You are on page 1of 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Phân tích bản chất của tâm lý người. Liên hệ thực tiễn trong cuộc sống hoặc
công tác chuyên môn.

Ngành: TÂM LÝ HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Nữ Bích Tuyền

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hiếu

MSSV: 2310260111 Lớp: 23TXTL01

Học phần: Tâm lý học đại cương

TP. Hồ Chí Minh, 2023

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................... 4

1. Đặt vấn đề (lí do chọn đề tài) ..................................................................... 4

2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5

3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5

CHƯƠNG 2. HỆ THẦN KINH, NÃO BỘ VÀ NGUỒN GỐC CỦA STRESS


........................................................................................................................... 6

2.1 Não bộ ...................................................................................................... 6


2.1.1 Sơ lược về não ....................................................................................... 6
2.1.2 Sự hình thành của não bộ ..................................................................... 6

2.2 Hệ thần kinh .......................................................................................... 10


2.2.1 Hệ thần kinh ........................................................................................ 10
2.2.2 Mạng thần kinh ................................................................................... 10
2.2.3. Các hệ thống đan xen nhau................................................................ 11
2.2.4. Một cấu trúc được thiết lập sẵn nhưng linh động dễ thay đổi. .......... 11

2.3 Các cơ chế vô thức - bộ não thực vật .................................................. 12

2.4 Định nghĩa và phân loại stress .............................................................. 13


2.4.1 Khái niệm chung ................................................................................. 13
2.4.2 Phân loại stress ................................................................................... 14

CHƯƠNG 3.CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CƠ CHẾ CỦA STRESS ..................... 17

3.1 Các giai đoạn của stress ........................................................................ 17

3.2 Cơ chế của stress ................................................................................... 18

CHƯƠNG 4. BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA STRESS ................ 22

4.1 Biểu hiện của stress ............................................................................... 22


4.1.1 Phản ứng về mặt cảm xúc .................................................................. 22
4.1.2 Những phản ứng của cơ thể ............................................................... 22
4.1.3. Phản ứng về mặt hành vi ................................................................... 24
4.2 Nguyên nhân .......................................................................................... 24
2
CHƯƠNG 5. HẬU QUẢ CỦA STRESS ....................................................... 27

5.1 Ảnh hưởng về mặt tâm lý ..................................................................... 27

5.2 Ảnh hưởng tới sức khỏe ........................................................................ 28


5.2.1 Ảnh hưởng tiêu cực của stress với bộ não .......................................... 29
5.2.2 Stress và hệ miễn dịch ......................................................................... 29

5.3. Stress và trí nhớ ....................................................................................... 30

CHƯƠNG 6. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ STRESS ................................. 32

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 35

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 Quá trình khép lại của tấm thần kinh..8
Hình 2. Cơ chế duy trì bệnh stress.....................................................................20

Hình 3. Cơ chế phát sinh stress..........................................................................21

4
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề (lí do chọn đề tài)
Lịch sử loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, ở mỗi
giai đoạn phát triển, con người đều phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn,
phức tạp nảy sinh trong cuộc sống, do đó con người đều có nguy cơ bị stress.
Nhiều nhà nghiên cứu về stress cho rằng xã hội càng phát triển, càng hiện đại thì
nguy cơ bị stress của con người ngày càng cao, đặc biệt trong xã hội mà chúng
ta đang sống ngày nay. Với sự phát triển của thời đại công nghiệp, bên cạnh việc
nó làm cho điều kiện sống của con người ngày càng tốt hơn thì mặt khác nó lại
làm phát sinh rất nhiều những hệ lụy tiêu cực, trở thành những tác nhân gây
stress cho con người nhiều hơn.
Khi xã hội có nhiều thay đổi, con người phải trải nghiệm nhiều sức ép nếu
bản thân không kiềm chế được thay đổi hoặc bị thay đổi áp đặt từ bên ngoài, một
khi cá nhân cảm thấy mất khả năng kiềm chế và mất khả năng đoán trước được
các sự kiện thì sẽ gây ra căng thẳng và khi những sự thay đổi diễn ra với tốc độ
quá nhanh cũng sẽ làm cho con người cảm thấy bối rối vì nó vượt quá năng lực
thích ứng của bản thân.
Tại hội nghị Y tế Quốc tế, New York, năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) định nghĩa về sức khỏe: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái
về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là chỉ không có bệnh hay tật”.
Từ định nghĩa về sức khỏe cho thấy rằng từ những thập kỉ 40 của thế kỉ 20 sức
khỏe tâm thần đã được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá có vai trò rất quan trọng,
ngang hàng với sức khỏe thể chất và sức khỏe xã hội. Thực tế cho thấy sức khoẻ
tâm thần có mối liên quan mật thiết với tâm lý xã hội và sức khỏe thể chất,
không có bất kì biến cố bất lợi nào trong xã hội mà không ảnh hưởng đến tâm lý,
và cũng không có bất kì bệnh lý cơ thể nào lại không ảnh hưởng đến tâm lý.
Theo Liên hợp quốc, ước tính khoảng 25% dân số thế giới bị gánh nặng
về sứckhoẻ tâm thần, là một trong ba lý do chính làm tăng gánh nặng kinh tế ở
các nước trên thế giới.

5
Vấn đề sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam không nằm ngoài tình hình chung
của toàn cầu. Kết quả điều tra quốc gia năm 1999-2000 cho thấy tỉ lệ mắc 10
bệnh tâm thần phổ biến là 15%, trong đó có trầm cảm và lo âu. Nghiên cứu của
Trường Đại học Y tế công cộng về “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt
Nam 2008” cho kết quả nhóm bệnh chấn thương, tâm thần kinh và bệnh tim
mạch là nguyên nhân hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Hậu quả
của rối loạn tâm thần không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mỗi cá nhân mà
còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn xã hội.
Stress là vấn đề của con người ở mọi thời đại và dường như đó là một
phần tất yếu không thể tránh được trong cuộc sống của mỗi người. Stress có thể
xảy ra với bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi ngành nghề khác nhau, không
chỉ trên thế giới, mà ở nước ta số người bị stress cũng khá cao. Vì những lý do
này, em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Stress” nhằm tổng hợp thông tin, tìm hiểu
nguyên nhân, hậu quả của stress và đưa ra đề xuất, kiến nghị về cách ứng phó
với vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi đứng trước những tác nhân gây stress nếu mỗi người được trang bị
những kĩ năng ứng phó và giải tỏa stress thì stress sẽ không phải là mối đe dọa to
lớn nhưng ngược lại nếu không có sự hiểu biết về stress, không có đủ khả năng
để tự mình ứng phó với stress mà lại không nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài thì
khi đó stress sẽ là một mối đe dọa cho đời sống của mỗi người. Vậy nên tiểu
luận này đưa ra những thông tin chung nhất về vấn đề stress để mọi người có thể
hiểu và nâng cao chất lượng đời sống tâm lý, tinh thần cho bản thân.
3. Phương pháp nghiên cứu
Do thời gian và khả năng có hạn nên trong bài tiểu luận này em chỉ dùng
phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và nghiên cứu các tài liệu, bài viết, công
trình nghiên cứu về stress để xây dựng tiểu luận này.

6
CHƯƠNG 2. Hệ thần kinh, não bộ và nguồn gốc của stress
2.1 Não bộ
2.1.1 Sơ lược về não
Quá trình phát triển của hệ thần kinh, đặc biệt là của bán cầu đại não là
một quá trình tiến hoá lâu dài. Chiều hướng phát triển của hệ thần kinh theo quy
luật chung của quá trình tiến hoá, về mặt cấu tạo nguy càng phân hoá và về mặt
chức năng ngày càng chuyên hoá.
Về phương thức cấu tạo, hệ thần kinh của động vật có xương sống gồm có
hai phần là phần thần kinh trung ương và phần thần kinh ngoại biên. Ở động vật
có dây sống phần thần kinh trung ương tồn tại ở dạng ống thần kinh. Sau đó,
phần đầu của ống thần kinh phát triển mạnh và phình to ra tạo thành nào nằm
trong hộp sọ, còn phần sau tạo thành tuỷ sống (medulla spinalis) nằm trong cột
xương sống.
Não là một cơ quan vô cùng phức tạp. Não là trung tâm điều khiển của hệ
thần kinh trung ương, chịu trách nhiệm điều khiển hành vi. Ở hầu hết các loài
động vật, não được đặt trên đầu, được bảo vệ bởi hộp sọ, và gần với các giác
quan chính như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, và cơ quan cảm giác về
thăng bằng (equilibrioception).
Đa số các bộ não đều thể hiện sự khác biệt giữa chất xám và chất trắng.
Chất xám chủ yếu gồm các thân tế bào thần kinh. Trong khi đó trong chất trắng
của não thì đa số là các sợi liên kết các tế bào thần kinh. Những sợi thần kinh
được tách ly bằng chất Myelin do tế bào Oligodendroglia tạo ra. Màu trắng đặc
trưng trong chất trắng của não do màu trắng của chất Myelin mà ra.

