You are on page 1of 17

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thu
hút được nhiều quốc gia quan tâm vì những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem
lại. “Du lịch bền vững là loại hình du lịch mà các hoạt động của nó tính đến đầy đủ
các tác động kinh tế, xã hội, môi trường hiện tại và tương lai” [36].
Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố 17 mục tiêu phát triển bền vững của
thế giới trong giai đoạn 2015-2030 [37], nhằm giải quyết những thách thức phát
triển lớn mà người dân thế giới phải đối mặt. Trong đó, mục tiêu số về xoá đói giảm
nghèo và nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng địa phương là một yếu tố đóng
vai trò rất quan trọng. Mục tiêu này cho thấy việc phát triển du lịch theo hướng bền
vững sẽ giúp phát triển kinh tế rất hiệu quả, từ việc khai thác các tài nguyên đặc sắc
của địa phương, nâng cao đời sống nhờ nguồn thu từ khách du lịch đến thăm quan,
sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng miền.
Bên cạnh đó, phát triển du lịch theo hướng bền vững cũng giúp người làm du
lịch, cơ quan địa phương, chính quyền, người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và
người dân địa phương có công ăn việc làm ổn định. Như vậy, nâng cao đời sống
sinh kế của cộng đồng địa phương để hướng tới phát triển bền vững là rất cần thiết
trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam là đất nước có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển du lịch bền
vững và xu hướng du lịch phát triển bền vững ngày càng được chú trọng. Có thể
thấy quá trình thay đổi sinh kế từ khi có sự tác động của phát triển du lịch đã làm
phong phú thêm sinh kế của cư dân địa phương, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn
định hơn.
Theo kết quả khảo sát tại khu vực di sản Tràng An, hoạt động du lịch đã giúp
biến đổi sinh kế bằng cách đa dạng hóa các ngành nghề, cư dân trong vùng có thể
có nhiều sự lựa chọn nghề để tham gia phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

5
Trước đây, người dân sinh sống trong khu vực di sản quần thể di tích Tràng
An chỉ quen với nghề làm nông nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công thì nay hoạt động
du lịch tác động làm ra nhiều ngành nghề mới như: kinh doanh lưu trú, nhà hàng ăn
uống, chèo thuyền phục vụ du khách, chụp ảnh, hướng dẫn viên tại các điểm du
lịch,bán hàng, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch trang trại, vận chuyển khách…sự
thay đổi này làm cơ cấu lao động theo hướng hợp lý hơn, người lao động có cơ hội
dễ tìm việc làm và có thu nhập cao hơn trước; Nguồn lực con người thay đổi theo
chiều hướng tích cực, dưới tác động của du lịch khi ruộng đất không còn là kế sinh
nhai chính [49].
Ở Khánh Hòa, theo nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ chính trị về
việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [46], tỉnh Khánh Hòa đã
đẩy mạnh phát triển du lịch làm kinh tế trọng điểm của vùng. Theo đó, huyện Vạn
Ninh cũng đã được xác định có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch
của tỉnh với tư cách là một trong ba trung tâm kinh tế của tỉnh, và cũng là huyện có
một trong ba vịnh đẹp tầm cỡ quốc tế - vịnh Vân Phong. Bên cạnh đó, huyện Vạn
Ninh còn có ý nghĩa chiến lược về mặt kinh tế khi nằm gần đường hàng hải quốc tế,
có dự án đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong với cảng trung chuyển công-ten-nơ quốc
tế Vân Phong.
Ngoài kết nối thương mại giữa hai miền Nam – Bắc, cảng Vân Phong còn có ý
nghĩa kết nối Đông – Tây mở ra thị trường xuất khẩu quốc tế cho hàng hóa ở Tây
Nguyên nói riêng và cả khu vực ba nước Đông Dương nói chung. Với chiến lược
trên, cơ hội phát triển du lịch ở huyện Vạn Ninh đang thể hiện rất rõ ràng với sự
xuất hiện của rất nhiều khu du lịch, resort và các chương trình du lịch tại điểm đến
này.
Mặc khác, chiến lược phát triển du lịch tại huyện Vạn Ninh sẽ góp phần giảm
tải sức chứa, hạn chế sự khai thác quá mức đối với những tài nguyên du lịch tại
thành phố Nha Trang. Cụ thể, “việc các khách sạn, khu du lịch được xây dựng với
mật độ tập trung cao ở thành phố Nha Trang, đặc biệt là dọc theo đường Trần Phú
và Phạm Văn Đồng đã làm thay đổi đáng kể cảnh quan ven vịnh Nha Trang.

