You are on page 1of 168

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ VÀ DU LỊCH

DU LỊCH SINH THÁI

TS. Nguyễn Trọng Nhân


Cần Thơ, 2021
Phần dành cho đơn vị
Giới thiệu học phần

Học xong học phần này sinh viên có thể:


-Hiểu những vấn đề lí thuyết về du lịch sinh thái và
khách du lịch sinh thái
-Xác định được sinh cảnh, môi trường thích hợp
cho sự phát triển du lịch sinh thái
-Phân tích được sự tác động của du lịch sinh thái
đối với điểm đến
-Hiểu các vấn đề cơ bản về quản lý du lịch sinh thái
-Đúc kết được bài học kinh nghiệm cho sự phát
triển du lịch sinh thái
Nội dung học phần

Chương 1. Sự thay đổi nhận thức và lịch sử du


lịch sinh thái
Chương 2. Các tiêu chí trọng tâm xác định du
lịch sinh thái
Chương 3. Các loại hình du lịch sinh thái và mối
quan hệ giữa du lịch sinh thái với các loại hình
du lịch khác
Chương 4. Các nguyên tắc, tầm quan trọng và
tác động của du lịch sinh thái
Chương 5. Khách du lịch sinh thái
Chương 6. Sinh cảnh, tài nguyên, môi trường
cho sự phát triển du lịch sinh thái
Chương 7. Quản lý du lịch sinh thái
Chương 8. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh
thái ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn
thiên nhiên
Kiểm tra, đánh giá

- Chuyên cần: 10 điểm, chiếm 10% trọng số


điểm học phần
- Báo cáo nhóm: 10 điểm, chiếm 30% trọng số
điểm học phần
- Thi cuối kỳ: 10 điểm, chiếm 60% trọng số điểm
học phần (trắc nghiệm và tự luận)
Yêu cầu đối với học phần

- Tham dự tối thiểu 80% số tiết học phần


- Thực hiện bài tập nhóm
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung
bài học trước mỗi buổi học
- Giữ trật tự trong giờ học
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học
- Không sử dụng điện thoại trong giờ học
- Nếu có nhận được cuộc gọi thì ra khỏi phòng
để nghe
Tài liệu tham khảo chính

Tiếng Việt:
Andersen, D.L., 1999. Một cửa sổ hướng ra thế giới thiên
nhiên: thiết kế các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái.
Nxb Cục Môi trường. Hà Nội.
Nguyễn Thị Sơn, 2000. Cơ sở khoa học cho việc định
hướng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cúc
Phương. Luận án Tiến sĩ Địa lí. Trường ĐHSP Hà Nội.
Phạm Trung Lương (Chủ biên), 2002. Du lịch sinh thái -
Những vấn đề lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nxb
Giáo dục. Hà Nội.
Võ Quế, 2015. Vận dụng công thức của A.M.Cifuentes và
H.Cebaloos-lascurain trong việc tính toán sức chứa tại khu
điểm du lịch ở Việt Nam.
Tiếng Anh:
Ballantyne, R. and Packer, J., 2013. International
Handbook on Ecotourism. Edward Elgar Publishing
Limited. 520 pages.
Buckley, R., 2003. Case Studies in Ecotourism. CABI
publishing. 283 pages.
Fennel, D., 2015. Ecoturism. Fourth Edition. Routledge
Publishing. New York. 357 pages.
Weaver, D. B., 2001. The Encyclopedia of Ecotourism.
CABI Publishing. Oxon. 682 pages.
Wearing, S. and Neil, J., 2009. Ecotourism: Impacts,
Potentials and Possibilities? Second Edition. Elsevier
Publishing. Oxford. 305 pages.
Chủ đề báo cáo

1. Chợ nổi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long


2. Du lịch chợ nổi ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long
3. Du lịch sinh thái ở khu bảo vệ cảnh quan
rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang
4. Hội đua bò Bảy Núi, tỉnh An Giang
5. Nghề nuôi ong lấy mật ở tỉnh Tiền Giang
6. Hội đua ghe ngo ở tỉnh Sóc Trăng
7. Nghề sản xuất nước mắm truyền thống ở huyện
Phú Quốc
8. Nghề sản xuất rượu sim truyền thống ở huyện
Phú Quốc
9. Làng hoa kiểng Sa Đéc
10. Thánh đường của người Chăm Islam ở tỉnh An
Giang
11. Kiến trúc chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu
Long
12. Khu di tích Đạo Dừa ở tỉnh Bến Tre
13. Sự thật về địa danh Miệt Thứ
Chương 1. Sự thay đổi nhận thức và
lịch sử du lịch sinh thái

1.1 Sự thay đổi nhận thức về du lịch sinh thái


1.1.1 Trên thế giới
(i) Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu tự
nhiên chưa bị xáo trộn với mục đích đặc biệt như
nghiên cứu, hâm mộ, tận hưởng phong cảnh,
động thực vật hoang dã, cũng như sự biểu hiện
văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được tìm thấy ở
nơi viếng thăm (Ceballos-Lascurain, 1987).
(ii) Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực
còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu
về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà
không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh
thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để
ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích
về tài chính cho người dân địa phương (Wood,
1991).
(iii) Hiệp hội Du lịch sinh thái Úc (1992) cho rằng:
Du lịch sinh thái là du lịch bền vững về sinh thái,
nó cổ vũ sự hiểu biết, trân trọng và bảo tồn môi
trường, văn hóa.