2.1.2 Sự hình thành của não bộ


Hệ thần kinh trung ương được hình thành rất nhanh ngay khi còn trong
phôi người vì nó phải kiểm soát các hoạt động trọng yếu sau này. Sự hình thành
não bộ và tủy sống bắt đầu vào ngày thứ 19 sau khi thụ thai, và từ trong tấm thần

7
kinh ban đầu sẽ dần xuất hiện toàn bộ những hoạt động thần kinh của bào thai
như suy nghĩ, cảm xúc, hành động và giấc mơ.
Về hình dạng thì não bộ của phôi thai xuất hiện khá nhanh. Đến khoảng
25 ngày sau khi thụ thai thì tấm tầm kinh đã gấp lại và tạo thành một bề mặt
rãnh, và sau đó thì hai phần mép sẽ ghép lại và tạo thành một đường ống chạy
dọc theo chiều dài của phôi thai lúc này được 2 milimet. Đến ngày thứ 26, ống
thần kinh sẽ đóng lại, bắt đầu từ ở giữa và trước tiên sẽ đóng hoàn toàn ở phần
đầu vào ngày thứ 24, và sau đó đóng hết ở phần đuôi. Ống thần kinh đóng kín
này khi đó sẽ lớn hơn ở phần đỉnh, nơi bộ não sẽ xuất hiện. Phần còn lại của
ổng, hẹp dần về phía cuối, sẽ dần trở thành tuỷ sống. Sự biến hình từ ống thần
kinh thành tuy sống khá rõ ràng: các thành ống đặc lại và sau đó chia ra làm bốn
khu vực chính, bao gồm một khu vực giác quan và một khu vực vận động ở cả
bên trái và bên phải. Nhưng sự biến hình ở phần trên của ống thần kinh thì khá
phức tạp. Đầu tiên, phần đầu ống sẽ nở to ra thành ba khu vực: não trước, não
giữa và não sau, mỗi phần cách nhau bởi một vết rõ rệt, nên là nhìn vào giống
như một con sâu đang khó ở, bị nén lại ở phần đầu vốn đang phát triển nhanh.
Cả ba phần não này sẽ hoàn thiện vào 4 tuần sau khi thụ thai.
Đến tuần thứ năm, ba phần của não bộ thai nhi đã lớn lên và tiếp tục phân
chia thành năm khu vực. Khu vực ở phía trước hết, gọi là đoan não
(telencephalon), bắt đầu phân chia thành hai bán cầu trái phải. Đến tuần thứ sáu,
thì các khu vực này bắt đầu phân tách thành các bộ phận chính của não bộ, xuất
hiện các trạng thái ban đầu của tủy, tiểu não, đồi thị, hạch nền, hệ viền limbic và
đại não. Cũng đến thời điểm này thì 12 dây thần kinh sọ (cranial nerve) cũng bắt
đầu xuất hiện, có chức năng dẫn truyền thần kinh giữa não và mắt, tai, mũi,
miệng, mặt, và các bộ phận khác trên cơ thể, tuy nhiên lúc này thì các dây thần
kinh sọ vẫn chưa được kết nối với các bộ phận trên.

8
Hình 1 Quá trình khép lại của tấm thần kinh
Nguồn:tìm kiếm hình ảnh từ Google

Chính bộ não siêu phức tạp của chúng ta khiến loài người khác biệt so với
các loài linh trưởng còn lại, và vì thế mất nhiều thời gian hơn mới bắt đầu xuất
hiện trong giai đoạn bào thai, so với hệ hô hấp hay hệ tiêu hoá. Điều này cũng
giải thích được sự phát triển theo từng vùng của hệ thần kinh—tức là những
trung khu thần kinh kiểm soát các chức năng cơ bản như thở và ăn sẽ hoàn thiện
sớm hơn các vùng chức năng phức tạp hơn như ngôn ngữ và tư duy. Khi bắt đầu
giai đoạn thai nhi (từ tuần thứ 9), thì não bộ vẫn còn ở hình dạng cơ bản, trong
khi tuỷ sống đã hoàn thiện và bắt đầu hoạt động. Tuỷ sống sơ khai kiểm soát
những cử động đầu tiên của thai nhi, như đầu và các chi cũng như các phản xạ
đơn giản.
Từ tuần thứ 13, não bộ đã có vùng đồi thị khá rõ, nằm phía sau hai bán

9
cầu còn rất nhỏ. Ở dưới đồi thị là tiểu não, rất nổi bật ở phía sau và phía dưới
não, ngay phía trên tuỷ sống, và đã bắt đầu hình thành các lá folia—là những
đường rãnh rõ rệt nhìn giống như hoạ tiết bông hoa. Sau ba tháng đầu tiên thì
não sau và não giữa đã khá hoàn thiện, nhưng đại não—phần kiểm soát đa phần
các khả năng đặc trưng của con người—lại vẫn chưa có khác biệt nhiều. Trong
vài tuần tiếp theo, hai bán cầu sẽ tăng trưởng vượt bậc, dày hơn và lớn hớn lên
phía đỉnh đầu. Khi hai bán cầu phát triển, thì chiếc cầu kết nối giữa chúng—tức
thể chai (corpus callosum)—bắt đầu hình thành. Hai bán cầu này cũng phát triển
ra phía sau đầu, và bao phủ lên đồi thị, và đồi thị sau cùng sẽ bị che dấu ở sâu
bên dưới hai bán cầu này.
Đến tuần 24, đại não chưa hoạt động được, thể hiện ở bề mặt còn nhẵn
nhụi; mới chỉ có những nếp nhăn chính (sulci/sulcus) rất đặc trưng ở não người
lớn. Các rãnh não này cho phép bộ não đang tăng trưởng tự xếp cuộn lại, vừa gia
tăng diện tích bề mặt, đồng thời có thể vừa trong hộp sọ. Những vùng được nâng
cao ở giữa các nếp nhăn được gọi là đường gấp nếp (gyri/ gyrus), và chính
những vùng chất xám này là nơi diễn ra các hoạt động phức tạp nhất của não bộ.
Rãnh não có ba kích thước: lớn, trung và nhỏ. Các rãnh lớn, như rãnh não
chia cách giữa thuỳ trán và thuỳ đỉnh, thì người nào cũng có. Các rãnh trung thì
đa dạng hơn, còn các rãnh nhỏ thì khác nhau rất nhiều ở mỗi người, tức là các
rãnh này không phải do gen quyết định. Rãnh não lớn bắt đầu xuất hiện trên bề
mặt hai bán cầu não sau tuần thứ 20, và sẽ hoàn thiện vào tuần thứ 7 . Các rãnh
nhỏ thì đến tháng cuối của thai kì hoặc đến khi trẻ một tuổi mới bắt đầu xuất
hiện.
Đại não xử lí thông tin nằm trong các cột nơ-ron vuông góc với bề mặt đại
não, mỗi cột có chứa hàng ngàn tế bào đóng vai trò đơn vị xử lí từ xa, như một
con chíp trên bo mạch máy tính. Diện tích đại não càng lớn thì càng chứa được
nhiều đơn vị xử lí. So sánh giữa các loài với nhau, như là chuột với mèo, khỉ với
người, thì ta thấy rằng đại não không chỉ đơn thuần là lớn hơn so với các phần
não khác, mà còn có nhiều các nếp cuộn sâu hơn, nhờ đó số lượng chip não tăng
10
lên nhiều lần. Tương tự sự khác biệt giữa các loài này, thì số lượng và độ sâu các
cuộn trong đại não thai nhi cũng tăng lên rất nhiều, bắt đầu từ cuối thai kỳ

cho đến một năm đầu đời.


