You are on page 1of 105

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


----------------

NGUYỄN THỊ THANH HÒA

THÔNG TIN Y TẾ - SỨC KHỎE


TRÊN BÁO IN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Báo chí học

HÀ NỘI – 2013
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

NGUYỄN THỊ THANH HÒA

THÔNG TIN Y TẾ - SỨC KHỎE


TRÊN BÁO IN HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học


Mã số: 60. 32. 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Thu Hương

HÀ NỘI - 2013

2
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thông tin về y tế sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống và
Sức khỏe & đời sống ...................................................................... 26
Bảng 2.2 Số lượng bài viết dịch chân tay miệng và dịch sốt xuất huyết ........ 31
Bảng 2.3 So sánh số lượng tin bài về thành tích y học, kỹ thuật mới
trong điều trị trên hai báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe
& đời sống...................................................................................... 33
Bảng 2.4. Cấu trúc của tít trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe &
đời sống .......................................................................................... 53
Bảng 2.5. Số lượng bài phỏng vấn trên hai báo Khoa học & đời sống và
Sức khỏe & đời sống ...................................................................... 59

5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................. 8
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 9
3. Mục đích, nội dung nghiên cứu ............................................................... 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:................................................ 11
7. Kết cấu của luận văn: ............................................................................... 12
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC CHUYỂN TẢI
THÔNG TIN VỀ Y TẾ - SỨC KHỎE VÀ DIỆN MẠO CỦA BÁO CHÍ
VIẾT VỀ MẢNG Y TẾ - SỨC KHỎE HIỆN NAY .............................................13
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề thông tin
y tế - sức khỏe .............................................................................................. 13
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................. 17
1.3. Vai trò của báo chí trong việc chuyển tải thông tin .............................. 19
1.4. Diện mạo của báo chí về lĩnh vực y tế - sức khỏe ở Việt Nam hiện nay ... 20
1.4.1 Báo chí về lĩnh vực y tế - sức khỏe trên các phương tiện truyền
thông đại chúng hiện nay ......................................................................... 20
1.4.2. Vài nét về tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống ... 22
Tiểu kết ........................................................................................................ 24
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, HÌNH THỨC THỂ HIỆN THÔNG TIN Y TẾ -
SỨC KHỎE TRÊN BÁO KHOA HỌC & ĐỜI SỐNG VÀ SỨC KHỎE &
ĐỜI SỐNG ...............................................................................................................26
2.1 Nội dung thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống ............................................................................... 26
2.1.1. Khảo sát số lượng tin bài trên hai tờ báo ....................................... 26
2.1.2. Thông tin về bệnh dịch ................................................................... 27
2.1.3. Thông tin về thành tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị ............ 33

6
2.1.4. Thông tin về phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh
thường gặp ................................................................................................ 35
2.1.5. Thông tin tư vấn về y tế, sức khỏe ................................................. 42
2.2. Hình thức thể hiện của hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe &
đời sống ........................................................................................................ 50
2.2.1. Ngôn ngữ thông tin phi văn tự trên báo Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống ........................................................................... 50
2.2.2. Thông tin văn tự trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe &
đời sống .................................................................................................... 53
2.2.2.1. Tít (title) ................................................................................... 53
2.2.2.2. Các hình thức thể loại chính .................................................... 54
Tiểu kết ........................................................................................................ 65
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA THÔNG TIN
Y TẾ - SỨC KHỎE TRÊN BÁO CHÍ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................68
3.1. Ưu điểm về nội dung và hình thức của hai tờ Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống ............................................................................... 68
3.2. Nhược điểm về nội dung và hình thức của hai tờ Khoa học & đời
sống và Sức khỏe & đời sống ...................................................................... 71
3.3. Một số kiến nghị đối với hai tờ báo Khoa học & đời sống và Sức
khỏe & đời sống ........................................................................................... 77
3.3.1. Cải tiến về nội dung và hình thức .................................................. 77
3.3.2. Kiểm soát chặt chẽ về mặt nội dung trước khi đăng tải ................. 77
3.3.3. Xây dựng nội dung truyền thông để người dân thay đổi hành
vi ............................................................................................................... 79
3.3.4. Đào tạo nhân lực............................................................................. 80
Tiểu kết ........................................................................................................ 80
KẾT LUẬN ..............................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................84
PHỤ LỤC………………………………………………………………………… 80

7
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tại Việt Nam, công tác chăm sóc sức khỏe là một trong những “quốc
sách hàng đầu” - điều này không chỉ được thừa nhận về mặt chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, mà đã biểu hiện cụ thể qua thái độ quan tâm sâu
sắc của xã hội, cũng như mỗi cá nhân về tình hình sức khỏe của bản thân, môi
trường sống xung quanh…
Trong Nghị quyết số 46- NQ/TW của Bộ chính trị cũng có nêu: “Sức
khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp, bảo đảm
nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong
những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước… Bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ cũng là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình
và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai
trò nòng cốt”. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, giúp người dân có cái nhìn
đúng đắn về sức khỏe, cung cấp những tri thức khoa học trên báo chí về chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe, cách phòng chữa bệnh, tư vấn sức khỏe…luôn luôn là
vấn đề nóng bỏng hiện nay, khi mà môi trường (đất, nước, không khí) đang bị
ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng gia tăng và một số căn bệnh chưa tìm ra
phương pháp chữa trị.
Có thể nói chưa bao giờ các thông tin về y tế sức khỏe lại chiếm nhiều
diện tích trên các báo, thời lượng trên đài phát thanh và các chương trình truyền
hình như hiện nay. Riêng truyền hình có một kênh O2TV chuyên sâu về sức
khỏe, được phát sóng liên tục 24/24h mỗi ngày kể từ 8/8/2008. Bên cạnh đó,
trên báo in cũng xuất hiện nhiều chuyên mục về y tế - sức khỏe: báo Sức khỏe
& đời sống có 4 chuyên mục “Thuốc và sức khỏe”, “Y học cổ truyền”, “Bác sĩ
gia đình”, “Y học thưởng thức”; báo Khoa học & Đời sống có 5 chuyên mục: “
Y học và đời sống’, “Dinh dưỡng”, “ Sức khỏe”, “Gia đình khỏe”, “ Sống vui -

8
sống khỏe”… Rất nhiều trang báo điện tử đều thành lập các chuyên mục liên
quan đến việc chăm sóc, tư vấn sức khỏe, thẩm mỹ cho bạn đọc.
Báo chí với tư cách là công cụ tuyên truyền đắc lực các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đã có những đóng góp đáng kể trong việc
thông tin, phản ánh thực trạng sức khỏe của người dân hiện nay, cung cấp
những phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, những thành tựu y học, tư vấn sức
khỏe… cho cộng đồng. Tuy vậy, những thông tin y tế sức khỏe trên báo chí
hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định: thông tin chưa kịp thời, đúng lúc,
còn đan xen nhiều yếu tố quảng cáo lồng ghép; tính định hướng về chăm sóc
sức khỏe đối với cộng đồng còn chưa cao,… Do đó, tác giả luận văn đã thực
hiện nghiên cứu đề tài “Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay” nhằm
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông, từ đó giảm thiểu
những vấn đề còn tồn tại trong mảng thông tin về y tế sức khỏe.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trước đề tài này, đã có một số sách và công trình nghiên cứu về nhiệm
vụ tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đại
chúng (báo, chương trình phát thanh, truyền hình…). Dưới đây là một số đề
tài cụ thể đã được thực hiện:
- “Những bài học từ KHHGĐ và sức khỏe sinh sản”- Tác giả Phyllis
Tilson Piotrow và Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Bộ Y tế. Đây
là cuốn sách nghiên cứu chuyên ngành xuất bản nội bộ, dành riêng cho cán
bộ y tế có nội dung đề cập tới những đánh giá, tổng kết về hoạt động chăm
sóc sức khỏe sinh sản trong đó có nói tới vấn đề tuyên truyền giáo dục sức
khỏe sinh sản.
- “Báo Sức khỏe với việc hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe phụ nữ (năm
1993- 1994)” của Bùi Thị Quyên (Luận văn tốt nghiệp Khoa báo chí và
truyền thông - Trường ĐHKHXH&NV). Luận văn đã đề cập đến thực trạng
đời sống, sức khỏe của phụ nữ Việt Nam hiện nay và báo Sức khỏe với việc
chăm sóc sức khỏe phụ nữ.

9
- “Báo sức khỏe với vấn đề bảo vệ trẻ em” của Nguyễn Thị Thu Thủy
(Khảo sát trên báo Sức khỏe trong năm 1993 – 1994) - (Khóa luận tốt nghiệp
Khoa báo chí và truyền thông - Trường ĐHKHXH&NV). Khóa luận này nêu
vai trò của báo chí đối với vấn đề bảo vệ trẻ em. Bên cạnh đó, những khía
cạnh về tuyên truyền bảo vệ trẻ em trên báo Sức khỏe trong năm 1993 – 1994
cũng được tác giả đề cập đến.
- “Báo chí về thực trạng thị trường thuốc tân dược Việt Nam trong
những năm gần đây” (Khảo sát trên báo Sức khỏe & đời sống, Lao động và
Tạp chí Thuốc và sức khỏe trong 3 năm 1996 -1998) của Nguyễn Vân Khanh
(Khóa luận tốt nghiệp Khoa báo chí và truyền thông - Trường
ĐHKHXH&NV). Khóa luận đề cập đến thực trạng thị trường thuốc tân dược
Việt Nam qua phản ánh báo chí, những kiến nghị của báo chí trước hạn chế
của thị trường thuốc tân dược,…
- Đề tài: “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay- Vấn đề
và thảo luận”- của học viên Bùi Thị Thu Thủy. Đề tài này đã đề cập đến hệ
thống lý luận về lí thuyết kênh, chương trình truyền thông đối với vấn đề
thông tin sức khỏe. Tuy nhiên, Bùi Thị Thu Thủy mới dừng lại ở việc khảo
sát nội dung thông tin trên O2TV và báo Sức khỏe và đời sống trong năm
2009, chứ chưa nghiên cứu đánh giá từ phía các chuyên gia y tế về các loại
thông tin về y tế - sức khỏe.
Do đó, thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, đề tài: “Thông tin y tế - sức
khỏe trên báo in hiện nay” (Khảo sát 2 tờ báo Sức khỏe & đời sống, Khoa học
& đời sống từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012) sẽ làm rõ ưu, nhược điểm, thành
công và hạn chế của thông tin y tế - sức khỏe trên hai tờ báo in nổi bật. Đồng
thời, luận văn cũng khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia về những thông tin y tế, sức
khỏe trên báo chí hiện nay. Những vấn đề này sẽ giúp cho độc giả có được bức
tranh tổng thể về thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí, đồng thời giúp các nhà
báo nhận rõ được ưu, nhược điểm trong việc chuyển tải thông tin, từ đó nâng
cao hiệu quả truyền thông cho mảng báo chí viết về y tế - sức khỏe.

10
3. Mục đích, nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thông tin về y tế, sức khỏe
trên báo in hiện nay, từ đó đánh giá ưu, nhược điểm, rút ra bài học truyền
thông khi chuyển tải thông tin về y tế, sức khỏe trên báo chí. Bên cạnh đó,
qua việc lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia về thông tin y tế sức khỏe
trên báo chí, tác giả luận văn có đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả truyền thông, từ đó giảm thiểu những vấn đề còn tồn tại
trong mảng thông tin về y tế sức khỏe.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho những
nhà báo đang hoạt động trên lĩnh vực thông tin nói chung và thông tin sức
khỏe nói riêng, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho những nhà hoạch
định chính sách của ngành y tế, góp phần làm cho chất lượng các sản phẩm
báo chí ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu của công chúng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề thông tin y tế - sức khỏe trên
2 tờ báo in: “Sức khỏe & đời sống”, “Khoa học & đời sống” từ tháng 4/2011
đến tháng 4/2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện
nay”, tác giả luận văn sẽ kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phương pháp phân tích nội dung và hình thức
chuyển tải thông tin về y tế - sức khỏe trên 2 tờ báo in: “Sức khỏe & đời sống”
và “Khoa học & đời sống” từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012, phương pháp
phỏng vấn sâu các chuyên gia y tế về các vấn đề y tế - sức khỏe trên báo chí.
Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Việc nghiên cứu báo chí viết về y tế - sức khỏe sẽ góp phần làm phong
phú hơn lý luận về báo chí, bổ sung tư liệu thực tế cho một số môn học
chuyên ngành báo chí. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng sẽ giúp tìm ra những

11
đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chuyển tải thông tin và một số lưu ý khi
viết ở mảng y tế sức khỏe.
Về ý nghĩa thực tiễn của đề tài, sau khi nghiên cứu, tác giả luận văn đã
rút ra được bài học cho bản thân về báo chí trong việc thông tin về y tế - sức
khỏe, đồng thời giúp các nhà báo, các cơ quan báo chí nhận rõ ưu, nhược
điểm của việc thông tin trên báo chí về mảng y tế - sức khỏe hiện nay. Hy
vọng đề tài này sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong các công trình khoa
học tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Vai trò của báo chí trong việc chuyển tải thông tin về y tế -
sức khỏe và diện mạo của báo chí viết về mảng y tế - sức
khỏe hiện nay.
Chương 2: Nội dung, hình thức thể hiện những thông tin y tế - sức khỏe
trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống.
Chương 3: Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của thông tin y tế - sức khỏe
trên báo chí và đề xuất giải pháp.

12
CHƯƠNG 1:
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC CHUYỂN TẢI
THÔNG TIN VỀ Y TẾ - SỨC KHỎE VÀ DIỆN MẠO CỦA
BÁO CHÍ VIẾT VỀ MẢNG Y TẾ - SỨC KHỎE HIỆN NAY

1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề thông
tin y tế - sức khỏe
Ở nước ta, việc chăm lo cho sức khỏe của người dân luôn được quan
tâm. Câu nói của Hồ Chủ Tịch: “Mỗi người dân khỏe mạnh là cả nước khỏe
mạnh, mỗi người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt” (Trích trong “Lời kêu gọi toàn
dân tập thể dục” của Hồ Chí Minh, đăng trên báo Cứu quốc số 199, ngày 27-
3-1946) đã trở thành quan điểm xuyên suốt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe
của người dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa
VII năm 1993 đã nêu rõ: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của
toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc
sức khỏe”.
Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và chỉ đạo: công tác
truyền thông là một phần không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe nhân dân. Nghị quyết số 46/ NQ/TW của Bộ chính trị, ngày 23/2/2005
đã đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trong đó, nghị quyết chỉ rõ
cần: Nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm tạo sự
chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị
đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; trang bị
kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng có thể chủ
động phòng chống dịch bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể,
hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khỏe, tham gia tích
cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

13
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mối liên hệ
mật thiết giữa vai trò của cá nhân và vai trò của cộng đồng, trong đó có vai trò
của quản lý Nhà nước trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân
dân. Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định công tác
truyền thông là một phần không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe nhân dân.
Trên thực tế, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân
cũng đã được cụ thể hóa thông qua 5 quan điểm chỉ đạo nhất quán trong Nghị
quyết số 27/NQ-CP ngày 12/6/2009 của Chính phủ về định hướng chiến lược
công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Theo đó, con người là
nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Vì vậy,
đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm
bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong
những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh
vực này là đầu tư phát triển thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Đổi mới và
hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm
tạo cơ hội cho người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với
chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội của
đất nước. Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công
bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện chia sẻ giữa người khỏe với người
ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em,
người già, công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế. Thực hiện chăm sóc
sức khỏe toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập
luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe. Phát triển đồng thời y tế phổ cập
và y tế chuyên sâu, kết hợp đông y và tây y. Xã hội hóa các hoạt động chăm
sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước, thực hiện tốt việc trợ

14
giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng
cao sức khỏe.
Trong “Chỉ thị của bộ trưởng bộ y tế về việc tăng cường chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân nhân ngày thầy thuốc Việt Nam” (2001/CT-BYT,
ban hành ngày 05/02/2001) có nêu rõ: “cần đẩy mạnh hơn nữa công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong
công tác phòng chống dịch bệnh, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân”. Và để thực hiện được điều này, chỉ thị cũng nêu ra
một số vấn đề cần phải làm, trong đó nhấn mạnh: “vấn đề chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân vẫn còn một số việc cần quan tâm giải quyết, đó là trách
nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, chất lượng khám chữa bệnh và
trình độ cán bộ y tế cơ sở cũng như việc chăm lo đời sống vật chất và chế độ
chính sách cho cán bộ y tế cơ sở”.
Bên cạnh đó, tại chỉ thị 06 - CT/TW ngày 22/1/2002 của Ban bí thư
Trung ương đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới Y tế cơ sở, Ban Bí thư
Trung ương Ðảng yêu cầu các cấp uỷ đảng, các ngành, các đoàn thể quán triệt
và thực hiện tốt những việc liên quan đến chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức
khỏe của người dân như: “Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động
của Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở; tăng cường phối hợp liên
ngành, lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền
thông - giáo dục sức khoẻ; huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt
động vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể, tạo ra
phong trào toàn dân vì sức khoẻ. Xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên
chăm sóc sức khoẻ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm
tới đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm cải thiện rõ rệt chất lượng chăm sóc
sức khoẻ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong vùng. Ngành Y tế có
trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan xây dựng chuẩn quốc gia về y
tế cơ sở; nâng cao năng lực chuyên môn và y đức của các cán bộ y tế; coi
trọng phát huy và phát triển y - dược học cổ truyền; tăng cường các hoạt động

15
giám sát và hỗ trợ kỹ thuật của y tế tuyến trên đối với tuyến cơ sở, bảo đảm
cho trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã, phường có đủ khả năng phát hiện và
điều trị kịp thời các bệnh theo tuyến kỹ thuật, góp phần giảm tình trạng quá
tải của các bệnh viện tuyến trên; phát huy khả năng của y tế các lực lượng vũ
trang trong việc kết hợp quân - dân y để chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở,
đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; tổ chức tốt việc
quản lý và phát huy vai trò của lực lượng y tế ngoài công lập. Mở rộng các
hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên
đào tạo cán bộ người dân tộc tại chỗ. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm
y tế, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y - dược học cổ truyền.
Phấn đấu đến năm 2010, 80% trạm y tế xã có bác sĩ, 100% thôn, bản có nhân
viên y tế với trình độ sơ học trở lên. Có chính sách đãi ngộ thích hợp để
khuyến khích cán bộ y tế làm việc tại trạm y tế xã, phường, đặc biệt là ở miền
núi, vùng sâu, vùng xa; tăng cường trang thiết bị y tế thích hợp cho y tế cơ
sở”... Như vậy, Ban chấp hành TW Đảng đã có sự chỉ đạo về nguồn lực để
củng cố và hoàn thiện mạng lưới Y tế cơ sở trên toàn quốc, tạo điều kiện tốt
nhất cho người dân được hưởng các quyền lợi chăm sóc sức khỏe.
Mới đây, trong Quyết định số 432/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ
- Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
cũng nêu rõ: “cần phải phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch
vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện điều kiện
và vệ sinh môi trường lao động. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe theo hướng
toàn diện, chú trọng dự phòng tích cực và chủ động, khống chế kịp thời và
kiểm soát tốt các dịch bệnh, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh
tật. Củng cố và tăng cường hệ thống y tế theo hướng đa dạng hóa các loại
hình phục vụ và xã hội hóa lực lượng tham gia, trong đó các cơ sở y tế công
phải đóng vai trò chủ đạo. Thiết lập hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe toàn diện, tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản và các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh,

16
chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở
các bệnh viện tuyến trên. Cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm
việc của các trạm y tế xã, phường… Từng bước hình thành hệ thống quản lý
và kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi
người tiêu dùng”. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mối liên hệ mật thiết
giữa vai trò của cá nhân với vai trò của cộng đồng, trong đó có vai trò quản lý
của Nhà nước đối với việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân”.
Xuyên suốt trong tất cả các văn bản chỉ đạo về y tế - sức khỏe cộng
đồng, Đảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của việc thông
tin tuyên truyền về y tế - sức khỏe, đặc biệt trên các phương tiện truyền thông
đại chúng. Việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về sức khoẻ sẽ giúp
cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc sức
khoẻ, rèn luyện thân thể, từ đó tạo ra phong trào toàn dân vì sức khoẻ.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Thông tin sức khỏe có nhiều định nghĩa khác nhau theo nhiều cách
quan niệm, trong đó Bách khoa Y học cho rằng: “Thông tin sức khỏe đó là
những thông tin về tình trạng thể chất, tinh thần và các quan hệ xã hội”. Các
chuyên gia y tế công cộng thấy định nghĩa này chưa đầy đủ, họ cho rằng
thông tin sức khỏe ngoài thông tin về thể trạng còn một số thành phần khác
trong sức khỏe của con người, đó là: thông tin về dinh dưỡng, tinh thần và
tri thức.
Trong tuyên ngôn Alma Ata năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới (WTO)
đã định nghĩa: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất,
tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật hay
thương tật”. Điều đó có nghĩa, sức khoẻ bao gồm tình trạng của cả tinh thần
lẫn thể chất. Chúng ta có thể bổ sung cho đầy đủ hơn: Sức khoẻ của một cộng
đồng là kết quả tổng hoà của tất cả các yếu tố tạo nên tinh thần và thể chất của
cộng đồng ấy. Các hoạt động hướng tới việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe của
một cộng đồng chính là các hoạt động y tế công cộng.

17
Sức khỏe tinh thần là một khái niệm ám chỉ tình trạng tinh thần và cảm
xúc tốt của mỗi cá nhân. Theo tổ chức y tế thế giới, không có định nghĩa
chính thức cho sức khỏe tinh thần. Các nền văn hóa khác nhau, các đánh giá
chủ quan và các giả thuyết khoa học khác nhau đều có ảnh hưởng tới định
nghĩa về khái niệm "sức khỏe tinh thần". Mặt khác, tình trạng thoải mái,
không có rối loạn nào về tinh thần chưa chắc đã được coi là sức khỏe tinh
thần. Có một cách để nhận xét sức khỏe tinh thần là xem xem một người thể
hiện chức năng của mình thành công tới mức nào. Cảm thấy có đủ khả năng
tự tin, có thể đối mặt với những mức tình trạng căng thẳng ở bình thường,
luôn giữ được các mỗi quan hệ một cách thoải mái, có một cuộc sống độc lập,
và dễ hồi phục sau những tình huống khó khăn... đều được coi là các dấu hiệu
của một sức khỏe tinh thần.
Sức khoẻ thể chất được thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và
thoải mái về thể chất. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất là: sức lực,
sự nhanh nhẹn, khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc
nếu có bệnh cũng nhanh khỏi và chóng hồi phục, khả năng chịu đựng được
những điều kiện khắc nghiệt của môi trường…
Về khái niệm y tế công cộng, cho tới nay, nhiều nhà khoa học đã đưa ra
rất nhiều định nghĩa khác nhau về y tế công cộng. Những định nghĩa sau đây
được coi là cơ sở khái niệm của y tế công cộng, được phần đông các nhà khoa
học trong lĩnh vực này công nhận: “Y tế công cộng là khoa học và nghệ thuật
của việc phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khoẻ và hiệu quả thông
qua những cố gắng được tổ chức của cộng đồng” (Wilslow, 1920). Hoặc theo
Báo cáo của IOM (Tổ chức quốc tế về di dân) năm 1988 cho rằng: “Y tế công
cộng hoàn thiện những quan tâm xã hội trong việc đảm bảo những quyền làm
cho con người có thể khoẻ mạnh”.
Như vậy, y tế công cộng phải quan tâm đến sức khỏe cho tất cả mọi
người. Thứ nhất, ý tưởng y tế công cộng bắt nguồn từ nhận thức của xã hội,
cần thiết tạo ra một mục tiêu chung và đại diện cho mọi người. Thứ hai, y tế

18
công cộng liên quan đến tổng thể dân số, bao gồm sức khoẻ và nguyện vọng
cá nhân vì sức khoẻ cho chính họ. Thứ ba, y tế công cộng liên quan đến sự
bảo vệ, nâng cao, phục hồi sức khoẻ, có nghĩa là nó bao gồm một phạm vi rất
rộng các hoạt động tiềm năng. Cuối cùng, trách nhiệm của y tế công cộng
thuộc về những tổ chức xã hội khác nhau, bao gồm chính quyền trung ương,
các cấp chính quyền địa phương và hệ thống y tế quốc gia. Trọng tâm can
thiệp của y tế là phòng bệnh trước khi đến mức phải chữa bệnh thông qua việc
theo dõi tình trạng và điều chỉnh hành động bảo vệ sức khỏe.
1.3. Vai trò của báo chí trong việc chuyển tải thông tin
Trong đời sống xã hội, báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng. Bất kỳ
một lực lượng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế giới đều sử dụng
báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công
chúng, nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những định hướng có giá trị
cho cuộc sống.
Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của các
tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí thật sự đã trở thành
vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, mặt khác nó cũng tạo những
điều kiện cần thiết để cho mọi người dân có thể tham gia vào đời sống chính trị
của đất nước. Vì vậy, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng. Với nội
dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí
có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội.
Báo chí không chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén, lợi hại mà còn là người
tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể; điều này càng phù hợp
với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Theo cuốn “Cơ sở lý luận báo chí
truyền thông” của Dương Xuân Sơn – Đinh Văn Hường – Trần Quang, “báo
chí đóng vai trò quan trọng trong xã hội bởi lẽ:
- Báo chí là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận.
- Báo chí là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời
sự trong nước và quốc tế cho nhân dân.

