You are on page 1of 16

A.

CÁC VÙNG LIÊN HỢP:


➢ Hình dưới thể hiện một số vùng lớn của vỏ não không xếp vào các nhóm phần khu của vùng
vận động nguyên phát hay thứ phát và vùng cảm giác.
➢ Các vùng này được gọi là các vùng liên hợp do chúng thu nhận và phân tích tín hiệu đồng thời
từ nhiều vùng võ não của cả vận động và cảm giác cũng như từ những cấu trúc dưới vỏ.
➢ Các vùng liên hợp cũng có sự biệt hóa về mặt chức năng. Các vùng liên hợp quan trọng bao
gầm:
✓ Vùng đỉnh chẩm thái dương
✓ Vùng trán trước
✓ Vùng hệ viền.

I. VÙNG LIÊN HỢP ĐỈNH - CHẨM - THÁI DƯƠNG


✓ Vùng đỉnh – chẩm – thái dương nằm phần lớn ở vỏ não thùy đỉnh và thùy chẩm gắn với
nhau bởi vỏ não cảm giác bản thể ở phía trước, vỏ não thị giác ở phía sau và vỏ não thính
giác ở mặt bên.
✓ Như từ tên gọi, vùng này có chức năng diễn dịch ý nghĩa từ tất tả các cảm giác từ môi
trường xung quanh.
✓ Vùng liên hợp đỉnh - chẩm - thái dương còn có những tiểu vùng với chức năng chuyên
biệt.
1. PHÂN TÍCH TỌA ĐỘ KHÔNG GIAN CƠ THỂ:
− Vùng bắt đầu từ vỏ não trước thùy đỉnh và kéo dài đến vỏ não trên thùy đỉnh liên tục phân
tích tọa độ của tất cả các phần của cơ thể, cũng như của môi trường xung quanh.
− Vùng này nhận tín hiệu cảm giác đồng thời từ vỏ não phía sau thùy chẩm và cảm giác bản
thể từ vỏ não trước thùy đỉnh.
− Từ tất cả những thông tin đó, vùng này tính toán tọa độ dựa trên hình ảnh, âm thanh và môi
trường xung quanh cơ thể.