Vì thế, vào lúc trước khi chào đời thì đại não của bé đã có được một vài đơn
vị xử lí rồi. Sự phát triển của não bộ, đặc biệt là đại não, chưa thể hoàn tất trong
chín tháng nằm trong bụng mẹ. Não sẽ hoàn thiện rất nhiều trong một năm đầu
đời, và cũng sẽ tăng trưởng gấp 3 lần, từ chỉ bằng 1/4 lên đến bằng 3/4 kích
thước não người lớn. Nhìn về mặt chức năng thì tăng trưởng não sau sinh cũng
phức tạp như quá trình phát triển trong thai kỳ. Nhưng khác biệt là sau sinh thì
các thay đổi kết cấu ở não là rất nhỏ, nhưng bên dưới đó là hàng tỉ tế bào não
đang tăng trưởng ngoạn mục.

2.2 Hệ thần kinh


2.2.1 Hệ thần kinh
Hệ thần kinh là một hệ quan trọng trên cơ thể người: nó không chỉ đảm
bảo hoạt động của toàn bộ cơ thể mà còn có khả năng giao tiếp với thế giới bên
ngoài. Khả năng giao tiếp này cho thấy cơ thể người đồng thời vừa khác biệt vừa
đồng nhất với môi trường của nó.
Hệ thần kinh tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
và biển những kích thích này thành một tín hiệu thần kinh truyền dọc theo các
dãy thần kinh đi đến trung tâm xử lý là bộ nào. Những tin liện khác nhau được
truyền vào nào nhằm tạo một phản ứng và phản ứng này được chuyển đến các cơ
quan địch” (cơ quan hoạt động khi nhận được tín hiệu khởi động) là phải tìm các
tuyến, các cơ.....
2.2.2 Mạng thần kinh
Dây thần kinh hợp thành từ toàn bộ những phân kéo dài của các noron là
những tế bào có hình dung của những con bạch tuộc đặc trưng cho họ thần kinh
Luồng thần kinh truyền đi trong những phần kéo dài đó.

11
Mỗi một phần kéo dài tạo thành một sơn thần kinh, dù phần kéo dài đó
nằm hay không nằm trong bao myelin là vỏ bọc giữ vai trò làm gia tăng tốc độ
truyền tín hiệu, các sợi thần kinh kết hợp lại với nhau bởi một bao “liên kết” là
một bao hình thành từ các tế bào nằm trong một chất đệm giàu collagen. Chính
sự kết hợp các bó sợi thần kinh với nhau đã tạo ra dây thần kinh. Các tế bào thần
kinh riêng biệt và các dây thần kinh hình thành một mạng lưới tổ chức theo thứ
bậc, ở đó có hai hệ là hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên...
Hệ thần kinh trung ương bao gồm tủy sống và não bộ. Não bộ bao gồm
đại não, tiểu não và thân não. Thân não là tổ chức nối đại não với tủy sống.
Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh phát sinh từ thân
não và từ tủy sống. Dây thần kinh phát sinh từ thân não, gọi là “dây thần kinh
sọ”. phân bố thần kinh tới mặt. Dây thần kinh phát sinh từ tủy sống, gọi là
“dây thần kinh cột sống” nối tới toàn bộ cơ thể.

2.2.3. Các hệ thống đan xen nhau


Ngoài cách phân nhỏ thành hai hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, còn
có một cách phân chia hệ thần kinh khác mang tính thiết thực hơn. Một phần của
hệ thần kinh điều khiển có chủ ý các cơ và tiếp nhận các tín hiệu từ các tế bào
cảm giác (ví dụ như tế bào xúc giác ở da), gọi là hệ thần kinh cơ thể. Phần kia
của hệ thần kinh đảm trách điều tiết các chức năng trọng yếu bên trong cơ thể
như tiêu hóa, hô hấp, sản xuất hormone... gọi là hệ thần kinh thực vật. Việc điều
tiết này được tiến hành một cách không chủ ý và vô thức nhờ vào sự liên tục
cạnh tranh giữa hai phản của hệ thực vật là hệ giao cảm — là toàn bộ những dây
thần kinh “kích thích” chuẩn bị cho hoạt động thể chất và trí tuệ của cơ thể - và
hệ đối giao cảm — mà vai trò thứ phát là làm chủ các hoạt động này.

2.2.4. Một cấu trúc được thiết lập sẵn nhưng linh động dễ thay đổi.
Mạng nơron hình thành theo mô hình cơ bản mang tính di truyền. Tất cả
mọi người nói chung đều có cùng mạng nơron cùng những đường dẫn truyền
12
thông tin, cùng loại nơron tại những vùng giống nhau trong não. Những mô hình
cơ bản này hình thành từ sự tương tác với môi trường chung quanh và quá trình
tương tác này kích thích và củng cố một số đường dẫn truyền của noron nhằm
xử lý thông tin, còn những đường dẫn truyền không được sử dụng thì sẽ từ từ
biến mất. Các xung (nhìn, nghe một ngôn ngữ, khẩu vị,…) được thể hiện qua
hiện tượng sợi nhánh mọc và kéo dài ra, đôi khi qua sự phát triển của các nơron
hay những tế bào hình sao bao quanh chúng. Khi ta còn nhỏ, mỗi một vùng não
của ta đều trải qua thời kỳ rất để thay đổi đó là thời kỳ mà não rất chi nhạy cảm
với những kích thích đến từ bên ngoài. Nếu một con chuột nhỏ bị bịt một mắt
ngay từ khi nó vừa ra đời thì những thần kinh nối con mắt đó với vỏ não thị giác
sẽ bị hư mãi mãi. Cũng thế, một em bé nếu không được học nói từ khi sinh ra
cho tới khi trưởng thành thì sẽ bị câm không nói được nữa

2.3 Các cơ chế vô thức - bộ não thực vật


Hệ thần kinh thực vật, còn gọi là hệ tự chủ, là một hệ thống kiểm soát mọi
hoạt động không chủ ý và vô thức của cơ thể. Trái với hệ vận động (chi phối mọi
vận động của cơ thể), hệ thần kinh thực vật hoạt động một cách phân tán, chậm
chạp và phức tạp. Hệ này phân bố thần kinh đến tim, đến các cơ của thành mạch
máu, cơ của ống tiêu hóa và phổi, và các tuyến thể trong nội mạch. Nó tác động
lên nhịp tim, hệ tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ hô hấp và hệ nội tiết.
Vùng hạ đồi của não đảm nhiệm điều tiết và điều phối toàn bộ các chức năng
của hệ thần kinh thực vật. Tổ chức này chịu trách nhiệm giữ cho nào ổn định với
các điều kiện bên trong cơ thể như nhiệt độ, thành phần máu và dung lượng
máu... Để làm được điều này, vùng hạ đồi phải nhờ đến một hệ thống sợi thần
kinh cảm giác để điều hành các cơ quan. Nó tác động vào các điều kiện bên
trong và bên ngoài cơ thể nhờ hai nhóm sợi thần kinh được gọi là hệ thần kinh
giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm. Mỗi nhóm sợi thần kinh đi theo một
đường khác nhau nhưng đến cùng một đích là các cơ quan nội tạng

13
Hệ giao cảm có chứa noradrenalin và adrenalin. Để giúp cơ thể chống
stress tốt hơn, hệ giao cảm làm gia tăng nhịp tim, kích thích tuần hoàn máu và
làm tiết mô hôi, dựng lông tóc. Hệ đối giao cảm ngược lại giúp cơ thể nghỉ ngơi
bằng cách làm giảm nhịp tim, kích thích tiêu hóa, và hoạt động trong khi đang
ngủ. Chất dẫn truyền thần kinh của hệ đối giao cảm là acetylcholine. Ngoài ra,
vùng hạ đồi cũng đóng vai trò quan trọng trong tổ chức sắp xếp thời gian. Các tế
bào thần kinh của vùng hạ đồi hoạt động giống như những chiếc đồng hồ, chúng
gửi các tín hiệu cụ thể vào những thời điểm cụ thể trong ngày. Vùng này còn cho
phép điều hòa lượng Hormone, nhiệt độ cơ thể và tất cả những đặc trưng trung
thay đổi trong ngày.

