You are on page 1of 9

MỤC LỤC

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM


1. Du lịch sức khỏe là gì ? 2
2. Lợi thế của du lịch sức khỏe ở Việt Nam 3
3. Khó khăn 3
4. Giải pháp 4
III) KẾT LUẬN 6

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH


SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM
Dịch Covid từ cuối năm 2019 đã làm thay đổi nhiều khía cạnh về kinh tế, văn hóa,
xã hội. Riêng đối với ngành du lịch, rất nhiều xu hướng du lịch mới đã phát triển và
bùng nổ, điển hình là du lịch sức khỏe (wellness travel).
Sau khi một số nước “rục rịch” tái mở cửa du lịch, bên cạnh du lịch một mình, du
lịch tại chỗ, du lịch theo nhóm nhỏ và nhiều hình thái nghỉ dưỡng khác..., du lịch sức
khỏe đã và đang tạo nên một cơn sốt tại nhiều nơi trên thế giới. Việc tìm hiểu và tiếp
cận mô hình này là điều tất yếu mà bất cứ ai có nhu cầu giải tỏa căng thẳng, cải thiện
tinh thần và thể chất sau một thời gian các hoạt động thể dục, thể thao, du lịch bị hạn
chế.

1. Du lịch sức khỏe là gì ?


Du lịch sức khỏe là hình thức du lịch bao gồm các yếu tố y tế, sức khỏe, thể thao &
thể lực, các loại hình thám hiểm. Theo Bushel & Sheldon, đây là một
Hình thức kết hợp giữa du lịch với các loại hình rèn luyện thể chất, chăm sóc sắc
đẹp, sức khỏe hay thực hành chánh niệm &
tâm thức với sự kết nối với cộng động &
thiên nhiên. Thậm chí, từ thời Hy Lạp cổ
đại, từ Wellness cũng được định nghĩa
tương đương với du lịch kết hợp chăm sóc
sức khỏe.
Theo định nghĩa của UNWTO và ETC, du
lịch Wellness là :
“Hình thức du lịch nhằm cải thiện và cân
bằng các yếu tố nền tảng của cuộc sống
như thể chất, tinh thần, cảm xúc, sở thích,
trí tuệ & tâm thức thông qua các hoạt động
chủ động rèn luyện thể chất, cải thiện thói
quen sinh hoạt và nâng cao chất lượng
cuộc sống như : ăn uống lành mạnh, nghỉ
ngơi đúng cách, tập luyện thể thao, nghỉ
dưỡng và trị liệu.”

2. Lợi thế của du lịch sức khỏe ở Việt Nam


Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, lợi thế phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe của
Việt Nam là rất lớn với bờ biển dài 3.260 km,
2.773 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều bãi tắm đẹp và
nguồn tài nguyên nước khoáng phong phú
và đa dạng. Hiện Việt Nam có khoảng 400
nguồn nước khoáng nóng trên cả nước, trong
đó đã điều tra, nghiên cứu và phân tích 287
nguồn và phân thành 11 loại khác nhau, vừa
có tác dụng chữa bệnh, vừa có thể khai thác thành nước uống đóng chai phục
vụ cho đời sống con người.
Các nhà đầu tư cũng đã tận dụng nguồn tài nguyên nước khoáng nóng phong
phú và đa dạng của Việt Nam để xây dựng các khu du lịch suối khoáng nóng
phục vụ du khách đến nghỉ dưỡng như: Khu du lịch suối khoáng nóng Mỹ
Lâm Tuyên Quang, khu du lịch suối khoáng nóng Quang Hanh-Quảng Ninh,
khu du lịch suối khoáng nóng Thanh Thủy (Phú Thọ)…
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có hệ thống cây
dược liệu đa dạng, quý hiếm với khoảng
3.850 loài thực vật, 406 loài động vật được
sử dụng làm thuốc. Nhiều chùa, tịnh xá, với
hệ thống thiền viện rất đặc sắc cùng cảnh
quan hấp dẫn có thể khai thác để phát triển
du lịch nói chung và phát triển du lịch gắn
với thiền, yoga nói riêng. Các công ty du
lịch cũng bắt đầu đưa ra sản phẩm du lịch thiền, yoga ở những nơi thiên nhiên
còn hoang sơ, yên tĩnh, trong lành, có huấn luyện viên hướng dẫn tập cho du
khách.
3. Khó khăn
Du lịch chăm sóc sức khỏe hiện nay ở Việt Nam chưa được đầu tư bài bản.
“Chúng ta chưa có nghiên cứu đầy đủ, chưa có định hướng và chính sách cụ
thể để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe nên khó thu hút khách du lịch”,
Phó Tổng cục trưởng km, Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Thị Thanh
Hương nói.
Trước hết, do là những khái niệm mới tại Việt Nam, nên Wellness tourism còn chưa
được định nghĩa, định hướng rõ ràng, chưa có các tiêu chí – tiêu chuẩn cụ thể. Đa số
chỉ hiểu đơn giản về “Wellness tourism – du lịch chăm sóc sức khoẻ” như spa, tắm
khoáng – tắm bùn – yoga – thiền. Những dịch vụ đó hiện nay chỉ đơn giản là những
tiện ích của một khu du lịch nghỉ dưỡng chứ chưa thành một hệ thống tổng thể.
THỨ 2: là chưa có hoặc chưa hiểu hết định hướng chính sách phát triển tổng thể từ
quy hoạch (đất đai – khai thác hợp lý gắn kèm với bảo vệ tài nguyên môi trường
thiên nhiên), thiếu cơ chế ưu đãi hỗ trợ cho doanh nghiệp
- sự phát triển tự phát của mỗi đơn vị vì lợi ích riêng, thậm chí có đơn vị thiếu
chuyên nghiệp hoặc lạm dụng gây ảnh hưởng nhiều mặt. Một điều rất đáng tiếc là sự
quảng bá tiếp thị chung cho du lịch Việt Nam ra quốc tế còn rất hạn chế nghèo nàn.
THỨ 3: là thiên nhiên môi trường. Hàng ngày chúng ta thấy báo chí truyển thông
nhắc đến dù ở Việt Nam hay trên thế giới, đó là sự biến đổi khí hậu toàn cầu, thời
tiết cực đoan, nhiệt độ trái đất ấm dần lên, nước biển dâng, cháy rừng, lũ lụt … vv.