2. VÙNG WERNICKE QUAN TRỌNG CHO SỰ THÔNG HIỀU NGÔN NGỮ


− Vùng Wernicke, vùng chủ yếu đối với
việc thông hiểu ngôn ngữ, nằm sau vỏ
não thính giác ở phía sau rãnh trên của
thùy thái dương.
− Đó là vùng quan trọng nhất của toàn bộ bộ
não cho chức năng tư duy cao cấp do
hầu hết các chức năng này đều dựa trên
ngôn ngữ.
3. VÙNG HỒI GÓC: XỬ LÝ BAN ĐẦU
NGÔN NGỮ DẠNG HÌNH ẢNH.
− Phía sau vùng thông hiểu ngôn ngữ, nằm
chủ yếu trong vùng trước bên thùy chẩm là
một vùng liên hợp thị giác cung cấp
thông tin hình ảnh truyền tải bởi các từ
đọc từ một cuốn sách vào vùng
Wernicke - vùng thông hiểu ngôn ngữ.
− Vùng hồi góc cần cho việc tạo ra nghĩa của các từ được thị giác tiếp nhận.
− Không có vùng này, một người có thể vẫn hiểu được rất tốt ngôn ngữ thông qua việc nghe
nhưng không phải đọc.
4. VÙNG ĐỊNH DANH ĐỐI TƯỢNG:
− Phần nằm ngoài nhất của phía trước thùy đỉnh và phía sau thùy thái dương là một vùng có
chức năng đặt tên cho các đối tượng.
− Tên gọi được học chủ yếu qua âm thanh, trong khi bản chất vật lý của đối tượng được học
chủ yếu qua hình ảnh.
− Tuy vậy, các tên gọi cần thiết cho cả sự thông hiểu ngôn ngữ âm thanh và hình ảnh (chức
năng diễn ra tại vùng Wernicke nằm ngay bên dưới vùng “tên gọi” thính giác và phía trước
vùng xử lý từ ngữ).
II. VÙNG LIÊN HỢP THÙY TRÁN TRƯỚC:
Vùng thùy trán trước liên quan chặt chẽ với vỏ não vận động để lên kế hoạch các mẫu hình
phức tạp và các chuỗi chuyển động nối tiếp nhau.
1. CHỨC NĂNG “LÊN KẾ HOẠCH TỐI ƯU CHUYỂN ĐỘNG”
❖ Để hỗ trợ chức năng này, não nhận tín hiệu mạnh thông qua bó sợi thần kinh dưới vỏ
lớn kết nối vùng liên hợp đỉnh - chẩm - thái dương với thùy trán trước:
✓ Thông qua bó này, thùy trán trước nhận nhiều thông tin cảm giác chưa xử lý, đặc
biệt là thông tin về tọa độ không gian của cơ thể cần thiết cho việc lên kế hoạch để
tối ưu các chuyển động.
✓ Nhiều tín hiệu đi ra từ vùng trán trước đi vào hệ thống kiểm soát chuyển động
thông qua nhân đuôi của con đường phản hồi hạch nền - đồi thị đối với việc lên kế
hoạch vận động, vốn cung cấp nhiều thành phần trước sau hoặc song song của sự
kích thích chuyển động.
2. THÀNH LẬP SUY NGHĨ:
❖ Vùng trán trước cũng thiết yếu đối với quá trình “suy nghĩ”.
✓ Nó có khả năng xử lý thông tin vận động hoặc ngoài vận động từ các vùng khắp
nơi trong não bộ và vì thế tạo việc suy nghĩ có vận động cũng như không vận động.
✓ Vùng liên hợp trán trước thường được nhắc đến có vai trò quan trọng cho sự phối
hợp các ý nghĩ và lưu giữ cơ sở ngắn hạn là các “ký ức hoạt động” được dùng
để kết hợp các ý nghĩ mới trong khi chúng đang đi vào não.
3. VÙNG BROCA:
− Vùng Broca cung cấp mạng lưới thần kinh cho sự tạo thành từ ngữ.
− Vùng Broca được tìm thấy một phần ở vùng trước bên của vỏ não trán trước và một phần
ở vùng tiền vận động.
− Nó có chức năng lên và thực thi các kế hoạch và mẫu hình vận động cho việc diện
đạt những từ rời rạc hoặc thậm chí những cụm từ ngắn. Vùng này cũng hoạt động
phối hợp chặt chẽ với trung tâm thông hiểu ngôn ngữ Wernicke ở trung tâm của vỏ
não thái dương.

❖ Một phát hiện đặc biệt thú vị như sau:


➢ Khi một người đã học một ngôn ngữ và sau đó học một ngôn ngữ mới, vùng não ngôn
ngữ mới được lưu trữ sẽ dịch chuyển nhẹ từ vùng ngôn ngữ đầu tiên.
➢ Nếu cả hai ngôn ngữ được học đồng thời, chúng được lưu trữ cùng với nhau vào một
vùng não.
III. VÙNG LIÊN HỢP HỆ VIỀN:
− Vùng này được tìm thấy ở cực trước của thùy thái dương và trong hồi đai nằm sâu dưới rãnh
dọc ở giữa bề mặt của mỗi bán cầu não.
− Nó liên quan chủ yếu đến hành vi, cảm xúc và động lực.
− Phần vỏ hệ viền là một phần của hệ viền, bao gồm những nơron cấu trúc nơron phức tạp ở
vùng giữa nền não → Hệ viền cung cấp hầu hết các động lực có cơ sở cảm xúc cho việc hoạt
hóa những vùng não khác và thậm chí tạo động cơ cho việc học hỏi chính nó.
IV. VÙNG NHẬN DẠNG KHUÔN MẶT:
− Một loại bất thường điển hình của não có tên Prosopagnosia, nghĩa là mất khả năng nhận
dạng khuôn mặt.
 From Greek prósōpon, meaning "face"; and agnōsía, meaning "non-knowledge"
− Tình trạng bệnh này xảy ra ở những người bị tổn thương liên quan đến phần giữa mặt dưới của
thùy chẩm hai bên và dọc bề mặt lưng giữa của thùy thái dương.
− Mất các vùng nhận dạng khuôn mặt này lại ảnh hưởng rất ít đến chức năng khác của não.