(iv) Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được


quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục
môi trường mới được xem là du lịch sinh thái
(Buckly, 1994).
Định nghĩa
Những tiêu chí chính của định nghĩa i ii iii iv

Quan tâm đến tự nhiên


Đóng góp đối với bảo tồn
Dựa vào vườn quốc gia, khu bảo tồn
Mang lại lợi ích cho người dân địa phương/lợi ích lâu
dài
Giáo dục và nghiên cứu
Tác động thấp/không tiêu dùng
Đạo đức, có trách nhiệm
Quản lý
Bền vững
Sự thích thú/đánh gia cao
Văn hóa
Mạo hiểm
Phạm vi nhỏ
1.1.2 Ở Việt Nam
(i) Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục
môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương (Tổng cục Du lịch,
1999).
(ii) Theo Luật du lịch ở Việt Nam năm 2005, Du
lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên
nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với
sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền
vững.
(iii) Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa
phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư,
kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường (Luật Du
lịch năm 2017).
Nội hàm khái niệm du lịch Được thể hiện trong quan
sinh thái ở Việt Nam điểm của học giả/tổ
chức(*)
Dựa vào thiên nhiên
Dựa vào văn hóa bản địa
Giáo dục môi trường
Đóng góp cho bảo tồn
Phát triển bền vững
Sự tham gia của cộng đồng
địa phương
* 4 học giả/tổ chức trên thế giới đã được đề cập
Định nghĩa du Điểm tương Điểm khác biệt
lịch sinh thái đồng

Luật Du lịch năm


2005

Luật Du lịch năm


2017
Tóm lại, qua các định nghĩa, những nội hàm/yếu tố
chính được thể hiện trong định nghĩa du lịch sinh
thái là:
-Là một loại hình du lịch
-Quản lý môi trường
-Dựa vào tự nhiên, văn hóa (sản phẩm, ngữ cảnh)
-Giáo dục/diễn giải môi trường
-Đóng góp đối với bảo tồn
-Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
- 1991-1996: những biến trong định nghĩa du
lịch sinh thái: khu tự nhiên, bảo tồn, văn hóa,
lợi ích cho cộng đồng địa phương, giáo dục.
- 1994-1996: những biến trong định nghĩa du
lịch sinh thái: bảo tồn, giáo dục, đạo đức, bền
vững, tác động, lợi ích của cộng đồng địa
phương.
Một nơi đến chỉ dựa vào tự nhiên có hoặc không có
văn hóa thì được gọi là loại hình du lịch gì?
Một nơi đến chỉ thỏa mãn một số thuộc tính trong
định nghĩa chuẩn về du lịch sinh thái thì được gọi là
loại hình du lịch gì?
Một nơi đến thỏa mãn tất cả các thuộc tính trong
định nghĩa du lịch sinh thái chuẩn thì được gọi là loại
hình du lịch gì?
Những khu bảo tồn ở ĐBSCL chủ yếu phát triển loại
hình du lịch gì?
1.2 Lịch sử du lịch sinh thái
1.2.1 Trên thế giới
-Về mặt học thuật, du lịch sinh thái ra đời khi có
chuyên gia xem những khu tự nhiên không chỉ là
nơi hấp dẫn mà còn là nơi cần bảo vệ sinh thái
-Sự phát triển của du lịch đại chúng (mass
tourism) và nhận thức về môi trường cũng là tác
nhân dẫn đến sự ra đời của du lịch sinh thái
- Thời gian ra đời của du lịch sinh thái còn nhiều
tranh luận:
+ Theo Dowling (trong Ballantyne & Packer,
2013), hiện tượng được xem như du lịch sinh
thái tồn tại lâu dài trước khi thuật ngữ du lịch
sinh thái được sử dụng trong nghiên cứu du
lịch và nó được gọi với những tên khác:
• Du lịch sinh thái đã xuất hiện ít nhất từ thế kỷ 18
nhưng với một cái tên khác. Nhiều nhà địa lí
thực hiện tour khắp thế giới để tìm kiếm vùng
đất, sinh vật, văn hóa mới (Beaumont, 1998).
• Vườn quốc gia Yellowstone (Mỹ) thành lập năm
1872, vườn quốc gia Royal (Úc) được thành lập
năm 1879, vườn quốc gia Banff (Canada) thành
lập năm 1885 thể hiện sự quan tâm đến thiên
nhiên (Beaumont, 1998).
• 1952, Hiệp hội Công viên quốc gia Victorian (Úc)
đã thực hiện những tour du ngoạn sinh thái
• Những chuyến đi săn động vật hoang dã ở
Châu Phi và những chuyến đi bộ trên dãy
Himalaya vào thập niên 60 và 70 của thế kỉ XX
cũng là một phần của du lịch sinh thái
(Beaumont, 1998).
- Đến nay vẫn còn quan điểm khác nhau về ai là
người tạo ra thuật ngữ du lịch sinh thái và thời
gian ra đời của thuật ngữ này:
 Theo Fennell (1999), tiến sĩ Nicolas Hetzer là
người đầu tiên tạo ra thuật ngữ du lịch sinh thái
(1965)
• Hector Ceballos-Lascurain được thừa nhận
rộng rãi là người tạo ra thuật ngữ du lịch sinh
thái (1983) (Wearing & Neil, 2009).
• Theo Dowling (trong Ballantyne & Packer,
2013), Hector Ceballos-Lascurain được công
nhận là người phổ biến thuật ngữ du lịch sinh
thái vào cuối thập niên 80 của thế kỉ XX.
1.2.2 Ở Việt Nam
- Du lịch sinh thái bắt đầu được nghiên cứu vào thập niên
90 của thế kỉ XX:
+ Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở
Việt Nam (Hà Nội, 1998).
+ Để có sự thống nhất về khái niệm cho công tác nghiên
cứu và hoạt động thực tiễn phát triển du lịch sinh thái, năm
1999, Tổng cục Du lịch tổ chức Hội thảo quốc gia về “Xây
dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”.
- Thập niên đầu của thế kỉ XXI trở đi, DLTS mới được
nghiên cứu phổ biến ở VN
Chương 2. Các tiêu chí trọng tâm xác
định du lịch sinh thái

