You are on page 1of 3

Ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, anh Dương Anh Sơn đã có ước mơ trở

thành
bác sĩ. Năm 2008, anh Sơn thi đỗ vào Trường cao đẳng Y tế Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp, anh theo
học liên thông tại Trường đại học Y dược Thái Nguyên.

Ra trường, anh Sơn được nhận vào công tác tại Khoa Hồi sức cấp cứu của Trung tâm Y tế thành
phố Vĩnh Yên. Để hoàn thành công việc được giao, nhất là trong công tác chuyên môn, bác sĩ
Dương Anh Sơn dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu tài liệu, trau dồi kiến thức, học hỏi từ
đồng nghiệp đi trước.

Đặc biệt, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bác sĩ Sơn được phân công làm Tổ
trưởng tổ y tế, cùng 8 y, bác sĩ công tác tại Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên làm nhiệm vụ khám,
sàng lọc và theo dõi sức khỏe hàng ngày cho công dân tại khu vực cách ly tập trung của tỉnh
(Trường Quân sự tỉnh cũ).

Hàng ngày, bác sĩ Sơn cùng các đồng nghiệp làm công tác tiếp nhận người dân về cách ly, khám
sàng lọc, sắp xếp chỗ ở cho mọi người. Chỉ một ca có biểu hiện sốt thì cả đội ngũ phải thức trắng
đêm túc trực. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các anh luôn tuân thủ theo đúng quy trình, hướng
dẫn để phòng tránh lây nhiễm chéo cho người cách ly và cho chính bản thân mình.

Nhận nhiệm vụ từ ngày 10/2, hơn 2 tháng, bác sĩ Sơn cùng đồng nghiệp chưa một lần được về
thăm nhà, chỉ có thể tranh thủ những giây phút hiếm hoi để nắm tình hình gia đình qua những cuộc
điện thoại.

Bác sĩ Sơn chia sẻ: “Nhà có 2 con còn nhỏ, vợ lại làm công nhân tại Công ty Giày da Lập Thạch,
các con phải nhờ cả vào ông bà nội chăm sóc. Thời gian đầu nhận nhiệm vụ, gia đình rất lo lắng
cho tôi, nhưng sau đó hiểu được tính chất công việc và nhiệm vụ cao cả là chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho nhân dân, gia đình lại động viên tôi cố gắng cùng đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao".

Nhận xét về bác sĩ Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên Nguyễn Văn Thắng cho
biết: “Với sự nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy trong công việc, bác sĩ Dương Anh Sơn luôn được lãnh
đạo khoa và Ban Giám đốc trung tâm tin tưởng, đánh giá cao”.