19
- Báo chí là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách
xã hội.
- Báo chí là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của
mình và có những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội.
- Báo chí trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống
hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và
giải trí cho người dân” [17, tr.29].
Đối với mảng y tế - sức khỏe, báo chí đăng tải những chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực y tế - sức khỏe, cung cấp cho người
dân những thông tin mang tính thời sự, phổ biến kiến thức trong việc chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe,… Ngoài ra, những thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí
còn mang tính chất cảnh báo trước mỗi diễn biến xấu của dịch bệnh, định
hướng và hình thành dư luận xã hội trước những vấn đề nóng hổi của mảng y
tế - sức khỏe. Vì vậy, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải
thông tin về y tế - sức khỏe.
1.4. Diện mạo của báo chí về lĩnh vực y tế - sức khỏe ở Việt Nam
hiện nay
1.4.1 Báo chí về lĩnh vực y tế - sức khỏe trên các phương tiện truyền
thông đại chúng hiện nay
Con người là vị trí trung tâm của mọi hoạt động và quyền được sống là
quyền cao nhất của con người. Khi được sống thì sức khỏe là yếu tố quan
trọng nhất, nếu không có sức khỏe thì không thể làm gì được cho bản thân
cũng như góp sức dựng xây phát triển đất nước. Truyền thông nói chung cũng
như báo chí nói riêng ngày càng có nhiều phương thức phong phú để chuyển
tải những thông tin về y tế - sức khỏe bổ ích tới công chúng. Những thông tin
về y tế - sức khỏe xuất hiện thường xuyên và đều đặn trên cả bốn loại hình
báo chí: truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử.
Về truyền hình, hiện nay đã có một kênh riêng chuyên sâu về sức khỏe,
đó là O2TV phát sóng 24/24h kể từ ngày 8/8/2008. O2TV là kênh truyền

20
thông giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi chăm sóc sức
khoẻ và cải thiện chất lượng cuộc sống, là cầu nối giữa người dân với các nhà
hoạch định chính sách trong lĩnh vực y tế. Hiện tại, O2TV có khoảng 30
chương trình sức khỏe thường xuyên phát sóng, trong đó nổi bật là những
chương trình: Bản tin O2, Nhật ký O2, Giờ vàng sức khỏe, Giờ chiến thắng
ung thư, Tuổi vàng, Blog trẻ thơ, Giữ cho lá phổi khỏe mạnh, Chuyện ngành
Y, Chính sách y tế và cuộc sống, Thuốc tốt thuốc hay,… Ngoài ra, trên VTV
– Đài truyền hình Việt Nam có 4 chương trình cũng thuộc mảng y tế - sức
khỏe, đó là: “Vì sức khỏe”, “Sức khỏe cho mọi người”, “Chính sách y tế và
cuộc sống”, "Sống khỏe mỗi ngày". Một số chương trình về y tế - sức khỏe
khác cũng xuất hiện trên các kênh sóng truyền hình như: Chương trình “Sức
khỏe cho mọi nhà – Dr. You”- chính thức phát sóng số đầu tiên vào ngày 20-
5-2012 trên kênh VTV9 và Today TV, chương trình "Vì chất lượng cuộc
sống" phát sóng trên kênh HTV7 thuộc Đài Truyền hình TPHCM. “Sức khỏe
cho mọi nhà – Dr. You” là chương trình cung cấp những kiến thức, thông tin
bổ ích, thiết thực về các căn bệnh thông thường cho người xem truyền hình.
Trong chương trình, bệnh nhân sẽ được trực tiếp trò chuyện và đặt câu hỏi với
bác sĩ về căn bệnh của mình để cùng bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và
cách chữa trị. Chương trình "Vì chất lượng cuộc sống" cung cấp cho người
xem truyền hình những ý kiến tư vấn, kinh nghiệm về vấn đề chăm sóc sức
khỏe, chế độ ẩm thực và dinh dưỡng...
Trên đài phát thanh hiện nay cũng có 5 chương trình về sức khỏe phục
vụ thính giả nghe đài như: “y tế sức khỏe”, “chăm sóc sức khỏe cho học sinh
– sinh viên”, “sức khỏe sinh sản và giới trẻ”, “Vị thuốc quanh ta”, “Bản tin y
tế và sức khỏe cộng đồng”,…
Đối với báo in, ngoài hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống
mà luận văn khảo sát thì hầu hết các tờ báo đều có chuyên mục liên quan đến
vấn đề y tế - sức khỏe, ví dụ như các tờ: Thanh niên có chuyên mục “Sức khỏe -
Ẩm thực”, Tuổi Trẻ có chuyên mục “Sống khỏe” và “Tư vấn sức khỏe”, Tiền

21
Phong có chuyên mục “Sức khỏe”, Người Lao động có chuyên mục “Sức khỏe”
và “Tiến bộ y khoa”,… Ngoài ra, hiện nay, một số ấn phẩm riêng về mảng y tế -
sức khỏe cũng xuất hiện rất nhiều như: Tạp chí Sức khỏe và Tiêu dùng, Tạp chí
"Sức khỏe và An toàn thực phẩm", Tạp chí Sức Khỏe Gia Đình,…
Các trang báo điện tử cũng thành lập các chuyên mục liên quan đến
việc chăm sóc, tư vấn sức khỏe, thẩm mỹ cho bạn đọc như: trang Giadinh.net
có chuyên mục “Sức khỏe”, “Y tế”, “Làm đẹp”; trang Dantri.com.vn có
chuyên mục “Sức khỏe”; trang VnExpress.net có chuyên mục “Sức khỏe”,
“Làm đẹp”; trang Phunuonline.com.vn có chuyên mục “Sức khỏe- Dinh
dưỡng”, “Thời trang- làm đẹp”…
Báo chí với tư cách là công cụ tuyên truyền đắc lực các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đã có những đóng góp đáng kể trong việc
thông tin, phản ánh thực trạng sức khỏe của người dân hiện nay, cung cấp
những phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, những thành tựu y học, tư vấn sức
khỏe, thẩm mỹ… cho cộng đồng. Tuy vậy, những thông tin y tế sức khỏe trên
báo chí hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được nghiên cứu và
xem xét: tính kịp thời của thông tin, yếu tố khách quan trong các bài báo về y
tế - sức khỏe… Do vậy, việc nâng cao nhận thức, giúp người dân có cái nhìn
đúng đắn về sức khỏe, cung cấp những tri thức khoa học trên báo chí về y tế -
sức khỏe luôn là vấn đề nóng bỏng.
1.4.2. Vài nét về tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống
Khoa học & đời sống là một trong những tờ báo lâu đời ở Việt Nam.
Trước kia, báo Khoa học & đời sống được biết đến là tờ báo có nhiều thông
tin về khoa học công nghệ, tuy nhiên, hiện nay, tờ báo này chứa đựng song
song nhiều nội dung phong phú về y tế - sức khỏe. Báo được thành lập năm
1959, là cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam. Hơn nửa thế kỷ qua, Báo có đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia
khoa học hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực Khoa học và công
nghệ nên thông tin trên báo có độ tin cậy cao. Thông tin nhanh nhạy về tiến

22
bộ khoa học của thế giới và Việt Nam, phổ biến kiến thức về y tế - sức khỏe,
hướng dẫn kỹ năng sống khoa học, tư vấn về dinh dưỡng, sức khỏe, ứng dụng
khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống... là đặc thù và cũng là thế mạnh của
Khoa học & đời sống.
Xác định phương châm "Khoa học là đời sống" và "Khoa học vì đời
sống", tờ báo này đã đặt mục tiêu phát triển nội dung theo hướng gắn với lợi
ích trực tiếp của bạn đọc. Báo Khoa học & đời sống có nội dung theo hướng
gắn với có lợi ích trực tiếp cho đời sống của mỗi bạn đọc. Với sự tham gia
của một đội ngũ các nhà chuyên môn trong lĩnh vực khoa học, tờ báo sẽ góp
thêm một tiếng nói với các vấn đề dân sinh, quốc kế, nỗ lực tôn vinh những
nhà khoa học, xúc tiến thương mại, và thực hiện chức năng phổ biến kiến
thức khoa học ứng dụng. Tất cả sự nội dung tờ báo sẽ được thể hiện qua các
chuyên mục chính: Chuyển động, Ý tưởng - Sản phẩm, Gia đình, Sống vui-
sống khỏe, Khám phá và Tư vấn. Hiện nay, báo đã tiến thêm một bước mới là
cải tiến toàn diện các trang mục, tăng lên thành 20 trang nhằm cung cấp thêm
lượng thông tin cho độc giả trên các lĩnh vực Công nghệ thông tin - Viễn
thông, Y tế sức khỏe và Đời sống gia đình. Báo Khoa học & đời sống có 3 ấn
phẩm: Báo Khoa học & đời sống: khổ A3; Phụ san Khoa học & đời sống;
Chuyên đề Dân tộc Thiểu số và Miền núi.
Báo Sức khỏe & đời sống - cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế là một kênh
truyền thông có hiệu quả để tuyên truyền các trọng tâm công tác của ngành,
đường lối chính sách của Đảng về y tế tới mọi người dân, các chỉ thị, nghị
quyết của Bộ Y tế tới các cấp cơ sở và cán bộ y tế. Mục đích của báo Sức
khỏe & đời sống là cung cấp những khái niệm, kiến thức bảo vệ sức khỏe,
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Bên cạnh đó, báo có nhiều bài viết đề cập
đến vấn đề giáo dục ý thức, hướng dẫn cách phát hiện, phòng ngừa và chữa trị
các bệnh. Bằng cách phân tích tỉ mỉ, hướng dẫn chính xác, nhiều bài viết trên
báo đã cung cấp cho độc giả những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe
cho chính mình cũng như gia đình.

23
Báo Sức khỏe & đời sống có tiền thân là báo Sức khỏe, là diễn đàn về
lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Là tờ báo của Bộ Y tế, báo
Sức khỏe & đời sống luôn phản ánh một cách tổng thể khá toàn diện mọi mặt
về công tác trọng tâm của ngành, công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe ban đầu, các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa liên quan đến sức khỏe.
Ngay từ số đầu tiên, báo đã xác định rõ tôn chỉ mục đích phấn đấu của mình:
“Tuần báo Sức khỏe & đời sống - cơ quan ngôn luận của Bộ y tế, đồng thời là
diễn đàn của các tầng lớp nhân dân trong cả nước, với phương châm: cộng tác
viên là sức sống của tờ báo, đông đảo bạn đọc là mục tiêu phục vụ chủ yếu của
tòa soạn. Tuần báo Sức khỏe & đời sống cung cấp cho bạn đọc trong và ngoài
ngành những thông tin về chủ trương, chính sách mới nhất của Đảng, Nhà
nước và của ngành y tế, thường xuyên và kịp thời giới thiệu những thành tựu y
học mới trong nước và thế giới, hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
gia đình và cộng đồng, nêu gương những đơn vị tốt, người tốt, việc tốt. Đồng
thời, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực có liên quan đến sự nghiệp chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân” (lá thư tòa soạn số 1 năm 1995). Ngày
4/10/1995, báo Sức khỏe đổi tên thành báo Sức khỏe & đời sống như hiện nay.
Báo Sức khỏe & đời sống hiện có 4 ấn phẩm báo chí và 2 sản phẩm
điện tử trên mạng Internet. Báo Sức khỏe & đời sống phát hành 4 kỳ/ tuần, 16
trang, khổ 29 x 42 cm, ra các ngày thứ 3,5,7 và chủ nhật hàng tuần. Nằm
trong hệ thống báo chuyên ngành của Bộ Y tế còn có: Tạp chí y học thực
hành, Tạp chí Dược học, tạp chí y tế công cộng, tạp chí y học cổ truyền Việt
Nam… Có thể nói, với đặc thù riêng của mình, báo Sức khỏe & đời sống có
những lợi thế hết sức to lớn trong công tác phản ánh thông tin sức khỏe mà
không phải tờ báo, tạp chí nào cũng có được.
Tiểu kết
Thông tin về vấn đề sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu trong chiến
lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Đảng và Nhà nước, được xuyên suốt
trong tất cả các văn bản chỉ đạo về công tác y tế - sức khỏe. Đảng, Nhà nước

24
và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định công tác truyền thông là một phần
không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thông tin
về y tế - sức khỏe đã phản ánh tình hình chung của mảng y tế hiện nay, đồng
thời cung cấp thêm những tri thức để mọi người có cách phòng ngừa, đối phó
với bệnh tật, giữ gìn sức khỏe.
Diện mạo báo chí về thông tin y tế - sức khỏe đã phát triển một cách
nhanh chóng trong thời gian gần đây trên cả bốn loại hình báo chí: truyền
hình, phát thanh, báo in, báo mạng. Mỗi loại hình báo chí đều có kênh chuyên
trách về vấn đề thông tin y tế - sức khỏe, ví dụ: kênh O2TV của truyền hình.
Ngoài ra, thông tin về y tế - sức khỏe còn xuất hiện trên nhiều chuyên mục
khác nhau của Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí
Minh… Đối với báo in, hai tờ báo chủ lực của mảng thông tin y tế - sức khỏe
là tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống. Sau đây, ở những chương
tiếp theo, tác giả luận văn sẽ đi vào phân tích cụ thể về nội dung và hình thức
hai tờ báo này, từ đó tìm ra ưu, nhược điểm, thành công và hạn chế của hai tờ
báo trong việc chuyển tải thông tin y tế - sức khỏe đến với bạn đọc.

25
CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG, HÌNH THỨC THỂ HIỆN THÔNG TIN
Y TẾ - SỨC KHỎE TRÊN BÁO KHOA HỌC & ĐỜI SỐNG
VÀ SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG

2.1 Nội dung thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời
sống và Sức khỏe & đời sống
2.1.1. Khảo sát số lượng tin bài trên hai tờ báo
Bảng 2.1: Thông tin về y tế sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống
Số lượng tin bài

Khoa học & Sức khỏe &


STT Nội dung thông tin Tỷ lệ Tỷ lệ
đời sống đời sống
1 Dịch bệnh 125 3,65% 363 7,38%
2 Thành tích y học, kỹ 644 18,85% 821 16,70%
thuật
3 Phòng ngừa, điều trị 2073 60,65% 2958 60,17%
một số bệnh, nhóm
bệnh thường gặp
4 Tư vấn về y tế, sức 576 16,85% 774 15,75%
khỏe
5 Tổng cộng 3418 100% 4916 100%

Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy, thông tin được hai tờ Khoa
học & đời sống và Sức khỏe & đời sống đề cập đến nhiều nhất là phòng ngừa,
điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp, tiếp theo là thông tin về thành
tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị, sau đó là thông tin tư vấn về y tế, sức
khỏe, thẩm mỹ, và cuối cùng là thông tin về bệnh dịch. Việc có nhiều tin bài
về phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp cũng phù hợp
với nhiệm vụ của các báo, đó là phản ánh những thông tin về chăm sóc, bảo

26
vệ sức khỏe của người dân. Mặt khác, thông tin về dịch bệnh chiếm số lượng
tin bài ít nhất ở hai tờ Khoa học & đời sống, Sức khỏe & đời sống từ 4/2011
đến 4/2012 cho thấy các loại bệnh dịch chỉ bùng phát mạnh ở một số thời
điểm nhất định. Đối với các dịch bệnh theo mùa, hai tờ báo cung cấp những
thông tin mang tính chất cảnh báo, phòng ngừa, điều trị,… Thông tin về thành
tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị xuất hiện nhiều đã thể hiện sự phát triển
của nền y học trong và ngoài nước. Thông tin tư vấn về y tế, sức khỏe chiếm
số lượng bài viết tương đối lớn trên hai tờ Khoa học & đời sống, Sức khỏe &
đời sống cũng cho thấy đời sống của cộng đồng được nâng cao. Người dân
muốn được biết những thông tin liên quan đến vấn đề thẩm mỹ, làm đẹp,…
bên cạnh những thông tin chăm sóc sức khỏe thông thường khác.
2.1.2. Thông tin về bệnh dịch
Trong những năm qua, báo chí đã góp phần quan trọng vào kết quả đạt
được của các chương trình y tế và vào thành công của các chiến lược chăm
sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh, nâng cao kiến thức về y tế
cho mọi người. Có thể nói, việc đưa tin về dịch bệnh là một nội dung được
xuyên suốt trong các số báo của tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời
sống. Những năm gần đây toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều dịch bệnh,
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, thậm chí dẫn đến tử vong. Trong khoảng
thời gian tiến hành nghiên cứu, ở nước ta xuất hiện một số loại dịch bệnh theo
mùa, một số dịch bệnh ở trẻ em khiến xã hội quan tâm lo lắng. Trước mỗi đợt
dịch bệnh trong năm, báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống đều
có những bài viết cảnh báo, cung cấp những thông tin để phòng ngừa, khống
chế dịch bệnh cho cộng đồng. Trong thời gian khảo sát của luận văn, có 3 loại
dịch bệnh được đề cập đến nhiều trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức
khỏe & đời sống là dịch sốt xuất huyết, dịch bệnh chân tay miệng, dịch tiêu
chảy ở trẻ em, trong đó dịch chân tay miệng được nói đến nhiều nhất, dàn trải
trong suốt khoảng thời gian một năm. Khảo sát tin bài trên Khoa học & đời
sống và Sức khỏe & đời sống cho thấy, số lượng tin bài được đưa nhiều cũng

27
trùng khớp với thời điểm dịch chân tay miệng tăng cao (từ tháng 6 đến tháng
10 trong năm). Cụ thể, trong tháng 6 năm 2011, trên báo Khoa học & đời
sống có bài: “Khử khuẩn phòng bệnh chân tay miệng” (số 70, ra ngày
11/6/2011) đề cập đến 1 số phương pháp khử khuẩn nhằm đề phòng dịch
bệnh truyền nhiễm cho trẻ em trong đó bệnh chân tay miệng, với sự tư vấn
cho ý kiến của Ths.BS Lê Hồng Nga - Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM; số
74, ngày 21/6/2011 có bài: “Chế độ dinh dưỡng phòng trị bệnh tay chân
miệng” với sự tư vấn trả lời của bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Hoa,
trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM…
Đối với báo Sức khỏe & đời sống - tờ báo của Bộ y tế thì trong tháng
6/2011, báo đã đưa tất cả 12 tin bài về dịch bệnh chân tay miệng với nội dung
phong phú, cập nhật những thông tin đa chiều về bệnh chân tay miệng. Trong
đó, báo đã đề cập đến vấn đề phòng chống dịch bệnh, hướng giải quyết dịch
bệnh, diễn biến dịch bệnh trên cả nước, các điểm nóng bùng phát dịch bệnh,
kết quả đạt được đối với việc đẩy lùi dịch bệnh,… Khi theo dõi nội dung các
bài viết, độc giả có thể thấy rõ bức tranh toàn cảnh về việc diễn biến của dịch
bệnh. Chỉ riêng trong tháng 6, tình hình dịch bệnh chân tay miệng ở trẻ em đã
được báo Sức khỏe & đời sống phản ánh nhiều chiều, tại nhiều địa phương:
Cần Thơ, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ngãi. Các bài viết đa dạng, nhằm cung
cấp cho cộng đồng những thông tin mới, cập nhật nhất về tình hình diễn biến
của dịch bệnh, số lượng các ca mắc mới, cách phòng chống, xây dựng phác
đồ điều trị,…
* Thông tin về số lượng người mắc bệnh
Đối với mỗi loại dịch bệnh, hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe &
đời sống đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của dịch. Trước tiên, hai
báo thông tin về số lượng người mắc bệnh. Trên tờ Khoa học & đời sống, một
số bài viết nổi bật chứa đựng thông tin về số lượng người mắc bệnh như “Hà
Nội – số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng”. Bài viết đã chỉ ra sự bùng phát của
dịch sốt xuất huyết và một số dịch bệnh khác: “Thông tin từ trung tâm y tế dự

28
phòng Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng
20% so với cùng kỳ năm 2010. Hà Nội cũng ghi nhận 141 trường hợp mắc
tiêu chảy cấp, gần 600 ca sốt phát ban, 4 ca dương tính với sởi. Nguyên nhân
là do diễn biến của dịch đang ở giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát,
nhất là tiêu chảy cấp và sốt xuất huyết, cộng với việc thời tiết diễn biến thất
thường, độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh. Cùng
với đó là ý thức của người dân chưa cao…”
Trên báo Khoa học & đời sống đã có những bài viết thống kê thông tin
về số lượng người mắc bệnh. Số 113 đã chỉ ra: “Cho đến ngày 19/9/2011, cả
nước đã có 47.600 ca mắc tại 61 địa phương, trong đó 102 người đã tử vong”.
Hay như bài: “Dịch tay chân miệng bùng phát” (số 32) đề cập đến thông tin
số lượng trẻ mắc bệnh này có xu hướng tăng cao, bài viết có đoạn: “Thường
tháng 6 đến tháng 9 mới là mùa dịch tay chân miệng, nhưng ngay từ đầu năm,
các ca bệnh tay chân miệng đã ồ ạt nhập viện. Điều bất thường là rất nhiều ca
bệnh không tiếp xúc với nguồn lây, có triệu chứng không điển hình nhưng lại
diễn biến nhanh, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi…” Đối với tờ Sức khỏe & đời
sống, bài viết thống kê thông tin về số lượng người mắc bệnh cũng xuất hiện
khá nhiều. Ở số 78, ngày 30/6 có tin “40 ca tử vong do bệnh chân tay miệng”
đề cập đến việc “Ngày 29/6, TS Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng cục y tế dự
phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 13.000 ca
mắc bệnh chân tay miệng, cao hơn nhiều so với năm 2009, 2010: mỗi năm
10.000, trong đó gần 40 trường hợp tử vong. Phần lớn ca bệnh là trẻ nhỏ, tập
trung chủ yếu ở miền Nam”. Trong số 97 ra ngày 25/6/2011, Thứ trưởng Bộ
Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ ra rằng: trung bình mỗi năm có từ 25.000 -
76.000 ca bệnh sốt xuất huyết và từ 45 - 111 ca tử vong do sốt xuất huyết trên
khắp cả nước. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2011 đến
5/2011, cả nước ghi nhận trên 8.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trung
bình số người mắc sốt xuất huyết là 500 ca/tuần, cao hơn nhiều so với cùng
kỳ năm 2010. Hơn nữa, dịch sốt xuất huyết từ đầu năm 2011 có chiều hướng

29
diễn biến bất thường với nhiều ca biến chứng nặng. Bệnh gia tăng ở các tỉnh
thành phía Nam.
Dịch bệnh chân tay miệng diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh ở trẻ
em tăng cao theo từng giai đoạn. Đây là vấn đề lớn, liên quan trực tiếp đến
sức khỏe của trẻ nhỏ và ảnh hưởng đến từng gia đình nên cần được báo chí
quan tâm, theo dõi để đưa tin một cách nhanh chóng, chính xác. Việc thông
tin kịp thời về dịch bệnh khiến cho người dân có thể kịp thời nắm bắt diễn
biến lây lan, phát triển của bệnh, từ đó có phương pháp phòng ngừa, đối phó,
ngăn chặn bệnh dịch lây lan. Từ tháng 4/2011 đến 4/2012, trên cả nước ta đã
xuất hiện dịch bệnh chân tay miệng, mà nổi bật là thời điểm tháng 6, tháng 7
và tháng 10 năm 2011. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu và khảo sát trên 2
tờ báo này từ tháng 4/2011 đến 4/2012 thì báo Sức khỏe & đời sống bám sát
và đưa nhiều thông tin về dịch chân tay miệng hơn báo Khoa học & đời sống.
* Thông tin về phòng ngừa, cách phòng chống bệnh dịch
Ở mỗi dịch bệnh, hai tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời
sống đều có những bài viết đề cập đến vấn đề phòng ngừa, phân tích nguyên
nhân bùng phát, xu hướng điều trị các bệnh dịch. Đối với dịch sốt xuất huyết,
trên báo Sức khỏe & đời sống, số 84 ra ngày 26/5/2011, “Cách chăm sóc và
phòng bệnh sốt xuất huyết” của TS Bùi Vũ Huy (Bệnh viện Nhiệt đới Trung
ương). Bài viết đã hệ thống các nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện của sốt xuất
huyết, diễn biến của bệnh, phương pháp điều trị sốt xuất huyết,…
Đối với dịch bệnh chân tay miệng, những thông tin về vấn đề phòng
ngừa, phân tích nguyên nhân bùng phát, xu hướng điều trị cũng được hai báo
chú trọng đăng tải thông tin. Trên Khoa học & đời sống đã có những bài viết
phân tích về tình trạng chân tay miệng ở trẻ em thời gian gần đây, tiêu biểu
như các bài: “Bệnh chân tay miệng - Dễ nhầm với bệnh khác” (Số 117, ngày
29/9/2011), bài viết đưa ra các triệu chứng ở bệnh nhân nhi mắc chân tay
miệng, các thể bệnh, phương pháp điều trị, và đặc biệt phân tích, nhấn mạnh
đến sự nhầm lẫn với một số các bệnh khác có triệu chứng tương tự như: viêm

30
loét miệng, các bệnh có phát ban da, dị ứng, viêm da mủ, thủy đậu, nhiễm
khuẩn huyết, sốt xuất huyết, và các bệnh viêm não - màng não do vi khuẩn,
virus, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi,…
Ở báo Sức khỏe & đời sống, số 109 có bài: “Cần hiểu đúng về bệnh
chân tay miệng” của ThS Phạm Anh Tuấn với 3 nội dung chính: Nhận dạng
bệnh chân tay miệng, các biến chứng nguy hiểm của bệnh, cần thực hiện tốt
vệ sinh thân thể và ăn uống. Trên báo Sức khỏe & đời sống cũng có nhiều bài
phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân của đợt bùng phát dịch chân tay miệng ở
các địa phương. Việc đưa ý kiến nhận định của các chuyên gia sẽ làm cho
người dân có cái nhìn khách quan về dịch bệnh, từ đó thực hiện những biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự lây lan dịch chân tay miệng.
So sánh trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, tác
giả luận văn nhận thấy, số lượng bài viết về dịch bệnh chân tay miệng ở cả hai
tờ báo đều nhiều hơn số lượng bài viết về dịch sốt xuất huyết.
Bảng 2.2 Số lượng bài viết dịch chân tay miệng và dịch sốt xuất huyết

Tổng số bài Dịch sốt Dịch chân


Báo Tỷ lệ Tỷ lệ
về dịch bệnh xuất huyết tay miệng

Khoa học & đời sống 125 47 37,6% 78 62,4%

Sức khỏe & đời sống 363 127 35% 236 65%

Dựa vào bảng trên chúng ta có thể thấy, tỷ lệ bài viết về dịch chân tay
miệng được đưa nhiều hơn so với dịch sốt xuất huyết. Điều này khẳng định,
hai tờ báo đang phản ánh thực trạng tình hình và diễn biến của dịch bệnh.
Dịch chân tay miệng có mức độ nguy hiểm và chiếm được sự quan tâm của
cộng đồng nhiều hơn so với dịch sốt xuất huyết. Bởi vậy, cả hai tờ Khoa học
& đời sống và Sức khỏe & đời sống đều dành cho dịch chân tay miệng số
lượng tin bài nhiều nhất. Các bài viết trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức
khỏe & đời sống đều sẽ giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng, phòng ngừa
để tránh dịch bệnh bùng phát,…

31
Trước thực trạng dịch bệnh sốt xuất huyết và chân tay miệng có chiều
hướng tăng mạnh, Bộ Y tế đã có những biện pháp nhằm tuyên truyền và
khống chế dịch bệnh. Những văn bản, nội dung hướng dẫn chỉ đạo của Bộ y
tế, tình hình diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết trên cả nước đều được hai tờ
Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống chuyển tải đến độc giả. Tuy
nhiên, báo Sức khỏe & đời sống đã cập nhật đầy đủ hơn diễn biến dịch bệnh,
các chỉ đạo của Bộ Y tế so với tờ Khoa học & đời sống. Bản thân tờ Sức khỏe
& đời sống có hẳn chuyên mục “Các chương trình mục tiêu quốc gia” trong
đó đề cập đến việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý tình hình dịch bệnh sốt
xuất huyết trên cả nước. Điều này thể hiện, tờ báo rất quan tâm đến việc tuyên
truyền phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh, chăm lo sức khỏe cho người dân.
Trên cơ sở cung cấp thông tin, báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe
& đời sống đã giúp ích cho ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh
hiệu quả. Từ thông tin tuyên truyền của báo chí, người dân đã nâng cao ý thức
cảnh giác, bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, góp phần làm giảm
những ca nhiễm bệnh do thiếu hiểu biết, giải quyết phần nào tình trạng quá tải
trong các bệnh viện, cơ sở y tế. Bên cạnh đó, báo Khoa học & đời sống và
Sức khỏe & đời sống cũng kịp thời đưa tin diễn biến mỗi khi có dịch bệnh
xảy ra ở từng địa phương, giúp mỗi gia đình và cộng đồng hình dung được
bức tranh toàn cảnh về dịch bệnh.
Qua sự thống kê về số lượng bài viết cũng như nội dung tin bài trên 2
báo có thể thấy rằng, báo Sức khỏe & đời sống bám sát và đưa tin đều đặn,
phong phú hơn về dịch bệnh. Theo khảo sát của tác giả luận văn, thông tin về
diễn biến của dịch bệnh (số ca nhiễm, tình hình lây lan) là nội dung được các
tờ báo tập trung đăng nhiều hơn cả, trong đó nếu báo Khoa học & đời sống
chủ yếu chỉ đưa tin, thì báo Sức khỏe & đời sống đã có nhiều bài viết sâu hơn
để phán ánh về dịch bệnh, trong đó có một số bài phỏng vấn các chuyên gia.

