You are on page 1of 48

Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ XUÂN
KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========

TIỂU LUẬN
Tên đề tài : NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
DU LỊCH ĐĂKLĂK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Giaó viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện


Hoàng Lê Tạc Phạm Đình Duy
Lớp : ĐLDL3K7

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 1


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

Huế, tháng
LỜI 12/2011
CẢM ƠN
Khoá đã hoàn thành trong nột khoảng thời gian không phải là ngắn trong quá trình
thực hiện đề tài của bản thân đã có sự giúp đỡ của rất nhiều người mà tôi nêu dưới
đây chỉ là lời cảm ơn rất nhỏ bên cạnh những gì mà họ đã đóng góp.
Tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Hoàng Lê Tạc, người đã tận tình hướng
dẫn và theo suốt quá trình bản thân thực hiện tiểu luận này.
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa xã hội và nhân văn, ngành địa lý du lịch, các thầy cô trong trường
Đại học Phú Xuân - Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi để hoàn thành bài tiểu luận
này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và tập thể lớp ĐLDL3K7 đã động viên
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm bài.
Tuy cố gắng hết sức, nhưng tiểu luận vẫn không tránh khỏi những thiết sót. Rất
mong nhận được sự đánh giá và đóng góp chân thành của quí thầy cô và các bạn.

Sinh viên thực hiện


Phạm Đình Duy

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 2


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, du lịch
đang phát triển không ngừng. Đối với Việt Nam, du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu
rất lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước
ta, tạo ra mối quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu
rộng hình ảnh Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, du lịch Dak Lak cũng đang có những bước khởi sắc. Với đặc
điểm địa lí của một vùng đất cao nguyên, quy tụ rất nhiều các dân tộc và tài nguyên
du lịch đa dạng, Dak Lak được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như một
điểm du lịch hấp dẫn.
Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động du lịch chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có,
môi trường tự nhiên đang bị xuống cấp, bản sắc văn hóa của các dân tộc phần nào bị
mai một. Đó là vấn đề bức xúc đang đặt ra cho ngành du lịch địa phương. Tài
nguyên du lịch của Dak Lak là những gì, ngành du lịch của Dak Lak đang phát triển
như thế nào, có thể phát triển theo xu hướng bền vững hay không và chúng ta phải
làm gì để du lịch ĐăkLăk phát triển bền vững?
Từ thực tiễn trên, bản thân chọn đề tài “Nghiên cứu việc phát triển du lịch tỉnh
Đăklăk theo hướng bền vững” nhằm tìm ra những hiện trạng và đề xuất góp phần
phát triển du lịch tỉnh Đăklăk theo hướng bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho
ngành du lịch đang còn non trẻ của tỉnh Đăk Lăk. Đây là nguồn kiến thức, thông tin
tham khảo bổ ích để ngành du lịch tỉnh Dak Lak điều chỉnh các hoạt động du lịch,
nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng
cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển
theo hướng bền vững.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 3


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững tạo tiền đề cho quá trình
nghiên cứu.
- Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Dak Lak
trên quan điểm phát triển bền vững.
- Đề ra định hướng giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề du lịch trên địa bàn tỉnh Dak Lak trong thời gian từ năm
2008 đến năm 2010. Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh
Dak Lak trên quan điểm bền vững và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch theo
hướng bền vững.
Tiểu luận không nghiên cứu hết các nội dung liên quan đến đánh giá tài nguyên du
lịch cũng như không đi sâu vào các lĩnh vực chuyên ngành như kiến trúc, sinh
học, dân tộc học, môi trường, marketing.
5. Lịch sử nghiên cứu
5.1.Trên thế giới
Hơn 842 triệu người du lịch ra nước ngoài năm 2005, hơn 76,7 triệu việc làm được
tạo ra từ du lịch, doanh thu của du lịch chiếm 10,3 % GDP cả thế giới. Du lịch đang
là hiện tượng toàn cầu. Lợi nhuận khổng lồ thu được từ du lịch đã khiến cho nhiều
tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm, và nền kinh tế -
xã hội của các lãnh thổ đón khách bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Một chiến lược
du lịch tôn trọng môi trường và quan tâm đến khả năng đáp ứng các nhu cầu trong
tương lai đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Từ khi cụm từ “phát triển bền vững” ra đời ở Đức vào năm 1980, nhiều nghiên
cứu khoa học đã được tiến hành nhằm phân tích những tác động của du lịch đến sự
phát triển bền vững, sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của môi trường sinh thái
trong khi khai thác du lịch. Chuyên gia du lịch người Thuỵ Sĩ Jos Krippendorf
(1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về
những suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm về du lịch rắn (hard
tourism) - loại hình du lịch ồ ạt, bằng xe hơi, gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với môi

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 4


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

trường và du lịch mềm (soft toursim/gentle tourism) - loại hình du lịch ít gây ảnh
hưởng nhất đến môi trường và có chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương .
Năm 1992, trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất đã diễn ra Hội nghị về môi
trường và phát triển của Liên hợp quốc, 182 Chính phủ đã thông qua chương trình
Nghị sự 21 nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế kỉ
XXI. Chương trình Nghị sự đã nêu lên các vấn đề liên quan đến môi trường và phát
triển, đề ra chiến lược hướng tới các hoạt động mang tính bền vững hơn.
Về du lịch bền vững, từ những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch
bền vững đã được tiến hành. Một số loại hình du lịch mới ra đời, nhấn mạnh khía
cạnh môi trường như du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch thay thế
hay du lịch khám phá nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng về hoạt
động du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Năm 1996, “chương trình Nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới phát triển bền vững về
môi trường” đã được Hội đồng Lữ hành du lịch thế giới, Tổ chức du lịch thế giới và
Hội đồng Trái đất xây dựng, nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp hành động giữa
các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ và ngành du lịch trong việc xây dựng chiến
lược du lịch và nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch bền vững.
Các nhà Địa lý học bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực du lịch từ những năm 30 (Mc
Murray 1930; Jones 1935; Selke 1936) và đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ II.
Nhiều nhà Địa lý học người Mỹ, Anh, Canađa đã tiến hành các nghiên cứu về du
lịch ở góc độ địa lý như Gilbert (1949), Wolfe (1951), Coppock (1977). Về sau, khi
du lịch ngày càng phát triển và cụm từ du lịch bền vững được nhắc đến nhiều hơn thì
những nghiên cứu của các nhà địa lý học về du lịch cũng đã tăng lên rất nhiều, bởi
khó có thể tìm thấy một khía cạnh của du lịch mà không dính dáng đến địa lý và rất
ít các ngành của địa lý mà không có ít nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu hiện
tượng du lịch.
5.2. Việt Nam
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các nghiên cứu về du lịch ở nước ta
cũng ngày một nhiều hơn. Có thể điểm qua một số công trình như: Tổ chức lãnh thổ

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 5


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam 1995 - 2000, Quy hoạch
tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2010, Cơ sở Địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Tổng
quan du lịch, nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, ở những quy mô và phạm vi khác
nhau. Tất cả đều phục vụ cho du lịch và cũng cho thấy sự quan tâm sâu sắc đến môi
trường, đến khía cạnh bền vững trong du lịch Việt Nam.
Năm 1997, Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seiden (Đức) tổ
chức Hội thảo về Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam tại Huế, sau đó các hội
thảo khác về du lịch bền vững cũng được tổ chức như Hội thảo về du lịch sinh thái
với phát triển bền vững ở Việt Nam tại Hà Nội năm 1998, Hội thảo về Nâng cao
nhận thức và năng lực phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hoá tại Hà
Nội năm 2006 thu hút nhiều nghiên cứu, đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ
du lịch trong và ngoài nước tham gia.
Các hội thảo và các công trình nghiên cứu đều hướng đến sự phát triển bền vững
cho ngành du lịch Việt Nam, bằng nhiều cách khác nhau. Đó là dấu hiệu tốt cho định
hướng chiến lược phát triển du lịch của nước ta trong thời gian tới. Tuy nhiên, có thể
thấy rằng ngành du lịch Việt Nam đang còn non trẻ và những đóng góp của các nhà
khoa học về du lịch bền vững vẫn đang là bước khởi đầu và du lịch bền vững chưa
thực sự đi vào thực tiễn ở nhiều địa phương.
6. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Các quan điểm
6.1.1. Quan điểm hệ thống tổng hợp
Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở, gồm các thành phần tự nhiên, kinh
tế, xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự chi phối của nhiều quy luật
cơ bản.
Nghiên cứu du lịch không thể tách rời hệ thống kinh tế - xã hội của địa phương và cả
nước.
Quan điểm hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, khái quát của toàn bộ hệ
thống du lịch trong khi vẫn bao quát được hoạt động của mỗi phân hệ trong hệ thống
đó. Du lịch Đăk Lăk cần được nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ: kinh tế - xã

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 6


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

hội - môi trường không chỉ riêng Đăk Lăk mà của cả nước. Quan điểm này được áp
dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
6.1.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Quá trình
ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương lai.
Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện
tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thời gian
sắp tới. Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai đoạn chủ yếu của
quá trình phát triển hệ thống du lịch và dự báo xu hướng phát triển của hệ thống lãnh
thổ.
6.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của các đối
tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và dịch vụ cho du lịch. Việc nghiên
cứu du lịch bền vững của tỉnh Dak Lak không thể tách rời với hiện trạng và xu
hướng du lịch của Việt Nam. Quá trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh Dak Lak
là một phần trong quá trình phát triển du lịch bền vững của Tây Nguyên và của cả
nước.
6.1.4. Quan điểm sinh thái
Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Quan điểm sinh
thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái, đánh giá tác
động của du lịch đến môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường trước sự
phát triển của kinh tế nói chung, du lịch nói riêng.
6.1.5. Quan điểm du lịch bền vững
Mục tiêu của du lịch bền vững là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng cường bảo
tồn và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách bền
vững. Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất
và tiêu dùng du lịch nhằm đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi
trường. Luận văn quán triệt quan điểm này trong suốt quá trình đánh giá tiềm năng,
phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 7


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

6.2. Phương pháp nghiên cứu


6.2.1. Thu thập, xử lí thông tin
Thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy, sắp xếp và xử lí tài liệu
một cách có hệ thống, phân tích từng nội dung đưa ra những kết luận đúng đắn nhất.
6.2.2. Phân tích, tổng hợp, so sánh
Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho phù
hợp với mục đích của từng phần. Quá trình tổng hợp sẽ có được cái nhìn bao quát về
du lịch Dak Lak. Qua phân tích, các thông tin được chắt lọc với độ tin cậy và mang
lại hiệu quả cao nhất.
6.2.3. Khai thác phần mềm hệ thống thông tin
Các thông tin, số liệu và dự báo trong tiểu luận được xử lý bởi phần mềm MS
Word, Excel, để thể hiện các phân tích, đánh giá, so sánh và xu hướng du lịch của
tỉnh Dak Lak.
6.2.4. Phương pháp thống kê
Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù
hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như ngành du lịch Dak Lak.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày qua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đăklăk theo hướng bền
vững.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 8


