You are on page 1of 16

Chí Bẻo

MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP


Chương 1: Tổng quan về phát triển du lịch bền vững
1/ Khái niệm phát triển du lịch bền vững? Phân biệt sự khác nhau giữa du lịch bền vững
và du lịch có trách nhiệm.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC, 1996): “DLBV là việc đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng
nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “DLBV là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời
các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể
tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch
trong tương lai”.
Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch có
sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thời giảm thiểu đến
mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hoá – xã hội nhằm phục vụ
nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm phương hại đến nhu cầu của
tương lai”
Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận quản lý du lịch, nhằm tối đa hóa lợi ích kinh
tế, xã hội, môi trường và giảm thiểu chi phí tới các điểm đến. Bản chất của loại hình du
lịch này chứa đựng những đặc trưng của phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên nó mang
tính phổ quát, định hướng cao hơn, thậm chí điều chỉnh tất cả các loại hình du lịch khác
nhằm hướng đến mục tiêu phát triển hài hòa ngành du lịch, đem lại bình đẳng cho tất cả
chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch; đồng thời góp phần đáng kể trong việc
hỗ trợ tạo dựng một môi trường lành mạnh.
2/ Các mục tiêu chung của du lịch bền vững.
Du lịch bền vững hướng tới việc đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển ổn định
lâu dài về mặt kinh tế của du lịch, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia
và cộng đồng.
- Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: thể hiện ở việc sử dụng hợp lý các
tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường.
- Đảm bảo sự bền vững về xã hội: theo đó sự phát triển du lịch có những đóng góp cụ thể
cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển
3/ Các mục tiêu cụ thể của du lịch bền vững
(1). Hiệu quả kinh tế:
Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du
lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.
Chí Bẻo

(2). Sự phồn thịnh cho địa phương:


Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa
phương tại các điểm du lịch.
(3). Chất lượng việc làm:
Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch tạo ra và
được ngành du lịch hỗ trợ.
(4). Công bằng xã hội:
Cần có sự phân phối lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ du lịch một cách công bằng và
rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng, kể cả những cơ hội
cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập và cung cấp dịch vụ cho người nghèo.
(5). Sự thỏa mãn của khách du lịch:
Cần cung cấp những dịch vụ an toàn, thoả mãn đầy đủ những yêu cầu của khách du lịch,
không phân biệt về giới, chủng tộc và các mặt khác.
(6). Khả năng kiểm soát của địa phương:
Thu hút và trao quyền cho cộng đồng địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và đề ra
quyết định về quản lý du lịch và phát triển du lịch trong tương lai tại địa phương, có sự
tham khảo, tư vấn của các thành phần hữu quan khác.
(7). An ninh cộng đồng:
Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
(8). Đa dạng văn hóa:
Tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hoá, truyền thống và
những bản sắc đặc biệt của cộng đồng tại các điểm du lịch.
(9). Thống nhất về tự nhiên:
Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật, kể cả ở nông thôn cũng như ở thành thị,
tránh để môi trường xuống cấp.
(10). Đa dạng sinh học:
Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trường sống, sinh vật hoang dã và giảm
thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này.
(11). Hiệu quả của nguồn lực:
Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài nguyên quí hiếm và không thể tái tạo được
trong việc phát triển và khai thác các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch.
(12). Môi trường trong lành:
Chí Bẻo

Phải giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất, và rác thải từ du khách và các hãng du
lịch.
4/ Các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững.
4.3.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý:
Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên cơ sở các nghiên cứu kiểm
kê đánh giá, quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển cụ thể.
Trong quá trình khai thác sử dụng cần phải tính đến các giải pháp nhằm ngăn
chặn sự mất đi của các loại sinh vật, sự suy giảm những chức năng thiết yếu của các hệ
sinh thái có giá trị du lịch và khả năng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
4.3.2. Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải ra môi trường:
Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát được lượng chất
thải từ hoạt động du lịch sẽ góp phần dẫn đến sự suy thoái môi trường mà hậu quả của nó
là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
4.3.3. Phát triển phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng:
Tính đa dạng về thiên nhiên, về văn hóa và xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng
tạo nên sự hấp dẫn của du lịch, làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tăng
cường sự phong phú về sản phẩm du lịch.
4.3.4. Quy hoạch phát triển du lịch bền vững:
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao vì vậy mọi
phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch chuyên
ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung.
4.3.5. Hỗ trợ kinh tế địa phương:
Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
nói riêng và sự phát triển bền vững nói chung của lãnh thổ.
4.3.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát
triển du lịch:
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ
tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với tài
Chí Bẻo

nguyên, môi trường du lịch, cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lượng
sản phẩm du lịch.
4.3.7. Lấy ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan:
Sự tham khảo ý kiến của các ngành kinh tế với cộng đồng địa phương là cần thiết
để có thể đánh giá được tính khả thi của một dự án phát triển, các biện pháp để giảm
thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của quần chúng địa
phương.
4.3. 8. Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường:
Đưa nhận thức về quản lý môi trường vào chương trình đào tạo của ngành du lịch
sẽ đảm bảo cho việc thực hiện những chính sách và luật pháp về môi trường tại các cơ sở
du lịch.
4.3.9. Marketing du lịch một cách có trách nhiệm:
Việc quảng cáo, tiếp thị cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có
trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn
hóa và xã hội và các giá trị nhân văn nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng đáng kể sự
thỏa mãn của khách đối với các sản phẩm du lịch.
4.3.10. Triển khai các hoạt động nghiên cứu:
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học vững chắc
dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Hơn thế nữa, trong quá trình phát triển
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh sẽ có những tác động cần phải nghiên cứu
để có những giải pháp phù hợp điều chỉnh sự phát triển.

