You are on page 1of 8

2.

3 Đánh giá vai trò của Phật Giáo

2.31 Những hoạt động tích cực

* Tuân thủ các quy định về an toàn, phòng chống trong đại dịch Covid của Phật Giáo

Trong đại dịch Covid 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên nhiều địa bàn tỉnh vẫn còn
diễn biến phức tạp. Nhận thấy tình hình dịch bệnh đang căng thẳng. Ban Trị sự HPGVN
tỉnh yêu cầu các BTS GHPGVN các huyện, thị xã, thành phố và các tăng, ni trụ trì các cơ
sở tự viện thực hiện nghiêm một số nội dung như sau:

+Tuyên truyền, vận động cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện nghiêm việc tiếp tục thực
hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn tỉnh trong vòng
14 ngày bắt đầu từ 00 giờ ngày 26/8/2021.
+Tiếp tục kêu gọi, vận động các tăng, ni, phật tử tham gia, chấp hành tuân thủ các quy
định của Chỉ thị 16/CT-TTg, tuyệt đối không ra khỏi nhà “ai ở đâu ở đó” để tự bảo vệ sức
khỏe của mình cũng là bảo vệ cho các cơ sở tự viện, gia đình và cộng đồng.
+Tiếp tục tuyên truyền, vận động, kêu gọi các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ
Phật giáo chung tay cùng các cấp chính quyền hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men
và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân trong vùng dịch, nhất là những người yếu
thế trong xã hội, tích cức tham gia ủng hộ “Quỹ vaccine phòng Covid-19” của Chính phủ .

Đặc biệt hơn, để tăng cường phòng chống, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 trên
địa bàn thành phố trong dịp Lễ Vu lan. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ vừa có văn bản đề nghị
UBND các quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương và thành phố
về thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch tại các cơ sở tín ngưỡng,
tôn giáo trong tình hình mới.

Hướng dẫn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo, các chùa thực hiện nghiêm Thông bạch 193
của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về Đại lễ Vu lan báo hiếu, khuyến
khích tăng, ni, phật tử các chùa với tinh thần “ai ở đâu ở đấy”, tụng kinh Vu lan, không
tập trung tổ chức nghi lễ bông hồng cài áo và các nghi lễ khác trong ngày Vu lan.

Vận động tăng, ni, phật tử phát tâm ủng hộ, đóng góp nguồn lực cho các Quỹ phòng,
chống dịch Covid-19, Quỹ Vaccine và giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã
hội bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Cùng với đó, xây dựng kế hoạch thăm hỏi, động viên chức sắc Phật giáo trong mùa Vu
lan đảm bảo trang trọng, an toàn trong công tác chống dịch bệnh Covid-19 tại địa
phương.
Lễ Vu lan, một dịp lễ quan trọng của Phật giáo với tinh thần báo hiếu, báo ân cũng đã gắn
bó và phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt Nam.
Hằng năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Lễ Vu lan trong khoảng thời gian từ
ngày mồng 01 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch (thời gian có thể kéo dài trong tháng bảy âm
lịch) tại các cơ sở Phật giáo. Tuy nhiên, năm nay tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có
nhiều diễn biến phức tạp, đã có nhiều ca nhiễm bệnh lây lan nhanh tại nhiều tỉnh, thành
phố trên cả nước. Để tránh lây lan dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe cho người dân, các chư
vị, chư tôn đức giáo phẩm của Giáo hội tiếp tục vận động tăng, ni, phật tử chấp hành
nghiêm các quy định về phòng, chống dịch; tăng ni các chùa đang thực hiện việc cấm túc
an cư kết hạ, tu học tại chỗ, không tập trung đông người, tụng kinh cầu nguyện quốc thái,
dân an trong mùa Vu lan.

* Tổ chức các hoạt động thiện nguyện, thăm hỏi, động viên lực lượng tuyến đầu chống
dịch

Nhận thấy tình hình dịch căng thẳng, các lực lượng trong tuyến đầu phòng chống dịch
Covid nổ lực, cống hiến, hy sinh sức trẻ của mình trong công tác phòng, chống dịch của
thành phố và của cả nước, tạo nên sức lan tỏa, tiếp thêm niềm tin cho người dân cả nước,
dịch bệnh chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Nhằm tạo thêm niềm tin và động lực, đoàn đại diện
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch
kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hôi Phật giáo Việt Nam làm trường
đoàn đã đến thăm, động viên và tặng quà lực lượng tuyến đầu tại bệnh viện dã chiến và
trung tâm y tế điều trị COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

Tại Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 10 (thành phố Thủ Đức) và
Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 (huyện Bình Chánh) - trực thuộc
Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức (Hà Nội), Thượng tọa Thích Đức Thiện đã thăm hỏi,
động viên lực lượng y, bác sỹ, cán bộ, chiến sỹ, đội ngũ phục vụ và các tình nguyện viên
Phật giáo đang tham gia hỗ trợ công tác chăm sóc điều trị các bệnh nhân COVID-19 tại
hai bệnh viện này.