6
Đặc biệt là hoạt động xây dựng lấn biển đã khiến nhiều cảnh quan, hệ sinh
thái nhạy cảm như san hô, thảm cỏ biển… ở vùng ven biển, hải đảo bị ảnh hưởng,
sức ép về xử lý nước thải, rác thải du lịch ngày càng lớn” [48].
Phát triển du lịch ở huyện Vạn Ninh đồng thời góp phần bổ trợ cho ngành du
lịch tỉnh Khánh Hòa hiện nay và mở rộng các lựa chọn cho du khách trong nước
cũng như quốc tế đến thăm và quay trở lại tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, sự phát triển
du lịch hiện nay ở Vạn Ninh cũng đang đứng trước nhiều vấn đề. Cụ thể, vùng rạn
san hô ven biển huyện Vạn Ninh do khai thác du lịch tự phát chưa đúng cách, hơn
nữa lại không có chính sách bảo tồn hợp lý từ chính quyền địa phương nên đã bị tàn
phá nặng nề, các loài hải sản không có chỗ trú ngụ. Do đó, nguồn lợi hải sản không
có điều kiện tái sinh.
Vì vậy, phục hồi hệ sinh thái; tái tạo nguồn lợi thiên nhiên là việc phải làm
một cách bài bản, khoa học và lâu dài. Nhưng, bắt đầu từ đâu? Phục hồi như thế
nào? Tái tạo ra làm sao? ...là những câu hỏi người dân không thể tự trả lời, dẫu biết
rằng điều ấy ảnh hưởng đến sinh kế của họ.
Hiện nay, hoạt động du lịch ở Vạn Ninh có tốc độ phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng vốn có của nó. Du lịch ở đây chủ yếu mang tính tự phát, cộng đồng
chưa có kiến thức và kỹ năng làm du lịch, mức độ tham gia của cộng đồng vẫn chỉ ở
mức cung cấp một phần dịch vụ; chưa tự tổ chức, tạo dựng các sản phẩm du lịch
trọn gói, hấp dẫn khách du lịch.
Bên cạnh đó, một số hộ gia đình tham gia vào phát triển du lịch cải thiện sinh
kế vì chưa có định hướng của chính quyền địa phương nên tính hiệu quả chưa cao,
thậm chí một số hộ đầu từ vào dịch vụ du lịch thất bại lâm vào cảnh nợ nần.
Một điều quan trọng hơn hết là hoạt động phát triển du lịch nơi đây còn mới
nên những tác động của du lịch đến sinh kế của địa phương không rõ ràng. Vì thế
cộng đồng địa phương phần lớn vẫn chưa xem du lịch là ngành kinh tế chính mà
nghề nông, nuôi trồng thủy sản và khai thác nguồn lợi từ biển vẫn là những hoạt
động sinh kế chính mặc dù đóng góp chưa cao vào thu nhập chung của hộ gia đình.

7
Trong khi người dân chỉ được hưởng số lợi nhỏ từ du lịch thì nhiều doanh
nghiệp đã khai thác và phát triển du lịch lại đang hưởng lợi từ chính tài nguyên của
họ. Hai bộ phận này hoạt động một cách riêng lẽ, không có sự gắn kết chặt chẽ với
nhau. Về lâu dài, các hoạt động du lịch vẫn tiếp diễn và mang lại lợi ích cho các
doanh nghiệp trong khi cộng đồng địa phương chưa tham gia vào hưởng lợi từ hoạt
động du lịch trên tài nguyên của họ. Trong tương lai có thể dẫn đến những tác động
tiêu cực lên đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và cả môi trường của địa phương.
Chính vì thế, việc tìm hiểu, đánh giá, phân tích và tìm ra giải pháp để đưa du
lịch đến với cộng đồng và cùng chia sẻ các nguồn lợi kinh tế từ việc phát triển du
lịch để nâng cao đời sống sinh kế của cộng đồng và bảo vệ được hệ sinh thái của địa
phương là điều rất cần thiết hiện nay ở huyện Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Với những lý do trên tác giả đã quyết định chọn đề tài “Phát triển du lịch gắn
với sinh kế địa phương theo hướng bền vững ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hòa” để nghiên cứu, góp phần tìm ra hướng đi sinh kế mới cho người dân tại huyện
Vạn Ninh trong thời kỳ kinh tế du lịch phát triển.
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững trên thế
giới
Phát triển du lịch bền vững và cải thiện đời sống sinh kế của cư dân địa
phương luôn thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và ngày càng đa dạng nội
dung hơn. Tác giả xin đề cập một số công trình nghiên cứu liên quan sau:
Du lịch bền vững được Bramwell và Lane (1993) đề cập rằng “du lịch bền
vững là một cách tiếp cận tích cực nhằm mục đích giảm thiểu sự tác động phức tạp
giữa ngành du lịch, khách du lịch, môi trường và cộng đồng địa phương”. Để làm
rõ hơn nhận định trên Cater (1993) đã chỉ ra ba mục tiêu chính cho du lịch bền
vững: (1) đáp ứng nhu cầu của người dân nơi đây về mức sống được cải thiện cả
trong ngắn hạn và dài hạn; (2) làm hài lòng nhu cầu ngày càng tăng của khách du
lịch; và (3) bảo vệ môi trường tự nhiên để đạt được cả hai mục tiêu trên [41].

