You are on page 1of 17

1

MỤC LỤC
I. Khái quát về du lịch sinh thái .................................................................................. 3
1. Lịch sử phát triển của du lịch sinh thái ................................................................... 3
2. Khái niệm du lịch sinh thái ..................................................................................... 3
3. Các đặc trưng của du lịch sinh thái ......................................................................... 4
4. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái ....................................................................... 5
5. Du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác ....................................................... 6
II. Điều kiện để phát triển du lịch sinh thái ............................................................... 7
1. Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên hay tài nguyên thiên nhiên ....................... 7
2. Quản lý tổ chức của con người ............................................................................... 7
3. Phương án để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường thiên nhiên .... 8
III. Tác động của du lịch sinh thái .............................................................................. 9
a. Tác động tích cực .................................................................................................... 9
b. Tác động tiêu cực .................................................................................................. 10
IV. Các bên tham gia vào phát triển DLST ............................................................. 13
1. Các chuyên gia lập quy hoạch và xây dựng chính sách ........................................ 13
2. Cán bộ quản lý của cơ quan nhà nước .................................................................. 14
3. Những nhà điều hành du lịch ................................................................................ 14
4. Hướng dẫn viên ..................................................................................................... 14
5. Khách du lịch ........................................................................................................ 15
6. Cộng đồng địa phương .......................................................................................... 15
7. Các tổ chức khác (như NGOs) .............................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 17

2
I. Khái quát về du lịch sinh thái
1. Lịch sử phát triển của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái bắt nguồn từ các trăn trở về môi trường, kinh tế và xã hội – một
trong những cách thức để trả nợ cho môi trường tự nhiên và làm gia tăng giá trị của các
khu bảo tồn tự nhiên còn lại.
Du lịch sinh thái bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời.
“The history of Ecotourism dates back to 1901 when a group of active workers
took part in a trip for the preservation of the forests, but at that time, it had no specific
name or any identification or autonomy from standard tourism”.
“The term ‘Ecotourism’ was born in 1965, but it became more popular in the
1980s partly because of an increase in resources to make sure the tourists are safety
returned to their homes after the visit. As remote places cannot be deemed a 100% safe
because the fauna, flora and the local people are an enigma to the tourists, the tourists
could face health hazards, gotten lost or even stranded in remote places”.
“The number of people enthusiastic for Ecotourism quadrupled since its origin
till 1990 and doubled again by 2010”.
– Tom Schauble, “The history of Ecotourism and its weight in sustainable
development”, 2020 –
2. Khái niệm du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
– Hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” –
“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên
làm đối tượng phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức
những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt
chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc
gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên
nhiên một cách bền vững”.
- Lê Huy Bá, 2000 –

3
“Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến đổi.
Nó phải đóng góp vào bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi của dân địa phương”.
– L. Hens, 1998 –
“Ecotourism is organized holidays that are designed so that the tourists damage
the environment as little as possible, especially when some of the money they pay is
used to protect the local environment and animals”.
– Oxford dictionary –
“Ecotourism is responsible travel to natural areas that conserves the
environment, sustains the wellbeing of local people and involves interpretation and
education”
– International Ecotourism Society, 2015 –
Du lịch sinh thái còn có thể được biết đến dưới nhiều cái tên khác nhau như:
• Du lịch thiên nhiên (Natural tourism).
• Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-based tourism).
• Du lịch môi trường (Environmental tourism).
• Du lịch đặc thù (Particular tourism).
• Du lịch xanh (Green tourism).
• ...
3. Các đặc trưng của du lịch sinh thái
• Đặt trọng tâm là thiên nhiên và văn hóa bản địa.
• Mục đích của du khách hướng tới các mục tiêu về thưởng ngoạn, khám phá, trải
nghiệm,… thiên nhiên, nét văn hóa địa phương.
• Hoạt động của du khách hạn chế tối đa hay hầu như không gây ra các tổn hại đến
sinh thái.
• Có các hoạt động đóng góp cho sự gìn giữ, bảo tồn và phát triển thiên nhiên, văn
hóa thông qua các biện pháp như: tuyên truyền, tài trợ, giáo dục, tình nguyện,
nghiên cứu,…
• Các vùng du lịch sinh thái ít, chưa có nhiều sự can thiệp của con người.
• Có sự tham gia của cộng đồng địa phương.
• Đồng hành cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của cộng đồng địa phương.