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1Phát triển du lịch bền vững
1.1.1 Quan niệm chung về phát triển bền vững
Phát triển là một qui luật tất yếu của thế giới, là nhu cầu của xã hội. Mục tiêu của
của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống , làm cho con người
ngày càng ít phụ thuộc vào tự nhiên, tạo lập một xã hội công bằng và thường được
cụ thể hoá thông qua các chỉ tiêu về đời sống vật chất như nhà ở, lương thực, sức
khoẻ, về đời sống tinh thần như giáo dục, mức độ hưởng thụ văn hoá – nghệ thuật,
sự bình đẳng trong xã hội…
Tuy nhiên, phát triển là một thách thức lớn và sâu sắc đối với các quốc gia trong thời
kì hiện đại. Bởi lẽ, bên cạnh sự tăng trưởng về mặt kinh tế, nâng cao đời sống vật
chất của người dân thì sự phát triển dân số kèm theo hệ luỵ, cũng như các hoạt động
sản xuất đã tác động xấu đến môi trường sống, gián tiếp đe doạ sự phát triển của con
người. Nhận thức được điều này , thời gian đây, trong các hoạt động kinh tế - xã hội
đã xuất hiện khái niệm ‘‘ phát triển bền vững’’ và có rất nhiều khái niệm về phát
triển bền vững được đưa ra. Cụ thể :
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những
nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo rundtland (còn
gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới -
WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự
phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại
đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." 1. Nói cách khác,

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 9


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng
và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần
kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện
nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường
và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một
thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy
mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.
Ở nước ta, trong báo cáo Chính trị lần thứ VIII (1996), Đảng ta đã đề cập đến việc
bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý như một cấu thành hữu cơ, không thể
tách rời của phát triển bền vững. Giai đoạn này, nội dung của phát triển bền vững chỉ
tập chung ở việc bảo vệ các nguồn tài nguyên trong môi trường tự nhiên.
Cùng với sự phát triển của đất nước và thế giới, nội dung của phát triển bền vững
được mở rộng trong lĩnh vực kinh tế , xã hội và mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế -
xã hội – môi trường với sự phát triển. Từ đó, vấn đề phát triển bền vững trở thành
quan điểm của Đảng lãnh đạo và được khẳng định tại Đại hội Đảng cộng sản toàn
quốc lần thứ IX, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm ( 2001 – 2010)
và trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm ( 2001- 2005) là “phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, côn bằng xã
hội và bảo vệ môi trường”.
1.1.2 Quan niệm chung về phát triển du lịch bền vững
Du lịch vốn là ngành kinh tế đa ngành, sự phát triển du lịch gắn liền với môi trường.
Nói cách khác, du lịch có nguồn tài nguyên rất đặc biệt, đó là tài nguyên tự nhiên
nằm trong môi trường tự nhiên và tài nguyên nhân văn nằm trong môi trường xã
hội . Một mặt du lịch có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường, mặt khác , sự phát triển du lịch một cách tự phát lại là nguyên nhân chính
cho sự suy thoái môi trường tự nhiên, phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái, xung đột về
văn hoá, xã hội. Do đó, kinh tế du lịch đòi hỏi sự phát triển bền vững.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 10


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

Có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch bền vững dựa trên lập trường nghiên cứu,
quan điểm khác nhau.
Tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp quốc tại Rio de Jainero
( Brazil) 1992, WTO ( tổ chức du lịch thế giới) đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền
vững như sau: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp
ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm
đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển nhằm thoả mãn các
nhu cầu về kinh tế – xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự
toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ
thống hỗ trợ cho cuôc sống con người”.
Trên quan điểm bảo vệ tài nguyên môi trường, khái niệm du lịch bền vững ở Việt
Nam được trình bày như sau: “ Đáp ứng các nhu cầu về du lịch hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Điều này được thể
hiện bằng cách điều chỉnh mức độ sử dụng tài nguyên du lịch, trong giới hạn của khả
năng tái sinh và tăng trưởng tự nhiên của chúng”.
Mặc dù còn nhiều quan điểm chưa thống nhất, song phần lớn ý kiến cho rằng du lịch
bền vững là hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hoá nhằm thoả mãn các
nhu cầu đa dạng của du khách, hay nói cách khác là đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã
hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được trong hiện tại và không làm tổn hại tới
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện ở việc sử
dụng tài nguyên một cách hợp lí, đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có
những tác động xấu đến môi trường cũng như đảm bảo đem lại những lợi ích lâu dài
cho xã hội.
Đây là khái niệm không nằm ngoài khái niệm chung về sự phát triển bền vững kinh
tế – xã hội nói chung và của một ngành kinh tế nào đó nói riêng.
1.1.3 Những nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch bền vững
- Nguyên tắc 1 : Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên
nhiên, xã hội và văn hoá. Việc sử dụng tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc
phát triển du lịch lâu dài.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 11


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

- Nguyên tắc 2: Gỉam tiêu thụ quá mức và xả thải , nhằm giảm chi phí khôi phục các
suy thoái môi trường, đồng thới cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch.
- Nguyên tắc 3 : Duy trì tính đa dạng. Duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên,
xã hội và văn hoá là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bật cho
nghành du lịch.
- Nguyên tắc 4 : Lồng ghép du lịch vào trong qui hoạch phát triển địa phương và quốc
gia.
- Nguyên tắc 5 : Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động
kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản
địa cũng như tránh gây hại cho môi trường.
- Nguyên tắc 6 : Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ
đem lại lợi ích cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị
hiếu của du khách .
- Nguyên tắc 7 : Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công
nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức, các cơ quan là đảm bảo cho sự
hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột nảy sinh.
- Nguyên tắc 8 : Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và
giải pháp du lịch bền vững, nhằm thực hiện chất lượng của các sản phẩm du lịch
- Nguyên tắc 9 : Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách
những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách
đến môi trường tự nhiên , xã hội, văn hoá khu du lịch, qua đó góp phần thoả mãn
nhu cầu của khách du lịch.
- Nguyên tắc 10 : Triển khai các nghiên cứu, hỗ trợ nhằm giải quyết các vấn đề, mang
lại lợi ích cho các khu du lịch, cho các nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.
1.1.4 Một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển du lịch bền vững
1.1.4.1 Chỉ tiêu phát triển bền vững về kinh tế
Trong trường hợp này bền vững về kinh tế là sự phát triển ổn định và lâu dài của du
lịch, tạo nguồn thu nhập đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 12


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

xã hội. Thể hiện qua mức tăng doanh thu của du lịch ( trung bình 7% - 8%), lượt
khách đến tham quan, vốn đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
1.1.4.2 Chỉ tiêu phát triển bền vững về tài nguyên môi trường
Làm đảm bảo môi trường cảnh quan tự nhiên, khả năng phục hồi của hệ sinh thái,
vốn đầu tư xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch.
1.1.4.3 Chỉ tiêu phát triển bền vững về văn hoá – xã hội
Là việc khai thác đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại,
suy thoái các giá trị văn hoá truyền thống để lại cho thế hệ mai sau , là sự bảo tồn và
phát huy những giá trị truyền thống dân tộc, là mức độ thoả mãn về tâm lý của du
khách, thái độ ứng xử của cộng đồng địa phương, tạo công ăn việc làm cho người
dân địa phương.
1.2 Thực tiến phát triển du lịch bền vững
1.2.1 Trên thế giới
Phát triển du lịch bền vững ngày càng được nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới ủng
hộ, nhất là các nước phát triển như Canada, nhóm nước Châu Âu , Australia…Du
lịch theo xu hướng này và hiệu quả đã mang lại đáng khích lệ không chỉ cho nghành
du lịch mà cho cả ngành kinh tế nói chung và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên.
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy trong việc phát triển du lịch
theo hướng bền vững cho thấy sự khác biệt về nội dung giữa nhóm nước phát triển
và đang phát triển. Ở nhóm nước phát triển, cách thức hoạt động , biện pháp thực
hiện đều nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách về nghiên cứu , tìm tòi
hưởng thụ, đồng thời quan tâm đến bảo vệ môi trường tự nhiên. Ở nhóm nước đang
phát triển, những vùng kinh tế còn khó khăn , phát triển bền vững luôn gắn với mục
tiêu trọng tâm hàng đầu là xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cộng đồng địa
phương đi đôi với bảo vệ môi trường
1.2.2 Ở Việt Nam
Cùng với xu hướng phát triển của thế giới, Việt Nam đã xây dựng các mục tiêu phát
triển trên quan điểm bền vững. Nhà nước ban hành các văn bản pháp lý quan trọng
và tham gia vào công ước quốc tế về phát triển bền vững cũng như du lịch bền vững

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 13


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

như Luật di sản ban hành 2001, luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật du lịch, và một
số công ước như Công ước bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên năm 1972, Công
ước bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể năm 2003…
Như các nước đang phát triển , du lịch mang lại nguồn thu lớn cho Việt Nam, nhưng
cũng đồng thời phát sinh nhiều vấn đề như ôi nhiễm môi trường , du nhập những văn
hoá lai căng, sự bất bình đẳng về thu nhập….Cho nên một trong những vấn đề quan
trọng đối với Việt Nam trong phát triển du lịch bền vững là luôn quan tâm đến đời
sống vật chất, tinh thần của người dân bản địa song song với việc bảo vệ môi trường,
hệ sinh thái tự nhiên.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 14


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐĂKLĂK
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1 Khái quát về tỉnh Đăklăk
2.1.1 Vị Trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý từ
107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc.
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa
- Phia Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đăk Nông.
Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có
quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của
tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14
(chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từBắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27
nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng)
và Pleiku (Gia Lai). Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng
với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan
trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí
Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây
Nguyên phát triển.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình
Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, có hướng thấp dần
từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng, đồi núi xem kẽ bình nguyên và thung
lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính là: địa hình vùng núi, địa

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 15


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

hình cao nguyên, địa hình bán bình nguyên Ea Súp, địa hình vùng bằng trũng Krông
Păc – Lăk.
2.1.2.2 Khí hậu
Nhiệt đới cận xích đạo có 1 mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu mát
và lạnh đầu mùa, khô nóng cuối mùa, độ ẩm thấp, thường có gió mạnh từ cấp 4 đến
cấp 6 và 1 mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát.
Nhiệt độ Tb năm: từ 23 – 24 o C ( nơi có nhiệt độ thấp nhất 7,4 oc, nơi có nhiệt độ
cao nhất là EaSup 40 oc )
Tổng giờ nắng trong năm cao, khoảng 2.139 giờ lượng mưa trung bình đạt khoảng
1.600 – 1.800 mm/ năm.
Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82%.
Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý và độ phân hoá địa hình làm cho khí hậu Daklak có sự
phân hoá theo từng vùng khác nhau.
2.1.2.3 Thuỷ văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều
bao gồm 3 hệ thống sông chính:
+ Hệ thống sông Srepok, chảy theo hướng Tây Bắc đổ vào sông Mê Kông .
+ Hệ thống sông Đồng Nai nằm ở phía Nam .
+ Hệ thống sông Ba, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh, đổ ra biển Đông
Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo có giá trị du lịch, cung cấp
nước sản xuất như hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea Sô...
Các sông chính: Xrê pôk có 2 nhánh Krông ana và Krông nô, sông Eakrông năng và
sông Ea Hleo…
2.1.2.4 Sinh vật
Diện tích rừng lớn nhất nước ta, có 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là
594.488,9 ha ( năm 2004), chiếm khoảng 50% toàn quốc có nhiều loài động thực
vật quý hiếm,( 300 000 loài cây, 90 loài thú, 197 loài chim), tập trung chủ yếu ở ea
suop
Khu bảo tồn thiên nhiên như: Yok đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin...

