới sinh ra, sau đó tấm bảng này được lấp đầy chỉ bằng nhưng trải
nghiệm. Ông tin rằng tâm trí con người chứa đựng những khía cạnh nền móng mang tính vô
thức và thuần sinh học từ tổ tiên chúng ta. Những “hình ảnh ban sơ”, như cách ông ví von, đóng
vai trò như một nền móng cơ bản trong cách ta trở thành một con người đúng nghĩa.

Jung rejected the concept of tabula rasa or the notion that the human mind is a blank slate at
birth to be written on solely by experience. He believed that the human mind retains
fundamental, unconscious, biological aspects of our ancestors. These ‘primordial images,’ as
he initially dubbed them, serve as a basic foundation of how to be human.
Jung tin rằng, những đặc tính cổ xưa và mang hơi hướng thần thoại tạo nên nguyên mẫu có ở tất
cả con người ở khắp nơi trên thế giới, chính những nguyên mẫu này đã hình tượng hóa những
động lực, giá trị, và tính cách cơ bản của nhân loại hiện tại.

These archaic and mythic characters that make up the archetypes reside with all people from all
over the world, Jung believed, at it is these archetypes that symbolize basic human motivations,
values, and personalities.
Ông tin rằng mỗi nguyên mẫu đóng một vai trò trong sự hình thành và phát triển tính cách,
nhưng lại cảm thấy hầu hết mọi người đều bị thống trị bởi một dạng nguyên mẫu cụ thể nào đó.
Cách thể hiện hay cách con người ta nhận ra một nguyên mẫu trong thực tế tùy thuộc vào nhiều
yếu tố, bao gồm tác động về văn hóa của một cá nhân và những trải nghiệm sống của riêng họ.

He believed that each archetype played a role in personality but felt that most people were
dominated by one specific archetype. The actual way in which an archetype is expressed or
realized depends upon a number of factors including an individual’s cultural influences and
unique personal experiences.
Jung xác định có 4 nguyên mẫu cơ bản, nhưng ông cũng tin rằng không có giới hạn nào về số
lượng nguyên mẫu tồn tại. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về 4 nguyên mẫu chính được Jung mô tả
cũng như một số nguyên mẫu thường được nhắc đến khác.

Jung identified four major archetypes, but also believed that there was no limit to the number
that may exist. Let’s take a closer look at the four main archetypes described by Jung as well as
a few others that are often identified.
Mặt nạ. The Persona
Nguyên mẫu mặt nạ là cách ta thể hiện bản thân ra với thế giới. Từ “persona” xuất phát từ tiếng
Latin có nghĩa là “cái mặt nạ”. Tuy nhiên, đây đương nhiên không phải mặt nạ thông thường.
Mặt nạ đại diện cho tất cả những “tấm mặt nạ xã hội” khác nhau mà ta đeo trong nhiều bối cảnh,
với nhiều con người khác nhau. Nó như một tấm khiên bảo vệ bản ngã khỏi những hình ảnh tiêu
cực. Theo quan điểm của Jung, nguyên mẫu mặt nạ có thể xuất hiện trong giấc mơ và tồn tại
dưới rất nhiều hình hài.

The persona is how we present ourselves to the world. The word “persona” is derived from a
Latin word that literally means “mask.” It is not a literal mask, however. The persona
represents all of the different social masks that we wear among various groups and situations. It
acts to shield the ego from negative images. According to Jung, the persona may appear in
dreams and take different forms.1
Qua thời gian phát triển, trẻ biết được rằng chúng phải hành xử theo một số cách thực nhất định
nào đó để khiến bản thân “vừa vặn” với những mong đợi và quy chuẩn từ xã hội. Nguyên mẫu
này hình thành như một tấm mặt nạ xã hội để che đi tất cả những thôi thúc, ham muốn và cảm
xúc nguyên thủy nhất vốn không được xã hội chấp nhận. Nguyên mẫu mặt nạ cho phép con
người ta thích ứng với thế giới xung quanh và hòa mình vào xã hội nơi họ đang sống. Tuy
nhiên, quá gần gũi hay sống chung với chiếc “mặt nạ” này có thể khiến con người ta dần quên
lãng đi con người thật của mình.

Over the course of development, children learn that they must behave in certain ways in order
to fit in with society’s expectations and norms. The persona develops as a social mask to
contain all of the primitive urges, impulses, and emotions that are not considered socially
acceptable. The persona archetype allows people to adapt to the world around them and fit in
with the society in which they live. However, becoming too closely identified with this archetype
can lead people to lose sight of their true selves.
Bóng Tối. The Shadow
Bóng Tối là một nguyên mẫu bao gồm cả bản năng sống và bản năng tình dục. Bóng Tối tồn tại
như một phần của tâm trí vô thức và được cấu thành từ những ý tưởng bị đè nén, những khiếm
khuyết, ham muốn, bản năng và những thiếu sót của bản thân.