2.4 Định nghĩa và phân loại stress


2.4.1 Khái niệm chung
Do không có từ tương thích trong tiếng Việt nên thuật ngữ stress được sử
dụng theo từ gốc nước ngoài.
Lúc đầu thuật ngữ stress được sử dụng trong vật lí học, để chỉ sức nén mà
một loại vật liệu phải chịu đựng. Đến năm 1914, Walter Cannon đã sử dụng
thuật ngữ này trong sinh lí học, để chỉ các stress cảm xúc. Năm 1935, ông đi sâu
nghiên cứu sự cân bằng nội môi ở những động vật có vú khi chúng lâm vào các
tình huống khó khăn, như khi gặp phải sự thay đổi về nhiệt độ. Ông cũng mô tả
các nhân tố cảm xúc trong quá trình phát sinh, phát triển một số bệnh và xác
định vai trò của hệ thần kinh khi cơ thể đối phó với các tình huống khẩn cấp.
Trong y học, từ lâu người ta đã đặt vấn đề là tại sao một số người mắc các
bệnh khác nhau lại có những triệu chứng giống nhau. Nhiều tác giả đã mô tả các
triệu chứng loét dạ dày, ruột ở những người bị bỏng ngoài da (Svon, 1823;
Kerling, 1842) và ở những người bệnh sau một phẫu thuật lớn bị nhiễm trùng
(Billrot). Viện Pastuer Rom và viện Yersen đã mô tả tuyến thượng thận của
chuột lang bị tăng trưởng và xuất huyết khi bị nhiễm bệnh bạch hầu…

14
Trong thực tế, stress là thuật ngữ đôi khi dùng để chỉ một nguyên nhân,
một tác nhân gây ra phản ứng stress (như tiếng ồn của thành phố, cái nắng nóng
của sa mạc, bệnh tật, sự thay đổi chỗ ở, việc làm…), hoặc đôi khi dùng để chỉ
hậu quả của những tác nhân gây kích thích mạnh (như sự hốt hoảng khi gặp
thiên tai nặng nề; sự cô quạnh khi sống lâu ngoài đại dương; sự căng thẳng khi
gặp những khó khăn trong công việc…). Những yếu tố đóng vai trò nguyên nhân
gây ra stress thường được gọi là các yếu tố gây stress hoặc các stressor. Do vậy
không nên nhầm lẫn giữa stress (trạng thái tâm-sinh lí bên trong) với các tác
nhân gây stress (các yếu tố bên ngoài).
Trong điều kiện bình thường, stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm
lívà sinh lí. Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích ứng, tạo ra một cân
bằng mới cho cơ thể sau khi chịu những tác động của môi trường. Nói cách
khác, phản ứng stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi.
Nếu đáp ứng của cá nhân với các yếu tố gây stress không đầy đủ, không
thích hợp và cơ thể không tạo ra được một cân bằng mới, thì những chức năng
của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lí cơ thể, tâm lí, hành vi
sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra những stress bệnh lí cấp tính hoặc kéo dài.
Nhiều người cho rằng, stress là một chứng bệnh gắn liền với nền văn minh
hiện đại, bị chi phối bởi sự cạnh tranh và những mối nguy hại.

2.4.2 Phân loại stress


Xét về tác nhân gây stress, có thể chia thành 2 loại chính:
– Stress sinh lý: là toàn bộ những biến đổi về sinh lý, trạng thái sinh
lý của cơ thể nhằm đáp lại tác nhân gây stress, ví dụ những biến đổi về nhịp
tim, nhịp thở, các thay đổi về nội tiết…
– Stress tâm lý: trạng thái tâm lý xuất hiện nhằm đáp ứng với tác
nhân gây stress. Ví dụ: những thay đổi về trí nhớ, tập trung chú ý, các phản
ứng cảm xúc…

15
Lẽ đương nhiên bất kì một hiện tượng tâm lý nào cũng đều xuất hiện trên
cơ sở các quá trình sinh lý. Chính vì vậy stress tâm lý không thể tách rời với
stress sinh lý.
Dưới góc độ Tâm lý học, stress tâm lý là một trạng thái đặc biệt của cảm
xúc. Trong trường hợp stress kéo dài, cường độ thấp, nó có thể được xem như là
một trong những biểu hiện của tâm trạng. Ngược lại, nếu stress diễn ra đột ngột,
trong một khoảng thời gian ngắn thì nó lại là sự thể hiện của xúc động.
Theo Tâm lý học có thể chia stress thành năm loại chính: Stress tích cực
(Eustress), Stress tiêu cực (Distress), Stress cấp tính (Acute Stress) , Hyperstress,
Hypostress.
 Stress tích cực (Eustress)
Đây là một trong những loại stress hữu ích. Nó xuất hiện ngay sau khi bạn
có nhu cầu cần sử dụng đến sức lực thể chất của mình. Eustress chuẩn bị cơ bắp,
tăng nhịp đập tim và sự tập trung tâm trí vào bất cứ tình huống mà bạn cần phải
sử dụng sức mạnh cơ bắp.
Eustress cũng có thể sử dụng trong những nỗ lực sáng tạo. Khi một người
cần có thêm những năng lượng để sáng tạo, Eustress giúp cho họ có được những
sự kích thích/ hưng phấn cần thiết. Một vận động viên sẽ trải nghiệm một sức
mạnh đến từ eustress ngay sau khi họ chơi một cuộc đấu lớn hoặc một trận đấu
lớn. Do eustress, họ có thể có được ngay lập tức sức mạnh mà họ cần để thi đấu.
Trong thế giới tự nhiên, các loài động vật có một cơ chế phản ứng được
gọi là “chiến hay biến”. Khi phải đối đầu với kẻ săn mồi hoặc một mối nguy
hiểm, các loài động vật sẽ phải quyết định bỏ chạy hay chống trả. Tương tự như
ở động vật, khi đối mặt với nguy hiểm và thác thức cơ thể con người cũng sẽ trải
nghiệm eustress. Eustress chuẩn bị cho cơ thể những năng lượng cần thiết để
đánh hoặc là chạy chống khỏi mối nguy hiểm. Loại stress này sẽ giúp lượng máu
dồn đến các cơ bắp để làm các cơ bắp cứng lên, nó cũng làm tăng nhịp tim và
huyết áp trong máu. Nếu sự kiện hay mối nguy hiểm qua đi, cơ thể sẽ trở lại
trạng thái bình thường.
16
 Stress tiêu cực (Distress)
Nỗi buồn khổ là một trong những loại stress tiêu cực. Nó là một trong
những loại stress mà tâm trí và cơ thể phải chịu đựng khi những thói quen thông
thường phải thay đổi và điều chỉnh. Tâm trí chưa thích nghi và thoải mái với sự
thay đổi này, nó vẫn có xu hướng quay lại thói quen cũ. Có hai loại distress là
cấp diễn và trường diễn.

 Stress cấp tính (Acute Stress)


Stress cấp diễn: là một loại stress xuất hiện ngay sau khi có sự thay đổi về
thói quen. Nó là một loại stress mạnh mẽ, nhưng nó diễn ra rất nhanh. Stress cấp
tính tạo ra những cảm giác không thoải mái và bất định. Triệu chứng của stress
loại stress này thường là: đau đầu, đau lưng, đau bụng, tim đập nhanh, đau cơ
hoặch đau mình.

 Stress trường diễn (Chronic Stress)


Stress trường diễn xuất hiện khi có một sự thay đổi kéo dài trong khi cơ
thể chưa thích ứng được. Kiểu stress này thường xuất hiện khi chúng ta đi du
lịch quá dài (trên 6 tháng qua nhiều nơi) hoặc ai đó liên tục thay đổi công việc
hoặc chuyển nhà.
Triệu chứng của stress này gồm có: đau đầu hoặc căng thẳng kéo dài,
huyết áp cao, đau nửa đầu, đau ngực và đau tim.

 Hyperstress
Hyperstress là loại stress tiêu cực xuất hiện khi một người chịu áp lực quá
lớn so với khả năng đảm nhận hay chịu đựng của họ. Một người làm kinh doanh
trên thị trường phố Wall hay một công việc quá nặng nhọc, lao động quá giờ liên
tục sẽ gây ra cho người làm gặp phải loại stress này.
Một người trải nghiệm hyperstress sẽ thường phản ứng với một sự kiện
không căng thẳng lắm với một cảm xúc thái quá. Đây là loại stress rất cần nhận
biết vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng về cảm xúc cũng như thể
chất.