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 16


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

Có 4 rừng đặc dụng: Chư Yang sin, Nam kar, Hồ Lăk, Ea sô.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Đăk Lăk là một tỉnh nằm trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên có vị trí chiến lược rất quan
trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng- an ninh, là một bộ phận của vùng kinh tế
trong điểm khu vực Tây Nguyên, đồng thời là tỉnh có nền kinh tế đa dạng, với tiềm
năng to lớn trong các linh vực sản xuất cây công nghiệp, du lịch,dịch vụ và khai
thác, chế biến gỗ.
Với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước cùng với sự ổn định chính trị- xã
hội,trong những năm gần đây, tỉnh đã có những chuyển đổi mạnh mẽ trên các lĩnh
vực kinh tế- xã hội,làm thay dổi bộ mặt của đô thị cũng như diện mạo của nông
thôn,đời sống của người dân được ngày càng được nâng cao.Tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân hàng năm đạt 9- 10%, tất cả số xã trong tỉnh đều có điện lưới quốc
gia, trên 50% số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sạch, tỉ lệ hộ đói nghèo giảm tư
2- 3%/năm.Với khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đai khá đa dạng, phong phú,với hơn
8 nhóm đất khác nhau, đặc biệt có hơn 700.000 ha đất đỏ bâzn có khả năng phát
triển thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn như cà phê, ca su,các loại
cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.Rừng Đắk lăk có diện tích và trữ
lượng lớn nhất nước với nhiều chủng loại quý hiếm.Diện tích đất lâm nghiệp quy
hoạch phát triển trồng rừng nguyên liệu còn nhiều, cho phép phát triển những nhà
máy chế biến lâm sản có công suất lớn.
Phát triển kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm
sản (chiếm khoảng 60% GDP).Đăk Lăk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất
Việt Nam với trên 174.740 ha.Sản lượng hàng năm trên dưới 435.000 tấn cà phê
nhân.Bên cạnh đó tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch.
Cùng với sự phát triển kinh tế, các mặt văn hoá- xã hội cũng được coi trong, đời
sống văn hoá tinh thần, trình độ dân trí và sức khoẻ của nhân dân ngày càng được
nâng cao.Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tốt.Buôn
Ma Thuột là trung tâm văn hoá chính trị của Tây Nguyên, có không gian văn hoá
cồng chiên Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 17


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

nhân loại,là tỉnh có nguồn lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp
của tỉnh.Tuy nhiên, trình độ lao động chưa tương xứng với tiềm năng.Đặc biệt, ở
Đăk Lăk còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Êđê, Gia Rai,K ‘Ho,
Mường… với nhiều nết văn hoá đặc sắc.
2.2. Những điều kiện để phát triển hoạt động du lịch bền vững ở tỉnh Đăklăk
2.2.1 Tài nguyên du lịch tỉnh Đăk Lăk
2.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Với địa hình đa dạng và mang đặc điểm riêng về cấu tạo địa chất Đăklăk có tài
nguyên tự nhiên phong phú tạo thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch
gắn với thiên nhiên. Nguồn tài nguyên tự nhiên bao gồm : khí hậu,địa
hình,sông,hồ,suối,thác nước, VQG…
a) Tài nguyên địa hình
Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp dần từ
Đông Nam sang Tây Bắc.Địa hình đa dạng : đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung
lũng.Có thể chia thành các dạng địa hình chính sau :
+) Địa hình vùng núi
Nổi bật là dãy núi Chư Yang Sin là một tên của một dãy núi ở Đăk Lăk, ở đây có
dãy Chư Yang Sin cao 2442 m so với mực nước biển chính là đỉnh núi cao nhất ở
Đăk Lăk và cả hệ thống núi ở cực Nam Trung Bộ.
+) Địa hình cao nguyên
Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc lộ 14
gần như là đỉnh phân huỷ, cao ở gửa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp dần từ
Đông Bắc về phía Tây Nam. Toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn : Cao nguyên Buôn Ma
Thuột và Cao nguyên M’Đrăk.
+) Địa hình bán bình nguyên EaSúp
Là vùng đất rộng lớn ở phía Tây của tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên. Bề mặt ở
đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, đọ cao trung bình
180 m, có vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh… Phần lớn đất đai của
bán bình nguyên EaSúp làđát xám, tầng mỏng và đặc trưng thực vật là rừng khộp

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 18


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

+) Địa hình vùng bằng trũng Krông Păk- Lăk


Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi Chư
Yang Sin, độ cao trung bình từ 400-500 m. Đây là thung lũng của lưu vực sông
Sẻêpôk hình thành các vùng bằng trũng chạy theo các con sông Krông Păk, Krông
Ana với cánh đồng Lăk- Krông A na rộng khoảng 20.000 ha. Đây là vùng trũng bị lũ
lụt vào các tháng 9, táng 10 hàng năm.triển các loại hình du lịch : DLST, du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm và khu vui chơi giải trí. Tiêu biểu núi Chư Yang Sin,
Chư M’Lanh, York Đôn, Chư Dơ Jiu…
b) Tài nguyên khí hậu
Khí hậu Đăk Lăk tương đối ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 23 – 24 C, lượng ánh
sáng dồi dào đến quanh năm, lượng mưa trung bình 2000 mm/ năm, mang dặc trưng
của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt :
 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát.
 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu mát và lạnh đầu mùa, khô nóng
cuối mùa, độ ẩm thấp , thường có gió lạnh từ cấp 4 đến cấp 6.
Nhìn chung, khí hậu Đăk Lăk khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ
cao. Chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng
hoá. Nhưng lại là một điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
c) Tài nguyên sông,hồ,suối.
Với sự đa dạng của địa hình Đăk Lăk được xem là tỉnh có phong cảnh tự nhiên đẹp
với nhiều sông, hồ, thác nước rất độc đáo.
Hệ thống hồ bao gồm nhiều hồ lớn thơ mộng như hồ Lăk, hồ Ea Kao, hồ Ea Đờn,hồ
Đăk Minh,hồ Ea Nhái… Trong đó nổi tiếng nhất là hồ Lăk bởi khung cảnh nên thơ
và những câu chuyện huyền thoại.
Có các con sông lớn là Krông Nô, Krông Ana, sông Sêrêpôk, sông Ea H’Leo.Trong
đó quan trọng nhất là sông Sêrêpôk cả về nặt sản xuất nông nghiệp và du lịch.
Thiên nhiên ký thú đã tạo cho Đăk Lăk có một tiềm năng du lịch sinh thái hấp dẫn
với nhiều ngọn thác hùng vĩ như thác Gia Long ( thác Dray Sap Thượng- Krông
Ana), thác Krông Ana( Krông Bông), thác Thuỷ Tiên (Krông Năng), thác Bảy

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 19


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

Nhánh ( Buôn Đôn), thác Dray Nur, thác Dray Nao, thác Suối Mơ… Các khu rừng
nguyên sinh : vườn quốc gia Yok Đôn, vườn quốc gia Chư Yang Sin, khu lâm viên
Ea Kao, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô… rất
thuận lợi cho việc phát triển tuyến du lịch với nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc.
d) Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của Đăk Lăk có 604.293 ha,trong đó rừng tự nhiên là
585.939 ha, rừng trồng là 18.354 ha, tỷ lệ độ che phủ 46%.Tổng trữ lượng rừng trên
50 triệu m,trong đó trữ lượng rừng thường xanh 36,3triệu m( rừng giàu và trung bình
24,4 triệu m, rừng nghèo 8,9 triệu m, rừng non 2,9 triệu m), trữ lượng rừng khộp
21,2 triệu m( rừng giàu và trung bình 4,7 triệu m, rừng nghèo 12,2 triệu m, rừng non
4,2 triệu m), rừng hỗn giao 1 triệu m, rừng trồng 0,3 triệu m.Tổng trữ lượng rừng tre
nứa 335,9 triệu cây.
Rừng Đăk Lăk có nhiều loại gỗ , cây dược liệu trong đó có một số loại gỗ quý như
Cẩm Lai, Lim,Trắc,Sến ,Tàu ,Cà Te, Giáng Hương, Thuỷ Tùng… ngoài ra còn nhiều
loại lâm thổ sản khác ; nhiều loại động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ của nước
ta và sách đỏ của thế giới phân bố chủ yếu ở vườn quốc gia York Đôn , Chư Yang
Sin ,các khu bảo tồn Nam Kar, Ea Sô… Rừng Đăk Lăk nằm ở thượng lưu các sông
suối lớn nên đóng vai trò rất quan trọng về phòng hộ và bảo vệ nguồn sinh thuỷ
không những cho tỉnh mà cho cả khu vực.
2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống và lao động, nhưng ở Đăk
Lăk đã có hơn 44 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh tạo nên nét đặc trưng riêng cho
nền văn hóa lâu đời của Đăk Lăk. Người Êđê và người Mnông là hai dân tộc đại
diện cho vùng đất Tây Nguyên với một bề dày lịch sử và văn hóa. Bên cạnh đó
Đắk Lắk còn có kho tàng sử thi phong phú nhất Việt Nam với 292 pho, đã sưu tầm
77 pho (gồm 12 sử thi Êđê và 65 sử thi M’nông). Nổi tiếng nhất là Bài ca chàng
Đam San (Klei khan Y Đam San) của dân tộc Êđê. Đắk Lắk là một trong những
cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được
UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Chỉ một đội
cồng chiêng nổi tiếng của người Đắk Lắk, vỏn vẹn chỉ có 8 nam và 3nữ mà họ đã

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 20


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

đem tài năng và vốn văn hóa của mình đi biểu diễn khắp nơi trong cả nước và còn
sang Thụy Điển dự lễ hội Womek. Đắk Lắk còn có chiếc ghế Kpan (được làm gỗ
nguyên khối) dài nhất Việt Nam. Ghế Kpan là tài sản quý của những gia đình giàu
có và uy thế người Êđê. Chiếc Kpan lớn nhất dài 11,46m, dày 8cm, bề mặt 68cm,
cao 48cm hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Văn hóa dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
Nói đến Tây Nguyên không thể không nói tới lễ hội voi ở nơi đây bởi tỉnh là nơi
có đàn voi nhà đông nhất với 54 con , lễ hội này được coi là lễ hội voi lớn nhất Việt
Nam, với 30 chú voi thiện chiến dự thi nhiều môn như đá banh, đua voi, xiếc....
Bên cạnh đó các Lễ hội Cồng chiêng, Lễ hội cà phê đã được nhà nước công nhận
và tổ chức đều đặn hàng năm như một giá trị truyền thống. Đáng chú ý khi đến
thăm Đắk Lắk là những ngôi nhà dài truyền thống theo huyền thoại có thể "dài
như tiếng chiêng ngân" hoặc các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và ấn tượng với du
khách bằng những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và cả thuyền độc mộc đẻo từ
những cây rừng lớn nguyên vẹn...
Là một mảnh đất có bề dày về văn hóa và lịch sử nên Đăk Lăk có rất nhiều di tích
có giá trị, có rất nhiều di tích đã và đang được kiểm kê, công nhận và xếp hạng.
Ngoài những di tích khảo cổ như khu mộ táng Ea Knuếk (Krông Păc), mộ Chăm
Hòa Sơn (Krông Bông), tháp Yang Prong (Ea Súp)...trong tình còn có hàng chục di
tích lịch sử và văn hóa, như: Nhà đày Buôn Ma Thuột.,Đình Lạc Giao, Buôn
Dliêya (Krông Năng), buôn căn cứ trong chống Pháp và chống Mỹ, Buôn Cháy (Cư
Mgar), buôn căn cứ trong chống Mỹ , Hang đá Đăk Tuôr (Krông Bông) trụ sở của
Tỉnh ủy trong vùng căn cứ thời kỳ chống Mỹ, Hang đá Khuê Ngọc Điền (Krông
Bông) , Đèo Phượng Hoàng (MĐrăk), Hang Ba tầng (Lăk) Chùa Khải Đoan
(TP.Buôn Ma Thuột) , Mộ Khun Ju Nốp (Buôn Đôn)
2.2.2 Sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Đăk Lăk
Nhìn chung , du lịch ở Đăk Lăk chỉ mới phát triển trong vài năm gần đây. Sự phát
triển của các loại hình du lịch đã mang lại một số tác động tích cực sau :
+ Góp phần tăng thu nhập du lịch và tăng thu nhập của dân cư địa phương vùng lân
cận nơi có các tài nguyên tự nhiên.
+ Làm tăng thời gian lưu trú của du khách.
+ Tăng khoản thu nhập cho công tác bảo tồn.
+ Giaỉ quyết được vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 21