2.1 Dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa


2.1.1 Dựa vào tự nhiên
-Tự nhiên/thiên nhiên là tất cả vật chất và năng
lượng có ở Trái Đất và trong vũ trụ, nó được tạo
thành trong quá trình phát triển của tự nhiên
-Du lịch sinh thái không thể thiếu yếu tố tự nhiên
-Du lịch sinh thái có khả năng thu hút nhiều du
khách sinh sống ở môi trường đô thị, những người
hứng thú với thiên nhiên
- Những điểm đến du lịch sinh thái thường liên
quan đến ngữ cảnh thiên nhiên hoặc nơi ít bị
xáo trộn
2.1.2 Dựa vào văn hóa bản địa
Văn hóa bản địa là các giá trị về vật chất và tinh
thần được hình thành trong quá trình phát triển
của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan
hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên và con người
trong không gian của một hệ sinh thái tự nhiên
cụ thể (Phạm Trung Lương và ctv., 2002, tr. 38).
Văn hóa bản địa đóng vai trò rất quan trọng
trong phát triển du lịch sinh thái
2.2 Phát triển bền vững
2.2.1 Sự tham gia và hưởng lợi của cộng đồng địa
phương
Aref et al. (2010) chỉ rõ, cộng đồng là một nhóm
người đang sinh sống và làm việc trong cùng khu
vực địa lí với cùng nền văn hóa hoặc mối quan tâm
chung
Abraham (2015) cho rằng, cộng đồng là một nhóm
người đang sinh sống và làm việc trong cùng một
khu vực địa lí với cùng nền văn hóa hoặc sở thích
chung
Sự tham gia của cộng đồng trong du lịch sinh
thái là cộng đồng ở các điểm đến khác nhau với
mức độ phát triển du lịch sinh thái khác nhau
tham gia vào quá trình phát triển du lịch sinh thái
như xác định loại hình, quy mô phát triển, loại
hình dịch vụ du lịch, cơ chế chia sẻ lợi ích từ du
lịch và cung ứng các dịch vụ du lịch cũng như
quản lý, vận hành sự phát triển du lịch ở địa
phương của họ
3 loại hình tham gia của cộng đồng địa phương
trong du lịch:
-Tham gia đồng thời
-Tham gia dưới hình thức tạo ra
-Tham gia dưới hình thức bị cưỡng chế

Vì sao phải thu hút sự tham gia của cộng đồng


trong du lịch sinh thái? Những lợi ích mang lại
là gì? Những rào cản đối với sự tham gia của
cộng đồng trong du lịch sinh thái?
2.2.2 Bảo tồn
Trong du lịch sinh thái, bảo tồn được hiểu là sự
gìn giữ hoặc sử dụng hiệu quả các yếu tố tự
nhiên và văn hóa của điểm đến, không để chúng
bị tổn thất, mất mát.
Ý nghĩa của việc bảo tồn?
Thực thể cần được bảo tồn?
Đối tượng có trách nhiệm bảo tồn?
Biện pháp bảo tồn?
Kinh phí?
2.3 Sự giáo dục
-Giáo dục là một quá trình trong đó kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm của một người hay nhóm
người này được truyền tải một cách tự nhiên mà
không hề áp đặt sang một người hay nhóm
người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay
nghiên cứu
- Trong du lịch sinh thái, giáo dục được hiểu là
một quá trình nhờ đó kiến thức được truyền từ
hướng dẫn viên/thông dịch viên, phương tiện
thông tin và truyền thông sang du khách
-Giáo dục có vai trò quan trọng trong du lịch sinh
thái
-Các điểm đến du lịch sinh thái cần cung cấp
một mức độ hiểu biết nhất định về môi trường và
văn hóa cho du khách trước và trong chuyến đi
2.4 Sự đòi hỏi về đạo đức (ethnical imperative)
-Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn
mực xã hội nhờ đó con người tự nguyện điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích
của cộng đồng, xã hội
-Du lịch sinh thái khai thác thiên nhiên và văn hóa
của địa phương nên phải thật sự quan tâm đến
vấn đề đạo đức
Chương 3. Các loại hình du lịch sinh
thái và mối quan hệ giữa du lịch sinh
thái với các loại hình du lịch khác

3.1 Các loại hình du lịch sinh thái


3.1.1 Phân theo hoạt động trải nghiệm của du
khách
-Đi bộ
-Quan sát chim
-Leo núi, đi xe đạp ở vùng núi
-Trượt băng đường dài
-Câu cá
-Bơi xuồng
-Đi lại bằng thuyền
- Quan sát tự nhiên
- Đi bộ trong rừng Ở khu bảo tồn vùng
- Chụp ảnh thiên nhiên Đồng bằng song Cửu
Long có các loại hình
- Giáo dục ngoài trời du lịch nào trong các
- Quan sát cá voi loại hình du lịch được
- Lặn đề cập?
- Bơi với ống thở
- Lặn có bình dưỡng khí
- Cắm trại
3.1.2 Phân loại theo bản chất
-Du lịch sinh thái cứng (hard ecotourism)
-Du lịch sinh thái mềm (soft ecotourism)

Loại hình du Giống nhau Khác nhau


lịch sinh thái
Du lịch sinh thái
cứng
Du lịch sinh thái
mềm
Phương diện Du lịch sinh thái cứng Du lịch sinh thái mềm

Bảo vệ môi trường Cam kết bảo vệ môi trường mạnh Cam kết bảo vệ môi trường ở mức
mẽ trung bình

Sự bền vững của điểm đến Nâng cao sự bền vững Duy trì sự bền vững

Mục đích chuyến đi Mục đích đặc biệt Đa mục đích

Độ dài chuyến đi Dài Ngắn

Kích cỡ nhóm du khách Nhóm nhỏ Nhóm lớn hơn

Hoạt động thể chất của du khách Tích cực/chủ động Thụ động

Thách thức về thể chất Cao Vừa phải

Dịch vụ du lịch Ít đòi hỏi về dịch vụ Đòi hỏi về sự phát triển dịch vụ

Trải nghiệm của du khách Nhấn mạnh vào tự trải nghiệm Nhấn mạnh vào sự hướng dẫn

Tổ chức chuyến đi Tự sắp xếp chuyến đi Phụ thuộc vào nhà điều hành/công
ty du lịch

Nên phát triển du lịch sinh thái cứng hay du lịch sinh thái mềm? Vì sao?
3.2 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với các
loại hình du lịch khác
-Du lịch sinh thái và du lịch dựa vào tự nhiên

Du lịch dựa
vào tự nhiên

Du lịch
sinh thái
- Du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm

Du lịch Du lịch
sinh thái mạo
hiểm(*)

*: Vượt thác bằng bè, đi bộ nơi hoang dã, nhảy dù, đi xuồng gỗ
nhẹ bọc da động vật, thám hiểm hang động, chạy định hướng, leo
núi, lặn, bay lượn
- Du lịch sinh thái và du lịch đi bộ

Du lịch
văn hóa
Du lịch
sinh thái

Du lịch mạo Du lịch đi bộ


hiểm
- Du lịch sinh thái và du lịch 3S(*)

Du lịch
Du lịch 3S
sinh thái

*: Lặn có bình khí nén, lặn dưới nước với ống thở, bơi với
ống thở, quan sát biển
- Du lịch sinh thái và du lịch thay thế, du lịch ồ ạt