4
• Được thực hiện và quản lý theo hướng bền vững.
• Mang ý nghĩa tuyên truyền, quảng bá hình ảnh quốc gia.
➔ Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường.
➔ Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
4. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái
Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: Cũng như hoạt động của các loại hình
du lịch khác, hoạt động du lịch sinh thái tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi
trường và tự nhiên. Nếu như đối với những loại hình du lịch khác, vấn đề đó bảo vệ môi
trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là ưu tiên hàng đầu thì ngược lại. Du lịch sinh thái
coi đây là một nguyên tắc cơ bản, cần tuân thủ vì:
• Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của
du lịch sinh thái.
• Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái
điển hình, sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của các hệ sinh thái đồng
nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch sinh thái.
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng: Đây được xem là 1 trong những
nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động du lịch sinh thái, bởi các giá trị văn hoá bản
địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của các giá trị môi trường của hệ sinh thái
ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hoá truyền
thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh
thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả của
quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến du lịch sinh thái. Chính vì vậy, việc bảo vệ và
phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc
hoạt động của du lịch sinh thái.
Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Đây vừa
là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. Nếu như các loại du lịch
thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động đều
thuộc về các công ty du lịch thì ngược lại du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể
lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng
đồng địa phương.

5
Ngoài ra, du lịch sinh thái luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của
người dân địa phương, như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, chỗ ở, cung ứng các nhu
cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khác… thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm tăng
thu nhập cho cộng đồng địa phương.
5. Du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác
Hector Ceballos – Lascurain – một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh
thái đã định nghĩa du lịch sinh thái lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: Du lịch sinh thái
là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục
tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và động – thực vật
hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện đại) được khám phá
trong khu vực này.
Ngoài du lịch sinh thái còn có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành tương tự như:
• Du lịch thiên nhiên (Nature tourism)
• Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – based tourism)
• Du lịch xanh (Green tourism)
• Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)
• Du lịch môi trường (Environment tourism)
• Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)
• Du lịch nông thôn (Rural tourism)
• Du lịch nông nghiệp (Agriculture tourism)
Điểm giống nhau giữa các hoạt động này và du lịch sinh thái:
• Đều là các hoạt động đưa con người về với tự nhiên, trực tiếp sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên ở trạng thái nguyên sơ phục vụ cho nhu cầu tham quan, du
lịch của con người.
• Đều có mục đích là tạo ra các chương trình đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
• Đặc trưng của các loại hình này là thành phần tham gia đa dạng.
Tuy nhiên, các hoạt động du lịch nêu trên không đồng nghĩa với du lịch sinh thái
bởi các điểm khác nhau:
• Trong hoạt động tổ chức các loại hình du lịch nói trên không có sự tham gia trực
tiếp của cộng đồng dân cư tại chỗ.
• Không có tính giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường cho khách du lịch.

6
• Không đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng và đóng góp vào hoạt động bảo tồn.
• Du lịch sinh thái phát triển trên nguyên tắc hướng tới phát triển bền vững như sử
dụng thận trọng các nguồn tài nguyên hỗ trợ bảo tồn và giảm thiểu nguồn gây ô
nhiễm ví dụ rác trong sinh hoạt trong hoạt động du lịch.
• Du lịch sinh thái phát triển trên địa bàn phong phú về tự nhiên và văn hoá bản địa,
đối tượng của du lịch sinh thái là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên và văn hoá
bản địa đặc biệt là những khu tự nhiên còn tương đối nguyên sơ ít bị tác động trực
tiếp bởi sự khai thác của con người cho mục đích du lịch.

