You are on page 1of 5

Các số liệu giải phẫu so sánh

1. Các nguyên lý cơ bản của sự tiến hóa và cấu trúc não – cơ sở VC của các qttl
- Nguyên tắc cơ bản và chung nhất : Trên các bậc thang tiến hoá khác nhau, mối quan hệ giữa cơ
thể động vật với môi trường có biến đổi, hành vi của con vật đã được điểu khiển bởi các bộ máy
khác nhau của hệ thống thần kinh. Từ đó có thể nói rằng não người là sản phẩm của sự phát triển
lịch sử dài lâu.
+Động vật bậc thấp dễ thích nghi để thực hiện các chương trình bẩm sinh của hành vi, đảm
bảo thích nghi với môi trường không biến đổi. (bảo toàn nòi giống dựa vào sinh sản thừa)
+Động vật bậc cao có hệ thần kinh và bộ não phát triển đảm bảo sự biến đổi hành vi tối đa
của loài với môi trường biến đổi lớn.
Động vật bậc càng cao, tỷ trọng khối lượng não so với khối lượng cơ thể, số lượng neuron
các vùng não não mới càng lớn.
- Nguyên lý tổ chức dọc của các hệ thống chức năng não: Mỗi một hình thức hành vi được đảm
bảo bởi sự cùng hoạt động của các mức độ TK các khau, liên quan với nhau bởi các mối quan hệ
đi “lên” và đi “xuống”biến não thành hệ thống điều khiển.
- Não và vỏ não có cấu trúc không đồng nhất
2. Cấu trúc và chức năng của vỏ não người
- Não và vỏ não có cấu trúc không đồng nhất
+ Vỏ não: phần rãnh Rolando cấu tạo chủ yếu từ TB tháp lớn (TB tháp khổng lồ). Phía sau rãnh
Rolando chủ yếu là TB sao nhỏ, hoàn toàn không có TB tháp.
-Trên não người có các vùng “tiên phát”: cảm giác chung (đỉnh), Thị giác (chẩm) và Thính giác
(Thái dương)
Vùng vận động: bắt đầu từ rãnh Rolando đi đến sừng trước của tủy sống, dẫn truyền xung
vận động đến các cơ (cấu tạo nên đường dẫn truyền vận động/đường tháp của vỏ não)

- Vai trò của tế bào glia bao xung quanh các tế bào thần kinh ( TB glia: Tế bào thần kinh
đệm_Neuroglia là một phần của hệ thần kinh, không có chức năng dẫn truyền xung động thần
kinh nhưng lại có quan hệ rất chặt chẽ với các noron. Có nhiều loại tế bào thần kinh đệm khác
nhau, phân chia tùy thuộc vào hệ thần kinh trung ương hay ngoại biên). Sự tăng trưởng của tế
bào này trên các bậc thang tiến hoá của động vật cho phép tăng cường sự điểu kiển của các vùng
khác nhau trên vỏ não. Tương quan giữa mô glia của vỏ não với số lượng tế bào thần kinh của nó
ngày càng thay đổi theo hướng tăng dần với sự tiến hoá của động vật và đạt mức cao nhất ở
người.
Quan hệ giữa khối lượng chất xám của vỏ não (neuron) với lượng TBglia trên các bậc thang
tiến hóa (Fritder, 1954)

