You are on page 1of 7

Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện

nay - Vấn đề và thảo luận

Bùi Thị Thu Thủy

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn


Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60.32.01
Người hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Quang Hào
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Đề tài khái quát hóa và chuẩn hóa hệ thống lý luận về lí thuyết kênh,
chương trình truyền thông chuyên biệt và nhu cầu của công chúng chuyên biệt đối với
vấn đề thông tin sức khỏe. Cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình thông tin
sức khoẻ trên báo chí hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả truyền thông.

Keywords: Sức khỏe; Báo chí Việt Nam; Thông tin

Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Trong Tuyên ngôn Alm Alta, 1978, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa: “ Sức
khoẻ là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ
là một tình trạng không có bệnh tật hay thương tật”. Theo định nghĩa này thì sức khoẻ không
phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật mà còn là tình trạng thoải mái về tinh thần. Chúng ta
có thể hiểu rằng đây là định nghĩa nói đến sức khoẻ của những con người cụ thể, trong một
giai đoạn lịch sử cụ thể.
Công tác chăm sóc sức khoẻ là một trong những “ quốc sách hàng đầu” - điều này
không chỉ được thừa nhận về mặt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mà đã biểu
hiện cụ thể qua thái độ quan tâm sâu sắc của xã hội cũng như chính thực tiễn sôi động những
năm gần đây, khi mà người dân ngày càng quan tâm đến sức khoẻ của chính mình.
Việc nâng cao nhận thức, giúp người dân có được cách hiểu đúng đắn về sức khoẻ,
cung cấp những tri thức khoa học về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, cách phòng chữa bệnh để đạt
được các chỉ số sức khoẻ ở mức cần có luôn luôn là vấn đề nóng bỏng nhất là trong giai đoạn
hiện nay khi mà môi trường đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm, khi mà các đại dịch lớn,
những căn bệnh nguy hiểm của nhân loại vẫn chưa được giải quyết được triệt để.
Có thể nói chưa bao giờ những thông tin về sức khoẻ lại chiếm nhiều diện tích, thời
lượng trên các báo, đài như hiện nay. Riêng truyền hình đã ra đời một kênh truyền hình đầu
tiên chuyên sâu về sức khoẻ O2Tivi lên sóng vào ngày 8/8/2008.
Báo chí với tư cách là công cụ tuyên truyền đắc lực các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước đã có những đóng góp đáng kể trong việc thông tin, phản ánh thực trạng
sức khoẻ của người dân hiện nay, cung cấp những kiến thức về phòng, chữa bệnh, vệ sinh ăn
uống, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, cải thiện không gian sống, những thành tựu y học
trong công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng chữa bệnh, cảnh báo những vấn đề ảnh hưởng đến
sức khoẻ của con người…Tuy nhiên bên cạnh những thông tin có ý nghĩa tích cực, đạt hiệu
quả truyền thông cao còn có những thông tin không mang tính khoa học ảnh hưởng tiêu cực
đến nhận thức của người dân về sức khoẻ hoặc chưa có cách thông tin đạt hiệu quả.
Việc khảo sát và tìm ra cách thức, định hướng thông tin về phạm trù sức khoẻ đạt
hiệu quả nhất có ý nghĩa lớn đối với xã hội và hoạt động tác nghiệp của nhà báo.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có một luận văn thạc sĩ báo chí nào nghiên cứu một cách
hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về cách thức thông tin phạm trù sức khoẻ trên báo chí nói
chung. Tuy nhiên đã có một số công trình nghiên cứu đề tài báo chí với vấn đề chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng nhưng mới chỉ dừng lại ở hệ thống báo chí của ngành Y tế hoặc đề cập đến
một vấn đề nhỏ trong phạm trù thông tin sức khoẻ. Sau đây là một số đề tài nghiên cứu đáng
quan tâm trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây:
- Đề tài “Báo cáo kết quả điều tra y tế Quốc gia 2001 – 2002” của Bộ Y tế. Nội dung:
Khảo sát, điểu tra và đánh giá chất lượng sức khỏe nhân dân trong 2 năm 2001 – 2002. Mục
đích của đề tài nhằm nắm bắt thực trạng tình hình sức khỏe nói chung và kết quả của một số
hoạt động y tế trong lĩnh vực dự phòng nâng cao sức khỏe, nhưng không đề cập tới loại hình
báo chí.
- Đề tài “Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các phương tiện thông tin đại chúng”.
Luận văn tốt nghiệp cao học của học viên Đỗ Võ Tuấn Dũng (khóa 7- cao học Báo chí –Phân
viện Báo chí và Tuyên truyền). Đề tài cũng đề cập đến thông tin sức khỏe nhưng chỉ dừng lại
ở mức độ khái quát về tình hình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các
phương tiện truyền thông đại chúng.
-“Những bài học từ KHHGĐ và sức khỏe sinh sản”. Tác giả Phyllis Tilson Piotrow và
Trung tâm truyền thông GDSK, Bộ Y tế. Đây là cuốn sách nghiên cứu chuyên ngành xuất bản
nội bộ, dành riêng cho cán bộ y tế có nội dung đề cập tới những đánh giá, tổng kết về hoạt