Một câu hỏi có thể được đặt ra là tại sao vỏ não lại dành một diện tích lớn như vậy cho một
tác vụ đơn giản là nhận dạng khuôn mặt ?
✓ Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động thường ngày của chúng ta nằm trong mối liên hệ với con
người, vì vậy vùng này quan trọng với chức năng tư duy.
✓ Phần thùy đỉnh của vùng nhận dạng khuôn mặt tiếp giáp với vỏ não thị giác và phần thái
dương thì liên quan chặt chẽ với hệ viền trong cảm xúc, sự kích hoạt não và kiểm soát
hành vi của một người đáp ứng với môi trường.

B. CHỨC NĂNG THÔNG HIỂU DIỄN DỊCH CỦA PHẦN SAU TRÊN
THÙY THÁI DƯƠNG – VÙNG WERNICKE (VÙNG THÔNG HIỂU
DIỄN DỊCH TỔNG THỂ):
I. VÙNG HỘI TỤ - WERNICKE:
1. CÁC VÙNG HƯỚNG VỀ VÙNG WERNICKE:
− Tất cả các vùng liên hợp bản thể, thị giác và thính giác cùng tiếp hợp với một vùng phía sau
của phía trên thùy thái dương – nơi các thùy thái dương, đỉnh và chẩm hội tụ.
− Vùng hội tụ của các vùng diễn dịch cảm giác khác nhau này đặc biệt phát triển ở bán cầu
ưu thế của não (phía bên trái đối với hầu hết người thuận tay phải) và đóng vai trò duy nhất
trong toàn bộ vỏ não cho chức năng thông hiểu mức độ cao của não mà chúng ta gọi là
trí thông minh.
− Vùng này được gọi với các tên khác nhau gợi ý về một vùng có tầm quan trọng đối với cả bộ
não: vùng diễn dịch tổng, vùng nhận thức, vùng nhận biết, vùng liên hợp tối cao, ….
− Vùng này được biết đến nhiều nhất với tên Vùng Wernicke để vinh danh nhà thần kinh học
đầu tiên mô tả đặc tính của nó trong quá trình tư duy.

2. HỆ QUẢ CỦA CÁC TÁC ĐỘNG LÊN VÙNG WERNICKE:


a. Tổn thương nghiêm trọng vùng Wernicke:
− Sau tổn thương nghiêm trọng vùng Wernicke, một người có thể nghe rất tốt và thậm chí
nhận dạng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng vẫn không thể sắp xếp những từ này với
nhau.
− Tương tự như vậy, một người có thể đọc các từ từ một trang gỉấy nhưng không thể
nhận thức được ý nghĩa.
b. Kích thích vùng Wernicke:
− Kích thích điện học vùng Wernicke ở một người tỉnh táo, đôi khi đưa đến những suy
nghĩ phức tạp, đặc biệt khi điện cực kích thích tác động đủ mạnh đến vùng chịu trách
nhiệm liên kết với đồi thị.
− Loại suy nghĩ có thể gặp bao gồm: Những khung cảnh một người có thể nhớ từ thuở ấu
thơ, ảo thanh như một đoạn nhạc đặc trưng hoặc trạng thái là một người nào đó.
− Vùng Wernicke được cho rằng có thể gợi về những mẫu hình trí nhớ phức tạp liên quan
đến nhiều mô hình cảm giác mặt dù nhiều ký ức rời rạc có thể được lưu trữ ở vùng khác.
3. Hồi góc – diễn dịch hình ảnh:
Nếu vùng này bị phá hủy trong khi vùng Wernicke ở thùy thái dương vẫn nguyên vẹn, một
người có thể vẫn diễn dịch các trải nghiệm âm thanh bình thường, nhưng dòng tín hiệu hình
ảnh đi vào vùng Wernicke từ vỏ não thị giác bị chặn đứng → Người này có thể có khả năng
nhìn thấy các từ và thậm chí biết diễn giải nhưng không thể diễn dịch được nghĩa của chúng.
⟹ Tình trạng này được gọi hay mù chữ. ( Dyslexia)