Quan hệ giữa khối lượng chất xác của vỏ não (neuron) với lượng TBglia trên các bậc thang
tiến hóa – tính trên vùng vẫn động (Boonhin,1951)
Từ hai hình trên suy ra tỉ lệ TB glia so với các TB khác ở não người cao hơn các động vật
khác.
- Sự phân bố không đồng đều của các lớp TB trên các vùng khác nhau của vỏ não. Vùng não cấp
I của các hệ cơ quan phân tích nằm ở các lớp phía dưới (lớp hướng tâm hoặc ly tâm) có chức
năng thực hiện cải biến thông tin trong từng hệ cơ quan phân tích. Các vùng cấp II chủ yếu nằm
các lớp trên của vò não (lớp phóng chiếu – liên hợp). Ngoài ra, trên vỏ não còn quan sát thấy các
vùng não nằm ranh giới giữa các thùy khác nhau và có tên gọi là vùng não cấp III (hay còn gọi là
vùng mở). Các vùng này nằm ở lớp trên của vỏ não (lớp liên hợp) hoàn toàn không liên quan
trực tiếp đến với vùng ngoại vi. Có thê nói rằng, vùng não cấp III là cơ sở vật chất đảm bảo hoạt
động đồng thời của các thuỳ não, các hệ cơ quan phân tích và có nhiệm vụ tích hợp các chức
năng của các vùng não người nói chung.
Vậy hệ thống chức năng của não bộ có cấu trúc thứ bậc, thể hiện ở việc trên vỏ não có sự
phân chia chức năng cúa các vùng não cấp I, cấp II và vùng não cấp III.

- Các vùng não cấp I, II và II đều tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 0-2tuổi, sau đó mức tăng
trưởng giảm dần. Nếu có sự cản trở tăng trưởng trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cá
nhân trong các giai đoạn sau.

- Quan sát khác của Viện Não Moscow:


+ Những vùng não đơn giản tăng trưởng chậm (2,5-5 đơn vị quy ước). Diện tích các vùng cấp II
và cấp III phức tạp hơn, tăng nhiều (7-9 đơn vị quy ước)
+ Sự tăng trưởng mạnh cuối cùng trên bề mặt não vào 2-3 tuổi, phần trán là phức tạp nhất. Kết
thúc phát triển thường là 6-7 tuổi.
+ Sự phát triển bề rộng các lớp TB có chức năng quan trọng diễn ra lúc 3 – 3,5 tuổi, sự phát triển
một số vùng đặc biệt đến 7 thậm chí 12 tuổi.
Phần tham khảo
a. Cấu trúc của vỏ não:
- Vỏ não là lớp chất xám bao quanh hai bán cầu đại não, nhận thông tin cảm giác thị giác, thính
giác, mùi, vị và xúc giác; điều khiển vận động, trí nhớ, xúc cảm, trí tuệ, ngôn ngữ.
- Bao gồm 6 lớp tế bào chính (lớp I-VI) được xếp chồng lên nhau. Mỗi lớp chứa các loại tế bào
thần kinh và kết nối mạch lạc với các khu vực khác của não.

- Trên vỏ não, giữa các khe có các thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy gáy
(chẩm). Thùy trán chiếm phần trước của bán cầu đại não, thùy đỉnh ở giữa ba khe, thùy thái
dương chiếm phần giữa và phần dưới của bán cầu đại não, thùy gáy ở phía sau bán cầu đại não.
- Vỏ não được chia thành nhiều vùng chức năng khác nhau. Ngày nay thông thường người ta
chia vỏ não ra thành hơn 50 vùng, mỗi vùng nhận kích thích và điều khiển một bộ phận trong cơ
thể. Mỗi thùy có quan hệ trực tiếp với một loại cảm giác và người ta lấy loại cảm giác để đặt tên
cho chúng: thùy gáy – vùng thị giác; thùy thái dương – vùng thính giác; phía trước thùy đỉnh –
vùng xúc giác; phía sau thùy trán – vùng vận động.
- Trên vỏ não người, có các vùng thực hiện chức năng ngôn ngữ: vùng nói là vùng Broca ở hồi
não dưới thùy trán trái,vùng nghe ngôn ngữ là vùng Wecnicke ở phần sau của hồi não trái của
thùy thái dương, vùng nhìn chữ do Dgierin tìm ra ở phần trước của thùy gáy. Hoạt động ngôn
ngữ là chức năng của nhiều vùng của vỏ não.

You might also like