2
động chăm sóc sức khỏe sinh sản trong đó có nói tới vấn đề tuyên truyền giáo dục sức khỏe
sinh sản
- Báo Sức khoẻ và đời sống với công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Bùi Thị
Hạnh ( Khoá luận tốt nghiệp Khoa báo chí và truyền thông – Trường ĐHKHXH và NV K42)
- Báo chí với chủ đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản của Trần Xuân Thân ( Khoá luận tốt
nghiệp Khoa báo chí và truyền thông – Trường ĐHKHXH và NV K43)
- Đề tài “ Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên báo chí hiện nay”. Luận văn tốt
nghiệp cao học năm 2008 của học viên Chu Thúy Ngà – Phân viện Báo chí và Tuyên truyền).
Chính vì vậy, đề tài: “Thông tin sức khoẻ trên báo chí Việt Nam hiện nay” vẫn là một
vấn đề hết sức hữu ích đối với nhà báo- những người hoạt động trên lĩnh vực thông tin, tuyên
truyền.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát: Báo Sức khoẻ và Đời sống và Kênh truyền
hình O2TV trong năm 2009.
Đối tượng của đề tài là nội dung và cách thức những thông tin về sức khoẻ trên báo
chí, thực trạng, tồn tại và giải pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trò của báo chí vô sản và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí. Các
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử sẽ được vận dụng trong suốt quá trình
nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp công cụ
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng một số phương pháp công cụ như:
- Thống kê, phân loại để lựa chọn các tờ báo, bài báo có liên quan.
- Phỏng vấn sâu để thu thập ý kiến của những nhà quản lí báo chí, các nhà báo về những
vụ việc có liên quan.
- Phân tích, tổng hợp để rút ra những kết luận khoa học cần thiết.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
5.1. Nghiên cứu phạm trù thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay nhằm
khái quát hóa và chuẩn hóa hệ thống lý luận về lí thuyết kênh, chương trình truyền thông
chuyên biệt và nhu cầu của công chúng chuyên biệt đối với vấn đề thông tin sức khỏe. Kết
quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho việc nêu lên những vấn đề lý luận về hệ thống các kênh
thông tin chuyên biệt ở Việt Nam hiện nay.

3
5.2.Với việc khảo sát đầy đủ, toàn diện, có hệ thống cách thức thông tin về phạm trù
sức khoẻ trên báo chí, đề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình thông tin sức khoẻ
trên báo chí hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
truyền thông.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo chính xác, có hệ thống,
đầy đủ cho những nhà báo đang hoạt động trên lĩnh vực thông tin nói chung và thông tin sức
khoẻ nói riêng thông qua các kênh chuyên biệt như O2 TV, Báo Sức khỏe và Đời sống… đồng
thời là nguồn tài liệu tham khảo cho những nhà hoạch định chính sách của ngành Y tế và góp
phần làm cho chất lượng các sản phẩm báo chí ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn nhu
cầu của công chúng.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn có nội dung chính
gồm 3 chương;
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thông tin sức khỏe
Chương 2: Vấn đề thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay
Chương 3: Tính vấn đề cần thảo luận để nâng cao hiệu quả thông tin sức khỏe.

References
A. Tài liệu Tiếng Việt.
1. Bộ Y tế (2003), Báo cáo kết quả điều tra y tế Quốc gia 2001 - 2002, Nhà xuất bản
Y học.
2. Bộ Y tế, (2005), Tài liệu học nghị quyết số 46 – NQ/TW của Bộ Chính trị, Nxb Y
học, Hà Nội.
3. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển Báo chí- Xuất bản, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
4. Dự án Y tế nông thôn (2004), Thực trạng công tác truyền thông Giáo dục sức khỏe
tại 13 tỉnh Dự án Y tế nông thôn
5. Đức Dũng (2000), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb.Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
6. Đức Dũng (2003), Viết báo như thế nào, Nhà xuất bản VH-TT, Hà Nội.
7. Đỗ Võ Tuấn Dũng (2004), Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các phương tiện
thông tin đại chúng, Luận văn tốt nghiệp Cao học Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên
truyền.
8. Nguyễn Văn Dững (2001), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, Nhà xuất bản
VH-TT, Hà Nội.

