You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


....….

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN SINH LÝ HỌC TRẺ EM

ĐỀ TÀI: DỰA TRÊN CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỆ THẦN KINH, HÃY ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHĂM SÓC, GIÁO DỤC PHÙ
HỢP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THẦN KINH TRẺ MẦM NON.

Nghành: Giáo Dục Mầm Non


Lớp: K62 ĐHGDMN A Khoa: Tiểu học - Mầm non

SƠN LA NĂM 2022


Mục lục

Trang

I. MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................2

II. NỘI DUNG....................................................................................................................2

1. Sơ lược về hệ thần kinh..................................................................................................2

2. Vai trò một số dưỡng chất đối với quá trình hoàn thiện hệ thần kinh trẻ em.............3

3. Một số biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp với sự phát triển của hệ thần kinh trẻ
mầm
non..............................................................................................................................5

3.1. Tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí là cơ sở vệ sinh hệ thần


kinh..................................5

3.1.1. Vệ sinh hệ thần


kinh...................................................................................................5

3.1.2. Chế độ sinh hoạt hợp lí..............................................................................................6

3.2. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non................................................7

3.2.1. Tổ chức giấc ngủ cho trẻ mầm


non............................................................................7

3.2.2. Tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm non..............................................................................8

3.2.3. Tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mầm


non.............................................................8

3.2.4. Tổ chức chế độ học cho trẻ ở trường mầm non.........................................................9


3.2.5. Tổ chức dạo chơi ngoài trời cho trẻ mầm
non.........................................................10

3.3. Kích thích sự phát triển hệ thần kinh cho


trẻ...........................................................10

III. KẾT LUẬN.................................................................................................................11

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................11


I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò
quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Vì thế chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong chiến
lược phát huy nhân tố con người của đảng và nhà nước. Chiến lược này cụ thể hóa trong
xây dựng chương trình giáo dục mầm non. Trong đề án phát triển giáo dục mầm non giai
đoạn 2006 - 2015.

Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển, cơ thể trẻ em nói chung và từng
cơ quan nói riêng không hoàn toàn giống người trưởng thành. Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện
về cấu trúc và chức năng. Những tác động từ bên ngoài môi trường dù rất nhỏ đều ảnh
hưởng sự phát triển của cơ thể trẻ em. Vì thế, việc nghiên cứu đặc điểm sinh lý trẻ em và
những quy luật phát triển của nó là đặc biệt cần thiết đối với việc nuôi dạy trẻ em.

Nhiều tác giả đã đề cập đến những đặc điểm phát triển sinh lý trẻ em lứa tuổi mầm
non và tiểu học: đặc điểm phát triển cơ thể; đặc điểm phát triển của hệ thần kinh; đặc
điểm phát triển của các cơ quan phân tích; đặc điểm phát triển của hệ vận động; hệ tuần
hoàn; hệ hô hấp; hệ tiêu hóa; hệ bài tiết;.... Các hệ cơ quan trong cơ thể đều có sự liên hệ
chặt chẽ với nhau, chịu sự điều hòa chung của hai cơ chế: thần kinh và thể dịch, trong
điều kiện ấy, hoạt động chức năng của mỗi cơ quan đều có tác động đến cơ quan khác,
tạo nên mối liên hệ hai chiều.

Sinh lý học trẻ em là môn khoa học phức tạp với rất nhiều nhiệm vụ nặng nề mang
tính cấp bách, cần phải tiếp tục tìm tòi để tiếp cận và làm sáng tỏ mọi cơ chế còn chưa
biết. Vì thế, em chọn đề tài “Dựa trên cơ sở khoa học về cấu tạo và hoạt động của hệ
thần kinh, hãy đề xuất biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp với sự phát triển của hệ
thần kinh trẻ mầm non” làm đề tài nghiên cứu. Do thời gian và trình độ còn hạn chế vì
vậy bài viết này chắc chắn sẽ không tránh được những thiếu sót rất mong nhận được sự
đóng góp chỉ dạy của các thầy cô.