Chương 2: Phát triển du lịch bền vững trên thế giới và Việt Nam
5/ Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững tại Đài Loan.
Tại Đài Loan, từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhiều sản
phẩm bị cạnh tranh bởi thị trường xuất khẩu truyền thống như Nhật. Nông dân bắt
đầu việc mở rộng sang một lĩnh vực tạo thu nhập mới bằng việc chuyển đất sản
xuất của họ sang du lịch và nông trại giải trí. Du lịch giải trí tại nông thôn đã trở
thành một hình thức quản lý nông nghiệp mới ở Đài Loan đã giúp nông dân bức
phá qua những khó khăn trước mắt do quy mô sản xuất nhỏ. Hai mục tiêu chính
cho loại hình này là phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho cộng đồng và nâng cao
thu nhập cho người nông dân.
Nhằm đảm bảo cho người dân và người kinh doanh thu được lợi nhuận từ chính
Chí Bẻo

mô hình này, Hội phát triển nông trại nghĩ dưỡng Đài loan được thành lập vào năm
1998 với mục tiêu là duy trì văn hóa nông thôn, kết hợp giữa nguồn tài nguyên
nông nghiệp và du lịch nghĩ dưỡng, giáo dục, hiệp hội này đã trở thành cầu nối
giữa người sản xuất, người kinh doanh, chính phủ, giáo dục và du lịch. Qua nhiều
năm phối hợp hoạt động, có thể nói rằng ngành công nghiệp này đã có sự kết hợp
thành công. Nó đã không chỉ cung cấp một môi trường lý tưởng cho du lịch sinh
thái, thúc đẩy ngành thực phẩm cho sức khỏe và thực phẩm hữu cơ mà còn tạo nên
nét văn hóa đặc thù cho việc phát triển các làng nghề nông thôn và tiếp tục phát
triển các thế hệ sau. Trong nỗ lực đó, du lịch nghĩ dưỡng đã tiếp nhận hơn 10 triệu
du khách. Hơn 100 tỷ Đài tệ (gần 600 ngàn tỷ VN Đồng) và 20,000 công việc mới
được tạo ra hàng năm.
Theo như Cơ quan quản lý nông nghiệp Đài Loan (Council of Agriculture of
Taiwan- COA) khoảng 2.000 ha đất đã chính thức chuyển qua nông trại và hơn
180 nông trại phục vụ cho giải trí đã được thành lập. Ngành này đã góp phần thu
hút con số tăng trưởng của ngành du lịch, đặc biệt tạo sản phẩm nông nghiệp để
làm quà cho du khách giúp gia tăng lợi nhuận ngành công nghiệp. Sự phát triển
của những “cửa hàng sản phẩm” với mục tiêu trưng bày những công nghệ, thiết kế
và đặc điểm của sản phẩm đặc trưng của địa phương. Hàng năm cơ quan nông
nghiệp Đài loan đã tổ chức những hội chợ hàng hóa nông nghiệp, để giới thiệu
những sản phẩm cải tiến chất lượng và bao bì. Theo COA, giá trị sản phẩm đầu ra
của các cửa hàng này gồm có rựu, gạo chất lượng cao, sản phẩm từ tre, và những
sản phẩm giá trị cao từ vật nuôi và thủy sản sẽ đạt khoảng 12,3 tỷ Đài tệ (khoảng
7.195,5 tỷ VNĐ) vào năm 2012. Hơn nữa, 4.500 cơ hội việc làm sẽ được tạo bởi
ngành công nghiệp trong 4 năm.
Những loại hình du lịch giải trí nông thôn của Đài loan gồm các loại hình chủ yếu
như trãi nghiệm nghĩ dưỡng, trãi nghiệm giải trí, trãi nghiệm hương vị, khám phá
những hiểu biết mới
6/ Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững tại Hàn Quốc.
Nhận thấy vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững, Chính phủ Hàn Quốc
đã sớm ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy du lịch bền vững tại nước này.
Tháng 8 năm 2008, chiến lước “các-bon thấp, tăng trưởng xanh” đã được tung ra
như một tầm nhìn mới cho sự phát triển dài hạn của Hàn Quốc. Năm 2009, “Luật
cơ bản về tăng trưởng xanh” có hiệu lực, cũng trong năm “Kế hoạch 5 năm cho
tăng trưởng xanh” được công bố để hướng tới một con đường cho tương lai của
Hàn Quốc là “tăng trưởng xanh”. Bên cạnh đó, còn có thể kể đến rất nhiều chính
sách phát triển bền vững khác như: Chiến lược Phát triển Công nghiệp năng lượng
xanh (09/11/2008), Quy hoạch Tổng thể ứng phó với biến đổi khí hậu (ngày 19
tháng 9 năm 2008), Dự án Tăng trưởng Xanh Mới (ngày 16 tháng 1 năm 2009),
Chiến lược Xúc tiến Tăng trưởng mới (13 tháng Một năm 2009), Các biện pháp
toàn diện về Công nghệ xanh R & D (13 tháng 1 năm 2009).
Về kế hoạch 5 năm cho tăng trưởng xanh đã vạch ra tầm nhìn, 3 chiến lược và 10
chính sách trực tiếp với tầm nhìn: Mô hình một quốc gia xanh – thông qua việc tạo
ra sự hài hòa đạo đức giữa môi trường và kinh tế. Trong đó, 3 chiến lược là: Các
biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu và độc lập về năng lượng; Tạo ra các động
Chí Bẻo