Cùng với sự khai thác chưa phù hợp, thậm chí huỷ hoại tài nguyên thiên.
THỨ 4: trực tiếp sát sườn cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, nó đang là như một nút
thắt cho sự phát triển của lĩnh vực này, đó là nguồn vốn phát triển. Bất động sản du
lịch nghỉ dưỡng, yếu tố quan trọng rất lớn trong Du lịch nghĩ dưỡng – chăm sóc sức
khoẻ,
Các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe còn ít, chưa đa dạng ; chưa có nhiều cơ sở
dịch vụ chăm sóc sức khỏe đủ tầm cỡ về quy mô, chất lượng để đón khách du lịch.
Phần lớn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe như spa và tắm
nước khoáng, nước nóng tắm bùn, thiền, yoga... vẫn ở quy mô nhỏ, nhân lực hạn
chế, có cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chỉ ở mức đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách
du lịch.

4. Giải pháp
Để biến những tiềm năng thành hiện thực thì cần phải giải quyết được những thách
thức khó khăn nêu trên là những bước đầu của các giải pháp. Trong nhiều hội thảo,
báo cáo, nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia đều có chung những quan điểm về đề
xuất các giải pháp. Cụ thể là:

Đầu tiên chú trọng xây dựng chính sách phát triển tổng thể du lịch chăm sóc sức
khoẻ - Wellness tourism đi cùng với chiến lược phát triển du lịch chung quốc gia bây
giờ và tương lai. Mặc dù nhiều doanh nghiệp mạnh và tiềm lực to lớn nhưng vẫn cần
phải có một chiến lược chung của quốc gia về lĩnh vực/ngành du lịch này,

Thứ hai, trong tổng thể quy hoạch phát triển du lịch hoặc quy hoạch sử dụng đất đai
quốc gia cần phải có quy hoạch đất đai cho du lịch gắn liền với việc bảo tồn tài
nguyên– môi trường thiên nhiên, đặc biệt trong bối cảnh nhiều cảnh báo về rủi ro
biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết cực đoan, nhiệt độ trái đất ấm dần lên, nước biển
dâng, lũ lụt …

Thứ ba xây dựng mạng lưới kết nối và phối hợp nhiều lĩnh vực ngành nghề chuyên
môn như y tế - thể thao - văn hoá – nghệ thuật – tín ngưỡng trong tổng thể du lịch để
bổ sung và gia tăng chất lượng cũng như cũng như giá trị kinh tế của du lịch chăm
sóc sức khoẻ.

Thứ tư là tạo một cơ chế để có thêm một kênh dẫn nguồn vốn – tín dụng cho các
doanh nghiệp đầu tư loại hình này trong tổng thể các kênh dẫn vốn của các loại hình
đầu tư kinh doanh như BĐS, du lịch, y tế, thể thao văn hoá…Vấn đề người nước
ngoài được phép mua Condotel ko chỉ giải quyết 1 phần về vốn cho chủ đầu tư, giải
quyết các khó khăn tắc nghẽn của BĐS nghỉ dưỡng hiện nay mà còn là để hấp dẫn
thêm khách nước ngoài đến du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khoẻ

Thứ năm là tăng cường năng lực quản lý từ việc tiêu chuẩn tiêu chí dịch vụ, giám sát
chất lượng, sự an toàn và đặc biệt vấn đề chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến sức
khoẻ của khách sử dungj dịch vụ.
Thứ sáu là tăng cường xúc tiến quảng bá tiếp thị du lịch chăm sóc sức khoẻ tại
Vietnam ra thị trường quốc tế thông qua việc gia tăng ngân sách quảng cáo, tổ chức
sự kiện qua nhiều kênh truyền thông cũng như nhiều hình thức ngoại giao – văn hoá

– thể thao – kinh tế.

III) KẾT LUẬN


Tất cả những liệu pháp này nhằm giúp xoa dịu những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống
thường ngày, thải độc và thanh lọc thân tâm chuyên sâu sau bao năm tích tụ, giúp cho thân -
tâm trí của du khách được nghỉ ngơi thư giãn hoàn toàn và có cơ hội kết nối sâu sắc với
chính mình khi tham gia hành trình.
Như vậy, du lịch sức khoẻ ở Việt Nam là một mô hình hoàn toàn mới và có tiềm năng phát
triển ở trong tương lai. Vì thế , chúng ta cần tận dụng những lợi thế từ những nguồn tài
nguyên phong phú , đa dạng và nhận biết được những khó khăn mà ta gặp phải . Sau đó đưa
ra những giải pháp hợp lí để giải quyết triệt để những khó khăn và thách thức mà ta gặp
phải.
Tư liệu tham khảo: https://www.vietnamplus.vn, https://vinpearl.com,
https://vietnamnews.vn

You might also like