1
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận của các môn khoa học liên quan đến đề tài và xuất phát từ tình
hình thực tế tôi đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp chăm sóc, giáo dục
phù hợp với sự phát triển của hệ thần kinh trẻ mầm non.

II. NỘI DUNG

1. Sơ lược về hệ thần kinh

Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng
ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần
kinh, gồm các tế bào thần kinh - nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao).
Cũng chính các nơ - ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần
kinh là chất xám và chất trắng.

Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương
(não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên(các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ
phận trung ương giữ vai trò chủ đạo.

Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ,
xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh dưỡng lại
gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. Hoạt động thần kinh cấp
cao ở người hình thành nên nhiều các phản xạ được tập quen rất phức tạp mà không sinh
vật nào có được. Vì vậy, việc “vệ sinh” hệ thần kinh có cơ sở khoa học là cần thiết để hệ
thần kinh luôn đạt chất lượng hoạt động cao.

Mỗi nơ-ron gồm một thân chứa nhân, hình sao nhiều cạnh hoặc bầu dục và các
sợi. Từ thân phát đi nhiều tua (sợi) ngắn phân nhánh như cành cây gọi là sợi nhánh và
một tua dài, mảnh gọi là sợi trục. Dọc sợi trục có thể có những tế bào Schwann bao bọc
tạo nên bao mi-ê-lin. Sợi trục nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi
chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần kinh. Khoảng cách giữa các bao này có
những đoạn ngắn gọi là eo răng-vi-ê, còn diện tích tiếp xúc giữa những nhánh nhỏ phân
từ tận cùng sợi trục của nơ-ron này với sợi nhánh của nơ-ron khác hoặc cơ quan thụ cảm

2
gọi là xi-náp. Nơ-ron có nhiều hình dạng: nơ-ron đa cực có thân nhiều sợi nhánh, nơ-ron
lưỡng cực với một sợi nhánh và một sợi trục đối diện nhau; và nơ-ron đơn cực chỉ có một
tua do sợi nhánh và sợi trục hợp lại mà thành.

Chức năng cơ bản của nơ-ron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng
các tín hiệu hóa học. Từ đó nơ-ron chia làm ba loại:

Nơ-ron hướng tâm (nơ-ron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh dẫn
xung thần kinh về trung ương thần kinh.

Nơ-ron trung gian (nơ-ron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, gồm những
sợi hướng tâm và li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc.

Nơ-ron li tâm (nơ-ron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở
hạch thần kinh sinh dưỡng), dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan
phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.

Nơ-ron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất trung thể và
khả năng phân chia, nhưng đổi lại nó có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn
thương.

2. Vai trò một số dưỡng chất đối với quá trình hoàn thiện hệ thần kinh trẻ em

Khi mới ra đời não của trẻ sơ sinh cũng có đến 14 tỷ tế bào thần kinh như người
lớn nhưng phải đến 8 tuổi các tế bào mới được biệt hóa hoàn toàn. Trong những năm đầu
của cuộc đời, hệ thần kinh của trẻ phát triển rất nhanh, trọng lượng não ở trẻ sơ sinh nặng
khoảng 400g đến 1tuổi nặng 900-1000g, đến 8 tuổi não nặng 1200-1300g, khi trưởng
thành là 1400g.

Trọng lượng não tăng đó là kết quả của quá trình myelin hóa. Quá trình phát triển
và hoàn thiện hệ thần kinh thì quan trọng nhất là sự myelin hóa các tổ chức thần kinh và
biến đổi ở vỏ não.