Du lịch
thay thế

Du lịch ồ ạt
Du lịch
sinh thái
Du lịch
thay thế

Du lịch Du lịch ồ ạt
sinh thái
- Du lịch sinh thái và du lịch bền vững

Du lịch
Du lịch
bền vững
sinh thái
- Du lịch sinh thái và du lịch tiêu dùng, không tiêu
dùng

Du lịch Du lịch không


tiêu dùng tiêu dùng

Du lịch
sinh thái
Chương 4. Các nguyên tắc, tầm quan
trọng và tác động của du lịch sinh thái

4.1 Các nguyên tắc của du lịch sinh thái


- Giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với tự nhiên
và xã hội.
- Hình thành nhận thức và sự tôn trọng về môi
trường, văn hóa.
- Cung cấp những trải nghiệm tích cực cho cả du
khách và quốc gia đón khách.
- Cung cấp những lợi ích tài chính trực tiếp cho việc
bảo tồn.
- Tạo ra lợi ích tài chính cho cả người dân địa
phương và doanh nghiệp tư nhân.
- Mang lại cho du khách những trải nghiệm đáng
nhớ và cảnh báo cho du khách sự nhạy cảm về
chính trị, môi trường, xã hội ở quốc gia đón khách.
- Thiết kế, xây dựng và vận hành cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch tác động thấp.
-Công nhận các quyền, niềm tin tinh thần của
người dân bản địa và trao quyền cho cộng đồng
địa phương.
Nguồn: The International Ecotourism Society (2015)
4.2 Tầm quan trọng của du lịch sinh thái
- Đảm bảo sự tăng trưởng tương lai của ngành
công nghiệp du lịch
- Có thể thay thế nhiều ngành kinh tế truyền thống
trong vai trò tạo việc làm, thu nhập và đảm bảo sự
tăng trưởng kinh tế
- Du lịch sinh thái góp phần bảo tồn thiên nhiên và
văn hóa
- Du lịch sinh thái góp phần giảm nghèo cho cộng
đồng địa phương
4.3 Tác động của du lịch sinh thái
- Tác động của du lịch sinh thái đối với kinh tế
- Tác động của du lịch sinh thái đối với văn hóa -
xã hội
- Tác động của du lịch sinh thái đối với môi
trường
Chương 5. Khách du lịch sinh thái

5.1 Định nghĩa


Khách du lịch sinh thái là những người du lịch
đến những khu bảo tồn thiên nhiên và vườn
quốc gia với mục đích học tập, quan sát, trải
nghiệm môi trường tự nhiên và văn hóa.
5.2 Đặc điểm
- Có thu nhập trung bình/tháng cao hơn khách
du lịch nói chung
- Có trình độ học vấn cao
- Chủ yếu có độ tuổi từ 25 đến 54
- Nữ giới nhiều hơn nam giới
-Phần lớn đi du lịch với vợ hoặc chồng
-Trung bình, mỗi năm thực hiện tối thiểu 2 chuyến
du lịch
-Gần như thực hiện chuyến du lịch ở các mùa
trong năm
-Độ dài của chuyến đi chủ yếu từ 4 đến 14 ngày
-Sẵn sàng chi trả thêm cho nhà điều hành du lịch
có trách nhiệm đối với môi trường
- Sẵn sàng chi trả cao hơn cho những trải
nghiệm có chất lượng và mong đợi sự chi tiêu
của họ có giá trị
- Nam chi tiêu nhiều hơn nữ
- Thường đến những quốc gia vùng nhiệt đới và
đang phát triển
5.3 Thị trường
- Mỹ, Canada (Bắc Mỹ)
- Pháp, Đức, Áo, Hà Lan (Tây Âu)
- Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển
(Bắc Âu)
- Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (Nam Âu)
- Úc, New Zealand (châu Đại Dương)
- Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc (Đông Á)
- Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines
(Đông Nam Á)
5.4 Động cơ thực hiện tour du lịch sinh thái
-Việc quyết định thực hiện chuyến du lịch của du
khách sinh thái chịu sự tác động của lực kéo và
đẩy
5.5 Sở thích
5.5.1 Những điều du khách sinh thái thích
-Trải nghiệm ở những khu tự nhiên chưa bị xáo trộn
-Viếng thăm rừng nhiệt đới, hồ, núi, suối và đại
dương
-Quan sát chim, động vật có vú và cây cối, hoa dại
-Tới những nơi không đông đúc
-Đi du lịch dưới dạng nhóm nhỏ
-Được cung cấp thông tin và hướng dẫn ở điểm đến
- Hoạt động thể chất
- Trải nghiệm lối sống mới và đơn giản hơn
- Gặp gỡ những người cùng sở thích
- Xem các hoạt động văn hóa và mua hàng thủ
công địa phương
5.5.2 Những điều ít hấp dẫn, ít quan trọng đối với
du khách sinh thái
- Cơ sở lưu trú và thực phẩm sang trọng
- Xem thể thao
- Không làm gì cả
- Sòng bạc, công viên giải trí, cuộc sống về
đêm, thành phố lớn, thể thao trong nhà, khu
mua sắm, khu nghỉ dưỡng
5.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
du khách sinh thái
- Sự thân thiện và giúp đỡ của nhân viên
- Sự cung cấp thông tin về môi trường tự nhiên
(động vật, thực vật, địa chất,…)
- Sự cung cấp thông tin về văn hóa
- Số lượng và chất lượng hướng dẫn viên
-Chất lượng của điểm đến
-Cơ hội trải nghiệm ở điểm đến
-Chất lượng thực phẩm
-Số lượng du khách trong đoàn
-Sự tác động tiêu cực đối với môi trường điểm
đến
5.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch
của du khách sinh thái
- Khả năng tài chính
- Sự đông đúc ở nơi sinh sống
- Ý thức và sự quan tâm đối với bảo tồn môi
trường
- Hình ảnh/sức hấp dẫn của điểm tham quan
- Khả năng tiếp cận
- Chi phí đi lại
- Chất lượng của chuyến đi
- Các yếu tố hấp dẫn phụ trợ
- Ổn định chính trị và kinh tế ở nơi viếng thăm
Chương 6. Sinh cảnh, tài nguyên, môi
trường cho sự phát triển du lịch sinh thái

