You are on page 1of 40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

….….

HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP


CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG TRÍ TUỆ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích Thu


Lớp học phần: HRM3007_48K17.1
Nhóm hoạt động: B
Thành viên nhóm: 1. Hoàng Hữu Thành (Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Lệ Xuân
3. Nguyễn Thảo Nhi
4. Lê Thị Hồng Thắm
5. Nguyễn Thị Lành
6. Lê Thị Lan Anh
7. Vi Thị Kiều Văn
8. Lê Phương Linh
9. Hà Thị Hương Đào
MỤC LỤC

I. NÂNG CAO KỸ NĂNG TƯ DUY...........................................................................

1. BỘ NÃO..................................................................................................................

1.1 Vị trí của bộ não:...................................................................................................

1.2 Cấu tạo của não bộ:...............................................................................................

1.3 Chức năng của não:...............................................................................................

1.4 Một vài điều thú vị về não bộ:...............................................................................

1.5 Thấu hiểu bộ não của mình là chìa khóa của sự thành công:................................

1.5.1 Liên kết thần kinh:........................................................................................

1.5.2 Nếu bạn sao chép được cách thức tư duy của người thành đạt, bạn
sẽ sao chép được thành công của họ.................................................................................

2. KỸ NĂNG NHỚ........................................................................................................

2.1 Cách hoạt động của bộ nhớ:..................................................................................

2.2 Cơ sở của trí nhớ:..................................................................................................

2.3 Kỹ năng ghi nhớ là gì?.........................................................................................

2.4 Vai trò của việc ghi nhớ trong công việc:............................................................

2.5 Cải thiện kỹ năng ghi nhớ của bạn bằng Biện pháp ghi nhớ logic:.....................

2.6 Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ:.................................................................................

3. TƯ DUY PHẢN BIỆN.............................................................................................

3.1 Phản biện là gì?....................................................................................................

3.2 Tư duy phản biện là gì?.......................................................................................

4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................................................

4.1 Giải quyết vấn đề.................................................................................................

4.1.1 Vấn đề là gì?.................................................................................................

4.1.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?..................................................................

4.1.3 Các bước để giải quyết vấn đề:.....................................................................


1
4.1.4 Các Yếu Tố Cần Phải Có Khi Đương Đầu Với Vấn Đề Khó Khăn:
........................................................................................................................................

5. TƯ DUY SÁNG TẠO..............................................................................................

5.1 Sáng tạo là gì?......................................................................................................

5.2 Nâng Cao Kỹ Năng Sáng Tạo.............................................................................

II. NÂNG CAO KỸ NĂNG HỌC TẬP......................................................................

1. PHONG CÁCH HỌC TẬP.................................................................................

2. CHUẨN BỊ CHO VIỆC HỌC TẬP....................................................................

3. KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU........................................................................................

3.1 Lợi ích của việc đọc sách:....................................................................................

3.2 Những sai lầm làm cho việc đọc sách không hiệu quả:.......................................

3.3 Phương pháp đọc sách hiệu quả:.........................................................................

3.3.1 Mục đích đọc sách:.......................................................................................

3.3.2 Đọc để học:...................................................................................................

3.3.3 Nâng cao kỹ năng đọc hiểu:..........................................................................

3.4. Điều kiện tốt cho việc đọc lâu dài:.....................................................................

4. TẠO GHI CHÚ....................................................................................................

4.1 Tầm quan trọng của Ghi Chú:.............................................................................

4.2 Một số kỹ thuật Ghi Chú:....................................................................................

5. LÀM BÀI KIỂM TRA.........................................................................................

5.1 Học tập trước kỳ kiểm tra:...................................................................................

5.2 Sự chuẩn bị trước khi làm bài kiểm tra:..............................................................

5.3 Cách làm bài kiểm tra hiệu quả:..........................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................

2
I. NÂNG CAO KỸ NĂNG TƯ DUY.

1. BỘ NÃO.

1.1 Vị trí của bộ não:

Bộ não của con người nằm trong hộp sọ và được hộp sọ bảo vệ để tránh khỏi
những tổn thương cũng như các tác động từ bên ngoài.

Bộ não của con người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành sẽ có sự thay đổi rất
lớn. Khi mới sinh ra, bộ não chỉ nặng khoảng 450g, cho đến khi trẻ lớn lên, trọng
lượng bộ não cũng tăng dần và có thể đạt 910g. Đến tuổi trưởng thành, bộ não của con
người có thể đạt 1220g(ở nữ) và 1360g(ở nam).

Kích thước bộ não của mỗi người là không giống nhau và phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như lứa tuổi, giới tính hay trọng lượng cơ thể.

1.2 Cấu tạo của não bộ:

Hình 1. Cấu tạo của não bộ

3
Bộ não được cấu tạo từ các tế bào thần kinh và các tế bào đệm. Trong đó:

 Các tế bào thần kinh hay còn gọi là neuron thần kinh thực
hiện chức năng kích thích, dẫn truyền và nhận tín hiệu, xung
thần kinh.
 Các tế bào thần kinh đệm có chức năng cân bằng nội môi,
nuôi dưỡng, nâng đỡ và tạo điều kiện để những tín hiệu được
truyền đi dễ dàng trong hệ thần kinh. Thông thường số lượng
tế bào thần kinh đệm sẽ nhiều hơn gấp 50 lần so với số lượng
neuron thần kinh.

Não gồm ba phần như sau:

Hình 2. Bộ phận của não


 Đại não:

o Bao gồm bán cầu não phải và bán cầu não trái. Bán cầu
phải và bán cầu trái được ngăn cách bởi khe não dọc.
Vỏ não có màu nâu xám chính là lớp bề mặt ngoài của
não. Bên dưới của vỏ não chính là các sợi liên kết các
tế bào thần kinh, từ đó tạo ra những vùng màu trắng,
được gọi là chất trắng.
o Mỗi bán cầu não lại được chia thành các thùy là thùy
thái dương, thùy trán, thùy đỉnh và thùy chẩm.

4
 Thân não bao gồm 3 phần là cầu não, trung não và hành não.
Nhiệm vụ của thân não giống như một trạm chuyển tiếp, giúp các
tín hiệu được truyền đi nhanh chóng giữa vỏ não và các bộ phận
trong cơ thể.
 Tiểu não nằm ở dưới thùy chẩm và ngay sau não bộ.

Bên cạnh đó là các dây thần kinh sọ và vùng hạ đồi.

 12 đôi dây thần kinh sọ: Những dây thần kinh này bắt đầu từ não và
đảm nhiệm nhiều vai trò vô cùng quan trọng.
 Vùng hạ đồi: Vị trí của nó là nằm giữa tuyến yên với đồi thị. Kích
thước của bộ phận này rất nhỏ nhưng lại có vai trò sản xuất
hormone và điều khiển nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.

1.3 Chức năng của não:

Nhờ có não bộ, con người có thể suy nghĩ, giao tiếp, hành động, phản ứng với xã
hội, môi trường, điều hòa cơ thể mỗi khi gặp căng thẳng hay áp lực.

Dưới đây là từng chức năng cụ thể:

 Trung não thuộc phần thân não: Có nhiệm vụ điều khiển các cử động
mắt.
 Cầu não: Phối hợp các cử động mắt, những biểu cảm của khuôn mặt, khả
năng nghe và khả năng giữ thăng bằng.
 Hành tủy: Đảm nhiệm việc kiểm soát huyết áp, nhịp thở nhịp tim và khả
năng nuốt.
 Hệ lưới: Có trách nhiệm kiểm soát nhận thức của con người với môi
trường xung quanh và một số vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
 12 đôi dây thần kinh sọ não: Có chức năng kiểm soát biểu cảm khuôn
mặt, các cử động của mắt, cử động nuốt, cử động lưỡi, cử động cổ và vai
và giúp chúng ta có vị giác để cảm nhận hương vị món ăn.

5
 Tiểu não: Có vai trò duy trì tư thế, khả năng giữ thăng bằng,… vì thế mà
chúng ta có thể thực hiện các động tác một cách linh hoạt như khi tập thể
thao hay khi vẽ tranh.
 Vùng hạ đồi: Kiểm soát cảm xúc, ăn, ngủ, điều hòa thân nhiệt, tình dục,
vận động,…
 Thùy trán: Là cơ quan kiểm soát lời nói, hành vi, trí tuệ và các kỹ năng
vận động.
 Thùy chẩm: Có vai trò giúp con người cảm nhận được màu sắc và hình
dạng.
 Thùy đỉnh: Có nhiệm vụ phân tích cùng lúc các tín hiệu từ nhiều vùng
khác nhau của não để đưa ra những cảm nhận của sự vật.
 Thùy thái dương: Nhờ có bộ phận này của não mà chúng ta có thể nhớ
được ngôn ngữ, nhận biết được khuôn mặt, sự vật xung quanh và phân
tích được những phản ứng của người đối diện.
 Tuyến yên: Kiểm soát hormone, điều hòa quá trình tăng trưởng và phát
triển.

1.4 Một vài điều thú vị về não bộ:

Một bộ não lớn hơn không có nghĩa là người đó có trí thông minh cao hơn. Nhìn
chung, những tìm hiểu về bộ não con người chỉ phát hiện ra kích thước não chịu trách
nhiệm cho khoảng 10% sự biến đổi trí thông minh.

Bộ não con người có thể xử lý rất nhiều thông tin mỗi giây và nhanh hơn máy
tính. Khả năng này là nhờ vào các tế bào thần kinh. Có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh
này trong não.

Toàn bộ bộ não con người không ngủ và giấc mơ là bằng chứng.

Các nhà khoa học đã ước tính bộ não có thể lưu trữ 2.500.000 gigabyte thông tin.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người giữ được nhiều hơn 65% thông tin khi
có hình ảnh.

6
Nước đóng một vai trò lớn đối với sức khỏe não bộ và khả năng tính toán. Đó là
bởi vì bộ não con người có khoảng 75% là nước. Vì vậy, hãy uống đủ nước để não
luôn hoạt động hết công suất.

Thời gian ngủ là điều kiện cho não được nghỉ ngơi. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến
quá trình xử lý thông tin, sự chú ý, trí nhớ, tâm trạng và tư duy logic.