lực tăng trưởng mới; Cải thiện chất lượng cuộc sống và tình trạng đất nước. Và 10
chính sách trực tiếp:
- Chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới một xã hội với lượng phát thải nhà kính
thấp:
Tối đa hóa hiệu quả sinh thái trong việc sử dụng nguồn lực, giảm thiểu tác động
môi trường. Áp dụng các biện pháp và chính sách các-bon thấp và thân thiện sinh
thái để tránh tình trạng suy thoái môi trường từ các hoạt động tăng trưởng kinh tế.
- Công nghệ xanh là động cơ tăng trưởng tương lai:
Công nghệ xanh sẽ được khuyến khích và áp dụng tối đa để giảm phát thải khí nhà
kính và để tạo ra động lực tăng trưởng mới. Hội tụ giữa các nền công nghệ tiên tiến
nhất để phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, năng lượng hóa thạch sạch (IGCC,
CGS), bao gồm các thành phần của năng lượng mặt trời và mặt trời nhân tạo. Áp
dụng tiêu chuẩn toàn cầu về công nghệ xanh và tăng tính cạnh tranh quốc tế.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và hướng tới là một nước
xuất khẩu mới về ngành công nghiệp xanh:
Các ngành công nghiệp dựa trên tri thức sẽ thay thế các ngành công nghiệp nhà
máy chuyên sâu và là động cơ tăng trưởng mới trong thế giới công nghiệp. Ngành
công nghiệp thân thiện với môi trường sẽ được chăm chút cho ngành công nghiệp
trong tương lai. Nâng cao hiệu quả năng lượng và ngành công nghiệp thân thiện
môi trường. Thúc đẩy sản xuất các sản phẩm sinh thái như xe hơi sinh thái, chất
bán dẫn sinh thái và các loại vải sinh thái để đem thu nhập quốc gia khoảng 30000
USD một năm trong lĩnh vực này.
- Tạo việc làm xanh (công ăn việc làm từ công nghiệp xanh):
Việc làm mới sẽ được tạo ra bởi năng lượng tái tạo và các chương trình cải thiện
môi trường. Chỉ riêng ngành công nghiệp tái tạo dự kiến sẽ tạo ra 950000 việc làm
mới trong năm 2030. Xây dựng nền giáo dục đào tạo đội ngũ chuyên gia cao cấp
“xanh” thông qua chuyển đổi ngành công nghiệp hiện có vào ngành công nghiệp
và giáo dục xanh.
- Chuyển đổi sang mô hình vận tải xanh, xây dựng và kiến trúc xanh, quy hoạch
sử dụng đất và quy hoạch đô thị sinh thái:
Cải thiện toàn bộ hệ thống trên sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống và môi trường cao
hơn hiện tại. Khả năng cạnh tranh của các thành phố sẽ được tăng cường bằng cách
thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị sinh thái, kết hợp với công
nghệ năng lượng, môi trường, giao thông vận tải cải thiện chất lượng không khí và
mở rộng các vùng sinh thái. Thiết kế và xây dựng thành phố không có khí thải
cacbon, thúc đẩy các tòa nhà văn phòng xanh, các doanh nghiệp xanh. Nâng cao
hiệu quả của vận tải đường bộ. Mở rộng đầu tư và phát triển công nghệ về giao
thông công cộng và hệ thống đường sắt. Mở rộng làn đường xe đạp.
- Cuộc cách mạng sống xanh ở Hàn Quốc:
Từ mô hình tiêu thụ đến phong cách sống nói chung sẽ được thiết lập trên toàn
quốc. Mỗi ngày đều áp dụng thực hành carbon thấp như chiến dịch công cộng để
nâng cao giá trị sinh thái trong xã hội (phong trào sống và tiêu thụ sinh thái). Chính
sách áp dụng trên toàn quốc bằng các biện pháp như một quy định chặt chẽ về
lượng khí thải CO2 của xe và hệ thống nhãn hiệu sinh thái, quản lý cả hai phía từ
cung và cầu.
Chí Bẻo

- Giáo dục và chính sách văn hóa xanh:


Các chiến dịch văn hóa xanh sẽ được phát huy rộng rãi, sử dụng phương tiện
truyền thông và giáo dục như các kênh chính thức. Ý tưởng xanh sẽ là trung tâm
của nền văn hóa và du lịch.
- Mô hình thuế xanh và hỗ trợ tài chính chủ động:
Hệ thống thuế hiện hành sẽ được sửa đổi và kết hợp với các yếu tố thân thiện hơn,
bên cạnh đó chính phủ cũng hỗ trợ tài chính để thúc đẩy đầu tư vào các ngành công
nghiệp xanh. Khuyến khích chuyển đổi sang tiêu thụ các-bon thấp và các mô hình
sản xuất xanh theo nguyên tắc nếu gây ô nhiễm phải trả tiền theo nguyên tắc
nghiêm ngặt, chuyển dịch cơ cấu giá bao gồm chi phí môi trường và xúc tiến các
sản phẩm xanh.
- Hàn Quốc là một quốc gia tiên phong trên toàn cầu về tăng trưởng kinh tế xanh:
Hình ảnh quốc gia và sức mạnh thương hiệu của Hàn Quốc sẽ được tăng cường
thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng xanh. Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia xuất
khẩu ý tưởng xanh, công nghệ xanh, tri thức xanh cho nhiều nước trên thế giới
trong tương lai gần. Thương hiệu Hàn quốc là mục tiêu quốc gia.
- Đóng góp cho cộng đồng quốc tế:
Hàn Quốc sẽ tích cực tham gia các cuộc đàm phán sau năm 2012 và thực hiện vai
trò lãnh đạo xanh. Hàn Quốc sẽ theo đuổi những nỗ lực ngoại giao tích cực trong
lĩnh vực môi trường bao gồm cả những nỗ lực để chủ tọa các tổ chức hội nghị quốc
tế về môi trường tại Hàn Quốc. Đồng thời thực hiện hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) ở các nước đang phát triển.
Như vậy, vấn đề môi trường sinh thái được chính phủ Hàn quốc coi là trọng tâm
hướng tới ngành công nghiệp tăng trưởng xanh và đối phó với biến đổi khí hậu và
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc là
tầm nhìn quốc gia toàn diện, bao gồm cải cách năng lượng và cũng như tạo công
ăn việc làm, hồi sinh môi trường, tăng cường năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và
thay đổi trong phong cách sống của mỗi công dân. Tăng trưởng xanh là tăng
trưởng bền vững làm giảm khí nhà kính và ô nhiễm không khí, là động cơ thúc đẩy
kinh tế mới. Chiến lược tăng trưởng xanh là một lựa chọn khôn ngoan cho tương
lai toàn cầu của Hàn Quốc và các quốc gia khác
7/ Nội dung trong chiến lược bảo vệ khu du lịch theo mô hình du lịch bền vững ở
Hoành Sơn (Trung Quốc).
 Để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực gây ra bởi du lịch tại
Hoành Sơn. Chính quyền tỉnh An Huy đã xây dựng một chiến lược bảo vệ khu du
lịch bao gồm 10 điểm:
 Tán thành nguyên tắc chỉ đạo “phòng ngừa”.
 Củng cố chương trình tổng hợp để lồng ghép các hành động hành chính và kế
hoạch cần thiết.
 Giám sát chất lượng nước, cung cấp và quản lý hệ thống nước.
 Phân tán du lịch ra một khu rộng lớn.
Chí Bẻo

 Sử dụng hình thức tour tham quan đặt trước để điều tiết số khách đến tham quan
một khu du lịch cụ thể nào đó.
 Dừng hoạt động du lịch ở các khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại để các hệ sinh
thái nơi đây tự phục hồi qua các quá trình tiến triển tự nhiên.
 Thực hiện quản lý nghiêm ngặt hoạt động xây dựng trong khu du lịch. Như vậy
cảnh quan sẽ không bị hư hại và ô nhiễm sẽ được giảm tối đa. Các công trình xây
dựng phải được thiết kế hài hoà với cảnh quan và các đặc tính của địa phương. Các
công trình xây dựng “kệch cỡm” sẽ bị cấm.
 Thực hiện các biện pháp quản lý có lợi cho môi truờng và đề cao sự giảm áp lực
đến hệ sinh thái.
 Tạo lập vườn thực vật và các khu dự trữ nguồn gen để có thể phục vụ cho công
việc bảo tồn gen và cho các dự án khôi phục thảm thực vật.
 Lập đài quan sát môi trường để phát hiện ra những biến đổi môi trường
Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch bền vững
8/ Tiếp thị xanh trong du lịch là gì? Phân tích các nội dung của tiếp thị xanh trong du lịch.
Tiếp thị có trách nhiệm, còn được gọi là tiếp thị xanh, là cầu nối đầu tiên giữa doanh
nghiệp du lịch và du khách, quyết định việc du khách lựa chọn địa điểm/tour du lịch, thời
gian lưu trú và việc quay trở lại điểm du lịch đã từng đến.
Tiếp thị xanh là yêu cầu bắt buộc đối với du lịch bền vững, gồm 3 nội dung:
(1) Cung cấp thông tin chính xác cho du khách về điểm du lịch như thời tiết, cảnh quan,
các di tích lịch sử văn hóa, đặc trưng về phong tục tập quán của cộng đồng địa phương,
hàng hóa, món ăn, lễ hội, nghề thủ công truyền thống, các điểm dừng chân có phong cảnh
đẹp hay độc đáo (landmarks)...
(2) Cung cấp thông tin về trách nhiệm của du khách khi đến điểm du lịch nhằm bảo vệ
môi trường, tôn trọng phong tục tập quán địa phương...
(3) Cung cấp cho du khách thông tin về các hiểm họa trong môi trường và cách phòng
tránh để du khách có thể tự bảo vệ mình, như : sương mù, gió xoáy, trượt lở đất đá, dòng
chảy ven bờ, các sinh vật độc hại.
9/ Chứng nhận “Nhãn sinh thái” cho các sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở nào? Liên hệ
thực tế về áp dụng nhãn sinh thái trong ngành du lịch.
Sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam được biết đến là những sản
phẩm thân thiện và có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường. Theo đó, căn cứ theo quy
định tại Điều 145 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 145 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
Chí Bẻo