6.1 Sinh cảnh, môi trường cho sự phát triển du


lịch sinh thái trên thế giới
6.1.1 Rừng mưa nhiệt đới
-Thuật ngữ rừng mưa nhiệt đới được nhà thực
vật học người Đức Andreas Schimper đưa ra
vào năm 1898
-Loại rừng này tạo thành một vành đai bao
quanh Trái đất và bị đường xích đạo cắt thành 2
phần không đều nhau, ở Bắc bán cầu nhiều hơn
Nam bán cầu
- Phần lớn rừng mưa nhiệt đới nằm trong giới hạn
vĩ độ 220 Bắc và Nam đến đường xích đạo
- Rừng mưa nhiệt đới xuất hiện cách đây 60-100
triệu năm và khoảng 45 triệu năm trước đây bề
mặt Trái đất được bao phủ chủ yếu bởi rừng mưa
- Rừng mưa nhiệt đới thường phát triển ở những
vùng đất có lượng mưa cao (từ 2.000 mm/năm
đến 10.500 mm/năm), độ ẩm không khí rất lớn
(90%), nhiệt độ quanh năm dao động từ 25-30 0C,
nhiệt độ tháng lạnh nhất trên 180C, nhiệt độ cao
nhất ít khi 350C-360C
- Đối với hầu hết du khách quan tâm đến thiên
nhiên, rừng mưa nhiệt đới là quần xã sinh vật
hấp dẫn nhất trên Trái đất
- Đối với những du khách sinh sống ở đô thị,
tham quan rừng mưa nhiệt đới là một trải
nghiệm thú vị
- Những quốc gia phát triển mạnh du lịch sinh
thái ở rừng mưa nhiệt đới như Costa Rica,
Guatemala, Honduras, Belize, Mexico và
Brazil,…
- Thị trường khách du lịch sinh thái của rừng
mưa nhiệt đới chủ yếu là các quốc gia Bắc Âu
và Mỹ
- Hàng năm, rừng nhiệt đới đã thu hút hàng
triệu người đi tham quan du lịch sinh thái
6.1.2 Miền núi
-Những miền núi nổi tiếng trên thế giới như
Hymalaya (châu Á), Rocky (Bắc Mỹ), Andes
(Nam Mỹ), Alps (châu Âu), Kilimanjaro (châu
Phi),…
-Ở Việt Nam, các miền núi điển hình là Trường
Sơn và Hoàng Liên Sơn,…
- Các yếu tố hấp dẫn ở miền núi: thiên nhiên và
văn hóa bản địa
- Do diện mạo đồ sộ và cao, được cho là nơi cư
trú của nhiều vị thần, nhiều miền núi có sức
quyến rũ đặc biệt
- Du lịch sinh thái miền núi phát triển tập trung
chủ yếu ở Tây Bắc Mỹ, Tây Nam Mỹ, châu Âu,
dãy Himalaya, dãy Hindu Kush, dãy Pamir,…
- Các loại hình du lịch ở miền núi đa dạng
- Du lịch đã trở thành nguồn cung cấp thu nhập
chính cho nhiều miền núi
- So với du lịch đại chúng, du lịch sinh thái sẽ là
lựa chọn phù hợp và đầy hứa hẹn ở miền núi
trong tương lai
6.1.3 Môi trường vùng cực
-Vùng cực có đặc trưng là xa xôi và lạnh lẽo
-Bắc Cực chịu sự quản lý của các quốc gia
Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Nga, Thụy
Điển và Mỹ
-Các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Nam Cực
gồm Argentina, Úc, Chile, Pháp, New Zealand, Na
Uy và Mỹ
- Đặc trưng của hai cực là đêm dài mùa đông và
ngày dài mùa hè
-Tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Cực gồm khoáng
sản (quặng kim loại, dầu mỏ, khí đốt), rừng,
động vật hoang dã (hải mã, hải cẩu, cá voi, sói,
cáo, chồn, chim ưng, cú,…)
-Biển ở Nam Cực có hải cẩu, cá voi, cá, chim
cánh cụt,…
-Yếu tố hấp dẫn du khách ở vùng cực
- Ở Bắc Cực, hoạt động du lịch bắt đầu vào nửa
cuối thế kỉ 19
- Du lịch ở Nam Cực bắt đầu vào cuối thập niên
50 của thế kỉ XX
- Số lượng du khách đổ dồn về Nam Cực chưa
từng thấy
6.1.4 Đảo, bờ biển và biển
- Trên thế giới, các đảo Greenland, New Guinea,
Borneo, Madagascar, Baffin, Sumatra, Honshu,
Great Britain, Victoria, Ellesmere có diện tích lớn
nhất
-Ở Việt Nam, các đảo/quần đảo nổi tiếng là Bạch
Long Vĩ, Cát Bà, Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Lý Sơn,
Phú Quý, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Nam
Du, Bà Lụa, Hải Tặc, Thổ Chu,…
- Những quốc gia có đường bờ biển dài nhất
thế giới là Canada, Hoa Kì, Nga, Indonesia,
Chile, Úc, Na Uy, Philippines, Brazil, Phần
Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển,
Mexico, Papua New Guine, Anh, New
Zealand, Ấn Độ, Hy Lạp, Myanmar, Cuba, Hàn
Quốc, Việt Nam, The Bahamas
- Các bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam là Dài, Sao
(Phú Quốc), Nha Trang, Hòn Chồng, Dốc Lết,
Đại Lãnh (Khánh Hóa), Hồ Cốc, Côn Đảo (Bà
Rịa - Vũng Tàu), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Cửa
Đại, An Bàng (Quảng Nam), Ninh Chữ, Đồi
Dương (Bình Thuận), Mỹ Khê, Non Nước (Đà
Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Cát Cò (Hải
Phòng), Vịnh Hạ Long, Quan Lạn (Quảng Ninh)
- Đến du lịch ở đảo và bờ biển, du khách có cơ
hội tham gia vào hoạt động đi bộ trong rừng,
lặn, chèo thuyền kayak trên biển, ngắm động vật
hoang dã, đi bộ dọc bờ biển, thám hiểm, bắt và
thả cá,…
- Các biển lớn và nổi tiếng trên thế giới là Thái
Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,
Nam Băng Dương, Bắc Băng Dương, biển
Philippines, biển Ả rập, biển Đông, biển Caribe,
Địa Trung Hải, biển Bering, biển Nhật Bản, biển
Chết, biển Đen, biển Bắc, biển Caspi,…
6.1.5 Sa mạc, đồng cỏ và thảo nguyên
- Những sa mạc được biết đến nhiều trên thế
giới là Sahara (Bắc Phi), Kalahari (Nam Phi), Ả
rập (Tây Nam Á), Gobi (Trung Á), Patagonian
(Argentina), Victoria (Úc),…
- Các dân tộc sống ở sa mạc gồm Kurd (Trung
Á), Bedouin (Bắc Mỹ), San (Nam Mỹ), Aborigine
(Úc),…
- Hệ sinh thái đồng cỏ có mặt ở Bắc Mỹ, Nam
Mỹ, châu Phi, châu Á, châu Âu và quốc gia Úc
- Mức độ phát triển du lịch sinh thái giảm dần
từ đồng cỏ cỏ ngắn đến đồng cỏ cỏ cao
- Trên thế giới, thảo nguyên phân bố chủ yếu ở
Venezuela, Brazil, Ấn Độ, Úc, châu Phi cận Sahara
- Hiện tại, du lịch sinh thái phát triển mạnh nhất ở
các thảo nguyên châu Phi (Nam Phi, Botswana,
Zimbabwe, Kenya, Tanzania, Zambia, Malawi)
6.2 Sinh cảnh, tài nguyên cho sự phát triển du
lịch sinh thái ở Việt Nam
6.2.1 Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới
-Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh
+ Các địa phương có kiểu thảm thực vật này là
Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc,
Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà
Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Đắk Lắk,...
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi
+ Phân bố chủ yếu ở Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Giang