1.5 Thấu hiểu bộ não của mình là chìa khóa của sự thành công:

Tất cả chúng ta đều có cùng hệ thống thần kinh, tức là có cùng những tiềm năng
như nhau. Vậy tại sao, lại có những người tiềm năng hơn, thông minh hơn và giỏi hơn
chúng ta? Bí mật đó đã được bật mí trong cuốn sách Làm chủ tư duy, làm chủ vận
mệnh của Adam Khoo: “Nếu có ai đó dường như vượt trội hơn bạn về trí thông minh
hoặc khả năng giao tiếp, không có nghĩa là người đó có bộ “vi xử lý” mạnh hơn của
bạn. Chẳng qua họ có những “chương trình” tốt hơn “chương trình” hiện có của bạn
mà thôi. Chính những “chương trình” này hay những cách thức tư duy đúng đắn làm
cho họ hăng hái hơn, tập trung hơn, nhạy bén hơn, mạnh mẽ hơn hoặc giao tiếp tốt hơn
trong cuộc sống so với bạn. Khi được vận hành ở chế độ tối ưu, bộ não của bạn thật sự
có khả năng tạo ra những ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động
của bạn, từ đó giúp bạn đạt được bất cứ kết quả nào mà bạn mong muốn.”
1.5.1 Liên kết thần kinh:

Chìa khóa dẫn đến những mô thức tư duy và hành động:

Sự khác biệt trong việc sử dụng bộ não hiệu quả như thế nào là nguyên nhân để
tạo nên thành công của mỗi cá nhân. Tuy cùng sở hữu 100 tỉ tế bào thần kinh giống
nhau, nhưng việc mỗi người suy nghĩ và hành động lại phụ thuộc vào cách mà các tế
bào đó liên kết với nhau ra làm sao. Một người giỏi toán đó là bởi vì người đó có nhiều
liên kết thần kinh trong khu vực bộ não chịu trách nhiệm về toán học và logic. Hay
một người không tự tin trong giao tiếp đó là do người đó có ít liên kết thần kinh trong
khu vực não bộ quản lý khả năng giao tiếp…

“Cách thức liên kết thần kinh mà não bộ bạn có được là kết quả từ những kích
thích và tác động, trước cả khi bạn ra đời”. Nhưng không cần phải lo lắng, các liên kết
đó hoàn toàn có thể bị loại bỏ và xây dựng lại bởi chính bản thân bạn. “Bạn có thể tự
“lập trình” lại chính mình. Ví dụ, nếu bất kỳ khu vực não bộ nào của bạn có liên kết
7
thần kinh quá ít hoặc không đầy đủ, bạn vẫn có thể thiết lập thêm những liên kết thần
kinh cần thiết đó bằng cách tạo ra những kích thích hợp lý vào não bộ. Ngược lại, bạn
có thể “xóa” những liên kết thần kinh hạn chế tạo ra những thói quen xấu của bạn.”
(Làm chủ tư duy, làm chủ vận mệnh- Adam Khoo)
1.5.2 Nếu bạn sao chép được cách thức tư duy của người thành đạt, bạn sẽ
sao chép được thành công của họ

Nếu chúng ta sao chép cách thức mà những người thành công tư duy như thế nào,
chúng ta hoàn toàn có những suy nghĩ, hành động như họ. Việc ai đó có thể tự tin
trong giao tiếp; đam mê, nhiệt huyết với công việc; tập trung cao độ;… là do bộ não
của họ được lập trình để kích hoạt những chương trình cực kì hiệu quả khi cần thiết.
Việc của chúng ta là tìm cách để lắp đặt những chương trình đó vào bộ não của chính
mình và có được những kĩ năng tuyệt vời như vậy.

Trong cuốn sách Làm chủ tư duy làm chủ vận mệnh, Adam Khoo đã giới thiệu
một phương pháp có tên gọi là Neuro-Linguistic Programming (viết tắt là NLP, phát
âm “en-eo-pi”), nghĩa là Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy. NLP tập hợp nhiều kỹ thuật
khác nhau, giúp bạn sử dụng ngôn ngữ (linguistic) để lập trình (programming) và tái
lập trình hệ thống tư duy (neuro) nhằm có thể liên tục đạt được những kết quả mong
muốn. NLP được phát minh bởi Tiến sĩ Richard Bandler và Tiến sĩ John Grinder vào
thập niên 70.
2. KỸ NĂNG NHỚ.
Một trong những chức năng cơ bản nhất của não là ghi nhớ. Bộ não của bạn lưu
trữ một lượng lớn thông tin trong bộ nhớ/ trí nhớ. Nếu không có trí nhớ, các kỹ năng
học tập và tư duy khác sẽ không thể.

2.1 Cách hoạt động của bộ nhớ:

8
Hình 3. Sơ đồ mô hình 3 giai đoạn của bộ nhớ

Ba giai đoạn của bộ nhớ là bộ nhớ cảm giác, bộ nhớ ngắn hạn, bộ nhớ dài hạn.
Năm giác quan sẽ nhận biết thông tin từ môi trường của chúng ta, được xử lý trong bộ
nhớ cảm giác. Chỉ những thông tin quan trọng được gửi vào bộ nhớ ngắn hạn. Ở đó nó
được xử lý và sử dụng. Sau đó, thông tin sẽ bị lãng quên hoặc gửi đến bộ nhớ dài hạn
để lưu trữ. Khi cần thông tin, nó sẽ được lấy từ bộ nhớ dài hạn, nếu nó có thể tìm thấy.

Trước khi bạn có thể nhớ bất kỳ điều gì, bạn phải có nhận thức về nó. Điều đó có
nghĩa là bạn phải quan sát, nghe, ngửi hoặc nhận biết về nó thông qua một số khía
cạnh khác. Tất cả mọi thứ bạn cảm nhận được đưa vào bộ nhớ cảm giác, giai đoạn đầu
tiên của bộ nhớ. Các tài liệu trong trí nhớ cảm giác kéo dài chưa đến vài giây trong khi
não bạn xử lý nó, tìm kiếm những gì quan trọng, sau đó hầu như biến mất.

Một vài tài liệu trong bộ nhớ cảm giác đạt đến giai đoạn thứ hai, bộ nhớ ngắn
hạn, Trí nhớ ngắn hạn chỉ tồn tại khoảng 20 hoặc 30 giây trước khi biến mất. Ví dụ,
bạn có thể nhớ một số điện thoại mới trong khoảng thời gian cần thiết để quay số đó.
Tuy nhiên, nếu bạn không luyện tập nhớ các con số đó thì những mạch thần kinh hình
thành nên bộ nhớ ngắn hạn sẽ ngừng hoạt động cùng nhau và trí nhớ sẽ dần mất đi. Để
đưa nó vào bộ nhớ ngắn hạn, tài liệu mới được khớp với thông tin bạn đã lưu trữ và
một liên kết hoặc mẫu có ý nghĩa được tạo ra. Tài liệu trong bộ nhớ ngắn hạn là thông
tin chúng ta hiện đang sử dụng. Dung lượng của bộ nhớ ngắn hạn trung bình nhỏ,
khoảng 7 đơn vị thông tin có ý nghĩa.

Một số tài liệu trong bộ nhớ ngắn hạn sẽ được đưa vào giai đoạn thứ 3, bộ nhớ
dài hạn là những là những thứ chúng ta chưa cần vào lúc này nhưng được lưu trữ lại.
Cách lưu trữ ký ức ảnh hưởng đến sự dễ dàng mà chúng ta có thể truy xuất chúng. Nói
chung, chúng lưu trữ những ký ức mới bằng cách liên kết chúng với những ký ức cũ.
Khả năng của bộ nhớ dài hạn dường như vô hạn. Ngay cả sau khi một cuộc đời ghi
9
nhớ đầy đủ, mọi người vẫn có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn trong bộ nhớ dài hạn.
Phần lớn những gì chúng ta “quên” thực sự vẫn nằm trong bộ nhớ dài hạn, nhưng bị
gặp khó khăn khi đưa thông tin đó ra ngoài.

2.2 Cơ sở của trí nhớ:

Cơ sở của trí nhớ là một quá trình phức tạp liên quan đến nhiều phần của não bộ.
Cơ sở này bao gồm việc hình thành, lưu giữ, củng cố và khôi phục lại các đường liên
hệ thần kinh tạm thời. Cụ thể, khi chúng ta ghi nhớ một việc nào đó, não bộ sẽ thông
qua đường liên hệ thần kinh tạm thời để thực hiện hoạt động để tạo ra mối liên hệ giữa
thông tin mới với những thông tin cũ đang được lưu giữ.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trí nhớ, bao gồm:

Sự chú ý: Chúng ta chỉ có thể ghi nhớ những thông tin mà chúng ta chú ý đến.

Sự lặp lại: Lặp lại thông tin giúp chúng ta ghi nhớ lâu hơn.

Mối liên hệ: Chúng ta dễ nhớ những thông tin có liên quan đến những thông tin
mà chúng ta đã biết.

Cảm xúc: Những thông tin gắn liền với cảm xúc thường được ghi nhớ tốt hơn.
Hạch hạnh nhân (Amygdala - một vùng hình quả hạnh trong não người, có chức năng
giúp xử lý các cảm xúc như sợ hãi) cũng đóng vai trò nhất định trong trí nhớ. Nhà thần
kinh học Avishek Adhikari tại Đại học California, bang Los Angeles (Mỹ) cho biết,
cảm xúc là một thành phần quan trọng trong việc tạo ra trí nhớ. Những tình huống có
cảm xúc, dù tích cực hay tiêu cực, đều được ghi nhớ tốt hơn sự kiện trung lập, nguyên
nhân có thể là do bản năng sinh tồn.

2.3 Kỹ năng ghi nhớ là gì?

Theo sách Tâm lý học, kỹ năng ghi nhớ có thể được hiểu là quá trình đưa tài liệu
nào đó vào ý thức, gắn những điều đó với nội dung kiến thức hiện có làm nền tảng cho
quá trình gìn giữ về sau.

Kỹ năng ghi nhớ của mỗi người thường được quyết định bởi hành động. Nói cách
khác, động cơ, mục đích và phương tiện thực hiện của bạn sẽ quyết định chất lượng

10
của kỹ năng ghi nhớ. Ghi nhớ thường diễn ra theo 2 hướng gồm ghi nhớ có chủ định
và ghi nhớ không chủ định.

Ghi nhớ có chủ định là ghi nhớ theo mục đích từ trước và đòi hỏi bạn phải có ý
chí, nỗ lực cũng như phương pháp nhất định.(ví dụ: ghi nhớ bài thuyết trình, ghi nhớ
từ vựng tiếng Anh,…). Đây gọi là biện pháp ghi nhớ có ý nghĩa và logic. Ghi nhớ một
cách logic sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.