❖ Có thể nhấn mạnh tầm quan trọng hệ thống của vùng Wernicke trong việc xử lý hầu hết các
chức năng tư duy của não qua việc mất vùng này ở người trưởng thành thường gây ra sự sa
sút trí tuệ vĩnh viễn.
II. KHÁI NIỆM BÁN CẦU ƯU THẾ:
1. KHÁI NIỆM:
− Chức năng diễn dịch toàn thể của vùng Wernicke và hồi góc, cũng như các chức năng vùng
lời nói và kiểm soát vận động thường phát triển mạnh ở một bán cầu hơn bên còn lại ⟹ Vì
thế, bán cầu này được gọi là bán cầu ưu thế.
− Khoảng 95% loài người có bán cầu não trái là ưu thế.
− Ngay lúc sinh ra, vùng vỏ não về sau sẽ trở thành vùng Wernicke ở bán cầu não trái rộng
hơn 50% bán cầu não phải ở hơn một nửa trẻ sơ sinh.
▪ Vì thế, có thể dễ dàng hiểu được tại sao não trái có thể trở nên ưu thế so với bên phải.
▪ Tuy vậy, nếu vì lý do nào đó vùng bên trái này bị phá hủy hoặc cắt bỏ từ rất sớm, bên đối
diện của não thường sẽ phát triển các đặc tính ưu thế.
2. GIẢI THÍCH KHẢ NĂNG MỘT BÁN CẦU ƯU THẾ HƠN BÁN CẦU CÒN LẠI:
− Sự tập trung của “tâm trí” có vẻ nhắm vào một ý nghĩ chủ đạo vào một thời điểm → Giả sử,
do phía sau thùy thái dương bên trái thường hơi lớn hơn bên phải lúc sinh ra, bên trái
thường bắt đầu mở rộng mạnh hơn bên phải:
• Vì thế, do khuynh hướng sự tập trung của một người liên kết với vùng được phát
triển mạnh hơn → Tốc độ học tập của bán cầu khởi đầu trước gia tăng nhanh chóng,
trong khi ở bên đối diện, bên ít được sử dụng, học những phần còn lại phát triển chậm
hơn.
• Ở 95% loài người, thùy thái dương trái và hồi góc trở nên ưu thế và ở 5% còn lại, cả
hai bán cầu phát triển song song cả hai chức năng, hoặc hiếm hơn, bên phải trở nên phát
triển mạnh chiếm sự ưu thê.
3. SỰ LIÊN QUAN GIỮA BÁN CẦU ƯU THẾ VÀ CỬ ĐỘNG CHI THUẬN:
a. Vùng lời nói tiền vận động (vùng Broca), cũng hầu như luôn luôn ưu thế hơn ở bên não
trái. Vùng lời nói này chịu trách nhiệm cho việc tạo thành từ ngữ bằng cách kích thích
đồng thời các cơ vùng thiệt hầu, cơ hô hấp và cơ miệng.
b. Các vùng vận động điều khiển tay cũng ưu thế ở bên não trái 9/10 người → vì vậy đưa
đến sự thuận tay phải ở hầu hết mọi người.
4. KẾT LUẬN:
❖ Mặc dù vùng diễn dịch thuộc về thùy trán và hồi góc, cũng như nhiều vùng vận động phát
triển mạnh chỉ ở bán cầu trái → Nhưng những vùng này lại nhận thông tin cảm giác từ
cả hai bán cầu và cũng có khả năng điều khiển hoạt động vận động ở cả hai bán cầu.
⟹ Để giải thích điều này có thể đề cập các sợi tín hiệu trong thể chai trong giao tiếp giữa
hai bán cầu.
III. VAI TRÒ NGÔN NGỮ TRONG CHỨC NĂNG VÙNG WERNICKE &
CHỨC NĂNG TƯ DUY:
− Một điểm chung lớn của các trải nghiệm cảm giác là chúng được chuyển đổi thành ngôn
ngữ tương đương trước khi được lưu trữ trong các vùng nhớ của não và trước khi
được xử lý cho mục đích tư duy.
⟹ Ví dụ, khi chúng ta đọc một cuốn sách, chúng ta không lưu giữ hình ảnh thị giác của chữ
được in mà thay vào đó là lưu trữ ý nghĩa của chúng, thường ở dạng ngôn ngữ.