17
 Hypostress
Hypostress là loại stress đối ngược với với hyperstress. Hypostress xuất
hiện khi cá nhân cảm thấy rất chán nản và nhàm chán hoặc không có thử thách
gì trong cuộc sống. Nếu bạn cùng một việc hàng ngày, tại cùng một nơi, luôn
gặp những người cũ, làm mãi một công việc không thay đổi, những nhiệm vụ
được lặp đi lặp lại, bạn sẽ gặp phải loại stress này. Ảnh hưởng của loại này là

cảm giác nhàm chán và đơn điệu cũng như thiếu động lực làm việc.

CHƯƠNG 3.
Các giai đoạn và cơ chế của stress
3.1 Các giai đoạn của stress
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng stress có thể rất khác nhau,
nhưng phản ứng của cơ thể đối với chúng thì đều giống nhau. Tất cả các
phản ứng này đều diễn ra theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: con người cảm thấy có khó khăn.
- Giai đoạn hai: con người thích nghi với những khó khăn.
- Giai đoạn ba: giai đoạn cuối cùng, con người không chịu đựng được
nữa.
Ba giai đoạn này giống như một qui luật chung điều hòa hành vi của
mọi sinh vật khi bị rơi vào những điều kiện đặc biệt căng thẳng và giống như
tiến trình của một phản ứng thích nghi không đặc hiệu của cơ thể đối với
những tác động mạnh mẽ, đột ngột khác nhau của môi trường.
Theo Hans Selye (nhà nghiên cứu người Canada), phản ứng stress được
chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn báo động, giai đoạn thích nghi và giai đoạn
suy kiệt.

 Giai đoạn báo động:


Giai đoạn này được biểu hiện bằng những biến đổi đặc trưng của chủ thể
khi tiếp xúc với các yếu tố gây stress. Những biến đổi này là:

18
Các hoạt động tâm lí được kích thích, đặc biệt là tăng cường quá trình tập
trung chú ý, ghi nhớ và tư duy...
Các phản ứng chức năng sinh lí của cơ thể được triển khai như tăng
huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và tăng trương lực cơ bắp...
Những thay đổi tâm lí - sinh lí - hành vi đã giúp con người đánh giá các
tình huống stress và bước đầu đề ra chiến lược đáp ứng trước các tình huống đó.
Giai đoạn báo động có thể diễn ra rất nhanh (vài phút) hoặc kéo dài vài
giờ, vài ngày... Chủ thể có thể chết trong giai đoạn này, nếu yếu tố gây stress
quá mạnh, tình huống stress quá phức tạp. Nếu tồn tại được thì các phản ứng
ban đầu chuyển sang giai đoạn ổn định (hay còn gọi là giai đoạn thích nghi).
• Giai đoạn thích nghi:
Trong giai đoạn này, mọi cơ chế thích ứng được động viên để cơ thể
chống đỡ và điều hòa các rối loạn ban đầu. Sức đề kháng của cơ thể tăng lên,
con người có thể làm chủ được tình huống stress, lập lại các trạng thái cân bằng
nội môi (homeostase) và tạo ra sự cân bằng mới với môi trường. Giai đoạn
này còn được gọi là giai đoạn chống đỡ.
Trong một tình huống stress bình thường, chủ thể đáp ứng lại bằng hai
giai đoạn báo động và chống đỡ.
Nếu giai đoạn chống đỡ tiến triển tốt thì các chức năng tâm, sinh lí cơ
thể được phục hồi. Nếu khả năng thích ứng của cơ thể mất dần, thì quá trình
phục hồi không xảy ra và chuyển sang giai đoạn suy kiệt.

• Giai đoạn suy kiệt:


Phản ứng stress trở thành bệnh lí khi tình huống stress hoặc quá bất
ngờ, dữ dội, hoặc ngược lại, quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt quá khả
năng dàn xếp của chủ thể.
Trong giai đoạn suy kiệt, các biến đổi tâm lí, sinh lí và hành vi của giai
đoạn báo động xuất hiện trở lại, hoặc là cấp tính và tạm thời, hoặc là nhẹ
hơn nhưng kéo dài.

19
3.2 Cơ chế của stress
Mỗi loại tâm bệnh cụ thể có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng các chuyên
gia trong lĩng vực trị liệu tâm lý có thể khái quát hoá thành một số cơ chế phát
bệnh và duy trì trạng thái tâm bệnh như sau:
Các tình huống, các sự kiện trong cuộc sống thường tích tụ stress ở mỗi cá
nhân và có xu hướng thực thể hóa thành bệnh lý Những sự kiện kích thích gây
stress, một khi vượt quá khả năng ứng phó của thân chủ hoặc được thân chủ
nhận diện, khẳng dịnh như là ‘‘sự đe dọa” sẽ gây ra những tình cảm tiêu cực: lo
âu sợ hãi, buồn chán…Những cảm giác khó chịu này nếu kéo dài sẽ làm đảo lộn
các chức năng hoạt động bình thường của thân chủ, do đó buộc thân chủ phải
tăng cường sự chú ý đến thân thể, trở nên quá cảnh giác và quá nhạy cảm với
những vấn đề sinh lý của cơ thể mà lẽ ra lúc bình thường họ luôn bỏ qua. Họ có
nhu cầu kiểm tra hành vi luôn luôn và tìm kiếm sự an toàn này giúp đỡ từ các
chuyên gia y học. Khi họ càng bận tâm với những thay đổi của cơ thể, họ càng
cảm thấy có nhiều những những ‘‘phản ứng bất thường của cơ thể’’. Điều này có
thể được thân chủ tập hợp rồi suy diễn, tưởng tượng thành những dấu hiệu hay
triệu chứng của một căn bệnh trầm trọng. Do váy, càng làm thân chủ cảm thấy bị
đe doạ và làm họ càng lo lắng khiếp sợ. Những nhân tố tâm–sinh lý tiêu cực này
trực tiếp ảnh hưởng lên các quá trình thần kinh–miễn dịch làm thay đổi trạng
thái miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động thần kinh–nội tiết, làm ngưng
hoặc tiết quá nhiều một số chất nào đó. Vì vậy làm rối loạn chức năng hoạt động
bình thường của một cơ quan, chẳng hạn hệ tim mạch hay hô hấp hoặc làm rối
loạn toàn cơ thể mà hậu quả tiếp theo là những tổn thương thực thể sẽ hình thành
hoặc trầm trọng thêm. Lo hãi, kích thích nhịp thở, tăng sự thông khí làm cho
C02 bị thải quá nhiều, do đó độ kiềm trong huyết tăng lên. Điều này lại làm tăng
sự lo hãi. Đây là vòng luẩn quẩn nuôi dưỡng lo hãi kéo dài, duy trì điều kiện
thuận lợi cho các chứng bệnh. Do vậy muốn khỏi bệnh phải học cách điều hoà
cảm xúc để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này.
20
Theo các chuyên gia tâm–sinh lý, các đáp ứng cảm xúc tiêu cực của cơ thể
như căng thẳng, lo lắng, sợ hãi là những đáp ứng phức tạp, chẳng bao gồm các
thành phần: (1) ứng xử, (2) tâm lý, (3) sinh lý. Những căng thẳng về tâm lý bao
giờ cũng đi liền với những phản ứng về sinh lý như tăng nhịp thở, huyết áp tăng,
nhịp tim tăng, thân nhiệt tăng, đau cơ bắp, toát mồ hôi, run chân tay, nhức đầu…
đây là những nhân tố tạo ra hay thúc đẩy tâm bệnh lý.

Hình 2. Cơ chế duy trì bệnh stress

Trích từ cuốn sách Tâm lý trị liệu (Ứng dụng trong lâm sàng và tự chữa bệnh),
Nguyễn Công Khanh

Nghiên cứu trên những căn bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm, người ta
thấy rằng có những con đường mà qua đó các stress về tâm–sinh lý có thể dẫn
đến khả năng dễ mắc các chứng tật truyền nhiễm. Vì những stress tâm sinh lý:
(1) làm rối loạn các quá trình trao đổi chất, làm thay đổi các quá trình sinh hoá,
dẫn đến các tác nhân gây bệnh như (vi khuẩn, vi trùng, vi rút) có nhiều cơ hội
thâm nhập gây bệnh hay truyền bệnh; (2) khởi động hay thúc đẩy một tác nhân
gây bệnh đã có trong cơ thể (vốn trước đó nằm im do bị kiềm chế, kiểm soát thì

21
nay có điều kiện sinh sôi hay hoạt động trở lại gây bệnh; (3) giúp duy trì một quá
trình bệnh lý đang diễn ra, làm chậm lại quá trình khỏi bệnh.