Ghi nhớ không có chủ định là cách ghi nhớ không có mục đích từ trước. Bạn
không cần phải nỗ lực hoặc dùng thủ thuật để nhớ mà tài liệu sẽ được nhớ một cách tự
nhiên. Nếu thông tin được lặp lại đủ lâu thì não bộ sẽ tự động ghi nhớ chúng. Thông
tin càng có sức thu hút thì quá trình ghi nhớ càng diễn ra hiệu quả (ví dụ: ghi nhớ lời
bài hát ưa thích, ghi nhớ câu nói của ai đó,…)

2.4 Vai trò của việc ghi nhớ trong công việc:

Trí nhớ không chỉ là một chức năng của não bộ, mà còn là một phần quan trọng
tạo nên bản sắc, khả năng thích nghi và sự tiến bộ của con người. Có thể nói, trí nhớ
đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của con người. Các vai trò của trí
nhớ bao gồm:

Hỗ trợ học hỏi: Trí nhớ cho phép chúng ta ghi nhớ thông tin mới, kỹ năng hay
kiến thức, giúp chúng ta học hỏi và phát triển qua thời gian.

Tạo dựng ký ức và trải nghiệm cá nhân: Trí nhớ giúp chúng ta lưu giữ kỷ
niệm và trải nghiệm, từ đó có cho mình nhận thức và suy nghĩ riêng.

Khả năng quyết định và giải quyết vấn đề: Khi gặp phải một tình huống, trí
nhớ giúp chúng ta nhớ lại những kinh nghiệm và kiến thức liên quan, từ đó giúp chúng
ta có thể dễ dàng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề hơn.

Kết nối với môi trường: Trí nhớ giúp chúng ta nhớ về môi trường xung quanh,
từ việc nhớ tên của một người đến việc nhớ đường đi. Điều này giúp chúng ta kết nối
và tương tác hiệu quả với thế giới xung quanh.

Đảm bảo sự liên tục trong cuộc sống: Trí nhớ cho phép chúng ta kết nối giữa
quá khứ, hiện tại và tương lai, tạo ra một dòng chảy liên tục trong cuộc sống của mình.

11
2.5 Cải thiện kỹ năng ghi nhớ của bạn bằng Biện pháp ghi nhớ logic:

Ghi nhớ là kỹ năng mềm quan trọng mà bạn có thể phát triển và cải thiện. Có rất
nhiều biện pháp để phát triển khả năng ghi nhớ của bạn và sau đó tái hiện lại kiến thức
khi bạn cần. Khi đã hiểu kỹ năng ghi nhớ là gì, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
 Phân chia tài liệu thành các đoạn, đặt cho mỗi đoạn tiêu đề khái quát nội
dung, ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy
 Phân tích, tổng hợp, so sánh và phân loại tài liệu
 Lặp đi, lặp lại những điều cần nhớ
 Không nên chỉ học vẹt, bạn cần nắm vững nội dung cốt lõi của vấn đề
 Chỉ học những thông tin cần thiết và những vấn đề ưu tiên
 Chọn một nguồn thông tin chuẩn nhất, đừng lãng phí thời gian vào
những điều không cần thiết
 Liên hệ thông tin mới với các thông tin đã biết, hồi tưởng và nhớ lại các
chi tiết bất cứ lúc nào
 Bên cạnh đó, muốn ghi nhớ tốt bạn cần phải tập trung chú ý, có hứng thú
và ý thức được tầm quan trọng của tài liệu. Chọn phương pháp ghi nhớ
phù hợp với tính chất, nội dung của tài liệu sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng
hơn. Hãy kết hợp các giác quan để ghi nhớ, liên kết tài liệu với những
kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để có thể lưu trữ thông tin lâu hơn.

2.6 Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ:

Ngoài việc thực hiện các biện pháp ghi nhớ, bạn có thể rèn luyện để phát triển kỹ
năng này. Hãy bắt đầu bằng những thói quen tốt để giúp ích cho não bộ của bạn. Một
số cách mà bạn có thể thực hiện như:
 Đọc sách mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện trí nhớ và tăng thêm kiến
thức cho bản thân
 Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi điều độ và không dùng các chất kích thích có
hại cho não
 Luyện tập thể dục thể thao, một nghiên cứu trong 6 tuần của Đại học
Texas ở Mỹ đã chỉ ra rằng nhóm người thường xuyên vận động sẽ có tinh
thần, trí nhớ tốt hơn so với nhóm ít vận động
12
 Luyện tập ghi nhớ hình ảnh bằng cách tập trung liên tưởng, suy nghĩ
 Thỉnh thoảng hãy để đầu óc thư giãn bằng cách tập thiền, yoga hoặc gặp
gỡ bạn bè…

3. TƯ DUY PHẢN BIỆN

3.1 Phản biện là gì?

Phản biện là quá trình sử dụng lập luận, chứng cứ và logic để bác bỏ hoặc đối
luận với một quan điểm, ý kiến hoặc tuyên bố nào đó. Nó liên quan đến việc cung cấp
lý do và bằng chứng để chứng minh rằng một quan điểm nào đó là sai hoặc không hợp
lý. Phản biện thường được thực hiện bằng cách sử dụng các luận điểm logic và thông
tin thực tế để chứng minh một quan điểm mới, hoặc để bác bỏ hoặc chỉnh sửa một
quan điểm hiện tại.

3.2 Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện (Critical Thinking): là quá trình tư duy phân tích đưa ra những
đánh giá hợp lý, lập luận logic và được cân nhắc kỹ lưỡng thông qua khả năng đặt
những câu hỏi như tại sao, làm thế nào, bằng cách gì, như thế nào,... về những gì được
đọc, nghe, nói hoặc viết.

Tư duy phản biện được xây dựng dựa trên những lý tưởng trí tuệ phổ quát, bao
gồm: sự rõ ràng, đúng đắn, chính xác, nhất quán, phù hợp, bằng chứng vững chắc, lập
luận xuất sắc, sâu sắc và công bằng. Điều này đòi hỏi phải xem xét lại những yếu tố tư
duy tiềm ẩn trong mọi lập luận: vấn đề, mục đích, giả định, hậu quả và ý nghĩa, hệ quy
chiếu,...
Có 2 loại tư duy phản biện phổ biến:

Tư duy phản biện tự điều chỉnh: Là quá trình mà mỗi cá nhân sẽ tự tranh luận với
những suy nghĩ, quan điểm của chính mình.

Tư duy phản biện ngoại cảnh: Là quá trình đưa ra những suy nghĩ, ý kiến khách
quan mà bản thân mỗi người cho là đúng nhằm phản biện với những ý kiến sai lệch về
một vấn đề nào đó.
Có 6 cấp độ trong tư duy phản biện:
13
Cấp độ 1: The Unreflective Thinker
Tư duy phản biện ko hề tồn tại
Cấp độ 2: The Challenged Thinker
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tư duy phản biện
Cấp độ 3: The Beginning Thinker
Cá nhân chủ động kiểm soát suy nghĩ ở lĩnh vực lớn hơn
Cấp độ 4: The Practical Thinker
Dễ dàng nhận ra thiếu sót bản thân và khắc phục
Cấp độ 5: The Advanced thinker
Có tư duy phản biện gần như 1 thói quen
Cấp độ 6: The Master Thinker

Tư duy phản biện đã trở thành phản xạ não bộ, những người cấp độ này thường
là bậc thầy phản biện

Tầm quan trọng của tư duy phản biện:

 Là yếu tố mà các nhà tuyển dụng yêu cầu.


 Ra quyết định tốt hơn.
 Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.
 Thúc đẩy sự sáng tạo.
 Thúc đẩy nền kinh tế tri thức.
 Cải thiện kỹ năng thuyết trình và ngôn ngữ.
 Phản chiếu bản thân.
Các kỹ năng cần có để phát triển tư duy phản biện:

 Kỹ năng quan sát


 Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng phân tích
 Kỹ năng đàm phán
 Kỹ năng giải quyết vấn đề
 Suy luận

Cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện:

14
 Đọc nhiều sách, tin tức
 Thảo luận với người khác
 Luôn đặt câu hỏi
 Đọc và viết các bài luận
 Thực hành giải quyết vấn đề
 Sử dụng số liệu dẫn chứng
 Thử nghiệm các phương pháp tư duy phản biện khác nhau

4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

4.1 Giải quyết vấn đề

4.1.1 Vấn đề là gì?

Vấn đề là một tình huống khó khăn hoặc bất ổn trong công việc và đời sống, đòi
hỏi sự giải quyết hoặc xử lý để có thể đạt được mục tiêu hoặc trạng thái ổn định. Vấn
đề có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, từ cá nhân cho đến cộng đồng và
toàn xã hội. Có thể đây là vấn đề về công việc, tài chính, sức khỏe, môi trường, quan
hệ giữa con người hay các vấn đề đạo đức và định kiến xã hội. Tuy nhiên, một số vấn
đề có thể được giải quyết dễ dàng hơn, trong khi những vấn đề khác lại cần phải có
những giải pháp dài hơi và quyết định của cả một cộng đồng.

Có thể phân loại vấn đề dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên phổ biến
nhất là phân loại theo các lĩnh vực và mức độ ảnh hưởng của vấn đề đó. Phân loại vấn
đề theo 4 nhóm thông dụng:
 Phân loại theo lĩnh vực: Vấn đề tài chính, vấn đề sức khỏe, vấn đề môi
trường, vấn đề đạo đức, vấn đề quan hệ giữa con người, vấn đề định kiến
xã hội...
 Phân loại theo mức độ ảnh hưởng: Vấn đề cá nhân, vấn đề gia đình, vấn
đề cộng đồng, vấn đề quốc gia, vấn đề toàn cầu...
 Phân loại theo thời gian: Vấn đề ngắn hạn, vấn đề trung hạn, vấn đề dài
hạn.
 Phân loại theo tính chất của vấn đề: Vấn đề kỹ thuật, vấn đề khoa học,
vấn đề xã hội, vấn đề chính trị, vấn đề văn hóa, vấn đề giáo dục...

15
Tuy nhiên, mỗi vấn đề đều có đặc trưng riêng, do đó cần phân tích cụ thể và xác
định phương pháp giải quyết thích hợp.

4.1.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?


Kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving skills) là khả năng xác định vấn đề,
động não và phân tích phương án cũng như triển khai các giải pháp tốt nhất, một cách
linh hoạt và bình tĩnh. Đây được xem là một kỹ năng mềm (thiên về yếu tố cá nhân)
hơn là kỹ năng cứng được học thông qua giáo dục, đào tạo.
4.1.3 Các bước để giải quyết vấn đề:
Khi giải quyết vấn đề, chúng ta phải đảm bảo các yếu tố cơ bản như:
 Xác định vấn đề
 Thu thập thông tin
 Phân tích và đánh giá
 Tìm kiếm giải pháp
 Thực hiện giải pháp
 Kiểm tra và đánh giá
 Rút kinh nghiệm

Các Bước Cơ Bản Để Giải Quyết Vấn Đề:

Bước 1: Tìm hiểu nguồn gốc vấn đề

Để đưa ra giải pháp tối ưu nhất, trước tiên cần nhìn nhận và xác định gốc rễ của
vấn đề đó. Xem xét ở nhiều khía cạnh nhất có thể để xác định xem sẽ làm gì để xử lý.