Myelin hóa là quá trình chất béo bao bọc dần xung quanh dây thần kinh. Myelin
hóa liên quan tới sự trưởng thành của hệ thần kinh. Sự myelin hóa được bắt đầu từ tháng

3
thứ 4 của bào thai, tiếp tục sau khi ra đời và hoàn chỉnh khi trẻ 8 tuổi. Quá trình myeline
hóa mạnh nhất ở giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi và trọng lượng của não tăng nhanh ở
giai đoạn này. Tế bào thần kinh sẽ không hoạt động nếu không được myelin hóa hoàn
toàn. Chậm myelin hóa sẽ làm trẻ chậm phát triển tinh thần và vận động như chậm biết
đi, chậm biết nói và giảm khả năng nhận thức.

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc myelin hóa tổ chức thần kinh. Trong
những năm đầu đời, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thì hệ thần kinh phát triển tốt vì trong sữa
mẹ chứa nhiều lipid, năng lượng do lipid cung cấp chiếm 50% tổng năng lượng của sữa.
Thành phần lipit của sữa mẹ gồm nhiều loại acid béo , trong đó có các acid béo no như
a.palmitic, a.stearic, a. myristic, a.butyric... các acid béo không no như a.oleic, a.linoleic,
a. arachidonic (ARA), a.linolenic, a.docosahexaenoic (DHA)... và đặc biệt có lipid ở
dạng phức tạp khi kết hợp với phosphat tạo thành các phospholipids hay spingolipids như
spingomyelin. Spingomyelin là một dạng lipid phức tạp có ưu thế và chiếm đến 40% tổng
số lượng phospholipids trong sữa mẹ. Spingomyelin là thành phần cơ bản cấu tạo nên lớp
vỏ myelin bao bọc quanh dây thần kinh, đóng vai trò dẫn truyền xung động thần kinh,
dẫn truyền các tín hiệu qua màng tế bào vào bên trong tế bào. Như vậy spingomyelin có
vai trò rất quan trọng đối với sự myelin hóa dây thần kinh giúp cho hệ thần kinh của trẻ
phát triển tốt.

Trong quá trình tổng hợp spingomyelin phải cần có choline. Choline là một chất
dinh dưỡng có tác dụng gần giống vitamin và cần thiết cho chức năng hoạt động của tất
cả các tế bào trong cơ thể. Choline là tiền chất của acetylcholine - chất trung gian dẫn
truyền xung động thần kinh và tham gia vào quá trình lưu trữ trí nhớ. Choline tham gia
vào quá trình chuyển hóa chất béo, khi thiếu choline thì lipid bị tích trữ nhiều tại gan.
Nhiều nghiên cứu cho thấy cần thiết phải bổ sung choline vào khẩu phần ăn cho phụ nữ
khi mang thai để mẹ có đủ lượng choline cung cấp cho con qua máu của mình. Đồng thời
để giúp trẻ tăng cường phát triển trí thông minh cũng cần bổ sung choline vào bữa ăn của
trẻ qua thực phẩm.

4
Vai trò cần thiết của spingomyelin, choline đối với quá trình myelin hóa thần kinh
một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh, phát triển trí tuệ trẻ em đã được
chứng minh rõ ràng.Vì vậy hiện nay trong nhiều thực phẩm dành cho bà mẹ khi mang
thai và trẻ nhỏ đã được tăng cường spingomyelin, choline - là những dưỡng chất quan
trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ em.

3. Một số biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp với sự phát triển của hệ thần kinh
trẻ mầm non

3.1. Tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí là cơ sở vệ sinh hệ thần kinh

3.1.1. Vệ sinh hệ thần kinh

Hệ thần kinh giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể. Nó là trung tâm điều
khiển hoạt động của các cơ và hệ cơ quan trong cơ thể, giúp chúng hoạt động thống nhất,
nhịp nhàng. Hệ thần kinh còn điều khiển sự tương tác cơ thể và môi trường bên ngoài,
làm cho cơ thể nhanh chóng thích nghi với điều kiện luôn thay đổi của môi trường.

Đặc điểm của hệ thần kinh trẻ nhỏ là chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng nên
hoạt động trí tuệ và thể chất diễn ra kém Hệ thần kinh giữ vai trò đặt biệt quan trọng
trong cơ thể.