The shadow is an archetype that consists of the sex and life instincts. The shadow exists as part
of the unconscious mind and is composed of repressed ideas, weaknesses, desires, instincts, and
shortcomings.
Bóng Tối được sinh ra từ nỗ lực thích ứng với những quy chuẩn văn hóa và mong đợi xã hội.
Nó là nguyên mẫu chứa đựng tất cả những thứ khó chấp nhận bởi không chỉ xã hội mà còn bởi
chính những giá trị và phẩm chất đạo đức của chính chủ thể. Nó có thể bao gồm sự đố kỵ, lòng
tham, định kiến, sự thù ghét và tính hung hăng.
The shadow forms out of our attempts to adapt to cultural norms and expectations. It is this
archetype that contains all of the things that are unacceptable not only to society, but also to
one’s own personal morals and values. It might include things such as envy, greed, prejudice,
hate, and aggression.
Nguyễn mẫu này thường được mô tả là mặt tối của tâm hồn, đại diện cho sự hoang dã, hỗn độn
và những điều bí ẩn mà chính chủ thể cũng chưa nhận thức được. Jung tin rằng, những khuynh
hướng ẩn tàng này có ở tất cả chúng ta, dù con người ta có đôi lúc chối bỏ thành tố này trong
tâm hồn họ và ngược lại, phóng chiếu nó lên những người khác.

This archetype is often described as the darker side of the psyche, representing wildness, chaos,
and the unknown. These latent dispositions are present in all of us, Jung believed, although
people sometimes deny this element of their own psyche and instead project it on to others.
Jung cho rằng Bóng Tối có thể xuất hiện trong những giấc giơ hay mộng tưởng và có thể tồn tại
dưới nhiều hình hài. Nó có thể là một con rắn, một con quái vật, một con quỷ, một con rồng
hoặc một hình tượng tăm tối, hoang dã hoặc kỳ lạ nào đó.

Jung suggested that the shadow can appear in dreams or visions and may take a variety of
forms.1 It might appear as a snake, a monster, a demon, a dragon, or some other dark, wild, or
exotic figure.
Tính nữ/Tính nam. The Anima or Animus

Tính nữ là hình ảnh nữ tính trong một linh hồn đàn ông, và tính
nam là mình ảnh nam tính trong tâm hồn phụ nữ. Tính nữ/Tính
nam đại diện cho “bản ngã thực sự” chứ không phải hình ảnh ta
thể hiện ra với người khác và đóng vai trò như một nguồn giao
tiếp cơ bản với vô thức tập thể.

The anima is a feminine image in the male psyche, and the animus is a male image in the female
psyche. The anima/animus represents the “true self” rather than the image we present to others
and serves as the primary source of communication with the collective unconscious.
Jung tin rằng những thay đổi sinh lý cũng như ảnh hưởng từ xã hội góp phần vào sự phát triển
của vai trò sinh dục và bản dạng giới. Jung cho rằng sự ảnh hưởng của nguyên mẫu Tính Nam
và Tính Nữ cũng có liên đới trong quá trình này, Theo Jung, tính nam thể hiện khía cạnh nam
tính của phụ nữ trong khi đó, tính nữ thể hiện khía cạnh nữ tính ở đàn ông.
Jung believed that physiological changes as well as social influences contributed to the
development of sex roles and gender identities. Jung suggested the influence of the animus and
anima archetypes were also involved in this process. According to Jung, the animus represents
the masculine aspect in women while the anima represented the feminine aspect in men.1
Những hình ảnh mang tính nguyên mẫu này dựa trên cả những cái người ta tìm thấy được ở vô
thức tập thể và vô thức cá nhân. Vô thức tập thể có thể chứa đựng cách mà phụ nữ nên hành xử,
trong khi đó, trải nghiệm cá nhân của họ với những người vợ, bạn gái, chị gái và mẹ góp phần
tạo nên những hình ảnh đặc thù hơn về một người phụ nữ trong họ.

These archetypal images are based upon both what is found in the collective and personal
unconscious. The collective unconscious may contain notions about how women should behave
while personal experience with wives, girlfriends, sisters, and mothers contribute to more
personal images of women.
Tuy vậy, nhiều nền văn hóa khuyến khích đàn ông và phụ nữ phải tiếp nhận những vai trò giới
mang tính truyền thống và có phần cứng nhắc. Jung cho rằng chính sự ngăn cấm đàn ông khám
phá khía cạnh nữ tính và phụ nữ tìm ra khía cạnh nam tính trong họ là nguyên nhân gây hại sự
phát triển tâm lý.

In many cultures, however, men and women are encouraged to adopt traditional and often rigid
gender roles. Jung suggested that this discouragement of men exploring their feminine aspects
and women exploring their masculine aspects served to undermine psychological development.1
Sự kết hợp giữa tính nữ và tính nam được biết đến với tên gọi “syzygy” hay “cặp đôi thần
thánh”. Syzygy thể hiện sự hoàn thiện, thống nhất và vẹn toàn của chủ thể.