− Vùng cảm giác của bán cầu ưu thế đối với vùng Wernicke và vùng này liên hệ chặt chẽ với
cả vùng nghe nguyên phát và thứ phát của thùy thái dương.
• Sự liên hệ chặt chẽ này có thể là kết quả từ sự tiếp cận ngôn ngữ khởi đầu bằng cách
lắng nghe.
• Về sau, khi sự tiếp nhận hình ảnh thông qua môi trường đọc tăng dần, thông tin hình
ảnh truyền tải thông qua chữ viết sau đó được thiết lập thông qua hồi góc - một vùng liên
hợp thị giác, với vùng Wernicke đã hình thành của thùy thái dương chiếm ưu thế.
C. CHỨC NĂNG CỦA VỎ NÃO – ĐỈNH – CHẨM – THÁI DƯƠNG Ở
BÁN CẦU KHÔNG ƯU THẾ:
I. SỰ ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI GIỮA HAI BÁN CẦU:
➢ Khi vùng Wernicke ở bán cầu ưu thế của
một người trưởng thành bị phá hủy, người
đó thường mất hầu hết các chức năng tư
duy liên quan đến ngôn ngữ hoặc hệ lời nói
như khả năng đọc, khả năng giải toán và
thậm chí khả năng suy nghĩ các vấn đề
logic.
➢ Nhiều dạng khác Ở bán cầu đối bên
(không ưu thế) về khả năng diễn dịch, thùy thái dương và các vùng hồi góc của lại được bảo
toàn.
II. CHỨC NĂNG BÁN CẦU KHÔNG ƯU THẾ:
❖ Bán cầu không ưu thế có lẽ đặc biệt quan trọng cho việc:
✓ Hiểu và diễn dịch âm nhạc
✓ Các trải nghiệm hình ảnh không phụ thuộc lời nói (đặc biệt các mẫu hình thị giác)
✓ Mối liên hệ không gian giữa một người với môi trường xung quanh
✓ Sự nổi bật của “ngôn ngữ cơ thể” và ngữ điệu của giọng nói và có thể nhiều trải nghiệm
bản thể liên quan đến sử dụng tay chân.
❖ Vì vậy, mặc dù chúng ta nói bán cầu “ưu thế” → Sự “ưu thế” này chủ yếu đối với các chức
năng tư duy dựa trên ngôn ngữ.
⟹ Bán cầu không ưu thế thực ra “ưu thế” với một số loại trí thông minh khác.
D. CHỨC NĂNG NHẬN THỨC CAO CẤP CỦA VÙNG LIÊN HỢP
TRÁN TRƯỚC:
I. LƯỢC SỬ & NGHIÊN CỨU CHỨNG MINH:
1. LƯỢC SỬ:
− Trước kia, vỏ não trước trán được tin là vùng của sự tư duy mức độ cao ở loài người, chủ yếu
do sự khác biệt chính giữa não của khỉ và người là phần nhô cao của vùng trước trán ở người.
 Thực tế, sự phá hủy vùng thông hiểu ngôn ngữ (vùng Wernicke) và vùng hồi góc lân cận
ở bán cầu ưu thế gây ra nhiều tác động xấu đến sự tuy duy hơn phá hủy vùng trước trán.
 Tuy vậy, Vùng trước trán quan trọng với chức năng nhận thức.
2. NGHIÊN CỨU:
− Một vài thế kỷ trước, trước khi những thuốc mới điều trị các tình trạng tâm lý xuất hiện, một số
bệnh nhân được phát hiện có thể có được sự giải phóng khỏi trạng thái trầm cảm bằng cách
điều chỉnh các kết nối giữa vùng trước trán với phần còn lại của não bằng một thủ thuật có tên
là Cắt bỏ thùy trán trước.
− Những nghiên cứu trên các bệnh nhân này ghi nhận được các thay đổi tâm lý như sau:
(1.) Bệnh nhân mất khả năng giải quyết các bài toán phức tạp.
(2.) Họ không thế xâu chuỗi các tác vụ nối tỉếp nhau để thực hiện một mục tiêu cần sự phối
hợp.
(3.) Họ không thể tìm cách thực hiện nhiều công việc song song cùng lúc.