Quá trình hưng phấn phát sinh và lan tỏa nhanh chóng, chú ý của trẻ không bền.
Khi hoạt động và nghĩ ngơi không hợp lí sẽ làm rối loạn chức năng thần kinh dẫn đến
tình trạng mệt mỏi ở trẻ nhỏ.

Từ đó có thể thấy rằng: Vệ sinh hệ thần kinh là giữ cho hệ thần kinh luôn ở trạng
thái hưng phấn thích hợp.

Nguyên nhân gây ra trạng thái hưng phấn không thích hợp của hệ thần kinh là:

+ Thứ nhất, trẻ bị bệnh tật. Khi trẻ mắc bệnh hoặc thường xuyên mắc bệnh sẽ có
những thay đổi trong hoạt động hệ thần kinh với các biểu hiện thường gặp là giảm khả
năng hoạt động của hệ thần kinh, thay đổi trạng thái hưng phấn… các dấu hiệu này biểu
hiện khác nhau phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh, đặc điểm lứa tuổi…

5
+ Thứ hai, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh lí của cơ thể trẻ, như nhu cầu sinh
lí, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu xã hội… trong đó nhu cầu sinh lí là nhu cầu cơ bản và đặc
biệt quan trọng.

+ Thứ ba, không đáp ứng đủ nhu cầu vận động của cơ thể trẻ. Vận động là nhu cầu
tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Ngoài ra
sự thiếu hụt vận động còn do không đảm bảo các điều kiện cho trẻ vận động tích cực.
Việc loại trừ kích thích bên ngoài hoặc không đủ kích thích cho trẻ hoạt động sẽ làm
giảm trạng thái hoạt động của vỏ não dẫn đến ức chế. Vì vậy khả năng làm việc của vỏ
não sẽ giảm xúc nếu trong thời gian dài, trẻ chỉ được hoạt động trong điều kiện không
đổi, tiếp nhận những tác động như nhau, vốn tri thức, kĩ năng …

+ Thứ tư, không đáp ứng đủ nhu cầu giao tiếp cho trẻ. Giao tiếp là nhu cầu đặc
biệt và xuất hiện sớm ở trẻ. Ở trẻ xuất hiện 2 dạng giao tiếp: giao tiếp với người lớn và
giao tiếp với bạn.

+ Thứ năm, trẻ mệt mỏi. Mệt mỏi là kết quả của sự quá căng thẳng của cơ thể khi
phải tập trung vào hoạt động nào đó, tiến hành trong thời gian quá lâu và thời gian không
đảm bảo… Khi mệt mỏi, khả năng tiến hành các hoạt động phức tạp của trẻ bị giảm sút,
trẻ không thể điều khiển được những vận động thô, các hành động của trẻ trở nên đơn
điệu, nhàm chán. Sự mệt mỏi xuất hiện vào những thời điểm khác nhau, ở những mức độ
khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trạnh thái sức khỏe, đặc điểm hệ thần kinh, thời
gian hoạt động…

Như vậy tạo điều kiện cho hệ thần kinh trẻ hoạt động bình thường đề phòng trạng
thái hưng phấn không thích hợp của hệ thần kinh, cần giúp trẻ hoạt động nghỉ ngơi tốt.

3.1.2. Chế độ sinh hoạt hợp lí

Chế độ sinh hoạt hợp lí là sự luân phiên rõ ràng và hợp lí các dạng hoạt động và
nghỉ ngơi của trẻ trong một ngày, nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về ăn, ngủ, vệ sinh cá
nhân, hoạt động và nghĩ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ
thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt.

6
Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Thể hiện rõ các hoạt động trong ngày của trẻ, sắp xếp theo trình tự nhất định.

- Đảm bảo thời gian cần thiết cho mỗi hoạt động trong ngày phù hợp với nhu cầu sinh lí
và khả năng hoạt động của các lứa tuổi.