4
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành
Trung ương khóa IX, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
10. Trần Thị Anh Đào (chủ biên) (2009), Giáo trình Quản lý chăm sóc sức khỏe cộng
đồng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
11. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách, Nhà
xuất bản ĐHQG Hà Nội.
12.Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Bộ Văn hóa Thông
tin Việt Nam, Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển, Hà Nội.
13. Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội
14. Vũ Quang Hào (2009), Bài giảng: Ngôn ngữ truyền thông, Chuyên đề Cao học
Báo chí, lớp Cao học báo chí K11, Khoa Báo chí- Truyền thông, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà
Nội.
15. Vũ Đình Hòe (1999), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo và quản lí,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
16. Phạm Mạnh Hùng (chủ biên) (1999), Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, Nhà
xuất bản Y học.
17. Nguyễn Quang Hòa (2002), Phóng viên và tòa soạn, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
18. Viện Ngôn ngữ học (2008), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb. Phương Đông, Hà
Nội.
19. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hà Nội.
20. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động tòa soạn, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
21. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
22. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình Truyền hình, Nhà xuất bản VH -
TT, Hà Nội
23. V.I. Lênin (1970), Vấn đề báo chí, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
24. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí 1999, Nxb. Chính trị Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội, 1999.
25. Trần Nhâm (1995), Cẩm nang pháp lý về hoạt động y tế, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
26. Nhiều tác giả (1986), Truyền thông hỗ trợ phát triển, Nxb. Sách giáo khoa Mác-
Lê nin, Hà Nội.

5
27. Phân viện Báo chí & Tuyên truyền (2000), Báo chí – Những điểm nhìn từ thực
tiễn, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
28. Đỗ Nguyên Phương (1996), Phát triển sự nghiệp Y tế nước ta trong giai đoạn hiện
nay, Nhà xuất bản Y học.
29. Đỗ Nguyên Phương (1999), Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, Nhà xuất bản
Y học
30. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà
Nội, Hà Nội.
31. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật, Nxb. Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
32. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, Nhà xuất bản ĐHQG Hà
Nội
33. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí -
truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
34. Hồ Xuân Sơn (2003), Nghề nghiệp nhà báo, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
35. Tilson Phyllis Piotrow và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe- Bộ Y tế
(1998), Tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
36. Tilson Phyllis Piotrow và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe- Bộ Y tế
(2001), Truyền thông GDSK - Những bài học từ KHHGĐ và sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản
Y học
37. Hoàng Tùng, Đào Duy Từ, Nguyễn Vịnh (1984), Về hiệu quả công tác tư tưởng,
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
38. Trần Trọng Tân (2005), Về công tác tư tưởng – văn hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
39. Tạ Ngọc Tấn chủ biên (1992), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
40. Tạ Ngọc Tấn (1995), Tác phẩm báo chí, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
41. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
42. Nguyễn Quý Thanh (2008), Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
43. Hữu Thọ (1998), Công việc của người viết báo, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
44. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định 37CP ngày 20/6/1996, Định hướng công
tác chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 1996-2000.

6
45. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định 35/2001/ QĐ -TTg ngày 19/3/2001 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2001 -2010.
46. Trung tâm TT GDSK Bộ Y tế (2003). Giáo trình cơ bản về truyền thông GDSK.
B. Tài liệu dịch sang Tiếng Việt
47. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội.
48. Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
49. (Xiao(2003), “Công nghệ truyền thông và hệ thông tin liên lạc”, bản dịch của Lê
Hoàng, tạp chí Nghiên cứu phát triển bền vững, số 2 năm 2009, tr12).
50. (Wang (2003), “Chuyển biến thông tin từ đời sống đến kỹ thuật”, tạp chí Nghiên
cứu con người, số tháng 12/2009, Trường An biên tập, tr24).

C. Tài liệu tiếng nước ngoài


51. Hopkins John Bloomingberg School of Public Health/Center for communication
Programs (2003), A field Guide to Designing a Health Communication Strategy.
52. Glanz Karren (1990), Health behavior anh Health education, Jossey - Bass
Publishers, San Francisco.
53. Raitt (1999), Non-Communication for life, New York, tr27

D.Trang web, báo và Tạp chí.


54.Tạp chí Người làm báo năm 2009
55. Báo Sức khỏe và Đời sống năm 2009
56. http://o2tv.vn, năm 2008 - 2009
57. http://nghebao.vn, năm 2008 - 2009
58. http://www.vietnamjournalism.com, năm 2008 - 2009
59. http://www.journalist.org, năm 2008 - 2009
60. http://vtc.com.vn, năm 2008 - 2009
61. http://vctv.com.vn, năm 2008 - 2009
62. http://vietnamnet.vn, năm 2008 - 2009

You might also like