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

+ Góp phần không nhỏ trong công tác, xúc tiến quảng bá du lịch Đăk Lăk với du
khách trong và ngoài nước.
Do du lịch là một ngành kinhtế còn khá mới mẻ ở Đăk Lăk nên những kết quả đạt
được trong hoạt động kinh doanh du lịch còn hạn chế.Những cố gắng ban đầu của
ngành du lịch địa phương trong việc phát triển loại hình du lịch này mới chỉ dừng lại
ở những việc tạo nên những tiền đề cơ bản như : khảo sát , đánh giá tiềm năng và giá
trị các tài nguyên du lịch, đầu tư CSHT… góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển du lịch bền vững sau này.Đánh giá một cách khách quan, quá trình triển
khai còn qua chậm chạp, chưa có sự phối hợp đồng bộ với các ngành và cơ quan hữu
quan khác.Mặt khác, do tác động các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến tiến độ lập quy hoạch và định hướng phát triển các loại hình
du lịch ở Đăk Lăk. Chính vì vậy, tiềm năng du lịch to lớn nhưng chưa được khai
thác có hiệu quả, có nhiều vấn đề đặt ra. Đó là những khó khăn thách thứcmà ngành
du lịch Đăk Lăk phải giải quyết để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong giai
đoạn tới.
2.3 Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Đăk Lăk
2.3.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
2.3.1.1 Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng : chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch , một số dự án có
tầm chiến lược trong phát triển triển khai chậm do chưa có khả năng cân đối vốn,
nhất là các công trình sân bay, công trình đường bộ
a. Hệ thống giao thông :
Hiện nay toàn tỉnh Đăk Lăk có hơn 397,5km đường quốc lộ.Và ngoài ra còn có 14
tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, gần 70 % trong số đó đến cuối tháng 2 năm 2006
đã được rải nhựa. Đường giao thông nội tỉnh được đầu tư mở mới và nâng cấp thuận
lợi có thể thông thương đến biên giới Campuchia mặt khác các tuyến đường đến các
khu du lịch đã được nhựa hóa gần như là đến chân cổng các khu du lịch. Thêm vào
đó cùng với việc Chính phủ đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh, hàng loạt các công
trình đầu tư nhằm khai thác lợi thế của tuyến giao thông này. Điển hình là việc đầu

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 22


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

tư xây dựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và các trục giao thông sẽ hình thành
nhánh của con dường xuyên Á bắt đầu từ Côn Minh (Trung Quốc) - Myanmar -
Lào - Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y tạo mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các
tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung
và Đông Nam Bộ.Với một vị trí thuận lợi như vậy, trong tương lai Đắk Lắk sẽ là
một trung tâm giao lưu hàng hoá giữa các vùng và tạo điều kiện cho các ngành du
lịch, dịch vụ phát triển trong những năm tới đây.
Đây cũng là điều kiện khá lý tưởng để thu hút khách du lịch các nước theo tuyến
đường bộ này vào Tây Nguyên - Đắk Lắk cũng như khuyến khích du khách Đắk
Lắk đi du lịch nước ngoài. Thế nhưng đường xá của tỉnh không được đảm bảo về
chất lượng, trên các đoạn đường tỉnh lộ, những “ổ gà” hay “ổ khủng long” nằm
chiếm ngay trên đường gây ảnh hưởng xấu đến giao thông và dễ xảy ra tai nạn,
ngoài ra các đoạn đường vào điểm du lịch như thác Krông Kmar, khu du lịch sinh
thái-văn hoá Buôn Đôn …bị “lở loét” phần nào đã ảnh hưởng đến thời gian di
chuyển, và tính an toàn cho du khách. Các lái xe chạy trên các quốc lộ 14, 26, 27 (
là các quốc lộ có bề ngang hẹp) thường phóng nhanh, vượt ẩu để tranh dành khách
đã tạo nên ấn tượng xấu trong lòng khách du lịch.
- Đường hàng không
Hàng ngày có các chuyến bay từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng và ngược lại bằng máy bay cỡ trung A320.
Cụm cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đang tiếp tục được đầu tư xây dựng hệ
thống sân bãi và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương lai.
- Xe buýt
Hiện nay có tuyến xe buýt dến tất cả các điểm thuộc thành phố Buôn Ma Thuột
và từ thành phố Buôn Ma Thuột đi đến trung tâm hầu hết các huyện trong tỉnh
góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu đi lại và hạn chế tai nạn giao thông.
Nhưng một thực trạng hiện hữu là các tuyến xe buýt đều không đi đến điểm tham
quan du lịch, mà cách khu du lịch một đoạn đường khá xa từ 5km-7km như khu du
lịch Draysap, hồ Lăk, thác Krông Kmar.. chỉ có khu du lịch cầu treo Buôn Đôn có

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 23


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

tuyến xe buýt từ thành phố Buôn Ma Thuột- Khu du lịch Buôn Đôn nên lượng
khách ở đây rất đông vào những ngày cuối tuần. Vì lý do đó mà xe buýt vẫn chưa là
phương tiện thông dụng cho các khách du lịch bản địa lựa chọn khi đi du lịch trong
tỉnh.
b.Hệ thống cấp điện :
Đăklăk là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển thuỷ điện. Trên địa bàn tỉnh có các
đầm hồ lớn như hồ Lăk ( Huyện Lăk), sông Sêrêpôk có trữ lượng thuỷ điện khoảng
2.636 triệu KW. Hiện tại có 23 công trình thuỷ điện lớn nhỏ đã được đầu tư xây
dựng với tổng công suất lắp máy 14.280KW đang hoạt động. Tạo điều kiện thuận
lợi cho du lịch phát triển.
c.Hệ thống cấp thoát nước :
Hiện nay, đã cơ bản hoàn thành hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải ở thành
phố Buôn Ma Thuột và một số khu vực đảm bảo vệ sinh môi trường như cấp nước
sạch cho các huyện khác.
d.Hệ thống thông tin liên lạc :
Hệ thống thông tin liên lạc của Đăklăk được trang bị công nghệ mới, hiện đại, đáp
ứng nhu cầu liên lạc trong nước và quốc tế cho khách du lịch. Hiện nay, trên địa bàn
tỉnh có Bưu điện Đăklăk, các nhà cung cấp dịch vụ: Viettel, Mobifone, Vinaphone,
S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile….và nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia trong
lĩnh vực bưu chính viễn thông.
2.3.1.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật
- Hầu hết các Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch hiện nay đều tập trung ở thành
phố Buôn Ma thuột như các hệ thống cơ sở lưu trú, hệ thống các nhà hàng, hệ
thống cơ sở vui chơi giải trí, các cửa hàng lưu niệm, các phương tiện vận chuyển
khách du lịch.
a.Hệ thống cơ sở lưu trú:
Hệ thống cơ sở vật chất trong ngành du lịch cả nước nói chung và của tỉnh Đăk Lăk
nói riêng trong thời gian qua đã có một số tiến triển đáng kể, nhưng vẫn chưa sánh
kịp so với các nước trong khu vực và thế giới. Tổng cơ sở lưu trú cả nước đạt gần

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 24


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

9.000 cơ sở với 180.051 buồng. Trong đó 4.283 cơ sở lưu trú xếp hạng chuẩn từ 1
sao đến 5 sao chiếm 49.94%. Thực tế các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt
là khách sạn 5 sao còn quá ít và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn nên dễ gây
ra tình trạng “cháy phòng” dẫn đến việc tăng giá cao và ảnh hưởng đến chất lượng
phục vụ.
Tại Đăk Lăk hiện nay cơ sở lưu trú chất lượng cao vẫn còn hạn chế toàn tỉnh chỉ có
3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 9 khách sạn đạt
tiêu chuẩn 1 sao và hơn 68 khách sạn và nhà nghỉ chưa xếp hạng với tổng số phòng
là 1748 phòng, 3298 giường.. Nhưng hầu hết các cơ sở hiện tại thiếu tính thiết kế
trong bài trí, trang trí, ít dịch vụ vui chơi, giải trí trong khách sạn mà đa phần là kết
hợp giữa nhà hàng và khách sạn. Trình độ quản lý và tác phong phục vụ còn yếu đã
ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của các cơ sở lưu trú. Trong khi đó các khách
quốc tế yêu cầu rất cao về cơ sở lưu trú thì đây cũng là một hạn chế rất lớn cho du
lịch tỉnh Đăk Lăk.
b.Hệ thống nhà hàng : Cùng với sự phát triển của du lịch, hàng loạt các nhà hàng
ra đời phục các món ăn ba miền, Âu – Á, đặc biệt các món ăn dân dã đậm chất Tây
Nguyên. Một số nhà hàng nổi tiếng như : Nhà hàng Thanh Lịch, Nhà hàng sân vườn
Bốn Triệu, nhà hàng Trúc Đào … sẽ đem lại những ấn tượng khó quên cho du
khách.
c. Hệ thống các cửa hàng lưu niệm : ở Đăklăk các mặt hàng lưu niệm được bày
bán tại các điểm du lịch, khách sạn… mang đặc trưng của Đăklăk như : Vải thổ
cẩm, rượu cần, nhẫn đuôi voi…Ngoài ra cón có các mặt hàng được sản xuất các tỉnh
thành khác của Việt Nam tạo nên sự đa dạng, phong phú hấp dẫn du khách. Tuy
nhiên các quầy hàng nằm rải rác gây nhiều trở ngại cho việc mua sắm của du khách.
d. Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí : Các cơ sở vui chơi giải trí rất ít. Hiện nay
Đăklăk chỉ khai thác công viên nước Đăklăk. Các vũ trường đêm, các quầy bar đặc
trưng phục vụ du khách chưa có. Du lịch Đăklăk đang đặt mục tiêu tăng thời gian
lưu trú bình quân của du khách. Để làm được điều này, cần phải phát triển dịch vụ
vui chơi giải trí.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 25