32
2.1.3. Thông tin về thành tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị
Nội dung thông tin về thành tích y học, kỹ thuật mới thường tập trung vào
hai nội dung chính, đó là: phương pháp mới trong điều trị và thành tựu y học.
Bảng 2.3 So sánh số lượng tin bài về thành tích y học, kỹ thuật mới
trong điều trị trên hai báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống

Tổng số tin bài về Phương pháp Thành


Báo thành tích, kỹ thuật mới trong Tỷ lệ tựu y Tỷ lệ
mới trong điều trị điều trị học
Khoa học 644 423 65,68% 221 34,32%
& đời sống
Sức khỏe & 821 469 57,13% 352 42,87%
đời sống

* Phương pháp mới trong điều trị


Dựa vào bảng trên chúng ta có thể thấy, số lượng tin bài về phương
pháp mới trong điều trị trên tờ Khoa học & đời sống nhiều hơn so với tờ Sức
khỏe & đời sống. Điều này cũng dễ hiểu vì đối với tờ Khoa học & đời sống,
những thông tin liên quan đến khoa học sẽ được đề cập đến nhiều hơn.
Trên tờ Khoa học & đời sống, thông tin về phương pháp mới trong điều
trị có riêng chuyên mục: “Kỹ thuật mới trong điều trị”. Chuyên mục này đề
cập đến các phương pháp điều trị bệnh mới đang được áp dụng, mở ra những
hy vọng cho người bệnh, trong đó nêu bật ưu điểm của từng phương pháp.
Khi theo dõi chuyên mục này, độc giả có thể nắm bắt và tích lũy được nhiều
kiến thức về y học hiện đại. Mỗi số báo là một kinh nghiệm, một phương
pháp điều trị bệnh khoa học, được đúc kết và chia sẻ với độc giả. Bài viết:
“Cấy chỉ điều trị thoái hóa cột sống” (số 30) đề cập đến phương pháp cấy chỉ
tiên tiến, một phương pháp mới giúp bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể sớm
trở lại được cuộc sống bình thường. Một số bài viết khác có thể kể đến như:
“Đặt stent thông hẹp ống động mạch phổi” (số 53); “Tạo hình dây chằng chéo
bằng mảng ghép đồng loại” (số 105)…

33
Về mảng nội dung này, tờ Sức khỏe & đời sống cũng có hai chuyên
mục thường xuyên đưa tin hoặc có những bài viết chứa đựng nội dung về
thành tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị là: Kỹ thuật mới trong điều trị,
Thuốc và sức khỏe,… Những chuyên mục này xuất hiện thường xuyên trên
báo Sức khỏe & đời sống, tạo dấu ấn và thu hút sự quan tâm lớn của độc giả.
Các bài viết về phương pháp điều trị mới thường tập trung vào việc phân tích,
hướng dẫn nhằm giúp độc giả hiểu về một số phương pháp mới đang được áp
dụng để điều trị bệnh. Trên số 56, ngày 7/4/2011 có các bài viết: “Phẫu thuật
thành công bệnh nhi bị tim bẩm sinh phức tạp hiếm gặp”, “Phẫu thuật u não
bằng dụng cụ cắt hút”…. Số 61 có bài “Ghép da bằng vạt siêu mỏng có nối vi
mạch phẫu: Phục hồi thẩm mỹ cho vùng mặt, cổ”… Thông tin về kỹ thuật
mới trong điều trị được truyền tải rộng rãi tới mọi người cũng giúp tạo ra sự
ủng hộ, đồng thuận của các cá nhân trong hoạt động của ngành y tế, góp phần
nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân.
* Thành tựu y học
Dựa vào bảng 2.3 chúng ta có thể thấy, số lượng tin bài về thành tựu y
học trên tờ Sức khỏe & đời sống nhiều hơn so với tờ Khoa học & đời sống.
Báo Sức khỏe & đời sống là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế nên luôn phản
ánh một cách phong phú, đa dạng các tin bài về thành tựu y học.
Các bài viết về kỹ thuật mới trong điều trị thường là các bài viết chuyên
sâu, xuất hiện đều đặn trên báo, có nội dung và kiến thức y học phong phú,
cung cấp cho độc giả những thông tin bổ ích về các thành tựu y học. Bên cạnh
đó, hệ thống bệnh được đề cập đến cũng rất đa dạng. Ở báo Khoa học & đời
sống, mảng nội dung thành tựu y học xuất hiện đều đặn, một số bài viết nổi bật
như: “Gốm thủy tinh điều trị xốp xơ tai”, (số 111); bài “Nội soi ruột thừa qua
rốn không sẹo” (số 28), bài “Ghép tế bào gốc trị thoái hóa khớp” (số 29)…
Trên báo Sức khỏe & đời sống, mảng thông tin về thành tựu y học cũng
chiếm một số lượng tin bài khá lớn. Tờ báo có rất nhiều chuyên mục thường
xuyên đưa tin hoặc có những bài viết chứa đựng mảng nội dung này như: Y

34
học thường thức, Thông tin y dược,… Những bài viết thể hiện rõ về thành tựu
y học, được đăng tải trên báo Sức khỏe & đời sống như: “Lần đầu tiên ghép tế
bào gốc điều trị bệnh tự miễn”, “Phẫu thuật thành công trường hợp u tụy tiết
insulin hiếm gặp ở trẻ sơ sinh” (số 57, ra ngày 9/4/2011); “Ca đóng thông liên
thất bằng can thiệp qua da đầu tiên” (số 59); hay ngày 15/11/2011 có bài:
“Lần đầu tiên thực hiện thành công ghép van tự thân: Tiếp thêm sự sống cho
những trái tim lạc nhịp”,…
Thời điểm năm 2011, toàn xã hội lo lắng vì dịch bệnh tay chân miệng.
Trong bối cảnh dịch bệnh dồn dập, việc các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 1
(TPHCM) nghiên cứu, triển khai thành công kỹ thuật lọc máu liên tục cho
bệnh nhi tay chân miệng bị suy đa tạng đã gây tiếng vang trên cả nước.
Những thông tin về thành tích y học này cũng được báo Sức khỏe & đời sống
đưa tin đầy đủ, kịp thời đến bạn đọc cả nước, góp phần làm các gia đình và
phụ huynh yên tâm hơn để đối phó với dịch bệnh chân tay miệng đang có xu
hướng lan rộng. Các trường hợp bệnh nhân được cứu sống nhờ áp dụng kỹ
thuật mới này đã được báo Sức khỏe & đời sống thông tin đến bạn đọc cả
nước, ví dụ: “Cứu sống trẻ bị chân tay miệng biến chứng nặng (số 89, ngày
4/6/2011).
Các thành tích y học tại Việt Nam hay nước ngoài đều giúp người dân
có thêm niềm tin về một nền y tế với nhiều kỹ thuật hiện đại, đẩy lùi được
bệnh tật, từ đó cộng đồng sẽ có cuộc sống khỏe mạnh và thêm nhiều cơ hội
được chữa khỏi bệnh tật nhờ các kỹ thuật mới.
2.1.4. Thông tin về phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh
thường gặp
Có thể nói, đây là mảng nội dung chiếm số lượng nhiều nhất trong số
thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống, với số lượng là 2073 bài.
Trên báo Sức khỏe & đời sống, nội dung về phòng ngừa, điều trị một số
bệnh, nhóm bệnh thường gặp cũng chiếm số lượng nhiều nhất trong số thông
tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống, với số lượng là 2958 bài

35
trên tổng số 4916 bài viết về thông tin y tế sức khỏe trong 1 năm (chiếm tỷ lệ
60,17%). Nội dung thông tin trong những bài viết đề cập đến nhiều bệnh,
nhóm bệnh khác nhau trong đời sống hàng ngày. Mảng nội dung này của báo
Sức khỏe & đời sống đề cập đến việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị nhiều
loại bệnh khác nhau, những mối nguy hiểm cũng như biến chứng có thể gặp
phải của bệnh,…
Theo dõi tin bài về mảng nội dung này trên báo Sức khỏe & đời sống,
độc giả có thể nắm bắt được những thông tin nhiều chiều, cập nhật phương
pháp chữa trị, đối phó với bệnh tật. Các bài viết chứa đựng nội dung này
thường nằm rải rác trong những chuyên mục: Y học thường thức, bác sĩ gia
đình, chuyên mục hỏi đáp, y học cổ truyền, thông tin y dược, thuốc và sức
khỏe, bác sĩ gia đình,… Trên báo Sức khỏe & đời sống, mỗi một số báo
thường chứa đựng rất nhiều bài viết về nội dung nhận biết, phòng ngừa, điều
trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp. Các bài viết này đề cập đến hệ thống
các bệnh, nhóm bệnh phong phú, phục vụ cho nhiều đối tượng,… Thông qua
tin bài trên báo chí, độc giả sẽ thu nhập được nhiều kiến thức để có cái nhìn
đúng đắn trong cách phòng ngừa, điều trị một số bệnh thường gặp.
* Thông tin về phòng ngừa bệnh
Có thể nói, đây là mảng nội dung chiếm số lượng tin bài phong phú
trên báo Khoa học & đời sống. Nội dung thông tin trong những bài viết này
thường phong phú, đa dạng, đề cập đến việc phòng ngừa nhiều bệnh, nhóm
bệnh khác nhau trong đời sống hàng ngày. Thông qua hệ thống tin bài của
báo, độc giả có thể tích lũy được nhiều kiến thức để phòng ngừa một số bệnh
thường gặp, nâng cao ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ví dụ, trong số 50,
ngày 26/4/2011, báo Khoa học & đời sống có các tin bài: “Tránh teo cơ do
viêm khớp dạng thấp”, “Ai cần tiêm ngừa bệnh hô hấp”, Hội chứng thận hư:
nguy cơ gây sỏi thận”, “Làm chậm mệt mỏi tế bào não”… Số 140 ra ngày
22/11/2011 có các bài viết liên quan đến chủ đề nhận biết, phòng ngừa và
điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp như sau: “Thận trọng khi dung

36
thuốc tăng sinh lực”, “Dùng thuốc dài ngày - đề phòng suy thận”, “Dấu hiệu
của bệnh đa hồng cầu”,… Các bài viết về phòng ngừa bệnh có thể xuất hiện ở
những chuyên mục khác nhau, tuy nhiên thường nằm rải rác trong các chuyên
mục: “Sức khỏe”, “Y học và đời sống”,….
Sự phong phú ở nội dung mỗi số báo làm cho tờ Sức khỏe & đời sống
có sức hút lớn và được độc giả đón nhận. Trong các số báo của tờ Sức khỏe &
đời sống, những nội dung về phòng ngừa bệnh đều được độc giả dễ dàng nhận
biết và tiếp thu. Trong số báo ra ngày 13/12/2011 có những bài viết mang
thông tin cảnh báo như: “Dị tật thận hình móng ngựa hiếm gặp nhưng nguy
hiểm”, “Bong da chân có đáng lo”; có những bài chứa đựng nội dung phòng
ngừa bệnh đơn thuần như: “Phòng 5 bệnh dễ gặp do lạnh đột biến”, “Phòng
ngừa mù lòa không bao giờ là quá sớm”, “Bệnh lao hoàn toàn có thể phòng và
chữa được”, “Ngăn ngừa biến chứng ung thư trực tràng”…
* Thông tin về điều trị bệnh thông thường
Có thể nói, đây là mảng nội dung chiếm số lượng nhiều nhất trong số
thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống. Các bài viết chứa đựng
nội dung này thường nằm rải rác trong những chuyên mục: “Gia đình và sức
khỏe”, “Sức khỏe không có tuổi”, “Sống vui sống khỏe”,…. Nội dung tin bài
được đề cập dưới nhiều góc cạnh, bao gồm: đưa những thông tin chăm sóc sức
khỏe cho cộng đồng; phân tích, đề cập đến hướng điều trị bệnh một cách chi tiết.
Số 50, ngày 26/4/2011 có tin bài: “Trị gầu bằng cách nào”, “Tràn dịch màng
phổi do dưỡng chấp”, “Nang lạc tuyến buồng trứng hay tái phát”, “Các dấu hiệu
chẩn đoán hen”, “Đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng”, Ung thư phế
quản”,… Ở số báo ra ngày 22/11/2011 có bài viết liên quan đến chủ đề nhận
biết, phòng ngừa và điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp bao gồm: “Một
trẻ chết, hai trẻ nguy kịch vì uống thuốc bổ chứa chì”, “Chuối thâm đen có thể
chống ung thư”, “Huyết áp thay đổi theo tâm sinh lý”, “Phụ nữ huyết áp thấp:
nguy hiểm cao”, “Men tiêu hóa có giống men vi sinh”, “Kỹ thuật loại bỏ trĩ
không dao: giúp giảm khả năng u ác tính trực tràng”, “Giấm kết hợp với lá

37
xương song chữa viêm họng, thanh quản”, “Thoái hóa hoàng điểm ở người cao
tuổi”, “Giảm khả năng lao động vì đau thần kinh tọa”, “Sỏi thận có tái phát”,
“Sử dụng Nattospes không gây tác dụng phụ”,… Nội dung các bài viết trong
một số báo phong phú như vậy nên phục vụ khá đông đảo nhu cầu của bạn đọc.
Trên tờ Sức khỏe & đời sống, mảng nội dung về điều trị một số bệnh
thường gặp cũng xuất dày đặc trên các số báo. Những thông tin này không chỉ
cung cấp các hướng điều trị thích hợp mà còn đưa ra biện pháp xử lý cụ thể
đối với từng loại bệnh. Những bài viết về thông tin điều trị bệnh trên báo Sức
khỏe & đời sống có thể kể đến bao gồm: “Nghi ngờ bệnh xuất huyết tiêu
hóa”, “Thoát vị đĩa đệm: nên điều trị thế nào”, “Rối loạn phát triển giới tính”
(số 199, ngày 13/12/2011)... Nội dung các bài viết trong một số báo phong
phú nên phục vụ khá đông đảo nhu cầu của bạn đọc.
* Thông tin về điều trị bệnh có sự lồng ghép yếu tố quảng cáo
Mảng thông tin về điều trị bệnh trên báo Khoa học & đời sống đã đề
cập được nhiều loại bệnh khác nhau, có nhiều bài viết sâu sắc, tuy nhiên, hiện
tượng lồng ghép yếu tố quảng cáo trong bài viết vẫn là một vấn đề phổ biến
xuất hiện trên báo. Qua thống kê các số báo trong 1 năm (từ tháng 4/2011 đến
tháng 4/2012), báo Khoa học & đời sống đã có 634 bài xuất hiện yếu tố quảng
cáo, trên tổng số 2073 bài ở mảng nội dung nhận biết, phòng ngừa, điều trị
một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp (chiếm tỷ lệ 30,58%). Con số này cho
thấy, mặc dù báo đã cố gắng tìm tòi và có những bài viết đa dạng về các bệnh,
nhóm bệnh thường gặp nhưng lượng bài chứa yếu tố quảng cáo vẫn rất lớn,
ảnh hưởng đến tính chất khách quan trong mỗi bài viết.
Hình thức lồng ghép quảng cáo ở mỗi bài viết cũng khá điêu luyện khi
mỗi bài viết thường chỉ khéo léo cài tên sản phẩm, tên thuốc vào cuối bài, còn
nội dung bên trên hoàn toàn là những thông tin bệnh học khách quan. Nếu
không tinh ý, độc giả sẽ khó nhận biết có xuất hiện yếu tố quảng cáo. Các sản
phẩm được lồng ghép quảng cáo trong bài viết thường là thực phẩm chức năng
hoặc các loại thuốc, và đơn vị làm việc này là các công ty Dược trong cả nước.

38
Việc xuất hiện nhiều bài viết có yếu tố quảng cáo đã làm giảm tính
khách quan trên báo Khoa học & đời sống. Bên cạnh đó, số lượng bệnh được
đề cập trên mặt báo cũng giảm theo, vì khi đã lồng ghép yếu tố quảng cáo thì
bài viết phải đề cập đến bệnh gắn liền với sản phẩm của các công ty Dược.
Bên cạnh đó, sự lồng ghép quảng cáo các sản phẩm, các loại thuốc cũng được
thực hiện khéo léo và tinh vi hơn rất nhiều so với trước đây. Trong một bài
viết về cách nhận biết, điều trị bệnh, vẫn là những thông tin bệnh học chính
xác, có sự tham gia, cho ý kiến của các chuyên gia y tế, các bác sĩ chuyên
ngành, nhưng chắc chắn, bài viết sẽ phải xuất hiện một vài lần tên của sản
phẩm cần quảng cáo. Đặc biệt, sự lồng ghép quảng cáo của nhiều công ty
Dược hiện nay còn “khéo” đến mức không để tự tác giả nói về sản phẩm, mà
các vị bác sĩ, giáo sư… có mối quan hệ mật thiệt với công ty sẽ nói về công
dụng của sản phẩm. Điều này càng khiến cho độc giả dễ bị nhầm lẫn và
không thể phân biệt được bài viết khách quan của phóng viên với bài viết có
xen lẫn yếu tố quảng cáo của các doanh nghiệp.
Các bài lồng ghép yếu tố quảng cáo tường xuất hiện trên Khoa học &
đời sống trong chuyên mục: “Hỏi đáp”, “Gia đình và sức khỏe”, “Gia đình
khỏe”, “Nhịp cầu”, “Y học và đời sống”, “Thông tin tư vấn”, “Sống vui, sống
khỏe”. Qua khảo sát cho thấy, mỗi số báo Khoa học & đời sống thường có từ
4 đến 6 bài có lồng ghép quảng cáo.
Số 25, báo Khoa học & đời sống có các bài: “Điều trị tăng huyết áp: hạ
huyết áp liệu đã đủ?”, “Xử lý tăng đường huyết”, “Sỏi thận- tiết niệu và nguy
cơ suy thận”, “Cơn thiếu máu não thoáng qua - cẩn thận với đột quỵ”, “Điều
trị suy thận ngay từ giai đoạn đầu”, “Tại sao trẻ em thời nay dễ bị cận?”.
Trong đó, bài “Điều trị tăng huyết áp: hạ huyết áp liệu đã đủ?” có 3 tít phụ: tít
phụ thứ nhất “Vì sao tăng huyết áp liên quan đến tai biến” giải thích cơ chế
tăng huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não; tít phụ thứ 2 là “Hạ huyết áp
thôi là chưa đủ!!!” chỉ ra một trường hợp bệnh nhân cụ thể (Bác Trung, 61
tuổi, ở Ninh Bình) bị tăng huyết áp, mặc dù đã dùng thuốc hạ huyết áp hàng

39
ngày suốt 2 năm nhưng huyết áp của bác không được ổn định, vẫn lên xuống
thất thường. Sau đó, bài viết đưa ra lập luận: “Để giảm thiểu những biến
chứng nguy hiểm của tăng huyết áp, thì chỉ hạ huyết áp thôi là chưa đủ, mà
việc giữ huyết áp ở mức an toàn, ổn định lâu dài và phòng ngừa những cục
máu đông hình thành trong lòng mạch là điều hết sức quan trọng”. Tít phụ thứ
3 của bài là “Thông tin cho bạn” đề cập đến thực phẩm chức năng Hạ áp Ích
Nhân với việc nêu rõ thành phần, công dụng của sản phẩm, nghiên cứu chứng
minh của bệnh viện Y học cổ truyền TƯ về tác dụng của sản phẩm này. Đây
là sản phẩm của Công ty TNHH Nam Dược. Ở bài: “Xử lý tăng đường
huyết”, cuối bài cũng đề cập đến Diabetna với thành phần và công dụng. Sản
phẩm này cũng của Công ty TNHH Nam Dược.
Đối với bài: “Điều trị suy thận ngay từ giai đoạn đầu”, đây là dạng hỏi
đáp của một độc giả gửi cho tòa soạn, thắc mắc về việc điều trị suy thận mạn
giai đoạn đầu. Câu hỏi này được PGS.BS Trần Văn Chất - Chủ tịch hội Thận
học Hà Nội trả lời khá rõ ràng, nhưng ở cuối câu trả lời của mình, sản phẩm
Ích Thận Vương cũng được PGS.BS Trần Văn Chất nhắc đến, với lời khuyên
bệnh nhân nên sử dụng bổ sung sản phẩm này vì những công dụng của sản
phẩm. Điều này cho thấy, sự lồng ghép quảng cáo vào các bài viết hiện nay
rất khéo léo và nếu không tinh ý, bạn đọc sẽ không thể phát hiện.
Trong bài “Tại sao trẻ em thời nay dễ bị cận?”, sản phẩm cốm bổ mắt
Kideye cũng được nhắc đến với tác dụng phòng ngừa và giảm cận thị tiến
triển. Cốm bổ mắt Kideye là sản phẩm của công ty Dược Việt Đức. Trong số
38, ra ngày 29/3/2012 xuất hiện các bài viết có xen lẫn yếu tố quảng cáo như:
“Xuyên bối tỳ bà cao: Bài thuốc Đông y trị ho lịch sử” (nói về thuốc ho Đông
dược Bảo Thanh của Công ty Dược Hoa Linh), “Tác dụng trị mụn của rau
má” (lồng ghép sản phẩm Dưỡng Can Linh của công ty Dược Việt Đức), “1/3
trẻ Hà Nội mắc tật khúc xạ học đường” (nói về sản phẩm cốm bổ mắt Kideye
của công ty Dược Việt Đức).

40
Tuy nhiên, với việc xuất hiện một khối lượng bài lồng ghép quảng cáo
tương đối lớn nên mảng nội dung về phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm
bệnh thường gặp vẫn chưa được khách quan, bởi liên quan đến việc quảng bá
các sản phẩm, các loại thuốc cho nhiều công ty Dược. Mảng nội dung về
phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp chiếm một dung
lượng lớn các bài viết trên báo Khoa học & đời sống, do đó cần được chắt lọc
thông tin và hạn chế các bài lồng ghép quảng cáo, để giữ tính khách quan
trong báo chí, đem lại tính thiết thực hơn cho độc giả.
Tương tự, trên báo báo Sức khỏe & đời sống cũng xuất hiện một số bài
lồng ghép yếu tố quảng cáo ở mảng nội dung này. Khảo sát từ 4/2011 đến
4/2012, báo có một số chuyên mục đôi khi xuất hiện các bài quảng cáo cho
các loại thuốc, các cơ sở khám chữa bệnh như: Thông tin y dược, Khỏe đẹp –
vui sống,… Thống kê các số báo trong 1 năm (từ tháng 4/2011 đến tháng
4/2012), báo Sức khỏe & đời sống đã có 142 bài xuất hiện lồng ghép quảng
cáo, trên tổng số 2958 bài ở mảng nội dung nhận biết, phòng ngừa, điều trị
một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp (chiếm tỷ lệ 4,8%). So sánh với tỷ lệ trên
báo Khoa học & đời sống ở mảng nội dung này là 30,58% thì có thể thấy, trên
báo Sức khỏe & đời sống ít để các bài lồng ghép quảng cáo xuất hiện, vì thế
nội dung và tính khách quan của các bài viết cũng được nâng cao.
Cũng như báo Khoa học & đời sống, hình thức đưa tên các sản phẩm,
các loại thuốc ở mỗi bài viết của tờ Sức khỏe & đời sống đều khéo léo. Đó là
việc cài tên sản phẩm, tên thuốc vào cuối bài, còn nội dung bên trên hoàn toàn
là những thông tin bệnh học khách quan. Sức khỏe & đời sống là cơ quan
ngôn luận của Bộ Y tế nên báo được kiểm soát chặt chẽ hơn so với tờ Khoa
học & đời sống. Đối với bài lồng ghép quảng cáo trên báo Sức khỏe & đời
sống, nội dung của bài viết đa phần vẫn là những thông tin bệnh học chính
xác, có sự tham gia, cho ý kiến của các chuyên gia y tế, các bác sĩ chuyên
ngành, nhưng bài viết sẽ có sự xuất hiện một vài lần tên của sản phẩm cần
quảng cáo.

41
Qua khảo sát cho thấy, mỗi số báo Sức khỏe & đời sống chỉ có tối đa một
bài lồng ghép quảng cáo. Một số bài lồng ghép quảng cáo điển hình trên Sức
khỏe & đời sống điển hình có thể kể đến: “Huyết Sâm: sâm quý cho người bị rối
loạn tuần hoàn, hội chứng tiền đình” (số 66) lồng ghép sản phẩm Mạch Não An
của công ty Dược phẩm Yên Bái, “Bệnh mắt: chủ quan khi còn trẻ, mù lòa khi
già” (số 63) lồng ghép viên bổ mắt Minoptic của Công ty cổ phần BT Việt Nam,
“Làm gì sau cơn đột quỵ” (số 62) lồng ghép sản phẩm Nattocare của Công ty cổ
phần BT Việt Nam, “Phẫu thuật trĩ có thể trị tận gốc” (số 62) lồng ghép sản
phẩm Thăng Trĩ Nam Dược của Công ty cổ phần Nam Dược, “Rắn hổ mang là
vị thuốc quý hiếm cho bệnh nhân cơ xương khớp” (số 59) lồng ghép sản phẩm
Bách Xà của Công ty cổ phần Nam Dược,…
Tóm lại, nội dung thông tin trong những bài viết về nhận biết, phòng
ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp khá đa dạng, đề cập đến
những căn bệnh phổ biến rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, với
việc đôi khi xuất hiện các bài có lồng ghép yếu tố quảng cáo, mảng nội dung
về nhận biết, phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp vẫn
chứa đựng một số bài viết chưa khách quan. Về số lượng tin bài, mảng nội
dung về nhận biết, phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp
chiếm số lượng lớn các bài viết trên Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời
sống, do đó cần được chắt lọc thông tin và hạn chế các bài viết thiếu tính
khách quan, đem lại tính thiết thực hơn cho độc giả.
2.1.5. Thông tin tư vấn về y tế, sức khỏe
Đây cũng là một nội dung xuất hiện nhiều trên báo Khoa học & đời
sống với số lượng bài trong 1 năm là 576 bài, trên tổng số 3418 bài về y tế
sức khỏe (chiếm 16,85%). Các thông tin tư vấn về y tế, sức khỏe thường đề
cập đến các nội dung: tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho cộng đồng (các thực
phẩm có lợi cho sức khỏe, tác dụng của một số loại rau củ quả), thông tin tư
vấn làm đẹp cho phụ nữ, thông tin giúp chăm sóc trẻ nhỏ,… So với hai nội
dung trên, mảng nội dung “thông tin tư vấn về y tế, sức khỏe” xuất hiện ở

42
mức độ trung bình (ít hơn bài viết về “phòng ngừa, điều trị một số bệnh,
nhóm bệnh thường gặp”, nhưng lại nhiều hơn các bài viết về “thành tích y
học, thuốc mới”). Các bài viết chứa đựng những nội dung thông tin này xuất
hiện trong các chuyên mục trên Khoa học & đời sống như: “Khoa học thường
thức”, “Dinh dưỡng”, “Bạn cần biết”, “Tư vấn dinh dưỡng - sức khỏe - tiêu
dùng”, “Chữa bệnh không dùng thuốc”, “Sức khỏe không có tuổi”....
Đối với tờ Sức khỏe & đời sống, đây cũng là một nội dung xuất hiện
nhiều với số lượng tin bài trong 1 năm là 774 bài, trên tổng số 4916 bài về y
tế sức khỏe (chiếm 15,74%). Các bài viết chứa đựng những nội dung thông
tin này xuất hiện trong các chuyên mục trên Sức khỏe & đời sống như: “Khỏe
đẹp vui sống”, “Tin y dược nước ngoài”, “Y học cổ truyền”, “Y học thưởng
thức”, “Bác sĩ gia đình”,…. Những nội dung này mang tính chất tư vấn, chỉ
dẫn, giúp độc giả có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho
bản thân và gia đình.
* Thông tin tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho cộng đồng
Thông tin tư vấn về chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cộng đồng biết đến các
thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, từ đó cân đối lại việc ăn uống, nghỉ
ngơi thích hợp cho bản thân và gia đình. Trên báo Khoa học & đời sống,
mảng nội dung này xuất hiện thường xuyên trên các số báo. Chẳng hạn, ở báo
Khoa học & đời sống số 107, ra ngày 6/9/2011 có bài viết tư vấn về chế độ
dinh dưỡng, đó là: “Dùng nước mưa thường xuyên: thiếu khoáng chất thường
xuyên cho cơ thể”. Ở bài viết này, tác giả Tô Lan đã phỏng vấn TS Trần Hữu
Hoan, nguyên giám đốc Trung tâm Phân tích Môi trường, viện Công nghiệp
Hóa học Việt Nam và PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, Trường Đại học
Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội để làm rõ hơn nội dung của
bài viết.
Theo TS Trần Hữu Hoan: “Nước mưa có phần giống như nước cất vì
cũng là hơi nước ngưng tụ. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, nước mưa
thiếu các muối khoáng như canxi, manggan,… Khi dùng nước mưa để pha trà