8
Tương tự, Farrell (1999) đồng quan điểm với “bộ ba bền vững” nghĩa là “phát
triển du lịch bền vững nhằm mục đích tích hợp trơn tru và minh bạch kinh tế, xã hội
và môi trường” [41, tr.460].
Công trình nghiên cứu của Zhenhua Liu (2003) trong đề tài “Phát triển du lịch
bền vững: một phản biện” đã nhận định, “phát triển du lịch hướng tới sự bền vững
là một phương tiện để giải quyết các tác động tiêu cực của du lịch và duy trì khả
năng tồn tại lâu dài của tài nguyên du lịch cho thế hệ tương lai” [41].
Trong khi đó, Daniela Dumbraveanu (2004) trong một nghiên cứu về “Nguyên
tắc và thực hành kế hoạch du lịch bền vững”, đã làm rõ các yếu tố cần có để du lịch
được gọi là bền vững, ông còn phân tích sự khác nhau giữa du lịch bền vững
(sustainable tourism) và du lịch đại chúng (mass tourism); cũng thông qua nghiên
cứu này, tác giả hệ thống và đề xuất 6 nhóm nguyên tắc của du lịch bền vững, bao
gồm: (1) giảm thiểu tác động đến môi trường để đảm bảo sự bền vững về sinh thái;
(2) giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương để bảo đảm tính bền
vững về xã hội; (3) giảm thiểu tác động tiêu cực đến văn hóa, truyền thống của các
địa phương để bảo đảm sự bền vững về văn hóa; (4) tối đa hóa lợi ích kinh tế của
các địa phương để có được sự bền vững về kinh tế; (5) thông tin, giáo dục nhận
thức đến doanh nghiệp, du khách, chính quyền và người dân địa phương để cải
thiện thái độ của các chủ thể đối với môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực từ
hành vi của chủ thể đến môi trường, xã hội; (6) phát huy vai trò tham gia, kiểm soát
của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động du lịch ở điểm đến [23, tr.78-79].
Như vậy, nghiên cứu của Daniela (2004) đã có đề cập đến mục tiêu thứ tư về
tối đa hoá lợi ích kinh tế của địa phương để bảo đảm tính bền vững.
Năm 2005, UNWTO và UNEP đã công bố công trình “Cẩm nang về phát triển
du lịch bền vững”. Đây là công trình nghiên cứu dài hơi của các chuyên gia của
UNWTO và UNEP, vừa mang tính khái lược, hệ thống một số nội dung lý thuyết về
du lịch và phát triển bền vững nhằm mục đích cung cấp các chỉ dẫn cho các chính
phủ và giới thiệu một khung khổ để xây dựng các chính sách hướng tới tăng cường
bền vững du lịch, cuốn sách đưa ra khái niệm về phát triển bền vững trong du lịch;

9
Bên cạnh đó, công trình cũng nêu quan điểm về những nguyên tắc chỉ đạo và
phương pháp tiếp cận hiệu quả để xây dựng các định hướng, chiến lược và chính
sách nhằm tăng cường bền vững du lịch; đánh giá những tác động về mặt chính sách
của chương trình du lịch bền vững; phân tích vai trò của Chính phủ, doanh nghiệp,
du khách, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ, sự tác động của thị
trường và các yếu tố văn hóa, xã hội, môi trường liên quan đến phát triển du lịch
bền vững. Cuốn sách cũng đề xuất nhóm công cụ đo lường khá chi tiết bao gồm các
chỉ số bền vững, giám sát bền vững và xác định giới hạn; công cụ chỉ đạo và kiểm
soát bao gồm pháp luật, quy định, quy hoạch; công cụ kinh tế bao gồm thuế, phí,
các chính sách khuyến khích và thỏa thuận tài chính, các công cụ hỗ trợ khác…, để
thực thi chiến lược và chính sách, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững [15]. Đây là
một trong những công trình công phu, có giá trị nghiên cứu cao về lý thuyết cũng
như giá trị tham khảo thiết thực trong thực hành phát triển du lịch bền vững.
Tiếp đến, David L. Edgell (2006) với đề tài “Quản lý du lịch bền vững: Một di
sản cho tương lai” [24], tác giả phân tích chính sách và thực tiễn quản lý du lịch đã
khiến cho điểm đến đó thành công và thất bại. Tác giả đã chỉ ra những ảnh hưởng
có thể có của du lịch như tác động tiêu cực đến môi trường, nguy cơ làm suy thoái
văn hóa, phá vỡ cấu trúc xã hội của cộng đồng bản địa. Hơn nữa, nghiên cứu này
cũng nhấn mạnh và cập nhật những xu hướng tác động, các cơ hội và thách thức
toàn cầu đến du lịch; đề cao triết lý bảo vệ thiên nhiên, môi trường, văn hóa trong
khi vẫn đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý và có trật tự trong quá trình phát
triển du lịch; cung cấp cách tiếp cận đa diện cho việc nghiên cứu và thực hành quản
lý du lịch bền vững; cung cấp câu trả lời cho việc khắc phục những khó khăn mà du
lịch phải đối mặt, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo lập, củng cố các
mối quan hệ hài hòa giữa chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và cộng đồng
dân cư.
Nghiên cứu này cho thấy, du lịch bền vững là một di sản cho tương lai và một
động lực tiềm năng đối với phát triển kinh tế, bảo tồn môi trường tự nhiên, và góp
phần bảo vệ hòa bình toàn cầu.