II. Điều kiện để phát triển du lịch sinh thái


1. Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên hay tài nguyên thiên nhiên
Để có thể tổ chức tốt loại hình Du lịch sinh thái điều kiện đầu tiên là sự tồn tại
của các hệ sinh thái tự nhiên, điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên
được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực vật
bao gồm: sinh thái tự nhiên, sinh thái thực vật, sinh thái nông nghiệp, sinh thái khí hậu
và sinh thái nhân văn. Các yếu tố sinh thái đặc thù nêu trên góp phần nêu bật tính du
lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên.
2. Quản lý tổ chức của con người
Hoạt động Du lịch sinh thái đòi hỏi phải có sự quản lý, phối hợp giữa các bên
liên quan trong việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực. Chính quyền địa
phương, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương cùng nhau phối hợp để phát triển
du lịch sinh thái hiệu quả, tạo mạng lưới sinh thái liên kết giữa các địa phương, chia sẻ
kinh nghiệm và nguồn lực. Cần có sự quy hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản
lý rác thải, mở các buổi tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho người dân địa phương,
du khách trong việc bảo vệ, tôn trọng những giá trị của môi trường và văn hóa địa
phương,... Từ đó, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động
quản lý, để có những điều chỉnh phù hợp.
Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách du lịch sinh thái,...
Người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt nên còn phải là người am hiểu các
đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương để có thể truyền đạt cho
du khách một cách chân thật, gần gũi, dễ hình dung nhất. Yếu tố này rất quan trọng và

7
có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của du lịch sinh thái. Trong nhiều trường
hợp cần thiết phải có sự cộng tác của người địa phương để có những hiểu biết tốt nhất
truyền đạt đến cho du khách. Bởi lẽ, cộng đồng địa phương là những người biết rất rõ
những sự vật, sự việc, hiện tượng xảy ra tại đó để có thể giải thích thật rõ cho khách du
lịch.
Hơn hết, văn hóa, xã hội phải sẵn sàng phục vụ cho mục đích du lịch sinh thái.
các dự án du lịch và hoạt động liên quan cần nhận được sự ủng hộ của người dân địa
phương. Yếu tố này phải được xem xét trước khi tiến hành bất cứ hành động nào, vì nếu
không có sự ủng hộ của người dân, mọi hoạt động đều không mang lại hiệu quả.
3. Phương án để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường thiên
nhiên
Để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến với môi trường thiên nhiên, theo đó du
lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về "sức chứa"
được hiểu từ 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học.
• Ở góc độ vật lý: sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực
có thể tiếp nhận.
• Ở góc độ xã hội: sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất
hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội,
kinh tế - xã hội của khu vực.
• Ở góc độ sinh học: sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ
vượt qua khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái
do hoạt động của du khách và tiện nghi họ sử dụng gây ra.
• Ở góc độ tâm lý: sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì
bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu về sự đông đúc và hoạt động của
họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của du khách khác.
Ngoài ra, khi phát triển một mô hình du lịch sinh thái, một điều hết sức quan
trọng là người dân địa phương phải được tham gia hỗ trợ và hưởng lợi từ nó. Như vậy,
người dân sẽ có lý do để chấp hành các quy định bảo tồn và duy trì các hệ sinh thái.
Hơn nữa, nếu du lịch sinh thái có thể thúc đẩy, duy trì các lợi ích lâu dài cho người dân
thì các tư tưởng về xung đột lợi ích, nguyên nhân chính của các hành động phá hoại, sẽ
không còn hiện hữu.

8
III. Tác động của du lịch sinh thái
a. Tác động tích cực
Môi trường tự nhiên:
• Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho du khách, khuyến khích sử dụng tài
nguyên thiên nhiên bền vững.
• Giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học, tính toàn vẹn của hệ sinh thái và di sản văn hóa.
• Cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động xây dựng và bảo vệ hệ động thực vật
khác.
• Góp phần phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
• Khuyến khích sử dụng các vật liệu, thiết bị, phương tiện di chuyển,… thân thiện
với môi trường.
Chính trị:
• Là cầu nối để các quốc gia có thể hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn môi trường và
phát triển du lịch bền vững.
• Góp phần hiện thực hóa các chính sách về việc bảo tồn và phát triển loại hình du
lịch sinh thái quốc gia.
Kinh tế:
• Tạo ra việc làm và nguồn thu nhập cho người dân địa phương.
• Cung cấp cho cộng đồng địa phương các lựa chọn công việc thay thế cho các hoạt
động khai thác có thể gây tổn hại đến hệ sinh thái và gây nguy hiểm cho tài nguyên
thiên nhiên.
• Tạo điều kiện phát triển, nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du
lịch.
• Thu hút các nhà đầu tư. Đặc biệt là sự quan tâm và đầu tư của các cơ quan chính
phủ.
Xã hội:
• Góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
• Nâng cao dân trí, góp phần giáo dục về trách nhiệm bảo vệ môi trường và văn hóa
của từng cá nhân.
Văn hóa:

9
• Bảo tồn văn hóa: giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, truyền bá giá trị văn hóa
truyền thống.
• Giao lưu văn hóa: Tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa du khách với người dân
địa phương.
• Nâng cao nhận thức về các giá trị văn hóa và truyền tải những thông điệp ý nghĩa
về bảo vệ môi trường.
b. Tác động tiêu cực
Về xã hội:
Du lịch sinh thái phát triển thu hút rất nhiều khách du lịch đến với một khu du
lịch sinh thái hay một địa phương nào đó có thể gây ra sự quá tải dân số cục bộ, từ đó
cũng làm giảm đi lượng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, các tiện ích dành cho
người dân địa phương.
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng khi bùng nổ và phát triển nhanh,
thu hút được đông đảo du khách đến. Lợi dụng sự bùng nổ và phát triển ấy, rất nhiều tệ
nạn xã hội đã diễn ra như nạn cướp giật, lừa đảo, mại dâm, cờ bạc,… gây mất trật tự an
ninh xã hội.
Du lịch sinh thái mang đến cho người dân địa phương cơ hội việc làm mới đồng
thời đem lại cho họ nguồn thu nhập ổn định. Chính việc phụ thuộc vào các công việc
này, các cá nhân và hộ gia đình địa phương có khuynh hướng ít hoặc không tham gia
vào các hoạt động xã hội khác dẫn đến việc không đa dạng hoạt động xã hội tại địa
phương. Bên cạnh đó, du lịch luôn có tính thời vụ. Những mùa không cao điểm thì
người dân địa phương không có được nguồn thu nhập ổn định.
Ví dụ: Những năm 2021 – 2022, Phú Quốc liên tục đón lượng khách đông và
quá tải, các tài nguyên và tiện ích ở chất lượng không tốt khiến những năm 2023 –
2024, nơi đây đã trở thành “sự e ngại” với du khách.
Về văn hóa:
Sự phát triển của du lịch sinh thái dễ gây ra sự tha hóa, biến chất về văn hóa,
không giữ gìn được bản sắc dân tộc bởi lẽ khi du lịch sinh thái phát triển kéo theo sự du
nhập của những cách nói chuyện, cách ăn mặc, cách ứng xử,… không phù hợp với thuần
phong mỹ tục, dễ đánh mất văn hóa bản địa.

10
Khách du lịch đến với các khu du lịch sinh thái với số lượng đông đảo, dễ vi
phạm các quy tắc chuẩn mực chung, có những hành động, trang phục, cách ứng xử
không phù hợp, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân cư địa phương vì chưa kịp
tìm hiểu hoặc tìm hiểu không kỹ về văn hóa, phong tục, bản sắc dân tộc, địa phương
của khu du lịch sinh thái.
Ví dụ: Nhiều bạn trẻ không nắm rõ về các trang phục dân tộc Việt Nam, khi đến
Hà Giang đã mặc trang phục của Tây Tạng, Mông Cổ và dần trở thành xu hướng kéo
theo rất nhiều người trẻ khác hiểu lầm đây là trang phục của người Mông, người Thái.
Về môi trường tự nhiên:
Các hoạt động tổ chức cho đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm dễ
làm xáo trộn cuộc sống và cấu trúc xã hội cộng đồng địa phương và có thể có tác động
chống lại các hoạt động truyền thống trong việc bảo tồn và phát triển bền vững những
đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên.
• Tác động tiêu cực đến tài nguyên đất
Việc phát triển hoạt động du lịch sinh thái thiếu kiểm soát khi liên tục khai thác
đất quá mức để xây dựng các công trình, khu du lịch tác động lớn lên đất, gây ra tình
trạng xói mòn, sạt lở đất,...
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà hàng - khách sạn và công trình du lịch dẫn
đến hậu quả rừng bị chặt phá, xâm lấn đất trước đây là những cảnh quan tự nhiên, những
khu đất trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động phát triển các khu du lịch thường tỷ lệ thuận
với việc giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp.
• Tác động tiêu cực đến tài nguyên nước
Đất bị sạt lở hoặc rác trôi dạt sẽ làm tăng hàm lượng bùn và chất cặn, từ đó mà
chất lượng nguồn nước kém đi, độ nhiễm độc tăng.
Ô nhiễm nguồn nước còn do hiều nguyên nhân khác như các chất thải chưa được
xử lý thải vào nguồn nước, do việc thải dầu, mỡ của các phương tiện giao thông thuỷ
(tàu, ca nô, thuyền du lịch,…) tạo các vết dầu loang dẫn đến nhiễm độc nặng, chất lượng
nước kém đi. Việc xả rác bừa bãi của một vài du khách cũng làm cho nguồn nước bị ô
nhiễm.
Hiện nay rất nhiều dự án chặt phá rừng ngập mặn để xây bến cảng, làm cho chất
lượng nước giảm sâu, quá trình trầm lắng tăng, nước bị đục.