Đánh giá mức độ quan trọng của vấn đề, xem nó có ảnh hưởng đến toàn bộ dự án
hay không, nếu có thì cần phải nhanh chóng giải quyết. Ngược lại nếu vấn đề đó
không ảnh hưởng và không cần thiết, thì cũng không nên mất thời gian suy nghĩ. Hãy
ưu tiên thời gian và công sức cho những vấn đề quan trọng hơn.

Bước 2: Nhìn nhận, phân tích vấn đề khách quan

Tìm hiểu xem vấn đề xảy ra từ đâu, xuất hiện khi nào, nhìn nhận ở mọi khía cạnh
một cách khách quan nhất, đừng chỉ phán đoán bằng cảm nhận và góc nhìn phiến diện
của bản thân.

16
Trong quá trình phân tích, nên thực hiện một cách cẩn thận, không nên vội vàng
mà bỏ sót một chi tiết, thông tin nào đó, có cái nhìn trực quan và tổng thể nhất để tìm
ra hướng giải quyết phù hợp.

Bước 3: Xác định những người liên quan

Xác định những người liên quan và nên chịu trách nhiệm cho vấn đề này để cùng
ngồi lại giải quyết. Tránh trường hợp ai cũng tham gia và xảy ra những bất đồng
không đáng có, điều này khiến vấn đề trở nên rối ren và nghiêm trọng hơn. Bởi trong
nhiều vấn đề, có thể sẽ có những người muốn chứng tỏ bản thân, cũng có những người
không muốn nhận trách nhiệm về mình.

Bước 4: Đặt ra mục tiêu

Làm bất cứ việc gì, dù lớn hay nhỏ cũng nên đặt ra mục tiêu cho mọi vấn đề.
Điều này giúp chúng ta có lộ trình rõ ràng, và có động lực tìm mọi cách tốt nhất để đến
được mục tiêu cuối cùng.

Bước 5: Đánh giá, chọn lựa giải pháp tối ưu

Lựa chọn giải pháp không hiệu quả giống như bắt chiếc thang sai tường cần leo
vậy, cuối cùng nó sẽ không có ý nghĩa gì cả, còn làm mất nhiều thời gian và công sức.
Do đó, ở bước này, hãy đánh giá kỹ lưỡng mức độ thành công của mỗi giải pháp, sau
đó mới loại bỏ và lựa chọn, một số tiêu chí có thể dùng để đánh giá như: Thời gian
thực hiện, số lượng nhiệm vụ, hiệu quả mà mỗi nhiệm vụ mang lại.

Bước 6: Tiến hành triển khai giải pháp đã chọn

Vấn đề xảy ra cần được xử lý càng nhanh càng tốt, đặc biệt là những tình huống
khẩn cấp, tránh để vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Ở bước này cũng cần tuân thủ
theo quy trình, đồng thời chủ động xử lý những vấn đề phát sinh khác trong quá trình
thực hiện.

Bước 7: Theo dõi và đánh giá kết quả

Sau mỗi lần giải quyết vấn đề, cần nhìn nhận, xem xét và đánh giá quá trình cũng
như kết quả đạt được. Đặc biệt trong những trường hợp mà không giải quyết ổn thỏa
được vấn đề, cần rút kinh nghiệm, ngẫm lại lỗi sai và có phương án khắc phục cho
những vấn đề tiếp theo.

17
Hình 4. Mô hình IDEAL trong giải quyết vấn đề

I – Xác Định Vấn Đề (Identify the problem)

Không có cách nào thực sự để tạo ra giải pháp cho một vấn đề trừ khi trước tiên
bạn biết được phạm vi của vấn đề. Khuyến khích người học của bạn xác định vấn đề
bằng lời nói của họ. Phác thảo các sự kiện và những điều chưa biết. Nuôi dưỡng một
môi trường nơi người học của bạn được khen ngợi và hỗ trợ để xác định và giải quyết
các vấn đề mới.

Ví dụ về việc xác định vấn đề:

“Tôi có bài kiểm tra toán vào tuần tới và không biết làm bài như thế nào.”

“Tôi không thể truy cập trang web khóa học từ xa của mình.”

“Thùng rác cần được đổ ra ngoài và tôi không tìm thấy túi rác nào cả.”

D – Xác Định Kết Quả (Define an outcome)

Bước thứ hai trong quy trình giải quyết vấn đề LÝ TƯỞNG là xác định kết quả
hoặc mục tiêu để giải quyết vấn đề. Nhiều người có thể đồng ý rằng có một vấn đề tồn
tại nhưng có những quan điểm rất khác nhau về mục tiêu hoặc kết quả. Bằng cách

18
quyết định mục tiêu đã vạch ra trước, nó có thể đẩy nhanh quá trình xác định giải
pháp.

Xác định kết quả và mục tiêu có thể là một bước khó khăn đối với một số người
học đa dạng. Kết quả không cần phải phức tạp mà chỉ cần rõ ràng đối với tất cả những
người tham gia.

Ví dụ về xác định kết quả:

“Tôi muốn làm tốt bài kiểm tra toán của mình.”

“Tôi có quyền truy cập vào trang web của khóa học.”

“Rác sẽ được đem đi đổ trước ngày thu gom rác vào ngày mai.”

E – Tìm Kiếm Các Chiến Lược Khả Thi (Explore possible strategies).

Khi bạn đã có kết quả, hãy khuyến khích người học suy nghĩ về các chiến lược
khả thi. Tất cả các giải pháp khả thi nên được đưa ra bàn trong giai đoạn này, vì vậy
hãy khuyến khích người học lập danh sách, sử dụng giấy dán hoặc ghi nhớ giọng nói
để ghi lại bất kỳ ý tưởng nào. Nếu người học của bạn gặp khó khăn trong việc tạo ra ý
tưởng sáng tạo, hãy giúp họ phát triển kế hoạch nguồn lực cho những người mà họ có
thể tham khảo trong giai đoạn khám phá.

Ví dụ về các chiến lược có thể áp dụng để giải quyết vấn đề:

“Tôi xem lại sách giáo khoa; Tôi nhờ một người bạn giúp đỡ môn toán; Tôi tra
cứu các vấn đề trên mạng; Tôi gửi email cho giáo viên của tôi.”

“Tôi gửi email cho giáo viên của mình để xin quyền truy cập khóa học; Tôi nhờ
một người bạn cùng lớp giúp đỡ; Tôi cố gắng đặt lại mật khẩu của mình.”

“Tôi dùng thứ khác làm túi đựng rác; Tôi đặt hàng túi xách trực tuyến; Tôi đổ rác
mà không có túi; Tôi xin một người hàng xóm một cái túi; Tôi đi mua túi đựng rác.”

A – Lập Kế Hoạch Và Hành Động (Anticipate Outcomes and Action)

Sau khi chúng tôi tạo danh sách các chiến lược, bước tiếp theo trong mô hình giải
quyết vấn đề LÝ TƯỞNG khuyên bạn nên xem lại các bước tiềm năng và quyết định
xem bước nào là lựa chọn tốt nhất để sử dụng trước tiên. Việc giúp người học đánh giá
ưu và nhược điểm của các bước hành động có thể cần phải thực hành. Hãy đặt những

19
câu hỏi như “Điều gì có thể xảy ra nếu bạn thực hiện bước này?” hoặc “Bước đó có
khiến bạn cảm thấy hài lòng về việc tiến về phía trước hay không?

Sau khi đánh giá kết quả, bước tiếp theo là hành động. Khuyến khích người học
của bạn tiến về phía trước ngay cả khi họ có thể không biết đầy đủ kết quả của việc
hành động. Hỗ trợ thực hiện điều gì đó, ngay cả khi đó có thể không phải là cùng một
chiến lược, bạn có thể thực hiện để giải quyết một vấn đề hoặc giải pháp 'tốt nhất'.

L – Nhìn Lại Và Học Hỏi (Look and Learn)

Bước cuối cùng trong mô hình giải quyết vấn đề LÝ TƯỞNG là xem xét và học
hỏi từ nỗ lực giải quyết vấn đề. Nhiều phụ huynh và giáo viên quên bước quan trọng
này trong việc giúp những người học đa dạng dừng lại và suy ngẫm khi việc giải quyết
vấn đề diễn ra tốt đẹp và không suôn sẻ. Việc giúp học sinh và trẻ em của chúng ta học
hỏi kinh nghiệm có thể giúp việc giải quyết vấn đề trở nên hiệu quả và hiệu quả hơn
trong tương lai. Hãy đặt những câu hỏi như “Việc đó diễn ra như thế nào?” và “Bạn
nghĩ lần sau mình sẽ làm khác đi điều gì?”

Ví dụ về các câu lệnh Nhìn và Học:

“Tôi không học được vấn đề khi xem sách giáo khoa, nhưng việc gọi điện cho
một người bạn đã giúp ích rất nhiều. Lần sau tôi sẽ bắt đầu ở đó.”

“Khi tôi không có quyền truy cập vào trang web của khóa học, việc đặt lại mật
khẩu của tôi đã có hiệu quả.”

“Tôi hết túi rác vì quên bỏ chúng vào danh sách mua sắm . Tôi sẽ mua thêm một
hộp túi đựng rác để mang theo bên mình, lần sau khỏi hết ”.
4.1.4 Các Yếu Tố Cần Phải Có Khi Đương Đầu Với Vấn Đề Khó Khăn:
 Tính Linh Hoạt:
Tính linh hoạt được định nghĩa là khả năng có thể liên tục thay đổi hoặc điều
chỉnh chiến lược khi cần thiết (trong phạm vi pháp luật và đạo đức) để đạt được mục
tiêu mong muốn. Hay nói cách khác là chúng ta phải thiết lập và áp dụng các chiến
lược khác nhau trong các tình huống khác nhau thay vì tuyên bố hùng hồn rằng “Tôi
Đã Thử Hết Mọi Cách”.
 Hãy Phá Vỡ Niềm Tin Giới Hạn Của Bản Thân:

20
Bạn đã từng hết lòng tin vào một việc gì đó trong quá khứ mà bây giờ bạn biết là
thực tế hoàn toàn ngược lại chưa? Tôi chắc là bạn đã từng như thế. Thậm chí một số
người thông minh nhất trên đời cũng đã từng cực kỳ tin tưởng vào những điều giới hạn
mà sau này được chứng thực là hoàn toàn sai.