Động viên các tình nguyện viên Phật giáo tại bệnh viện dã chiến số 10 và Trung tâm hồi
sức tích cực, Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh, Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao và luôn quan tâm theo dõi, nắm bắt thông tin về tình
hình công tác của các tình nguyện viên. Thời gian tham gia công tác tình nguyện hỗ trợ
lực lượng tuyến đầu tại các bệnh viện chính là thời gian để các Tăng, Ni, Phật tử thực
hành pháp tu, đem đức bi-trí-dũng đi vào cuộc đời; thiết thực động viên về mặt tinh thần
cho các bệnh nhân và hỗ trợ, giúp đỡ giảm tải công việc cho các y, bác sỹ.

* Tổ chức các hoạt động đóng góp, hỗ trợ chống dịch

Sâu thẳm trong trái tim của những người học Phật, tu Phật, Phật tử,... mong muốn nhân
dân luôn sống trong cảnh an vui, ấm no, an lạc. Trong đại dịch Covid, nhiều gia đình gặp
nhiều khó khăn về kinh tế, cũng như gặp khó khăn trong việc điều trị Covid. Biết được
tình hình này, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật
giáo Việt Nam tại TPHCM, trụ trì chùa Giác Ngộ và các tăng ni, phật tử, nhà hảo tâm đã
tặng 24.500 túi thuốc cho các bệnh nhân F0 điều trị tại nhà ở TPHCM và các tỉnh Bình
Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu; trong đó riêng tại TPHCM là gần 17.000
túi thuốc. Đây là những loại thuốc thông dụng giúp giảm đau, hạ sốt, tăng cường đề
kháng đã được Sở Y tế TPHCM cho phép sử dụng trong việc chữa bệnh cho F0 thuộc
tầng 1 và tầng 2 điều trị tại nhà.

Bên cạnh đó, Chùa Giác Ngộ-Quỹ Đạo Phật Ngày nay đã hỗ trợ cấp đổi miễn phí hơn
4.200 lượt bình oxy cho hàng nghìn người bệnh trong và ngoài cơ sở điều trị bệnh nhân
COVID-19. Trong đó 2.420 bình oxy 40 lít hỗ trợ các bệnh dã chiến; 1.836 bình oxy 8 lít
hỗ trợ đến các trường hợp F0 bệnh nặng tại cơ sở y tế, khu cách ly và bệnh nhân điều trị
tại nhà.

Chùa Giác Ngộ-Quỹ Đạo Phật Ngày nay đã vận động tăng ni, Phật tử, nhà hảo tâm quyên
góp tặng trang thiết bị, vật tư phục vụ y tế cho 13 bệnh viện, 12 bệnh viện dã chiến, 2 khu
cách ly... với tổng giá trị trên 12 tỷ đồng. Các vật tư, trang thiết bị y tế đã trao tặng gồm
máy tạo oxy, máy thở xâm lấn, máy sốc tim, máy đo nồng độ oxy, xe cứu thương, khẩu
trang y tế, găng tay, đồ bảo hộ y tế... Đồng thời, trong thời gian TPHCM và các địa
phương phía Nam thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, Chùa
Giác Ngộ-Quỹ Đạo Phật Ngày nay đã vận động, trao tặng hơn 952 tấn lương thực, thực
phẩm, nhu yếu phẩm, đồ dùng thiết yếu có tổng giá trị gần 15 tỷ đồng cho 848 điểm cách
ly, phong tỏa tại TPHCM và một số địa phương lân cận.

Những hoạt động đóng góp, hỗ trợ của cộng đồng tăng ni, Phật tử thể hiện trách nhiệm
của công dân, tinh thần nhân ái của những người học Phật, tu Phật và làm Phật sự. Qua
đó tạo nguồn lực, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch và góp phần cùng chính
quyền các địa phương nỗ lực kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, mang lại sức khỏe, sự sống và
bình an, hạnh phúc cho người dân.