10
Để làm rõ hơn sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch, Tosun (2006)
với đề tài “Bản chất mong đợi sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch”
cho rằng: “Sự tham gia cho phép các cộng đồng địa phương tại các điểm đến du
lịch khác nhau ở mức độ phát triển khác nhau tham gia vào quá trình ra quyết định
phát triển du lịch bao gồm cả việc chia sẻ lợi ích của việc phát triển du lịch và xác
định các loại hình cũng như quy mô phát triển du lịch tại địa phương” [34, tr.495].
Cũng theo tác giả, mục đích chính của phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là
trao quyền cho cộng đồng sở tại. Điều này chỉ có thể đạt được bằng cách để cho
cộng đồng địa phương tham gia trong quá trình ra quyết định và nhận được những
lợi ích thực sự từ phát triển du lịch. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra những yếu tố có
thể gây kho khăn trong việc thực hiện những vấn đề đặt ra trước đó: thiếu nguồn lực
tài chính ở cấp địa phương, không có sự liên kết giữa cộng đồng địa phương với
doanh nghiệp du lịch, kinh nghiệm du lịch địa phương không đáng kể, thiếu chuyên
môn và năng lực về các vấn đề du lịch tại địa phương và điều đó ảnh hưởng phần
lớn đến chất lượng, hiệu quả của cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển du
lịch.

Tựu chung lại, các quan niệm về sự tham gia của cộng đồng phát triển du lịch
đều cơ bản thống nhất về các nội dung như sau: Thứ nhất, đó là quá trình người dân
địa phương sử dụng các nguồn lực của mình trong việc đưa ra quyết định phát triển
du lịch bao gồm việc lập kế hoạch, triển khai, quản lý, phân chia lợi ích để đáp ứng
nhu cầu của họ. Thứ hai, sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch giúp khai
thác hiệu quả tri thức bản địa, tăng tính bền vững của mô hình du lịch cộng đồng,
đồng thời tạo cơ hội cho người dân có thể tự nâng cao năng lực. Thứ ba, cư dân địa
phương không chỉ là đối tượng của các hoạt động mà là người chủ thực sự của các
hoạt động đó. Thứ tư, phát triển du lịch hướng đến bền vững phải chú trọng đến bảo
vệ môi trường và ổn định xã hội.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên mặc dù có giai đoạn tiếp cận và
cách thức tiếp cận khác nhau nhưng vẫn thống nhất một quan điểm rằng phát triển
du lịch bền vững phải mang lại kinh tế cho cộng đồng địa phương,

11
bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hoá bản địa. Đề cao vai trò tham gia của cộng
đồng địa phương vào phát triển du lịch.
Đây là những vấn đề lý luận, những tư liệu quý giá giúp cho tác giả kế thừa lý
thuyết về du lịch bền vững, từ đó xây dựng cơ sở lý luận phù hợp cho nghiên cứu
này và cũng là cơ sở quan trọng cho việc vận dụng vào mô hình nghiên cứu phát
triển du lịch sinh kế bền vững tại huyện Vạn Ninh.
2.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững tại Việt
Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững bắt đầu được đề
cập từ những năm 90 của thế kỷ XX trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả
nghiên của quốc tế về phát triển bền vững nói chung, phát triển du lịch bền vững nói
riêng. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững cũng ngày một
phong phú hơn.
Giáo trình “Du lịch bền vững” của tác giả Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu
(2001), đã phân tích một cách hệ thống dưới góc nhìn du lịch học các khái niệm cơ
bản về các loại hình du lịch, tác động môi trường của hoạt động du lịch, sức ép của
môi trường lên phát triển du lịch. Trong đó chú trọng tập trung vào những nội dung
liên quan đến du lịch bền vững như: khái niệm, nguyên tắc, chính sách,…đưa ra các
biện pháp nhằm “xanh hóa” hoạt động du lịch theo hướng bền vững. Ngoài ra, tác
giả còn khái quát những vấn đề về du lịch bền vững tại vùng du lịch miền núi, du
lịch ven biển, du lịch sinh thái [3].
Tống Phước Hoàng Sơn (2008) trong Báo cáo tổng kết “Điều tra hiện trạng
phân bổ hệ sinh thái rạn san hô vùng ven bờ tỉnh Khánh Hòa làm cơ sở quy hoạch,
bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững” [13, tr.85]. Công trình chỉ ra hoạt động du
lịch ảnh hưởng đến hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa. Cụ
thể: việc neo đậu tàu thuyền du lịch diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi trên rạn, thậm
chí ngay trong khu vực vùng lõi ở Hòn Mun của khu bảo tồn biển. Ngoài ra, du lịch
có tác động vào hệ sinh thái ven biển làm mất cân bằng hệ sinh thái, cụ thể là rạn
san hô do rác thải từ tàu du lịch,