(4.) Phản ứng giao tiếp thường không phù hợp với hoàn cảnh, thường bao gồm khiếm khuyết
nhân cách và thiếu kiểm chế trong hoạt động tình dục và bài tiết.
(5.) Bệnh nhân vẫn có thể nói và hiểu ngôn ngữ, nhưng không thể theo dõi dòng suy nghĩ dài
và tâm trạng thường thay đổi nhanh từ nhẹ nhàng sang điên cuồng rồi hồ hởi đến giận
dữ.
(6.) Bệnh nhân vẫn có thể thực hiện những mẫu hình vận động thông thường họ đã làm trong
cuộc sống, nhưng thường không có mục đích.
II. CHỨC NĂNG VÙNG LIÊN HỢP TRÁN TRƯỚC:
1. Sự suy giảm tính hung hăng và những hành vi xã hội không phù hợp.
− Suy giảm tính và những hành vi xã hội không phù hợp có thể là kết quả của sự mất vùng
bụng của thùy trán ở mặt dưới não → Vùng này là phần thuộc hệ limbic hơn là võ nào thùy
trán trước.
− Phần thuộc hệ limbic này giúp kiểm soát hành vi.
2. Sự mất khả năng xử lý theo mục đích hoặc suy nghĩ liên hoàn (sự tập trung)
− Nhiều vùng liên hệ với thùy trán trước có khả năng gợi nhớ thông tin trải khắp não bộ và sử
dụng thông tin này để tạo thành các mô hình suy nghĩ phức tạp để đạt được mục đích.
− Mặc dù nhiều người không có vỏ não thùy trán trước vẫn có thể suy nghĩ nhưng họ khó phối
hợp các suy nghĩ logic thành chuỗi kéo dài hơn vài giây hoặc khoảng một phút.
⟹ Vậy, người không có vỏ não thùy trán trước dễ bị phân tán tư tưởng khỏi chủ đề đang suy
nghĩ, trong khi người có thùy trán trước bình thường có thể thúc đẩy chính họ hoàn thành
mục tiêu suy nghĩ mà không quan tâm đến yếu tố gây nhiễu.
3. Sự phối hợp ý nghĩ, sự dự đoán và quá trình thực hiện các chức năng tư duy cao cấp của
thùy trán trước – Khái niệm của “trí nhớ hoạt động”
− Một chức năng được gán cho thùy trán trước là sự phối hợp suy nghĩ, nghĩa là gia tăng chiều
sâu và tính trừu tượng của những ý nghĩ rời rạc được ghép lại với nhau từ nhiều nguồn thông
tín.
− Khả năng này của thùy trán trước trong việc nắm bắt nhiều đơn vị thông tin cùng lúc và đưa
đến việc gợi nhớ những thông tin này trong khoảnh khắc cần thiết cho những suy nghĩ sau đó
được gọi là “trí nhớ hoạt động”
▪ Khái niệm giúp giải thích nhiều chức năng của não liên hệ với trí thông minh.
▪ Các vùng của thùy trán trước được chia thành những mảnh tách biệt lưu trữ nhiều loại
ký ức tạm thời khác nhau như có một vùng dành để chứa hình dạng của một đối tượng
và một vùng khác dành cho sự chuyển động.
III. TỔNG KẾT:
❖ Bằng cách kết hợp tất cả những đơn vị tạm thời của bộ nhớ hoạt động này, chúng ta có khả
năng:
1) Tiên đoán
2) Lên kế hoạch cho tương lai
3) Trì hoãn phản ứng với các tín hiệu cảm giác đầu vào để thông tin cảm giác được cân
nhắc cho đến khi phản ứng phù hợp nhất được lựa chọn
4) Xem xét chuỗi các hành động trước khi thực hiện chúng
5) Giải quyết những vấn đề toán học, pháp lý hoặc triết học phức tạp
6) Liên hệ tất cả những luồng thông tin vào việc chẩn đoán những bệnh hiếm
7) Kiểm soát hoạt động của chúng ta dựa trên các chuẩn mực đạo đức.