- Đảm bảo sự cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi.

- Đảm bảo trình tự lặp đi lặp lại, tránh xáo chộn, tạo thói quen.

- Tổ chức một cách linh hoạt phù hợp với mọi trẻ.

Chế độ sinh hoạt tổ chức tốt sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan thực hiện chức năng
của mình, tránh được tình trạng mệt mỏi dẫn đến rối loạn chức năng hệ thần kinh.

3.2. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non

3.2.1. Tổ chức giấc ngủ cho trẻ mầm non

* Bản chất giấc ngủ

Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể, việc tổ chức giấc ngủ tốt cho trẻ là rất cần thiết
và có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Khi ngủ các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể (hô hấp, tuần hoàn…) làm việc ít
tích cực hơn và trung tâm vận động hầu như bị ức chế. Đảm bảo cho cơ thể có thể khôi
phục lại khả năng đã bị tiêu hao.

* Cơ chế của giấc ngủ được thành lập nhu sau:

Khi làm việc kéo dài và căng thẳng, tế bào thần kinh sẽ mệt mỏi và suy kiệt, để
chống lại sự mệt mỏi và suy nhược của tế bào thần kinh, trong vỏ não phát ra quá trình ức
chế, lan tỏa khắp vỏ não, xuống đến dưới vỏ não, giấc ngủ bắt đầu. Hay nói cách khác:
giất ngủ là hiện tượng lan tỏa của quá trình ức chế, lan rộng trong toàn bộ vỏ não và dưới
vỏ não.

* Các nhân tố gây ra giấc ngủ

7
- Hoạt động thiên biến vạn hóa của các vùng phân tích quan trên vỏ não làm giảm
khả năng làm việc trên các vùng đó, làm cho các vùng đó có xu hướng chuyển sang ức
chế.

- Sự loại trừ kích thích bên trong và bên ngoài, làm giảm năng lực của tế bào thần
kinh, chuyển nó sang trạng thái ức chế.

- Là kết quả của quá trình phản xạ có điều kiện dựa trên tác nhân là thời gian và
chế độ sống của con người.

Để hồi phục khả năng làm việc của trẻ cần tổ chức cho trẻ nghỉ ngơi hợp lí để đảm
bảo giấc ngủ tốt cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ ngủ đủ thời gian, ngủ ngon và sâu.

* Nhu cầu ngủ của trẻ mầm non

- Nhu cầu ngủ của trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sức khỏe và đặc điểm hoạt
động thần kinh của trẻ.

- Đối với trẻ có sức khỏe và hệ thần kinh phát triển bình thường, nhu cầu ngủ của
trẻ trong một ngày theo độ tuổi.

- Đối với những trẻ có sức khỏe và hệ thần kinh yếu, cần tạo điều kiện cho trẻ ngủ
nhiều hơn những trẻ khác từ 1-1,5 giờ. Bằng cách cho trẻ ngủ sớm hơn và đánh thức dậy
muộn hơn so với trẻ bình thường.

3.2.2. Tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm non

Cần tổ chức chế độ ăn hợp lí cho trẻ: đảm bảo khẩu phần ăn hợp lí, chế biến thực
phẩm phù hợp với khả năng tiêu hóa của từng lứa tuổi, ở trường mầm non chế biến thức
ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng.

3.2.3. Tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mầm non

Trong các hoạt động của trẻ mần non, hoạt động học tập thường có ảnh hưởng lớn
đến sự căng thẳng chí tuệ và thể chất.

8
Học tập chưa phải là hoạt động chủ đạo ở trường mầm non vì trẻ chưa được chuẩn
bị đầy đủ về hình thái và chức năng các cơ quan để tiếp nhận những tác động của dạy học
một cách có hiệu quả.

Để hoạt động học tập của trẻ đạt hiệu quả cao, tránh được trạng thái mệt mỏi của
cơ thể, cần tổ chức chế độ học tập hợp lí và tổ chức dạy học cho trẻ ở môi trường tối ưu.