Hình 3. Cơ chế phát sinh stress

Trích từ cuốn sách Tâm lý trị liệu (Ứng dụng trong lâm sàng và tự chữa bệnh),
Nguyễn Công Khanh

CHƯƠNG 4.
Biểu hiện và nguyên nhân của stress
4.1 Biểu hiện của stress
4.1.1 Phản ứng về mặt cảm xúc
Những thay đổi quan trọng nhất cần phải cảnh giác là căng thẳng, cáu
kỉnh và ủ rũ. Những rắc rối nhỏ trở nên không thể chịu nổi nếu chúng ta sắp rơi
vào stress và có thể tạo ra một sự bùng nổ dữ dội hoặc sự xáo trộn lớn.
• Cảm thấy bị áp lực
• Cảm thấy căng thẳng và không thể thư giãn
• Cảm thấy trí óc kiệt quệ
• Luôn có cảm giác lo sợ hoặc bất an
• Tăng mức độ cáu kỉnh hay phàn nàn
22
• Cảm giác mâu thuẫn
• Bức minh và hung hăng
• Bồn chồn, càng ngày càng không thể tập trung hoặc hoàn thành
công việc nhanh chóng
• Dễ khóc
• Hay quan trọng hóa vấn đề, buồn bã hoặc nghi ngờ
• Không thể đưa ra quyết định
• Muốn bỏ chạy hoặc trốn tránh
• Sợ mình sẽ ngất, đột quỵ hay chết
• Sợ mình sẽ lúng túng trước mặt những người khác hoặc thất bại
• Không còn thấy vui vẻ và hứng thủ

4.1.2 Những phản ứng của cơ thể


Khi gặp chuyện gì đó, nhịp tim và huyết áp của chúng ta tăng lên đồng
thời thính giác, thị giác và khứu giác nhạy bén hơn. Những thay đổi này là kết
quả của việc hormone gây căng thẳng được tiết vào màu để ứng phó với tình
huống.
Nếu phản ứng khi căng thẳng này kéo dài hay xảy ra thường xuyên vào
thời điểm không thích hợp, nó có thể gây ra hàng loạt những cảm giác khó chịu.
Số lượng và tính chất của những cảm giác này khác nhau ở những người khác

nhau, nhưng đều có những cảm giác tương tự nhau:


• Căng cơ
• Nhịp tim nhanh, mạnh, không đều
• Nhịp thở nhanh, ngắn
• Đổ mồ hôi
• Đồng tử giãn
• Quá nhạy cảm
• Khẩu vị thay đổi
• Run cơ
• Cảm giác nôn nao trong dạ dày
23
• Khó ngủ
• Nhức đầu
• Tay chân yếu
• Khó tiêu
• Luôn thấy mắc tiểu
• Tức ngực
• Bị co giật hay đau kỳ lạ
• Bị táo bón hay tiêu chảy
• Chán chường và mệt mỏi
• Những vết thương trước đây trở nên tệ hơn
• Luôn lo lắng không yên
• Đau lưng
• Cảm giác rần rần như kiến bò
• Khô miệng, khô cổ
• Bồn chồn
4.1.3. Phản ứng về mặt hành vi
Cách cư xử của những người đang gặp stress thưởng khác nhau. Có người
không thích ở một mình và cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè.
Một số người lại sống khép kín và trở nên lãnh đạm, thờ ơ. Họ dường như không
còn quan tâm đến những người khác, thậm chí còn từ chối những lời mời vì
không muốn phải cố gắng làm bất cứ điều gì.
Họ tiếp tục tìm kiếm cảm giác an tâm và có thể trở nên thiếu quyết đoán,
ví dụ như đi đến siêu thị để mua một hộp trà cũng làm họ phải chuẩn bị thật kỹ
như là sắp leo lên đỉnh Everest vậy. Họ liên tục thay đổi suy nghĩ, mới trò
chuyện với người này một cách trìu mến xong lại thay đổi thái độ. Họ có thể dễ
khóc, khó tính, hay phản nàn và thường nghĩ rằng những người xung quanh
không thể nào hiểu được họ Thói quen tình dục cũng có thể thay đổi.
Một người vốn thoải mái có thể trở nên khắt khe, cứng nhắc và bị ánh ảnh
bởi điều gì đó, ví dụ như luôn kiểm tra ổ khóa và công tắc điện hay 3 giờ sáng
dậy lau chùi bếp trong khi việc này mỗi tháng chỉ làm một lần. Những hành
24
động kiểu này có thể là do họ đang bối rối, hoang mang, mất phương hướng nên
cố gắng tìm lại cảm giác trật tự và chắc chắn. Thường thì người bị căng thẳng
không thừa nhận những thay đổi trong cách cư xử trong khi những người xung
quanh thấy rất rõ điều này.
Những dấu hiệu cảnh báo stress đang ảnh hưởng đều sức khỏe sẽ khác
nhau giữa những người khác nhau: cơn nhức đầu, tiêu chảy…. Thông thường
dầu hiệu đầu tiên chính là sự thay đổi về cảm súc hay hành vi và những người
xung quanh dễ thấy sự thay đổi này hơn là bản thân chúng ta.

4.2 Nguyên nhân


Thông thường người ta hay dựa vào những sự kiện đã qua để tìm ra
nguyên nhân gây ra căng thẳng, nhưng đôi khi những sự kiện đó lại là kết quả
chứ không phải nguyên nhân. Ví dụ, cảm giác không thể gánh vác trách nhiệm
mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ mới có thể là kết quả của một căng thẳng nào đó
mà ta chưa phát hiện chứ không phải do căng thẳng vì không thể đương đầu với
hoàn cảnh mới.
Vì thế nguyên nhân gây ra stress chủ yếu bắt nguồn từ những tình huống
trong cuộc sống và những phản ứng về mặt vật chất và cảm xúc trước những tình
huống này là biểu hiện của stress. Những nguyên nhân gây ra stress ít khi rõ
ràng và cần phải trải qua quá trình cân nhắc cẩn thận hoặc thảo luận với những
người khác mới có thể tìm ra nguyên nhân chính xác. Hơn nữa, những căn bệnh
không nhận biết được hoặc việc chúng ta chưa sẵn sàng đối mặt với những khó
khăn trong mối quan hệ của những người xung quanh có thể ảnh hưởng đến khả
năng đối phó với stress. Cũng có lúc chúng ta không thể tìm ra được câu trả lời,
và rất nhiều trường hợp nguyên nhân của strees lại bắt nguồn từ những điều ta
không ngờ tới.
Trong một nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến stress của sinh viên,
kết quả cho thấy các nguyên nhân thuộc về môi trường học tập (sức ép kỳ thi,
thay đổi chương trình đào tạo, bài tập của thày cô ngày càng tăng) chiếm vị trí
25
thứ nhất; các nguyên nhân tâm lý chiếm vị trí thứ hai (mất hứng thú trong học
tập, quan hệ căng thẳng với mọi người, lo lắng sẽ không kiếm được việc làm sau
khi tốt nghiệp, mục tiêu đặt ra quá cao so với năng lực của bản thân ); và các
nguyên nhân khả năng ứng phó chiếm vị trí thứ ba (ứng phó với kỳ thi, không có
phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực, mềm dẻo linh hoạt, trong học tập).
Nhìn chung, có hai loại stress là stress có lợi và stress có hại (bệnh lý).
Khi phải đối mặt với các tác nhân gây stress, nếu sinh viên nhận thức đúng tình
huống và đưa ra cách ứng phó phù hợp, kịp thời thì stress có vai trò quan trọng
trong việc duy trì tính tích cực trong học tập của sinh viên. Ngược lại nếu sinh
viên không nhận thức đúng tình huống và không ứng phó phù hợp, kịp thời thì
sẽ trở thành stress có hại, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả và chất lượng học tập
của sinh viên.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, phần lớn sinh viên chưa có
được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với stress trong học tập. Các
sinh viên giỏi thường có phương pháp ứng phó với căng thẳng và các tác nhân
gây stress tốt hơn sinh viên khác. Nếu được tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và
kỹ năng ứng phó với stress, thì sinh viên hoàn toàn có thể giải toả các căng
thẳng, stress trong học tập trong học tập để học tốt hơn.
Tương tự trong cuộc sống thường nhật, chúng ta cũng nên được trang
trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với stress trong cuộc sống
hàng ngày, giúp bản thân học tập và làm việc có hiệu quả hơn.