12
dẫm đạp của du khách khi bơi lặn và đánh bắt sinh vật rạn để ăn; cũng như đề cập
đến vai trò của cộng đồng địa phương và doanh nghiệp du lịch trong việc bảo vệ hệ
sinh thái ven biển trong phát triển du lịch theo hướng bền vững. Đồng thời ghi nhận
mô hình quản lý hệ sinh thái với sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng
đồng ở Rạn Trào (Vạn Hưng), Điệp Sơn (Vạn Giã) đã mang lại một số kết quả nhất
định, đây là một hướng đi cần được ủng hộ [13, tr.107].
Công trình cũng đề ra giải pháp thực hiện phải cân đối hài hòa giữa quyền lợi
và nghĩa vụ của các công ty du lịch với cộng đồng dân cư sao cho vừa sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên du lịch ở đây vừa bảo vệ môi trường và nâng cao tính đa dạng
sinh học của vùng là vấn đề cần quan tâm. Đề xuất mô hình phát triển du lịch dựa
vào nguồn tài nguyên san hô ở các vùng rạn san hô bằng cách kết hợp phát triển
kinh tế từ nguồn lợi san hô; trong đó quy định rõ về nghĩa vụ, quyền lợi và trách
nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân tham gia đầu tư phát triển du
lịch dựa vào nguồn tài nguyên san hô.
Mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch và phát triển du lịch bền vững, công trình
của Trần Tự Lực và Nguyễn Thị Kim Phụng (2016), về đề tài “Nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường du lịch tự nhiên trong phát triển du lịch bền vững” [6].
Tác giả chỉ ra bốn tác động của môi trường đối với việc phát triển du lịch bền vững
bao gồm: (1) Môi trường là yếu tố quyết định đến sự phát triển du lịch, (2) Môi
trường là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái, (3) Bảo vệ môi trường là một trong
những mục tiêu để phát triển du lịch bền vững, (4) Pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động du lịch là cơ sở để đảm bảo phát triển du lịch bền vững và du lịch
sinh thái [6, tr.264-tr.265].
Như vậy, du lịch bền vững là hoạt động vừa lấy môi trường tự nhiên làm trung
tâm, vừa coi trọng sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội với
môi trường. Khi yếu tố môi trường bị xâm hại, sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế
- văn hóa - xã hội và tác động không nhỏ đến chất lượng của hoạt động du lịch.

13
Để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch tự nhiên nhằm phát triển du
lịch bền vững ở Việt Nam tác giả đã đưa ra giải pháp cụ thể cho các nhóm đối tượng
như: (1) đối với chính quyền và các nhà kinh doanh du lịch, (2) đối với lao động
trong ngành du lịch, (3) đối với khách du lịch, (4) đối với cộng đồng [6, tr.268-269].
Từ công trình này sẽ giúp tác giả có cái nhìn rò ràng hơn về việc bảo vệ môi trường
là quan trọng và cần thiết phải thực hiện. Từ đó tác giả cũng sẽ kế thừa áp dụng
những giải pháp này trong bảo vệ môi trường phát triển du lịch bền vững tại huyện
Vạn Ninh.
Về mối quan hệ của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững, công trình
“Du lịch cộng đồng” của Bùi Thị Hải Yến và cộng sự (2012), đã cho rằng: “du lịch
cộng đồng như một phương thức phát triển du lịch bền vững mà ở đó cộng đồng địa
phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi
hoạt động du lịch; phân tích các nguyên tắc, đặc điểm của du lịch cộng đồng, vai
trò của du lịch cộng đồng trong phát triển cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên
du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững”[17].
Bên cạnh đó, công trình này còn khẳng định rằng, cần có những quy trình xây
dựng quy hoạch phát triển du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cộng
đồng bền vững.
Đối với vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch bền
vững, nghiên cứu của Phạm Thị Minh Chính (2016) trong đề tài “Rào cản ảnh
hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch tại Cù Lao Chàm –
Tỉnh Quảng Nam” đã tiếp cận ý kiến của các bên liên quan, tổ chức thảo luận nhóm
với thành phần tham dự là cư dân sống tại xã đảo.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy phát triển du lịch bền vững đang phải đối mặt
với không ít rào cản như chính sách, nhận thức của các bên liên quan. Nghiên cứu
này khẳng định rằng, các rào cản ảnh hưởng đến mức độ tham gia của cộng đồng
vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm.