Không chỉ góp phần vào tuyến đầu phòng chống dịch, nhiều ngồi chùa đã xung phong trở
thành bệnh viện dã chiến, chuyển hàng trăm tấn rau củ vào tâm dịch đễ giúp đỡ người
dân. Đồng thời Ban trị sự Phật Giáo các tỉnh, thành phố cùng tín đồ Phật tử đã ủng hộ
hàng trăm tỷ động vào Qũy Vaccine Covid-19. Bên cạnh đó, giáo hội Phật giáo cũng gửi
tặng rất nhiều máy thở, phòng áp lực âm và các trang thiết bị y tế.

* Các tăng ni, Phật tử trở thành lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lời kêu gọi của Đoàn Chủ
tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch
COVID-19”, thời gian qua, đông đảo các chức sắc, chức việc, tín đồ thuộc các tôn giáo
trong cả nước đã tình nguyện đăng ký tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19.
Trong đó phong trào “Cởi áo cà sa khoác áo blouse trắng phòng, chống dịch”; đăng ký sử
dụng cơ sở thờ tự làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-
19 diễn ra sôi nổi.

Trong phiên thảo luận tại Quốc hội về kinh tế, xã hội sáu tháng đầu năm, phương hướng
sáu tháng cuối năm và giải pháp phòng chống Covid-19, Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm
đã đứng lên phát biểu đầu tiên. Hòa Thượng cho hay, trong suốt 2000 năm qua, Phật giáo
luôn đồng hành cùng dân tộc. Khi tình hình dịch diển biến phức tạp, các tăng ni không
ngần ngại cởi áo cà sa, khoác áo blouse xông pha lên tuyến đầu chống dịch.

Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm bày tỏ: “Khi đất nước có giặc ngoại xâm, tăng ni cởi áo
cà sa mặc áo bào đánh đuổi giặc quân xâm lăng. Khi có thiên tai, tăng ni và Phật tử khắp
mọi miền tới những nơi bị ảnh hưởng đễ hỗ trợ người dân. Thời dịch bệnh, tăng ni cởi áo
cà sa, khoác áo blouse, cũng xông pha nơi tuyến đầu chống dịch”. Hưởng ứng lời kêu
gọi, hàng trăm người con Phật tử đã sẳn sàng” cởi áo tu hành, khoác áo blouse trắng”.

Ước tính có khoảng hơn 600 tình nguyện viên Phật giáo, 59 tăng ni cùng 553 Phật tử phát
tâm đăng kí chăm sóc bệnh nhân F0 tại các bệnh viện dã chiến. Các tình nguyện viên
được lựa chọn đều là người có sức khỏe tốt và đang cư trú ở TP.HCM. Không ít người có
kiến thức y khoa, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe. Họ tình nguyện đăng kí
tham gia hỗ trợ tuyến đầu phòng dịch trong hai tháng và cam kết thực hiện cách ly 21
ngày sau khi kết thúc đợt tình nguyện.

Đồng thời, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tổ chức Lễ xuất quân cho 299 tình
nguyện viên Phật tử tham gia phòng chống dịch. Thay mặt lãnh đạo TP.HCM, Chủ tịch
Ủy ban MTTQ Việt Nam Tô Thị Bích Châu đã đứng ra kêu gọi các tầng lớp nhân dân
thành phố và nhấn mạnh rằng: “Sự tình nguyện của các tình nguyện viên sẽ là động lực,
là chất xúc tác mạnh mẽ để Tp.HCM chiến thắng dịch Covid-19.

Đại diện tình nguyện tăng ni, Phật tử tham gia tình nguyện, Đại đức Thích Trung Khai ở
chùa Long Hoa đã cam kết đồng lòng, tuân theo sự hướng dẩn của Sở y tế cung như Ban
lãnh đạo bệnh viện. Đồng thời, quyết tâm hoạt động đầy trách nhiệm bằng cả tâm và sức,
góp phần mang lại sức khỏe an toàn cho bệnh nhân.

Hình ảnh các tăng, ni tình nguyện lên đường vào “tâm dịch” chung sức cùng đội ngũ
tuyến đầu chống dịch thể hiện hành động, nghĩa cử cao đẹp, tinh thần từ bi của người con
Phật, tích cực đóng góp vào công cuộc phòng, chống dịch COVID-19. Đây là những chủ
trương mang ý nghĩa nhân văn, cao đẹp của Trung ưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam
nhằm chung tay cùng Đảng, Nhà nước mong sớm nước nhà đẩy lùi dịch bệnh.