26
CHƯƠNG 5.
Hậu quả của stress
5.1 Ảnh hưởng về mặt tâm lý
Xét về mặt tâm lý, sự ảnh hưởng của stress được diễn ra trên các cấp độ
khác nhau:
– Cấp độ cơ thể:
Một khi có bộ phận hay cơ quan nào đó bị bệnh thì hoạt động chung của
hệ thống đó cũng bị thay đổi. Đến lượt mình, hệ thần kinh cũng phải có sự điều
chỉnh trong hoạt động của nó do ảnh hưởng của hệ thống bị bệnh. Sự điều chỉnh
hoạt động của hệ thần kinh chính là cơ sở dẫn đến sự thay đổi tâm lý của bệnh
nhân. Ví dụ như trong trạng thái mệt mỏi, hệ thần kinh trở nên nhạy cảm hơn đối
với các kích thích từ bên ngoài. Tiếng người nói bình thường như mọi khi đã làm
cho bệnh nhân cảm thấy to hơn, khó chịu hơn.
– Cấp độ tâm lý:
Khi bị stress, tâm lí của người bệnh có các thay đổi nhất định. Trạng thái
tâm lý thường gặp nhất là trạng thái lo âu. Tuỳ theo mức độ của bệnh và đặc
biệt là các đặc điểm nhân cách của cá nhân, phản ứng lo âu của bệnh nhân biểu
hiện rất khác nhau, từ thờ ơ coi thường bệnh tật cho đến phản ứng thái quá. Có
những trường hợp thậm chí còn rơi vào trạng thái bệnh lý mặc dù có thể bệnh cơ
thể không nặng. Bên cạnh đó, các hiện tượng tâm lí của con người lại có liên
quan mật thiết với nhau. Trong trạng thái lo âu hoặc cảm xúc không ổn định, khả
năng tư duy, trí nhớ và trí tuệ nói chung cũng đều bị ảnh hưởng.
– Cấp độ xã hội:
Mỗi bệnh nhân không chỉ đơn thuần là một cơ thể bị bệnh. Trên bình diện
xã hội, họ là chủ thể của các mối quan hệ và các hoạt động cá nhân, xã hội. Họ
là thành viên của gia đình (với một số cương vị nhất định như cương vị người
chồng và người cha), là thành viên của một nhóm xã hội nào đó (trong cơ sở lao
động hoặc trong các tổ chức chính quyền, đoàn thể…). Một khi bị bệnh, các
cương vị của họ ít nhiều cũng bị chi phối, bị ảnh hưởng. Thêm vào đó còn có thể
27
là các ảnh hưởng đáng kể về kinh tế: tăng chi phí cho các hoạt động khám, chữa
bệnh, giảm thu nhập do nghỉ việc. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng
không nhỏ đến tâm lí bệnh nhân.
Sự kết hợp cả ba cấp độ đó càng làm cho những biến đổi tâm lý của bệnh
nhân trở nên phức tạp hơn.
Tâm lý người bệnh ảnh hưởng trở lại bệnh tật đến mức nào là tùy thuộc
vào đời sống tâm lý vốn có của người bệnh. Mỗi người bệnh có những thái độ
khác nhau đối với bệnh tật. Có người cho bệnh tật là điều bất hạnh không thể
tránh được, đành cam chịu, mặc cho bệnh tật hoành hành. Có người kiên quyết
đấu tranh, khắc phục bệnh tật. Có người không sợ bệnh tật, không quan tâm tới
bệnh tật. Có người sợ hãi, lo lắng vì bệnh tật. Đôi khi chúng ta gặp những người
thích thú với bệnh tật, dùng bệnh tật để tô vẽ cho thế giới quan của mình. Bên
cạnh những người giả vờ mắc bệnh, lại có người giả vờ như không bị bệnh tật…
Thái độ đối với bệnh tật nói riêng và đời sống tâm lý của người bệnh nói chung
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động sinh lực bản thân trong phòng và
chữa bệnh cũng như trong khắc phục hậu quả bệnh tật của người bệnh.
Những diễn biến bệnh tật và biến đổi tâm lý của người bệnh tác động lẫn
nhau theo vòng tròn khép kín: bệnh ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân và
ngược lại, tâm lý cũng ảnh hưởng đến diễn biến và kết cục của bệnh. Các yếu tố
tâm lý có thể đóng vai trò là nguyên nhân (như trong một số trường hợp bệnh cơ
thể tâm sinh), cũng có thể là hậu quả của bệnh (lo âu, trầm cảm..) hoặc là hiện
tượng đi cùng. Khi thăm khám bệnh nhân tại một thời điểm nào đó, các yếu tố
tâm lý có thể vừa là hậu quả song chúng lại vừa có thể ảnh hưởng tiếp tới diễn
biến của bệnh (có thể làm xấu đi hoặc ngược lại, giúp bệnh nhân có thêm nghị
lực đấu tranh chống lại bệnh tật).

5.2 Ảnh hưởng tới sức khỏe


Stress là một điều vừa tốt (động lực) vừa là một điều xấu. Lý do là mức độ
stress ảnh hưởng đến chúng ta phụ thuộc vào sự cân bằng giữa những yêu cầu do
28
tỉnh huống gây stress tạo nên và khả năng đáp ứng (vốn rất khác nhau) của
chúng ta. Khoảng cách quá lớn giữa yêu cầu và khả năng có thể dẫn đến kiểu
stress không có lợi. Nói cách khác, toàn bộ mức độ của stress phụ thuộc vào sự
cân bằng phức tạp này — vì nó gồm cả tình huống gây căng thẳng: phản ứng của
chúng ta về mặt thể xác, cảm xúc và hành vi, và tầm quan trọng của tỉnh huống
này đối với chúng ta (nó làm ta vui vẻ, buồn bã hay nó chẳng là gì cả).

5.2.1 Ảnh hưởng tiêu cực của stress với bộ não


Những người từng có những chấn thương sớm hoặc bị căng thẳng mãn
tính thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ, hoặc họ có thể cảm thấy
khó để tập trung, phân chia công việc ưu tiên và đưa ra quyết định. Những ảnh
hưởng này có thể là kết quả của những sự biến đổi của nào liên quan đến bệnh
căng thẳng nghiêm trọng và hoặc mãn tính. Các nhà thần kinh học đang phát
triển những nghiên cứu nâng cao về những biến đổi của não liên quan đến căng
thẳng dựa trên nghiên cứu với động vật và con người. Chúng bao gồm cả những
biến đổi cấu trúc trong thể tích não, biến đổi trong hoạt động giải phóng
hormone và dẫn truyền thần kinh, và ảnh hưởng của căng thẳng lên viêm nhiễm.

5.2.2 Stress và hệ miễn dịch


Ảnh hưởng của stress lên hệ thống miễn dịch rất phức tạp và các tác động
của căng thẳng cấp tính (trong thời gian ngắn) cũng khác so với căng thẳng mãn
tính cũng như đối với căng thẳng nhẹ đến nghiêm trọng. Căng thăng cấp tính có
thể cải thiện chức năng miễn dịch trong thời gian ngắn, trong khi căng thẳng
mãn tính lại ức chế nó, khiến chúng ta dễ bị các bệnh như cảm lạnh và cúm
Căng thẳng có thể tạo điều kiện để giải phóng các chất được gọi là cytokine gây
viêm. Các cytokine gây viêm giúp chúng ta chống lại bệnh tật hoặc nhiễm trùng
trong thời gian ngắn, nhưng nếu tác nhân gây căng thẳng kéo dài và hoặc quá
nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến viêm nhiễm mãn tính và khiến chúng ta
dễ mắc các bệnh viêm nhiễm như bệnh tim mạch, bệnh tiểu dường, hay bệnh
Parkinson.