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

2.3.2 Thực trạng về khách du lịch


Trong những năm gần đây số lượng khách đến với Đăklăk không ngừng tăng lên. Đó
là tín hiệu đáng mừng cho du lịch tỉnh Đăklăk. Với nguồn tài nguyên phong phú, đa
dạng nên Đăklăk đã khai thác hầu hết các tour du lịch tham quan, nghiên cứu, dã
ngoại… nên số lượng khách tham quan luôn chiếm tỉ lệ cao.
Theo nguồn Sở VHTT –DL Đăklăk, trong năm 2010, ngành Du lịch Đắk Lắk đã
đón 280.000 lượt khách, tăng 9,95% so với năm 2009; trong đó khách quốc tế đạt
hơn 24.500 lượt, tăng 7,92%; khách trong nước đạt hơn 255.500 lượt, tăng 20,15%
so với năm 2009. Trong quý I năm 2011, hoạt động Du lịch đã đạt được những kết
quả phấn khởi, tổng doanh thu ước đạt 62,71 tỷ đồng, đạt 26,68% kế hoạch của cả
năm, tăng 37,82 % so với cùng kỳ năm 2010; tổng số khách đón tiếp ước đạt 69.400
lượt khách, đạt 19,83% kế hoạch, tăng 6,77% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế
ước đạt 7.200 lượt khách, đạt 22,50% kế hoạch, tăng 16,13% so cùng kỳ.
Thị trường khách du lịch bao gồm hai đối tượng chính là khách địa phương và khách
du lịch. Trong đó khách địa phương chiếm tỉ lệ cao ( khoảng 70% tổng số khách),
chủ yếu là dân cư thuộc tỉnh Đăklăk và vùng lân cận. Đối tượng chủ yếu là học sinh,
sinh viên, các cán bộ công nhân viên chức đến tham quan nghĩ dưỡng. Hình thức tổ
chức phổ biến là tự túc hoặc thông qua các công ty lữ hành du lịch tổ chức.
Nhìn chung, đối tượng khách du lịch đến Đăklăk còn ít, khách nội địa chủ yếu đến
từ các thành phố lớn : Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, khách quốc tế có
khách Pháp, Anh, Mỹ và một số nước Bắc Âu. Hiện tại khách nước ngoài chỉ chiếm
tỉ trọng tương đối khiêm tốn chủ yếu là khách du lịch ba lô và khách đến với mục
đích ngiên cứu, khảo sát .
Về cơ cấu khách theo độ tuổi : Hiện nay độ tuổi trung bình của đối tượng khách du
lịch tương đối trẻ, trong khoảng 25 – 40 tuổi, chủ yếu là thanh niên, các nhà nghiên
cứu với đặc điểm năng động, chịu được nhiều thiếu thốn và khó khăn khi CSHT và
các dịch vụ tại các điểm du lịch còn chưa được tiện nghi và đầy đủ.
2.3.3 Thực trạng về doanh thu

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 26


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

Cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, tình hình kinh doanh du lịch trên địa
bàn tỉnh Đăklăk đang phát triển khá mạnh
Trong năm 2010 tổng doanh thu du lịch đạt hơn 200 tỷ đồng, tăng 19,27% so với
năm 2009. Trong quý I năm 2011 Hoạt động Du lịch đã đạt được những kết quả
phấn khởi, tổng doanh thu ước đạt 62,71 tỷ đồng, đạt 26,68% kế hoạch của cả năm,
tăng 37,82 % so với cùng kỳ năm 2010.
Hiện nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có 12 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó 3
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Và nhiều cơ sở lưu trú, nhà hang mang lại
nhiều doanh thu từ việc đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách.
2.3.4 Thực trạng về lao động trong du lịch
Du lịch là một nghành kinh tế đòi hỏi những người làm du lịch không những phải
có kiến thức về lịch sử, văn hóa, ngoại ngữ…mà con phải biết giao tiếp rộng và
nhiều kỹ năng mềm khác trong giao tiếp và ứng xử. Trong những năm qua ngành
du lịch của tỉnh Đăk Lăk đã đạt được nhiều bước phát triển, doanh thu của ngành
tăng đều qua các năm, thu hút được một lượng đông đảo khách du lịch đến với Đăk
Lăk cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Đạt được thành quả như vậy là
nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước cũng như các cấp lảnh đạo địa phương
đến việc thu hút vốn đầu tư và đặc biệt là công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực du lịch, bên cạnh đó tổ chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ
cho cán bộ nhân viên ngành du lịch..
Theo điều tra nguồn nhân lực Đăk Lăk năm 2008 của sở Thương Mại và du lịch
Đăk Lăk thì có khoảng 1500 người làm trong ngành du lịch và tỷ lệ được đào tạo
chiếm hơn 48% trong đó người được đào tạo chuyên nghành về du lịch chiếm
22,66% còn lại được đào tạo từ các ngành khác như kinh tế,tin học, ngoại ngữ…
như vậy là đội ngũ du lịch Đăk Lăk còn hơn 62% chưa được đạo tạo đúng nghĩa,
điều này cho thấy một thực trạng của du nhân lực Đăk Lăk hiện nay là vừa thiếu và
vừa yếu. Ngoài ra chỉ có xấp xỉ khoảng 30% nhân viên biệt nói ngoại ngữ chủ
yếu là Anh và một ít tiếng Pháp. Thực tế cho thấy hiện nay nhân lực trong nghành

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 27


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

du lịch của tỉnh không những chưa đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, đặc
biệt là chuyên môn nghiệp vụ cũng như thái độ phục vụ du khách.
Sản phẩm du lịch nghèo nàn, đội ngũ những người làm du lịch yếu kém đã làm lu
mờ một hình ảnh du lịch Đăk Lăk giàu tiềm năng, nhiều du khách đến Đăk Lăk một
lần mà chỉ mang về hình ảnh xấu khiến cho du khách chỉ đến một lần và không
quay trở lại đó là thực trạng không chỉ của riêng Đăk Lăk mà của cả nước Việt
Nam.
Nhưng nhìn về phía người sử dụng lao động, họ cũng chưa thật sự quan tâm chăm
lo phát triển và đào tạo nguồn nhân lực và tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân có khả
năng phát huy năng lực của họ mà chủ yếu tính đến lợi nhuận nhiều hơn. Mặt khác
tình trạng đào tạo ở các trường không phù hợp với thực tế yêu cầu tuyển dụng của
các nhà tuyển dụng sự khác biệt này cũng là một rào cản lớn khiến cho đại bộ phận
sinh viên sau khi ra trường đều phải được đào tạo lại từ phía nhà tuyển dụng
2.3.5 Thực trạng về tổ chức quản lý và khai thác du lịch
Cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đây là cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đăklăk, có chức năng tham mưu giúp
UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du
lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản
phẩm) ở địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạnh theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND
tỉnh theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra tỉnh thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư Du lịch Đắk Lắk là
cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có chức năng nhiệm vụ: tham mưu cho Ủy
ban nhân dân tỉnh xây dựng chính sách, kế hoạch về xúc tiến thương mại, đầu tư và
du lịch phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong
từng năm, từng giai đọan; đồng thời liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh
nhằm khai thác, cung cấp các dịch vụ về môi giới xúc tiến thương mại, đầu tư và du
lịch, thực hiện công tác tư vấn cho các đối tác có nhu cầu về đầu tư.
Về công tác quản lý : Để đánh giá thực trạng của công tác quản lý nhà nước phải

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 28


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

nghiên cứu đánh giá trên ba khía cạnh: nguồn nhân lực, cách thức quản lý và công
cụ quản lý
Các cơ quan chức năng vẫn chưa phối hợp đồng bộ nhằm tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm du lịch thú vị và độc đáo. Lấy ví dụ như để tổ chức
một tour băng rừng các doanh nghiệp phải rất vất vả mới xin được giấy phép vào
các khu rừng quốc gia hay những khu vực cấm hay việc xử lý các vi phạm giao
thông vẫn chưa linh hoạt cho du khách, khi khách du lịch vi phạm luật giao thông
thì chưa giải quyết linh hoạt để du khách có thể tiếp tục chuyến du lịch theo đúng
lịch trì... Là một trong những ngành được ưu tiên phát triển nhất tỉnh nhưng sự
thiếu quan tâm và chỉ đạo nghệch ngoặc khiến cho du lịch chưa tương xứng với
tiềm năng, các chính sách hỗ trợ đầu tư còn nhiều bất cập và thủ tục hành chính
rề rà đã ngán ngẩm các nhà đầu tư. Công tác xây dựng hệ thống cơ sở vật chất
phục vụ cho du lịch còn quá kiếm khuyết. Một số nơi hệ thống đường xá vào khu
du lịch đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa thấy cơ quan chức năng nào lên
tiếng.
Một thực tế nửa là nguồn nhân lực đang làm trong các cơ quan ngành du lịch còn
có trình độ cao còn thiếu, các chính sách cụ thể để phát triển du lịch đưa ra chưa
đáp ứng còn chưa nhiều mà chủ yếu còn trông chờ nhiều vào các điều kiện thiên
nhiên ưu đãi.. Thực trạng này đã phần nào nêu rõ lý do tại sao Đăk Lăk xin không
đăng cai năm du lịch 2009, lảnh đạo của tỉnh đưa ra lý do rằng trong tình hình kinh
tế hiện nay, tỉnh không thể chi một khoản kinh phí lớn để tổ chức sự kiện. Mặt
khác, với điều kiện cơ sở hạ tầng hiện tại, Đắc Lắc sẽ khó phục vụ tốt một lượng
lớn khách đến trong những lễ hội chính của năm du lịch.
Và theo thực tế thấy rằng cách thức hoạt động của các cơ quan chức năng là đề ra
chỉ tiêu hoạt động để các doanh nghiệp cùng phấn đấu đạt chỉ tiêu nhưng thiếu
các công cụ hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp khiến nhiều năm qua các doanh
nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn và chủ yếu tự lực là chính. Xuất phát từ nền
kinh tế chính của tỉnh phụ thuộc vào nông nghiệp nhiều đời nay và tỉnh còn nằm

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 29


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

trong số những tỉnh nghèo nhất nước nên vì vậy mà việc quản lý còn nhiều bất cập
và thiếu sót do vậy để bắt kịp thời đại một khi Việt Nam đã vào WTO thì việc quản
lý du lịch ở Đăk Lăk cần phải không ngừng học hỏi để bắt kịp với xu hướng thời
đại hiện nay. Với một tiềm năng dồi dào về du lịch cũng như khuynh hướng hiện
nay nghĩ rằng rồi đây du lịch Đăk Lăk sẽ phát triển dựa trên nền móng của sự đầu
tư có qui mô và quy hoạch rõ ràng và cụ thể, muốn làm được điều ấy thiết nghĩ các
cơ quan chức năng phải không ngừng phát huy hơn nữa vai trò của mình để đưa du
lịch Đăk Lăk trở thành một trong mười điểm đến của Việt Nam.
Đánh giá về công cụ quản lý du lịch tại Đăk Lăk, hiện nay tỉnh đã có các cổng
thông tin trên Internet để khách hàng có thể tìm kiếm thông tin du lịch nhưng như
đã nói các thông tin này còn chưa được cập nhật nhiều, thông tin chưa xác với
thực tế và lượng thông tin còn rất ít. công cụ thu thập số liệu thống kê của tỉnh rất
nhanh và đều đặn, hàng tháng các cơ quan đều công bố số liệu và tiến độ chỉ tiêu
đạt được giúp cho tỉnh dễ dàng kiểm soát được tình thình thực tế của ngành du lịch.
Về công cụ pháp lý, sự ra đời của luật du lịch đã giúp cho các địa phương trong
tỉnh dễ dàng kiểm soát hoạt động du lịch cũng như những chính sách bổ sung của
tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Nhưng vẫn còn tồn tại một
số bất cập gây khó khăn cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh cũng như các
doanh nghiệp bên ngoài muốn đầu tư vào Đăk Lăk.
2.4 Đánh giá chung về thực trạng khai thác du lịch tỉnh Đăklak theo hướng bền
vững
2.4.1 Phát triển bền vững về kinh tế
 Về số lượng khách,doanh thu
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến không chỉ Việt nam mà cả ngành du
lịch toàn cầu hứng chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ. Mức tăng trưởng của du lịch
thế giới đã giảm 2% trong năm 2008 và Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) cũng
dự báo “con gà đẻ trứng vàng” sẽ dừng lại ở con số 0 trong năm 2009. Trong năm
2008 ngành du lịch Việt Nam đã tiếp đón khoảng 4,25 triệu lượt khách du lịch
quốc tế, tăng khoảng 2% so với năm 2007. Tuy nhiên mức tăng trưởng này tương