E. CHỨC NĂNG THỂ CHAI, MÉP NỐI TRƯỚC TRONG SỰ DẪN


TRUYỀN Ý NGHĨ, TRÍ NHỚ, TẬP LUYỆN & CHỨC NĂNG KHÁC
GIỮA 2 BÁN CẦU ĐẠI NÃO:
I. VỊ TRÍ, CẤU TẠO CỦA THỂ CHAI, MÉP NỐI:
− Các sợi trục trong thể chai cung cấp những kết nối phong phú giữa các vùng vỏ não của hai bán
cầu ngoại trừ phần trước của thùy trán.
− Ở vùng thùy trán này, đặc biệt gồm thể hạnh nhân, được nối liền bởi các sợi băng qua mép nối
trước.
− Do số lượng sợi kết nối khổng lồ của thể chai, cấu trúc dày đặc này có chức năng quan trọng
trong phối hợp hoạt động của hai bán cầu.

Mép trước

II. CHỨC NĂNG THỂ CHAI, MÉP NỐI TRƯỚC:


➢ Một chức năng của thể chai và mép nối trước là tạo nên thông tin lưu trữ ở võ não của
một bán cầu nhằm sẵn sàng đáp ứng vùng vỏ não đối diện.
1. THỂ CHAI:
a. Loại bỏ thể chai làm gián đoạn sự truyền tải thông tin từ vùng Wernicke của bán cầu ưu
thể đến vỏ não vận động của vùng não đối diện.
► Vì thế, chức năng thông hiểu của vùng Wernicke (nằm ở bán cầu trái) mất kiểm soát đối
với vùng vỏ não vận động → khởi động chức năng vận động tự ý của cánh và cẳng tay
trái, mặc dù cử động bán tự ý của cánh và cẳng tay trái bình thường.
b. Loại bỏ thể chai chặn sự truyền tải tín hiệu bản thể và thị giác từ bán cầu não phải đến
vùng Wernicke ở bán cầu ưu thế trái.
► Vì thế, tín hiệu bản thể và thị giác từ bên trái của cơ thể thường không thể đi đến vùng
thông hiểu chung này của não bộ và từ đó không thể được sử dụng vào việc ra quyết
định.
c. Cắt bỏ hoàn toàn vùng thể chai có hai phần não có ý thức hoàn toàn tách biệt.
► Ví dụ, ở một bé trai tuổi thiếu niên bị cắt bỏ thể chai, chỉ có nửa trái bộ não cậu bé có
thể hiểu chữ viết và lời nói vì nửa trái là bán cầu ưu thế.
► Trái lại, bán cầu não phải có thể hiểu chữ viết (hình ảnh) nhưng không thể hiểu lời nói
(ngôn ngữ).
► Hơn nữa, vỏ não phải có thể khởi phát một vận động đáp ứng với từ “viết” mà không
cần vỏ não trái biết tại sao đáp ứng được thực hiện.
2. MÉP NỐI TRƯỚC:
− Hiệu ứng khá khác biệt khi một đáp ứng mang tính cảm xúc được kích gợi ở bán cầu não
phải của não: trong trường hợp này, một đáp ứng tiềm thức có nguồn gốc cảm xúc cũng
xảy ra ở bên trái của não.
− Đáp ứng này chắc chắn xảy ra vì các vùng não hai bên của não dành cho những cảm xúc,
vỏ não trước thùy thái dương và các vùng lân cận, vẫn đang giao tiếp với các vùng tương
ứng thông qua mép nối trước không bị cắt đi.
► Ví dụ, khi hiệu lệnh “hôn” được viết ra cho não phải cho thấy, cậu ta lập tức nói với
cảm xúc mạnh mẽ rằng “Không!”.
► Đáp ứng này cần chức năng của vùng Wernicke và vùng vận động cho lời nói ở bán
cầu trái → vì những vùng phía bên trái này cần thiết cho việc nói câu “Không!”.
► Tuy nhiên, khi được hỏi tại sao lại nói vậy, cậu ta không thể giải thích được (do bị cắt
bỏ thể chai?)