Ví dụ, những niềm tin như “Tôi học dở Toán”, “Tôi là người chậm tiêu”, “Tôi
không thể nào giao tiếp tốt với người khác”, “Tôi lười biếng” hay “Tôi còn quá trẻ hay
đã quá già”.

Các bước để phá vỡ niềm tin giới hạn của bản thân:

 Nhận diện niềm tin giới hạn


 Viết ra những suy nghĩ của bản thân: Viết ra những suy nghĩ của bạn, để
bạn có thể nhìn, sờ, chạm, cảm được chúng. Khi viết, mọi thứ sẽ rõ ràng hơn với bạn.
Chấp nhận rằng đó là một niềm tin giới hạn của bản thân là bước quan trọng để bạn
loại bỏ đi cảm giác khó chịu, không thoải mái và bắt đầu mở ra những ý tưởng mới
cho chính mình.
 Chứng minh điều ngược lại:

 Thay thế bằng một niềm tin tích cực khác.


 Hành động theo niềm tin mới và nhận lại phản hồi từ nó.
 Hãy Giữ Cho Mình Một Dáng Vẻ Tự Tin:
Khi phải đương đầu với một khó khăn mà bạn nghĩ là bạn không đủ tự tin để
vượt qua nó, hãy lấy lại sự tự tin cho bản thân bằng những cách dưới đây:
 Dáng vẻ của bạn ra sao nếu bạn cảm thấy không ai có thể cản trở
bạn được?
 Hãy đứng cách đứng như lúc bạn cảm thấy hoàn toàn tự tin.
 Hãy thở cách thở như lúc bạn tự tin.
 Hãy ngẩng cao đầu với vẻ mặt hoàn toàn tự tin.
 Hãy nhìn với ánh mắt tập trung, cao độ và tỉnh táo.
 Suy nghĩ về nhiệm vụ và thử thách khó khăn trước đó trong lúc tiếp
tục giữ vững dáng vẻ mạnh mẽ này.
 Học Cách Điều Khiển Cảm Xúc Của Bản Thân:
Khi chúng ta đương đầu với những khó khăn thì những kinh nghiệm, trải nghiệm
về một vấn đề tương tự sẽ là yếu tố quyết định chúng ta sẽ phản ứng như thế nào trước
21
khó khăn đó. Mỗi chúng ta tái hiện những trải nghiệm bên ngoài rất khác nhau. Đó là
lý do tại sao hai người cùng gặp phải một sự việc, ví dụ như một thử thách khó khăn,
lại nhận thức về nó rất khác nhau.
Ví dụ, bạn bị cắt giảm biên chế, khách hàng hủy bỏ hợp đồng, nhân viên giỏi
nhất của bạn từ chức hay sản phẩm của bạn bị lỗi trong quá trình sản xuất và bạn bị
khách hàng than phiền. Bạn phải tập trung suy nghĩ về:
 Những phương án giải quyết, những gì bạn có thể làm để vượt qua
khó khăn.
 Những triển vọng hay cơ hội mới.
Khi bạn đụng độ thử thách trên con đường đi đến thành công, hãy hình dung bản
thân bạn làm tất cả mọi việc để vượt qua nó hoặc nắm bắt những cơ hội mới đi chung
với thử thách này. Một số câu hỏi tích cực mà bạn có thể tự nói với bản thân (độc thoại
nội tâm):
 “Làm thế nào để mình giải quyết việc này?” hay
 “Làm thế nào để mình xoay chuyển tình thế?” hay
 “Làm sao để mình tìm được cơ hội trong tình huống này?”
Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hướng suy nghĩ của mình vào việc tìm cách giải
quyết vấn đề.
Bạn cần tránh suy nghĩ về: vấn đề hay mức độ khó khăn gây ra cho bạn, nhiều
người bị mắc vào thế kẹt và tê liệt hoàn toàn khi gặp phải vấn đề khó khăn bởi họ mãi
hình dung vấn đề khó đến mức nào và nó sẽ ảnh hưởng đến họ ra sao. Khi những hình
ảnh và âm thanh tiêu cực quay mòng mòng trong đầu, họ càng lúc càng cảm thấy buồn
rầu và nản chí. Họ có khuynh hướng tự nhủ...
 “Tại sao mình lại xui xẻo thế này?”
 “Tại sao chuyện này luôn xảy ra với mình?”
 “Ông trời thật bất công!”
 “Tại sao chuyện này lại phải xảy ra cơ chứ?”
Hãy nhớ rằng những gì bạn tập trung suy nghĩ quyết định trạng thái cảm xúc và
cuối cùng là hành động và kết quả mà bạn đạt được.
5. TƯ DUY SÁNG TẠO.

5.1 Sáng tạo là gì?

22
Bạn có thể cho rằng sáng tạo là một đặc trưng của các nghệ sĩ và nhà văn hơn là
người bình thường. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học định nghĩa sự sáng tạo là khả năng
nhìn mọi thứ theo một cách mới và đưa ra những điều bất thường và giải pháp giải
quyết vấn đề hiệu quả.

5.2 Nâng Cao Kỹ Năng Sáng Tạo

Sự sáng tạo phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng bộ não của mình. Các kỹ
thuật giúp nâng cao kỹ năng sáng tạo:

Tư duy liên kết: Tư duy liên kết là một phương pháp trong đó bạn để tâm trí
của mình lang thang từ thứ này sang thứ khác, những vấn đề dường như không liên
quan, để có được cái nhìn sâu sắc mới về một vấn đề. Để sử dụng tư duy liên kết, bắt
đầu với vấn đề hoặc nghĩ về một vài từ khóa.Ví dụ, nếu bạn phải quyết định đi học
toàn thời gian hay bán thời gian, những từ khóa của bạn có thể là trường học và thời
gian. Bắt đầu với những từ đó, hãy để tâm trí của bạn đi lang thang và viết ra những từ,
những suy nghĩ nảy ra trong đầu bạn. Đôi khi suy nghĩ kết hợp kích hoạt các kết nối
mới hữu ích trong tâm trí của bạn

Suy nghĩ ngược: Đôi khi, khi bạn nghĩ quá nhiều về một vấn đề, bạn sẽ gặp
khó khăn. Cho dù bạn định giá bộ não của mình như thế nào, không có gì hữu ích xảy
ra. Vì vậy, bạn đặt vấn đề ra khỏi tâm trí của bạn. Một thời gian sau, như thể từ nơi
nào đó, bạn có một cái nhìn sâu sắc tuyệt vời.

Suy nghĩ ngược liên quan đến việc biết khi nào nên ngừng suy nghĩ về một vấn
đề và để cho tâm trí vô thức của bạn tiếp quản. Có thể cải thiện các cơ hội mà tư duy
phản ứng ngược:

 Nghĩ về vấn đề của bạn, nhưng nếu bạn không đi đến đâu, hãy dừng lại.
 Làm việc gì đó khác, chẳng hạn như những việc thư giãn. Nếu là ban
đêm, thì bạn nên đi ngủ.
 Hãy trở lại vấn đề sau khi nghỉ ngơi.

Sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy là một kỹ thuật sáng tạo dựa trên các quá trình suy
nghĩ trực quan mà chúng ta thường bỏ qua khi cố gắng giải quyết vấn đề. Trong sơ đồ

23
tư duy, bạn đang phác thảo vấn đề hoặc chủ đề của bạn và những suy nghĩ mà tâm trí
hài lòng. Kết quả là một bản vẽ phản hồi lại ý tưởng của bạn.

Hình 5. Business Plan


Để vẽ sơ đồ tư duy, hãy làm theo các bước sau:
 Bước 1: Vẽ một bức tranh về vấn đề hoặc vấn đề ở trung tâm của một tờ
giấy
 Bước 2: In các từ và ý tưởng chính, và kết nối chúng với bản vẽ trung tâm
 Bước 3: Sử dụng màu sắc, hình ảnh, biểu tượng và mã để nhấn mạnh các
điểm quan trọng
 Bước 4: Sử dụng tư duy liên kết để đưa ra nhiều ý tưởng hơn và kết nối
chúng với các phần khác của sơ đồ tư duy.

Động não: Ai đó đã từng nói rằng hai cái đầu tốt hơn một cái. Đưa ý tưởng này
đi xa hơn, việc động não cho phép một nhóm người - tốt nhất là năm đến tám - đưa ra
càng nhiều ý tưởng về một vấn đề hoặc nhiều vấn đề càng tốt. Để động não hiệu quả,
mọi người không được chỉ trích ý tưởng của nhau. Bất kỳ ý tưởng, tuy nhiên xa, được
xem xét. Đánh giá và đánh giá sẽ đến sau. Brainstorming có thể được sử dụng một
cách hiệu quả trong các tình huống kinh doanh trong đó các nhóm người chia sẻ các
vấn đề và mục tiêu.

24
Suy nghĩ: Suy nghĩ tương tự như động não, nhưng bạn làm điều đó một mình.
Lấy một tờ giấy, và ở đầu viết vấn đề của bạn hoặc vấn đề quan tâm lớn. Sau đó liệt kê
20 cách bạn có thể giải quyết vấn đề hoặc tiếp cận vấn đề. 10 ý tưởng đầu tiên có thể
sẽ đến dễ dàng và có vẻ rõ ràng. Tuy nhiên, đừng phán xét ý tưởng của bạn. Hãy để trí
tưởng tượng của bạn chiếm lĩnh và viết ra thêm 10 ý tưởng, tuy nhiên, điều kỳ lạ xuất
hiện trong đầu bạn. Sau đó xem lại danh sách và chọn những ý tưởng có khả năng giải
quyết vấn đề của bạn.

25
II. NÂNG CAO KỸ NĂNG HỌC TẬP.
1. PHONG CÁCH HỌC TẬP

Mô hình VARK: 4 loại người học khác nhau

Mô hình VARK do Neil Fleming phát triển, là một khuôn khổ được công nhận
rộng rãi, phân loại các loại người học khác nhau thành bốn nhóm dựa trên phong cách
tiếp nhận thông tin của họ.

Học trực quan

Người học trực quan cảm thấy học tập thoải mái nhất thông qua việc nhìn thấy.
Khi học một môn học mới, người học trực quan thích đọc các từ và nhìn vào sơ đồ và
hình ảnh. Người học trực quan thoải mái nhất với việc đọc tài liệu in và trực tuyến,
nhìn vào hình ảnh, xem lại ghi chú và sử dụng thẻ ghi chú.