thì để được công nhận nhãn sinh thái Việt Nam thì sản phẩm, dịch vụ đó phải đảm bảo
các điều kiện như:
– Sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ các nguyên- vật liệu, được sử dụng công nghệ sản
xuất và quản lý thân thiện với môi trường;
– Sản phẩm được sản xuất ra thị trường giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong
quá trình sử dụng, thải bỏ sản phẩm, dịch vụ;
– Sản phẩm, dịch vụ được sử dụng phải bảo đảm an toàn cho môi trường và sức khoẻ của
con người
Sau quá trình xét duyệt công khai, minh bạch, 2 tàu du lịch đầu tiên được trao nhãn sinh
thái “cánh buồm xanh” trên Vịnh là Âu Cơ QN 8889 của Công ty TNHH du thuyền
Bhaya và tàu QN 8298 của Công ty TNHH Biển Ngọc. Để được trao nhãn sinh thái Cánh
buồm xanh, tàu du lịch phải đạt 29 tiêu chí, trong đó có 15 tiêu chí bắt buộc, 9 tiêu chí
khuyến khích, 5 tiêu chí cao cấp, tập trung vào hoạt động bền vững về môi trường, ngăn
ngừa và giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, không khí, giảm thiểu ô nhiễm chất thải, nước thải
và bảo vệ đa dạng sinh học. Ông Phan Văn Tùng, Phó Giám đốc Công ty TNHH du
thuyền Bhaya cho biết: "Việc xây dựng và cấp nhãn Cánh buồm xanh nhằm khuyến
khích, tạo động lực cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ tàu thủy du lịch, tuân thủ thực thi
đầy đủ các quy định pháp lý liên quan và áp dụng các thực tiễn tốt nhất về bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững".
10/ Các nội dung của chính sách tiêu thụ xanh trong phát triển du lịch bền vững.
 Tránh các sản phẩm gây hại cho môi trường (xịt tóc có CFCs, thịt thú rừng,…).
Tránh các hàng hóa có quá nhiều bao bì.
 Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết. Mua các sản phẩm tái chế hoặc có thể tái
chế.
 Mua các sản phẩm chất lượng tốt, dùng bền, có thể sửa chữa.
 Mua các sản phẩm địa phương
11/ Các nội dung chủ yếu về quản lý chất thải trong hoạt động du lịch (đề xuất giải pháp).
- Quản lí chất thải rắn:
+Thực hiện Chiến lược 3R: Reuse (tái sử dụng), Reduce (giảm thiểu, giảm xả thải),
Recycle (tái chế).
+ Kiểm kê chất thải trong khu du lịch, lượng thải hàng năm, các loại chất thải cần xử lý.
+ Tìm cách giảm đối đa lượng rác thải, đồng thời tăng cường tái chế, sử dụng lại để điểm
du lịch ngày càng vệ sinh hơn và có ý nghĩa kinh tế trong kinh doanh du lịch.
+ Xây dựng chương trình hành động “ít xả thải”, “cái gì mang vào sẽ được mang ra”.
- Quản lý nước thải:
Chí Bẻo

Nước thải bao gồm nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, nước bỏ đi, dầu mỡ từ bồn rửa
chén nhà bếp,…; Nước thải công nghiệp, từ các nhà máy, cửa hàng,; Nước mưa, nước
lụt,… chảy vào hệ thống nước thông qua đất hoặc hệ thống thuỷ lợi;..
- Giải pháp:
Việt Nam đã có đầy đủ những chính sách quy định về quản lý rác thải nhựa trong lĩnh
vực du lịch như Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 có những nội dung như:
Sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa
khó phân hủy sinh học (gồm túi nilon khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói,
chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch. Sau
năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được
chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi nylon
khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm,
hàng hóa chứa vi nhựa.
Hay Quyết định số 1316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có nội dung: Đến 2025,
100% các khu du lịch, cơ sở lưu trú không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi
nylon khó phân hủy. Quyết định số 4216/QĐ-BVHTTDL ngày 25/12/2020 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường trong hoạt động
VHTT&DL…
12/ Các nội dung chủ yếu cần thực hiện nhằm điều tiết lượng du khách trong khả năng tải
tại các điểm/khu du lịch.
Điều tiết lượng du khách trong khả năng tải (UNEP/UNESCO, 1983):
- Đóng cửa hoàn toàn một điểm tham quan, hoặc hạn chế số lượng du khách đến một số
vùng quan trọng về mặt sinh thái.
- Đóng cửa một phần điểm tham quan, mở cửa luân phiên các phần cần đóng cửa tạm
thời.
- Quy định số người của nhóm tham quan, ngoại trừ một số hoạt động đặc biệt; đòi hỏi
đăng ký trước. Phát tích kê cho khách tham quan để kiểm soát số lượng khách.
- Tăng phí vào cửa vào các mùa cao điểm hoặc những vùng được ưa thích; giảm giá vào
ngày vắng khách, tổ chức các hoạt động đặc biệt để dãn khách.
- Làm lệch kỳ nghỉ của các trường học.
- Xây dựng lối đi qui định (có mũi tên chỉ hướng) để kiểm soát hành vi của du khách
(Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên ...). (UNEP/UNESCO, 1983).
13/ Các phương hướng chủ yếu về phát triển du lịch bền vững ở miền núi.
Một số phương hướng cơ bản về phát triển du lịch bền vững ở miền núi:
- Phát huy những sáng kiến của cộng đồng nhằm vào ba mục tiêu:
Chí Bẻo

+ Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, đặc biệt là những vùng
sinh thái nhạy cảm.
+ Cộng đồng được cung ứng các việc làm trong ngành du lịch và có thu nhập chính đáng
từ lao động của họ. Ngoài ra, một phần lợi nhuận thoả đáng từ du lịch phải
được chi cho phúc lợi xã hội chung của địa phương.
+ Liên kết, lồng ghép giữa bảo tồn du lịch và phát triển địa phương thông qua việc lập kế
hoạch và quy hoạch du lịch.
- Kết hợp phát triển du lịch với dự án phát triển rừng: tổ chức trồng rừng, xây dựng các
trạm cứu hộ động vật, giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý.
- Tập huấn và tổ chức cho phụ nữ tham gia vào hoạt động du lịch tại chỗ thông qua hoạt
động cung ứng dịch vụ nhà trọ sinh thái, sản xuất hàng lưu niệm, cải thiện vệ sinh làng
bản, cung ứng lương thực thực phẩm cho du lịch, trồng rau và làm vườn,....
- Cung ứng và phổ biến các công nghệ tiết kiệm nhiên liệu và thay thế củi: bếp lò cải tiến,
sử dựng năng lượng mặt trời và thuỷ điện, thay thế củi bằng dầu hoả hoặc ga lỏng,...
- Quản lý tốt chất thải và xử lý chất thải.
- Thực hiện chương trình giáo dục du khách, tiếp thị du lịch có trách nhiệm kết hợp với
chương trình nâng cấp giáo dục cho người địa phương, xoá mù chữ, phổ cập tiểu học, dạy
ngoại ngữ dùng cho giao tiếp du lịch.
14/ Các giải pháp chủ yếu để bảo vệ di tích và đối tượng du lịch trong phát triển du lịch
bền vững.
Bảo vệ di tích, đối tượng du lịch (UNEP/UNESCO, 1983):
- Chỉ bê tông hóa đường đi những chỗ thật cần thiết.
- Làm rào chắn quanh những chỗ cần bảo vệ (cây cổ, điểm khảo cổ,…).
- Làm di tích giả để bảo quản di tích thật.
- Lập hồ sơ cổ vật để có cơ sở nhận lại khi mất trộm.
- Thiết kế hệ thống camera theo dõi và hệ thống báo động để bảo vệ các mục tiêu cần
thiết.
- Qui định cấm hay hạn chế các mặt hàng lưu niệm như thú nhồi bông, tiêu bản côn
trùng, san hô, phong lan, thịt thú rừng,...
- Qui định trọng lượng hải sản (loài cần bảo vệ) mà 1 du khách được mang ra khỏi khu du
lịch.
- Qui định về hạn chế công suất tàu thuyền, tải trọng của xe cơ giới, độ sáng của đèn pha
và âm lượng còi, khuyến khích các phương tiện thô sơ.
Chí Bẻo

- Kiểm soát đốt lửa, cắm trại, bẻ cành, chặt cây, khắc chữ, vặt thạch nhũ, thu thập mẫu
đá, thực vật, tiêu bản côn trùng.
- Thiết lập hệ thống đặt cọc bao bì đồ uống và thực phẩm để người sử dụng có trách
nhiệm tự quản lý rác thải.
- Thiết lập hệ thống thu gom rác và phương tiện để du khách bỏ rác trong điểm du lịch.

Chương 4. Du lịch có trách nhiệm đối với ngành Lữ hành ở Việt Nam
15/ Khả năng ảnh hưởng và trách nhiệm của khối doanh nghiệp lữ hành đối vói việc thực
hiện du lịch có trách nhiệm.
Ảnh hưởng của khối doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đối với việc thực hiện du lịch có
trách nhiệm với môi trường và xã hội có thể là cơ hội và cả thách thức đối với sự phát
triển bền vững của ngành du lịch. Do tầm quan trọng của ngành lữ hành trong mối liên
kết với thị trường và chuỗi cung ứng dịch vụ, nếu các công ty lữ hành không vận hành
một cách có trách nhiệm sẽ làm gia tăng tác động tiêu cực của du lịch đến cộng đồng,
kinh tế và môi trường tại địa phương. Ở khía cạnh khác, nếu các công ty lữ hành vận
hành có trách nhiệm, thì chỉ một đơn vị điều hành tour cũng có khả năng tác động tích
cực đến hoạt động của hàng trăm khách du lịch và các đơn vị cung ứng dịch vụ trong
nhiều năm, và khả năng là hiệu ứng này sẽ được nhân rộng thêm khi có thêm bất kỳ đơn
vị điều hành tour nào hành động có trách nhiệm
Do chiếm lĩnh một thị phần lớn trong tổng thị trường du lịch và là chìa khóa then chốt đối
với thị trường khách du lịch quốc tế, có thể nói các công ty lữ hành Việt Nam có ảnh
hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của ngành du lịch
Với vai trò là cầu nối giữa khách du lịch và người cung cấp dịch vụ tại địa phương, các
công ty lữ hành có vai trò tác động đến việc quản lí và sử dụng tài nguyên tại điểm đến
thông qua việc ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách du lịch, thực hiện của các
cơ sở cung cấp dịch vụ và cách thức phát triển của các điểm đến. Vì thế, đối với Việt
Nam, các công ty lữ hành có thể gây ảnh hưởng đến một tỉ lệ lớn lượng khách du lịch
quốc tế và việc lựa chọn cơ sở lưu trú, điểm tham quan, phương tiện đi lại, mức độ và
hình thức tương tác với cư dân địa phương và môi trường tự nhiên.
Với vị trí quan trọng trong ngành du lịch, khối doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có thể
gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của các đơn vị cung ứng dịch vụ, cụ thể là các tác động
đến môi trường và xã hội của họ, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các thành phần
Chí Bẻo