43
lại cảm giác ngon hơn các loại nước khác vì nước mưa không chứa những
muối khoáng làm ảnh hưởng đến chất lượng hương vị trà như muối natri
clorua, muối sắt có nhiều trong nước giếng”. Còn theo ý kiến của PGS.TS
Trịnh Lê Hùng: “Nước ngầm trong lòng đất có chứa nhiều các khoáng chất có
trong lòng đất được tan vào nước, các nguyên tố như sắt, manggan, canxi…
với hàm lượng vừa phải, không gây độc cho cơ thể, hơn thế còn là những chất
tốt cho cơ thể. Ngược lại, nước mưa có bản chất là nước cất, bốc hơi lên từ
mặt đất nên bản thân nó không có các khoáng chất này. Tuy nhiên, có một
điều phải lưu ý là không khí ô nhiễm, khí SO2, bụi lơ lửng, các tạp cất khác
trong không khí bị cuốn vào nước mưa làm cho nước mưa không còn sạch
nữa. Đặc biệt, ở những thành phố lớn, khu công nghiệp thì nước mưa có hại
hơn là có lợi… Những người dân ở vùng núi, nông thôn… nên tận dụng nước
mưa để ăn uống, sinh hoạt, tuy nhiên, nó không thể thay thế hoàn toàn nước
ngầm. Những khoáng chất có trong nước ngầm là những khoáng chất khó
thay thế, kể cả qua đường ăn uống. Vì thế, sử dụng kết hợp nước mưa với
nước ngầm vẫn là cách tốt nhất”. Thông tin tư vấn, chỉ dẫn về cách sử dụng
nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày như trong bài viết này có tác dụng giúp
độc giả nhận biết lý do tại sao cần sử dụng kết hợp nguồn nước mưa và nước
ngầm trong cuộc sống hàng ngày. Sự tư vấn, phân tích, chỉ dẫn của hai PGS
đã tăng thêm tính thuyết phục, khách quan và độ tin cậy của bài viết.
Số 35 có các bài viết: “Đông trùng hạ thảo không chữa được bệnh”,
“Lạm dụng thịt và cao trăn dễ gây liệt dương”,… Trong đó, bài “Đông trùng
hạ thảo không chữa được bệnh” phản ánh thực trạng hiện nay, nhiều quảng
cáo cho rằng, đông trùng hạ thảo chữa bách bệnh, nhất là các bệnh nan y như
ung thư, viêm phổi, trị liệt dương, tăng cường sinh lực,… Nhưng theo các
chuyên gia, nó không có tác dụng chữa bệnh, thậm chí hiện nay, hàng rởm là
chủ yếu nên dễ tiền mất, tật mang. Bài viết đã cảnh báo cho độc giả biết về sự
tinh vi trong cách làm giả đông trùng hạ thảo hiện nay, đồng thời tư vấn cách
phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả, tác dụng thực sự của đông trùng hạ

44
thảo tới đâu đối với con người?... Thạc sỹ Quốc Trung có bài viết tư vấn về
“Những món ăn chữa suy nhược thần kinh” bằng việc nêu cụ thể phương
pháp nấu một số món ăn bổ dưỡng, bao gồm: “Canh táo đỏ, hành củ”, “Nộm
củ cải”, “Canh bách hợp, rau cần”, “Canh măng, củ cải”, “Canh rau cải, hạt
sen”, “Canh khoai tây, củ mài”…
Trên báo Sức khỏe & đời sống, thông tin tư vấn về chế độ dinh dưỡng
cho cộng đồng cũng được tờ báo chú trọng đề cập ở mỗi số báo. Các bài viết
thuộc mảng nội dung này trên báo Sức khỏe & đời sống chủ yếu đưa ra những
lời khuyên để hướng tới một cuộc sống hài hòa, đầy đủ chất dinh dưỡng,
không bệnh tật cho mọi người. Mỗi bài viết là một nội dung hướng dẫn, tư
vấn về y tế, sức khỏe, thẩm mỹ cho đọc giả. Bài “Mỹ phẩm xanh” (số 55,
ngày 5/4/2012) đã đề cập đến những tác dụng của trà xanh đối với việc làm
đẹp, đó là: làm kem da tẩy chết, làm kem dưỡng da, làm kem trị mụn, mặt
nạ,… với sự hướng dẫn phương pháp thực hiện một cách cụ thể. Bài “Cách ăn
uống tốt cho người cao tuổi” (số 156, ra ngày 29/9/2011) của Thạc sĩ Bùi
Quỳnh Nga bao gồm 3 tít phụ: “Lựa chọn các loại thức ăn phù hợp với người
cao tuổi”, “Cách ăn uống hợp lý của người cao tuổi”, “Người cao tuổi nên có
trọng lượng hợp lý”, với lời dẫn “Đối với người cao tuổi, ăn uống có vai trò
quan trọng vì qua nhiều năm hoạt động, hầu hết các cơ quan đã bị lão hóa, suy
giảm chức năng nên cần phải cung cấp năng lượng đầy đủ để các cơ quan
hoạt động, giảm tốc độ lão hóa”,…
Trong chuyên mục “Bác sĩ gia đình” của số 76 có bài “Ai không nên ăn
cua bể”. Bài viết chỉ rõ: cua bể thích hợp với những người bị vị nhiệt gây đau,
vàng da hay người bị bứt rứt mất ngủ, đái ra máu... Đồng thời, bài viết cũng
chỉ ra những đối tượng không nên ăn cua bể: “Những người bị cảm gió, sốt
hay mắc bệnh về dạ dày, tiêu chảy không nên ăn vì nếu ăn cua bể vì sẽ làm
cho bệnh nặng thêm. Những người bị huyết áp cao hay bệnh động mạch vành,
xơ cứng động mạch lại cần chú ý ăn ít gạch cua để tránh làm tăng cholesterol
trong máu. Ngay cả những người tỳ vị hư hàn cũng không nên ăn nhiều hoặc

45
không ăn để tránh tình trạng đau bụng gây tiêu chảy”... Như vậy, bài viết đã
cung cấp khá đầy đủ những thông tin bổ ích để độc giả có cách ăn uống hợp
lý, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
* Thông tin tư vấn làm đẹp cho phụ nữ
Đối với phụ nữ, những thông tin tư vấn, chỉ dẫn về làm đẹp, thẩm mỹ
sẽ giúp họ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, từ đó tự tin hơn trong cuộc sống. Trên
tờ Khoa học & đời sống số 107, PGS.TS Phạm Thúc Hạnh có bài “Thót và
vuốt giúp giảm bụng mỡ”. Bài viết này giới thiệu về một số động tác giúp
giảm mỡ bụng đối với những người có chiếc bụng mỡ và nhão. Cụ thể là các
tư thế: “Xoa vòng ngực, thân bên và bụng”, “Quỳ gối thẳng, nắm gót chân….
Động tác này ưỡn thắt lưng tới mức tối đa và làm cho bụng dưới căng thẳng.
Chống bệnh đau lưng và bụng mỡ”.
Bài “Sưng mắt vì dán mi” (số 27) đã cảnh báo cho phụ nữ những tác
động xấu của việc dán mi. Cụ thể, bài viết nêu rõ: “vì muốn có hàng mi cong,
dày, các chị em đã dùng mi giả và chải mascara nhưng đã có trường hợp bị
sưng mắt, thậm chí viêm bờ mi vì cách làm đẹp này”. Bài viết đã lấy ý kiến
của chuyên gia thẩm mỹ Nguyễn Minh Hương, Trung tâm Thẩm mỹ và Chăm
sóc da Trúc Lâm và được cho biết: “hỗn hợp chất làm nên mascara nhìn
chung có thành phần chủ yếu là sáp ong, chất tạo màu, các amiboacid, nhựa
thông hoặc hắc ín được hòa lẫn trong nước hoặc tinh dầu... cùng một số chất
bảo quản, dưỡng mi khác. Các chất này được hòa tan trong dung môi với
nồng độ vừa đủ sẽ có tác dụng làm đẹp nhưng khi mỹ phẩm đã bị quá hạn
hoặc để lâu khiến các chất bay hơi làm mascara bị khô sẽ gây ra nhiều tác hại.
Tác dụng phụ đáng sợ nhất của mascara là nguy cơ nhiễm trùng vì cây bôi
được cắm lại vào ống sau mỗi lần sử dụng. Một khi cây bôi bị nhiễm khuẩn,
các vi trùng, vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở trong môi trường ẩm của lọ
mascara”. Số 109, ra ngày 10/9/2011, báo Khoa học & đời sống có bài viết:
“Một chút bia có thể tốt cho phụ nữ lớn tuổi”. Bài viết chỉ rõ: “Trong bia chứa
những phân tử có tác dụng giữ lại can-xi và khoáng chất ở trong xương. Theo

46
một nghiên cứu gần đây, những chất chống oxy hóa trong bia đen giúp ngăn
ngừa quá trình co thắt mạch, điều này giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Đặc biệt đối với phụ nữ tuổi mãn kinh thì loại đồ uống này giúp làm tăng hàm
lượng cholesterol trong máu, và tăng hoạt tính của PON - enzyme giúp bảo vệ
tim khỏi bệnh mạch vành”,…
Trên báo Sức khỏe & đời sống, những bài viết tư vấn làm đẹp cho phụ
nữ cũng xuất hiện khá đều đặn trên mỗi số báo. Thông qua những bài viết
này, người phụ nữ có thể học hỏi các phương pháp luyện tập, chế độ chăm
sóc cơ thể phù hợp với lứa tuổi để có sức khỏe dẻo dai. Trong bài “Mỹ phẩm
xanh” (số 55 ngày 5/4/2012), tác giả đã phân tích những tác dụng của các loại
mỹ phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên tới cơ thể người phụ nữ. Bài
viết chỉ ra rằng: “Quá trình công nghiệp hóa ngày càng tác động sâu sắc và
ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Chính vì thế, màu xanh
green (xanh lá cây) là yếu tố quan trọng, giúp con người cân bằng môi trường
sống. Màu xanh lá cây không chỉ được khuyến khích sử dụng nhiều trong
kiến trúc, ẩm thực... mà còn tạo nên “cuộc cách mạng” cho mỹ phẩm”. Các
dược liệu từ thiên nhiên đã được nghiên cứu và chiết xuất ra nhiều loại mỹ
phẩm như: kem tẩy da chết, kem dưỡng da, liệu pháp xông hơi, kem trị mụn,
mặt nạ sáng da,… Đối với mỗi tác dụng của từng loại mỹ phẩm, tác giả bài
viết đều hướng dẫn cụ thể để bạn đọc có thể dễ dàng áp dụng.
Những bài viết thuộc mảng nội dung tư vấn làm đẹp cho phụ nữ trên
báo Sức khỏe & đời sống khá đa dạng. Một số kinh nghiệm chăm sóc sắc đẹp
của phụ nữ trên thế giới cũng được tờ báo khai thác và chuyển tải đến cho độc
giả. Trong số 59, tác giả An Ngọc Hoa có bài “Học cách khỏe đẹp của phụ nữ
trên thế giới”. Bài viết đã nhắc tới phụ nữ ở một số quốc gia trên thế giới như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Cameroon, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Pháp… là những
người có tuổi thọ khá cao và luôn giữ được sự trẻ trung cũng như sức khỏe
dẻo dai hiếm có. Những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của phụ
nữ các nước này đã được tác giả khai thác, cụ thể: “Muốn trẻ trung như phụ

47
nữ Nhật Bản, phụ nữ hãy chọn đậu nành. Mỗi ngày, ít nhất 40% dân số Nhật
Bản ăn súp miso (loại súp làm từ đậu nành) trong bữa sáng. Bên cạnh đó là ăn
nhiều cá. Chỉ cần ăn từ 2 bữa cá trở lên/tuần là bạn có thể giảm được nguy cơ
rơi vào tâm trạng chán nản lên tới 50%. Thứ ba, hãy dùng trà xanh thay cà
phê. Muốn có trái tim khỏe như phụ nữ Pháp, bạn hãy uống rượu vang đỏ
điều độ (đối với phụ nữ là 1 ly mỗi ngày) sẽ giảm bớt được nguy cơ bị bệnh
tim lên tới 40%. Muốn có sức đề kháng tốt như phụ nữ Hàn Quốc, bạn cần ăn
nhiều tỏi. Muốn dẻo dai như phụ nữ Ý, bạn hãy ngủ trưa. Muốn thon thả như
phụ nữ Thuỵ Sĩ, người phụ nữ nên đi bộ…” Hoặc trong bài “Bí quyết giúp
‘núi đôi” hoàn hảo” (số 53, ra ngày 1/4/2012), ThS Nguyễn Thị Đào đã đưa ra
các lời khuyên cho chị em để có vòng một lý tưởng, đó là: massage núi đôi
hàng ngày, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chăm tạp thể dục, mang áo ngực
đúng cỡ, đừng “bó ngực” vì xấu hổ,…
Mảng nội dung tư vấn làm đẹp cho phụ nữ trên cả hai tờ Khoa học &
đời sống và Sức khỏe & đời sống đều mang lại những thông tin bổ ích cho
độc giả. Thông qua các bài viết trên báo, người phụ nữ có thể áp dụng các chỉ
dẫn, những mẹo nhỏ để giúp nâng cao sức khỏe, giữ gìn vẻ đẹp của bản thân.
Một cuộc sống khỏe mạnh và giữ được nét đẹp ngoại hình sẽ giúp người phụ
nữ tự tin hơn trong cuộc sống,..
* Thông tin giúp chăm sóc trẻ nhỏ
Phụ nữ và trẻ em là hai nhóm đối tượng được quan tâm và có nhiều bài
viết trên cả hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống. Những
thông tin giúp chăm sóc trẻ nhỏ được xuất hiện thường xuyên trên mỗi số báo.
Thông qua các bài viết, độc giả có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe cho con em mình. Báo Khoa học & đời sống số 107, ra ngày
6/9/2011 có những bài viết về việc chăm sóc trẻ nhỏ như: “Trẻ có da phồng
rộp thường ăn nhiều đạm”, “Cách ly khi trẻ suy giảm miễn dịch”, Hay như ở
số 35, ra ngày 22/3/2011 có các bài viết: “Chăm sóc răng cho trẻ: chuyện nhỏ,
nỗi lo lớn”…

48
Sự đa dạng trong bài viết, trong cách thức thể hiện đã làm cho độc giả
dễ dàng tiếp cận thông tin. Trong số 109 báo Khoa học & đời sống, những bài
viết về việc chăm sóc trẻ nhỏ như: “Cảnh giác khi trẻ tập bò, lẫy”, “Tiêm
vacxin không chỉ dành cho trẻ nhỏ”, “Xoa để trị bệnh về mũi, họng”, “Cần
cảnh báo kỹ hơn về kỹ thuật mổ Lasik chữa cận”… Thông qua hệ thống bài
viết, các bác sĩ, chuyên gia có thể trực tiếp tư vấn cho độc giả về cách chăm
sóc trẻ một cách khoa học. Chẳng hạn, bác sĩ Thanh Hương đã có sự tư vấn
trong bài “Cảnh giác khi trẻ tập bò, lẫy” như sau: “Trẻ con vốn hiếu động và
có những hành động “khá lường”. Chỉ cần người lớn lơ là, bất cẩn, trẻ có thể
có ngay những hành động nguy hiểm. Trong trường hợp vừa là xong quần áo,
tốt nhất vẫn cần cất ngay bàn là ở chỗ cao để trẻ khỏi với tay. Để an toàn, chỉ
có cách người lớn canh chừng và cẩn thận hơn”.
Đối với tờ Sức khỏe & đời sống, những thông tin tư vấn về cách chăm
sóc trẻ em sẽ giúp người phụ nữ đảm nhiệm tốt vai trò của người mẹ. Chị em
có thể áp dụng các chỉ dẫn, những mẹo nhỏ trên báo chí để giúp con mình
mạnh khỏe, mau lớn, ít mắc bệnh… Trong chuyên mục “Bác sĩ gia đình” số
76, ra ngày 12/5/2011 có bài “Chăm sóc trẻ điếc như thế nào”. Bài viết này
cung cấp thông tin bổ ích nếu gia đình có trẻ em bị khiếm thính. Một số bài
thuộc mảng nội dung này là sự trả lời, giải đáp thắc mắc của các bác sĩ
chuyên khoa đối với độc giả, chẳng hạn bác sĩ Lê Đức Thọ đã trả lời của bạn
đọc Nguyễn Thị Thu ở Đồng Nai về nội dung “Trẻ nhỏ có dùng được kem
chống nắng hay không”... Bác sĩ Đinh Lan Anh trả lời độc giả Trần Thị Thêm
về vấn đề “Dấu hiệu lồng ruột ở trẻ còn bú” (số 51 ngày 29/3/2012). Bác sĩ Lê
Đức Thọ trả lời bạn đọc Nguyễn Thị Thu về việc “Trẻ nhỏ có dùng được kem
chống nắng hay không?”, y sĩ đông y Trần Thị Hà có bài viết: “Bài thuốc
chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ em” (số 55 ngày 5/4/2012). Ngoài ra, số báo
còn có bài viết “Hiểm họa mù lòa do lạm dụng thuốc nhỏ mắt cho trẻ”. Trong
bài viết, tác giả đề cập đên các vấn đề: giảm thị lực vì lạm dụng thuôc nhỏ
mắt, thuốc nhỏ mắt – càng dùng càng nghiện, chăm sóc mắt toàn diện để có
một đôi mắt sáng khỏe,…

49
Những thông tin y tế - sức khỏe chiếm dung lượng lớn về số lượng bài
viết trên 2 tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống. Nội dung các bài
báo phong phú, phản ánh khá đầy đủ các khía cạnh trong việc điều trị, chăm
sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên, sự phân chia nội dung như trên chỉ là
tương đối, bởi vì trên thực tế, 2 tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời
sống chứa đựng rất nhiều tin bài về y tế - sức khỏe. Và nhiều khi, ngay trong
một bài viết lại có sự kết hợp giữa nhiều mảng nội dung, vừa có việc nhận
biết điều trị bệnh, lại có sự tư vấn, hướng dẫn cách ăn uống hợp lý cho bệnh
nhân; hoặc ở một bài viết về thành tựu mới trong y học nhưng vẫn trình bày
các phương pháp điều trị cũ của một bệnh nào đó để làm nổi bật tính vượt trội
của kỹ thuật mới,.. Việc phân chia như vậy giúp cho tác giả luận văn thuận
tiện lúc nghiên cứu và khảo sát.
2.2. Hình thức thể hiện của hai tờ Khoa học & đời sống và Sức
khỏe & đời sống
2.2.1. Ngôn ngữ thông tin phi văn tự trên báo Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống
Phải khẳng định rằng, thông tin phi văn tự chỉ là kênh thông tin phụ của
báo chí. Nó chỉ có tác dụng đối với một số thể loại, một số chủ đề, đề tài và
chỉ phù hợp với một số tờ báo nhất định, cũng như chỉ hấp dẫn với một số lớp
độc giả nào đó. Nếu như ở một số tờ báo viết cho trẻ em hoặc các tạp chí
mang tính giải trí, ngôn ngữ phi văn tự xuất hiện phong phú và được sử dụng
nhiều, trở thành điểm nhấn mỗi khi xuất hiện thì đối với các tờ báo giấy như
Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống thì ngôn ngữ thông tin phi văn
tự chỉ là phụ trợ. Đặc biệt, có một vài dạng thông tin phi văn tự như biểu đồ,
đồ thị còn không xuất hiện. Thông tin phi văn tự ở 2 tờ Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống chủ yếu là màu sắc, ảnh và tranh minh họa.
Có thể thấy rằng, độc giả lớn tuổi thường chú trọng và quan tâm nhiều
hơn đến phần thông tin văn tự, vì thế, ngôn ngữ thông tin phi văn tự chỉ xuất
hiện với mục đích hỗ trợ, minh họa thêm cho nội dung bài báo.

50
* Màu sắc
Khác với những yếu tố khác của maket, màu sắc có tác động thị giác
đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ độc giả không chú tâm đọc màu mà đọc các chi tiết
được thể hiện bằng màu (như khung, chữ, nền,…). Do vậy, có thể nói việc thể
hiện màu cho báo chí vừa dễ nhất mà vừa khó nhất so với việc thể hiện các
yếu tố maket khác. Màu sắc trang báo trang nhã là cái đến và ở lại với độc giả
nhiều nhất, lâu nhất.
Đối với báo chí, 2 màu đen/ trắng là hai màu cơ bản. Màu sắc sử dụng
trên báo chí tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: tính chất của tờ báo, đối tượng
công chúng, phong cách của maket,… Cả 2 tờ Khoa học & đời sống và Sức
khỏe & đời sống đều chỉ được in màu trang bìa và trang quảng cáo, các trang
còn lại chỉ được in đen trắng. Đây là một trong 3 kiểu in màu cổ điển và vẫn
được sử dụng rộng rãi hiện nay. Có thể thấy rằng, cách in màu này chưa thực
sự bắt mắt đối với độc giả. Tuy nhiên, việc in màu sắc cho báo chí phụ thuộc
rất nhiều vào chi phí vật chất và định hướng của mỗi tòa soạn.
* Ảnh, tranh minh họa
Trong báo chí, ảnh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Những thông
tin, sự kiện, vấn đề mà báo chí đưa ra sẽ tăng thêm sự thuyết phục nơi bạn đọc
nếu đi kèm với nó là một bức ảnh chụp để minh chứng. Ảnh được độc giả
xem trước và làm tăng cảm hứng của độc giả trước khi đọc phần chính văn,
đồng thời giúp nội dung tin bài thêm phong phú.
Trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, hình ảnh
thường được sử dụng thường gắn liền với bài viết, có thể là ảnh nhân vật, sự
kiện, ít khi xuất hiện các hình ảnh châm biếm hoặc hình ảnh minh họa. Đặc
biệt, khảo sát trên hai tờ báo này cho thấy, số lượng hình ảnh được sử dụng
tương đối ít, mà chủ yếu ngôn ngữ thông tin văn tự được chú ý hơn. Những
tin vắn, tin ngắn đa phần không có hình ảnh minh họa, còn trung bình mỗi
một bài viết chỉ được đăng tải một hình ảnh đi kèm. Khảo sát hai tờ Khoa học

51
& đời sống và Sức khỏe & đời sống trong vòng 1 năm cũng cho thấy, cả hai
báo đều không sử dụng hình thức bảng, sơ đồ.
Theo khảo sát của người nghiên cứu, mảng thông tin về y tế - sức khỏe
trên báo Khoa học & đời sống từ 4/2011 đến 4/2012 có sử dụng tất cả 3268
ảnh (trung bình có 21 ảnh/ 1 số báo). Số lượng này ở báo Sức khỏe & đời
sống là 3643 ảnh (trung bình có 19 ảnh/ 1 số báo).
Vì đối tượng độc giả được hướng tới của hai tờ Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống đều là người lớn nên số lượng ảnh được sử dụng trên
báo cũng chỉ ở mức vừa phải. Các tin ngắn thường ít khi có ảnh đi kèm, mà
ảnh chủ yếu xuất hiện trong các bài dài hoặc bài phỏng vấn. Trên báo Khoa
học & đời sống, các chuyên mục thường xuyên đăng tải ảnh đi kèm bài viết
đó là: Y học và đời sống, Gia đình và sức khỏe, nhịp cầu, Sức khỏe, Sức khỏe
không có tuổi, Thuốc của người cao tuổi, Gia đình khỏe, Tủ thuốc trong nhà,
Người bệnh cần biết, Thuốc hay – thuốc tốt, Thầy thuốc của bạn,…
Trên báo Sức khỏe & đời sống, các chuyên mục thường xuyên đăng tải
ảnh đi kèm bài viết đó là: Y học thường thức, Bác sĩ gia đình, Bạn hỏi –
chúng tôi trả lời, Y tế địa phương, Y học cổ truyền, Chuyên mục hỏi – đáp,
Thông tin y dược, Tin y dược nước ngoài, Thuốc và sức khỏe, Viết theo yêu
cầu,… Ảnh minh họa được sử dụng trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức
khỏe & đời sống thường ở những bài viết trong chuyên mục: Dinh dưỡng, Y
học cổ truyền, Chữa bệnh không dùng thuốc,… Tuy nhiên, số lượng ảnh minh
họa được sử dụng trên hai tờ báo này cũng không nhiều.
Nhìn chung, các ảnh và tranh minh họa được sử dụng trên báo Khoa
học & đời sống và Sức khỏe & đời sống đã khoa học và tương đối bám sát nội
dung bài viết. Thông qua hệ thống tranh ảnh, độc giả sẽ dễ dàng tiếp cận với
nội dung thông tin bài viết. Mặt khác, sự xuất hiện của tranh ảnh cũng làm
cho tờ báo thêm sinh động, hấp dẫn, không bị đơn điệu và nhàm chán. Tranh
ảnh cũng là một yếu tố bắt mắt để thu hút độc giả.

52
2.2.2. Thông tin văn tự trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe &
đời sống
2.2.2.1. Tít (title)
“Đặt đầu đề cho tít báo là việc làm có tính chất quyết định của bài báo.
Bài báo hay nhưng đầu đề dở thì có thể làm ít đi ít nhất một nửa số độc giả” –
Đó là tầm quan trọng của tít được nhà báo Pháp Loic Hervouet, Tổng giám
đốc trường Đại học Báo chí Lille khát quát. Cấu trúc tít có thể là một từ, một
ngữ, một câu, một kết cấu cố định, thậm chí là một kết cấu đặc biệt.
* Tít báo trên hai tờ hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống
Nếu ở một số tờ báo lớn, tít báo có thể được tác giả thoải mái sử dụng
những ẩn ý nhằm tăng sức thu hút của độc giả (ví dụ: “Chết khát giữa thủ đô”,
hay “Nước lọc thọc sườn nước khoáng”,…), thì ở hai tờ Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống, các tít bài thường hết sức đơn giản, tóm gọn nội
dung chính của bài viết và độc giả có thể dễ dàng nắm bắt. Tác giả luận văn
đã thống kê cấu trúc được sử dụng ở title của hai báo Khoa học & đời sống và
Sức khỏe & đời sống trong khoảng thời gian 1 năm (từ tháng 4/2011 đến
tháng 4/2012).
Bảng 2.4. Cấu trúc của tít trên báo Khoa học & đời sống và Sức
khỏe & đời sống

Cấu trúc tít


Báo
1 từ 1 ngữ 1 câu Kết cấu cố định

Khoa học & đời sống 0 1929 1487 1

Sức khỏe & đời sống 0 2132 2782 1

Trong số 3418 tít báo mà người nghiên cứu tiến hành khảo sát trên báo
Khoa học & đời sống, dạng tít có cấu trúc 1 từ không được sử dụng, có 1929
tít có cấu trúc là một ngữ (chiếm 56,45%), 1487 tít có cấu trúc là một câu
(chiếm 43,52%), 01 tít có cấu trúc là kết cấu cố định (chiếm 0,03%) - đó là

53
bài “Cứu một mạng người phúc đẳng hà sa”, số ra ngày 18/2/2012. Còn trên
báo Sức khỏe & đời sống, trong số 4916 tít báo tiến hành khảo sát thì có 2132
tít có cấu trúc là một ngữ (chiếm 43,37 %), 2782 tít có cấu trúc một câu
(chiếm 56,61 %), 1 tít có cấu trúc là kết cấu cố định (chiếm 0,02 %) – đó là
bài “Cơm không rau như đau không thuốc” (số ra ngày 18/3/2012).
Có thể nói, những tít báo một ngữ và một câu là hai loại rất được ưa
dùng trên báo chí hiện nay. Theo khảo sát của PGS.TS Vũ Quang Hào, tít có
cấu trúc một ngữ là loại có tần suất xuất hiện cao nhất, sau đó đến tít có cấu
trúc một câu. Như vậy, trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời
sống, hai dạng tít có cấu trúc tít một ngữ và một câu cũng được sử dụng đa số.
Có một điều tương đối đặc biệt, trong khi ở nhiều báo lớn, việc dùng các loại
tít có cấu trúc cố định (thành ngữ, ca dao, tục ngữ) được dùng thường xuyên,
thậm chí còn coi những dạng tít đó như một điểm nhấn độc đáo, gây ấn tượng
cho bài viết, thì dạng kiểu tít như vậy hiếm khi được dùng trên báo Khoa học
& đời sống và Sức khỏe & đời sống. Điều này cũng có thể lý giải, bởi nội
dung các thông tin về y tế - sức khỏe thường đơn giản, dễ hiểu, nhằm giúp
độc giả nắm bắt thông tin một cách dễ dàng nhất.
2.2.2.2. Các hình thức thể loại chính
Thể loại báo chí là một trong những hiện tượng phức tạp của hoạt động
báo chí. Trong cuốn “Các thể loại báo chí thông tấn” của PGS.TS Đinh Hường
có nêu định nghĩa của Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô về thể loại như sau:
“Thể loại là khái quát hóa những đặc tính của một nhóm lớn các tác phẩm có
cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách thể hiện tác phẩm của một thời đại,
một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới” [ 8, tr.10]
Tuy nhiên, có người lại hiểu nội hàm thể loại như một kiểu tái hiện đời
sống hiện thực, một cách tổ chức tác phẩm vừa mang tính quy luật loại hình,
vừa vận động phát triển. Một số ý kiến quan niệm đơn giản rằng thể loại suy
cho cùng là các phương pháp thu thập, xử lý tư liệu, hình thành tác phẩm về
sự kiện, vấn đề, con người của đời sống xã hội nhằm đáp ứng hoạt động

54
nghiệp vụ của nhà báo. Cũng có định nghĩa nói “thể loại là hình thức biểu
hiện cơ bản, thống nhất và tương đối ổn định của các tác phẩm, được phân
chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ
khác để chuyển tải nội dung sự kiện, vấn đề, con người mang tính tư tưởng,
thẩm mỹ và ý đồ nhất định của người thể hiện” [8, tr.11].
Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát hai tờ “Khoa học & đời sống”
và “Sức khỏe & đời sống”, tác giả luận văn nhận thấy hai tờ báo đã sử dụng
một số hình thức thể loại chính, trong đó nổi bật là 3 thể loại: tin, phỏng vấn
và phản ánh. Sau đây, tác giả luận văn xin được đi sâu vào từng thể loại này.
* Tin:
Đây là dạng xuất hiện thường xuyên trên hai tờ Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống. Hình thức thể loại này xuất hiện trong tất cả các
mảng nội dung thông tin về y tế - sức khỏe, đáp ứng được yêu cầu cập nhật
thông tin ngắn gọn, nhanh chóng, súc tích,… của độc giả. Việc sử dụng thể
loại tin và dạng hỏi đáp sẽ giúp hai tờ báo đưa được nhiều thông tin hữu ích
đối với bạn đọc. Những tin tức nổi bật sẽ được truyền tải thường xuyên đến
độc giả.
Về khái niệm về tin, theo giáo trình nghiệp vụ báo chí, tập II, Trường
tuyên huấn Trung ương, Hà Nội, năm 1978: “Tin tức trên báo chí là một thể
tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình hình có thật mới xảy ra – đang xảy
ra – mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên quan đến xã hội,
theo một đường lối, và cải tạo thực tiễn, bằng hình thức ngắn gọn nhất, cô
đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được ghi bằng chữ, tiếng nói hoặc
hình ảnh…”[15, tr.40].
Theo sách “Các thể loại báo chí thông tấn” của PGS.TS Đinh Văn
Hường: “Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí
thông tấn, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn
gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người đã, đang và
sẽ xảy ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định”[8, tr.65].