Ví dụ, khi những người học bằng hình ảnh học tập, họ thường tạo ra các sơ đồ và
sơ đồ tư duy đầy màu sắc để sắp xếp thông tin một cách trực quan thay vì chỉ đọc văn
bản.

Học bằng thính giác

Người học thính giác thích âm thanh. Khi học, người học thính giác cảm thấy
thoải mái nhất khi nghe tài liệu mới. Người học thính giác thích nghe các bài giảng,
tham gia các cuộc thảo luận trên lớp và nghe các bản ghi âm và tập tin âm thanh.

Ví dụ, người học thính giác thấy dễ nhớ thông tin hơn khi thảo luận với người
khác. Họ tích cực tìm kiếm cơ hội để trình bày ý tưởng của mình trong các cuộc thảo
luận nhóm. Khi học, họ thích đọc to hơn vì nó giúp họ ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn.

Học bằng cách vận động

Người học cách này thích học bằng cách liên quan đến toàn bộ cơ thể, không chỉ
là tâm trí. Người đó thích học hỏi bằng kinh nghiệm thực tế, nhập vai, thiết kế và xây
dựng mọi thứ, chương trình tương tác và phỏng vấn.

Ví dụ: Người học Vận động thích học khi đứng hoặc sử dụng bàn đứng. Họ
thường nghỉ giải lao để tham gia vào các hoạt động như vươn vai, tung bóng hoặc sử
dụng đồ chơi để tập trung và ghi nhớ thông tin.

Học bằng xúc giác


26
Người học bằng xúc giác cũng thích học bằng cách thực hành, nhưng chủ yếu sẽ
sử dụng tay. Làm nổi bật, ghi chú và gạch chân, phác thảo và lập sơ đồ là những cách
đặc trưng để người học xúc giác học hỏi.

Ví dụ, Người học ghi chú chi tiết trong khi học và thường viết tóm tắt hoặc phác
thảo để sắp xếp suy nghĩ của họ. Họ cũng xuất sắc trong các bài tập viết và thích thể
hiện sự hiểu biết của mình thông qua các bài luận có cấu trúc tốt.

Ngoài ra còn có các phong cách học tập khác như:

Học phản xạ

Học tập phản xạ liên quan đến việc kiểm tra kinh nghiệm, suy nghĩ và hành động
để đạt được hiểu biết sâu sắc. Nó khuyến khích xem xét nội tâm, đặt câu hỏi và tạo
mối liên hệ giữa thông tin mới và kiến thức hiện có.

Những người học phản xạ được hưởng lợi từ môi trường yên tĩnh và tham gia
vào các hoạt động như viết nhật ký và tự suy ngẫm (các hoạt động như thiền).

Học chủ động

Học tập tích cực là một phong cách học tập mà học sinh tích cực tham gia vào
quá trình học thay vì chỉ lắng nghe và quan sát. Nó có nghĩa là những người học tích
cực làm những việc như nói về những gì họ đang học, làm việc cùng với các bạn cùng
lớp, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề và giả vờ là những người khác nhau trong các
mô phỏng.

Ví dụ, những người học tích cực thích các thí nghiệm khoa học và tích cực tham
gia vào các dự án nhóm. Họ chủ động nghiên cứu và thu thập các nguồn bổ sung để
nâng cao hiểu biết của họ về chủ đề này.

Học logic

Những người học logic thích xem các mẫu, tìm ra cách mọi thứ được kết nối và
sử dụng các con số và phương trình để giải quyết vấn đề.

Để làm cho việc học của họ trở nên tốt hơn, những người học logic có thể thực
hiện các hoạt động như giải câu đố, chơi trò chơi logic hoặc tranh luận với người khác.

Học tập tuần tự đề cập đến một phong cách hoặc sở thích học tập trong đó các cá
nhân phát triển mạnh khi thông tin được trình bày theo từng bước hoặc tuyến tính.
27
Những người học tuần tự thích thông tin có cấu trúc và tổ chức. Ngoài ra, để hỗ trợ
việc học của họ, những người học theo trình tự có thể lập danh sách, tạo dàn ý hoặc
chia các nhiệm vụ phức tạp thành các phần nhỏ hơn.

Sử dụng phong cách học tập mà mình thích

Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp nhất với mình, tuy nhiên, bạn không nên
chỉ giới hạn việc học theo một cách duy nhất. Bạn có thể củng cố những gì bạn học
bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều phong cách khi cố gắng nắm vững một môn học. Ví
dụ, nếu bạn thích học trực quan hơn, bạn có thể học được nhiều từ bài tập được giao
nhưng sau đó bạn sẽ có thể nghe các bài giảng (thính giác) và thực tập liên quan (động
học).
2. CHUẨN BỊ CHO VIỆC HỌC TẬP.

Thiết lập khu vực học tập

Một khu vực học tập tốt là một nơi mà bạn có thể tập trung và học hỏi với ít sự
phiền nhiễu.

Sau đây là danh sách các câu hỏi để giúp bạn lập kế hoạch học tập hoặc khu vực
làm việc lý tưởng:

 Nơi nghiên cứu sẽ được đặt ở đâu?


 Những loại đồ nội thất, nếu có, bạn sẽ cần gì?
 Bạn sẽ trang trí nơi đó như thế nào để nó hiệu quả, dễ chịu và có thể truyền cảm
hứng? Ánh sáng, màu sắc, âm thanh, hình ảnh và đồ vật nào bạn sẽ sử dụng?
 Bạn cần truy cập gì vào máy tính và Internet?
 Bạn cần vật tư gì?
 Bạn cần những yếu tố nào khác (ví dụ, từ điển, sách hướng dẫn và máy tính)?

Khi bạn đã thiết lập nơi học tập của mình, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những vấn
đề cản trở khả năng học hỏi của bạn. Thay vì nghĩ những vấn đề này là không thể tránh
khỏi, hãy thử thay đổi để cải thiện môi trường học tập của bạn. Một số vấn đề phổ biến
bao gồm:

Quá nhiều tiếng ồn từ môi trường. Những người cần im lặng để tập trung có thể
thử nút tai để chặn tiếng ồn.

28
Quá ít tiếng ồn từ môi trường. Một số người làm việc tốt hơn với âm thanh nền.
Sử dụng máy tính và tai nghe hoặc máy nghe nhạc MP3 cho nhạc nền không làm
phiền người khác.

Rối loạn thị giác. Thiết lập nơi làm việc để tránh các nguồn gây phiền nhiễu.
Bạn có thể sàng lọc nơi học tập. Nếu những phiền nhiễu thị giác đến từ máy tính của
bạn, hãy đóng tất cả các chương trình ngoại trừ những chương trình phục vụ cho việc
học.

Gián đoạn. Yêu cầu mọi người xung quanh không làm phiền bạn khi bạn học. Để
tránh gián đoạn cuộc gọi, hãy tắt điện thoại của bạn hoặc đặt cuộc gọi đến thư thoại và
lưu trữ tin nhắn văn bản.

Không thoải mái. Nếu bạn không thoải mái, hãy thử điều chỉnh tư thế, ghế hoặc
chiều cao bề mặt làm việc.

Lịch trình thời gian học tập thường xuyên

Học tập thường xuyên có hiệu quả hơn nhiều so với việc nhồi nhét vì nó tận dụng
cách thức hoạt động của bộ nhớ của bạn. Sự lặp lại và tổ chức là hai cách để cải thiện
khả năng ghi nhớ của bạn. Khi bạn học mỗi ngày, bạn sắp xếp những gì bạn đã học
trên lớp và từ việc đọc các bài tập. Bằng cách xem xét tài liệu này, bạn cam kết nó vào
bộ nhớ dài hạn của bạn

Bạn nên lập kế hoạch học tập cẩn thận như bạn lên kế hoạch cho lịch trình công
việc hoặc lớp học của bạn. Bạn có thể cải thiện hiệu quả học tập bằng cách tận dụng
thời gian học tập cao nhất của mình. Mọi người tỉnh táo và có động lực vào những thời
điểm khác nhau trong ngày. Một số người thức dậy sớm đầy năng lượng và mục tiêu;
những người khác sẽ ngủ đến trưa mỗi ngày nếu có cơ hội. Nếu bạn có thể lên lịch học
cho thời gian tốt nhất của mình, bạn sẽ học nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Đặt mục tiêu học tập

Nếu bạn cam kết học tập, bạn đang cam kết thực hiện tốt các khóa học của mình.
Tập trung vào một mục tiêu ngắn hạn như học tập giúp bạn tiến tới các mục tiêu trung
hạn và dài hạn.

29
3. KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU.

3.1 Lợi ích của việc đọc sách:

Nâng cao hiểu biết: Đọc sách giúp bạn tiếp cận với nhiều kiến thức mới và
khám phá những lĩnh vực mà bạn chưa từng biết. Tri thức trong sách được trình bày
một cách logic, dễ hiểu và hấp dẫn, thu hút người đọc.

Tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích, tập trung: Đọc sách trước khi đi ngủ
cũng giúp cơ thể và tâm trí của bạn trở nên thư thái. Điều này giúp cải thiện khả năng
tập trung và tư duy sáng tạo của bạn

Mở rộng vốn từ: Đọc sách giúp bạn tiếp xúc với nhiều từ ngữ mới và cải thiện
vốn từ vựng của mình. Điều này không chỉ giúp bạn giao tiếp tốt hơn mà còn mở ra
cánh cửa cho sự phát triển cá nhân và chuyên môn.

Rèn luyện trí nhớ: Khi đọc sách, đặc biệt là sách về lịch sử, thần thoại, người
đọc sẽ phải ghi nhớ những tình tiết liên quan đến bối cảnh, nhân vật, thời gian,...
Chính điều này đã giúp bạn nâng cao khả năng ghi nhớ và đây chính là một trong
những lợi ích tuyệt vời của việc đọc sách mang lại cho mỗi chúng ta. VÀ các nghiên
cứu chỉ ra rằng, đọc sách giúp cải thiện trí nhớ, làm chậm tiến độ căn bệnh Alzheimer
và mất trí nhớ.

Giảm căng thẳng: Những đầu sách như tiểu thuyết, truyện cười, truyện về cuộc
đời của những danh nhân,... là “liều thuốc” bổ trợ cực mạnh cho tâm trạng của chúng
ta khi bị căng thẳng - stress. Lối viết giản dị, mộc mạc, hóm hỉnh của những cuốn sách
này sẽ giúp bạn trở nên thư thái hơn, làm cân bằng trạng thái cảm xúc đang ngổn
ngang, khó chịu.