11
• Tác động tiêu cực đến tài nguyên không khí
Các hoạt động du lịch sinh thái vẫn có thể gây ô nhiễm không khí thông qua xả
khí thải động cơ xe khách và tàu thuyền, đặc biệt là ở các khu vực trọng điểm và trục
giao thông chính, gây hại cho cây xanh, động vật hoang dã và các công trình xây dựng
bằng đá vôi và bê tông cũng làm tăng bụi mịn trong không khí. Bụi và các chất gây ô
nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu từ phương tiện giao thông, do sản xuất và sử dụng
năng lượng. Việc không cấm triệt để được giao thông cơ giới càng làm bụi bặm và ô
nhiễm môi trường. Ô nhiễm tiếng ồn cũng là điều không thể tránh khỏi do việc tăng
cường sử dụng các phương tiện cơ giới như xe máy, xe cải, thuyền, phà gắn máy,… hay
việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch.
• Tác động tiêu cực đến tài nguyên sinh vật
Các hoạt động du lịch sinh thái có thể làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các
loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú, côn trùng...).
Việc xây dựng đường giao thông và khu cắm trại cũng gây cản trở động vật
hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác
mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...
Sinh vật bị huỷ diệt vì mất đi môi trường sống, chất bẩn do nạo vét tạo nên.
Ví dụ: Vào năm 2018, vịnh Maya của Thái Lan có khoảng 200 tàu du lịch đã chở
hàng nghìn du khách đến đây mỗi ngày. Với sự tăng lên không ngừng nghỉ, hệ thống
sinh thái biển đã bị phá hủy nghiêm trọng. Đồng thời, du khách thiếu ý thức khi liên tục
xả rác và kem chống nắng xuống biển khiến vịnh Maya đã phải đóng cửa cho đến 3,5
năm.
Về chính trị:
Các sự bất ổn về chính trị của quốc gia về chiến tranh, khủng bố,… sẽ khiến du
lịch sinh thái không thể phát triển hay hoạt động trong thời điểm đó.
Với sự chênh lệch khá lớn về giàu nghèo hay sự khác biệt về tôn giáo giữa các
quốc gia có thể xảy ra mâu thuẫn lối sống giữa người dân địa phương và khách du lịch
ở một số vùng.
Ví dụ: Vào 4/10/2023, vụ xả súng tại trung tâm thương mại Siam Paragon
(Bangkok, Thái Lan) khiến hai phụ nữ là một người Trung Quốc và một người Myanmar

12
thiệt mạng, đồng thời làm 5 người khác bị thương. Điều này làm cho khách du lịch
Trung Quốc vô cùng “e ngại” và không có niềm tin để đến Thái Lan sau đó.
Về kinh tế:
Sự phát triển của các khu du lịch sinh thái ở nhiều vùng khiến cho cộng đồng
dân cư, doanh nghiệp tại địa phương bị chèn ép, áp bức bởi nhiều tập đoàn, công ty
nước ngoài chuyên cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, điều này khiến người dân địa
phương mất đi sự an cư, mất đi lợi ích truyền thống để phát triển kinh tế.
Ví dụ: Vào năm 2016, các công ty du lịch tại địa phương của tỉnh Quảng Ninh
bị đối tác Trung Quốc chèn ép, đưa ra những điều khoản áp đặt hướng dẫn viên người
Việt đón du khách từ bên kia biên giới, bán giá tour thậm chí dưới giá sàn,…