Trôm
- Hệ sinh thái rừng khô hạn
+ Điển hình là rừng khộp
+ Phân bố chủ yếu ở phía Nam cao nguyên
Pleiku đến Tây Ninh, trong đó, huyện Easup
(Đắk Lắk) có diện tích rừng khộp lớn nhất
Giáng
Cà te
hương

Trắc Gụ
Gà lôi Gà tiền
hông tía mặt đỏ
- Hệ sinh thái xa van
+ Có ở Bình Thuận, Ninh Thuận, An Châu (Bắc
Giang), Yên Châu, Cò Nòi (Sơn La), Mường Xén
(Nghệ An), cao nguyên Mơ Nông (Tây Nguyên)

Me rừng Táo rừng Dứa dại


Chèo
bẻo
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ngập mặn ven biển
+ Rừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ và Trung Bộ
là rừng cây bụi thấp, nhỏ, cao chừng 3-4 m
+ Rừng ngập mặn ở Nam Bộ là những rừng cây
gỗ lớn, cây cao tới 20-30 m
+ Số loài cây trong rừng ngập mặn không nhiều,
khoảng 20 loài
Cây sú Cây giá
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ngập nước nội địa
+ Chủ yếu phát triển ở vùng đồng Hà Tiên (Kiên
Giang), Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp) và U
Minh (Cà Mau, Kiên Giang)
Bồ
nông


quắm

Rồng
Già
rộc
đẫy
vàng
6.2.2 Nhóm hệ sinh thái biển - đảo
-Biển ở Việt Nam được hình thành cách đây
khoảng 240 triệu năm do sự tách giãn của lục
địa Pangea
-Biển ở Việt Nam có tài nguyên sinh vật phong
phú và đa dạng (hơn 160.000 loài), trong đó,
gần 10.000 loài thực vật, hơn 2.458 loài cá, hơn
1.800 loài động vật thân mềm, 260 loài chim
sống ở biển,…
- Các điểm đến du lịch/du lịch sinh thái biển nổi
tiếng ở Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Cát Bà,
Sầm Sơn, Cửa Lò, Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi
Né, Vũng Tàu, Phú Quốc, Hà Tiên,…
- Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và
chúng phân bố chạy dài từ phía Tây vịnh Bắc
Bộ đến phía Đông vịnh Thái Lan nhưng chủ
yếu tập trung ở vùng biển ven bờ Bắc Bộ và
ven bờ Nam Bộ
- Các tỉnh có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh, Hải
Phòng, Kiên Giang và Khánh Hòa
- Phần lớn đảo ở Việt Nam có diện tích nhỏ, dưới 5
km2
- Địa hình các đảo ở Việt Nam chủ yếu là đồi núi thấp
(100-200 m) và sườn dốc 15-350
- Những đảo đã được khai thác du lịch/du lịch sinh
thái gồm nhóm đảo trong vịnh Hạ Long, Bái Tử
Long, quần đảo Cát Bà, đảo trong vịnh Văn Phong,
Nha Trang và Cam Ranh, Cù Lao Chàm, Côn Đảo,
Phú Quốc, Nam Du, Hòn Sơn, quần đảo Bà Lụa,…
6.2.3 Nhóm hệ sinh thái núi cao
- Phân bố ở vùng núi có độ cao trên 2.000 m so
với mực nước biển
- Điển hình cho kiểu hệ sinh thái này là hệ sinh
vật ở núi Làng Cung, Pu Luông, Sà Pin,… thuộc
dãy Hoàng Liên Sơn; núi Ngọc Linh, Vọng Phu,
Chư Yang Sin, Lang Biang, Bidoup,…
- Các núi cao là điểm đến du lịch/du lịch sinh thái
nổi tiếng ở Việt Nam như Fanxipan và Lang
Biang
6.2.4 Nhóm hệ sinh thái đầm, phá, hồ
-Các đầm phá tiêu biểu của Việt Nam gồm Tam
Giang - Cầu Hai, Lăng Cô, Trường Giang, An
Khê, Nước Mặn, Trà Ổ, Nước Ngọt, Thị Nại, Cù
Mông, Ô Loan, Thủy Triều và Nại
-Các hồ điển hình ở Việt Nam như Thác Bà, Hòa
Bình, Ba Bể, núi Cốc, Gươm, Tây, Xuân Hương,
Than Thở, Đan Kia-Suối Vàng, Tuyền Lâm,…
6.2.5. Nhóm hệ sinh thái vùng cát ven biển
- Phân bố chủ yếu từ Nam Thanh Hóa đến Bà
Rịa - Vũng Tàu
-Chiêm ngưỡng các “công trình kiến trúc” độc
đáo do thiên nhiên đẽo gọt trong hàng ngàn năm
6.2.6 Nhóm hệ sinh thái nông nghiệp
- Hệ sinh thái nông nghiệp gồm 3 phân hệ
+ Phân hệ đồng ruộng hay phân hệ trồng trọt
+ Phân hệ vườn làng hay phân hệ quần cư nông
thôn
+ Phân hệ sông hồ, ao đầm hay phân hệ thủy
vực
6.2.7 Đa dạng sinh học
-Hệ sinh thái
-Loài
+ Đến năm 2011, Việt Nam có 13.766 loài thực
vật, 10.300 loài động vật trên cạn
-Gen
+ Đến năm 2020, Việt Nam có 45.974 nguồn gen
cây trồng nông nghiệp, 3.727 nguồn gen cây
dược liệu, 887 giống vật nuôi, 207 giống thủy
sản và 21.393 chủng vi sinh vật (VOV.vn, 2020).
6.2.8 Văn hóa bản địa
Việt Nam có 54 dân tộc, thuộc 8 nhóm ngôn ngữ: nhóm Việt -
Mường có 4 dân tộc (Chứt, Kinh, Mường, Thổ), nhóm Tày -
Thái có 8 dân tộc (Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày,
Thái), nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc (Ba na, Brâu, Bru-
Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng,
Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M’Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi,
Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng), nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc
(Hmông, Dao, Pà thẻn), nhóm Kađai có 4 dân tộc (Cơ lao, La
chí, La ha, Pu Péo), nhóm Nam Đảo có 5 dân tộc (Chăm,
Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai), nhóm Hán có 3 dân tộc (Hoa,
Ngái, Sán dìu), nhóm Tạng có 6 dân tộc (Cống, Hà nhì, La hủ,
Lô lô, Phù lá, Si la)
Chương 7. Quản lý du lịch sinh thái