tham gia vào chuỗi giá trị du lịch và trở thành nhân tố thiết yếu thúc đẩy ngành du lịch
Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững
16/ Các tác động của việc thực hiện kinh doanh lữ hành không bền vững.
- Hạn chế sự phát triển kinh tế: Việc các công ty lữ hành chi trả thấp cho nhân viên và
các nhà cung ứng có thể là cản trở cho sự phát triển kinh tế tại địa phương. Bên cạnh đó,
việc lựa chọn các điểm đến có các điều kiện lao động tệ hại như sử dụng lao động quá
mức hay sử dụng lao động trẻ em có thể làm gia tăng các vấn đề xã hội cững như hạn chế
phát triển kinh tế của người dân ở tầng lớp thấp của xã hội
- Thất thoát kinh tế: Việc sử dụng lao động và sản phẩm dịch vụ cung ứng không phải từ
địa phương sẽ góp phần làm thất thoát kinh tế và làm tăng tình trạng nghèo tại các điểm
đến
- Ảnh hưởng đến sự an ninh và an toàn của khách: Các công ty lữ hành thiếu quan tâm
đến vấn đề an ninh và an toàn của khách sẽ dẫn đến các vấn đề như mất mát, trộm cắp tài
sản của khách cũng như tổng hại đến sức khỏe và sự an toàn của họ và có thể dẫn đến các
vấn đề liên quan đến pháp luật và uy tín của doanh nghiệp cũng như làm xấu hình ành
của điểm đến du lịch Việt Nam trên báo chí quốc tế
- Sự mai một các giá trị xã hội và xung đột văn hóa: Các công ty lữ hành không thông
báo cho khách về hướng dẫn ứng xử phù hợp với cộng đồng cư dân và văn hóa địa
phương, với môi trường hoặc không khuyến khích quảng bá và tôn trọng văn hóa và cư
dân địa phương một cách đúng đắn sẽ có thể góp phần làm mai một tính đích thực văn
hóa địa phương, thúc đẩy những hành vi không phù hợp của du khách và tạo ra các xung
đột về văn hóa
- Hủy hoại môi trường tự nhiên: Việc các công ty lữ hành lựa chọn các điểm đến không
có hệ thống quản lý môi trường tốt có thể hủy hoại thêm môi trường tự nhiên. Thiếu sự
khảo sát đầy đủ về tác động môi trường của chuỗi cung ứng trong việc phát triển các gói
sản phẩm có thể dẫn đến việc sử dụng năng lượng và nước kém hiệu quả, gia tăng rác
thải và sự mất mát đa dạng sinh học
-Tạo sự bất hợp tác và không tin cậy giữa khối doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa
phương: Các công ty lữ hành khai thác điểm đến chỉ cho mục đích lợi nhuận của họ mà
không có sự đền bù và chia sẻ lợi ích thỏa đáng với cộng đồng sẽ dẫn đến tình trạng
không ủng hộ và bất hợp tác giữa cộng đồng cư dân địa phương và doanh nghiệp, điều
này cũng sẽ gây cản trở sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
- Sử dụng không hiệu quả các tài nguyên tự nhiên: Doanh nghiệp lữ hành sử dụng lãng
phí các tài nguyên như nhiên liệu, điện, nước sẽ góp phần tạo nên sức ép đối với tài
nguyên thiên nhiên tại điểm đến. Việc mua sắm vật dụng cung cấp và sử dụng kém hiệu
quả cũng ảnh hưởng đến việc gia tăng rác thải và ô nhiễm
17/ Các hướng chủ yếu trong phát triển du lịch bền vững của doanh nghiệp lữ hành.
Gồm 3 bước:
Chí Bẻo

1) Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tối ưu nhất trong khi vẫn bảo tồn tốt di
sản thiên nhiên và đa dạng sinh học
2) Tôn trọng và bảo tồn tính đích thực của văn hóa xã hội tại điểm đến bao gồm bảo
tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và các giá trị truyền thống
3) Bảo đảm rằng hoạt động kinh doanh du lịch bền vững về mặt kinh tế, tạo lợi ích
lâu dài và có sự chia sẻ hợp lí cho các bên tham gia
18/ Các nội dung thực hiện du lịch có trách nhiệm trong phát triển và quản lý chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành.
Các nội dung cụ thể bao gồm:
- Lựa chọn các điểm đến nơi có hệ thống quản lí môi trường tốt và tránh các khu vực mà
hoạt động du lịch có thể gây ra những tổn hại về môi trường (ví dụ chọn lựa các địa điểm
có thể cung cấp đủ nước sạch, điện, có cơ sở hạ tầng giao thông, có hệ thống xử lý rác
thải và nước thải, có chính sách và cơ chế bảo vệ tài nguyên đất, biển,..)
- Quan tâm đến các điểm đến nơi có chất lượng lao động cung ứng dịch vụ tốt hoặc nơi
có những chương trình đào tạo kỹ năng nghề cho cộng đồng, tránh các điểm đến có sự vi
phạm luật lao động và quyền con người (ví dụ lạm dụng lao động quá mức, lao động trẻ
em,...)
- Xây dựng và thực hiện các chỉ số về tính bền vững và các tiêu chí để đánh giá và hướng
dẫn chọn lựa điểm đến
- Xây dựng chính sách du lịch có trách nhiệm của doanh nghiệp bao gồm các nội dung
sau:
+ Tuyển dụng hướng dẫn viên địa phương
+ Sử dụng sản phẩm và dịch vụ do địa phương cung cấp
+ Làm việc với các đơn vị điều hành tại địa phương để thực hiện chính sách
+ Xác định quy mô số lượng khách của đoàn tham quan phù hợp với tình trạng của địa
phương
+ Khuyến khích sử dụng các phương tiện vận chuyển ít gây tác động môi trường ở điểm
đến
+ Tạo cơ hội cho khách hàng đền bù phát thải khí cacbon trong chuyến đi của họ
19/ Các nội dung thực hiện du lịch có trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành trong quan
hệ với khách hàng.
Các hành động cụ thể bao gồm:
Chí Bẻo