IV. Các bên tham gia vào phát triển DLST


Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái là công việc đòi hỏi sự phối hợp giữa các
ban chức năng, chính quyền địa phương, ban quản lý du lịch sinh thái và các tổ chức,
cá nhân có liên quan.
1. Các chuyên gia lập quy hoạch và xây dựng chính sách
Đối với việc quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái, các chuyên gia đầu ngành
đóng vai trò tiên phong và vô cùng quan trọng. Trong suốt quá trình tham gia xây dựng
kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, trước tiên cần phải có sự đóng góp của các chuyên
gia thông qua các hoạt động như:
• Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLST: từ đó đưa đề xuất những hướng
khai thác, bảo tồn với từng địa phương, khu vực. Đông thời đảm bảo quá trình quy
hoạch vừa phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên vốn có.
• Thu thập và cung cấp các thông tin, tư liệu liên quan: thông tin về tài nguyên du
lịch sinh thái như: tài nguyên về đa dạng sinh học, các giá trị văn hoá bản địa, các
di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, các sản phẩm có tính đặc trưng; thông tin
về khách du lịch; thông tin về các điều kiện có liên quan đến phát triển du lịch như
hạ tầng cơ sở, kinh tế – xã hội,…
• Xác định phạm vi không gian lãnh thổ để có thể tiến hành quy hoạch, thiết kế phát
triển du lịch sinh thái trên địa bàn đó. Đồng thời, khi quy hoạch phát triển du lịch
sinh thái cũng cần phải có sự tư vấn từ các chuyên gia để chỉ rõ giới hạn về không

13
gian được tiến hành các hoạt động du lịch sinh thái với mức độ khác nhau và
phương án thực hiện cụ thể.
2. Cán bộ quản lý của cơ quan nhà nước
Để quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái, đòi hỏi ban quản lí khu bảo tồn thiên
nhiên hoặc vườn quốc gia cũng như cơ quan nhà nước phải xây dựng những quy định
và kế hoạch điều hành cụ thể. Các bộ quản lí cũng như các cơ quan nhà nước đã tham
gia trực tiếp vào và quá trình lập kế hoạch và tiến hành quy hoạch du lịch sinh thái.
• Chính phủ: có nhiệm vụ điều phối chung; điều phối các ban hành các chính sách
ở tầm vĩ mô; xây dựng chiến lược, quy hoạch; hỗ trợ địa phương, cộng đồng; hỗ
trợ doanh nghiệp; xây dựng quỹ quốc gia về du lịch sinh thái.
• Chính quyền địa phương: có chính sách và định hướng phát triển rõ ràng; lập và
quản lý thực hiện quy hoạch phát triển; có cơ chế hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp trên địa bàn; cam kết và xác lập cơ chế rõ ràng đối với việc tham gia của
cộng đồng, hỗ trợ phát triển cộng đồng; kiểm tra, giám sát sự phát triển.
• Các ban quản lý khu du lịch: quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường điểm du lịch;
lập quy hoạch phát triển điểm/khu du lịch trên nguyên tắc công khai, minh bạch
và có sự tham gia của cộng đồng; quản lý thực hiện nghiêm túc quy hoạch; xây
dựng quy chế, quy định rõ ràng về trách nhiệm của các đối tượng tham gia hoạt
động du lịch sinh thái.
3. Những nhà điều hành du lịch
Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các nhà điều hành du lịch, bên cạnh
việc các tổ chức cá nhân này cần thực hiện tốt các phương án kinh doanh phù hợp, (phù
hợp về bối cảnh và tài nguyên du lịch), khi kinh doanh, các nhà điều hành du lịch cũng
cần phải đảm bảo có năng lực thật sự về vốn và nguồn nhân lực để tiếp tục duy trì và
phát triển kế hoạch kinh doanh du lịch sinh thái. Quan trọng nhất là doanh nghiệp phải
có cam kết trách nhiệm rõ ràng về đóng góp bảo tồn và hỗ trợ phát triển cộng đồng
trong quá trình phát triển và thu lợi nhuận từ du lịch sinh thái
4. Hướng dẫn viên
Hướng dẫn viên du lịch sinh thái có nhiệm vụ giới thiệu các khu vực sinh thái
quan trọng, giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và đồng thời giúp khách du lịch hiểu về tầm quan
trọng của môi trường. Qua đó, hướng dẫn viên du lịch sinh thái góp phần tạo ra những