2.32 Những hạn chế trong công tác truyền bá Phật giáo
* Hạn chế trong công tác truyền bá Phật giáo

Phật giáo luôn đồng hành cùng với dân tộc trong suốt 2000 năm qua. Trải qua đại dịch
Covid-19, những tăng ni, Phật tử luôn nổ lực, cố gắng và giành cả tâm sức để hỗ trợ
Đảng và Nhà nước nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh. Những hoạt động tiêu biểu của Phật
giáo trong công tác phòng chống dịch mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc cũng như để các
Tăng, Ni, Phật tử thực hiện pháp tu đem đức bi-trí-dũng đi vào cuộc đời. Bên cạnh đó,
một số hoạt động mang danh nghĩa Phật giáo để chữa bệnh Covid-19 không có một niềm
tin căn cứ đã nổi lên trong đại dịch Covid.

Các hoạt động của Phật giáo đều hướng đến việc mong muốn đại dịch Covid-19 qua đi.
Thông qua các hoạt động xông pha lên tuyến đầu chống dịch, thì một số các hoạt động
khác với mong muốn đầy lùi dịch bệnh như phát nguyện Bồ Đề, tinh tấn tu tập... Đây
cũng là những hoạt động mong muốn hồi hướng công đức đến những tuyến đầu chống
dịch, đội ngũ y bác sĩ nhanh chóng đầy lùi dịch bệnh. Đây là những hoạt động mang tính
tâm linh giúp mọi người có thể an tâm đối phó với dịch bệnh. Giảng Pháp để khuyến
thiện, giúp cho tâm an là một việc tốt, nên làm trong bối cảnh nhiều người lo lắng về tình
trạng dịch bệnh. Tuy nhiên một số hoạt động của sư trụ trì chùa Ba Vàng kêu gọi tu tập
hồi hướng hóa giải nạn dịch không đi đúng với tinh thần của khoa học, không giúp ích
ngăn chặn dịch bệnh.

Đặc biệt, đặt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang hết sức nguy hiểm, các nhà chuyên
môn đang nỗ lực gồng mình ngăn chặn dịch bệnh lan rộng. PGS Bùi Hoài Sơn cho rằng,
y học hiện đại có cách xác định bệnh dựa trên những nguyên tắc riêng của mình, và thực
tế luôn chứng minh giá trị của y học hiện đại trong việc chữa trị những căn bệnh tương tự
virus Corona như đã từng thực hiện với dịch Sars và Mers trước kia. Do đó, “cách thuyết
pháp của sư trụ trì chùa Ba Vàng khiến nhiều người lung lay niềm tin vào y học hiện đại,
cản trở nỗ lực của khoa học trong việc điều trị bệnh, có thể làm cho con người chủ quan,
khiến dịch bệnh lây lan không kiểm soát vì không tin vào y học”.

Phó Giáo sư Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh. Nhận định việc sư trụ trì quan tâm đến nỗi lo của
tín đồ phật tử là chính đáng, phù hợp với giáo lý cứu khổ, cứu nạn trong đạo Phật. Tuy
nhiên, ông cho rằng cách sư trụ trì suy diễn theo kiểu không có nghiệp thì không bị bệnh
hiện nay với dịch bệnh do virus Corona gây ra, hay bị bệnh sởi do kiếp trước ăn trứng vịt
lộn, cúng oan gia trái chủ… có thể gây ra hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến
niềm tin vào Phật pháp, đặc biệt là khi Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có
nhiều hoạt động chấn chỉnh trong năm qua.

Chúng ta, đặc biệt là những người theo học đạo cần phải có niềm tin vào Phật pháp,
nhưng niềm tin đó phải có căn cứ. Mong muốn đẩy lùi dịch bệnh là mong muốn của
Tăng, Ni, Phật tử, cũng như toàn thể dân chúng. Vì vậy, hãy có cái nhìn đúng đắn để
không lạc vào những tà kiến, mê tín dị đoan ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch
của Đảng và Nhà nước ta.
3. Gỉải pháp