3.2.4. Tổ chức chế độ học cho trẻ ở trường mầm non

- Mức độ học của trẻ mầm non

Để hoạt động học của trẻ có hiệu quả, cần làm cho nội dung học phải tương ứng
với mức độ phát triển của các chức năng sinh lý trong cơ thể. Nghĩa là học phải nhằm đạt
được hai mục đích: bảo vệ cơ thể và phát triển cơ thể. Do vậy, cần phải xác định nội
dung, phương pháp dạy học ở mức độ phù hợp với trẻ, giúp chúng có thể giải quyết
nhiệm vụ học tập khi có sự nỗ lực và cố gắng nhất định.

- Thời gian học của trẻ mầm non

Khi chế độ học không phù hợp với trẻ sẽ ảnh hưởng đến chức năng tự điều khiển,
khi đó hoạt động học tập của trẻ vẫn tiếp tục, nhưng không thể diễn ra ở mức độ tối ưu
được. Biểu hiện của sự tự điều khiển là sự dao động của các chức năng ngoại biên, được
thể hiện rõ trong từng giai đoạn hoạt động của con người. Quá trình đó chia làm ba giai
đoạn:

+ Giai đoạn I: Thích ứng. Khi tiến hành bất kì hoạt động nào, cơ thể cần có thời gian nhất
định để đạt tới khả năng làm việc tối ưu. Đây là thời gian cần thiết để cơ thể thích ứng
với hoạt động. Trong thời gian này, ở cơ thể diễn ra sự thay đổi chức năng hoạt động của
các cơ quan và hệ cơ quan để hình thành phương thức hoạt động mới. Để phương thức
làm việc phù hợp được hình thành nhanh, cơ thể phải sử dụng các thể chế thích ứng khác
nhau.

+ Giai đoạn II: Hưng phấn tối ưu. Giai đoạn hưng phấn tối ưu được bắt đầu từ thời điểm
sau khi đã lựa chọn được phương thức thích nghi với một hoạt động nào đó đến khi xuất
hiện những dấu hiệu mệt mỏi đầu tiên.
9
+ Giai đoạn III: Mệt mỏi. Biểu hiện ở khả năng lao động giảm sút theo ba xu hướng khác
nhau: Giảm về số lượng (giảm về hiệu xuất hay tốc độ làm việc); Giảm về chất lượng
(giảm về độ chính xác hay tăng số lỗi); Phá hủy sự tự điều khiển (mất sự điều khiển khi
tiến hành các thao tác riêng biệt hoặc thay đổi trạng thái sinh lí trong cơ thể); Căn cứ vào
các dấu hiệu mệt mỏi, có thể chia giai đoạn mệt mỏi ra làm hai giai đoạn nhỏ: bắt đầu
mệt mỏi và mệt mỏi hoàn toàn.

3.2.5. Tổ chức dạo chơi ngoài trời cho trẻ mầm non

Dạo chơi ngoài trời có ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh của trẻ. Làm cho trẻ ăn
ngon, ngủ ngon, cơ thể thoải mái.

- Cho trẻ dạo chơi ngoài trời ít nhất ngày 2 lần, vào buổi sáng và buổi chiều.

- Cho trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết bên ngoài.

- Trong quá trình tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời, thì trẻ có điều kiện tiếp xúc và làm
quen với môi trường xung quanh, học cách vượt qua khó khăn, ngoài ra nó còn giúp trẻ
luyện tập hệ tuần hoàn, hô hấp.

3.3. Kích thích sự phát triển hệ thần kinh cho trẻ

Trẻ phát triển và học hỏi qua trò chơi, vì vậy cần chọn những trò chơi kích thích
sự sáng tạo, hãy chọn những đồ chơi đơn giản, không quá nhiều chi tiết để phát triển khả
năng tưởng tượng của trẻ.