55
Thể loại tin có 4 cấu trúc cơ bản, đó là: cấu trúc hình tháp thường, cấu
trúc hình tháp ngược, cấu trúc hình chữ nhật và cấu trúc hình kim cương:
“Cấu trúc hình tháp thường là cấu trúc viết tin đơn giản, truyền thống, phổ
biến, cách viết như một bài văn thông thường (có mở đầu, thân bài và kết
luận). Theo cấu trúc này thì cách viết như sau: Mào đầu tin có thể sử dụng
một từ, một hình ảnh, một câu gây ấn tượng, gợi tính tò mò cho người đọc;
sau đó tăng dần mức độ quan trọng, hấp dẫn ở thân tin và sức nặng nhất, hay
nhất, quan trọng nhất của tin đưa xuống phần kết luận” [8, tr.27].
“Trong cấu trúc hình tháp ngược, những chi tiết, dữ kiện, số liệu quan
trọng nhất, có giá trị nhất, tức là hạt nhân của tin đưa lên đầu tin, sau đó giảm
dần giá trị của sự kiện ở phần thân tin và cuối tin thường là yếu tố phụ hoặc
giải thích” [8, tr.30].
“Cấu trúc hình chữ nhật là cấu trúc mà các chi tiết của tin được sắp xếp
ngang hàng nhau. Mỗi chi tiết có một lượng thông tin, không có chi tiết nào
nổi trội hoặc không có giá trị thông tin. Các chi tiết tương đối bình đẳng, độc
lập trong tin để làm nổi bật sự kiện” [8, tr.32].
“Trong cấu trúc hình kim cương, người viết có thể tạo ra nhiều tam
giác ngược giao nhau, xoay quanh nhiều góc cạnh khác nhau. Càng nhiều góc
cạnh thì bài viết càng hấp dẫn và thu hút người đọc” [8, tr.33].
Ở hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, theo khảo sát
của tác giả luận văn, cấu trúc tin được sử dụng phổ biến đó là cấu trúc hình
tháp ngược, cấu trúc hình tháp thường, cấu trúc hình chữ nhật, trong đó cấu
trúc hình tháp ngược được sử dụng nhiều nhất, cấu trúc hình kim cương
không được sử dụng. Chẳng hạn, một số tin được sử dụng cấu trúc hình tháp
ngược trên tờ Khoa học & đời sống như “Bổ sung vitamin A cho trẻ trong
ngày 1 và 2/6” (số 65 ngày 31/5/2011): “Trong thời gian từ ngày 31/5 đến
2/6, trẻ em từ 6-60 tháng tuổi trên địa bàn cả nước sẽ được bổ sung vitamin A
200.000 đơn vị tại trạm y tế xã, phường. Trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh
nhiễm trùng và bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng cũng được bổ sung vitamin

56
A. Ngoài bổ sung vitamin A, trẻ em từ 24-60 tháng tuổi cũng sẽ được uống
thuốc tẩy giun theo đúng phác đồ của Bộ Y tế”. Tin “Khởi tố bác sĩ làm chết
người” (số 60 ra ngày 19/5/2011) như sau: “Công an quận Đống Đa, Hà Nội
vừa khởi tố bị can đối với ông Phạm Văn Ái (53 tuổi, giám đốc thẩm mỹ viện
Hà Nội, trụ sở tại quận Hoàng Mai) về hành vi vô ý làm chết người. Tại công
an quận Đống Đa, ông Ái đã thừa nhận, cơ sở của ông không được phép phẫu
thuật nâng ngực nhưng do quen biết với nạn nhân nên ông đã đồng ý phẫu
thuật theo yêu cầu”.
Trên tờ Sức khỏe & đời sống, các phóng viên cũng chủ yếu sử dụng
cấu trúc tin hình tháp ngược. Chẳng hạn, số 52 ngày 31/3 có tin “20% trẻ vẹo
cột sống có căn nguyên” như sau: “Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch -
Trưởng khoa Phẫu thuật cột sống (BV Việt Đức), đa số các trường hợp vẹo
cột sống ở trẻ dưới 3 tuổi có nguyên nhân bẩm sinh hoặc do bệnh lý thần kinh
cơ, từ 3 - 10 tuổi có 20% là có căn nguyên như tư thế ngồi... Tuổi phát hiện
vẹo cột sống càng nhỏ, mức độ tiến triển vẹo càng nặng và khó điều trị. Vì
vậy, các bác sĩ khuyến cáo gia đình nếu thấy con có biểu hiện lệch vẹo cột
sống, nên đưa con đến cơ sở y tế khám và điều trị”. Hay ở số 55 ngày
5/4/2012 có tin “Cứu sống thai phụ bị rách cơ hoành do tin thầy cúng” được
viết theo cấu trúc hình tháp ngược như sau: “Thông tin từ BV Từ Dũ
(TP.HCM) cho biết, BV đã cấp cứu thành công bệnh nhân N.H.N. (24 tuổi, tại
Đồng Nai) mang thai tháng thứ sáu, nhập viện trong tình trạng bị rách cơ
hoành do chấn thương vì nhờ thầy cúng “làm phép” khiến nhiều cơ quan nội
tạng trong cơ thể bị đảo lộn. Kết quả trên phim Xquang cho thấy phổi trái
bệnh nhân hoàn toàn bị che mờ, tim bị đẩy hẳn qua ngực phải. Các bác sĩ đã
khâu cơ hoành, đưa các cơ quan nội tạng về đúng vị trí. Hiện sức khỏe bệnh
nhân đã ổn định, không phát hiện dấu hiệu nào ảnh hưởng đến thai nhi”.
Trong 2 tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, các tin tức
đã phản ánh những thông tin đa dạng về y tế - sức khỏe diễn ra trên cả nước.
Tin cấu trúc hình tháp ngược được sử dụng phổ biến phù hợp với tiêu chí thể

57
loại hiện đại, đó là đáp ứng tính nhanh chóng, hấp dẫn tới bạn đọc. Nội dung
quan trọng nhất của thông tin được đưa ngay đầu để độc giả có thể cập nhật
kịp thời. Đa số các tin trên hai báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời
sống đã đảm bảo được yếu tố: mới, ngắn gọn, súc tích, nhanh chóng, có ý
nghĩa xã hội nhất định đối với cộng đồng,… Điều đó đã cho thấy, đội ngũ
phóng viên, biên tập viên của hai tờ báo đều là những người có chuyên môn
nghiệp vụ tốt. Họ đã áp dụng những lý luận về tin khi tác nghiệp rất chính
xác. Các chuyên mục thường xuyên chứa đựng dạng tin trên báo Khoa học &
đời sống và Sức khỏe & đời sống là: Y học & đời sống, Bạn cần biết, Phòng
mạch chủ nhật, Sắc màu giới tính, Tin y dược nước ngoài,…
* Bài phỏng vấn
Ngoài dạng tin, báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống còn đăng
tải các bài viết thuộc thể loại phỏng vấn về thông tin y tế sức khỏe,. Nội dung các
bài viết này đề cập đến mọi khía cạnh trong việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng,
phục vụ nhiều đối tượng độc giả khác nhau. Đặc biệt, thể loại phỏng vấn được thể
hiện chủ yếu dưới dạng hỏi – đáp ngắn gọn, súc tích. Các bài phỏng vấn dài tuy
không được sử dụng thường xuyên nhưng mang một phong cách riêng, đề cập đến
những vấn đề đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.
Theo cuốn “Các thể loại báo chí thông tấn” của PGS.TS Đinh Văn
Hường: “Phỏng vấn là một báo chí là một trong những thể loại thuộc nhóm
các thể loại báo chí thông tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà
báo với một hoặc một nhóm người về vấn đề mà xã hội quan tâm, có ý nghĩa
chính trị - xã hội nhất định, được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại
chúng” [8, tr.417]. PGS.TS Đinh Văn Hường cũng chỉ ra rằng, thuật ngữ
phỏng vấn có thể hiểu dưới 3 góc độ: “Phỏng vấn là hình thức giao tiếp xã hội
(trực tiếp hoặc gián tiếp) giữa người này với người khác về một vấn đề mà hai
bên quan tâm. Hình thức này xảy ra trong cuộc sống hàng ngày hết sức phong
phú, đa dạng và phức tạp của các mối quan hệ xã hội. Phỏng vấn như một
phương thức, phương pháp nhằm thu thập bất cứ thông tin nào mà con người

58
cần về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong lao động báo chí,
phỏng vấn hoặc hỏi chuyện cũng là phương thức để hỏi, biết, thu thập thông
tin, tư liệu, số liệu,… để viết bài về các thể loại báo chí như tin, phóng sự, ký,
điều tra, bài phản ánh… (phương pháp thu thập thông tin cho một vấn đề hay
công việc nào đó). Phỏng vấn là một tác phẩm phổ biến, hiệu quả trong hoạt
động thực tiễn báo chí” [8, tr.417].
Phỏng vấn là một cuộc hỏi – đáp giữa người này với người khác bằng
cách trực tiếp hoặc gián tiếp về một số vấn đề, sự kiện nào đó mà xã hội quan
tâm. Về mặt lý thuyết, có thể phỏng vấn bất cứ người nào, song trên báo Khoa
học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, nhà báo thường chọn những người
“có thẩm quyền”, “có tiếng tăm”, có “vị trí xã hội” để hỏi nhằm khai thác
thông tin cung cấp cho công chúng. Do vậy, thông tin trong bài phỏng vấn các
đối tượng đó thường có độ tin cậy, sức thuyết phục, trách nhiệm và cả giá trị
pháp lý cao.
Trong hai tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, khi
phản ánh các thông tin về y tế - sức khỏe, các phóng viên thường phỏng vấn
hai đối tượng là phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn lãnh đạo.
Bảng 2.5. Số lượng bài phỏng vấn trên hai báo Khoa học & đời
sống và Sức khỏe & đời sống

Tổng số bài Bài phỏng vấn Tỷ lệ Bài phỏng vấn Tỷ lệ


Báo
phỏng vấn chuyên gia (%) lãnh đạo y tế (%)
Khoa học 402 373 92,3% 29 7,7%
& đời sống
Sức khỏe 671 597 89% 64 11%
& đời sống

Dựa vào bảng trên chúng ta có thể thấy, tỷ lệ bài phỏng vấn chuyên gia
ở hai báo đều chiếm số lượng nhiều hơn hẳn so với số lượng bài phỏng vấn
các lãnh đạo y tế. Báo chí thực hiện phỏng vấn các lãnh đạo để có định hướng

59
và sự chỉ đạo về những vấn đề y tế - sức khỏe, tuy nhiên, những bài phỏng
vấn này chiếm tỷ lệ rất ít (trên báo Khoa học & đời sống chiếm 7,7% và trên
báo Sức khỏe và đời sống chiếm 11%). Báo Sức khỏe & đời sống có tỷ lệ bài
phỏng vấn lãnh đạo y tế nhiều hơn báo Khoa học & đời sống vì Sức khỏe &
đời sống là cơ quan ngôn luận của bộ y tế. Những chủ trương, chính sách của
các cấp lãnh đạo bộ y tế sẽ được đội ngũ phóng viên khai thác triệt để thông
qua các bài phỏng vấn.
Chẳng hạn, trong bài phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Dung – Giám đốc Sở
Y tế Thừa Thiên Huế (trên báo Sức khỏe & đời sống số 55 ra ngày 5/4/2012),
tác giả đã phỏng vấn PGS.TS Dung về bí kíp giúp Thừa Thiên Huế giải quyết
tốt vấn đề phòng chống dịch, khám chữa bệnh ban đầu để khách du lịch có thể
yên tâm khi đến Huế ở Festival Huế 2012. Cụ thể, bài viết đặt ra các câu hỏi:
“Festival Huế 2012 đang đến rất gần, nếu có thể giới thiệu khái quát về vấn đề
y tế của tỉnh nhà để du khách yên tâm khi du lịch đến Cố đô Huế, ông có thể
nói điều gì?”, “Chất lượng cung cấp dịch vụ y tế cũng là điều du khách rất
quan tâm thưa ông?”, “Với sự phát triển đồng bộ giữa y tế cơ sở và y tế tuyến
tỉnh, đã giúp Thừa Thiên Huế, 5 năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra?”.
Những vấn đề này đã được PGS.TS Nguyễn Dung – Giám đốc Sở Y tế
Thừa Thiên Huế trả lời rõ ràng. Cụ thể, PGS.TS Nguyễn Dung cho biết: “Ở
Thừa Thiên Huế, các cơ sở chữa bệnh cho dân tương đối hoàn chỉnh. Tuyến
Trung ương, bộ ngành có Bệnh viện Trung ương Huế với 2.000 giường bệnh,
Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế với 300 giường bệnh. Ngoài ra còn
Bệnh viện Quân y 268, bệnh viện ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, tỉnh
Thừa Thiên Huế còn có nền tảng y tế cơ sở rất tốt. Với 9 trung tâm y tế
huyện, thành phố và 152 trạm y tế phường, xã. Quy mô giường bệnh của
tuyến huyện hiện nay đã có 1.100 giường…. 5 năm nay Thừa Thiên Huế
không có dịch bệnh kể cả sốt rét, sốt xuất huyết,... đó là sự cố gắng rất lớn của
cán bộ ngành y tế. Trong đó, chúng tôi nhận thấy y tế cơ sở hoạt động đều tay
đã giúp và ngăn chặn sớm các ca bệnh không để xảy ra dịch. Để Huế luôn là

60
điểm đến của du khách trong và ngoài nước, ngành y tế cùng với ngành du
lịch đã và đang phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển”.
Trong số ra ngày 24/3/2012, báo Sức khỏe & đời sống có bài phỏng
vấn: “Những thách thức và các giải pháp tích cực trong công tác phòng chống
lao tại Việt Nam”. Bài viết phỏng vấn PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ - Giám đốc
bệnh viện Phổi Trung ương – Chủ nhiệm chương trình chống lao quốc gia về
thực trạng bệnh lao, công tác phòng chống lao trong những giai đoạn trước,
đồng thời đưa ra những kế hoạch, mục tiêu, những khó khăn, thành quả đã và
đang làm được của đội ngũ những người phòng chống bệnh lao. Trên chuyên
mục “Thông tin y dược” của báo Khoa học & đời sống, số ra ngày 12/4/2011
có bài phỏng vấn: “Phòng và hạn chế kháng thuốc - Cách gì?”, với cuộc
phỏng vấn của nhà báo với TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng cục Khám
chữa bệnh- Bộ Y tế, TS Graham Harrisan - Quyền Trưởng đại diện tổ chức y
tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, ThS Lê Quốc Thịnh – Trưởng khoa Dược -
Bệnh viện 71 Trung Ương. Trong bài phỏng vấn, các vị khách được phỏng
vấn đã thẳng thắn trả lời xung quanh vấn đề: sự kháng sinh của các loại vi
khuẩn đang là thách thức lớn trong việc điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Vậy cần có những giải pháp nào để hạn chế và phòng tránh sự kháng thuốc
này?”. Liên quan đến việc một gia đình ở Trà Vinh ăn sò biển bị ngộ độc và
tử vong, số 60, ra ngày 14/4/2011 có bài phỏng vấn ông Đàm Hồng Hải, Phó
chi cục trưởng chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ về độc tính
của một số loại sò biển và hải sản. Các câu hỏi của phóng viên đều xung
quanh vấn đề này, nhằm làm rõ nguyên nhân gây ngộ độc của sò biển và cách
phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do ăn hải sản. Các câu hỏi bao gồm: “Tại sao
loại hải sản này có khả năng gây ngộ độc cấp tính như vậy?”, “Ngoài sò biển,
còn có những loại nào cũng có độc tố tương tự”, “Người dân cần làm gì để
phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do ăn hải sản?”,…
Bên cạnh các bài phỏng vấn lãnh đạo bộ y tế, trên báo Khoa học & đời
sống và Sức khỏe & đời sống còn có các bài phỏng vấn chuyên gia y tế.

61
Những bài phỏng vấn này chiếm số lượng lớn trên cả hai báo và thường xuất
hiện dưới dạng hỏi đáp (người đặt câu hỏi là độc giả, người trả lời là các giáo
sư, bác sĩ chuyên ngành). Những câu hỏi độc giả gửi về báo liên quan đến
cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phương pháp phòng ngừa, điều trị một số
bệnh, nhóm bệnh thường gặp,… Thông qua việc trả lời của các chuyên gia y
tế, bạn đọc sẽ được giải đáp và có thêm kiến thức để nâng cao sức khỏe cho
bản thân và gia đình. Ưu điểm của dạng phorg vấn này là độc giả trực tiếp
được các chuyên gia y tế, bác sĩ trả lời cặn kẽ đúng theo nội dung câu hỏi.
Tuy nhiên, vì diện tích trang báo hạn chế nên không phải câu hỏi nào cũng
được chọn lựa đăng tải. Tòa soạn sẽ có sự chọn lọc và gửi tới bác sĩ nhờ tư
vấn. Hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống đã thu hút đông đảo
đội ngũ các chuyên gia y tế trả lời. Những chuyên mục thường xuất hiện thể
loại phỏng vấn trên tờ Khoa học & đời sống là: “Hỏi nhanh – đáp gọn”, “Bàn
tròn”, “Alo – bác sĩ ơi”, “Nhịp cầu”, “Bỏ thói quen xấu”,… Ở tờ Sức khỏe &
đời sống, những chuyên mục thường xuất hiện thể loại phỏng vấn bao gồm:
“Bạn hỏi, chúng tôi trả lời”, “Bác sĩ gia đình”, “Chuyên mục hỏi đáp”, “Gia
đình và sức khỏe”,…
Việc phỏng vấn chuyên gia sẽ giúp đảm bảo về mặt chuyên môn và độ
chuyên sâu của các thông tin y tế - sức khỏe. Nội dung thông tin mà các
chuyên gia y tế đưa ra sẽ mang tính sát thực và có giá trị định hướng độc giả.
* Dạng bài phản ánh
So với phỏng vấn, phản ánh là thể loại được sử dụng nhiều hơn trên hai
báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống. Theo cuốn “Các thể loại
báo chí chính luận” của tác giả Trần Quang “Trên báo chí Việt Nam hiện nay,
thể loại bài phản ánh được sử dụng khá phổ biến và chiếm diện tích tương đối
lớn trên các trang báo. Có thể nói rằng, không một tờ báo nào thiếu vắng loại
bài này” [16, tr.33] “Về đặc điểm, bài phản ánh nghiên cứu một sự kiện hoặc
một số sự kiện cùng dạng. Bài phản ánh không chỉ mô tả mà còn phân tích và

62
khái quát. Có thể tìm thấy nhiều yếu tố của thể loại khác trong bài phản ánh.
Bài phản ánh có phạm vi nghiên cứu, phân tích tương đối hẹp” [16, tr.40].
Xét về ý nghĩa và vai trò trên trang báo thì bài phản ánh là một trong
những thể loại được sử dụng nhiều, giữ vị trí quan trọng trong công tác thông
tin của các cơ quan báo chí, và ở hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe &
đời sống cũng vậy. Ý nghĩa của nó là cổ vũ những thành tựu trong y tế, có
tính tiến bộ của y học, phổ biến kỹ thuật mới trong điều trị, chỉ ra những tồn
tại trong công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và người dân. Trên báo
Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, các chuyên mục xuất hiện
nhiều bài phản ánh đó là: Dinh dưỡng, Sức khỏe, Giải mã, Y học thường thức,
Bác sĩ gia đình, Y tế địa phương, Xã hội – bạn đọc,… Bài viết dạng phản ánh
đã làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến dịch bệnh, phản ánh các vấn đề nóng
trong việc chăm sóc sức khỏe người dân,…
Bài phản ánh được chia làm 3 dạng, đó là: bài phản ánh thông tin, bài
phản ánh phân tích và bài phản ánh nêu vấn đề. Ở hai tờ Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống, cả 3 dạng bài phản ánh đều được các phóng viên
linh hoạt sử dụng, trong đó dạng bài phản ánh nêu vấn đề và phản ánh phân
tích được sử dụng nhiều. Yêu cầu của bài phản ánh nêu vấn đề là phân tích
được tình hình hiện tại của vấn đề, những mâu thuẫn đang làm chậm sự phát
triển và dự báo những gì có thể xảy ra trong tương lai gần. Ví dụ, trong bài
“Hôn nhân cận huyết thống – Phép vua thua lệ làng” (số 52, ra ngày
31/3/2012) báo Sức khỏe & đời sống, có sự phản ánh và phân tích về những
hậu quả của hôn nhân cận huyết thống, làm suy thoái giống nòi và cách ngăn
chặn tình trạng này. Bài viết cũng đưa ra con số thống kê đáng báo động:
“Theo Tổng cục Dân số- kế hoạch hóa gia đình, Bộ y tế, với 13 tỉnh miền núi,
trong 5 năm trở lại đây, số cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống vẫn tăng
cao. Ước tính, trung bình mỗi năm có thêm 100 cặp vợ chồng kết hôn cận
huyết thống. Tình trạng này đã và đang diễn ra tại một số tỉnh miền núi phía
Bắc và Tây Nguyên. Nếu không có giải pháp cấp bách và cần thiết, tình trạng

63
này sẽ là một trong số những nguyên nhân làm suy thoái chất lượng giống
nòi, làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số”.
Bài phản ánh đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh để các cấp lãnh
đạo biết thực trạng kết hôn cận huyết đang diễn ra tại các tỉnh miền núi phía
Bắc. Đồng thời cảnh báo những hệ lụy xấu của việc kết hôn cận huyết đối với
cộng đồng, trong đó có việc làm suy thoái chất lượng giống nòi, làm ảnh
hưởng đến chất lượng dân số. Các cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch
tuyên truyền, vận động và giải thích cho người dân hiểu hậu quả của việc kết
hôn cận huyết, đồng thời, mỗi người dân cũng cần nâng cao hiểu biết của
mình, tránh để việc kết hôn cận huyết xảy ra. Ở bài “Nhiễm độc da do thuốc”,
báo Sức khỏe & đời sống (số 51, ra ngày 29/3/2012”, tác giả đã có phản ánh
tình trạng nhiễm độc da do thuốc, phân tích các trường hợp dễ bị nhiễm độc
da do thuốc. Đặc biệt, bài viết nhấn mạnh đến các biểu hiện khi bị nhiễm độc
da do thuốc, các loại nhiễm độc da, cách thức điều trị bệnh,…
Ở dạng bài phản ánh phân tích, người phóng viên cần phân tích để chỉ
rõ nguyên nhân của sự kiện, hiện tượng đồng thời làm sáng tỏ nguồn gốc và
bản chất các sự kiện quan trọng. Ví dụ, trong bài “Sốt xuất huyết bùng phát
tại Hà Nội - Bệnh năm nay có biến đổi nặng hơn” (báo Khoa hoc & đời sống,
số 133, ra ngày 5/11/2011), tác giả đã phản ánh tình trạng bệnh sốt xuất huyết
tăng mạnh và có chiều hướng biến đổi phức tạp “Hiện mỗi ngày bệnh viện
Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận và điều trị cho hơn chục ca mắc sốt xuất
huyết và số bệnh nhân đang gia tăng nhanh chóng. Bệnh năm nay có biến đổi
nặng hơn so với các năm trước”. Bài viết này cũng đi vào phân tích các triệu
chứng khi bệnh mới xuất hiện, nguyên nhân khiến bệnh bùng phát mạnh và
cảnh báo biến chứng nặng có thể xảy ra nếu bệnh nhân không được phát hiện
và điều trị kịp thời. Hay như ở số 68, ra ngày 30/5/2011 có bài viết “Dược mỹ
phẩm chứa chất paraben gây ung thư”. Trong bài viết, tác giả cảnh báo về
chất paraben và giúp bạn đọc hiểu được tác hại của chất này. Cụ thể, paraben
là chất hóa dầu rẻ tiền để kháng khuẩn, kích thích sự phát triển của tế bào

64
khối u. Paraben chỉ được cảnh báo ở Việt Nam sau khi báo Le Monde của
Pháp đưa tin về chất này: “Sau khi báo Le Monde của Pháp đưa thông tin về
400 loại dược mỹ phẩm chứa paraben có khả năng gây ung thư vú và vô sinh
nam, Cục Quản lý dược Việt Nam cũng đã có thông báo tới các cơ quan chắc
năng để theo dõi, giám sát”,…
Khi thực hiện các bài viết phản ánh, các tác giả thường có sự nghiên
cứu, tổng hợp, tìm hiểu kỹ về vấn đề, sự việc mà mình dự định phản ánh. Các
bài phản ánh trên hai tờ Sức khỏe & đời sống và Khoa học & đời sống đã đề
cập đến nhiều sự việc, hiện tượng khác nhau trong mảng y tế - sức khỏe.
Những sự kiện trong bài phản ánh được hiện lên một cách độc đáo, sắc sảo,
dễ hiểu, giải thích cho độc giả về nguyên nhân và động lực dẫn đến các sự
kiện như vậy. Các tình tiết, các khía cạnh của vấn đề đã được tác giả phân
tích, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, giúp công chúng hiểu vấn đề cấp
bách trước mắt (bệnh dịch, các yếu tố nguy cơ xâm hại tới sức khỏe…). Mỗi
bài phản ánh thường tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể mà bài báo đề cập,
cuối bài phản ánh mỗi tác giả đều có những kết luận rõ ràng, sát đáng và
mang tính khái quát cao. Dung lượng của mỗi bài phản ánh trên 2 tờ Khoa
học & đời sống và Sức khỏe & đời sống cũng khác nhau, tùy từng chủ đề và
nội dung thông tin muốn chuyển tải mà bài viết sẽ ngắn hay dài. Tuy nhiên,
mỗi tác giả khi trình bày một bài phản ánh đều cố gắng chuyển tải hết những
tư liệu cần thiết cho việc khai thác thông tin, nhằm giúp bạn đọc dễ dàng tiếp
nhận và nắm bắt nội dung thông tin của bài viết.
Tiểu kết
Những thông tin y tế - sức khỏe chiếm dung lượng lớn về số lượng bài
viết trên 2 tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống. Nội dung các bài
báo phong phú, phản ánh khá đầy đủ các khía cạnh trong việc điều trị, chăm
sóc sức khỏe cho cộng đồng. Đặc biệt, ở tờ Sức khỏe & đời sống, vì là cơ quan
ngôn luận của Bộ Y tế nên việc cập nhật các tin tức liên quan đến Bộ Y tế, hoạt
động y tế - sức khỏe tại từng địa phương được chú trọng và phản ánh đầy đủ.