- Cung cấp cho khách hàng thông tin về hành vi ứng xử có trách nhiệm (“Nên làm” và
“Không nên làm”) tại các điểm đến. Các nội dung có thể liên quan đến việc sử dụng nước
và điện, rác thải, khuyến khích sử dụng hàng hóa được sản xuất tại địa phương. Các
thông tin về môi trường và xã hội tại điểm đến, ứng xử phù hợp với người dân địa
phương và văn hóa bản địa...
- Xây dựng quy tắc ứng xử có trách nhiệm với khách hàng thực hiện và phân phối đến
khách hàng bằng cách đưa vào túi thông tin trước khi xuất phát.
- Bảo đảm rằng văn hóa và môi trường các điểm đến được quảng bá thống nhất và chân
thật trong các tài liệu truyền thông của công ty nhằm giúp khách hàng lựa chọn điểm đến
du lịch phù hợp với nhu cầu và mối quan tâm và đạt được kỳ vọng du lịch của họ. Đồng
thời, chất lượng và tiêu chuẩn của các dịch vụ cũng phải được quảng bá một cách chân
thật
- Bảo vệ sự riêng tư của khách hàng thông qua việc cung cấp thiết bị và dịch vụ bảo quản
tài liệu, tư trang cá nhân
- Bảo đảm rằng các quy định của nhà nước và các tiêu chuẩn liên quan đến an ninh, an
toàn, sức khỏe của khách được thực thi. Kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn này ở các
đơn vị cung ứng dịch vụ, bảo đảm chất lượng của các khu vực vệ sinh môi trường, an
toàn thực phẩm, bảo dưỡng trang thiết bị và các phương tiện vận chuyển
- Tạo cơ hội cho khách hàng cung cấp ý kiến phản hồi về dịch vụ, chất lượng của các
điểm đến, các yếu tốc về môi trường, xã hội mà khách trải nghiệm trong kỳ nghỉ thông
qua bản hỏi, phỏng vấn hoặc số góp ý
20/ Các nội dung thực hiện du lịch có trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành trong hợp
đồng với đơn vị cung ứng.
 Đánh giá tính bền vững của việc thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch và đơn vị
cung ứng nhằm xác định các mục tiêu và hành động ưu tiên (ví dụ: đối với các
khách sạn cung ứng dịch vụ lưu trú cần đánh giá mức độ sử dụng điện, nguồn điện
sử dụng, các biện pháp tiết kiệm điện, mức sử dụng nước và các biện pháp tiết
kiệm nước, quản lí rác thải, chính sách mua hàng hóa, thực phẩm, chính sách trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp và việc thực hiện, các chính sách về lao động,...)
 Xây dựng chính sách bền vững và các tiêu chuẩn cho các nhà cung ứng dịch vụ
(dựa trên kết quả đánh giá thực trạng hiện tại), đảm bảo chính sách phát triền bền
vững của doanh nghiệp bạn được thông tin đến các cơ sở cung ứng dịch vụ và
được cơ sở cung ứng thực hiện
Chí Bẻo

 Xây dựng các chỉ tiêu để cơ sở cung ứng dịch vụ có thể áp dụng, cải thiện dịch vụ
của mình và từ đó đạt được mục tiêu chung về cải thiện dịch vụ đối với tất cả các
cơ sở cung ứng
 Xây dựng kế hoạch hành động để chuỗi cung ứng bền vững nhắm giúp doanh
nghiệp theo dõi việc thực hiện đảm bảo các đơn vị cung ứng dịch vụ đáp ứng các
tiêu chuẩn bền vững, có hoạch định thời gian thực hiện và nguồn lực để thực hiện
kế hoạch
 Xây dựng điều khoản yêu cầu của các hợp đồng và các cơ chế khuyến khích nhằm
thúc đẩy các nhà cung ứng đáp ứng các tiêu chuần bền vững (ví dụ ưu tiên lựa
chọn các đơn vị cung ứng đáp ứng tiêu chuẩn, gia hạn hợp đồng cung cấp dịch vụ,
các cơ hội quảng bá trên các ấn phẩm hoặc trang mạng, thông tin cho công chúng
biết về các thành tựu đạt được,..)
--------------------------------

You might also like