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 30


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

đối chậm hơn mức 16% đạt được trong năm 2007 do suy thoái kinh tế toàn cầu.
Riêng tại Đăk Lăk nhóm nhận thấy rằng hiện nay tình trạng khủng hoảng kinh tế
toàn cầu đã tác động không nhỏ đến du lịch của Tỉnh Đăk Lăk. Mặc dù vậy tỉnh
vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định.Trong năm2008, Đắk Lắk
có nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch lớn tổ chức như Lễ hội cà phê Buôn
MaThuột lần thứ 2, Trại sáng tác âm nhạc và múa, Giải bóng đá thiếu niên toàn
quốc… đã thu hút được một lượng khách lớn đến với Đắk Lắk.
Theo các số liệu lượng khách quốc tế trong những năm qua ở tỉnh có dấu hiệu
đang tăng lên, nhưng mức tăng trưởng không ổn định, tốc độ tăng trung bình đạt
15,94% (năm 2005-2008) riêng năm 2007 lượt khách quốc tế đã giảm 3.128% so
với năm 2006 . Nhưng dấu hiệu đáng mừng ở đây là năm 2008 lượng khách quốc
tế đến tỉnh Đăk Lăk lại tăng 14% so với năm 2007 mặc dù năm 2008 là năm mà
ngành du lịch quốc tế và trong nước gặp nhiều khó khăn. Lượt khách nội địa năm
2007 tăng đáng kể 17,5% so với năm 2006 và có dấu hiệu chùn lại tăng 2,7%
trong năm2008. Trên đà đó trong quý I năm 2009 ngành du lịch của tỉnh tiếp tục
duy trì tốc độ tăng trưởng.Tổng số khách đón tiếp đạt 56.000 lượt khách đạt
18.67% kế hoạch năm 2009 tăng 2.26% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khách
quốc tế xấp xỉ 5.000 lượt khách, đạt 20% kế hoạch năm 2009 giảm 37.23% so với
cùng kỳ năm 2008. Thực tế cho thấy rằng tác động của khủng hoảng kinh tế toàn
cầu dịch cúm gia cầm H5N1và mới đây là dịch cúm lợn H1N1 đã hạn chế lượng
khách quốc tế đến du lịch ở tỉnh, trong khi đó lượng khách du lịch nội địa tăng
nhanh là do các đoàn khách trong nước đến khảo sát, công tác và dự hội nghị,
khách đến với mục đích du lịch thật sự còn ở mức thấp. Nhìn chung du lịch của
tỉnh Đăk Lăk hiện nay chỉ thu hút chủ yếu được lượng khách nội địa và một lượng
nhỏ khách nước ngoài. Xét cho cùng bởi vì các sản phẩm du lịch ở Đăk Lăk chủ
yếu là các sản phẩm du lịch văn hoá-lịch sử và du lịch sinh thái, những sản phẩm
này tuy phù hợp với khách quốc tế bởi theo thị hiếu, khách quốc tế rất thích tìm
hiểu những nền văn hoá mới, các phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 31


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

ở Đăk Lăk, các khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nhưng do các sản phẩm du lịch
còn “thô” và chưa có nét đặc sắc nên chưa có thể thu hút được du khách quốc tế
trong khi đó loại hình này ít phù hợp với khách trong nước. Đây cũng là lúc mà
các cơ quan cần quan tâm để việc phát triển du lịch của tỉnh mang tính bền vững.
 Về xúc tiến quảng bá
Xúc tiến thương mại là một trong những nhân tố quan trọng nhằm góp phần đưa
được hình ảnh du lịch Việt Nam cũng như du lịch của tỉnh Đăk Lăk ra bạn bè quốc
tế và giúp cho ngành du lịch ngày càng vững mạnh và phát triễn bền vững. Tuần lễ
du lịch quốc gia không chỉ là dịp quảng bá lịch sử, văn hóa, con người ở địa
phương mà còn góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao
thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây và đặc biệt là đầu năm 2009
ngành du lịch Việt Nam đã diễn ra nhiều sự kiện, hoạt động lễ hội, liên hoan hội
chợ được tổ chức trong và ngoài nước với quy mô lớn nhằm quản bá các cảnh đẹp
Việt Nam cũng như tiềm năng và các thế mạnh của du lịch Việt Nam. Giữa tháng
2 năm 2009 một chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam tại TP.Melbourne, Úc
với chủ đề “Ấn tượng Việt Nam – Impressive Vietnam” nhằm giới thiệu hình ảnh
du lịch Việt Nam và thu hút các nhà đầu tư, hợp tác và đẩy mạnh hơn nữa hơn nữa
công tác du lịch của hai bên. Ngoài ra còn có các sự kiện như quản bá du lịch Việt
Nam trên kênh truyền hình CNN và trên taxi tại Anh, tham gia hội chợ du lịch
hằng năm lớn nhất thế giới tại Beclin, Đức.. Trong nước có các hoạt động như
Carnavan Hạ Long năm 2009, hội chợ du lịch hằng năm ở Thành Phố Hồ Chí
Minh, tổ chức năm du lịch đều đặn ở các vùng miền khác nhau trong cảc nước …
Riêng với du lịch Đăk Lăk, vào tháng 11/2005, không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu – di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại đã làm tăng thêm giá trị của nền văn hóa nghệ thuật tỉnh Đắk
Lắk. Trong những năm qua tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động du lịch thu hút du
khách như Festival cồng chiêng năm 2007, lễ hội cà phê lần I… đã thu hút được
nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Đăk Lăk, ngoài ra tỉnh cũng đã phát
hành bộ đĩa CD-Rom về bản đồ hành chính – thương mại – du lịch Đắk Lắk , bên

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 32


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

cạnh đó tỉnh đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Truyền hình TP.HCM
quay nhiều bộ phim quảng bá cho du lịch Đắk Lắk như: “Sắc xuân Đắk Lắk”, “Đắk
Lắk, Cao nguyên điểm hẹn”, “Bên dòng Sêrêpôk”, “Tây Nguyên mùa dã quỳ”…
Đặc biệt vào giữa tháng 12-2009 tỉnh sẽ tổ chức tuần lễ du lịch với chủ đề “Huyền
thoại voi Tây Nguyên” nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá, các thành tựu, tiềm
năng du lịch to lớn của tỉnh cũng như góp phần quảng bá và xây dựng thương
hiệu cho du lịch Đăk Lăk. Năm 2008 tỉnh đã hỗ trợ 500 triệu đồng cho công tác
xúc tiến quản bá du lịch như dựng panô tấm lớn để quảng cáo du lịch Việt Nam,
tập hợp và tổ chức vận động thành lập hợp tác xã voi ở BuônĐôn; xây dựng bộ
phim giới thiệu về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của người Buôn Đôn,
tham gia các hội chợ quảng bá du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức trong và ngoài
nước nhằm tuyên truyền quảng bá và kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
của hoạt động du lịch tỉnh nhà.
Sự ra đời của hiệp hội du lịch tỉnh Đăk Lăk đã đánh dấu một bước tiến mới trong
việc xây dựng một thương hiệu cho du lịch Đăk Lăk, là tổ chức xã hội nghề nghiệp
tự nguyện của các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch và những
lĩnh vực khác có liên quan ở Đắk Lắk. Đây là nơi để các hội viên hợp tác, hỗ trợ
nhau trong hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du
lịch, ổn định giá dịch vụ, đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu ra thị trường trong
nước và quốc tế.
Thế nhưng công tác xúc tiến hiện nay còn mang tính chất phong trào, chưa mang
lại hiệu quả cao, và còn nhiều bất cập một phần là do chi phí dành cho việc xúc
tiến còn hạn chế mặt khác các cá nhân và tổ chức chưa có nhiều động lực mạnh
mẽ bởi lợi ích của việc xúc tiến chưa gắn liền với lợi ích cá nhân. Đăk Lăk có
nhiều cảnh đẹp và văn hoá đa dạng nhưng hầu như ít người biết đến, thậm chí
nhiều ngừơi còn nghĩ rằng Buôn Ma Thuột và Đăk Lăk là hai tỉnh khác nhau.
Nguyên nhân do công tác quảng bá còn quá yếu và thiếu thông tin cho khách hàng
tìm kiếm trong quyết định đi du lịch của mình. Chúng ta khó có thể tìm kiếm
những thông tin mới về ngành du lịch của tỉnh, bên cạnh đó trung tâm xúc tiến và

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 33


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

đầu tư là một cơ quan xây dựng hình ảnh thương hiệu của du lịch tỉnh nhưng cũng
rất hạn chế trong việc cung cấp thông tin quảng bá du lịch của tỉnh nhà, ngoài ra
các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở Đăk Lăk vẫn chưa chú
trọng hiều đến việc xây dựng thương hiệu cho chính mình. Các banel, áp phích ít
được chú ý về mặt hình thức lẫn nội dung, ít được tu bổ và làm mới nên dẫn đến
hiện trạng xuống cấp và mất đi hình ảnh về du lịch của tỉnh Đăk Lăk trong mắt du
khách
2.4.2 Phát triển bền vững về tài nguyên môi trường
Các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh chủ yếu là xây dựng cổng để
thu tiền vé chứ ít chú trọng việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như thay đổi
nội dung chương trình hoạt động dẫn đến tình trạng các tài nguyên thiên nhiên bị
khai thác một cách lãng phí và kém hiệu quả. Rác thải do hoạt động tham quan của
du khách và các cơ sở kinh doanh du lịch làm ảnh hưởng đến nguồn nước và môi
trường xung quanh gây nên tác động xấu cho ngành du lịch của tỉnh ảnh hưởng
đến việc phát triển du lịch. Với chủ trương của tỉnh là phát triển du lịch bền vững
nhưng với thực trạng hiện nay các khu du lịch đang bị khai thác một cách quá
lãng phí, và tình trạng ô nhiểm chẳng mấy chốc các tài nguyên du lịch ở Đăk Lăk
sẽ có nguy cơ ô nhiểm nặng.
Ngòai ra các cơ quan chức năng vẫn chưa có những phương án đảm bảo an toàn
cho du khách khi đến tham quan các khu du lịch, dẫn đến nhiều trường hợp đau
lòng xảy ra, nhiều du khách thiệt mạng khi đi chơi thác, voi quật chết và làm bị
thương du khách xảy ra hàng năm nhưng không có công tác đảm bảo an toàn cho
du khách khiến thực trạng nhức nhối này diễn ra hàng năm. Điều đáng lưu tâm nữa
là hầu hết voi Bản Đôn phục vụ cho ngành du lịch, làm việc theo ca kíp y như công
nhân nhà máy. Suốt ca trực voi đứng chờ khách, chở khách vượt sông, đi dạo trong
rừng . Đến hết ca voi được thả vào rừng với hai chân bị cùm vì chủ voi không muốn
voi di chuyển xa đến ca trực không kịp đưa voi về. Tình trạng đàn voi ở Bản Đôn
ngày càng bị giảm về số lượng do vừa phải phục vụ du lịch mà còn phải tham gia
vào hoạt động sản xuất.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 34