14
Từ kết quả phỏng vấn, tác giả đã đưa ra kết luận về những rào cản như: (1) Sự
không công bằng và minh bạch về chia sẻ lợi ích và trách nhiệm; (2) Thiếu sự đối
thoại và gắn kết các bên liên quan; (3) Thiếu kỹ năng làm du lịch; (4) Thiếu nguồn
lực tài chính và xung đột lợi ích; (5) Nhận thức về du lịch của cộng đồng địa
phương còn yếu [1, tr.344-347].
Qua đó cho thấy cộng đồng địa phương là trọng tâm của phát triển du lịch bền
vững bởi vì họ là chủ nhân của những tài nguyên du lịch và là đối tượng trực tiếp
tham gia phục vụ khách du lịch. Do đó, việc tăng cường năng lực cộng đồng và thúc
đẩy họ tham gia tích cực vào hoạt động du lịch là điều cần thiết.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2017), trong “Giải pháp phát
triển du lịch bền vững cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hội
nhập” đã phân tích thực trạng phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long
hiện nay.
Cụ thể, tác giả đã chỉ ra 9 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững
vùng đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm “Chính sách và quy hoạch, bảo vệ môi
trường, nguồn nhân lực, giáo dục cộng đồng, an ninh - an toàn, quảng bá, liên kết
vùng, cơ sở vật chất và sản phẩm đặc thù” [10].
Trong đó yếu tố được đề cập gồm có yếu tố về chính sách và quy hoạch; bảo
vệ môi trường; nguồn nhân lực; giáo dục cộng đồng và an ninh, an toàn là những
yếu tố quan trọng nhất vì có số điểm trung bình lớn hơn. Điều này chứng tỏ vai trò
quản lý của nhà nước trong phát triển du lịch bền vững là không thể thiếu. Vai trò
của nhà nước trong phát triển du lịch bền vững được xét trên cả phạm vi quốc gia và
tại từng địa phương, thế nhưng vai trò này ở cấp địa phương còn chưa thực sự rõ
ràng.
Điều đó cũng được thể hiện qua nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thanh Loan
(2016) với đề tài “Vai trò tiên phong của chính quyền địa phương cấp tỉnh đối với
phát triển du lịch bền vững: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Định” [5].

15
Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của nhà nước và
chính quyền địa phương vì đã có những bước tiến trong nhận thức và định hướng
chính sách đặc thù hợp lý cho phát triển du lịch bền vững của địa phương.
Tuy nhiên, khả năng hiện thực hóa các định hướng này thành những giải pháp,
chương trình, hành động cụ thể để tăng cường hiệu quả sự tham gia của các bên còn
hạn chế. Cụ thể là “vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công
tác đối với du lịch bền vững chưa được xác định rõ ràng; quyền lợi của cư dân địa
phương ở một số điểm du lịch chưa được đảm bảo dẫn đến có những mâu thuẫn,
xung đột giữa dân cư địa phương với đơn vị đầu tư, kinh doanh du lịch; hoạt động
quảng bá, xúc tiến du lịch diễn ra một cách dàn trải, không có tính tập trung, thiếu
một chiến lược xúc tiến dài hạn làm giảm tính bền vững trong phát triển du lịch của
địa phương” [5, tr.313-315].
Các công trình nói trên đề cập đến một số khía cạnh lý luận liên quan đến phát
triển du lịch bền vững; đồng thời phân tích những tác động của du lịch vào môi
trường, sinh kế địa phương cũng như làm rõ vai trò và mối quan hệ của cộng đồng
trong phát triển du lịch bền vững. Những nội dung lý luận này có ý nghĩa tham khảo
nhất định cho luận văn nghiên cứu tại huyện Vạn Ninh.
2.3. Nhận xét chung
Các quan điểm lý luận về phát triển du lịch bền vững trên thế giới và ở Việt
Nam đã dần đi đến những điểm chung nhất mang tính bao trùm về khung lý thuyết
phát triển du lịch bền vững. Các công trình nghiên cứu, ở từng thời điểm cụ thể, với
chủ đề, quy mô, phương pháp tiếp cận khác nhau đã khai thác khá đa dạng, ở nhiều
góc độ và mức độ về phát triển du lịch bền vững. Mặc dù có những hướng đi khác
nhau nhưng chung quy cũng hướng đến một mục tiêu làm thế nào để phát triển du
lịch bền vững. Các trụ cột của phát triển bền vững cũng đều được thể hiện trong
khung lý thuyết về phát triển du lịch bền vững, đó là các yếu tố, khía cạnh về kinh
tế, văn hóa - xã hội và tài nguyên môi trường, sự cân đối và tương tác giữa các yếu
tố đó, và cân đối giữa phát triển trước mắt và phát triển lâu dài nhằm đảm bảo mục
tiêu bền vững dài hạn.