7.1 Những kỹ thuật quản lý du lịch sinh thái


7.1.1 Sức chứa
-Nhận thức về sức chứa có từ thập niên 70 của
thế kỉ XX
-“Số người tối đa có thể viếng thăm một điểm đến
du lịch cùng lúc, không tạo ra sự phá hủy môi
trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội và sự
suy giảm không thể chấp nhận được về chất
lượng sự hài lòng của du khách” (Tổ chức DL TG,
1994)
- Khả năng tải bao gồm:
+ Khả năng tải ở khía cạnh tự nhiên lý sinh
+ Khả năng tải ở khía cạnh văn hóa xã hội
+ Khả năng tải ở khía cạnh cơ sở vật chất
- Công thức tính sức chứa du lịch
Khả năng tải tự nhiên (PCC-Physical carrying capacity):
PCC = A x D x Rf
•A là diện tích dành cho việc sử dụng của du
khách (Area for tourist use - m2)
•D là tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi du
khách (Tourist density - khách/m2)
•Rf là hệ số vòng quay (Rotation factor)
Rf = tổng thời gian mở cửa/thời gian trung bình 1 lần tham
quan
Khả năng tải thực tế (Actual carrying capacity):
ACC = PCC x ((100 – Cf1)/100) x ((100 – Cf2)/100) x
… x ((100 – Cfn)/100)
Cf: biến số hiệu chỉnh (Corrective factor)
Mức độ hạn chế của biến số i
Cfi = x 100
Tổng khả năng của biến số i
Khả năng tải cho phép (Enable carrying capacity):

ECC = RCC x mức độ đảm bảo yêu cầu quản lý

Nguồn: Võ Quế (2015); Nguyễn Thị Sơn (2000)


Tính sức chứa của tuyến du lịch dựa vào các dữ kiện
sau đây:
- Chiều dài của tuyến tham quan là 3000 m.
- Mỗi du khách cần 1 m chiều dài khi tham quan.
- Khoảng cách tối thiểu giữa các nhóm tham quan là
100 m.
- Số khách tối đa cho một nhóm tham quan là 10
người.
Thời gian mở cửa cho khách tham quan từ 7:30 đến
16:30
- Mỗi lần tham quan mất 3 tiếng đồng hồ.
- Số ngày mưa và ẩm ướt là 200 ngày.
- Độ dốc của tuyến tham quan là 840 m.
- Khả năng đáp ứng về yêu cầu quản lý 90%.
7.1.2 Giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận
được
-Chọn các chỉ số quan tâm nhất để quản lý ở
một địa điểm trong một phân khu nhất định
-Thiết lập các tiêu chuẩn cho các chỉ số quản lý
-Giám sát hiện trạng và nếu vượt quá khả năng
chịu đựng, tạo các thay đổi trong quản lý để đưa
tình trạng tài nguyên và xã hội trở lại dưới giới
hạn cho phép
7.2 Quản lý việc sử dụng của du khách
7.2.1 Giới hạn sử dụng điểm đến
-Quy định số lượng du khách tối đa có thể tiếp nhận
mỗi ngày và mỗi năm
-Hạn chế những tuyến, điểm, thời gian tham quan
-Quy định số người tham quan trong mỗi nhóm
-Chuyển du khách từ khu vực sử dụng nhiều sang
khu vực ít sử dụng hơn
-Hạn chế tiếp nhận du khách vào mùa cao điểm và
khuyến khích du khách đến vào mùa thấp điểm
7.2.2 Phân vùng sử dụng điểm đến
-Vùng bảo vệ nghiêm ngặt
-Vùng sử dụng mức độ thấp (nghiên cứu khoa
học, phương tiện đi lại không có động cơ, du lịch
nhóm nhỏ)
-Vùng sử dụng nhiều (bãi đỗ xe, trung tâm giáo
dục môi trường, nhà vệ sinh, cơ sở lưu trú, văn
phòng hành chính, nhà kho, cơ sở xử lý chất
thải,…)
Vùng tài nguyên
bảo vệ nghiêm
ngặt
Đường đi bộ
Vùng tự nhiên hoặc đi xuồng
hoang dã, sử
dụng ở mức độ
Đường tham
thấp
quan bằng ô