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

Hoạt động du lịch cũng bị ảnh hưởng từ các dự án thuỷ điện.Tại phiên chất vấn kỳ
họp thứ 2 HĐND tỉnh Đắc Lắc, sáng 19-8, nhiều đại biểu lo ngại dự án Thủy điện
Sêrêpốc 4A (công suất 64MW, xây dựng tại huyện Buôn Đôn) của Công ty CP
Điện Buôn Đôn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và du lịch.Theo các đại biểu,
khi thủy điện đi vào hoạt động, một đoạn sông Sêrêpốc dài khoảng 23km (chảy qua
Vườn quốc gia Yok Đôn) sẽ cạn kiệt nước vào mùa khô, có thể lội bộ qua vườn một
cách dễ dàng, tạo điều kiện cho lâm tặc vào vườn săn bắt thú và phá rừng. Trong
khi đó, Khu du lịch Cầu Treo (nằm cạnh sông Sêrêpốc) của huyện cũng sẽ bị “treo”
vào mùa khô vì sông Sêrêpốc cạn nước.
2.4.3 Phát triển bền vững về văn hoá - xã hội
Không thể phủ nhận bên cạnh vai trò quan trọng làm thay đổi diện các địa phương
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, du lịch còn góp phần trong việc bảo tồn, nâng cao
các giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, di sản văn hoá phi vật thể, đồ thủ công
mỹ nghệ, lễ hội phong tục truyền thống… bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp và
gián tiếp từ hoạt động của du khách.
Song cần nhận thấy rằng, sự khác biệt giữa “phát huy” và “biến đổi” các giá trị
truyền thống chỉ là một giới hạn rất mong manh. Ở tỉnh Đăklăk, khó có thể tìm thấy
một nhà rông nguyên mẫu của các đồng bào nơi đây, thường thì các nhà rông
thường thấy trong các khu du lịch là nhà rông với mái bằng tôn và bị bê tông hoá
gần hết. Lễ hội bị “biến tướng” đi nhiều đáp ứng nhu cầu du lịch theo hướng sân
khấu hoá, các trai làng múa khiên, đâm trâu với những nghi lễ khác xưa, tiếng
chiêng không còn giữ được âm vang như trước.
Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc bản địa ở tỉnh chủ yếu được sử dụng vào hoạt động
du lịch chủ yếu dưới dạng lao động dịch vụ chứ chưa có công việc ổn định trong
một thời gian dài. Và với nếp sống từ lâu đời đã hình thành ở các buôn làng việc
xuất hiện của du khách tạo nên sự xáo trộn trong cách sinh hoạt hằng ngày của
người dân bản địa theo chiều hướng du nhập những nền văn hoá mới làm thay đổi
hành vi của một số bộ phận dân cư. Có những thay đổi trong cách sống phù hợp với
tộc người của họ nhưng cũng có những thay đổi trở nên lố lăng..

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 35


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

Muốn phát triển du lịch bền vững việc cần thiết là phải giải quyết tốt vấn đề việc
làm,nâng cao dân trí, sinh xã hội cho các hộ dân bị mất đất cho các khu du lịch, các
dự án giao thông phục vụ du lịch…
Ngoài ra các sản phẩm lưu niệm kém chất lượng, hàng giả, nhái mác rất nhiều
như nhẫn đuôi voi, rượu Amakon, rượu.. được xuất hiện tại các điểm du lịch gây
ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Đăklăk. Đây là vấn đề cần giải quyết ngay để phục
vụ tốt hơn hoạt động du lịch.

Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐĂKLĂK
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.
3.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Đaklak theo hướng bền vững

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 36


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

3.1.1 Những căn cứ để định hướng


- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk thời kỳ đến năm 2020 : duy trì
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 đạt khoảng 11%
- 12%; giai đoạn 2011 – 2015 đạt khoảng 12% - 12,5% và giai đoạn 2016 – 2020 đạt
khoảng 12,5% - 13%. Phát huy tiềm năng, lợi thế của Tỉnh, trước hết là về con
người, về vốn, về tài nguyên đất, rừng, thủy năng và các khoáng sản để đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh
thái, giải quyết các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao
động, cải thiện cơ bản đời sống nhân dân; góp phần giảm nghèo, rút ngắn khoảng
cách giàu nghèo giữa các cộng đồng dân cư, giữa các Vùng và thực hiện công bằng
xã hội. Đẩy nhanh việc xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây
dựng Đăk Lăk trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên
“một cực phát triển” trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Phát
triển kinh tế - xã hội phải góp phần củng cố khối đoàn kết các dân tộc, tăng cường
năng lực quản lý, điều hành của hệ thống chính trị các cấp, bảo đảm quốc phòng, an
ninh và giữ vững trật tự, an toàn xã hội.
- Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Đăk Lăk thời kỳ đến năm 2020: dự báo năm
2020 tỉnh Đăklăk thu hút khoảng 760.000 lượt khách, trong đó lượt khách nước
ngoài là 65.000 lượt khách,doanh thu du lịch đạt 720,621 triệu đồng, đa dạng hoá
các loại hình sản phẩm du lịch, phát triển sản phẩm đặc thù , kéo dài thời gian lưu
trú của du khách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.
- Tiềm năng du lịch nhân văn và tự nhiên của tỉnh
- Hiện trạng và xu hướng tăng trưởng dòng khách đến Việt Nam. Vùng Nam Trung
Bộ, miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh du lịch Việt Nam hội nhập cùng thế
giới.
3.1.2 Định hướng để đầu tư phát triển du lịch
3.1.2.1 Mục tiêu đầu tư
Về kinh tế phát triển du lịch thành một ngành kinh tế đóng góp quan trọng vào sự
phát triển kinh tế của tỉnh. Duy trì mức tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân cao

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 37


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

tư 12- 15%, tăng trưởng về lượt khách du lịch bình quân 10%, phát triển mạnh du
lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các dịch vụ
khác phát triển
Đa dạng hoá sản phẩm du lịch, trong đó tập trung vào du lịch sinh thái, du lịch văn
hoá, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo triển lãm.
Đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch
Đăklăk ra thị trường thế giới, tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Chú trọng đầu tư vào thành phố Buôn Ma thuột, huyện Buôn Đôn, huyện Krông Ana
có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, dịch vụ du lịch.
Tổ chức các tuyến du lịch và nối các tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến du lịch
của cả nước.
Về văn hoá: phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc
văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch Đăklăk đối với cả nước và trên thế giới.
Đồng thời, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy tiêu dung và phát triển nhiều dịch vụ,
tạo việc làm cho nhân dân.
Về môi trường: Phát triển du lịch Đăklăk góp phần giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài
nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn.
3.1.2.2 Quan điểm
Quan điểm phát triển của ngành du lịch Đăklăk thể hiện qua những nội dung sau:
Phát triển du lịch theo hướng sinh thái kết hợp văn hoá trong đó chú trọng phát triển
du lịch sinh thái gắn với phát triển bền vững để khai thác tối đa các tiềm năng, nội
lực của tỉnh.
Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng
và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá. Phát triển du lịch một cách bền
vững trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, an
ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc
xoá đói giảm nghèo

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 38


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

Phát triển du lịch bền vững phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng trong
khu vực và cả nước. Phát triển du lịch gắn liền với với phát triển kinh tế - xã hội, có
cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh nhằm tác động lẫn nhau
cùng phát triển , bảo vệ môi trường tài nguyên sinh thái, bảo vệ giá trị tài nguyên du
lịch và công tác xoá đói giảm nghèo.
Hoạt động du lịch góp phần vào việc phục hồi và phát huy các giá trị bản sắc văn
hoá dân tộc. Nói đến du lịch là nói đến sự độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn mang đậm nét
bản sắc văn hoá dân tộc với mục tiêu không chỉ thu hút khách du lịch mà còn giới
thiệu truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc đến bạn bè thế giới, đồng thời giáo dục
lòng tự hoà dân tộc, tinh thần yêu nước cho các thế hệ con người Việt Nam.
3.1.3 Định hướng bảo tồn và khai thác tài nguyên
3.1.3.1 Định hướng bảo tồn
Để đảm bảo du lịch phát triển bền vững ngành du lịch Đăklăk đã có những định
hướng phát triển như sau:
Một là, phát huy các tiềm năng du lịch của tỉnh, tích cực đầu tư, cải tạo, xây dựng
mới cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch, khuyến khích các thành phần
kinh tế cùng tham gia kinh doanh du lịch nhằm đa dạng hoá các nguồn đầu tư và
khai thác triệt để mọi khả năng về vốn, kỹ thuật, tri thức, lao động và tài nguyên du
lịch; đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của địa phương tạo ra sự hấp dẫn đặc thù để
thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Hai là, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; tạo thêm
công ăn, việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho xã hội và tích lũy ngày
càng cao cho ngân sách địa phương.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về du lịch trên địa
bàn nhằm thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; phân cấp các chủ thể trong việc quản lý, đầu tư kinh doanh tại các điểm
du lịch, khu du lịch để phát huy tính năng động trong việc đầu tư và kêu gọi đầu tư
phát triển du lịch.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 39


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

Bốn là phát triển du lịch gắn với việc bảo đảm quốc phòng an ninh, môi trường sinh
thái và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc để góp phần phát triển du lịch và tạo bước
phát triển mạnh mẽ và bền vững cho ngành du lịch Đắk Lắk; phấn đấu tăng nhanh tỷ
trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nhằm mục đích góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề và xoá đói, giảm nghèo.
Cuối cùng là phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ, có cơ sở vật chất, kỹ thuật
tương xứng nhằm tạo dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc,
có tính cạnh tranh và hấp dẫn du khách, tăng mức chi tiêu và thời gian lưu trú của
khách du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, tạo ra nhiều công ăn, việc làm
cho người lao động và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đưa Đắk
Lắk sớm trở thành tỉnh trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.
3.1.3.2 Định hướng khai thác tài nguyên du lịch
Đắk Lắk là một trong những tỉnh giàu tiềm năng về du lịch của Việt Nam với nhiều
di tích, thắng cảnh và truyền thống văn hóa đa dạng. Đặc biệt, Đắk Lắk có Bản
Đôn là một địa danh đã được đưa vào bản đồ du lịch thế giới vì truyền thống săn
bắt, thuần dưỡng voi rừng và ở Đăk Lăk có nhiều thắng cảnh đẹp và hoang sơ đang
được đưa vào khai thác như khu dịch lịch sinh thái buôn đôn, khu du lịch Lăk, thác
KrôngKmar, thác Draysap, thác Gia Long, vườn quốc gia Yokdon, Chư Yang
Sing…bên cạnh đó còn có những khu du lịch văn hoá lịch sử như Bảo tàng dân tộc
Đăk Lăk, hang đá Đaktour, tháp chăm Yang Prong…
Để du lịch tỉnh Đăklăk phát triển theo hướng bền vững ta cần đẩy mạnh phát triển
loại hình du lịch sinh thái kết hợp hoạt động du lịch mạo hiểm nhằm tạo điều kiện
cho các du khách có cơ hội trải mình hoà nhập với thiên nhiên thông qua đó việc
tuyên truyền giáo dục cho các du khách về bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái
nhằm phát triển du lịch bền vững theo chủ trương của tỉnh. Ta có thể xây dụng
nghiên cứu đề xuất các chương trình như băng rừng Chư Yang Sing, Yok Đôn,
Nam Ka.Nhằm khám phá nét hoang dã các khu rừng nguyên sinh, tạo điều kiện
cho các nhà nghiên cứu khoa học có thể tìm ra những loại động thực vật mới. Hay
vượt sông Sêrêpôk dòng sông chảy ngược duy nhất ở Việt Nam bằng các phương