16
Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu ở trong
nước, tiếp cận vấn đề phát triển du lịch bền vững dưới góc độ sinh tế chưa được rõ
ràng. Các nỗ lực cho đến nay chủ yếu là phân tích một khía cạnh nào đó về mối
quan hệ của cộng đồng trong phát triển du lịch nhằm đảm bảo sinh kế tăng thu
nhập, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng nhưng chưa có công
trình nào phân tích đầy đủ nội hàm của sinh kế trong du lịch. Mặc dù một số nghiên
cứu có chỉ ra được sự cần thiết trong liên kết giữa chính quyền địa phương, các
doanh nghiệp du lịch với hoạt động sinh kế của cư dân địa phương nhưng chưa có
những giải pháp hiệu quả cho sự gắn kết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau giữa các bên liên
quan. Các nghiên cứu cũng chưa đề cao nhận thức về du lịch phải gắn với phát triển
sinh kế của chính quyền địa phương trong chỉ đạo, điều hành phát triển du lịch bền
vững mà chỉ đề cập đến vai trò và tác động của du lịch lên đời sống kinh tế của
cộng đồng địa phương.
Kế thừa những nghiên cứu về mặt lý luận, nghiên cứu này sẽ đi sâu tìm hiểu
về sự tác động giữa phát triển du lịch và cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa
phương. Minh chứng rõ ràng về hiệu quả tác động lẫn nhau của chính quyền địa
phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng trong cải thiện sinh kế và bảo vệ môi
trường tại huyện Vạn Ninh qua những mô hình sinh kế bền vững trong phát triển du
lịch tăng cường nhận thức và năng lực của các bên liên quan.
Vì vậy, có thể khẳng định, đề tài “Phát triển du lịch gắn với sinh kế địa
phương theo hướng bền vững ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” không trùng lắp
với các công trình nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống một số cơ sở lý luận liên quan đến du lịch gắn với hoạt động sinh kế
của cộng đồng, phân tích hoạt động du lịch và đánh giá thực trạng phát triển du lịch
gắn với sinh kế cộng đồng tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa theo hướng bền
vững. Từ đó đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp thiết thực trong bối
cảnh hiện tại.

17
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến du lịch sinh kế theo hướng
bền vững.
Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển du lịch tại địa phương gắn với sinh kế
theo hướng bền vững, trong đó làm rõ các hoạt động sinh kế, những phương thức
mà cộng đồng có thể tham gia vào hoạt động du lịch, những vấn đề ảnh hưởng đến
khả năng và mức độ tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch để có được sinh
kế mới. Từ đó, ta thấy rõ được những thành tựu và các bất cập trong hoạt động du
lịch có hay không có sự gắn kết với kinh tế địa phương.
Thứ ba, đề xuất định hướng và giải pháp cụ thể, góp phần phát triển hoạt động
du lịch bền vững, cải thiện đời sống sinh kế của người dân địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
c. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển du lịch gắn với hoạt động sinh kế của địa phương theo hướng bền
vững
d. Phạm vi nghiên cứu
Về Không gian: tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Về thời gian: các tài liệu được sử dụng phân tích từ năm 2012 đến nay. Vì đây
là giai đoạn tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện tốt việc thành lập đặc khu kinh tế Bắc
Vân Phong – vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ. Bên cạnh đó, huyện Vạn Ninh
cũng đang manh nha phát triển du lịch bởi ngày càng có nhiều du khách đến tham
quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên
cứu thông qua việc thực hiện thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện thông qua phương pháp:
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, phân tích, tổng hợp: Tiến hành tìm
kiếm và thu thập các nguồn tài liệu và thông tin liên quan đến luận văn thông qua
các công trình nghiên cứu thuộc cấp Bộ ngành và quốc gia,

18
các đề tài của nghiên cứu sinh, các sách báo đã công bố có liên quan đến chủ đề
nghiên cứu của luận án,…Quá trình nghiên cứu tài liệu thứ cấp, luận văn sẽ xây
dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho luận văn làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu sâu
hơn cụ thể:
Kỹ thuật thu thập và xử lý tài liệu giúp cho tác giả tìm và thu thập những tài
liệu liên quan đến đề tài phát triển du lịch gắn với sinh kế cộng đồng địa phương
cũng như các nguồn tài liệu mở rộng liên quan đến du lịch, sinh kế, du lịch bền
vững và các mô hình phát triển du lịch bền vững của các quốc gia khác. Do đó sử
dụng phương pháp thu thập và xử lý tài liệu nhằm chọn lọc, xử lý và nghiên cứu để
đưa vào bài nghiên cứu những thông tin chuẩn xác có nguồn gốc rõ ràng, mang hàm
lượng khoa học cao, tránh những thông tin sai lệch.
Kỹ thuật phân tích, tổng hợp nhằm phân tích những phương diện khác nhau
của từng đơn vị kiến thức, sau đó đối chiếu để xác định những kết quả đạt được của
các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận văn, xác định khoảng trống
về lý luận và thực tiễn cần được tiếp tục giải quyết và xác định hướng nghiên cứu,
điểm mới của đề tài luận văn mà tác giả lựa chọn. Cụ thể, tác giả sẽ đánh giá và
nhận diện thực trạng hoạt động phát triển du lịch gắn với sinh kế địa phương tại
huyện Vạn Ninh, phân tích những thành công và hạn. Bên cạnh đó tổng hợp những
giá trị tài nguyên, những tiềm năng, nội lực để đưa ra những mô hình phát triển du
lịch gắn với sinh kế tại địa phương theo hướng bền vững hơn.
Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phương pháp
phỏng vấn sâu và phương pháp quan sát.
Phương pháp phỏng vấn sâu: sẽ giúp tác giả có được góc nhìn thực tế và
những thông tin về hoạt động du lịch tại huyện Vạn Ninh, cũng như làm rõ mức độ
tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch hiện tại như thế nào. Đối tượng tham
gia là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, ngư dân nuôi thủy sản gần các
làng chài và những người trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương.