14
du khách có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
cho thế hệ sau.
5. Khách du lịch
Khi đến du lịch một nơi nào đó cần phải tôn trọng tập quán truyền thống văn hóa
của địa phương đó; mỗi cá nhân phải có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường
của điểm đến; qua đó, khuyến khích tham gia các hoạt động hỗ trợ đóng góp cho bảo
tồn và phát triển cộng đồng tại điểm/khu du lịch.
6. Cộng đồng địa phương
Người dân cần phải tuân thủ pháp luật, các chủ trương của chính quyền trung ương và
địa phương; qua đó, người dân địa phương chủ động tham gia vào quá trình phát triển
du lịch sinh thái từ khâu quy hoạch cho đến khâu quản lý vận hành khu du lịch. Đồng
thời, mỗi cá nhân phải có thái độ thân thiện, niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ khách du lịch
khi mà học cần. Không những thế, người dân địa phương cần phải có trách nhiệm trong
việc bảo tồn gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống địa phương.
7. Các tổ chức khác (như NGOs)
NGOs (Non-Governmental Organizations) là các tổ chức phi chính phủ, quan
tâm tới công tác bảo tồn các di sản văn hoá và thiên nhiên. Các tổ chức này là các nhóm
vùng và quốc tế như: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế – IUCN (World Conservation
Union – formerly International Union for the Conservation of Nature); Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế OECD (Organization for Economic Cooperation and
Development); Hiệp hội du lịch Châu á – Thái bình dương PATA (Pacific Asia Travel
Association); Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới-WTTC (World Travel and Tourism
Council), Tổ chức quốc tế về động vật và thực vật quý hiếm – Fauna and Flora
International, Defra (England)… Các tổ chức NGOs hoạt động vì mục đích phi lợi
nhuận, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ phát triển hoạt động DLST vì nó mang lại những lợi ích
thực tiễn bền vững.
Vai trò của các tổ chức phi chính phủ:
• NGOs giúp lập quy hoạch vùng, phát triển cộng đồng bản địa thông qua các
chương trình huấn luyện, đào tạo, giáo dục đối với người dân và doanh nghiệp;

15
• NGOs hoạt động trên phạm vi rộng cả quốc tế lẫn quốc gia với mục đích đảm bảo
DLST được thực hiện đúng cách, phù hợp với các nguyên tắc bảo tồn và phát triển
bền vững;
• Tổ chức các cuộc hội thảo;
• Thiết kế hệ thống các tiêu chuẩn và yêu cầu đối với các công ty lữ hành về DLST;
• Xây dựng kết nối giữa các tổ chức, cá nhân liên quan (stakeholders) như Chính
phủ, doanh nghiệp, người dân.
• Các hoạt động để hỗ trợ của NGOs: bảo vệ môi trường thông qua ngăn ngừa, cải
thiện, sửa chữa và phục hồi những tài nguyên bị phá huỷ, thúc đẩy các cá nhân và
tổ chức liên quan đến DLST nhận thức tốt hơn và bởi vậy quan tâm hơn (care for)
thay vì cố gắng dùng triệt để (use-up) các tài nguyên.

Hết.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Hảo, Nguyễn Đắc Mạnh, Lưu Quang
Vinh, Nguyễn Hải Hà, Phùng Thị Tuyến, Tạ Tuyết Nga & Bùi Thị Sang (2020). Đánh
giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái tới môi trường tự nhiên và xã hội tại bản
Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Trường Đại học Lâm nghiệp.
https://tailieu.vn/doc/danh-gia-tac-dong-cua-hoat-dong-du-lich-sinh-thai-toi-moi-
truong-tu-nhien-va-xa-hoi-tai-ban-lac-xa--2330044.html
[2] Vietsensetravel (n.d). Tác động của ngành du lịch đến môi trường và xã hội.
https://vietsensetravel.com/tac-dong-cua-nganh-du-lich-den-moi-truong-va-xa-hoi-
n.html
[3] Nguyễn Thị Ngọc Ánh (n.d). Các bước cơ bản của quy hoạch và thiết kế du
lịch sinh thái. https://luatduonggia.vn/cac-buoc-co-ban-cua-quy-hoach-va-thiet-ke-du-
lich-sinh-thai/
[4] Trang Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam (2021). Tổng quan nghiên cứu
về du lịch sinh thái. https://vhnt.org.vn/tong-quan-nghien-cuu-ve-du-lich-sinh-thai/

17

You might also like