Mới đây, bác sĩ Sơn còn vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích
xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày 22/4, sau 2 tháng 12 ngày, bác sĩ Sơn và các đồng nghiệp đã được trở về nhà và tiếp tục thực
hiện việc cách ly tại nhà 14 ngày để đảm bảo an toàn trong công tác phòng dịch. Không ngại gian
khó hay hiểm nguy, bác sĩ Dương Anh Sơn và những đồng nghiệp của mình xứng đáng được tôn
vinh vì những đóng góp trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19.
Nghề Y luôn được xã hội coi trọng, tôn vinh
Dân tộc Việt Nam trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và
kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì phát
triển nòi giống, ghi danh nhiều danh Y nổi tiếng. Tiêu biểu nhất cho các danh Y trong
lịch sử dân tộc là 2 đại danh Y: Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu
Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế một khối lượng tri thức phong phú
về Y lý, Y đức, Y thuật và những bài thuốc quý.
Ở bất kỳ thời kỳ nào, nghề Y luôn là nghề cao quý được xã hội coi trọng, tôn vinh. Hơn
200 năm trước, đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng nói: “Suy nghĩ
sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người, sống chết trong
tay mình nắm, phúc họa do một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy
đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà
dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới một chủ
nghĩa nhân văn cao cả và trong sáng. Điều đó đã trở thành hoài bão, là mục tiêu và
động lực đấu tranh kiên cường và bất khuất của Người. Mục tiêu lý tưởng của chủ
nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và đi đến giải
phóng triệt để con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng con người là gốc của mọi
công việc. Mối quan tâm lớn nhất xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đề con
người và sự phát triển con người một cách toàn diện, trong đó xem sức khỏe là vốn
quý nhất. Người đưa ra những tư tưởng, quan điểm về sức khỏe, về xây dựng và phát
triển ngành Y tế Việt Nam, trong đó Người đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ các
y bác sĩ, thầy thuốc. Trong nội dung bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ y tế ngày
27/2/1955, Bác viết: “Người bệnh phó thác tính mệnh nơi các cô, các chú. Chính phủ
phó thác giao cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe đồng bào. Đó
là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh
em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương Y phải như từ
mẫu”.
Đoàn kết, đồng lòng phòng, chống dịch Covid-19
Hiện nay, cả thế giới đang phải gồng mình đối phó với đại dịch Covid-19, được coi là
đại dịch gây ra khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II đến
nay. Việt Nam chúng ta là một trong số nước phát hiện dịch bệnh sớm, sau Trung Quốc
là nước phát hiện dịch bệnh bùng phát đầu tiên với số người bị nhiễm bệnh và tử vong
đứng hàng đầu thế giới.
Như bao cuộc chiến trong lịch sử đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta,
toàn dân cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi "Chống dịch như chống giặc". Ngành Y
với đội ngũ các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế đang giữ vai trò nòng cốt, xung kích đi
đầu và đối mặt với hiểm nguy, vô cùng gian khó, ngày đêm bảo vệ tính mạng cho đồng
bào. Những chiến sỹ áo trắng đã phải thực hiện cùng một lúc đồng bộ nhiều nhiệm vụ,
nhiều giải pháp, là nòng cốt tham mưu cho Đảng, Chính phủ để lãnh đạo, chỉ đạo đất
nước trước dịch bệnh.
Các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế gác lại cuộc sống thường nhật. Họ phải tạm rời xa
gia đình, người thân yêu để chiến đấu với đại dịch, nhiều y bác sĩ không thể có một "nụ
hôn" với đứa con thơ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh. Tất cả vì
cuộc chiến với đại dịch vì sự an toàn tính mạng cho hơn 90 triệu người dân. Nhiều bài
thơ, ca khúc, bức thư,… đã viết lên những hoàn cảnh đầy cảm xúc đó, khiến bao người
rơi lệ,... Nguy hiểm là vậy, gian khó là vậy nhưng những “chiến sĩ mặc áo trắng” của
dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch
vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ
tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả nước, có cả những người mang quốc tịch
nước ngoài… Với tinh thần trách nhiệm cao cả, các bác sỹ đều hết lòng chăm sóc,
phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết.
Mấy ngày qua, cả nước hướng về Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung
ương, mong mỏi trông chờ từng tin có được từ bệnh viện. Mỗi một thông tin bệnh nhân
nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh, xuất viện là niềm vui của người dân cả nước lại vỡ
òa. Đó là những món quà tinh thần vô giá mà ngành y tế, các y bác sĩ dành cho Tổ
quốc và nhân dân mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết
liệt của Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn dân đã chấp hành, ủng hộ
công tác phòng chống dịch, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực.
Tổ chức y tế thế giới WHO và dư luận quốc tế đã ghi nhận và đánh giá cao, cho rằng
Việt Nam đã xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Có được kết quả như
vậy, phải kể đến sự nỗ lực của ngành y, tinh thần quyết chiến quyết thắng của đội ngũ
y bác sĩ những “Chiến sĩ áo trắng”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận
không tiếng súng, với kẻ thù vô hình nhưng đầy hiểm nguy. Lịch sử sẽ ghi nhận tinh
thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong
cuộc chiến chống Đại dịch Covid-19 vô cùng gian khó và hiểm nguy này.

You might also like