65
Ở cả 2 tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, mảng nội
dung về phòng ngừa, nhận biết, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp
chiếm số lượng bài viết nhiều nhất. Điều này cũng dễ hiểu vì những thông tin
này thực sự hữu ích đối với độc giả, các loại bệnh hiện nay lại rất phong phú,
đa dạng trong khi đó kiến thức của người dân về bệnh học lại hạn chế. Bên
cạnh đó, mảng nội dung về thông tin tư vấn, về y tế, sức khỏe và thông tin về
thành tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị cũng được hai tờ báo chú trọng
đưa tin bài. Những mảng nội dung này làm cho những thông tin về y tế - sức
khỏe trên hai báo có sự toàn diện, cập nhật và đáp ứng được nhu cầu muốn
biết những thông tin mới, muốn được tư vấn chăm sóc sức khỏe của bạn đọc.
Đặc biệt, mảng thông tin bệnh dịch cũng được đề cập đầy đủ, phản ánh kịp
thời diễn biến dịch tại khắp các tỉnh thành trong cả nước, quy tụ sự nhận xét,
đánh giá của các bác sĩ, các chuyên gia y tế trong công tác phòng chống dịch
bệnh. Số lượng bài viết và chiều sâu của các thông tin y tế - sức khỏe trên báo
Sức khỏe & đời sống cũng thể hiện đậm nét hơn hơn so với tờ Khoa học &
đời sống. Qua khảo sát, tờ Khoa học & đời sống còn để đăng tải số lượng bài
có lồng ghép quảng cáo khá lớn, ảnh hưởng đến tính khách quan của bài viết,
độc giả sẽ khó phát hiện và có thể bị nhầm lẫn thông tin nếu không tinh ý.
Các tin bài trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống đã
truyền tải những thông tin bổ ích về y tế - sức khỏe đến cho công chúng.
Những thông tin này đã trở thành “cầu nối” giữa báo chí và công chúng.
Trong thực tế, có trường hợp, nhà báo đưa thông tin về y tế - sức khỏe bằng
các thông báo ngắn, không kèm theo lời phân tích, bình luận (như tin ngắn
hay tin vắn). Nhưng ở nhiều trường hợp khác, thông tin về y tế - sức khỏe lại
được nhà báo phân tích, xâu chuỗi, ghi chép,… và thể hiện bằng nhiều hình
thức thể loại phong phú như: bài phản ánh, bài phỏng vấn,… Việc áp dụng
nhiều hình thức thể loại đa dạng đã làm cho hai tờ Khoa học & đời sống và
Sức khỏe & đời sống có được những tin bài phong phú, chất lượng, thỏa mãn
nhu cầu cập nhật thông tin về y tế - sức khỏe của độc giả.

66
Với đặc thù là tờ báo có nội dung về y tế - sức khỏe, thông tin phi văn
tự và văn tự trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống được
kết hợp, sắp xếp một cách khoa học để bạn đọc dễ dàng tiếp nhận. Hai tờ báo
đã sử dụng khổ báo, màu sắc, các dạng tít hoàn toàn thông dụng và phổ biến
nên độc giả không bị khó khăn trong cách tiếp cận nội dung thông tin. Bên
cạnh đó, việc sử dụng nhiều hình thức thể loại: tin, phỏng vấn, phản ánh,…
cũng làm cho các bài viết của hai báo mang nhiều màu sắc và thu hút được sự
quan tâm của độc giả. Trong đó, tờ Sức khỏe & đời sống luôn nổi bật với
nhiều thông tin mang tính chuyên môn và đăng tải một cách đầy đủ, kịp thời.
Tuy nhiên, cũng cần thấy ở cả hai báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe &
đời sống vẫn còn mắc một số lỗi trong cách sử dụng tít hay chưa sử dụng
nhiều hình ảnh minh họa trong bài viết. Nếu khắc phục được những lỗi này,
báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống sẽ hoàn thiện và đến gần
hơn đối với bạn đọc.

67
CHƯƠNG 3:
ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA THÔNG TIN
Y TẾ - SỨC KHỎE TRÊN BÁO CHÍ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Trong giới hạn đề tài: “Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay”,
người nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu, lấy ý kiến của các chuyên gia y
tế thuộc hai chuyên ngành khác nhau để có được cái nhìn nhiều chiều khi
đánh giá về mảng báo chí về y tế - sức khỏe trên báo chí. Đó là Lương y Vũ
Quốc Trung – Hội Đông y Việt Nam và bác sĩ Cao Mỹ Lệ, nguyên Giám đốc
Bệnh viện Mắt Hà Nội. Đồng thời, tác giả luận văn cũng xin đưa ra một số ý
kiến nhận xét, đề xuất giải pháp về thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí.
3.1. Ưu điểm về nội dung và hình thức của hai tờ Khoa học & đời
sống và Sức khỏe & đời sống
* Ưu điểm về nội dung
Trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, về mặt nội
dung, hai tờ báo đã bao quát và thể hiện đầy đủ các vấn đề cơ bản của thông
tin y tế - sức khỏe như: thông tin về bệnh dịch; thông tin về thành tích y học,
kỹ thuật mới trong điều trị; thông tin về phòng ngừa, điều trị một số bệnh,
nhóm bệnh thường gặp; thông tin tư vấn về y tế, sức khỏe. Trong đó, nội dung
tập trung vào những vấn đề được coi là thiết yếu nhất, đó là vấn đề thông tin
về phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp. Thông tin về
dịch bệnh cũng đã được đưa kịp thời, thường xuyên, cập nhật diễn biến, tình
trạng lây lan của bệnh dịch để từ đó đưa ra lời cảnh báo cho cộng đồng.
Bản thân hai tờ báo đã có những tìm tòi để thiết lập nên hệ thống các
chuyên mục phong phú, chứa đựng tính tư vấn, chỉ dẫn cao. Hệ thống tin bài
cũng được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: từ phóng viên, cộng tác viên là
các chuyên gia y tế, bác sĩ, hoặc cũng có thể là những bài tổng hợp, lấy lại tư liệu
và dịch từ các trang báo nước ngoài,… Những mảng đề tài và nội dung khác
nhau ấy phản ánh sự biến chuyển không ngừng của xã hội, sự biến chuyển của

68
các thông tin trong mảng nội dung y tế - sức khỏe và những kinh nghiệm trong
việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Khi đưa ra ý kiến nhận xét của mình, Lương y Vũ Quốc Trung – Hội
Đông y Việt Nam cũng có cái nhìn lạc quan và đánh giá cao về mảng nội
dung thông tin y tế - sức khỏe. Đặc biệt, ông nhận xét: “Báo chí về y tế - sức
khỏe ở nước ta hiện nay đã thu nhận được nhiều tinh hoa của báo chí và
truyền thông nước ngoài”. Trả lời câu hỏi của người nghiên cứu về “Những
thông tin trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống đã đầy đủ,
hấp dẫn bạn đọc hay chưa và so sánh về chất lượng giữa hai tờ báo?”, lương y
Vũ Quốc Trung cho rằng: “Báo Sức khỏe & đời sống nặng về các vấn đề
chuyên môn hơn. Tờ báo này tương đối đa dạng, có nhiều chuyên trang, ví dụ
các trang y học cổ truyền, giới thiệu thuốc, trang giới thiệu về các thành quả y
học hiện đại, và trên báo thường xuất hiện cả những chuyên đề. Báo Khoa học
& đời sống cũng đề cập đến nhiều vấn đề y tế - sức khỏe, nhưng thông tin
mang tính thực dụng, mục đích giúp người đọc áp dụng được ngay những
kiến thức đó vào cuộc sống, kể cả những người ở nông thôn, vùng sâu vùng
xa”. Đồng thời, lương y Vũ Quốc Trung khẳng định: “Nội dung của tờ Sức
khỏe & đời sống đa dạng hơn tờ Khoa học & đời sống”.
Lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ, ông thường xuyên có sự cộng tác viết
bài cũng như tư vấn trả lời các câu hỏi của bạn đọc cho các báo. Đặc biệt, các
phóng viên khi viết về y học cổ truyền thường hỏi ý kiến của ông về bài viết
của họ, hoặc mỗi khi có vấn đề phát sinh liên quan đến y học cổ truyền thì
mọi người cũng hỏi lương y rất nhiều: “Hiện nay, tôi cộng tác với rất nhiều
báo: Thanh niên, Lao động, Gia đình xã hội, Khoa học & đời sống, Sức khỏe
& đời sống, Người lao động,… Đối với mảng y học cổ truyền, báo Sức khỏe
& đời sống đi vào nhiều vấn đề và phạm vi phản ánh của bài viết cũng rộng
hơn báo Khoa học & đời sống. Từng vấn đề báo Sức khỏe & đời sống thực
hiện chi tiết và cặn kẽ hơn. Còn báo Khoa học & đời sống, họ chủ yếu đưa tin

69
và không đi vào chuyên sâu. Tuy nhiên, báo Khoa học & đời sống lại đưa
được những ứng dụng thực tế cho bạn đọc có thể áp dụng.”.
Như vậy, lương y Vũ Quốc Trung đã có những nhận xét khái quát về
nội dung thông tin y tế - sức khỏe trên hai báo Khoa học & đời sống và Sức
khỏe & đời sống. Theo đánh giá của lương y, tờ Sức khỏe & đời sống có
nhiều thông tin chuyên sâu và các bài viết được thực hiện cặn kẽ, chi tiết hơn
so với tờ Khoa học & đời sống. Khi được hỏi về chất lượng bài viết của hai
báo: “Liệu các bài viết có đi vào lý thuyết nhiều mà không đưa ra được những
ứng dụng thực tế cho bạn đọc hay không?”, lương y Vũ Quốc Trung đã khẳng
định: “Tôi thấy hai tờ báo này đưa tin nhiều và cụ thể các vấn đề về y tế - sức
khỏe. Bản thân tôi cũng tìm hiểu hoạt động, cộng tác và theo dõi thường
xuyên những thông tin báo chí đăng tải nên nhận thấy như vậy. Nhất là những
người ở nông thôn, họ thiếu và không được tiếp cận với nhiều thông tin nên
họ rất trân trọng những thông tin về y tế - sức khỏe từ báo chí. Những thông
tin về y học cổ truyền, về những cây cỏ trong cuộc sống vừa đơn giản, lại dễ
kiếm tìm ở nông thôn, nên họ rất quan tâm và chú ý để áp dụng vào cuộc sống
hàng ngày”.
Đặc biệt, ở tờ Sức khỏe & đời sống, các bài viết được lấy thông tin
chính thống từ Bộ Y tế, nội dung tin bài cũng viết đầy đủ hơn, theo dõi các
mảng vấn đề chặt chẽ hơn so với báo Khoa học & đời sống. Với lợi thế là tờ
báo chuyên ngành, được giao nhiệm vụ chính là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân nên tờ báo Sức khỏe & đời sống luôn là tờ báo đi đầu trong việc
phát động hưởng ứng các chủ trương lớn của Bộ Y tế. Báo có điều kiện đi sâu
phân tích, trình bày các vấn đề có liên quan đến chủ trương đó một cách tỉ mỉ,
kỹ lưỡng nhằm giúp độc giả có thể hiểu và nắm bắt vấn đề một cách chính
xác và cụ thể nhất. Báo Sức khỏe & đời sống - cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế
là một kênh truyền thông có hiệu quả để tuyên truyền các trọng tâm công tác
ngành, đường lối, chính sách của Đảng về y tế tới mọi người dân. Bên cạnh
đó, tờ báo cũng tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Y tế tới các cấp cơ

70
sở và cán bộ y tế. Chính sự tuyên truyền này mới cung cấp cho nhân dân
những khái niệm, kiến thức về bảo vệ sức khỏe.
Đối với tờ Khoa học & đời sống, đây là cơ quan ngôn luận của Liên
hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Báo có đội ngũ cộng tác viên là
các chuyên gia khoa học hàng đầu của Việt Nam nên thông tin trên báo có độ
tin cậy cao. Ở tờ Khoa học & đời sống, thông tin nhanh nhạy về tiến bộ khoa
học của thế giới và Việt Nam, hướng dẫn kỹ năng sống khoa học, tư vấn về
dinh dưỡng, sức khỏe, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống... là
đặc thù và cũng là thế mạnh của Khoa học & đời sống.
* Ưu điểm về hình thức
Hai tờ báo đã có sự rõ ràng trong việc ấn định về màu sắc, chữ viết,
cách sử dụng hình ảnh,… để tạo nên sự gần gũi, quen thuộc đối với bạn đọc.
Hệ thống hình ảnh được sử dụng trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức
khỏe & đời sống phù hợp với nội dung bài viết. Các chuyên mục xuất hiện
đều đặn trên mỗi trang báo tạo tính hấp dẫn và chú ý theo dõi của độc giả.
Các tác giả thường sử dụng hình thức thể loại phổ biến, dễ hiểu, nhằm dễ
dàng chuyển tải thông tin, thông điệp của bài viết tới độc giả. Trong đó, hai tờ
báo sử dụng ba hình thức thể loại chính, đó là: tin, phỏng vấn, phản ánh. Tuy
vẫn còn một số lỗi trong cách dùng từ, đặt tít nhưng không thể phủ nhận,
những cố gắng của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, ban lãnh đạo của hai tờ
Khoa học & đời sống, Sức khỏe & đời sống nhằm mang đến những thông tin
hữu ích cho độc giả.
3.2. Nhược điểm về nội dung và hình thức của hai tờ Khoa học &
đời sống và Sức khỏe & đời sống
* Nhược điểm về nội dung
Trên hai tờ học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, do vẫn còn tính
thương mại nên vẫn xuất hiện một số bài viết chưa khách quan, có sự can
thiệp của các doanh nghiệp trong mảng thông tin về phòng ngừa, điều trị một
số bệnh. Hình thức lồng ghép quảng cáo ở mỗi bài viết cũng khá điêu luyện

71
khi mỗi bài viết thường chỉ khéo léo cài tên sản phẩm, tên thuốc vào cuối bài,
còn nội dung bên trên hoàn toàn là những thông tin bệnh học khách quan. Nếu
không tinh ý, độc giả sẽ khó nhận biết có xuất hiện yếu tố quảng cáo. Các sản
phẩm được lồng ghép quảng cáo trong bài viết thường là thực phẩm chức
năng hoặc các loại thuốc, và đơn vị làm việc này là các công ty dược trong cả
nước. Việc xuất hiện nhiều bài viết có yếu tố quảng cáo đã làm giảm tính
khách quan trên cả hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, tuy
nhiên, số lượng bài viết lồng ghép yếu tố quảng cáo trên báo Khoa học & đời
sống nhiều hơn hẳn so với tờ Sức khỏe & đời sống.
Bác sĩ Cao Mỹ Lệ khi nhận xét về những thông tin y tế - sức khỏe trên
báo chí hiện nay, cho rằng: “Tin tức về sức khỏe trên báo chí bây giờ đã rất
nhiều, quảng cáo cũng nhiều. Đối với chuyên môn về ngành mắt, tôi nghĩ
thông tin trên báo chí rất bổ ích nên được bạn đọc quan tâm theo dõi và tiếp
nhận”. Khi được hỏi về hiện tượng: “Hiện nay có rất nhiều hãng dược thường
xuyên mời các chuyên gia nói tốt cho sản phẩm của họ để tạo tính tin tưởng
đối với bạn đọc và lồng ghép quảng cáo trên báo chí. Việc đó liệu có khiến
cho sự am hiểu của người dân bị lệch hướng hoặc không chính xác hay
không?”, bác sĩ Cao Mỹ Lệ cũng nhận định hiện tượng đó đang xảy ra và bản
thân bác sĩ cũng đọc được nhiều thông tin như vậy trên báo chí. Bác sĩ khẳng
định: “Đối với những người làm việc không đúng lương tâm thì những tin bài
như vậy sẽ làm cho công chúng rất dễ bị lệch hướng, còn nếu các chuyên gia
y tế, những người thầy thuốc làm việc theo đúng lương tâm của mình thì tôi
tin tưởng bạn đọc sẽ thu nhận được nhiều thông tin hữu ích từ bài viết”.
Đối với chuyên ngành mắt, bác sĩ Cao Mỹ Lệ cũng nhiệt tình chia sẻ
những nhận xét của mình về thực trạng đưa tin, viết bài về mảng nội dung này
trên báo chí. Bác sĩ nhận định: “Đối với các thông tin về mắt, hầu hết khi nào
cần thì các báo mới hỏi thông tin và viết bài. Nhìn chung, những thông tin về
bảo vệ, chăm sóc mắt còn ít. Tuy nhiên, vì đây chỉ là một mảng nhỏ trong
việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng nên điều đó cũng dễ hiểu và

72
không nhất thiết phải có các chuyên mục riêng về mắt trên các báo”. Liên
quan đến việc tìm nguyên nhân các bệnh về mắt, khi người nghiên cứu đặt
câu hỏi: “Những bệnh về mắt mà người dân gặp phải, có phải nguyên nhân do
họ thiếu kiến thức và thông tin về việc chăm sóc, bảo vệ mắt hay không? Bác
sĩ Cao Mỹ Lệ trả lời: “Không hẳn như vậy vì một số bệnh về mắt có thể do
yếu tố môi trường, lây truyền,… Tất nhiên, nhiều bệnh liên quan đến mắt là
do người dân thiếu hiểu biết, thiếu thông tin. Chẳng hạn, đối với bệnh đau mắt
đỏ, việc mắc bệnh một phần do thiếu thông tin về cách chăm sóc mắt của
người dân. Nhưng so với trước kia thì hiện nay, nhận thức và mức độ quan
tâm của cộng đồng đối với các bệnh về mắt đã tốt hơn rất nhiều. Trong quá
trình làm lãnh đạo bệnh viện mắt Hà Nội nhiều năm tôi đã nhận thấy điều đó.
Khi mắc bệnh, người dân sẽ đến bệnh viện mắt thăm khám để được chẩn đoán
và điều trị kịp thời”.
Ngoài ra, ở một số bài viết về y tế - sức khỏe trên hai tờ báo, tác giả
luận văn vẫn bắt gặp trường hợp viết thiếu tính logic và sử dụng các thuật ngữ
về y học chưa chính xác. Kiến thức hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế là
rào cản lớn cho nhà báo. Khi đưa thông tin, các phóng viên còn bị lúng túng,
ngợp trong những số liệu, báo cáo,… mà chưa tìm ra được bản chất mối liên
hệ qua việc so sánh, đối chiếu những dữ liệu với nhau. Khi người cầm bút
chưa hiểu cụ thể, chính xác nội dung thông tin mà mình đưa ra thì không thể
mong công chúng hiểu và làm theo thông điệp đó. Thông tin ở một số bài báo
còn mang tính một chiều, sự tương tác thấp, chưa chú ý đến nhiều ý kiến, sự
phản hồi từ phía công chúng. Nhiều bài viết nội dung còn dàn trải, theo kiểu
báo cáo, không tạo được điểm nhấn thu hút, hấp dẫn độc giả.
* Nhược điểm về hình thức
Báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống vẫn có cách thức tổ
chức theo phương thức cũ, chưa có nhiều đổi mới theo hướng làm báo hiện
đại, hầu như không sử dụng biểu đồ. Việc sử dụng ngôn ngữ phi văn tự như:
biểu đồ, đồ thị,… còn hạn chế. Có những bài viết dài nhưng lại kín đặc chữ

73
khiến bạn đọc cảm thấy mệt mỏi và khó tiếp nhận thông tin. Bên cạnh đó, hai
tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống vẫn mắc một số lỗi cơ
bản trong cách đặt tít bài.
Áp dụng những lý thuyết về sự phân loại những tít mắc lỗi của PGS.TS
Vũ Quang Hào trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí”, người khảo sát cũng đưa ra
những dạng tít mắc lỗi cơ bản trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe &
đời sống như sau:
- Tít mơ hồ:
Do thiếu từ chỉ quan hệ giữa các thành tố của nó hoặc tít có cấu trúc
không thể hiện rõ được ý nghĩa quan hệ giữa các thành tố.
Ví dụ: Trên báo Khoa học & đời sống có các tít:
(1) Điều trị miễn dịch thụ động (số 22, ra ngày 21/2/2012)
(2) Viêm dạ dày trẻ em (số 22, ra ngày 21/2/2012)
(3) Bệnh do thể dục không đúng cách (số 17, ra ngày 9/2/2012)
(4) Ra mồ hôi tay, chân nhiều (số 17, ra ngày 9/2/2012)
Ở ví dụ 1, cần sửa thành “Điều trị ung thư bằng miễn dịch thụ động”.
Ví dụ 2 và 4, cần thêm từ “ở” vào giữa cụm từ thành: “Viêm dạ dày ở
trẻ em” và “Ra mồ hôi ở tay, chân nhiều”.
Ví dụ 3, cần thêm từ “mắc” vào đầu cụm từ thành: “Mắc bệnh do thể
dục không đúng cách”.
Hoặc trên báo Sức khỏe & đời sống có tít:
Da vỏ cam (số ra ngày 15/4/2012)
Ở ví dụ này, cần thêm từ “mắc bệnh” vào đầu cụm từ thành: “Mắc
bệnh da vỏ cam”.
- Tít sai so với bài
Khảo sát trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, chúng
ta có thể bắt gặp một số dạng tít này như:
Dược phẩm hỗ trợ giấc ngủ (báo Sức khỏe & đời sống, số ra ngày
5/4/2012) => Tít lớn hơn so với bài.

74
Người đái tháo đường cần ăn đủ (báo Khoa học & đời sống, số ra ngày
28/2/2012) => Tít nhỏ hơn so với bài.
Huyết áp không ổn định (báo Khoa học & đời sống, số ra ngày
14/2/2012) => Tít không rõ ràng so với bài.
Tinh thần chiến thắng ung thư di căn (báo Khoa học & đời sống, số ra
ngày 9/2/2012) => Tít lớn hơn so với bài.
Thảo dược ngăn chặn tái phát ung thư đại tràng (báo Khoa học & đời
sống, số ra ngày 7/2/2012) => Tít lớn hơn so với bài.
- Tít có độ dài quá lớn:
Cho đến nay, chưa có tài liệu nào quy chuẩn tít phải có độ dài bao
nhiêu tiếng. Nhưng đối với các bài báo hiện nay, tít càng cô đọng, ngắn gọn,
súc tích, dễ hiểu thường được đông đảo bạn đọc đón nhận. Đối với độc giả là
người trưởng thành, tít bài có độ dài lớn thường có từ 14 âm tiết trở lên. Khi
tiếp xúc với những loại tít như vậy, độc giả có thể dễ dàng bỏ qua cả bài báo,
hoặc có tâm lý ngại đọc.
Trên báo Khoa học & đời sống có các tít được coi là dài so với các tít
báo thông thường như:
Con bạn không uống được sữa có thể do bất dung nạp đường lactose
(14 âm tiết, số 22, ngày 21/2/2012)
Tuyến tiền liệt to gây tiểu đêm, tiểu khó ở người đàn ông lớn tuổi (15
âm tiết, số 19, ngày 14/2/2012)
Sử dụng các loại rau củ phòng ngừa run tay ở người cao tuổi (14 âm
tiết, số 16, ngày 7/2/2012)
Làm gì để khắc phục khi bé còi xương, suy dinh dưỡng và có chiều cao
khiêm tốn (18 âm tiết, số 19, ngày 14/2/2012)
Trên báo Sức khỏe & đời sống có các tít được coi là dài so với các tít
báo thông thường như:
Kỹ thuật cấy hạt phóng xạ điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư
di căn giai đoạn muộn (20 âm tiết, số ra ngày 3/4/2012)

75
Bộ trưởng bộ Y tế làm việc tại An Giang: Huy động mọi lực lượng
phòng chống dịch bệnh (19 âm tiết, số ra ngày 5/4/2012)
Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa: Lần đầu tiên mổ thành công ca tổn
thương cột sống do lao (19 âm tiết, số ra ngày 5/4/2012)
Đối phó với dịch chân tay miệng: Giảm tử vong là mục tiêu quan trọng
hàng đầu (17 âm tiết, số ra ngày 7/4/2012)
Máy chụp cắt lớp vi tính 256 dãy được đưa vào phục vụ bệnh nhân (15
âm tiết, số ra ngày 7/4/2012)
Phương pháp cấy hạt phóng xạ “đầu đạn hạt nhân” có khả năng bắn
phá hiệu quả những tế bào ung thư (22 âm tiết, số ra ngày 12/4/2012)
Tổn thương tim trong hội chứng Marphan: Những người cao gầy cần
cảnh giác (14 âm tiết, số ra ngày 2/4/2011)
Riêng đối với báo Sức khỏe & đời sống, đây là tờ báo của Bộ Y tế nên
những vấn đề đăng tải trên báo đều là những vấn đề khoa học, chuyên ngành
cao, đôi khi thiếu tính đại chúng, ngắn gọn, dễ hiểu, gây khó khăn trong tiếp
nhận thông tin của quảng đại quần chúng nhân dân. Có hạn chế trên là do báo
Sức khỏe & đời sống cũng như báo Khoa học & đời sống còn đăng tải nhiều
bài viết của các cộng tác viên (những người hoạt động trong ngành y tế)
nhưng chưa được biên tập kỹ. Việc mời các cộng tác viên hoạt động trong
ngành y viết bài cộng tác có tính hai mặt, thuận lợi là chuyên môn đảm bảo độ
chính xác về chuyên ngành, có tính học thuật cao, tuy nhiên bất lợi là các bài
viết sử dụng thuật ngữ chuyên ngành nhiều, đội ngũ cộng tác viên hầu như
không có nghiệp vụ về truyền thông nên những thuật ngữ chuyên ngành này
không được chuyển tải thành đơn giản, dễ hiểu, gây khó cho người tiếp nhận
thông tin. Bài viết của họ thường không theo thể loại nào, cách viết đơn thuần
làm cho người đọc khó tiếp nhận thông tin. Về hình thức, hai tờ báo báo được
trình bày khá đẹp nhưng maket trình bày báo còn rối, nhiều chữ, cần tăng
thêm hình ảnh và một vài khoảng trống xen kẽ nhất định để tạo cảm giác thoải
mái, tránh gây nặng nề cho người đọc.