❖ KẾT LUẬN
➢ Vì vậy, hai nửa bán cầu có khả năng độc lập đối với sự nhận thức, lưu trữ trí nhớ, giao
tiếp và kiểm soát các hoạt động vận động.
➢ Thể chai cần thiết cho sự hoạt động phối hợp hai bên ở mức độ bán ý thức
➢ Mép nối trước đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc đồng bộ các đáp ứng cảm xúc
của cả hai bên não.
F. CHỨC NĂNG HÀNH VI CỦA ĐỒI THỊ & CÁC CẤU TRÚC
L.QUAN HỆ VIỀN:
I. CHỨC NĂNG “THƯỞNG” VÀ “PHẠT” CỦA HỆ VIỀN
➢ Chức năng của một số cấu trúc thuộc hệ viền rõ ràng có liên quan chuyên biệt với tác động tự
nhiên của cảm nhận cảm giác là dễ chịu hay không dễ chịu ⟹ Những đặc tính tự nhiên này
còn được gọi là tính thưởng hay tính phạt, hay thỏa mãn hoặc ác cảm.
➢ Những mức độ kích thích của hai hệ thống đáp ứng trái ngược nhau này ảnh hưởng mạnh mẽ
đến hành vi của con vật.
1. TRUNG TÂM THƯỞNG:
− Nếu việc kích thích một vùng đặc biệt cho con vật cảm nhận được tính thưởng, nó sẽ nhấn
đòn bẳy lặp đi lặp lại. Thậm chí khi gợi ý việc ăn vài món ngon nào đó bên cạnh cơ hội kích
thích con vật chọn sự kích thích điện hơn.
− Trung tâm thưởng được tìm thấy dọc theo bó
giữa não trước, đặc biệt ở nhân bên và nhân
bụng giữa của vùng hạ đồi.
− Nhân bên là một vùng đáp ứng mạnh nhất vì ngay
cả kích thích mạnh hơn vùng này có thể gây ra sự
điên cuồng.
▪ Tuy vậy, hiện tượng này xảy ra với nhiều vùng,
với kích thích yếu cho sự cảm nhận thưởng và
một kích thích mạnh cho sự cảm nhận phạt.
▪ Các trung tâm thưởng có hiệu lực thấp hơn, có thể hoạt động thứ phát sau các trung tâm
chính ở vùng hạ đồi được tìm thấy ở vách ngăn, thể hạnh nhân, một số vùng của đồi thị và
hạch nền và kéo dài xuống phần mái của trung não.
2. TRUNG TÂM PHẠT
− Sự kích thích lên những vùng này làm con vật biểu hiện sự khó chịu, sợ hãi, kinh hoàng, đau
đớn, bị trừng phạt và thậm chí bệnh.
− Trung tâm phạt được tìm thấy ở vùng chất xám trung tâm xung quanh Cống não Sylvius ở
trung não và kéo dài lên tận khu vực quanh não thất của vùng hạ đồi và đồi thị.
− Các vùng phạt ít ảnh hưởng hơn được tìm thấy ở một số nơi trong thể hạnh nhân và hồi hải
mã.
− Việc kích thích lên trung tâm phạt có thể thường xuyên ức chế hoàn toàn các trung tâm
thưởng và dễ chịu, cho thấy rằng sự trừng phạt cảm giác và sợ hãi có thể chiếm ưu thế hơn
ban thưởng và dễ chịu.

II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ ĐIÊN CUỒNG VỚI CÁC TRUNG TÂM PHẠT:
1. KÍCH THÍCH “MÔ HÌNH GIẬN DỮ”:
❖ Kích thích mạnh các trung tâm trừng phạt của não, đặc biệt ở khu vực quanh não thất của
vùng hạ đồi và đồi thị bên làm con vật xuất hiện “Mô hình giận dữ” :
(1) Tạo tư thế phòng vệ
(2) Giương vuốt
(3) Dựng đuôi
(4) Gầm gừ
(5) Dựng lông mở to mắt- dãn đồng tử.
⟹ Ngay cả với sự khiêu khích nhẹ có thể gây ra sự tấn công mạnh mẽ một cách đột ngột.
⟹ Hành vi này phù hợp với dự đoán khi một con vật bị trừng phạt tàn bạo.
2. ỨC CHẾ MÔ HÌNH GIẬN DỮ:
− Ở con vật bình thường, hiện tượng điên cuồng bị kiềm chế chủ yếu nhờ sự ức chế tín hiệu
từ các nhân bụng bên của vùng hạ đồi.
− Thêm nữa, các phần hồi hải mã và vỏ não thuộc hệ limbic trước, đặc biệt ở vùng hồi đai
trước và thể chai giúp ngăn chặn mô hình điên cuồng.
III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ THƯỞNG - PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI:
− Các trung tâm thưởng - phạt thiết lập nên một trong các cơ chế quan trọng nhất trong việc kiểm
soát hoạt động cơ thể, động lực, ác cảm và động cơ.
− Tác động của chất gây mê trên lên các trung tâm thưởng – phạt:
✓ Việc sử dụng chất gây mê, như chlorpromazine → thường ức chế cả trung tâm thưởng
và phạt.
✓ Vì thế, tác dụng của chất gây mê lên các trạng thái tâm thần được cho là sự ức chế nhiều
vùng chịu trách nhiệm hành vi quan trọng của vùng hạ đồi và các vùng liên quan thuộc hệ
viền.

You might also like