29
5.3. Stress và trí nhớ
Sự cũng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành trí nhớ. Khi
gặp stress, người ta sẽ khó khăn hơn trong việc thiết lập trí nhớ ngắn hạn và
chuyển loại trí nhớ ấy sang loại trí nhớ khác bền vững hơn là trí nhớ dài hạn; do
đó, việc học tập của chúng ta cũng sẽ trở nên khó khăn hơn khi gặp stress.
Ngoài ra, stress còn tác động đến những loại ký ức mà chúng ta thiết lập.
Nếu bị stress trong khoảng thời gian diễn ra một sự kiện nào đó, chúng ta có thể
gặp trở ngại hơn trong việc ghi nhớ một cách chính xác những chi tiết của sự
kiện sau này, do sự căng thăng mà chúng ta cảm nhận được ảnh hưởng đến khả
năng nhận thức cũng như khả năng hồi tưởng lại những gì mà ta trị giác được ở
thời điểm đó. Đó cũng là lý do vì sao lời khai của các nhân chứng thường không
đáng tin cậy; những người này có thể hoàn toàn chắc chắn rằng họ đã tận mắt
chứng kiến một sự việc gì đó, nhưng như vậy không có nghĩa là lời khai của họ
đúng. Một nghiên cứu cho thấy những người quan sát cùng một sự kiện có thể
khai báo về những gì họ thấy theo những cách võ cũng khác nhau, tuy nhiên,
mức độ chắc chắn về những gì họ trống thủy được không phải lúc nào cũng liên
quan đến độ chính xác của họ ve những thông tin đó. Hơn nữa, những ký ức có
thể bị thay đổi sau khi chúng được thiết lập. Trên thực tế, mỗi khi nhớ lại một sự
kiện nào đó trong quá khứ, những ký ức của chúng ta về sự kiện đỏ có thể bị ảnh
hưởng bởi những kinh nghiệm hiện tại của bản thân, giống như khi ta lấy một
vật từ trên kệ xuống, sau đó đem cất lại lên kệ, ta đã để lại dấu vân tay của mình
trên vật đó. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu người ta bị chất vấn và cung cấp
những thông tin sai lệch về một sự việc mà họ đã từng trải qua, những thông tin
đó sẽ có ảnh hưởng lớn tới trí nhớ của họ về những chuyện mà họ cho là đã trải
qua (vị nó gần hơn chính chuyện đó) và sẽ dễ nhớ lại hơn. Đó là lý do vì sao các
câu hỏi có chủ đích có thể tạo ra những ký ức sai lệch.
Một trong số những phát hiện thú vị nhất chính là stress có thể cản trở sự
hình thành ký ức nếu nó diễn ra trước hoặc trong quá trình mã hoá, tức là trong
khoảng thời gian ký ức đang hình thành. Tuy nhiên, tin vui là có sự trì hoãn ngắn

30
giữa quá trình mã hóa và quá trình hình thành của trí nhớ. Nếu những thứ mà ta
tiếp nhận cũng có liên quan trực tiếp đến các tác nhân gây stress, khả năng nhớ
của ta có thể tốt hơn. Thậm chí, stress sau khi mã hóa còn có thể cải thiện quá
trình hình thành trí nhớ cũng như nhỏ lại những sự việc trong quá khứ, nghĩa là,
stress diễn ra sau khi ký ức được hình thành góp phần giúp cho việc ghi nhớ trở
nên hiệu quả hơn.
Stress làm gia tăng cortisol; tuy nhiên, lượng cortisol đó không phải là tác
nhận trực tiếp ảnh hưởng đến trí nhớ của con người. Nếu cơ thể bạn sản sinh ra
nhiều cortisol trong quá trình phản ứng với stress, điều đó không có nghĩa là trí
nhớ của bạn sẽ bị sẽ giảm sút hơn so với những người có nội tiết tố ít nhạy cảm
hơn. Ngoài ra, có một điều thủ vị nữa là những phụ nữ sử dụng thuốc uống tránh
thai thường ít chịu tác động tiêu cực hơn.

31
CHƯƠNG 6.
Các biện pháp hạn chế stress
Khi rơi vào trường hợp stress cấp tính thì phản ứng căng thẳng trong cơ
thể sẽ được kích hoạt, các kỹ thuật làm giảm stress nhanh chóng sẽ giúp bản
thân cảm thấy ổn trở lại. Những kỹ thuật này có thể giúp chúng ta thả lỏng bản
thân và nhanh chóng thoát khỏi stress cấp tính.
Bài tập hít thở: rất hữu ích trong trường hợp stress cấp tính, vì chúng
thường phát huy hiệu quả nhanh.
Thay đổi nhận thức: Học cách thay đổi cách nhìn của bản thân về tình
huống có thể giúp kiểm soát mức độ căng thẳng.
Thư giãn cơ bắp: Cũng tương tự như bài tập hít thở, việc luyện tập thư
giãn cơ bắp sẽ giúp bản thân bình tĩnh lại hơn.
Các bài thiền định ngắn: Thực hiện các bài tập hít thở kèm với kỹ thuật
thiền nhanh trong 5 phút để có thể bình tĩnh lại.
Những thói quen lâu dài sau đây có thể giúp bản thân kiểm soát tốt hơn
những cơn căng thẳng do stress mãn tính gây ra:
- Tập thể dục thường xuyên việc tập thể dục thường xuyên giúp kiểm
soát những cơn stress hiệu quả bởi nhiều lý do.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: việc ăn uống lành mạnh giúp
các hệ thống trong cơ thể hoạt động tốt hơn, từ đó giúp giảm mức độ căng
thẳng.
- Xây dựng những mối quan hệ tốt: Ở bên những người sẵn sàng hỗ
trợ cho bản thân sẽ góp phần quan trọng giúp vượt qua căng thẳng.
- Tập thói quen thiền định: Những lần thiền định ngắn giúp vượt qua
stress cấp tính, vậy nên hãy tạo thói quen thường xuyên ngồi thiền để nhanh
chóng phục hồi sau stress hơn.
- Tận hưởng âm nhạc: Âm nhạc chính là một nhân tố tuyệt vời giúp
giảm stress sau ngày dài làm việc.

32
Những chiến lược khác nhau giúp xử lý, xây dựng và lan truyền cơ chế
phục hồi sau stress trong cơ thể hoạt động một cách hiệu quả trong những tỉnh
huống khác nhau. Và dưới đây là một số cách để kiểm soát những cơn căng
thẳng trong cảm xúc:
- Viết nhật ký: có nhiều phương thức viết nhật ký đáng để thử, và tất
cả đều có lợi cho bạn.
- Tâm sự với bạn bè: học cách chấp nhận những lời dễ nghị giúp đỡ
và sự ủng hộ đến từ bạn bè.
- Tận hưởng âm nhạc
- Thực hành hướng tâm về chánh niệm: Chánh niệm có thể giúp bạn
kết nối tâm mình với từng khoảnh khắc trong hiện tại.
- Chia sẻ với bác sĩ tâm lý.
- Học cách nghỉ ngơi hay thư giãn, tạo niềm vui cho mình ngay cả
trong những ngày làm việc để cảm thấy bản áp lực hơn.

33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Công nghiệp hoá, đô thị hoá và sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế
Việt Nam hiện nay đã tạo ra những thách thức rất lớn cho mỗi chúng ta. Có thể
nói sự ô nhiễm môi trường, quá tải thông tin, cơ hội tìm kiếm việc làm, vấn đề di
dân, áp lực công việc, áp lực học tập, thời gian dành cho cuộc sống cá nhân, gia
đình và tổ chức là những tác nhân cơ bản gây ra stress (căng thẳng, lo âu) ảnh
hưởng trực tiếp với sức khoẻ, khả năng lao động, cuộc sống của cá nhân và xã
hội. Hậu quả nặng nề do stress gây ra không chỉ ảnh hưởng tới bản thân người
bệnh mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh như gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp; từ đoảnh hưởng tới cả kinh tế của xã hội.
Vì vậy mỗi người nên được trang bị những kiến thức về stress để nâng cao
đời sống tâm lý của bản thân cũng như nhận ra các vấn đề của những người
xung quanh và hỗ trợ họ kịp thời; tránh để bản thân và những người xung quanh
rơi vào cảm giác stress nặng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Các trang web đã truy cập
http://www.benhvien103.vn/stress-va-tam-li-nguoi-benh/
https://issuu.com/tungchinguyen/docs/stress
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%A3o
https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/bac-si-tamly/stress-
tam-
li#:~:text=Theo%20H.,v%C3%A0%20giai%20%C4%91o%E1%BA
%A1n%20suy%20ki%E1%BB%87t.
https://ngocquocviet.wordpress.com/2016/03/13/nhung-co-che-duytri-
tam-benh-ly/

34
https://drive.google.com/file/d/
1uJr_m9Mw_Q8zBfSG8m9LDdjHCUQX-hx/view
https://drive.google.com/file/d/18om2srYpn5Qb0MyDnMkc9p4ZCDy
VffdE/view

35

You might also like