19
Các cuộc phỏng vấn bắt đầu với những câu hỏi cơ bản về người được phỏng
vấn như thông tin về các hoạt động sinh kế chính, đặc biệt là các nguồn sinh kế
đang sử dụng cho hoạt động kinh tế tại địa phương. Làm rõ những nội dung về kinh
nghiệm sản xuất, số lao động gia đình, trình độ học vấn, chi phí sản xuất, doanh thu,
vốn cho hoạt động sản xuất, số lượng lồng/bè/ngư cụ, nguồn vốn xã hội, các hình
thức hỗ trợ trong sản xuất,…
Ngoài ra, với sự kết hợp phỏng vấn sâu chính quyền địa phương là chủ tịch xã
Vạn Thạnh và xã Vạn Thọ, các trưởng thôn,…Đây là những đối tượng nắm rõ tình
hình tại địa phương, tác giả sẽ có thêm thông tin về thực trạng hoạt động du lịch
cộng đồng tại huyện Vạn Ninh với những rào cản và khó khăn về việc tạo sinh kế
bền vững trong hoạt động du lịch;
Do đó, phỏng vấn sẽ là phương pháp quan trọng, cần thiết giúp tác giả tìm ra
các vấn đề và giải quyết các vấn đề đó trong quá trình nghiên cứu. Thực tế tác giả
đã gặp trực tiếp và phỏng vấn trao đổi với 28 đối tượng bao gồm: 1 phó chủ tịch xã
Vạn Thọ, 1 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, 1 du khách, 1 kỹ sư môi
trường, 4 hộ gia đình kinh doanh lưu trú và ăn uống và 20 cư dân địa phương thuộc
các xã Vạn Thọ, Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã, là những cư dân sinh sinh kế bằng
nghề truyền thống và một số người đã có tham gia vào hoạt động du lịch.
Phương pháp quan sát tham dự: Quan sát tham dự để có cái nhìn tổng quát,
cũng như chi tiết nội dung nghiên cứu. Chúng tôi sẽ tham gia vào cuộc sống và hoạt
động của cộng đồng địa phương (cả những nhóm cộng đồng tham gia vào hoạt động
du lịch và những nhóm cộng đồng sinh kế bằng ngành nghề khác) để có cái nhìn hai
chiều về sinh kế có và không gắn với du lịch. Trong suốt quá trình nghiên cứu,
chúng tôi cũng sẽ quan sát trực tiếp và ghi chép thực địa hàng ngày về bất kỳ thông
tin, cuộc trò chuyện, tương tác hoặc sự kiện nào được coi à thông tin phục vụ cho
luận văn. Quan sát, tham dự nhằm tìm ra những loại hình sinh kế mới và biết được
những mong muốn của cộng đồng, chính quyền địa phương trong phát triển du lịch
gắn với sinh kế. Các phương pháp trên sẽ được sử dụng linh hoạt, đan xen, kết hợp
để phát huy hiệu quả tổng hợp hướng đến hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.

20
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận:
Nghiên cứu này góp phần hệ thống hóa một số lý luận liên quan đến du lịch và
du lịch bền vững, sinh kế và sinh kế bền vững. Các tác động của du lịch đến kinh tế,
văn hóa - xã hội và môi trường, Các hoạt động sinh kế và những phương thức mà
cộng đồng có thể tham gia vào hoạt động du lịch để có được sinh kế; Những vấn đề
ảnh hưởng đến khả năng và mức độ tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch
để có được sinh kế mới. Luận văn còn cung cấp các thông tin tài liệu về thực trạng
phát triển du lịch tại huyện Vạn Ninh. Đặc biệt, Nghiên cứu này đóng góp một số
lượng lớn thông tin gợi mở và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững gắn
với sinh kế địa phương.
Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên
cứu, học tập. Cũng có thể ứng dụng trực tiếp vào xây dựng, phát triển mô hình du
lịch gắn với sinh kế theo hướng bền vững tại các tỉnh miền Trung nói chung và
huyện Vạn Ninh nói riêng với những tiềm lực có sẵn tại địa phương.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo bài luận văn có bố cục gồm
3 chương được trình bày như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận trong phát triển du lịch gắn với sinh kế
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch gắn với sinh kế địa phương theo
hướng bền vững tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch gắn với sinh kế địa
phương theo hướng bền vững tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

21

You might also like