Tạo thói quen lành mạnh: đọc sách giúp người đọc xây dựng một lối sống lành
mạnh. Bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các trò tiêu khiển độc hại, hạn chế tiếp xúc với các
thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại. Nhờ đọc sách bạn sẽ rèn được thói quen đi
ngủ sớm, dậy sớm, tỉnh táo và sắp xếp thời gian biểu hợp lý hơn.

3.2 Những sai lầm làm cho việc đọc sách không hiệu quả:

Cố nhớ hết tất cả những gì mình đã đọc khi mới chỉ đọc một lần

30
Để viết một cuốn sách tác giả phải mất bao nhiêu năm kinh nghiệm hoặc thu
thập kinh nghiệm của bao nhiêu người mới cho ra được một tác phẩm hoàn chỉnh. Vậy
mà bạn muốn nhớ hết, hiểu hết khi chỉ đọc một lần thì thật sự sai lầm.

Đọc theo phong trào

Nghe người khác nói cuốn sách này hay là bạn mua về. Nhưng bạn không biết
rằng cảm nhận của mỗi người là khác nhau. Nên người khác thấy hay nhưng với bạn
chưa chắc đã hay. Vì thế nếu khi đọc bạn cảm thấy không được như ý thì sẽ gây ra
cảm giác chán nản.

Không ghi lại những từ khóa, những ý mà mình nhớ, mình hiểu trong quá
trình đọc

Dù bạn có là thiên tài đến đâu đâu thì trí nhớ của bạn cũng không bằng ngòi bút
và những trang giấy. Bạn không ghi lại bạn sẽ quên ngay lập tức, khi ghi lại sẽ giúp
bạn nhớ được lâu hơn.

Đọc sách để lấy số lượng

Bạn đọc nhiều cuốn sách, nhưng chưa hẳn bạn đã nhớ được nhiều và áp dụng nó
được nhiều. Việc đọc để lấy số lượng chỉ làm bạn mất thời gian. Thay vì đọc nhiều
cuốn sách một lần, thì hãy đọc một cuốn sách nhiều lần.

3.3 Phương pháp đọc sách hiệu quả:

3.3.1 Mục đích đọc sách:


 Tìm hiểu một vấn đề, một khía cạnh nào đó của cuốn sách
 Thư giãn và giải trí
 Tìm hiểu và phát triển kỹ năng chuyên môn
 Tăng khả năng chú ý, tập trung
 Tạo cảm hứng và động lực
3.3.2 Đọc để học:
Một trong những kỹ năng học tập quan trọng là khả năng đọc. Đọc để học là một
quá trình bao gồm các kỹ thuật đặc biệt để giúp bạn hiểu và nhớ những gì bạn đọc. Các
bước cơ bản trong việc đọc thông tin là (1) xem trước, (2) đặt câu hỏi trong khi đọc và
(3) xem lại. Phương pháp này đôi khi được gọi là hệ thống P.Q.R.

31
Preview (Xem trước)

Những người đọc có kinh nghiệm có thể xem trước tài liệu trước khi họ bắt đầu
đọc. Xem trước có nghĩa là lướt các lựa chọn, tìm kiếm các điểm chính, khám phá
cách thức tổ chức tài liệu. Xem trước giống như đứng lại trước một món quần áo mới
và có ý tưởng về kiểu dáng và sự phù hợp của nó thay vì kiểm tra chặt chẽ từng nút,
chỉ, dây kéo và mảnh vải.

 Xem trước một cuốn sách: Để xem trước một cuốn sách, bạn nên nhìn
vào các trang ở phía trước. Đọc lướt qua lời nói đầu, đây là một bài luận
ngắn thường tóm tắt quan điểm của tác giả . Sau đó chuyển sang mục lục
và kiểm tra nó. Mục lục là một phác thảo về các ý chính của cuốn sách và
cách chúng liên quan đến nhau (xem trang vi). Cuối cùng, lướt qua các
trang để cảm nhận về nó.
 Xem trước một chương: Để xem trước một chương từ một văn bản, đọc
lướt nó trước tiên, nhìn vào các tiêu đề. Giống như mục lục, các tiêu đề
cung cấp phác thảo của tài liệu. Nhiều sách có các tính năng khác để giúp
bạn xem trước. Chúng có thể bao gồm một danh sách những gì bạn sẽ học
bằng cách đọc chương và tóm tắt chương. Đọc những điều này trước để có
ý tưởng về nội dung và tổ chức của chương.
 Xem trước một bài viết: Khi xem trước một bài viết, lướt bất kỳ tiêu đề
nào và xem biểu đồ, đồ thị hoặc hình minh họa. Những điều này thường
làm nổi bật những ý tưởng quan trọng trong bài viết. Nếu bài viết có tóm
tắt, hãy đọc nó. Nếu không, hãy đọc đoạn đầu tiên và đoạn cuối để hiểu ý
tưởng chung về nội dung của nó.
 Xem trước một trang web: Nhiều trang web có kích thước và độ phức
tạp tương tự như sách. Tuy nhiên, vì rất nhiều trang web bị ẩn "đằng sau"
trang bạn hiện đang xem, nên rất khó xem trước. Để xem trước một trang
web, hãy bắt đầu từ trang chủ.URL của trang chủ, hoặc địa chỉ trang web,
sẽ kết thúc với .edu, .com, .org , hoặc .net. Nếu có liên kết “ about Us”,
hãy nhấp vào đó để biết thông tin cơ bản về nhà tài trợ của trang. Quay lại
trang chủ, nhìn vào các liên kết chính đến các phần khác của trang web.
Các liên kết này thường đặt trong một biểu ngữ ở trên cùng hoặc trong

32
một danh sách ở được cùng hoặc ở bên cạnh trang chủ. Nếu trang chủ có
liên kết chỉ mục trang web hoặc hướng dẫn trang web, nhấp vào liên kết
đó để xem cách tổ chức thông tin trên trang web. Nếu không có hướng dẫn
trang web, bạn có thể nhấp vào từng liên kết chính trên trang chủ để xem
loại tài liệu nào được đặt ở đó.

Questions (Đặt câu hỏi)

Để hiểu những gì bạn đang đọc, bạn phải là một người đọc tích cực. Thực hiện
cách tiếp cận câu hỏi đối với tài liệu. Hãy tự hỏi bản thân:

 Tại sao tôi lại đọc cái này?


 Tài liệu này sẽ đáp ứng nhu cầu của tôi như thế nào?
 Tôi đã biết gì về chủ đề này?

Viết lại những câu hỏi để hỏi bản thân mình khi đọc.

Review (Xem lại)

Khi bạn đang học, đọc một cái gì đó một lần là không đủ. Bạn phải xem lại
những gì bạn đọc để sửa nó trong bộ nhớ dài hạn của bạn. Bạn làm điều này bằng cách
sử dụng ba quá trình: nhìn, nói và viết.

 Nhìn: xem tài liệu – đi qua các phần 1 lần nữa


 Nói: nói to câu trả lời cho câu hỏi của bạn
 Viết: trên một tờ giấy riêng, viết câu trả lời ngắn gọn cho các câu
hỏi mà bạn đã đặt ra
3.3.3 Nâng cao kỹ năng đọc hiểu:
Mở rộng vốn từ vựng: có 2 cách đó là học thuộc và đọc nhiều sách

3.4. Điều kiện tốt cho việc đọc lâu dài:

Môi trường học: Thoáng đãng, yên tĩnh, tắt điện thoại di động, máy tính hoặc
bất kỳ thiết bị nào có thể gây xao lạc.
Ánh sáng: ánh sáng thích hợp, cùng chiều với hướng nhìn.
Tư thế đọc: Thỏa mái và tự nhiên, ngồi thẳng lưng, đặt chân ở độ cao vừa phải,
giữ cho sách ngang tầm mắt.

33
4. TẠO GHI CHÚ.

Khi bạn đang học một môn học, điều quan trọng là ghi chú trong các buổi học và
đọc bài tập vì hai lý do. Đầu tiên, ghi chép buộc bạn phải là một người học tích
cực.Viết ra những sự kiện và ý tưởng quan trọng giúp bạn hiểu và ghi nhớ chúng. Thứ
hai, một bộ ghi chú tốt cung cấp cho bạn một bản tóm tắt ngắn gọn về tài nguyên có
giá trị nội dung khóa học khi bạn chuẩn bị cho một kỳ thi.

Bạn nên sử dụng một sổ tay xoắn ốc hoặc giấy note có dính được cho ghi chú của
bạn. Thiết lập các phần hoặc sổ ghi chép riêng cho mỗi khóa học. Khi bạn đến lớp, hãy
chắc chắn rằng bạn có cuốn sổ tay phù hợp và một vài cây bút bên mình. Nếu bạn
thích ghi chú trên máy tính xách tay, hãy chắc chắn rằng pin đã được sạc đầy. Mang
theo một cuốn sổ tay giấy. Bạn có thể cần vẽ phác thảo, tính phí. Thiết lập một mẫu tài
liệu ghi chú mà bạn có thể sử dụng trong tất cả các sơ đồ hoặc sơ đồ tư duy như một
phần của ghi chú của bạn.

Chọn một chỗ ngồi gần cửa của căn phòng để bạn có thể nhìn và nghe rõ. Bạn sẽ
thấy rằng việc ghi chú trong lớp sẽ dễ dàng hơn nếu bạn theo kịp bài tập đọc và đến
lớp chuẩn bị. Ghi chép tốt vào bài đọc của bạn ít khó khăn hơn so với ghi chú tốt
trong lớp học. Nếu bạn bỏ lỡ điều gì đó trong lớp, bạn không thể quay lại để điền vào.
Bạn phải đợi cho đến khi lớp học kết thúc và nhờ người hướng dẫn của bạn hoặc một
sinh viên khác giúp đỡ. Mặt khác, khi bạn bỏ lỡ điều gì đó trong một bài đọc, bạn có
thể đọc lại nó nhiều lần bởi vì bạn cần để hiểu nó. Một số kỹ thuật có thể giúp bạn tận
dụng tối đa việc ghi chú. Định dạng ghi chú của bạn, phác thảo và lập sơ đồ là các kỹ
thuật cơ bản. Ngoài ra, có những kỹ thuật đặc biệt bạn có thể sử dụng để xây dựng vốn
từ vựng của mình

4.1 Tầm quan trọng của Ghi Chú:

Tổ chức thông tin: Ghi chú giúp tổ chức thông tin một cách có cấu trúc, giúp bạn
dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin khi cần thiết.

Tăng cường hiểu biết và ghi nhớ: Việc viết ghi chú giúp bạn tương tác chặt chẽ
hơn với thông tin, giúp tăng cường khả năng hiểu và ghi nhớ.