The combined anima and animus is known as the syzygy or the divine couple. The syzygy
represents completion, unification, and wholeness.
Đại ngã. The Self
Đại Ngã (Có thể dịch là Bản Ngã nhưng để tránh trùng với the “Ego” của Freud nên trong
thuyết của Jung sẽ sử dụng từ Đại Ngã – ND) là nguyên mẫu thể hiện sự thống nhất giữa ý thức
và vô thức của một cá nhân. Sự hình thành Đại Ngã xuất hiện qua một quá trình gọi là cá tính
hóa con người, là quá trình thống nhất nhiều khía cạnh khác nhau trong tính cách. Jung thường
miêu tả Đại Ngã như một vòng tròn, hình vuông hoặc Hình Mandala (“vòng tròn đầy đủ” –
ND).
The self is an archetype that represents the unified unconsciousness and consciousness of an
individual. Creating the self occurs through a process known as individuation, in which the
various aspects of personality are integrated. Jung often represented the self as a circle, square,
or mandala.1
Jung và hình Mandala.
Nguồn: www.awaken.com
Nguyên mẫu Đại Ngã đại diện cho sự thống
nhất về một thể của tâm hồn. Jung cho rằng
tính cách có 2 trung tâm khác nhau. Bản
Ngã là trung tâm của ý thức, nhưng Đại Ngã
mới chính là trung tâm của tính cách. Tính
cách bao gồm không chỉ ý thức, mà còn có bản ngã và tâm trí vô thức. Bạn có thể hình dung
điều này như một vòng tròn với một cái chấm ngay chính giữa. Cả vòng tròn thể hiện cho Đại
Ngã, trong đó cái chấm nhỏ ở giữa đại diện cho Bản Ngã.

The self archetype represents the unified psyche as a whole. Jung suggested that there were two
different centers of personality. The ego makes up the center of consciousness, but it is the self
that lies at the center of personality. Personality encompasses not only consciousness, but also
the ego and the unconscious mind. You can think of this by imagining a circle with a dot right at
the center. The entire circle makes up the self, where the small dot in the middle represents the
ego.
Đối với Jung, mục tiêu tối thượng của một cá nhân là đạt được cảm nhận thông suốt về bản
thân, cảm nhận được sự kết nối liền mạch trong con người mình, cũng khá tương tự như tầng
cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow – tầng “Tự thể hiện bản thân”.

For Jung, the ultimate aim was for an individual to achieve a sense of cohesive self, similar in
many ways to Maslow’s concept of self-actualization.
Những nguyên mẫu khác. Other Archetypes
Jung cho rằng số lượng các nguyên mẫu tồn tại là không hề bất biến hay cố định. Thay vào đó,
có nhiều nguyên mẫu khác nhau bị trùng lắp hoặc được kết hợp với nhau vào bất kỳ thời điểm
nào. Sau đây chỉ là một số trong rất nhiều những nguyên mẫu được Jung mô tả:

Jung suggested that the number of existing archetypes was not static or fixed. Instead, many
different archetypes may overlap or combine at any given time. The following are just a few of
the various archetypes that Jung described:1
– Cha: một hình tượng quyền lực; nghiêm nghị; mạnh mẽ. The father: Authority figure; stern;
powerful.
– Mẹ: Bảo bọc; hay vỗ về. The mother: Nurturing; comforting.
– Đứa bé: Khao khát sự ngây thơ; tái sinh; sự cứu rỗi. The child: Longing for innocence;
rebirth; salvation.
– Ông lão khôn ngoan: Dẫn dắt; kiến thức; sự khôn ngoan. The wise old man: Guidance;
knowledge; wisdom.
– Anh hùng: Nhà vô địch; người bảo hộ; người cứu nạn. The hero: Champion; defender;
rescuer.
– Trinh nữ: Trong trắng; Khát vọng; thuần khiết. The maiden: Innocence; desire; purity.
- Kẻ lừa đảo: Gian xảo; dối trá; gây rối. The trickster: Deceiver; liar; trouble-maker.
Kết luận. Final thoughts
Các ý tưởng của Jung ngày càng ít được mọi người bàn thảo hơn Freud, thường là vì những
công trình của Jung có khuynh hướng đi theo những điều huyễn hoặc và giả khoa học. Nhìn
tổng thể, những nguyên mẫu của Jung đã không được coi trọng trong tâm lý học hiện đại và
thường được đào sâu như một thứ đồ tạo tác của lịch sử, trong những địa hạt của phê bình văn
chương và áp dụng thần thoại học vào văn hóa đại chúng, hơn là một đóng góp lớn cho ngành
khoa học về tâm trí và hành vi.

Jung’s ideas tend to be less discussed than those of Freud’s, often because Jung’s work tended
to veer into the mystical and pseudoscientific. On the whole, Jung’s archetypes have not been
viewed favorably in modern psychology and are often studied more as a historical artifact and
in realms of literary criticism and popular culture applications of mythology than as a major
contribution to the science of the mind and behavior.
Tham khảo. Article Sources
Jung CG. Structure & Dynamics of the Psyche in The Collected Works of CG Jung. V. 8.
Princeton University Press. 1960.

You might also like