76
3.3. Một số kiến nghị đối với hai tờ báo Khoa học & đời sống và
Sức khỏe & đời sống
3.3.1. Cải tiến về nội dung và hình thức
Để thông tin y tế - sức khỏe được phong phú đa dạng, mỗi báo cần tăng
cường bài viết có tính vấn đề, đi sâu vào những vụ việc đáng được công
chúng quan tâm. Đặc biệt, các chuyên mục tạo sự giao lưu giữa bạn đọc và
báo chí nên khai thác hiệu quả hơn nữa để vừa tận dụng được tri thức của
nhân dân, vừa tránh tình trạng thông tin áp đặt, một chiều. Bên cạnh việc làm
đa dạng hơn về nội dung thông tin, hình thức thể hiện của các tác phẩm báo
chí cũng phải đổi mới phù hợp hơn với báo chí hiện đại. Lối viết cần cô đọng,
tránh dài dòng, lan man. Khi viết bài, đội ngũ phóng viên cần chú ý trong
cách đặt tít, tránh để mắc lỗi. Bài báo nên tạo thêm nhiều cửa thông tin ngoài
văn bản chữ như: tăng số lượng ảnh có chất lượng, biểu đồ,… nhằm giúp
công chúng tiếp thu thông tin nhanh và hiệu quả.
Ngoài ra, các thông tin y tế - sức khỏe đều cần chặt chẽ về tính logic và
sử dụng các thuật ngữ y học một cách chính xác. Khi đưa thông tin, các
phóng viên cần tìm ra được bản chất mối liên hệ qua việc so sánh, đối chiếu
những dữ liệu với nhau để bài viết có chất lượng. Hai tờ Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống nên thu nhỏ hơn để thuận tiện hơn cho bạn đọc bởi
khổ giấy A3 đang sử dụng hơi lớn.
Yêu cầu cải tiến không ngừng cả về nội dung và hình thức là nhiệm vụ
quan trọng để báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống cũng như hệ
thống báo in về y tế - sức khỏe tạo được dấu ấn, thu hút đông đảo bạn đọc
trong xu thế bùng nổ thông tin với sự phát triển mạnh mẽ của các kênh truyền
hình hiện nay.
3.3.2. Kiểm soát chặt chẽ về mặt nội dung trước khi đăng tải
Để thông tin về y tế - sức khỏe trên báo chí được khách quan, tác giả
luận văn đề xuất, mỗi tờ báo cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt về mặt nội
dung, tránh để những bài viết không khách quan xuất hiện thường xuyên trên

77
mặt báo như hiện nay. Mặt khác, nếu cho phép đăng tải một số bài viết lồng
ghép quảng cáo để tăng nguồn thu cho báo thì những bài này cần phải được
đăng riêng biệt ở chuyên trang “quảng cáo” để độc giả có thể dễ dàng nhận
biết, tránh việc để các bài quảng cáo xuất hiện xen kẽ với các bài viết chính
thống như hiện nay.
Khi thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia y tế, người nghiên cứu
cũng cố gắng để các chuyên gia gợi mở, đóng góp một số ý kiến nhằm nâng
cao chất lượng của thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí. Đối với hiện tượng
một số báo vẫn còn để đăng tải những bài lồng ghép quảng cáo, có thể gây
chệch hướng cho độc giả, tác giả luận văn đã đặt câu hỏi: “Đối với việc đưa
các thông tin về y tế - sức khỏe có nên đặt ra những quy định cụ thể để quản
lý mặt nội dung, tránh việc lồng ghép quảng cáo nhiều như hiện nay?”, bác sĩ
Cao Mỹ Lệ trả lời: “Theo tôi, những chuyên gia đầu ngành đều có tên nên khi
đăng tải những ý kiến thì bản thân họ phải chịu trách nhiệm với những phát
ngôn đó. Còn ngược lại, báo chí cũng nên biên tập, tìm hiểu cặn kẽ về thông
tin trước khi đăng tải lên báo chí, cân nhắc lợi ích và quyền lợi của độc giả”.
Đề cập đến chuyện mập mờ về thông tin tư vấn, chỉ dẫn với những thông tin
quảng cáo trên báo chí, bác sĩ Cao Mỹ Lệ lại một lần nữa khẳng định: “Trước
tiên, trách nhiệm này thuộc về các báo. Khi cho đăng tải bài viết, cơ quan báo
chí cần sàng lọc kỹ thông tin để xác định rõ đâu là thông tin về tư vấn, chỉ
dẫn, chăm sóc sức khỏe thông thường, đâu là các tin quảng cáo để bảo vệ
quyền lợi cho độc giả, tránh gây sự nhầm lẫn, hiểu lầm. Bạn đọc rất khó phân
biệt được đâu là thông tin chỉ dẫn, tư vấn khách quan, đâu là bài khéo léo lồng
ghép quảng cáo nên đa số họ sẽ nghe theo thông tin trên báo chí để mua sản
phẩm hay thuốc về dùng”.
Theo bác sĩ Cao Mỹ Lệ, để thông tin về y tế - sức khỏe được chính xác
và khách quan: “Tất cả những thông tin y tế - sức khỏe trước khi đưa lên báo
chí người phóng viên phải kiểm chứng, kiểm tra và tổng biên tập hay người
chịu trách nhiệm nội dung cũng phải rà soát lại một lần nữa cho chính xác.

78
Đối với những thông tin liên quan đến sức khỏe, điều quan trọng là cần hỏi
được ý kiến chuyên gia để bài viết có sự tin tưởng, đồng thuận từ phía bạn
đọc. Nhà báo không thể biết thông tin bệnh học rõ bằng các nhà chuyên môn,
nên bất kể khuyên người bệnh điều trị như thế nào, cách phòng tránh, chế độ
đinh dưỡng, sinh hoạt ra sao,… đều cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
Mỗi phóng viên nên tìm những nhà chuyên môn uy tín, có kinh nghiệm để
tham khảo ý kiến của họ”.
3.3.3. Xây dựng nội dung truyền thông để người dân thay đổi hành vi
Trước tiên, cần làm cho người dân hiểu rõ những chủ trương, đường lối
của Đảng, Nhà nước trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cuộc sống
hiện đại ngày nay đặt ra cho con người nhiều thử thách cũng như phải đối mặt
với những bệnh có khả năng gây tử cao như: ung thư, đái tháo đường, đột
quỵ, bệnh lý tim mạch,… Bên cạnh đó, các nguy cơ lây nhiễm từ bệnh dịch,
một số bệnh theo mùa vẫn luôn rình rập cuộc sống hàng ngày của con người.
Nhiều loại bệnh mới phát sinh chưa tìm được phương pháp điều trị hiệu quả
như: cúm A/H5N1 hoặc “bệnh lạ” mới xuất hiện ở Quảng Ngãi,… Chính vì
vậy, các nội dung thông tin sức khỏe phải hướng tới truyền thông thay đổi
hành vi. Truyền thông thay đổi hành vi nhằm tới mục đích thay đổi thái độ
của công chúng về các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, để nhằm đến mục
tiêu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Xây dựng nội dung truyền thông có tính chất thay đổi hành vi là
phương thức hiệu quả cho vấn đề phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe
hiện nay. Mục đích của truyền thông thay đổi hành vi là hướng tới giải quyết
các yếu tố cản trở ảnh hưởng đến việc thay đổi hành vi của con người. Các
yếu tố đó có thể là môi trường, chính trị, kinh tế - xã hội và cá nhân như: các
thói quen truyền thống về văn hóa không có lợi trong lĩnh vực giáo dục sức
khỏe, những ảnh hưởng từ việc không có các dịch vụ xã hội tốt, những ảnh
hưởng từ trạng thái sức khỏe của mỗi người, các yếu tố tâm lý và tình cảm,
các yếu tố về kinh tế, các kiến thức và kỹ năng phòng chống bệnh tật,…

79
3.3.4. Đào tạo nhân lực
Muốn đổi mới và nâng cao chất lượng tờ báo, mỗi tòa soạn cần phải
đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác
viên của từng tờ báo. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các báo liên
quan đến y tế - sức khỏe, vì thông tin trên báo có tính chuyên ngành cao, xuất
hiện nhiều thuật ngữ y học. Nếu không có sự đào tạo, hướng dẫn, chỉ bảo từ
các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm thì những người mới bước chân vào nghề
hoặc những phóng viên mới chuyển sang mảng y tế sẽ gặp rất nhiều khó
khăn, bỡ ngỡ. Hơn nữa, với đặc thù sử dụng nhiều bài của cộng tác viên là
giáo sư, bác sĩ, chuyên gia trong ngành y, nên hai báo cần chú ý ở khâu biên
tập. Báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống nên đào tạo cán bộ
vừa có kiến thức về y học, vừa có khả năng biên tập, linh hoạt chuyển tải
những nội dung chuyên sâu của y tế thành những vấn đề gần gũi, dễ tiếp thu
đối với công chúng.
Mỗi cơ quan báo chí cần thật sự coi trọng, đề cao công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên cả về nhận thức năng lực
chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp,… Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng
cần rà soát quy trình tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên, để chủ động
tránh các sai sót đáng tiếc.
Tiểu kết
Trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, về mặt nội
dung, hai tờ báo đã thể hiện đầy đủ các mảng nội dung lớn về y tế - sức khỏe.
Bản thân hai tờ báo đã có những tìm tòi để thiết lập nên hệ thống các chuyên
mục phong phú, chứa đựng tính tư vấn, chỉ dẫn cao. Về mặt hình thức, hai tờ
báo đã có sự rõ ràng trong việc ấn định về khổ báo, màu sắc, chữ viết, cách sử
dụng hình ảnh,… để tạo nên sự gần gũi, quen thuộc đối với bạn đọc. Các
chuyên mục xuất hiện đều đặn trên mỗi trang báo tạo tính hấp dẫn và chú ý
theo dõi của độc giả.

80
Việc nhận định, đánh giá, tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của hai tờ
Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống là một quá trình sau khi tác giả
luận văn có sự tìm tòi, phân tích, khảo sát về mảng báo chí về y tế - sức khỏe
hiện nay. Từ việc nghiên cứu này, tác giả luận văn đưa ra một số đề xuất để
mảng thông tin về y tế - sức khỏe đến được gần hơn với công chúng, đó là:
cần làm cho người dân hiểu rõ những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà
nước trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; mỗi tờ báo cần có sự kiểm
soát nghiêm ngặt về mặt nội dung, tránh để những bài lồng ghép yếu tố quảng
cáo xuất hiện thường xuyên trên mặt báo như hiện nay; cần tăng cường thêm
các bài mang tính có vấn đề, đi sâu vào chuyên mục tạo sự giao lưu giữa bạn
đọc và báo chí; lối viết cần cô đọng, tránh dài dòng, lan man; bài báo nên tạo
thêm nhiều cửa thông tin ngoài văn bản chữ, có thêm nhiều ảnh chất lượng,
biểu đồ,.. để tăng cường hiệu quả của truyền thông,….
Những ý kiến đóng góp của các chuyên gia y tế được rút ra từ quá trình
công tác, làm việc và theo dõi các thông tin về y tế - sức khỏe trên báo chí
trong nhiều năm. Từ thực tiễn hoạt động chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người
dân, các chuyên gia đã đưa ra nhiều nhận xét sâu sắc. Đồng thời, dưới con
mắt khách quan của mình, các chuyên gia y tế cũng thẳng thắn đóng góp
những ưu nhược điểm của thông tin y tế - sức khỏe nói chung, cũng như
thông tin trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống nói riêng.
Sự thẳng thắn góp ý của các chuyên gia sẽ giúp cho tòa soạn hai báo xem xét
để cải biến về nội dung và hình thức, nhằm mục đích hoàn thiện tờ báo hơn
nữa, đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc.

81
KẾT LUẬN
Báo chí viết về mảng y tế - sức khỏe là một bộ phận quan trọng trong
nền báo chí nước ta. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân ngày
càng được Đảng, Nhà nước chú trọng. Những thông tin về y tế- sức khỏe,
dịch bệnh, tư vấn làm đẹp, chăm sóc bản thân và gia đình luôn được mọi
người lưu ý. Đáp ứng yêu cầu đó, các phương tiện truyền thông nói chung
cũng như báo in nói riêng đã đăng tải nhiều thông tin liên quan đến y tế - sức
khỏe để công chúng kịp thời cập nhật, từ đó tích lũy kiến thức cho bản thân
và gia đình. Hai tờ báo “Sức khỏe đời sống”, và “khoa học đời sống” có thế
mạnh và cách thức truyền tải thông tin về y tế khác nhau, trong đó tờ Sức
khỏe & đời sống là cơ quan ngôn luận của Bộ y tế nên chứa đựng nhiều thuận
lợi hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân có thể
dễ dàng nắm bắt mọi thông tin về y tế - sức khỏe, dịch bệnh, sức khỏe… để
có cách phòng ngừa, điều trị một cách tốt nhất, từ đó nâng cao chất lượng
cuộc sống. Với đặc thù là một mảng nội dung riêng biệt, thông tin y tế - sức
khỏe trên báo chí cũng có những yêu cầu và cách thể hiện riêng. Đi sâu vào
tìm hiểu và nghiên cứu các bài viết về y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay,
người nghiên cứu mong muốn những đánh giá và phát hiện của mình dựa trên
sự khảo sát hai tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống, sẽ được
áp dụng trong việc xây dựng, phát triển hơn nữa mảng nội dung đặc biệt này.
Đối với hai tờ báo được khảo sát, thành công về mặt nội dung và hình
thức là không thể phủ nhận. Đó còn là niềm tự hào và động lực giúp đội ngũ
phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên tiếp tục phấn đấu. Tuy nhiên, để tờ
báo lớn mạnh và phát triển hơn nữa, cần sự cố gắng của cả tập thể và chủ
động tìm ra những mặt còn hạn chế của hai tờ báo để có hướng khắc phục.
Theo cá nhân người nghiên cứu, hai tờ báo đã có những đóng góp đáng kể
trong việc thông tin, phản ánh thực trạng sức khỏe của người dân hiện nay,
cung cấp những phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, những thành tựu y học,
tư vấn sức khỏe, thẩm mỹ… cho cộng đồng. Tuy vậy, những thông tin y tế

82
sức khỏe vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được nghiên cứu và xem xét
như: sự xuất hiện phổ biến các bài có lồng ghép yếu tố quảng cáo; thông tin
định hướng về chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn chưa cao, một số tít bài còn
dập khuôn theo cấu trúc và khuôn mẫu nhất định, mắc lỗi trong việc đặt tít,
các bài viết trên báo Khoa học & đời sống chưa sâu,…
Để khắc phục những hạn chế trên, người nghiên cứu mạnh danh đưa ra
một số biện pháp khắc phục. Đầu tiên, đó là sự kiểm soát chặt chẽ về nội
dung thông tin y tế - sức khỏe của các tờ báo. Các bài viết về phương pháp
điều trị cần được phân tích cụ thể tác dụng của từng bước chữa trị bệnh (đối
với tây y), công dụng của từng vị thuốc (đối với đông y) để độc giả có thể dễ
dàng hình dung và hiểu cặn kẽ những phương pháp đó. Riêng phần hình ảnh
có thể linh hoạt và sử dụng nhiều hơn các hình ảnh, bảng biểu nhằm làm cho
tờ báo bắt mắt, sinh động và có một nét khác biệt hơn so với một mô tuýp đã
quen thuộc với bạn đọc trong nhiều năm. Tít báo trong các bài viết về y tế -
sức khỏe thường rất đơn giản, dễ hiểu nhưng cần tránh tình trạng dập khuôn
mẫu nhất định, khi đó sẽ gây ra sự nhàm chán và thiếu tính sáng tạo. Người
viết có thể rút ra những đặc điểm tiêu biểu nhất của sự vật, sự kiện để đặt
thành những tít vừa chính xác lại có nhiều điểm mới mẻ. Những tiêu chí cho
từng chuyên mục cũng cần được xác định rõ, và khi tiến hành phân loại các
bài viết để sắp xếp vào các chuyên mục cũng cần có sự xem xét kỹ lưỡng.
Luận văn này là sự tìm tòi, nghiên cứu về những thông tin y tế - sức
khỏe trên báo in hiện nay, nên mới chỉ dừng lại ở việc phân tích và phát hiện
ra những đặc điểm cơ bản nhất trong nội dung và hình thức thể hiện của hai tờ
báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống. Trong thời gian tới, tác
giả luận văn hy vọng rằng, đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu và phát triển
kỹ lưỡng hơn trong các công trình khoa học tiếp theo.

83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
2. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Hà Minh Đức chủ biên (1997), Báo chí những vấn đề l luận và thực tiễn,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Đinh Thị Thúy Hằng (2007), PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề
nghiệp. Nxb Lao Động Xã Hội, Hà Nội.
5. Đinh Thị Thúy Hằng (2010), Ngành PR tại Việt Nam, Nxb Lao động xã
hội, Hà Nội.
6. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, (2000), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
7. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo.
8. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
9. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
10. Khoa Báo Chí và Truyền thông (2005), Báo chí những vấn đề l luận và
thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Nhuận, (2008), Mối quan hệ giữa PR và báo chí, Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV (ĐH QGHN), Hà Nội.
12. Trần Quang Nhiếp (2002), Định hướng hoạt động và quản l báo chí
trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
13. Nhiều tác giả (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Nxb Hội
nhà báo Việt Nam, Hà Nội.
14. Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh.

84
15. Nhiều tác giả (1978), Giáo trình nghiệp vụ báo chí, tập II, Trường tuyên
huấn Trung ương, Hà Nội.
16. Hoàng Xuân Phương, Nguyễn Thị Ngọc Châu (2012), Phong cách PR
chuyên nghiệp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
17. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
18. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở l luận
báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ l luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội.
20. Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, Hà Nội.
21. Trần Xuân Thân (2002), Báo chí với chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh
sản, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH & NV (ĐH
QGHN), Hà Nội.
22. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, TP.
Hồ Chí Minh.
23. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam – cái nhìn hệ
thống – loại hình, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
24. Chu Thúy Ngà (2008), Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên báo chí
hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Phân viện Báo chí và tuyên truyền.
25. Bùi Thị Thu Thủy (2009), Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện
nay- Vấn đề và thảo luận, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH &
NV (ĐH QGHN), Hà Nội.
26. Trần Thị Tuyết Vinh, (2011), Báo chí với hoạt động truyền thông phòng
chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1 ở người (Khảo sát báo Sức khỏe & đời
sống, Tuổi trẻ TPHCM và VTV từ năm 2006 đến 2010), Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học KHXH & NV (ĐH QGHN), Hà Nội.

85
27. www.suckhoedoisong.com.vn
28. www.kienthuc.net.vn
29. www.giadinh.net
30. www.tienphong.vn
31. www.tuoitre.com.vn
32. www.thanhnien.com.vn
33. www.nld.vn
34. www.sgtt.com.vn
35. www.VnExpress.net

86
PHỤ LỤC

87
CHỐNG UNG THƯ TỪ RAU QUẢ
Rau quả tươi ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng còn có tác dụng
ức chế và chống ung thư. Một số loại rau quả dưới đây có tác dụng tốt cho
sức khỏe.
Các loại rau cải: Các loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải đỏ, củ
cải đỏ, hoa lơ, cải xoăn, củ cải đường,… có tác dụng phòng ung thư dạ dày,
ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt bởi lẽ chúng có lượng vitamin nhiều gấp
4,5 lần so với cà rốt; 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Đây là loại chứa nhiều
nguyên tố vi lượng molybden, chất này có tác dụng ức chế hình thành chất
gây ung thư là nitrosamine. Trong cải thảo còn chứa nguyên tố vi lượng selen
và molybden cũng có tác dụng phòng chống ung thư. Mỗi lần nên dùng
khoảng 2 lần, mỗi lần 200g nấu vừa chín tới.
Dâu tây: Trong 100g dâu tây có chứa 0,6 protein, 7g carbohydrate; 2,3
chất xơ, 14mg canxi; 0,38mg sắt, 10mg magie, 19mg phốt – pho, 166mg kali,
0,29mg magan; 56,7mg vitamin C; 0,02mg B1,… và các axit amin như
tryptophan, threonine, lysine. Dâu tây không chỉ là loại quả giàu vitamin và
có tác dụng làm đẹp da mà còn là loại quả có chứa nhiều thành phần như axit
ellagic và các loại chất chống oxy hóa polyphenol. Các thành phần này có tác
dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn chặn sự biến đổi của
các tế bào và tăng cường sức đề kháng cho các tế bào trong cơ thể.
Tỏi và hành: Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin
C6H10OS2, một chất chứa sunfua có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh nên có tác
dụng phòng chống ung thư đường tiêu hóa. Người thường xuyên ăn chúng sẽ
làm giảm đáng kể hàm lượng nitrite trong dạ dày và giảm thấp khả năng tạo
ra nitrosamine, điều này có tác dụng rất tốt giúp cơ thể phòng chống được ung
thư. Đặc biệt, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nguyên tố vi
lượng selen, đây là chất chống ung thư rất tốt. Sau khi bóc vỏ tỏi không nên
nấu ngay vì làm mất hoạt tính của enzym allinase, mà chúng ta nên để tỏi đã
đập khoảng 15 phút rồi đem ra chế biến món ăn.

88
Quả kiwi: Quả này chứa nhiều chất flavonoid và carotenoid (hợp chất
chống oxy hóa). Đây là những hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ các DNA không bị hủy hoại do quá trình oxy hóa, vì thế sự phát triển
của bệnh ung thư sẽ bị ngăn chặn và kiềm chế. Ngoài ra, kiwi chứa nhiều
vitamin E, một chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa các yếu tố tiềm ẩn gây
thoái hóa da.

ThS.BS Phan Hướng Dương - Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
Báo Khoa học & đời sống, số 66, ra ngày thứ năm (2/6/2011)

89
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ĐƯỜNG HẦM CỔ TAY

Nhiều người bị chứng đường hầm cổ tay mà không biết. Khi được
xác định mắc bệnh, cần thay đổi thói quen sinh hoạt kết hợp với tập luyện
để trị bệnh.
Đường hầm cổ tay được cấu tạo ở vòm trên là dây chằng vòng cổ tay, ở
phía dưới là gân của nhóm cơ gấp trung nông, gân cơ gấp trung sâu và khối
xương cổ tay. Chức năng của đường hầm là bảo vệ dây thần kinh giữa ở vị trí
cổ tay trước khi chui vào bàn tay để chi phối cho bàn tay. Hội chứng đường
hầm cổ tay biểu hiện đau hoặc tê bàn ngón tay do thần kinh giữa bị đè ép tại
vị trí đường hầm ở cổ tay.
Khi các thành phần trong đường hầm bị viêm hay sưng nề như gân,
màng hoạt dịch sẽ đè ép và kích thích vào dây thần kinh giữa gây tê bì như
kiến bò, kim châm hoặc cảm giác đau, rát bỏng,… Dấu hiệu tê hay gặp khi
bàn tay để một tư thế kéo dài như đi xe đạp, đan len, băm thịt hay đánh máy
tính… Dấu hiệu này tăng lên về nửa đêm, gần sáng làm đánh thức bệnh nhân
tỉnh dậy. Để làm giảm bớt tê, người bệnh thường vẩy tay, bóp và vuốt tay
nhưng dấu hiệu nhanh chóng quay trở lại làm người bệnh thấy khó chịu.
Để phòng ngừa và giảm triệu chứng của hội chứng đường hầm cổ tay,
khi ngủ kê cao tay lên trên gối, tránh để tay hay sử dụng bàn tay làm việc quá
lâu ở một tư thế, cần có bài tập cho bàn tay xen kẽ công việc; khi đánh máy vi
tính, cần chú ý độ cao vừa hợp lý của ghế, bàn phím và chuột để tránh bị gập
cổ tay hay duỗi quá mức; tránh cầm giữ đồ vật theo kiểu kẹp giữa ngón trỏ và
ngón cái, nên sử dụng nhiều ngón để cầm đồ vật. Ngoài ra, cần đi khám sớm
khi mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Khi mới mắc bệnh, bác sĩ thường cho điều trị bảo tồn với các thuốc
giảm đau chống viêm nonsteroid, thuốc giảm đau thần kinh, tiêm tại chỗ
corticoid. Các phương pháp điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng phối

90
hợp đem lại kết quả tốt như chiếu đèn hồng ngoại, xoa bóp, đặc biệt kỹ thuật
trượt gân và cử động dây thần kinh, mang nẹp giữ cổ tay ở vị trí trung tính.
Duy trì mỗi động tác trong suốt 7 giây, thực hiện mỗi động tác 5 lần.
Tập bài tập trung bình từ 3 – 5 lần/ ngày để giảm chứng khó chịu do hội
chứng đường hầm cổ tay. Điều trị bảo tồn thất bại thì sẽ cần phẫu thuật.

Ngân Hồng Anh (Khoa Phục hồi chức năng, Viện Lão Khoa)
Báo Khoa học & đời sống, số 66, ra ngày thứ năm (2/6/2011)

91
CÁC LOẠI DỊ DẠNG BẨM SINH SỌ NÃO

Dị dạng bẩm sinh sọ não ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và cuộc sống
của trẻ. Tuy nhiên, có nhiều loại dị dạng khác nhau, chúng ta cần phân biệt,
nhận biết các dấu hiệu để tránh lo lắng cho gia đình và phát hiện bệnh sớm,
mang lại kết quả điều trị tốt.
1. Dị dạng bẩm sinh sọ não: Đó là hiện tượng sọ to. Nguyên nhân có
thể do khoang dịch não tủy dãn rộng, tổ chức não bị chèn ép và teo nhỏ lại,
trong hộp sọ chỉ có nước không có tổ chức não. Trong đó, nguyên nhân não
nước quan trọng và thường gặp nhất.
2. Não nước: Đây là tình trạng bệnh lý mà trong đó các khoang dịch
não tủy dãn rộng, chứa đầy nước, tổ chức não bị chèn ép và thu hẹp. Thoạt
nhìn những đứa trẻ bị não nước thấy trán to, mắt có xu hướng nhìn xuống
biểu hiện của dấu hiệu mặt trời lặn, các tĩnh mạch sọ nổi, gõ thấy vang. Trên
phim X-quang thấy bản sọ mỏng khớp sọ dãn.
Não nước có thể được chẩn đoán ngay từ khi đứa trẻ còn ở bào thai.
Lúc đẻ ra một số trường hợp đã thấy đầu trẻ to rất nhanh. Có khi sau vài tháng
tuổi, đứa trẻ mới có hiện tượng đó. Trên lâm sàng não nước trẻ em bẩm sinh
có biểu hiện gồm: Trán bệnh nhân to tròn, mắt nhỏ, da bong mỏng, tĩnh mạch
nổi, thóp căng. Trẻ em biếng ăn, thường có nôn, chậm nói, thờ ơ với xung
quanh, lười hoạt động. Có dấu hiệu mặt trời lặn. Dần đứa trẻ có biểu hiện tay
co, chân co hoặc duỗi. Não nước có thể diễn biến thành các đợt cấp tính khiến
đứa trẻ có thể có rối loạn ý thức. Về mặt cận lâm sàng, trên phim X - quang
thấy bản sọ trong mỏng.
3. Sọ dáy dẹt: Sọ đáy dẹt là một bệnh rất hiếm gặp trong lâm sàng. Do
nền sọ và nhân các u chẩm di chuyển lên cao khiến hố sọ giảm kích thước. Ở
những bệnh nhân nặng thì hạnh nhân của tiểu não và phần dưới của tủy sống
bị đẩy lên trên vào trong lỗ chẩm. Những dây thần kinh sọ anox bị gấp góc và
bị đè ép trên những điểm ra khỏi hố sọ sau.

92
Người bệnh ngắn cổ, có thể cổ cứng. Nhiều ca bệnh không có triệu
chứng thần kinh khu trú. Những triệu chứng thần kinh khu trú thường hay
xuất hiện vào thời kỳ đầu của tuổi trưởng thành. Đôi khi triệu chứng thần kinh
xuất hiện ở tuổi nhi đồng.
4. Sọ hẹp: Hiện tượng dị dạng này đôi khi có yếu tố gia đình. Đồng thời
có kết hợp với thiếu xót phát triển nào đó trên cơ thể người bệnh. Khi đẻ ra
các xương của vòm sọ vẫn cách xa nhau. Nhưng trong 6 tháng đầu của đời
sống, các bờ xương bắt đầu bám vào nhau. Ở trẻ nhỏ thóp sau đóng kín vào
tháng thứ hai và thóp trước đóng kín vào giữa năm thứ hai.