34
Phát triển kỹ năng tổ chức và sáng tạo: Ghi chú là một cách để phát triển kỹ năng
tổ chức và sáng tạo của bạn khi bạn cố gắng tóm tắt và tái tổ chức thông tin một cách
logic.

Viết ra những sự kiện và ý tưởng quan trọng giúp bạn hiểu và ghi nhớ chúng.

Một bộ ghi chú tốt cung cấp cho bạn một bản tóm tắt ngắn gọn về tài nguyên có
giá trị nội dung khóa học khi bạn chuẩn bị cho một kì thi.

4.2 Một số kỹ thuật Ghi Chú:

Sử dụng định dạng cho ghi chú:


Định dạng hai cột với một cột hẹp và một cột rộng là thiết lập tốt nhất cho việc
ghi chú:
 Cột hẹp được sử dụng để nhớ lại các từ, quan trọng những từ cung cấp tín
hiệu cho các ý chính. Những điều này được điền vào khi bạn xem lại ghi
chú của mình, không phải khi bạn lần đầu tiên sử dụng chúng.
 Cột rộng được sử dụng cho các ý chính và sự kiện quan trọng.

Hình 6. Những ghi chú được thực hiện bằng cách sử dụng định dạng 2 cột và
phác thảo
35
Phác thảo và sơ đồ hóa:
Khi bạn ghi chú, bạn không nên viết từng từ mà người hướng dẫn nói hoặc sao
chép toàn bộ bài đọc .Thay vào đó, bạn nên viết những ý chính và các sự kiện quan
trọng.
Sử dụng các phương pháp sắp xếp ghi chú theo cấu trúc, bao gồm sắp xếp theo
chủ đề, thời gian hoặc mức độ quan trọng.
Sử dụng từ khóa và câu ngắn để tóm tắt thông tin một cách súc tích và dễ hiểu.
Sử dụng kỹ thuật như viết tắt, ký hiệu hoặc các biểu đồ tư duy để ghi lại thông tin
một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Kết hợp việc lắng nghe, hiểu và ghi chú thông tin trong quá trình học tập và làm
việc hàng ngày.
Sử dụng định dạng dàn bài sẽ giúp bạn loại bỏ những điều quan trọng vật liệu và
tổ chức nó cùng 1 lúc.
5. LÀM BÀI KIỂM TRA.

5.1 Học tập trước kỳ kiểm tra:

Rất nhiều sinh viên hay rơi vào tình trạng nguyên 1 kỳ không học tập hay chỉ học
cho có, rồi cứ như thế dồn hết tất cả kiến thức ôn tập lại vào 3-4 ngày trước kỳ thi.
Nhiều người nghĩ rằng việc nhồi nhét một đống kiến thức vào trước ngày thi vài ngày
như vậy sẽ làm cho họ cảm thấy nhớ bài và tự tin làm bài kiểm tra hơn, họ thậm chí
còn trở thành “Cú đêm” để nhét cho hết tất cả mọi thứ vào đầu ngay lập tức. Thật đáng
tiếc, cách học này thực sự không hề hiệu quả mà nó còn làm cho bộ não của mình mệt
mỏi, căng thẳng và không thể suy nghĩ, ghi nhớ bài tốt.

Chìa khóa để làm một bài kiểm tra thật tốt đó là thói quen học tập tốt, đó là sự
chuẩn bị của một quá trình chứ không phải ngày một, ngày hai. Chúng ta phải thay đổi
suy nghĩ “Học để hiểu” chứ không phải “Học để kiểm tra”.

Sinh viên sẽ chẳng cần phải trở thành “Cú đêm” nếu họ biết cách biến việc học
trở thành một công việc đều đặn hằng ngày. Chú tâm vào các bài giảng của thầy cô
trên lớp, ghi chú lại những điều quan trọng và hệ thống lại kiến thức của một buổi học
ngay khi về nhà, ôn tập lại bài và đọc giáo trình ở nhà trước buổi học ngày hôm sau.
Việc hiểu bài ngay sau mỗi buổi học và đến khi gần thi, chỉ cần duyệt lại kiến thức của

36
toàn bộ môn học mà bạn đã học. Đây mới chính là cách học để làm bài kiểm tra một
cách hiệu quả nhất. Sinh viên có thể áp dụng kỹ năng nhớ và phong cách học tập đã
thảo luận ở mục 2.1.2 và 2.2.1 để có thể học tập tốt nhất, chuẩn bị vững vàng kiến thức
để làm bài kiểm tra đạt được thành tích cao.

5.2 Sự chuẩn bị trước khi làm bài kiểm tra:

Nếu bạn đã có một quá trình học tập kỹ lưỡng thì bạn đã hoàn thành 90% sự
chuẩn bị cần thiết để làm kiểm tra. Nhưng đừng vội dừng lại, 10% còn lại cũng rất
quan trọng.

Trước mỗi kỳ thi chẳng hẳn ai cũng cảm thấy lo lắng, áp lực, lo lắng mình sẽ làm
bài không tốt, nghĩ rằng mình sẽ “tạch” bài thi,... Đừng lo, vì đây là những lo lắng mà
ai cũng mắc phải trước kỳ thi, có một số lo lắng nhất định là điều bình thường, thậm
chí nó còn làm cho mình có động lực để ôn tập chăm chỉ hơn. Tuy nhiên, nếu việc lo
lắng này quá mức, nó có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi,
không ôn tập hiệu quả, và có thể quên sạch kiến thức khi vào phòng thi. Nếu chúng ta
có khuynh hướng căng thẳng quá mức khi đến kỳ thi, việc đầu tiên cần làm đó là trấn
an bản thân, chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái, học tập ít lại, chỉ ôn tập lại nhẹ
nhàng. Tránh các thức uống như Cafe, nước tăng lực, coca cola vì các chất caffeine và
một số những khoáng chất khác trong các loại thức uống đó làm cho tim đập nhanh, đi
tiểu nhiều gây mất nước, mất ngủ, nhức đầu, gây hại cho não bộ và làm cho bản thân
cảm thấy căng thẳng hơn. Thay vào đó, chúng ta nên bổ sung các loại thực phẩm giàu
dinh dưỡng như ngũ cốc, trái cây, rau củ quả và đặc biệt là uống nhiều nước,... có thể
giúp não bộ bình tĩnh và tập trung tốt hơn.

Nếu cảm thấy kiến thức vẫn còn mông lung, bạn chỉ cần ôn tập nhẹ nhàng bằng
việc đọc lại những ghi chú của môn học,... sau đó đi ngủ thật sớm để tinh thần thoải
mái là cách hiệu quả nhất.

Sự chuẩn bị kỹ càng các dụng cụ học tập như bút, tẩy, máy tính,... cũng có thể
giúp tăng độ tự tin, đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị kỹ càng để bước vào phòng thi.

5.3 Cách làm bài kiểm tra hiệu quả:

37
Mỗi người đều có một cách học của riêng mình, cách làm bài hiệu quả mà họ
cảm thấy phù hợp với bản thân. Nếu bạn vẫn đang mông lung, cảm thấy không biết
mình nên làm bài kiểm tra như thế nào là hiệu quả nhất thì có thể tham khảo một số
gợi ý về các bước làm bài kiểm tra sau đây:

 Đọc sơ lược toàn bộ đề thi: đọc lướt qua nội dung để hình thành ý tưởng làm
bài, biết trước được sơ lược nội dung.
 Phân bổ thời gian hợp lý: biết cách đánh giá câu hỏi và phân chia thời gian
phù hợp với quỹ thời gian làm bài kiểm tra. Nên trả lời câu hỏi dễ trước - khó sau,
đừng quá dành nhiều thời gian cho câu dễ, bỏ quên những câu khó mà bản thân có thể
làm được. Đánh dấu bên cạnh những câu hỏi bạn cho là khó và quay lại trả lời sau.
Theo cách đó, các bạn sẽ có thể tiết kiệm được thời gian. Thường xuyên kiểm tra và
theo dõi đồng hồ vài phút một lần để đảm bảo rằng bạn không bỏ phí thời gian.
 Đảm bảo là bạn hiểu rõ câu hỏi: gạch chân các từ khóa và viết ra ý tưởng trả
lời câu hỏi. Nếu bạn cảm thấy câu hỏi không rõ ràng hay hợp lý, hãy hỏi giám thị để
nhận sự giúp đỡ.
 Tìm kiếm manh mối cho câu trả lời trong chính câu hỏi: ví dụ nếu bạn phân
vân giữa các đáp án trong dạng bài trắc nghiệm, hãy loại bỏ những phương án bạn cảm
thấy chắc chắn là sai, sau đó chọn từ 2-3 khả năng còn lại. Khi trả lời câu hỏi đúng sai,
câu trả lời xuất hiện từ “luôn luôn” hoặc “không bao giờ” thường là đáp án sai.
 Trình bày càng khoa học càng tốt: đặc biệt đối với các môn tự luận, một bài
kiểm tra được trình bày logic sẽ được ưu ái hơn so với những bài khác đấy. Nếu có sửa
chữa gì thì hãy gạch bỏ, rồi viết lại cho sạch sẽ.
 Kiểm tra lại bài thật kỹ: dành ra 5 phút cuối giờ để kiểm tra lại toàn bộ bài
thi, việc này đôi lúc sẽ giúp chúng ta tìm ra những lỗi sai không đáng có.
 Kiềm chế mong muốn ra khỏi phòng thi hay nộp sớm: đôi lúc chúng ta thấy
bạn bè ai cũng nộp bài và ra khỏi phòng thi, cảm giác này làm mình nôn nóng và vội
nộp bài mà chữa kiểm tra lại kỹ. Do đó, nếu còn thời gian hãy thật bình bĩnh kiểm tra
bài trước khi nộp, đôi khi thời gian ngắn đó chúng ta lại phát hiện được lỗi sai và kịp
thời sửa lại.

Trên đây là một số mẹo làm bài kiểm tra cơ bản mà bạn có thể tham khảo, ngoài
ra còn có rất nhiều mẹo hữu ích khác mà bạn có thể tìm hiểu, đọc thêm trên mạng,...

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh (Adam Khoo)
 Người Nam Châm (Jack Canfield)
 Tôi Tự Học (Nguyễn Duy Cần)
 Chương 3,4 TL1. Robert K.Throop and Marion B.Castellucci (2010),
Reaching your potential: personal and professional development , 4 th
edition,Wadsworth, Cengage Learning.
 Chương 5,6,7 TK1. Nguyễn Phi Vân (2018), Tôi, tương lai và thế giới,
NXB Thế giới 2018.

39

You might also like