Tập cho trẻ chơi các loại đồ chơi hình khối và mềm dẻo khi bạn muốn giúp cháu
phát triển sự điều hợp giữa tay và mắt, các vận động tinh và kích thích giác quan.

Tạo một môi trường ấm áp, vui vẻ, an toàn và hạnh phúc cho trẻ qua việc ôm ấp,
vuốt ve, những sự tiếp xúc qua ánh mắt, lời nói với trẻ.

Thường xuyên trò chuyện, hát cho trẻ nghe khi mặc quần áo, tắm, cho ăn, chơi
đùa, khi dẫn trẻ đi dạo… Nói một cách rõ ràng, chậm rãi và khuyến khích, chờ đợi sự trả
lời hay phản ứng của trẻ, đừng tỏ ra thờ ơ, trả lời kiểu: “thế à, ừ..ừ .” vì trẻ sẽ ghi nhớ
những phản ứng như vậy và cũng sẽ tỏ ra thờ ơ với những câu hỏi của bạn.

10
Lưu ý đến nhịp điệu và cách thể hiện các hoạt động hay hành vi của trẻ, chịu khó
trả lời những câu hỏi của trẻ (thể hiện qua ánh mắt hay những cử chỉ nếu trẻ chưa có khả
năng phát âm)

Thiết lập một cách ổn định và xây dựng một lịch hoạt động, bao gồm giờ ăn, ngủ,
chơi đùa, vận động… trong ngày mỗi tuần lễ.

Phát triển từ ngữ cho trẻ bằng các hoạt động và nói rõ những vật dụng hàng ngày
khi trao cho trẻ (Ví dụ: Con uống sữa không? mẹ lấy ly sữa, ly sữa nhỏ cho con nhé…
đây, ly sữa nè, mẹ cho con uống nhé…)

Khi trẻ chơi, ăn và trước khi ngủ, hãy cho trẻ nghe những bản nhạc vui vẻ và êm
dịu, nhạc có tác dụng làm cho thần kinh trẻ nhẹ nhàng, dễ tiếp nhận các thông tin. Nhưng
không sử dụng Tiếng Việt hay các băng videos ca nhạc thiếu nhi vì nó làm trẻ bị kích
thích một cách thụ động.

Hãy trao đổi với những người thân trong gia đình về những biện pháp chăm sóc và
giáo dục trẻ mà bạn đang áp dụng, để họ có thể hỗ trợ và phụ giúp cho.

Thực hiện những giờ chơi (thực chất là tập luyện) cho trẻ hàng ngày. Bạn có thể
sắp xếp vào một giờ giấc thuận tiện để không bị bỏ dở hay quên mất vì các công việc
khác và nhớ thực hiện đều đặn, liên tục một cách kiên nhẫn.

III. KẾT LUẬN

cấu trúc hệ thần kinh của trẻ em mầm non còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, cần chú ý chăm
sóc về dinh dưỡng ngay từ trong thời kỳ thai nhi để giúp hệ thần kinh trẻ phát triển được
tốt. Hệ thần kinh chưa hoàn thiện về cấu trúc cũng giúp giải thích sự chưa hoàn thiện về
chức năng của hệ thần kinh khiến cho trẻ em có những bất ổn trong giai đoạn tuổi mầm
non

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2003), Giáo trình Sinh lí học trẻ em, Nxb ĐHSP.

11
[2] TS.Vũ Đình Thuần (2003), Giáo trình Sinh lí học trẻ em, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.

[3] Trần Trọng Thủy (2007), Sinh lí học trẻ em, Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học, Nxb
Giáo dục.

[4] Dự án đào tạo giáo viên tiểu học (2006), Sinh lí học trẻ em, Nxb GD &ĐHSP.

[5] Lê Thanh Vân (2004), Giáo trình sinh lí học trẻ em, Nxb ĐHSP

[6] Trịnh Bình Dy (2006), Sinh lý học, Nxb Hà Nội.

12

You might also like