PGS.TS NGUYỄN VĂN CHƯƠNG


(Chủ nhiệm bộ môn Nội Thần kinh, Bệnh viện 103)
Báo Khoa học & đời sống, số 65, ra ngày thứ ba (31/5/2011)

93
PHÒNG THIẾU CHẤT BẰNG BỔ SUNG VI CHẤT

Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế và khẩu phần ăn còn thiếu nên tình
trạng thiếu vi chất còn khá phổ biến. Cụ thể, thiếu máu dinh dưỡng còn ở mức
cao, đặc biệt ở nhóm phụ nữ mang thai tỷ lệ này còn 30%, là yếu tố nguy cơ
của tử vong mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc của thai nhi. Thiếu
Vitamin A ở trẻ em còn tồn tại ở dạng cận lâm sàng, đặc biệt vùng miền núi
vùng khó khăn. Thiếu i ốt còn rải rác ở một số vùng.
Theo bộ y tế, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em Việt Nam còn ở
mức cao, 31,9% trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi. Suy dinh dưỡng thấp còi khi
còn bé là một trong các nguyên nhân tiềm tàng làm tăng nguy cơ của các bệnh
mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ảnh hưởng đến tầm vóc của thế hệ này
khi trưởng thành.
Theo PGS.TS Lê Thị Hợp, viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để
khắc phục việc thiếu vi chất ở trẻ, phụ nữ mang thai cần bổ sung viên sắt hoặc
viên đa vi chất trong quá trình mang thai. Với trẻ em bên cạnh việc ăn uống
đủ 4 nhóm dinh dưỡng, cần bổ sung vitamin A liều cao kết hợp với tẩy giun
định kỳ (điều này còn giúp nâng cao khả năng miễn dịch, đẩy mạnh tăng
trưởng, giảm suy dinh dưỡng thấp còi). Trẻ vừa ra đời (trừ trường hợp bệnh lý
khiến mẹ không có sữa) thì bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Nhiều bà mẹ do sinh mổ hoặc gặp vấn đề sức khỏe nên thiếu sữa, ít sữa khiến
trẻ không đủ đẻ bú. Thực ra, nếu ngay từ khi mang bầu, bà mẹ ăn đủ chất thì
sẽ hạn chế được việc thiếu sữa. Thêm vào đó, bà mẹ cần có kỹ năng, kiên trì
cho con bú. Dù sữa chưa về hay ít sữa, nhưng nếu được kích thích , sữa vẫn ra
dần và sau đó ra đều hơn. Sau 6 tháng đầu, trẻ cần được bổ sung với đủ 4
nhóm dinh dưỡng. Khi trẻ không may ốm, sốt, tiêu chảy hoặc mắc bệnh nào
đó, không được tự tiện cho trẻ ăn kiêng. Trong quá trình chế biến thức ăn cho
trẻ (bột, cháo….), cần sử dụng nước sạch, dung muối hoặc bột canh i ốt để bổ
sung i ốt cho trẻ.

94
Khi trẻ đang bị tiêu chảy, nên bổ sung kẽm (trong hải sản có nhiều
kẽm). Ngoài ra, trong các gói đa vi chất cũng có kẽm. Hiện nay, việc thừa vi
chất rất hiếm gặp nên các bà mẹ không nên lo lắng về việc con mình thừa vi
chất. Một số trẻ bị vàng da (do mẹ ăn nhiều đu đủ, cà rốt. Bản than trẻ cũng
được ăn quá nhiều đu đủ, cà rốt hoặc các thực phẩm tương tự), nhưng đó là
hiện tượng thừa carotene chứ không phải trẻ bị thừa vitamin A. Vì thế, trẻ dù
đang bị vàng da vẫn cần bổ sung vitamin A để nâng cao đề kháng, phòng
bệnh khô mắt quáng gà sau này.

Hoài Phương
Báo Khoa học & đời sống, số 65, ra ngày thứ ba (31/5/2011)

95
PHÒNG 5 BỆNH DỄ GẶP DO LẠNH ĐỘT BIẾN

Những biến đổi khí hậu hiện nay đã làm thay đổi tiết trời, nhiều khi có
những “đột biến thời tiết” mà khả năng thích nghi của cơ thể con người
không tự điều chỉnh được, đã phát sinh những chứng bệnh “góc thời tiết”
trên hệ thần kinh. Đặc biệt những khu vực nhạy cảm như đầu, mặt, cổ có thể
xuất hiện những chứng bệnh bất ngờ do nhiễm lạnh cần cảnh giác và có cách
trị đúng đắn.
Chứng sa mi
Ở khu vực mặt, có thể xuất hiện “chứng sa mi” làm cho mi mắt trên sụp
xuống, cố gắng cũng không thể mở mắt như bên mắt lành được. Thật ra,
chứng sa mi này không phải chỉ là mất thẩm mỹ mà nó còn là những tiền
chứng của một số bệnh thần kinh. Nếu là “sa mi triệu chứng” thì có thể khỏi
nếu được điều trị kịp thời. Nếu sa mi từng lúc sau khi mắt phải làm việc quá
lâu, nghỉ một thời gian ngắn, mắt lại nhắm mở như bình thường. Nhưng lại
không phải là bệnh thông thường đơn giản. Thầy thuốc chuyên khoa thần kinh
thường nghĩ tới sa mi khi mở mắt này là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nhược cơ
do phì đại hay u tuyến ức cần phải mổ. Nếu sa mi không hồi phục sau khi
nghỉ mắt, lại kèm theo một số triệu chứng thần kinh khác thì phải nghĩ tới một
ổ tổn thương này là u não hay ổ xuất huyết hay hoại tử do thiếu máu…
Đừng để lạnh làm tê liệt dây thần kinh tam thoa
Nếu bạn phô đôi má mịn màng, quá lâu trước những đột biến lạnh bất
thường thì phải chịu mấy chứng đau mặt rất phức tạp, khó chữa và kéo dài.
Đầu tiên phải kể đến chứng đau dây thần kinh tam thoa, đây là dây thần kinh
sọ não số V, một loại dây thần kinh lớn có cấu trúc cảm giác rất phong phú và
nhạy cảm. Chứng đau dây thần kinh tam thoa rất đặc trưng, đau nửa bên mặt,
cường độ dữ dội, có cảm giác đau như có luồng phóng điện, đau nhói kịch
phát, đau như tia chớp, đặc biệt là chỉ chạm nhẹ vào một số vùng ở mặt bằng
khăn hay làn gió thổi qua có thể bùng nổ một cơn đau như thế.

96
Ngoài ra còn có hội chứng cận tam thoa với các triệu chứng: đau như
cắt ở vùng trán, thái dương, hàm… Liệt nửa mặt do tổn thương dây thần kinh
sọ não số VII có chức năng chi phối các cơ dưới da ở mặt, biểu hiện xúc cảm
(vui, buồn, giận dữ…). Nửa mặt bị méo về một bên, có hai loại: nếu tổn
thương ngoại vi có biểu hiện liệt nửa mặt mắt không khép kín khe mi được
(mắt mở trừng trừng), miệng bị méo xệch về một bên, cười càng lộ rõ độ
“méo mặt”. Nếu do tổn thương trung ương có biểu hiện chỉ liệt 1/4 dưới của
mặt. Đây là dấu hiệu rất quan trọng, thường kèm theo một số triệu chứng thần
kinh khác là trong não ở một khu vực nào đó có ổ tổn thương, cần được xác
định chẩn đoán sớm.
Bảo vệ hai thái dương tránh bệnh Horton
Ở đây có động mạch thái dương nông, có đặc điểm rất nhạy cảm với
tác động từ bên ngoài vào, nhất là “đột biến lạnh”. Đầu xuân, có đôi má và hai
thái dương lại bị che kín thì còn gì là sắc đẹp quyến rũ của gương mặt tuổi
đang xuân? Tất nhiên, không phải là bịt kín tất cả, còn tùy theo điều kiện và
hoàn cảnh của mỗi người mà có biện pháp bảo vệ khác nhau. Còn để tránh
được những chứng bệnh, cũng cần nhận biết. Có chứng viêm động mạch thái
dương kiểu triệu chứng đau dữ dội ở vùng thái dương có động mạch đang bị
viêm, sờ, chạm vào động mạch, nhận thấy động mạch căng, to, nổi gồ lên,
mạch nảy và rất đau. Chứng đau này nếu được điều trị sớm sẽ khỏi không để
lại di chứng gì.
Cũng cần nói thêm là có loại bệnh rất khó chữa, có khi nguy hiểm tới
sinh mạng, mù hai mắt không hồi phục nếu không được điều trị kịp thời và
đúng cách. Đó là bệnh “viêm động mạch tế bào khổng lồ” còn được gọi là
bệnh Horton. Tổn thương thường khu trú chủ yếu ở động mạch thái dương và
có khi lại viêm khu trú ở các động mạch lớn tại các nội tạng quan trọng của
cơ thể. Bệnh này phát sinh do nguyên nhân, cơ chế riêng. Yếu tố lạnh có thể
chỉ là điều kiện thuận lợi cho khởi phát bệnh.

97
“Đột biến lạnh” là thủ phạm chính gây chứng Tics
Chỉ qua một luồng gió lùa lạnh, bất ngờ thấy có những vận động khác
thường, không thể tự kiềm chế được. Cửa sổ tâm hồn nay lại “nháy mắt” liên
tục rồi hoặc méo miệng một bên mặt tự động kéo ra một bên mặt, xóa hoàn
toàn “má lúm đồng tiền” duyên dáng bên cặp môi mịn màng, cố gắng kìm lại
không được. Các vận động không tùy ý này lại tăng lên do yếu tố cảm xúc,
mệt mỏi và biến đi trong giấc ngủ. Đó là chứng Tics, là chứng máy cơ dễ
chẩn đoán nhưng lại khó điều trị. Trường hợp phức tạp hơn còn xuất hiện
chứng Tics (máy cơ) đau ở mặt được đặc trưng bởi những cơn đau tàn khốc
như tia chớp, thường khởi phát cơn đau bởi các động tác ăn, uống, nói…
chạm vào một số vùng bùng nổ ở một bên mặt. Tiếp cơn đau là các cơn co
cứng cơ mặt, thường chỉ kéo dài 1-2 phút và kết thúc đột ngột sau đó lại kèm
theo chảy nước mắt và nước dãi.
Bệnh “góc thời tiết” và những rối loạn toàn thân
Bệnh “góc thời tiết” mùa xuân, nguy hiểm, đáng sợ hơn là những bệnh
toàn thân như rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tim - mạch, cơn tăng huyết áp
kịch phát. Rối loạn tuần hoàn não biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ hội
chứng thiếu máu não cục bộ tạm thời dẫn đến nhồi máu não (đột quỵ thiếu
máu não), nặng sẽ gây đột quỵ chảy máu não, nhẹ thì là những ổ nhỏ, nếu một
động mạch lớn trong não bị vỡ có thể máu tràn vào các não thất gọi là lụt não
thất không thể cứu chữa được. Rối loạn tim mạch: co thắt mạch vành (mạch
máu nuôi dưỡng tim) nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến nhồi máu
cơ tim, cũng có tỷ lệ tử vong cao.
Trước những biến động thời tiết, những loại bệnh ác tính này thường
xảy ra ở những người vốn có nguy cơ tiềm ẩn của bệnh đái tháo đường, rối
loạn lipid máu ở người cao tuổi cũng như người trẻ. Có nhiều trường hợp có
kết quả xét nghiệm với các chỉ số máu ở mức bình thường vẫn bị đột quỵ. Đó
là do bệnh tích tụ cholesterol do rối loạn chuyển hóa men, khẩu kính của động
mạch bị lấp hẹp dần dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, gây đột quỵ não. Cơn tăng

98
huyết áp kịch phát có thể bất ngờ ập đến ở người trẻ, huyết áp thấp. Đó là hậu
quả của trạng thái say rượu, quá căng thẳng thần kinh (stress). Nếu không
được cấp cứu kịp thời sẽ lâm vào đột quỵ chảy máu não.

PGS. Vũ Quang Bích


(Báo Sức khỏe & đời sống- ra ngày 13/12/2011)

99
CÁCH ĂN UỐNG TỐT CHO NGƯỜI CAO TUỔI

Ăn uống là nhu cầu quan trọng để cung cấp năng lượng cho các hoạt
động của cơ thể và tái sản xuất sức lao động. Đối với người cao tuổi, ăn uống
càng quan trọng hơn vì qua nhiều năm hoạt động, hầu hết các cơ quan đã bị
lão hóa, suy giảm chức năng nên cần phải cung cấp năng lượng đầy đủ để
các cơ quan hoạt động, giảm tốc độ lão hóa.
Lựa chọn các loại thức ăn phù hợp với người cao tuổi
Chất đạm: Người cao tuổi tiêu hóa và hấp thu chất đạm kém, khả nǎng
tổng hợp của cơ thể cũng giảm do đó dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm, vì vậy
cần chú ý đảm bảo ăn đủ chất đạm cho người cao tuổi. Nhưng do sự tiêu hóa
của người cao tuổi đã suy giảm, nên chúng ta cần chọn cho người cao tuổi ăn
các chất đạm dễ tiêu. Thịt khi tiêu hóa thường tạo ra các chất có sunfua ở đại
tràng, đây là những chất độc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, người
cao tuổi nên hạn chế ǎn thịt, nên ǎn cá vì cá có nhiều đạm quý, dễ tiêu, ít sinh
khí sunfua hơn thịt lại có nhiều axit béo không no rất cần đối với người có
tuổi. Các chất đạm nguồn gốc thực vật cũng ít tạo sunfua, lại có nhiều chất xơ
giúp thải chất cholesterol ra theo phân.
Chất đường
Là chất cung cấp nǎng lượng chủ yếu cho cơ thể. Nên dùng chất đường
có nguồn gốc là chất bột như cơm, bánh mì, bún, phở... vì các chất đường này
được tiêu hóa, hấp thu, dự trữ ở gan và cơ, chỉ giải phóng ra từ từ tạo năng
lượng theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, nên không làm tǎng đường huyết
đột ngột. Đối với người cao tuổi phải hạn chế ǎn đường, hạn chế uống nước
ngọt và ǎn bánh kẹo.
Chất béo: Nếu cơ thể thừa chất đường, chúng sẽ chuyển hóa thành mỡ
dự trữ. Nhưng ở người cao tuổi, men lipaza để phân giải chất mỡ giảm dần
theo tuổi, nên cơ thể sẽ bị thừa mỡ trong máu, cholesterol trong máu tǎng, dễ
dẫn đến vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, có thể bị xuất

100
huyết não, liệt nửa người… Người cao tuổi cần hạn chế mỡ trong khẩu phần
ǎn, giảm mỡ động vật, ǎn dầu thực vật, bớt ăn chất đường, ǎn nhiều rau quả.
Muối, nước và vitamin: Người cao tuổi thường không có cảm giác khát
nước, nên cần cho người cao tuổi uống nước thường xuyên để phòng thiếu
nước. Gốc tự do là nguyên nhân gây quá trình lão hóa, người càng nhiều gốc
tự do càng nhanh già yếu. Nếu đời sống quá cǎng thẳng, gặp nhiều stress thì
số lượng các gốc tự do tǎng cao. Các gốc tự do và sản phẩm hoạt động của
chúng gây tổn thương màng tế bào, biến đổi cấu trúc các protein, ức chế hoạt
động các men… gây các bệnh vữa xơ động mạch, đái tháo đường, ung thư...
Người cao tuổi cần ăn nhiều thức ăn có chất chống ôxy hóa, đó là các loại
vitamin E, vitamin C, beta-caroten, vitamin P, vitamin nhóm B, các chất
khoáng K, Mg, Zn, Cu, Se, Fe… để chống lại các gốc tự do.
Cách ăn uống hợp lý của người cao tuổi
Ăn ít về số lượng: Lúc trẻ tuổi ǎn mỗi bữa 3 bát cơm, nay tùy theo tuổi
mà ăn giảm xuống 2 bát rồi 1 bát, sao cho giữ được cân nặng theo cách tính
trọng lượng phù hợp nói trên. Chất đường: gạo lức chỉ dành cho những người
cao tuổi có nhiều thì giờ, còn những người cao tuổi bình thường chỉ cần chọn
gạo dẻo, không xát quá kỹ là dùng được. Khoai củ các loại ăn thay thế cho
một phần cơm vì ăn khoai cho ít nǎng lượng, không gây béo mà lại có nhiều
chất xơ giúp chống táo bón, giúp thải cholesterol xấu.
Thức ăn cung cấp các chất nên ăn như sau:
chất đạm, đậu nành chế biến được nhiều món ăn như: sữa đậu nành,
tương, đậu phụ. Thịt, cá: mỗi tuần ăn ít nhất là 3 bữa cá, 2-3 bữa thịt hoặc
trung bình 1kg/tháng. Trứng: mỗi tuần không nên ǎn quá 6 quả là đủ chất mà
không gây thừa cholesterol. Những người có bệnh tim, rối loạn tuần hoàn não
thì không nên ǎn trứng. Sữa: đối với người cao tuổi ăn sữa rất bổ và dễ tiêu.
Nhất là sữa chua vừa bổ vừa có tác dụng điều hòa hoạt động của bộ máy tiêu
hóa. Nên ǎn một hũ sữa chua sau mỗi bữa ăn chính.

101
Chất béo: lạc, vừng đều giàu chất đạm, nhiều axit béo không no không
gây vữa xơ mạch máu. Cá và thủy hải sản đều cung cấp các chất béo tốt cho
sức khỏe người cao tuổi.
Vitamin và khoáng chất: Bữa ăn nào cũng cần ăn rau. Trái cây chín:
cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng, nhiều chất chống ôxy hóa, sau các
bữa ăn, người cao tuổi nên ăn trái cây, mùa nào thức nấy. Muối: chỉ nên ăn
dưới 250mg muối/người/ngày để phòng tránh tăng huyết áp. Không uống
rượu, bia, nước chè đặc và cà phê đặc vì gây lợi tiểu nên làm mất muối, nước
của cơ thể và gây mất ngủ.

ThS. Bùi Quỳnh Nga


(Báo Sức khỏe & đời sống- ra ngày 3/10/2011)

102
NGHI NGỜ BỆNH XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA?

Đi ngoài phân đen có thể là bệnh l nhưng đôi khi là chuyện bình
thường.Trong cuộc sống hằng ngày nhiều người thỉnh thoảng thấy đi ngoài
phân đen hoặc có trường hợp đột ngột thấy đi ngoài phân đen kèm theo hoa
mắt chóng mặt, vã mồ hôi, thậm chí truỵ tim mạch. Trong trường hợp đi
ngoài phân đen do bệnh l thì cần hết sức cẩn thận bởi có thể là trọng bệnh
hoặc phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Vì sao đi ngoài phân đen?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đi ngoài phân đen, trong đó có loại đi
ngoài phân đen do trọng bệnh, thậm chí phải cấp cứu. Đi ngoài phân đen do ăn
uống thì thường không phải là bệnh lý mà do thức ăn hoặc do màu sắc của thức
ăn, ví dụ như người ăn tiết luộc hoặc ăn bánh gai sau một thời gian ngắn, thức
ăn được tiêu hoá nhưng màu của thức ăn vẫn còn làm cho phân có màu đen.
Trong những trường hợp này, cần hết sức bình tĩnh và tự xem xét sức
khoẻ bản thân mình có thay đổi gì không (mạch có nhanh không, có hoa mắt,
chóng mặt không và nếu có điều kiện thử kiểm tra huyết áp có thấy thấp hơn
bình thường không hoặc bắt mạch xem có nhanh không?). Về mặt bệnh lý nếu
đi ngoài ra phân đen thường có tổn thương hệ hô hấp hoặc tổn thương ở phần
trên hệ tiêu hoá (từ thực quản đến hành tá tràng).
Có một số trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc chảy
máu lúc cắt amidan người bệnh nuốt máu xuống đường tiêu hoá, qua một
chặng đường từ mũi họng xuống thực quản, dạ dày, xuống ruột bởi tác động
của dịch vị và dịch ruột làm cho hồng cầu biến chất và trở thành đen. Chảy
máu thực quản do khối u hoặc do vỡ tĩnh mạch thực quản cũng làm cho người
bệnh nuốt máu xuống đường tiêu hoá và một thời gian sau đó đi ngoài thấy
phân có màu đen.
Xuất huyết dạ dày, đặc biệt là xuất huyết dạ dày - tá tràng là những
trường hợp hay gặp ở người bệnh có tiền sử loét dạ dày - tá tràng. Phân của

103
người bệnh do xuất huyết dạ dày - tá tràng có màu đen kịt giống như màu
nhựa đường hoặc như bã cà phê kèm theo mùi hết sức đặc trưng mà người ta
thường ví như mùi cóc chết. Trong các trường hợp đi ngoài phân đen do xuất
huyết ở phần trên ống tiêu hoá (từ tá tràng ngược lên thực quản) hoặc thuộc
đường hô hấp trên, người bệnh thường có kèm theo các dấu hiệu bất thường
về mạch và huyết áp (huyết áp tụt, mạch nhanh),vã mồ hôi, hồi hộp, đánh
trống ngực, da mặt tái nhợt, nhất là xuất huyết dạ dày, tá tràng, vỡ tĩnh mạch
thực quản.
Các loại xuất huyết đường tiêu hoá ở thấp hơn (từ ruột non đến hậu
môn) thường là máu đỏ tươi tức là màu của hồng cầu còn nguyên vẹn chưa bị
mất màu. Đó là các bệnh như chảy máu do bệnh thương hàn (do vi khuẩn
Salmonella gây ra), bệnh lồng ruột hay gặp ở trẻ em, bệnh loét túi thừa
Meckel, bệnh viêm ruột xuất huyết hoại tử. Một số trường hợp phân lẫn máu
tươi tạo thành màu như máu cá, điển hình là bệnh lỵ trực khuẩn (do Shigella)
mà thể bệnh nặng nhất, rõ rệt nhất là lỵ do Shigella shiga. Bệnh lỵ amíp cũng
làm xuất hiện phân có máu nhưng là máu đỏ tươi kèm theo nhiều chất nhày
được tiết ra lẫn với phân và máu (gọi là phân có máu, mũi).
Ngoài ra người ta còn thấy một loại bệnh mạn tính kéo dài làm cho
người bệnh thường đau bụng lâm râm ở vùng thượng vị và phân luôn luôn có
màu đen, người bệnh thiếu máu trường diễn, đó là bệnh giun móc. Bệnh giun
móc là do một loại giun có các móc ở hàm của chúng, khi hút máu chúng
ngoạm 2 răng vào niêm mạc của tá tràng, ruột non, khi đã hút máu no, chúng
ngừng nhưng máu vẫn chảy ri rỉ do độc tố của giun móc tiết ra làm ảnh hưởng
đến quá trình đông máu và quá trình tạo máu.
Khi đi ngoài ra phân đen nên làm gì?
Nếu thấy phân đen không có liên quan gì đến thức ăn hoặc nước uống
thì cần đi khám bệnh ngay, nhất là những ai đang mắc bệnh về dạ dày, tá
tràng hoặc bệnh về gan (xơ gan). Những trường hợp này nếu đi ngoài ra phân

104
đen là hết sức cẩn thận bởi vì nếu không sẽ bị truỵ tim mạch rất nguy hiểm
cho tính mạng.
Cũng cần lưu ý là đi ngoài ra phân đen bởi bệnh lý là những trường hợp
cần cấp cứu nội khoa khẩn trương và thậm chí cấp cứu ngoại khoa (trong
trường hợp cấp cứu nội khoa không cầm được sự chảy máu thì phải can thiệp
ngoại khoa để cầm máu). Những người sinh sống ở vùng canh tác rau, đặc
biệt là có dùng phân bắc để bón cho hoa màu mà hay bị đau bụng lâm râm
kèm theo phân đen, da xanh, ngồi xuống - đứng dậy thấy hoa mắt chóng mặt
thì cũng rất cần đi khám bệnh ngay.

Bùi Khắc Hậu


(Báo Sức khỏe & đời sống- ra ngày 13/12/2011)

105
HỌC CÁCH KHỎE ĐẸP CỦA PHỤ NỮ TRÊN THẾ GIỚI
Theo khảo sát của các nhà khoa học thì phụ nữ ở một số quốc gia trên
thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Cameroon, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Pháp… là
những người có tuổi thọ khá cao và luôn giữ được sự trẻ trung cũng như sức
khỏe dẻo dai hiếm có. Mời bạn cùng tham khảo bí quyết của họ.
Trẻ trung như phụ nữ Nhật Bản? Trước hết, bạn hãy chọn đậu nành.
Mỗi ngày, ít nhất 40% dân số Nhật Bản ăn súp miso (loại súp làm từ đậu
nành) trong bữa sáng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ ăn đậu nành ít
nhất 1 lần/tuần sẽ giảm được 50% nguy cơ bị ung thư vú, nên chọn những
món ăn làm từ đậu nành tự nhiên như đậu hũ, sữa đậu nành, súp miso… Thứ
hai, bạn nên ăn nhiều cá. Chỉ cần ăn từ 2 bữa cá trở lên/tuần là bạn có thể
giảm được nguy cơ rơi vào tâm trạng chán nản lên tới 50%. Thứ ba, hãy dùng
trà xanh thay cà phê, có tới hơn 50% dân số Nhật Bản uống trà mỗi ngày. Các
chuyên gia tin rằng mức catechin rất cao (loại chất chống ôxy hóa có khả
năng ngừa bệnh hiệu quả) trong trà xanh có thể phá hủy những tế bào ung thư
bất thường và làm giảm cholesterol.
Trái tim khỏe như phụ nữ Pháp? Bạn hãy uống rượu vang đỏ điều độ
(đối với phụ nữ là 1 ly mỗi ngày) sẽ giảm bớt được nguy cơ bị bệnh tim lên tới
40%, theo kết quả nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng - ĐH Harvard, trong 1
ly vang đỏ có hàm lượng procyanidins (một chất chống ôxy hóa giúp cải thiện
chức năng của mạch máu) cao gấp 5 lần so với những loại rượu vang khác.
Sức đề kháng tốt như phụ nữ Hàn Quốc?
Ăn nhiều tỏi. Bữa ăn của người Hàn Quốc không thể thiếu kim chi -
một món ăn có nhiều tỏi. Khả năng bảo vệ tim của tỏi bắt nguồn từ một
enzym có thể ngăn chặn sự hình thành cholesterol gây tắc nghẽn ở các thành
động mạch. Tuy vậy, nếu sử dụng tỏi dưới hình thức nghiền nát, giã nhỏ hoặc
nấu chín thì tác dụng của chúng sẽ giảm đi. Do đó, chỉ nên ăn tỏi sống hoặc
dùng như món kim chi của người Hàn Quốc thường xuyên để có được những
lợi ích tốt nhất từ tỏi.

106
Dẻo dai như phụ nữ Ý? Hãy ngủ trưa. Chỉ có 3% phụ nữ Mỹ chợp
mắt vào buổi trưa. Trong khi đó, tại Ý, các cửa hàng và cơ sở kinh doanh đều
đóng cửa từ 1 giờ trưa đến 4 giờ chiều để mọi người nghỉ ngơi. Giấc ngủ trưa
(dù chỉ nửa tiếng) cũng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhờ đó mà bạn
không cần phải ăn thêm bữa phụ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, việc ngủ
ít làm cơ thể sản xuất nhiều hormon ghrelin hơn (Đây là loại hormon làm bạn
cảm thấy thèm các món ăn vặt).
Thon thả như phụ nữ Thuỵ Sĩ? Đi bộ. Đó chính là bí quyết giúp phụ nữ
Thuỵ Sĩ luôn giữ được vẻ mảnh mai trong khi đất nước của họ luôn nổi tiếng với
2 món sôcôla và phomát! Khoảng 30% dân số Thuỵ Sĩ luôn đi bộ, 10% sử dụng
xe đạp và chỉ 38% đi xe hơi. So sánh với người Mỹ: 1% đi bộ, 9% dùng xe 2
bánh và 84% đi xe hơi. Giờ thì bạn đã biết bí quyết giữ dáng rồi đấy: đi bộ luôn
là cách rèn luyện sức khỏe thuận tiện, thoải mái và dễ dàng nhất.
Nói “không” với ung thư ruột như phụ nữ Cameroon? Cần ăn nhiều
rau xanh. Phần lớn bữa ăn của người Cameroon đều rất giàu folate vì có nhiều
rau dại. Điều này đã giúp họ giảm bớt nguy cơ bị ung thư ruột lên đến 60%.
Họ cũng không quên bảo vệ ruột bằng những thực phẩm lên men có chứa rất
nhiều probiotics, giúp duy trì những vi khuẩn “có lợi” trong ruột và đẩy lùi
bệnh ung thư. Người Cameroon thường chế biến nhiều món lên men như bia
tự nấu, sữa chua và bắp chua.
Luôn hạnh phúc như phụ nữ Đan Mạch? Hãy đầu tư cho tinh thần
chứ không phải cho vật chất. Người Đan Mạch tin rằng, chỉ những trải
nghiệm về tinh thần mới mang lại sự thỏa mãn cho bản thân chứ không phải
là việc sở hữu đồ vật. Theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy
những người tốn tiền cho những phút giây trải nghiệm về mặt tinh thần (như
mua vé xem hòa nhạc, hay một bữa tối lãng mạn…) sẽ hài lòng và cảm thấy
hạnh phúc thật sự hơn gấp 2 lần so với những người tiêu tiền vào việc mua
sắm đồ hàng hiệu.
An Ngọc Hoa (Theo Glamour)
(Báo Sức khỏe & đời sống- ra ngày 30/3/2012)

107

You might also like