Đại dịch Covid xảy ra trong hai năm vừa rồi là một thách thức lớn đối với Phật giáo trong
việc truyền bá Phật giáo đến với người dân. Vừa phải đảm bảo công tác phòng chống
dịch an toàn, đồng thời phải truyền bá Phật giáo đến với người dân một cách toàn diện
nhằm lay thức nhiếp dẫn cảm hóa quần chúng đến với ngôi nhà Phật giáo. Một số giải
pháp được đặt ra để truyền bá Phật giáo đến với người dân trong đại dịch Covid:

* Truyền bá Phật giáo đến với quần chúng nhân dân qua các phương tiện truyền thông

Trong thời đại ngày nay, nhờ rất nhiều thuận duyên và điều kiện thuận lợi trong cuộc
sống mang đến, chúng ta có thể sử dụng vô số phương tiện của nền văn minh hiện đại
phục vụ cho công tác hoằng pháp. Đặc biệt hơn, lượng giới trẻ ngày nay tiếp nhận thông
tin qua mạng truyền thông càng lớn. Việc ứng dụng truyền thông để truyền bá Phật giáo
đến với quần chúng nhân dân là một ứng dụng tuyệt vời, vừa đảm bảo an toàn trong công
tác phòng chống đại dịch Covid, vừa truyền bá Phật giáo đến với quần chúng nhân dân.
Một số chùa, cũng như các nhà sư ứng dụng truyền thông để truyền bá Phật giáo có thể
kể đến như chùa Hoằng Pháp, chùa Giác Ngộ... Một số nhà sư có thể kể đến như Sư Cô
Giác Lệ Hiếu, Sư Giác Minh Luật... Đồng thời, nhờ các phương tiện truyền thông mà các
nhà Chùa tận tình hướng dẩn quần chúng đến với một số pháp môn tu học như thiền định,
niệm Phật... Cảnh trí thiền môn nghiêm tịnh, thanh thoát lắng sâu, sẽ là những bài pháp
vô ngôn nhưng hữu hiệu đối với những tâm hồn nhạy cảm, sẽ hấp dẫn và níu chân họ trở
về với cõi nguyên sơ, mà những nơi khác ắt sẽ khó gợi lên trong tâm hồn họ những giây
phút nội tĩnh lắng sâu.

* Đảng và nhà nước cần quan tâm đến vấn đề truyền bá Phật giáo

Hiện nay, Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến việc truyền bá những giáo lý của
nhà Phật đến với quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, một số tà kiến sai lầm như cúng oan
gia trái chủ, giải hạn, giải nghiệp... vẩn đang tồn tại và ảnh hưởng đến việc truyền bá
những giáo lý của nhà Phật, cũng như đưa dẩn quần chúng vào con đường tà kiến. Nhà
nước cần đặt ra các chế tài nghiêm khắc để chấn chỉnh, quản lý các tình trạng như này để
từ đó quần chúng nhân dân có thể an tâm vào con đường tu tập, cũng như xây dựng Phật
giáo ngày càng hưng thịnh.
Link một số bài viết

https://tienphong.vn/tru-tri-ba-vang-xin-loi-phat-tu-ca-nuoc-phat-nguyen-sam-hoi-49-
ngay-post1100727.tpo ( Bảo Hân)

https://songdep.com.vn/348-nhung-vi-tang-ni-coi-ao-ca-sa-khoac-ao-blouse-len-duong-
chong-dich-d5249.html ( Chi Nguyễn)

https://baochinhphu.vn/tien-cac-tang-ni-coi-ao-ca-sa-khoac-ao-blouse-trang-len-duong-
phong-chong-dich-102298488.htm( Báo Điện Tử Chính Phủ)

https://baochinhphu.vn/tang-ni-coi-ao-ca-sa-khoac-ao-blouse-xong-pha-vao-tuyen-dau-
chong-dich-102299188.htm( Báo Điện Tử Chính Phủ)

https://www.vietnamplus.vn/luc-luong-tinh-nguyen-ton-giao-ho-tro-tuyen-dau-chong-
dich-tai-tphcm/728396.vnp (Xuân Khu (TTXVN/Vietnam+)

https://haiphong.gov.vn/Cong-dan/Van-dong-tang-ni-phat-tu-chap-hanh-nghiem-cac-quy-
dinh-ve-phong-chong-dich-trong-mua-Vu-lan-63387.html(Trâm Bầu)

https://thanhphohaiphong.gov.vn/van-dong-tang-ni-phat-tu-chap-hanh-nghiem-cac-quy-
dinh-ve-phong-chong-dich-trong-mua-vu-lan.html(Trâm Bầu)

You might also like