Vùng dành cho
các hoạt động Các điểm hấp
giải trí mở rộng dẫn
hơn
Vùng dành
Trung tâm đón cho du khách
khách, bãi đỗ xe
Vùng dịch vụ du
lịch của cộng đồng
Lối vào địa phương
7.2.3 Thiết kế hệ thống đường mòn
-Những con đường mòn nhân tạo bằng gỗ
- Đường mòn lát đá
-Hệ thống cầu
(có thể tạo ra sự quan tâm đặc biệt của du
khách nếu bảng chỉ dẫn và việc xây dựng thể
hiện thẩm mỹ văn hóa)
7.2.4 Diễn giải
- Diễn giải là một hoạt động giáo dục nhằm bộc
lộ ý nghĩa và những mối quan hệ thông qua việc
sử dụng vật thể, bằng trải nghiệm trực tiếp và
phương tiện minh họa thay vì chỉ truyền đạt
thông tin thực tế (Tilden,1977)
- Diễn giải là một quá trình đặc biệt nhằm kích
thích và cổ vũ sự đánh giá cao di sản tự nhiên và
văn hóa của một khu vực, cũng như một phương
tiện truyền đạt các ý tưởng và thực hành bảo tồn
thiên nhiên (Dịch vụ Công viên quốc gia và Động
vật hoang dã Queensland)
- Diễn giải là một quá trình truyền đạt cho con
người tầm quan trọng của một địa điểm để họ
thích thú nó hơn, hiểu tầm quan trọng của nó và
phát triển thái độ tích cực đối với bảo tồn
(Prentice, 1995)
- Diễn giải có vai trò quan trọng trong phát triển
du lịch sinh thái bởi nó có khả năng mang lại
những lợi ích tiềm năng cho điểm đến:
+ Lợi ích quảng bá
+ Lợi ích giải trí
+ Lợi ích giáo dục
+ Lợi ích quản lý/bảo tồn
+ Lợi ích kinh tế
- Các loại kỹ thuật diễn giải:
+ Trung tâm du khách
+ Trung tâm giáo dục
+ Trưng bày và triển lãm
+ Xuất bản phẩm, trang web và DVD
+ Đường mòn tự hướng dẫn
+ Chuyến du lịch được hướng dẫn
- Diễn giải hiệu quả khi:
+ Kích thích các giác quan của du khách
+ Cho du khách trải nghiệm trực tiếp
+ Làm cho du khách nhận thức được sự hữu
dụng của thông tin
7.2.5 Thu phí người sử dụng
Việc sử dụng của du khách ít nhiều gây hao mòn
tài sản của điểm đến. Vì lẽ đó, việc thu phí sử
dụng của du khách là hợp lý
7.3 Một số hướng dẫn cho việc quy hoạch, thiết
kế và quản lý du lịch sinh thái
-Quy hoạch mặt bằng
-Thiết kế công trình
-Nguồn năng lượng và cơ sở hạ tầng
-Quản lý chất thải
Chương 8. Kinh nghiệm phát triển du lịch
sinh thái ở một số vườn quốc gia và khu
bảo tồn thiên nhiên

Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở vườn


quốc gia Galápagos
Giới thiệu
- Diện tích các đảo: 7.995,4 km2
- Diện tích vùng biển được bảo vệ: 133.000 km 2
-Danh hiệu: Vườn quốc gia (1959), Di sản thế
giới (1978), Khu dự trữ sinh quyển (1984), Khu
dự trữ sinh thái biển (1986)
-Loài đặc hữu: 90% loài bò sát, 66% loài chim,
20-30% thực vật + động vật biển
Đa dạng sinh học
Những đe dọa đối với sự toàn vẹn sinh thái ở
Vườn quốc gia
-Đầu thế kỉ XIX và về sau, nhiều loài sinh vật
ngoại lai được du nhập
-Người dân khai thác tài nguyên biển quá mức
-Dân số gia tăng quá nhanh (4,8-6,4%/năm:
1950-1998)
-Tăng trưởng du khách nhanh (4.579 (1970) –
53.118 (2000))
Những bài học kinh nghiệm từ cách quản lý du
lịch sinh thái ở Vườn quốc gia
- Năm 1974, việc quản lý du lịch ở Vườn quốc
gia được thực hiện
VQG
5%
5%
KV tự trị
5%

5% CQ địa phương
40%
Viện QG Galapagos
10%
Bộ MT

Hải quân QG
10%
Hệ thống kiểm dịch và điều
khiển
20% Khu bảo tồn biển
Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở
KBTTN Annapurna
Giới thiệu
-Được thành lập năm 1992
-Có diện tích lớn nhất của Nepal (7.629 km 2)
-Địa hình của Khu bảo tồn có độ cao từ 790 m
đến 8.091 m, phần lớn có độ cao trên 1.000 m
Yếu tố hấp dẫn du lịch
-Địa hình
-Khí hậu
-Tài nguyên sinh vật
-Văn hóa bản địa
Du lịch đi bộ ở Annapurna
- Giữa năm 1990 có 33.000 du khách
- Sau đó, có hơn 36.000 du khách/năm
- Số ngày lưu trú trung bình 14 ngày
- Tập trung vào 4 tháng 3, 4, 11 và 12
Những thách thức đối với tài nguyên, môi trường
- 400.00 ha rừng bị chặt đi/năm, 1 ha rừng bị mất làm
mất đi 30-75 tấn đất
- Các tiện nghi vệ sinh không thích hợp, nhà vệ sinh
(nếu có) thường rất gần các nguồn nước
- Người dân địa phương ở Annapurna cũng có
một số hạn chế nhất định trong quá trình phục
vụ du khách
- Hầu hết các nhà trọ du lịch ở Annapurna đều
không có nhà vệ sinh ngay cả ở khu nhà trọ du
lịch lớn nhất Annapurna
Biện pháp quản lý
Kết quả thực hiện
Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở khu bảo tồn
thiên nhiên Tangkoko Dua Sudara
Giới thiệu
-Ở phía bắc đảo Sulawesi của Indonesia
-Được thành lập năm 1981
-Diện tích 90 km2
Điều kiện phát triển du lịch
-Vị trí và khả năng tiếp cận
-Địa hình
-Tài nguyên sinh vật
+ Động vật
+ Thực vật
+ Loài đặc hữu: 79 loài động vật có vú, 103 loài
chim, 29 loài bò sát và lưỡng cư
Du lịch sinh thái ở Tangkoko Dua Sudara
+ 1970: 50 khách quốc tế/năm
+ 1990: 634 khách quốc tế/năm
+ 1993: 1.515 khách quốc tế/năm
Sự thất bại trong phát triển du lịch sinh thái
- Doanh thu từ du lịch hỗ trợ rất ít cho công tác
bảo tồn và chỉ một số cá nhân trong cộng đồng địa
phương được hưởng lợi từ du lịch
- Nhân viên kiểm lâm sao lãng nhiệm vụ tuần tra,
canh gác
- Tình trạng cháy rừng, rác thải, chất lượng kém
của dịch vụ hưỡng dẫn

You might also like