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 40


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

tiện thô sơ như bè tre, thuyền độc mộc, bè kết từ thân cây chuối, leo núi, khám phá
hang động… Nhưng các hoạt động này có nhược điểm là chỉ diễn ra vào mùa khô
khi mà điều kiện thời tiết thích hợp.
Ngoài ra vào mùa mưa khi mà các hoạt động du lịch đi vào trạng thái “ngủ đông”
thì lợi thế về loại hình du lịch văn hoá sẽ là loại hình được ưu tiên phát triển nhằm
giới thiệu nền văn hoá đặc sắc với hơn 44 dân tộc và nhiều phong tục lễ hội. Việc
tái hiện lại các hoạt động văn hóa kết hợp các trò chơi team building vào việc giới
thiệu văn hoá các dân tộc để tìm hiểu phong tục tập quán của người Êđê,
Mnông vào mùa mưa…mưa…Du khách sẽ có những hiều biết về các hoạt động
của người đồng bào trong mùa mưa, tham gia những buổi văn hoá cồng chiêng,
uống rượu cần, nướng cơm lam..
3.2 Giải pháp
3.2.1 Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh
Đây phải được xem là giải pháp hàng đầu. Hiện nay công tác quy hoạch vẫn chưa
được xây dựng. Do đó thời gian qua, tình hình khai thác các tài nguyên du lịch tự
phát ở một số địa phương đang có chiều hướng tăng nhanh, nếu không sớm có quy
hoạch sẽ ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên dẫn đến việc phát triển sẽ thiếu bền
vũng
Song song với công tác qui hoạch, phải tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và các cơ
sở dịch vụ du lịch theo mô hình phát triển bền vững. Trong quá trình lập quy hoạch,
cần lưu ý kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế du lịch với phát triển các ngành có
liên quan, giải quyết mối quan hệ hài hoà về lợi ích của cộng đồng dân cư với việc
bảo vệ các nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái, tránh sự phá hoại làm cạn kiệt tài
nguyên, môi trường.
3.2.2 Tuyên truyền quảng bá
- Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân tỉnh, nâng cao
trình độ nghiệp vụ về marketing cho đội ngũ nhân viên, cán bộ có trách nhiệm của
ngành du lịch.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 41


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

- Tạo lập và nâng cao thương hiệu du lịch Đăklăk gắn liền với những đặc trưng về
tiềm năng du lịch, văn hoá, môi trường an toàn ổn định đối với các thị trường mục
tiêu trong và ngoài nước.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá cá
hình thức xúc tiến , quảng bá du lịch của tỉnh với những hình thức như website du
lịch, báo du lịch điện tử, thương mại du lịch điện tử…
- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp của các chính phủ, các tổ chức
quốc tế trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đălăk
- Tổ chức và tham gia các hội chợ, hội thảo, triển lãm trong nước và quốc tế để giới
thiệu tiềm năng du lịch Đăklăk để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư.
3.2.3 Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
- Mở rộng năng lực các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về du lịch hiện có, phát triển
nhiều mô hình đào tạo du lịch đa dạng để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho du lịch
Đăklăk. Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục đào tạo đối với du lịch.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên các
khách sạn nhà hàng, các cán bộ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài, cơ chế đãi ngộ thoả đáng để thu
hút nguồn nhân lực tài năng trong lĩnh vực du lịch về với du lịch Đăklăk, đặc biệt
đội ngũ cán bộ quản lý.
- Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ trong hoạt
động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
3.2.4 Bảo vệ môi trường, đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững
- Đối với các điểm du lịch nhân văn nói chung, bảo vệ môi trường văn hoá cần phải
được ưu tiên hàng đầu. Trách nhiệm của các tổ chức quản lý trực tiếp và gián tiếp là
cần có những biện pháp nhằm giữ gìn, nuôi dưỡng và phát huy các giá trị văn hoá.
Môi trường văn hoá tốt được biểu hiện ở sự ân cần , niềm nở và trình độ nghiệp vụ,
chuyên môn của nhân viên, sự chân tình, minh bạch của người bán hàng, thái độ của
du khách đối với các giá trị di tích, với người dân địa phương và cách ứng xử của
cộng đồng địa phương với di tích và khách du lịch.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 42


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

- Đối với các tài nguyên du lịch tự nhiên là loại tài nguyên dễ bị tác động của các
hoạt động du lịch. Việc cần làm ở loại tài nguyên này là khi khai thác du lịch phải
đảm bảo các yếu tố về giới hạn sức chứa và các chỉ tiêu về môi trường khác. Ngoài
ra cần phải trích một phần kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh du lịch để bảo tồn
đa dạng sinh học, bảo vệ các nguồn gen quí hiếm…
3.2.5 Khuyến khích cộng đồng tham gia phát triển du lịch bền vững
Vấn đề quan trọng để phát triển du lịch theo hướng bền vững là nhận thức xã hội.
Một khi nhận thức đã được hình thành về tầm quan trọng của việc bảo tồn trùng tu
các di tích đối với sự phát triển bền vững trong du lịch thì mọi hoạt động sẽ dễ dàng
hơn. Bởi điều này góp phần vào việc định hướng cho hành vi của cộng đồng địa
phương cũng như cơ quan các ban nganh liên quan, tạo nên sự hiệp đồng trong hành
động, huy động được toàn bộ cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn, bảo vệ
các giá trị tài nguyên.
Cộng đồng địa phương cần được nâng cao nhận thức về văn hoá trong du lịch, ý
nghĩa quan trọng của ngành du lịch đối với đời sống, kinh tế địa phương. Khởi đầu
là những hành động nhỏ như giữ gìn vệ sinh công cộng tại các công viên, khu vui
chơi giải trí, góp phần bảo quản tốt điểm tham quan, không gây mất trật tự, đánh bắt
trái phép, chặt phá các loại tài nguyên tự nhiên…
3.2.6 Tổ chức quản lý
- Khắc phục những tồn tại của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
- Củng cố, tăng cường hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành du lịch để
tăng thu nhập cho du lịch Đăklăk.
- Đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp du lịch tạo
thêm các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Cổ phần hoá nhanh các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh để nâng cao tính
cạnh tranh và tạo ra mô hình hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn đồng thời khai thác
được các nguồn vốn xã hội
3.2.7 Hoàn thiện cơ cấu chính sách phát triển du lịch

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 43


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

Phát triển du lịch có liên quan tơi nhiều ngành kinh tế, vấn đề được đặt ra phải biết
kết hợp các ngành kinh tế này để phục vụ phát triển du lịch. Cho nên cần phải hoàn
thiện những cơ cấu chi sách đặc thù cho từng lĩnh vực của hoạt động du lịch như vận
chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí.. . Có như thế việc phát triển của du lịch mới đáp
ứng được yêu cầu bền vững.

Kết luận và kiến nghị


1. KẾT LUẬN:
Du lịch Đăklăk đang là một ngành kinh tế có triển vọng của tỉnh. Với tiềm năng dồi
dào, giàu có như hiện nay. Du lịch đã và đang mang nguồn doanh thu lớn cho người

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 44


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

dân, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và ngân sách nhà nước. Cùng với nguồn
tài nguyên đa dạng, các sản phẩm du lịch độc đáo. Đăklăk sẽ là một điểm đến lý
tưởng hấp dẫn và đầy thú vị đối với du khách.
Tiềm năng du lịch tỉnh Đăklăk rất phong phú và đa dạng về cả tài nguyên du lịch tự
nhiên và nhân văn. Song việc phát triển du lịch theo hướng bền vững vẫn còn gặp
nhiều khó khăn thách thức, nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết.
1.1 Những kết quả đạt được của đề tài
- Đề tài đã tổng hợp, chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn là cơ sở để phát
triển du lịch tỉnh theo hướng bền vững.
- Đã nêu được các hiện trạng về tài nguyên, môi trường, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật trong việc phục vụ phát triển du lịch bền vững của tỉnh Đăklăk.
- Đề tài đã nêu ra được một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh.
1.2 Những hạn chế của đề tài
- Với hạn chế về thời gian và khó khăn trong việc thu thập số liệu nên trong đề tài
những số liệu còn sơ sài chưa có tính thống kê toàn diện hoạt động kinh doanh du
lịch của tỉnh.
- Do kiến thức còn giới hạn, mặc dù có cố gắng nhưng chắc chắn tiểu luận sẽ không
tránh những thiếu sót, nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu sâu sắc.
2. Kiến nghị
Để góp phần phục vụ công tác phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đăklăk,
bản thân có một số kiến nghị sau:
- Đối với Tổng cục du lịch nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển du lịch
quốc gia để định hướng cho các hoạt động phát triển du lịch ở các địa phương, trong
đó có tỉnh Đăklăk.
- Đối với sở Du lịch Đăklăk - cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
triển khai việc lập quy hoạch du lịch tỉnh, góp phần phục vụ phát triển du lịch. Ngoài
ra cần phải đẩy mạnh xúc tiến đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác tuyên
truyền quảng bá về tiềm năng du lịch của địa phương.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 45


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

- Đối với UBND các huyện, thành phố Buôn Ma Thuột - nơi các tài nguyên du lịch
phải tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn. Có cơ chế khuyến khích các tổ chức đoàn thể triển khai
các chiến dịch nhằm triển khai các chiến dịch nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường,
tham gia tích cực với các ban ngành để thực thi chiến lược phát triển du lịch tại địa
phương.
- Đối với các doanh nghiệp du lịch, các ban quản lý khu du lịch trên địa bàn tỉnh
tham gia đầu tư và có kế hoạch cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn tài
nguyên, phối hợp với Sở Du lịch để tuyên truyền quảng bá cho các sản phẩm du lịch
ở Đăklăk trên thị trường quốc tế và tại các địa phương trong nước.
- Đa dạng các loại hình du lịch để khai thác nhiều hơn nữa nguồn tài nguyên và làm
phong phú cho các sản phẩm nhưng trong đó phải có sản phẩm chủ đạo.
- Cải thiện cảnh quan môi trường du lịch, tiếp tục khôi phục và phát huy các lễ hội
truyền thống , văn hoá của đồng bào dân tộc ít người Êđê, Gia Rai đang dần mai
một, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch.

Tài liệu tham khảo


1. Hoàng Anh (2005), Luật Du Lịch Việt Nam, NXB tổng hợp Đồng Nai.
2. Thế Đạt ( 2004), Du Lịch và Du lịch sinh thái, NXB Lao Động, Hà Nội.

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 46


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

3. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát
triển bền vững, NXB Đại Học Quốc Gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Hà (2010), Đánh giá tiềm năng tuyến điểm du lịch tỉnh
Đăklăk, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học phú xuân, Thừa Thiên Huế
5. Nguyễn Đình Hoè ( 2006), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giaó
Dục, Hà Nội
6. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch
Việt Nam, NXB Giaó dục, Hà Nội.
7. Phạm Côn Sơn ( 2003), Sổ Tay du lịch thắng cảnh nước nhà, Nhà Xuất Bản
Thanh Niên, Thành Phố Hồ Chí Minh.
8. Hồ Thị Thu Thuỷ (2008), Nghiên cứu khu di tích lịch sử - văn hoá tháp bà
Tỉnh Khánh Hoà phục vụ du lịch theo hướng phát triển bền vững, Luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ địa lý, Đại học sư phạm Huế.
9. Sở Văn hoá thể thao và du lịch Đăklăk ( 2006), Cẩm nang thông tin Đăklăk
24G, NXB Thông Tấn, Hà Nội.
10.Tổng cục du lịch Việt Nam, ( 2005 – tái bản lần thứ 7), Non Nước Việt
Nam, NXB Giaó Dục, Hà Nội
11.Các trang web
http:/ /www.itdr.org.vn
http:/ /www.dăklăk.gov.vn
http:/ /www.đăktip.com.vn
http:/ /www.vietnamtourism.Com

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 47


Tiểu luận: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đăklăk du lịch theo hướng bền vững

Phụ lục

Sinh viên thực hiện : Phạm Đình DuyTrang 48

You might also like